Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 8 -1


GIỚI ĐỊNH TUỆ

Giới, Định, Tuệ là môn học  đạo đức của loài
người. Nền đạo đức nhân bản – nhân quả ấy, chính là nếp sống không làm khổ mình,  khổ người, khổ cả hai. Nếu người nào sống được như vậy thì cõi thế gian này là  cảnh  Thiên  Đàng,  Cực  Lạc  trong  tầm  tay.
  
Lời nói đầu

Sau khi  đọc xong  tập bốn, tập năm, tập sáu  và tập bảy “Đường   Về Xứ Phật”1, quý vị đã thấy rõ âm mưu   thâm  độc của Bà  La Môn Giáo, có  thâm ý   từ xưa quyết tâm diệt Phật   giáo trên hành tinh này,  nên   đã   khéo léo  lồng giáo  pháp  của mình  vào kinh  sách  của đạo  Phật    để rồi

1 Đường Về Xứ Phật là tên của một bộ sách nhiều tập để chỉ cho cách thức tu tập đi đến chỗ làm chủ sanh, già, bệnh, chết của đạo Phật.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII

biến  Bà La Môn Giáo trở thành Phật
giáo phát triển, bằng những bài kinh  gạch nối trong các bộ kinh A Hàm, nhất là bộ kinh Tăng Nhất A Hàm, để  biến   giáo lý chân chánh của đạo Phật thành giáo lý ngoại đạo.
Hiện giờ, giáo pháp phát triển đã được  ăn sâu và ngự  trị trong lòng tín  đồ Phật giáo, nó trở thành một truyền thống ăn sâu vào tư tưởng của con người, theo kiểu cha truyền con nối (tổ tổ  truyền nhau), một truyền thống đã trở thành một tập  khí,2  thói quen mê tín,  lạc hậu của con người, khó bỏ được ngay liền. Hiện giờ, thói quen  mê tín và lạc hậu ấy đã ăn sâu vào tâm  hồn của

2  - Tập  khí  là  những  hành  động  thân  và  tâm  đã  lặp  đi, lặp lại nhiều lần trong một việc gì, trở thành những thói quen mà không thể bỏ được trong một sớm một chiều.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC

mọi tín đồ Phật giáo, khiến cho  người ta
rất khó bỏ và có muốn bỏ đi cũng rất sợ tội đọa  địa  ngục, vì trong kinh sách phát triển đã hù dọa người ta như vầy: “Nếu Phật tử nào có tâm quan  niệm trái bỏ kinh luật phát triển thường trụ, cho  rằng không phải của Phật nói mà đi thọ trì kinh luật tà  kiến và tất cả các giới của Thanh Văn, Nhị Thừa cùng ngoại đạo ác kiến, Phật tử này phạm khinh  cấu  tội”,  đó  là   những  lời   hăm  dọa trong Bồ Tát giới “Phạm Võng” đã in thành sách do Hòa Thượng Trí Tịnh đã lược giảng, câu kinh trên ở trang 144. Đây là  những bằng chứng rất cụ thể đã in thành kinh sách giấy trắng mực đen  thì  không còn ai muốn bao   che   sự  gian  ác của kinh sách phát triển được.
  
Cuối cùng, Bà La Môn  Giáo  quét
sạch kinh  sách Phật giáo chân chánh với chiêu bài “đức  Phật Di Lặc   là Giáo chủ Phật giáo thời vị lai”. Như thế, người ta thay đổi Giáo chủ của một tôn giáo như thay đổi một nhà vua trong thời phong kiến mà tất  cả tín đồ Phật giáo không hề hay biết, mà vẫn còn ủng hộ đấng Giáo chủ này, thật là  Bà La Môn giáo rất khéo léo trong việc thay thế đức  Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đức Phật Di Lặc.
Chúng ta cũng thấy rất rõ ràng, trước khi muốn lật đổ đức  Phật Thích Ca Mâu Ni,  người ta đã lần  lượt thay thế giáo lý của đức  Phật Thích Ca  Mâu Ni bằng những giáo lý   của Bà La Môn3  và còn

3 - Bà La Môn giáo là một tôn giáo lớn nhất của Ấn Độ lúc bây giờ trước Phật giáo.
  
chế ra giới luật Bồ Tát  giới cấm tín  đồ
Phật giáo không được tu học theo giáo pháp nguyên gốc của Phật dạy. Vì sợ mọi người tu học theo giáo pháp này, thì giáo pháp phát triển sẽ bị lộ tẩy những điều sai.
Kinh sách phát triển đã biến Phật giáo thành ba tông phái lớn ở khắp thế giới:
1- Thần giáo (Tịnh độ tông)

2- Huyền bí giáo (Mật tông)

3- Hữu ngã giáo (Thiền tông)

Với mục đích thâm độc đưa ra ba tông phái như ba mũi tên độc nhắm bắn vào một mục tiêu là “tín đồ Phật giáo”. Cho nên, toàn thể tín đồ Phật giáo, không thể có một người nào thoát khỏi ba  mũi tên độc  này, nếu không bị mũi tên này thì lại dính mũi tên kia. Bằng chứng, tất  cả tín đồ Phật giáo
  
hiện giờ, không tu Tịnh độ thì lại tu Thiền
tông, không tu Thiền tông thì lại tu Mật tông.  Ba tông phái này, chiếm trọn tín đồ Phật giáo. Còn Phật giáo chính  gốc Nguyên Thủy thì chẳng còn ai tu nữa, mặc dù họ biết giáo lý  Nguyên Thủy của đức Phật rất rõ ràng, nhưng họ chẳng quý trọng mà lại còn có vẻ xem thường, vì giáo lý đó mang tên rất thấp kém “Tiểu thừa, Nhị thừa, Phàm phu thiền, Ngoại đạo thiền”.
Những tín đồ bình dân ít học và phụ nữ thì lại rơi vào Tịnh độ mê tín, cúng bái, cầu khẩn, tụng kinh,  niệm Phật, xin  xăm, bói quẻ, cầu siêu, cầu an, cúng sao, giải hạn, xem  ngày giờ tốt  xấu, làm ma   chay, cúng vong, tiển linh, làm  tuần, mở cửa mả v.v..
  
Những           tín       đồ       ham  mê        thần  thông,
những sự  huyền bí linh  hiển thì lại rơi vào Mật tông, chuyên bắt ấn, niệm chú, luyện bùa, trị bệnh tà  ma, quỷ quái, đàng Dưới, đàng Bố, bà Thủy, Long Vương v.v..
Những  tín  đồ  ham  mê  thiền  định   có tính cách thiết thực, cụ thể và khoa học hơn, nên họ thoát ra khỏi sự  mê tín,  dị đoan, lạc hậu của Tịnh độ tông và thần thông huyền bí, bùa chú của Mật tông Tây Tạng thì họ lại rơi  vào Thiền tông, bằng cách tọa thiền  thọ hưởng các trạng thái của dục tưởng, trừu tượng, không thực  tế mà các vị thiền sư Đông Độ và các vị thiền sư  Nam Tông hiện giờ đang say mê tu tập.
Các thiền sư  Nam Tông mặc dù họ đang học tu theo giáo pháp Nguyên Thủy, nhưng lại tu  sai lời  Phật dạy, lấy  hơi thở
  
hoặc  dùng  cơ  bụng  (phình  xẹp)  hoặc  tập
trung chú ý quá sức vào các hành động ngoại thân như đi,  đứng, nằm, ngồi, mặc y, mang bát, ăn, uống, v.v.. ức  chế tâm, để  quá độ làm cho  sáu thức ngưng   hoạt  động, để rồi tưởng thức  hoạt   động, khiến cho  thân  tâm sanh cảm giác “xúc tưởng hỷ lạc”. Các sư lầm tưởng đó là  trạng thái hỷ lạc của thiền định, nên cố giữ  và ôm chặt các trạng thái hỷ lạc tưởng thức, gặp trạng thái này các sư đều bị chết chìm trong pháp định tưởng này.
Lối tu như vậy, các sư Nam Tông do không có thiện  hữu tri thức, có kinh nghiệm nhập Bốn Thánh Định và Tam Minh hướng dẫn, nên lạc  vào thiền  tưởng  giống như  Thiền Đông Độ. Chứng minh  cụ thể như  thiền sư  Nam Tông A Chaan - Chah
  
trả lời  những câu hỏi đạo, ngôn ngữ Ngài
giống như  thiền sư Đông Độ.

Thiền tông xây dựng một giáo lý  tưởng tượng tuyệt đối “Bản thể vạn hữu” còn gọi là “Phật tánh”  với những lý  luận khéo léo, khiến cho các nhà khoa học lầm tưởng đó là khoa học tâm  linh. Nhưng đó chỉ là  những mánh khóe lừa đảo giới trí thức  và các nhà khoa  học. Vì thế, sự  tu hành của họ,  cũng chẳng đi đến  đâu cả, có nghĩa   là  họ chưa làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người.
Giới đức  của một bậc thánh tăng, các vị thiền sư này, sống chưa đủ đức hạnh thánh và đôi khi họ cũng còn có những hành động phàm phu tục tử như những người khác.
Tại sao chúng ta biết như  vậy?
  
Xét  giới luật  của đức   Phật  dạy, về
đạo đức  làm  người và làm  thánh thì họ có những hành động đều phạm giới luật, mà lại phạm  vào những giới luật  làm  người, làm thánh tăng.
Ví dụ: như giới cấm một vị tu sĩ không ăn uống phi thời, thế mà các vị đều  ăn uống phi thời.
Nếu phân tích  giới này ra, chúng ta thấy rất rõ:
1- Loài thú vật không có đạo đức,  nên ăn uống phi thời, ăn uống không có giờ giấc, ăn uống lặt vặt, lúc nào có cũng ăn được?
2- Con người có đạo đức  hơn, không ăn uống lặt  vặt phi thời, ăn uống có giờ giấc, có bữa  ăn hẳn hòi, ngày ba  bữa hoặc hai bữa  ăn. Ăn uống có tiết độ hẳn hoi.  Còn



những người ăn uống lặt  vặt, ăn uống phi
thời, lúc nào cũng ăn uống được là  loài cầm thú, vô đạo đức  về ăn uống, không phải là con người.
3- Vị tỳ  kheo  tăng và vị tỳ  kheo ni là thánh tăng và thánh ni thì ăn uống ngày một bữa  vào giờ trưa (ngọ). Nếu ăn uống phi thời như người phàm phu, như loài cầm thú, tức là  còn tham ăn, tham uống, còn sợ thân này thiếu chất bổ dưỡng, còn thích ăn ngon, thích ăn theo  ý của mình thì  không thể gọi những người này là  thánh tăng  và thánh ni được, dù họ có thần thông phép tắc,  tàng hình, kêu mây, gọi gió, v.v.. hoặc ngồi thiền năm bảy ngày, triển khai những thứ thần thông tưởng, để   lừa đảo người nhẹ dạ thì chính họ là  những ác quỷ, chứ không phải là con người và súc sanh nữa.
  
Dù họ là  nhà học giả có trình độ kiến
thức thông suốt tam tạng kinh điển, có bằng tiến sĩ Phật học mà sống phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới của Phật, họ sống không đúng đạo đức  làm  thánh tăng, thánh ni thì không được xem họ là  những người nhập lưu vào dòng thánh của đạo Phật,  họ chỉ là những người còn đứng ngoài cổng chùa.
Đơn giản chỉ có một giới luật như  vậy mà chúng ta đã nhận ra thánh, phàm, súc sanh và ác quỷ, còn biết bao  nhiêu giới luật dạy về những đức  thánh mà quý vị tỳ  kheo tăng  và tỳ  kheo ni đã vi phạm rất nhiều thì làm sao  gọi là nhập lưu vào dòng thánh của đạo Phật được.
Bà La Môn giáo xếp loại Phật giáo Nguyên Thủy là  Tiểu Thừa, là  Nhị Thừa,  là    ngoại  đạo,  còn  ba  tông  phái



Thiền, Tịnh, Mật được gọi là  Đại Thừa
4, Tối Thượng Thừa và còn mạo nhận là giáo lý chơn  chánh của đạo Phật, để  dễ  bề lừa đảo và đưa tín  đồ Phật giáo vào con đường mê tín,  lạc hậu, phi đạo đức v.v..
Hiện giờ  quý vị  đã thấu rõ,  đâu  là giáo pháp của đức  Phật, đâu là  không phải, nhưng chắc gì quý vị đã tin chúng tôi. Cho nên, những gì chúng tôi  nói,  quý vị cứ suy ngẫm, đừng vội tin, đúng thì tin, không đúng thì thôi, miễn sao quý vị tu hành được giải thoát là chúng tôi hoan  hỷ vui mừng.
Trong thế gian này, ai là  người đã tu theo  đạo Phật, sống đúng giới hạnh, đạt được  chân  lí cứu  cánh,  nhập  Bốn  Thánh
  
4 - Đại Thừa là Phật giáo phát triển bị thế tục hóa và bị các tôn giáo khác đồng hóa.
  
Định, thực  hiện Tam Minh 5. Nếu quan sát nhìn  chung  khắp trên thế giới, chưa  có một người nào thực hiện được thì  làm  sao dạy tu tập theo đường lối của đạo Phật cho đúng được, hầu hết đều  dạy tu hành sai theo kiến giải, tưởng giải của mình, đó là cách thức tu  mò, chứ không đúng như  lời của đức Phật đã dạy trong các kinh,  vì  không có kinh nghiệm tu hành, đúng như  pháp và tu đến nơi, đến chốn.
Cho nên thầy trò truyền nhau, mà chẳng có người nào tu đến  đâu cả, chỉ giậm chân tại chỗ, rồi lý  luận nào là  Bồ Tát còn tập khí; nào là tùy duyên tiêu cựu nghiệp; nào là thấy các pháp như  mộng như  huyễn (Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng như huyễn v.v..),


5 - Tam Minh là ba trí tuệ siêu việt của Đạo Phật: 1- Túc mạng minh; 2- Thiên nhãn minh; 3- Lậu tận minh
  
nào là  thấy sáu trần như hoa  đốm giữa  hư
không, v.v..  đó là  những danh  từ lý  thuyết suông mà thôi, chẳng có pháp hành, nên khó thực hiện được giải thoát.
Tất cả những tập “Đường Về Xứ Phật” được đến tay quý vị và sẽ chia ra làm ba  nhóm Phật tử:
1- Nhóm thứ  nhất, cho  chúng tôi  còn mang bản ngã, tự cho mình là trên hết không còn ai tu hơn mình, theo như kinh  sách phát triển dạy: “Người còn thấy mình tu  chứng quả A La Hán 6là chưa  chứng quả A La Hán; người mà hay chống đối các pháp môn  khác  là   người  chưa  chứng  đắc;  người
  
6 - A La Hán là quả vị của người tu sĩ đạo Phật đã chứng đạt Bốn Thánh Định và Tam Minh, làm chủ sanh, già bệnh, chết và chấm dứt luân hồi sanh tử.
  
còn thấy cái sai cái đúng, chưa vô phân biệt

là người chưa chứng đắc”.

2- Nhóm thứ hai, là nhóm trung lập, ý của nhóm này khuyên chúng tôi  không nên nói thẳng quá, đừng nói cái sai của người khác mà hãy nói cái gì mình đã tu và thực hành được, đừng động đến  kẻ khác, chỉ dạy những gì mình biết, còn sai đúng mặc kệ họ.
3- Nhóm thứ  ba, nhóm này chấp nhận và nhận xét những lời chúng tôi nói là  đúng. Những cái sai không hợp lý trong kinh sách phát triển rất nhiều: những điều mê tín, những điều phi đạo đức và những lý luận lừa đảo lường gạt tín đồ, không thể kể hết được, cái lợi ích của kinh sách phát triển giúp cho mọi người thì ít, mà tai hại cho người đời thì rất nhiều, nhưng khéo che đậy bưng bít khiến mọi người khó thấy được. Cho nên, có nhiều
  
người lầm  tưởng giáo pháp kinh sách phát
triển làm lợi  ích  cho  xã hội. Nhưng sự  thật không phải vậy, đó chỉ là   những bức  màn “Tứ Nhiếp Pháp 7”  khéo che  đậy, những thủ đoạn gian xảo, lừa đảo của giáo pháp này là để  quyến rũ mọi người theo tôn giáo của mình đông đảo, biến  thành một lực lượng phục vụ và quên mình  lăn xả, dám hy sinh  cho những sự  mê tín  lạc hậu này. Còn làm việc từ thiện của Đại Thừa giáo có sự tích  cực, đó chỉ là   một hành động thế tục hóa theo trào lưu xã hội mà thôi.
Con người biết lợi  dụng giáo pháp này, cũng dễ làm  giàu không mấy khó khăn. Bằng chứng quý thầy hiện giờ là  những phú

7  - Tứ  Nhiếp Pháp  là  bốn pháp môn  của  kinh  sách phát triển  dùng  để  khuyến  dụ  và  lôi  cuốn  những  người  khác theo tôn giáo của mình.
  
tăng “Triệu phú, tỷ phú”, chứ không còn là
bần tăng đi xin ăn như thời đức Phật.

Khi được đọc những gì chúng tôi đã nói và nói thẳng, thì những người chịu ảnh hưởng kiến chấp và ngoan  cố của giáo pháp của kinh sách phát triển sẽ dùng những lý  luận bưng bít  che đậy mà giáo pháp này đã vạch sẵn từ lâu, để   phản ứng lại  và giãy giụa trong những giờ  phút  hấp  hối  của  nó, khi người ta phát giác.
Dù cho các nhà kinh sách phát triển có luận như thế nào? Có khéo che đậy như thế nào? Thì sự  thật vẫn là sự  thật, như Hòa Thượng Minh Châu đã nói: “Chơn lý vẫn là chơn   lý” dù ai có nói gì thì chơn lý  cũng vẫn phải là chơn   lý;  cái sai vẫn là  cái sai, khi đã không đúng, dù muốn đúng, cũng không thể đúng được. Vì đúng, phải có sự
  
chứng minh cụ thể làm chủ được bốn sự  đau
khổ của kiếp  người: sanh, già,  bệnh,  chết. Phần đông, các thiền sư trong giai đoạn hiện giờ, thuyết giảng lung tung, nói đông, nói tây mà chẳng biết cách nào làm chủ sanh, già, bệnh, chết.
Nếu bảo rằng, vô ngã như trong kinh sách phát triển đã dạy, thì   đức Phật đâu không tự xưng:  “Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ,  Điều  Ngự Trượng  Phu,  Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”; nếu bảo rằng, vô ngã như trong kinh sách phát triển thì đức Phật không tự xưng như trên:
“Trên trời dưới trời.

Khắp trong thế gian.



Con người duy nhất.

Vượt qua:

sanh, già, bệnh, chết”.

Còn nếu bảo rằng, còn thấy cái sai cái đúng thì chưa chứng đắc, thì  tại  sao  đức Phật lại bài bác sáu mươi hai luận thuyết của ngoại đạo, là  những tôn  giáo đồng thời và trước đạo Phật. Ngài là  giáo chủ của đạo  Phật,  là   người  chứng  quả  A La Hán mà Ngài lại bài bác như vậy thì Ngài là  người “hữu ngã  8” sao?  Tại  sao Ngài lại tuyên bố đạo Phật là  “đạo Vô Ngã”? Có mâu thuẫn chăng?
Chúng tôi xin  trả lời   để  quý vị không còn thắc mắc hữu ngã và vô ngã.
  
8 -Hữu ngã là ta, cái ta, cái bản ngã của ta.
  
Đạo Phật chủ trương lấy  thiện,  diệt
ác, lấy đạo đức nhân quả làm cuộc sống của mình không làm khổ mình. khổ người. Từ chỗ này, chúng ta suy ra để  thấy đạo Phật không mâu thuẫn “Vô ngã ác pháp, chứ không phải vô ngã thiện pháp”. Nếu chúng ta tu hành vô ngã cả thiện  pháp và lẫn  ác pháp thì hóa ra chúng ta là  cây, là  đá; cây, đá là  một loại vô tri, vô giác, đó là  cái vô ngã của kinh sách phát triển, chứ đạo Phật không có vô ngã như kiểu đó.
Vả lại,   đức Phật dạy chúng ta quán Tứ Niệm Xứ: “Vô thường, khổ, không,  vô  ngã”.  Chữ vô ngã ở đây, chỉ cho chúng ta thấu rõ thân, thọ, tâm, và pháp không có ngã, tức là  trong bốn chỗ này, không có cái gì  là ta, của ta. Các nhà học giả đã lầm chỗ pháp hành để  ly dục, ly

ác pháp, nhập Sơ Thiền cho  là “đạo Phật
vô ngã”.

Nếu chúng ta tu hành để  trở thành cây, đá thì chúng ta tu để làm gì?
Cái vô ngã đó, chỉ là  một lý  luận suông danh từ chữ nghĩa, chứ đã là  con người thì không thể tu tập, đạt kết quả vô ngã như vậy được, đó là một triết thuyết của tưởng thức, như  bao  nhiêu triết thuyết khác mà các nhà triết học, đã đưa ra như: Triết học hiện sinh  của Krishnamurti, Triết học vô sản của Karl Marx v.v..
Còn bảo rằng ai làm  sai, mặc kệ họ, không nên nói ai hết, thì mới gọi là  người tu chứng. Những Phật tử trung lập  này, họ hiểu rằng, khi tu hành chứng đạo là  không được quyền phê phán, bài bác cái sai, cái tai hại lừa đảo, gian xảo, lường gạt mọi người,
  
bằng những thủ đoạn gian  ác  không lường
trước được, bằng chứng giáo pháp phát triển đã dạy người bao nhiêu thứ  mê tín,  lạc hậu, phi đạo đức, làm hao  tốn tiền của, mồ hôi, nước mắt của tín đồ quá nhiều mà chẳng ích lợi gì cho họ.
Thưa quý vị,  chúng tôi tu  chứng là  để thấy được cái sai, cái đúng của mình để sửa đổi làm cho  tốt, cho  thiện hơn  và thấy được cái sai của Phật giáo là  một tôn  giáo mà chúng tôi đang theo tu,  để   chúng tôi chỉnh đốn lại, gạt bỏ những cái sai để làm  ích lợi cho mọi người đang và sẽ tu theo đạo Phật, chứ không phải tu chứng  để  làm   thinh  như cây đá, Phật giáo sai đúng như thế nào cũng chẳng dám nói ra. Tu chứng như  vậy là  tu chứng cái gì? Trong lúc tín  đồ Phật giáo đặt trọn niềm tin ở quý thầy tu hành
  
chứng đắc để  làm   gương  sáng đạo đức  và
dạy họ tu hành thiền định, để  tiến bước trên đường giải thoát của đạo Phật.
Tu hành chứng đắc, tức là  người đã biết  đường lối đi đến  nơi, đến  chốn, thế mà thấy mọi người tu sai, không biết  đường lối đi mà lại   làm  thinh,  không chỉ lối  cho  kẻ khác đi,  thì người tu hành đó có tốt  bụng không? Có tâm từ bi không? Có thương người lạc lối đang  đi  sai đường, gặp nhiều hiểm nguy trong rừng thẳm âm u chăng?
Trước mắt chúng ta đang thấy rõ ràng, tất cả tín đồ Phật giáo hiện giờ, chẳng tiếc công, tiếc của, sẵn sàng bỏ công, bỏ sức, bỏ của để  xây dựng một Phật giáo chân chánh và cao quý, nhưng không ngờ lại lầm lạc xây dựng  một Phật giáo mê tín,  lạc hậu, lừa đảo, phi đạo đức  v.v..  Người đã tu chứng
  
đắc thấy biết đúng, sai rõ ràng mà nỡ đành
lòng nào nhìn ngó những tín đồ Phật giáo như vậy sao?
Xưa, đức Phật đã từng bài bác cái sai của Lục Sư ngoại đạo, của Bà La Môn giáo khiến cho mọi người mới thấu rõ đâu là chánh pháp, đâu là  tà  pháp. Còn bây giờ, chúng tôi  muốn chỉnh đốn lại những điều không đúng của đạo Phật, cái gì của đạo Phật là  phải của đạo Phật, không phải là phải loại trừ ra khỏi đạo Phật thì quý vị bảo rằng chúng tôi  bài bác, tự xem mình là trên hết, tức là còn mang bản ngã, còn mang bản ngã tức là chưa   chứng. Ở đây, chúng tôi không hiểu  quý  vị  muốn nói chứng đắc  là chứng đắc cái gì.  Riêng chúng tôi,  chẳng thấy có chứng đắc gì cả.



Trên  đường  tu  hành  theo  đạo  Phật,
chúng tôi  chỉ thấy mình  luôn luôn sửa sai những hành động thân, miệng, ý để  từ những hành động sai đó, không còn làm  khổ mình, khổ người nữa, có được những hành động như vậy, thì chúng tôi  thấy tâm  hồn thanh thản, an lạc và vô sự. Tâm chúng tôi như “cục đất”. Chùa to, Phật lớn không cám dỗ chúng tôi  được; danh  lợi,  ăn ngủ, sắc dục không lôi cuốn được chúng tôi, còn bảo rằng, chúng tôi chưa  vô ngã thì chúng tôi vẫn thấy mình  còn nguyên vẹn, có mất mát chỗ nào đâu mà gọi là vô ngã.
Chúng tôi nói những điều sai trái không đúng của Phật Pháp trong kinh sách phát triển, là  vì giáo pháp này đã từng lừa đảo, lường gạt thầy tổ  của chúng tôi  nhiều đời, nhiều kiếp, bỏ biết bao  nhiêu công lao mồ
  
hôi,  nước  mắt  của  các  Ngài,  để  rồi  các
Ngài  gặt  hái  được  những  gì  “giải  thoát”
hay lại phải chết trong đau khổ.

Chúng tôi  nói là   vì  ích  lợi  cho những người trong hiện tại,  đang  bị lừa gạt và sẽ phí uổng một đời tu hành của họ, chẳng đi đến đâu cả.
Chúng tôi  nói là   vì  những thế hệ con người mai sau và để con   cháu của chúng ta, tránh khỏi những cạm bẫy ác nghiệt của kinh sách phát triển.
Nó không dạy chúng ta đạo đức  làm người, đạo đức làm  thánh nhân mà dạy chúng ta những điều phi đạo đức, những pháp môn mơ hồ, huyền bí, cao siêu để  làm Phật, Thánh, Tiên v.v..  Trong khi chúng ta  đang  cần  có  một  đạo  đức   làm   người,
  
không làm  khổ mình, khổ người, thì  Phật
giáo Nguyên Thủy đã có đầy đủ những pháp môn dạy về đạo đức, như  vậy thì kinh sách phát triển đã dìm mất đi và biến nó trở thành một thứ đạo đức  nhân quả mê tín, tạo ra cảnh địa ngục hù dọa tín đồ, để  lường gạt tín đồ bằng cách cúng bái, cầu xin v.v..
Mục đích của đạo Phật ra đời là nhằm giải quyết bốn sự  khổ của kiếp làm người, tức là  giải quyết giúp tâm  bất động, trước các pháp và các cảm thọ, chứ không phải đi tìm một “Phật tánh cao  siêu tuyệt vời”.  Vì thế, pháp môn của đạo Phật là pháp môn toàn thiện, mà pháp môn toàn thiện   là  pháp môn dạy đạo đức  không làm khổ mình, khổ người, tức là  đạo đức  nhân quả. Quý vị đừng lầm đạo đức nhân quả của đạo Phật là  đạo đức mê tín của kinh sách



phát triển. Kinh sách phát triển đã từng xây
dựng đạo đức nhân quả mê tín để  lừa đảo và lường gạt những tín đồ nhẹ dạ mê tín,  lạc hậu, u mê, v.v.. để biến  thành một nghề “thầy tụng và phù thủy”.
Người tu theo Phật giáo Nguyên Thủy đã thực  hiện được đạo đức  nhân quả, là  người đã ly dục, ly ác pháp; người đã ly dục, ly ác pháp là  người nhập Sơ thiền; người đã nhập được Sơ thiền  là người nhập được bất động tâm định; người đã nhập được bất động tâm định  là người đã sống trọn vẹn đạo đức  nhân quả, tức là  sống toàn thiện. Chính  nơi đây, chúng ta đã đạt được mục đích  của đạo Phật  “Ly  dục,  ly  ác  pháp”. Đó là   kinh sách  Nguyên Thủy  đã  từng dạy như  vậy, còn kinh  sách phát  triển lại dạy khác hơn “Kiến tánh  thành Phật”, chỉ
  
thấy tánh, mới thành Phật, còn không thấy
tánh thì chưa thành Phật.

Tu theo đạo Phật, qua  sự hiểu biết nông cạn của chúng  tôi,  chẳng phải tu  để làm Phật mà để  được thoát ra khỏi bốn sự đau khổ của kiếp làm  người. Khi chúng tôi tu đến  đây, chúng tôi  biết  rõ tâm mình   bất động trước các pháp, dù trong hoàn cảnh nào, chúng tôi  vẫn thấy tâm mình  an  vui và thanh thản, vì đã sống một đời sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người, như thế chúng tôi cũng hạnh phúc lắm rồi, chúng tôi không dám đòi hỏi những cái cao siêu, huyền bí  hơn, làm  Phật, Thánh, Tiên v.v..  Và cũng không dám mơ  thần thông, phép tắc, tàng hình, biến  hóa, kêu mây, gọi gió, biết chuyện quá khứ, vị lai v.v..



Còn hiện giờ, ai muốn nghĩ về chúng tôi
như thế nào cũng được, khen chúng tôi không mừng, chê chúng tôi không buồn vì  biết khen chê đó là  ác pháp, là  pháp làm  khổ mình, khổ người.
Chúng  tôi  đã  sanh ra  làm  người,  mà làm  người như thế nào có ích cho mình, cho người thì chúng tôi làm, còn những điều gì lừa đảo, lường gạt và làm  hại người khác thì chúng tôi  không làm, dù có chết chúng tôi  cũng vẫn không làm.  Không làm  không phải chúng tôi  sợ quý vị chê cười, mạt sát, mạ nhục, chỉ trích v.v..  Còn chúng tôi  làm không phải vì những lời khen của quý vị hoặc vì danh, vì lợi do  sự cúng dường của quý vị. Chúng tôi làm, vì con người cần phải có một đạo đức  công lý,  công bằng và bình đẳng, cho nên trước chông gai khó nhọc, gian khổ,
  
nhọc nhằn, dù cho  có cay  đắng dường nào,
có vất vả đến  đâu, có nguy hiểm tánh  mạng như  thế nào, thì chúng tôi cũng chẳng sờn lòng, vì sống và làm  đúng đạo đức  và lẽ phải.
Còn những người chưa  hiểu chúng tôi, chê trách chúng tôi, nói xấu chúng tôi, chúng tôi  chẳng bao  giờ hờn giận họ, vì họ chưa hiểu việc làm  của chúng tôi,  mặc họ nói gì cũng được, dù họ có thù oán chúng tôi, đạp bằng bình  địa  cái mảnh đất Trảng Bàng hoặc đốt sạch cái rừng Trảng Bàng này thì chúng tôi  cũng chẳng hề phiền trách họ,  vì họ đã hiểu lầm việc tu hành và việc làm của chúng tôi mà thôi.
Điều mơ ước của chúng tôi  là làm  sao đem đạo đức  nhân quả đến  từng mọi người, để  mọi người không còn làm  khổ mình, khổ
  
người nữa, thì  đó là  niềm vui và sung sướng
nhất của chúng tôi.

Chúng tôi mong  rằng, ngày nào mọi người trên hành tinh này, luôn luôn sống đối xử với nhau bằng đạo đức  nhân bản - nhân quả với lòng thương yêu và biết tha  thứ cho nhau những lỗi lầm, không còn hành động vì mình  mà làm  khổ mình, khổ người, để   mọi người được an vui, hạnh phúc và không bao giờ còn thấy con  người còn mang  bản chất loài cầm thú hung  ác. Nếu được như  ước vọng của chúng tôi thì  cuộc sống con  người trên hành tinh này là đang   sống nơi cõi Cực Lạc, Thiên Đường và sự  ước mơ  của con người đã thành sự  thật, không còn là   một giấc mộng.
Sau cùng, mong rằng chúng tôi có nói những lời nói sơ sót nào, không vừa ý và bất



toại nguyện của quý vị,  thì   xin   quý vị vui
lòng tha   thứ và chỉ dạy cho  những chỗ sai lầm  ấy, để  kỳ tái  bản sau, những tập  sách này sẽ được hoàn chỉnh hơn và hẹn  gặp lại quý vị ở những tập sau.

Kính ghi
Trưởng Lão Thích Thông Lạc. (Ngày 25 - 8 - 1999).

NGƯỜI MỚI VÀO  TU  CÓ
HAI MƯƠI PHÁP CỈN TU TẬP


1-   Trong  mọi  thời  gian,  không  bỏ  sót một   phút   giây  nào   cả,   đều   phải   nhắc  tâm:
‚Tâm như cục đất phải ly dục ly ác pháp, không giận hờn thương  ghét ai hết, phải thanh thản, an lạc và vô sự; phải bất động tâm trước các ác pháp và các cảm thọ‛.
2-   Một  ngày  đêm  phải  tu  tập  ngồi  kiết già  hay bán già  lưng  thẳng hoặc  bất  cứ  một  tư thế  ngồi  nào  trong  bốn  thời,  miễn  sao cách thức  ngồi  phải  thoải  mái  dễ  chịu  v.v..  Người mới tu mỗi thời năm phút dần dần tăng lên 30 phút. Và tất cả các thời gian khác trong ngày đêm  đều  có  thể  chia  ra trong  nhiều  tư  thế:  đi, đứng, nằm, ngồi nào cũng được,  miễn tư thế ấy phải tĩnh giác, thoải mái dễ chịu để nhiếp tâm và an trú tâm.
3-   Người mới  bắt đầu tu tập hơi  thở, mỗi ngày  tập  bốn  lần,  mỗi  lần  mười  hơi  thở,  hai mắt tập nhìn chóp mũi, chú ý nơi nhân trung cạnh  chân  mũi,  chỗ  hơi  thở  đi  ngang  ra vào.
  
(Nếu  có  căng  đầu  thì dừng  lại  không  được  tu tập tiếp phải thưa hỏi kỹ lại pháp tu).
4-   Tập thở hơi thở bình  thường, mười hơi thở  rồi  nhắc  tâm:  ‚Hít vô  tôi  biết  tôi  hít vô, thở  ra tôi  biết  tôi  thở  ra‛,  tiếp  tục  tu  năm phút  xả  nghỉ,  lần  lượt  tăng  dần  lên  đúng  ba mươi phút.
5-   Tập đi kinh hành mười bước đếm đúng mười  bước  thì lại  hướng  tâm:  ‚Tôi  đi kinh hành  tôi  biết  tôi  đi kinh hành‛.  Chỗ  này phải  lưu  ý:  đừng  chú  tâm  vào  hai  nơi,  một  là hơi  thở  và  hai  là  bước  đi.  Ở   đây  chỉ  chú  tâm vào  bước  đi  thì mới  đúng  nghĩa  là  đi  kinh hành. Chú ý tâm trên bước đi tức là cảm nhận bước  đi.  Tu  tập  trên  pháp  môn  Tứ  Niệm  Xứ Phật  dạy:  Đi  kinh hành  là  thân  hành  niệm ngoại  còn  gọi  là  Chánh  niệm  tỉnh  giác  định. Hơi thở là thân hành niệm nội còn gọi là Định niệm  hơi  thở.  Các  Tổ  không  rõ  Định niệm  hơi thở  nên  gọi  Định  niệm  hơi  thở  là  quán  niệm hơi thở (Sổ tức quán). Khi đã tập được mười hơi thở không có một tạp niệm xen vào thì lại tiếp tục  đứng  dậy đi  kinh  hành  đếm  hai  mươi  bước đi  kế  tiếp.  Trước  khi đi  thì phải  hướng  tâm
‚Tôi   đi  kinh  hành   tôi   biết   tôi   đi  kinh hành‛. Hướng tâm xong rồi bước đi từ bước thứ
  
nhất cho đến bước hai mươi, cứ mười bước lại hướng tâm một lần nữa, khi đếm hai mươi bước thì lại tiếp tục hướng tâm. Hướng tâm xong, thì lại  tiếp  đếm  bước  hai  mươi  mốt  cho  đến  ba mươi, cứ đếm như vậy cho đến 100 bước. Nếu đếm  như  vậy  thấy  không  tiện  thì nên  đếm  từ một  đến  mười  rồi  đếm  trở  lại  một  đến  mười. Nếu  có  tạp  niệm  xen  vào  thì nên  lui  lại  50 bước,  50 bước  còn  có  tạp  niệm  xen vào  thì lui lại  10 bước  xả  nghỉ.  Xả  nghỉ  năm  phút  rồi  đi kinh hành lại.
6-  Quán xét thực phẩm bất tịnh để tâm không còn ưa thích ăn uống ngon béo ngọt bùi.
7-   Quán xét đời sống con người khổ để xa lìa tâm tham đắm vật chất thế gian.
8-   Quán xét  thân vô thường sự sống chết như  chỉ  mành  treo  chuông  để  tinh tấn  tu  tập diệt ngã xả tâm ly dục ly ác pháp.
9-   Quán  xét  bệnh  là  khổ  để  siêng  năng tinh tấn tu hành, tập làm chủ bệnh.
10- Quán xét tâm tham, sân, si, mạn, nghi là ác pháp, là nguy hiểm, là đau khổ. Để tâm được thanh thản, an lạc và vô sự.
11- Quán  xét  thân  bất  tịnh  để  phá  tâm sắc dục không ham thích phụ nữ.



12- Quán  xét  tâm  vô  thường  để  không  bị lầm  chấp  tâm  là  linh hồn,  là  Phật  Tánh,  là Bản thể vạn hữu.
13- Quán  xét  thọ  vô  thường  để  tâm  bất động khi gặp thọ khổ chẳng hề sợ hãi.
14- Quán  xét  các  pháp  vô  thường  để  tâm không tham đắm và dính mắc, không sinh ra năm dục trưởng dưỡng.
15- Quán  tâm  từ  để  không  làm  đau  khổ chúng sanh, để tâm không sân hận.
16- Quán tâm bi để không làm thương tổn chúng sanh.
17- Quán tâm hỷ để tha thứ lỗi lầm của kẻ khác và không thù oán ai hết.
18- Quán  tâm  xả  để  tâm  thanh  thản  an lạc  vô  sự  và  bất  động trước  các  ác  pháp  và  các cảm thọ.
19- Khi mọi  hoàn  cảnh  bất  an  hoặc  tai nạn, bệnh tật thì quán xét nhân quả.
20- Mỗi  ngày  ít nhất  phải  nhắc  tâm  một lần, tức là như lý tác ý: ‚chỉ trong đời này ta phải tu tập làm chủ sanh, già, bệnh, chết‛.





NGƯỜI MỚI TU  CÓ
NĂM PHÁP  CỈN NÊN TRÁNH


LỜ I PHẬT DÄY

1/ Tránh tranh luận

2/ Tránh chỉ trích

3/ Tránh phạm giới

4/ Tránh lý luận

5/ Tránh hội họp


CHÚ GIẢ I:

Đức Phật dạy: ‚Tránh tranh luận‛. Tranh  luận  hơn  thua  là  một  điều  tai  hại  nhất trong đời tu hành, vì còn tranh luận là còn bản ngã  to  lớn.  Muốn  hơn  người  mới  tranh luận, tranh luận  hơn  thua  thì mệt  thân,  mệt  trí dễ sinh tâm tức giận, ăn không ngon, ngủ không yên. Vì thế, đức Phật ngăn cấm đệ tử của mình không được ‚Tranh luận‛. Lời tranh luận không  phải  là  lời  nói  oai  nghi  tế  hạnh  của người tu  sĩ  Phật  giáo. Người  tu  sĩ  Phật  giáo  có
  
lớp  học  về  ái  ngữ. Lớp  ái  ngữ  dạy: Người có  ái ngữ là người không có tranh luận hơn thua với bất  cứ  một  người  nào.  Người  tranh luận  hơn thua  là  người  không  có  ái  ngữ  đó  là  một  điều xác quyết chắc chắn. Người tu sĩ Phật giáo thấy ai   nói   hơn  thì  mình   chịu   thua,   nhịn   thua, không tranh luận với họ.
Hành động không tranh luận hơn thua với nhau  là  hành  động  đạo  đức  sống  không  làm khổ  mình,   khổ  người  và  khổ  cả  hai.  Vì  thế, người đệ tử của Phật phải vâng theo lời dạy của Người  sống  không  tranh luận  hơn  thua  bất  cứ một người nào trong xã hội.
--o0o--

Đức Phật dạy: ‚ Tránh  chỉ  trích‛. Người tu theo Phật giáo không được chỉ trích nói cái xấu của người, luôn luôn thấy lỗi mình, không thấy lỗi người.
Người tu theo Phật giáo thường thể hiện lòng  thương  yêu  (tâm  từ)  thì làm  sao chỉ  trích nói xấu người khác được. Cho nên, đức Phật cấm:  ‚Không  được  chỉ  trích nói  xấu  người khác‛, khi tu hành chưa xong. Người ta làm ác nói  xấu,  chỉ  trích  kẻ  khác  là  họ  đã  gieo  nhân quả   xấu   ác   thì  họ  phải   gặt   lấy  những  quả
  
không  tốt,  quả  phiền  não,  lo  toan,  sợ  hãi  và những quả khổ đau bất tận v.v..
Những quả khổ đau ấy có liên quan gì với chúng ta đâu mà chúng ta chỉ trích nói họ làm gì.  Chúng   ta   hãy   thản   nhiên   im   lặng  như thánh có lợi ích hơn không?
Chúng ta là những đệ tử của Phật nên ghi khắc  những  lời  dạy  này  trong  tâm,  đừng  bao giờ  quên:  ‚Tránh  chỉ  trích‛ người  khác,  dù bất cứ một người nào.
--o0o--

Đức Phật dạy: ‚Tránh phạm giới‛. Giới luật của Phật  là đạo đức  không làm  khổ mình, khổ  người và  khổ  chúng sanh. Vì thế, giới luật của Phật  có  một  tầm  quan trọng rất  lớn và  lợi ích  cho  loài  người  trên  hành  tinh này  sống được yên vui, bình an, khoẻ mạnh nói chung và lợi  ích rất  lớn  cho các  hàng  đệ  tử  của Phật,  vì nó có công năng chuyển đổi nhân quả ác thành nhân quả thiện; chuyển đổi đau khổ thành yên vui; chuyển đổi tâm tham, sân, si thành tâm vô tham, vô sân, vô si nói riêng, vì giới luật của Phật  là  một  phương pháp  xả  tâm  ly dục  ly ác pháp  rất  tuyệt  vời.  Nó  chính  là  đạo  đức  nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình,  khổ người  và  khổ  cả  hai.  Cho nên,  nó  là  một  đạo
  
đức cao thượng tuyệt  vời; nó  không dành riêng cho những đệ tử của Phật mà cho tất cả loài người trên hành tinh này.
Người  tu  theo  Phật  giáo  phải  cố  gắng  tối đa tránh phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới dù là những giới  nhỏ  nhặt, nhưng  phải  cẩn thận giữ gìn  nghiêm  chỉnh,  đừng  nên  xem  thường  mà con đường tu tập trở thành vô ích. Đừng nghĩ rằng  giới  luật  của   Phật  chỉ  dàng  riêng  cho những  vị  đệ  tử  tu  sĩ  của  Phật.  Không  đâu  quý vị ạ! Giới luật dành cho tất cả mọi người dù là tu  sĩ  hay  cư sĩ  đều  phải  nhớ  lời  Phật  đã  dạy bảo: ‚Tránh phạm giới‛.
Người đệ tử Phật mà sống phạm giới, phá giới thì còn mặt mũi nào, còn danh dự gì mà tự xưng  mình   dòng  họ   ‚THÍCH  CA‛,  mình   còn xứng  đáng  gì mà  cạo  bỏ  râu  tóc  đắp  áo  cà  sa. Hình   dáng  cạo  bỏ  râu  tóc,  đắp  áo  cà  sa của những kẻ phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới mà dám  mạo  danh  là  Thích  tử  thì thật  là  trùng trong lông sư tử, tự những người này làm tỏ rõ bộ  mặt  giả  dối,  ví  như  một  bầy  dê  chỉ  có  một con bò  thì bầy  dê  đâu  tự  xưng mình  là  bầy  bò được, dê là dê, bò là  bò, dê  không giống bò, bò không  giống  dê.  Và  lại  đức  Phật  đã  xác  định:
‚Giới  luật  còn  là  Phật  giáo  còn,  giới  luật


mất  là  Phật  giáo  mất‛.  Cho nên, tu sĩ phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới thì Phật giáo đãõ mất rồi, hiện giờ  Phật  giáo còn gì nữa. Phải  không quý Phật tử?
Là  những  đệ  tử  của  Phật  chúng  ta  phải ghi   nhớ   lời   dạy   của   Người:   ‚Tránh   phạm
giới‛.

--o0o--

Đức  Phật  dạy: ‚Tránh  lý  luận‛.  Lý  luận là một cố tật của những người vô minh cố che giấu những lỗi lầm, những tật xấu thói hư, những sự ngu dốt của mình.
Người  đệ  tử  của  Phật  phải  vâng  theo  lời dạy của  người  TRÁNH  LÝ  LUẬN,  ví  lý  luận  để che đậy một sự thật là một tật xấu. Cho nên, lý luận có hai mặt:
1- Lý luận để soi sáng cho một sự thật sai hay đúng, để dựng lại nền đạo đức nhân bản, mang lại sự yên vui cho loài người. Đó là sự lý luận đáng tán dương, ca ngợi, bái phục.
2- Lý  luận  để  che đậy một  hành  động  sai lầm, một hành động tội lỗi v.v..; lý luận để biểu dương một triết học ảo tưởng, một giáo điều sai lầm,  một  giáo  pháp  mê  tín, hư  ảo,  nó  sẽ  đưa đến  những  hậu  quả  đau khổ  cho loài  người  từ
  
thế hệ này đến thế hệ khác; lý luận để bao che cho một lịch sử huyền thoại là một việc làm sai lệch  với  chánh  sử,  đó  là  một  hành  tội  lỗi  với bao thế hệ của người sau.
Ở    đây  đức  Phật  khéo  nhắc  nhở  những người  đệ  tử  của  mình   nên  cố  tránh  lý  luận. Người  không  hay lý  luận  mới  xứng  đáng  là  đệ tử của Phật, người không lý luận là người im lặng như Thánh, chính là những hàng đệ tử thánh  Tăng,  thánh  Ni và  thánh  Cư sĩ  của  đức
Phật là như vậy.

--o0o--

Đức Phật dạy: ‚Tránh  hội họp‛.  Hội họp là một điều bất lợi trong việc tu hành, vì tụ họp hay sinh ra chia phe nhóm; vì hội  họp  sinh ra nhiều chuyện khiến cho cảnh sống tu hành bất an; vì hội họp tâm sinh phóng dật.
Đức   Phật   đã    khẳng   định:   ‚Ta  thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật‛. Cho nên,  hội  họp  là  đi  ngược  lại  con đường  tu tập của Phật giáo; hội họp là nuôi dưỡng tâm phóng  dật.  Người  tu  tập  theo  Phật  giáo  mà thích hội họp thì đừng nên tu theo Phật giáo vì có tu theo Phật giáo cũng chỉ phí công sức mà thôi.  Trong  tu  viện  thấy  những  ai  hội  họp  nói



chuyện là biết ngay những người ấy tu hành sai đường lối của đạo Phật.
Tu  viện  rất  thương  xót  và  lo   lắng  cho đường lối  tu  tập  của  Phật  giáo,  nếu  tu  sĩ thích hội  họp  mà  tu  tập  như  thế  này  thì không  bao giờ  có  người  chứng  đạt  được  chân lí. Và  không bao giờ có người chứng đạt được chân lí thì con đường Bát Chánh Đạo sẽ bị mai một và bị chôn vùi một lần nữa, như vậy không biết chừng nào sẽ dựng lại được  nền đạo đức  nhân bản  - nhân quả của Phật giáo cho loài người.
Đức Phật vì lòng thương xót chúng ta đã khuyên nhắc và răn cấm: ‚Tránh hội họp‛. Thế  chúng  ta  không  nghe  lời  khuyên  dạy này thì còn nghe ai hỡi quý vị?
Trên đường tu tập để đến mục đích giải thoát, đức Phật vì lòng thương xót chúng ta đã khuyên  răn,  nhắc  nhở  và  còn  ngăn  cấm,  có năm điều cần nên tránh. Nếu chúng ta không nghe  lời  dạy  này  thì con  đường  tu  tập  của chúng  ta  sẽ  không  đi  đến  đâu  cả,  uổng  công, mất thì giờ, vô ích.




NGƯỜI MỚI TU CÓ SÁU ĐỨC CHÁNH  HÄNH  CẦN PHÂI TU TẬP


LỜ I PHẬT DẠY

  
tâm.

1/ Ăn ngày một bữa.

2/ Ngủ đúng giờ.

3/ Độc cư, sống trầm lặng, ít nói.

4/ Nhẫn nhục thấy nhân quả, xả


5/ Tùy thuận không bị lôi cuốn.

6/ Bằng lòng, vui vẻ và hân hoan.
  
CHÚ GIẢ I:
Sáu điều Đức Phật đã dạy trên đây là những hạnh Thánh, chứ người phàm phu không thể sống như vậy được.
1/ Ăn, ngày một bữa là Thánh hạnh.

2/ Ngủ, đúng giờ là Thánh hạnh.

3/ Độc cư, là Thánh hạnh.

4/ Nhẫn nhục, xả tâm là Thánh hạnh.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


5/ Tùy thuận, không  bị  lôi cuốn  là  Thánh hạnh.
6/ Bằng  lòng,  vui  vẻ  hân  hoan  là  Thánh hạnh.
‚Ăn  ngày  một  bữa  là  Thánh   hạnh‛.
Vậy  ăn  ngày  một  bữa  là  Thánh  hạnh  như thế nào?

Ăn ngày một bữa là ăn vừa đủ để sống, để tu tập, để  ly dục ly ác pháp, để  xa lìa ăn ngon, ăn bổ, để từ bỏ lòng tham ăn chạy theo dục lạc thế gian, để giữ gìn giới luật nghiêm chặt v.v..
Ăn ngày một bữa có nhiều thời gian rảnh rang  nghỉ  ngơi  không  bận  lo  ăn  uống,  vì  ăn uống nhiều bữa rất cực nhọc phải nấu nướng, phải nhai nuốt, phải rửa bát chén đũa nĩa v.v..
Ăn ngày một bữa cơ thể ít hoạt động được nghỉ ngơi nhiều, vì thế mà cơ thể ít bệnh tật.
Ăn ngày một bữa cơ thể ít hôn trầm thùy miên  vô  ký,  ít vọng tưởng,  giảm  bớt  sắc  dục, thân  tâm  thường  tỉnh  thức,  siêng năng  ít lười biếng.
Cho nên, ăn ngày một bữa chỉ có những bậc thánh Tăng, thánh Ni và thánh  Cư sĩ mới sống   được với   thánh   hạnh   này,   còn   những

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


người  thế  gian  không  bao giờ  sống  được,  họ luôn luôn chạy theo dục lạc về ăn uống.
Ăn  ngày  một  bữa  là  giới  thứ  chín  của người  mới  xuất  gia  (Sa Di),  vậy  mà  các  vị  tỳ kheo tăng Đại Đức, Thượng Toạ, Hoà Thượng không sống đúng giới luật này thì còn mặt mũi nào  nhìn  những  cư sĩ  họ  đang  thọ  Bát  Quan Trai. Có đúng như vậy không quý vị?
Cho nên,  ăn  ngày  một  bữa lợi  ích rất  lớn cho người tu tập theo Phật giáo, vì đó là một phương  pháp  sống  ly tham.  Vậy  tất  các  đệ  tử của Phật hãy lấy lời dạy này  làm thước đo giới luật của giai đoạn đầu. Người nào ăn uống phi thời  ngày  hai  bữa,  ba bữa  ăn  là  tu  sĩ  Bà  La Môn, là  ngoại  đạo. Cho nên vấn đề  ăn uống là dễ xác định tu sĩ nào của Phật giáo và tu sĩ nào của ngoại  đạo. Có  đúng như trên đã  nói  không
quý vị?

--o0o--

‚Ngủ, đúng giờ là Thánh hạnh‛. Vậy ngủ đúng giờ là Thánh hạnh như thế nào?
Người ngủ đúng giờ là không ngủ sai giờ, giờ nào ngủ là đi ngủ, giờ nào thức là thức. Lúc nào cũng giữ đúng như vậy không ngủ phi thời,

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


vì ngủ  phi  thời  là  người  biếng nhác, người  lười biếng, người không siêng năng.
Ngủ là một tướng trạng si mê, người si mê không phải là người không hiểu biết mà hiểu biết lệch lạc không đúng như thật.
Ví du:ï Thấy cái bánh hay một ly sữa thơm ngon, béo bổ, nhưng  đó là cái  thấy sai sự thật, thấy theo tham dục của ăn uống. Nếu thấy cái bánh hay ly sữa đúng là phải thấy cái bánh và ly sữa là món ăn thức uống bất tịnh.
Hầu hết mọi người đều si mê nên thấy sai sự thật. Ví dụ: Thân ngũ uẩn của chúng là thân vô  thường thế  mà  mọi  người lại thấy thân này là thường hằng nhưng cuối cùng không có người nào sống lâu được, chỉ cao lắm là sống 120 tuổi là chết.
Thấy thân vô thường không thể duy trì sống  lâu  được  nên  người  ta  nghĩ  ngay  trong thân này còn có một vật thường hằng, đó là cái biết,  cho cái  biết  là  tâm  nên  các  tôn  giáo  gọi tâm  là  linh hồn,  Phật  giáo  Đại  thừa  gọi  là Thần thức, Thiền Tông gọi là Phật tánh, Bà la môn  gọi  là  Tiểu  ngã  v.v..  Đó  là  những  si  mê của con người chỉ sống trong tưởng mà thôi.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Người  còn  ham ăn,  ham ngủ  là  người  còn si  mê.  Người  còn  si  mê  là  người  thấy  và  hiểu biết   không  đúng  như  thật   nên  thường  chịu nhiều sự khổ đau do sự hiểu sai.
Ví dụ: Như có người mắng chửi chúng ta. Chúng ta liền tức giận, chính tức giận là vì chúng  ta  đã   hiểu  sai,  hiểu  không  đúng  như thật. Nếu hiểu đúng sự thật thì phải hiểu nhân quả. Hiểu nhân quả như thế nào?
Hiểu nhân quả là hiểu người kia đang thọ quả khổ tức là đang giận dữ nên mới chửi người khác được, do chửi người khác được nên gieo nhân  ác.  Như  vậy,  người  kia đang đau khổ  và đang làm điều ác. Khi hiểu biết như vậy chúng ta  khởi  tâm  thương  yêu  hay  ghét  họ?  Chắc chắn  là  chúng  ta  thương  yêu  họ.  Chúng  ta thương  yêu  họ  là  thiện  hay  ác?  Là  thiện  cho nên chúng ta không tức giận, không chửi mắng lại  họ.  Vì  thế  chúng  ta  đã  chuyển  được  nhân quả. Vì vậy chúng ta sống đạo đức không làm khổ mình,  khổ người và khổ cả hai.
Cho nên những bậc  Thánh không ngủ  phi thời, ngủ đúng giờ. Một ngày đêm chỉ nằm nghỉ
30  phút  không  cần  ngủ  nhiều  như  người  thế gian vì thế sự hiểu biết của họ như thật, do tri kiến hiểu biết như thật nên tâm họ ly dục ly ác

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


pháp  hoàn  toàn.  Họ  sống  bất  động  tâm  trước các ác pháp và các cảm thọ. Họ là người đã đạt được  chân  lí cứu  kính,  luôn  sống  trong  thanh
thản an lạc và vô sự.

--o0o--

‚Độc  cư, là  Thánh  hạnh‛.  Vậy  Độc  cư là Thánh hạnh như thế nào?
Độc  cư là  phương pháp  phòng hộ  sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, vì có sống độc cư nên năm dục trưởng dưỡng không sanh khởi được.  Do  năm  dục  trưởng  dưỡng  không  sanh khởi được nên tâm ly tham, ly sân và ly si. Do ly tham,  ly sân  và  ly si  nên  tâm  trở  nên  bất động. Do tâm trở nên bất động, chúng ta mới chứng đạt chân lý  tức  là sống trong trạng  thái tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
Đấy  quý  vị  thấy  chỉ  có  một  pháp  độc  cư mà chúng ta tu chứng đạo, dù tu có muôn ngàn vạn  pháp  mà  không  sống  độc  cư thì cũng  hoài công vô ích.
Bí  quyết  thành  công  của  thiền  định  là pháp độc cư. Đức Phật thường nhắc người sống độc cư như con tê ngưu một sừng.
Độc cư khó lắm các bạn ạ! Ăn ngày một bữa   không   khó,   ngủ   ngày   4  tiếng   đồng   hồ

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


không khó, nhưng  độc cư mọi  người  đều  không thể  sống  nổi.  Con  đường  tu  hành  theo  Phật giáo mà không sống độc cư thì không bao giờ tu tới nơi tới chốn được. Vì có độc cư mới sống cho riêng   mình;  mới chiêm nghiệm được tâm mình còn  tham,  sân,  si  hay đã  hết  tham,  sân,  si.  Vì có  chiêm  nghiệm  được  tâm  mình   mới  ngăn được ác pháp và diệt được ác pháp; vì có chiêm nghiệm   được   tâm   mình   mới  thấy  được  tâm mình  thanh thản, an lạc và vô sự.
Bởi vậy, độc cư rất quan trọng cho con đường tu tập theo Phật giáo. Sống độc cư chỉ có những  bậc  Thánh  thoát  ly thế  tục,  nếu  không thoát  ly thế  tục  thì không  bao giờ  gọi  là  tu  sĩ Phật  giáo  được.  Vì thế,  người  tu  sĩ  được  gọi  là tu  sĩ  Phật  giáo  thì phải  cạo  bỏ  râu  tóc  đắp  áo cà  sa  sống  không  gia  đình,   không  nhà  cửa, sống một mình  như con tê ngưu một sừng, sống phải độc cư, độc bộ, độc hành.
Như  trên  đã  nói,  không  sống  độc  cư thì con đường  tu  theo  Phật  giáo  chỉ  hoài  công  vô ích mà thôi. Bởi vậy, độc cư rất quan trọng quý vị  ạ!  Phải  hết  mình  cố  gắng  sống  độc  cư cho trọn vẹn mới  xứng đáng mình  là  đệ tử  của đức
Phật.

--o0o--

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


‚Nhẫn  nhục,  xả  tâm  là  Thánh  hạnh‛.
Vậy nhẫn nhục, xả tâm là Thánh hạnh như thế nào?

Ai cũng biết khi sân giận mà nhẫn được là một việc làm rất khó làm. Phải không quý vị? Nhẫn khó lắm! Phải tu tập rèn luyện tâm mình như đất, như nước, nhờ tâm như đất như nước mình mới nhẫn được. Muốn tâm như đất như nước thì hằng ngày phải tu tập pháp như lý tác ý. Pháp như lý tác ý như thế nào?
Pháp như lý tác ý là pháp tự kỷ ám thị. Ví dụ: ‚Tâm  như cục  đất,  tâm  phải  như nước, tâm phải lìa xa, từ bỏ tâm tham,  sân, si, vì tâm tham,  sân, si là ác pháp, là pháp đau khổ‛.
Trạng thái tâm nhẫn được là một việc làm thiện  rất  lớn,  trạng  thái  tâm  nhẫn  đó  tương ưng với  cõi  trời  Đâu  Xuất,  vì  thế  nó  mới  được gọi nhẫn nhục là Thánh hạnh.
Ở  đây nhẫn nhục là  do xả tâm chứ  không phải nhẫn nhục do ức chế tâm chịu đựng như người thế gian. Nhẫn nhục xả tâm là do tu tập pháp  như  lý  tác  ý  và  tri kiến  hiểu  biết  các pháp như thật. Nhờ có hiểu biết các pháp như thật  nên  tâm  sân  bị  triệt  tiêu  bởi  tri kiến  của

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


mình.  Nếu tri kiến không được học tập để hiểu các pháp như thật thì việc xả tâm chỉ là ức chế và chịu đựng mà thôi.
Cho nên, muốn nhẫn nhục thì phải tu học lớp Chánh kiến để cái thấy và hiểu biết không còn lệch lạc, sai  trái rơi  vào  tà  kiến. Vì không có Chánh kiến nên con người không xả được tâm, vì thế tâm sinh giận hờn buồn phiền khổ
đau.

--o0o--

‚Tùy   thuận,   không   bị   lôi   cuốn   là Thánh hạnh‛. Vậy tùy thuận, không bị lôi cuốn là Thánh hạnh như thế nào?
Tùy Thuận có nghĩa là làm theo ý muốn của  người  khác  tức  là  không  chống  lại,  không cãi cọ, không hơn thua, không lý luận kích bác, không  bài   xích,  luôn  làm   theo,   thuận  theo, nhưng  làm  theo,  thuận  theo  coi  chừng  sẽ  bị  a dua, nịnh bợ. Cho nên, tùy thuận làm theo, thuận  theo  mà  không  bị  lôi  cuốn  vào  ác  pháp thì mới được gọi là Thánh hạnh.
Tùy thuận có  nghĩa là  làm  vui  lòng mình, lòng  người  mới  gọi  là  Thánh  hạnh,  còn  tùy thuận  mà  chỉ  có  làm  vui  lòng  người  mà  mình rất  bực  bội  thì sự tùy thuận đó  không được  gọi

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


là  Thánh  hạnh.  Tùy  thuận  mà  bị  lôi  cuốn  vào ác  pháp.  Ví  dụ:  Như  có  người  mời  chúng  ta uống rượu hoặc hút thuốc lá thì chúng ta tùy thuận  làm  vui  lòng  họ,  do đó  chúng  ta  uống rượu hay hút thuốc lá. Đó là chúng ta tùy thuận mà  bị  lôi  cuốn  vào  ác  pháp.  Hành  động  tùy thuận  như vậy  không  phải  là  Thánh  hạnh.  Đó là  tùy  thuận  ngu  si  trong  vô  minh,  sẽ  mang đến  cho chúng  ta  nhiều  khổ  đau vì  bị  nghiện rượu và thuốc lá. Rượu và thuốc lá là hai chất độc có thể mang đến cho chúng ta những bệnh tật khó trị.
Cho nên đức Phật dạy: “Tùy thuận mà không  bị  lôi  cuốn  vào  ác  pháp  thì mới được gọi là Thánh hạnh‛. Trong cuộc sống hằng ngày biết bao nhiêu điều thường xảy ra, nếu chúng ta không tùy thuận thì chúng ta chống lại, nhưng chống lại thì sinh ra bao điều làm đau khổ cho mình,  cho người và cho cả hai. Và vì vậy, cuộc đời của chúng ta chẳng được an ổn,  lúc  nào  cũng phải  đấu tranh vì vật chất  và đấu tranh vì tinh thần.
Người  đời  sống  không  biết  tùy  thuận  nên chi  họ  phải  thọ  khổ  bất  tận, chỉ  có  người tu  sĩ Phật  giáo  mới  biết  tùy  thuận  mà  không  bị  lôi

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


cuốn vào ác pháp, vì thế họ hoàn toàn sống với tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự.
--o0o--

‚Bằng  lòng,  vui vẻ  hân  hoan là Thánh   hạnh‛.   Vậy   bằng   lòng,   vui   vẻ   hân hoan là Thánh hạnh như thế nào?
Người  ở  đời  ít ai  bằng  lòng  với  cuộc  sống hiện tại của mình,  vì thế  họ  thọ lấy muôn vàn sự khổ đau. Phải không quý vị?
Ví  dụ:  Hoàn  cảnh  gia  đình  mình   nghèo ngày bữa cơm bữa cháo, nhưng bằng lòng với hoàn cảnh sống ấy nên tâm mọi người đều được hân hoan và vui vẻ, còn ngược lại thì than thân trách phận của mình  sầu khổ.
Bằng lòng còn có nghĩa là vui lòng với mọi hoàn cảnh, với mọi sự việc, với mọi người, với mọi  loài  thú  vật  và  cỏ  cây  đất  đá,  thời  tiết nắng mưa gió bão v.v..
Bằng lòng còn có nghĩa là xả bỏ lòng ham muốn, lòng sân hận, xả bỏ các ác pháp, các cảm thọ khổ đau không hề nao núng trong lòng một chút nào cả.
Người tu theo Phật giáo phải thực hiện Thánh  hạnh  bằng  lòng,  vì có  thực  hiện Thánh này  mới  thấy  con đường  giải  thoát  của  Phật

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


giáo là một sự thật. Nếu ai sống được một phút
‚BẰNG   LÒNG‛   là  được  an  vui  một  phút,  nếu được 2 phút, 3 phút hay một giờ, 2 giờ hoặc 1 ngày,  2  ngày  hoặc  1  tháng,  2  tháng  hoặc  1 năm, 2 năm và mãi mãi thì sẽ được an vui mãi mãi.  Đấy  là  con giải  thoát  của  Phật  giáo  như thật là vậy.
Chỉ có Thánh hạnh bằng lòng như vậy mà được giải thoát cả một đời người, tại sao chúng ta không làm được?
Không phải khó đâu quý vị ạ! Chỉ cần quý vị thấy và hiểu biết các pháp vô thường, các pháp  không  phải  là  ta,  không  phải  của  ta, không phải bản ngã của ta là quý vị sẽ sống bằng  lòng,  vui  vẻ,  hân  hoan.  Tất  cả  ác  pháp tham,  sân,  si  trong  tâm  của  quý  vị  đều  buông xả sạch hết.

CÓNĂM PHÁP  TU TẬP
LY DỤC, LY BẤT THIN PHÁP
LỜ I PHẬT DẠY

1- ‚Y cứ  tướng  nào  tác  ý  tướng  đó liên  hệ  đến  thiện,  phải  khác  tướng  ác bất thiện, thì sẽ diệt trừ và ly dục, ly ác pháp, nội tâm sẽ được an trú, an tịnh, nhất tâm, định  tỉnh‛.
2- ‚Nhờ  quán  xét  sự  nguy hiểm  của các  tầm  ác,  bất  thiện  liên  hệ  đến  dục thì sẽ diệt trừ và ly dục, ly ác pháp, nội tâm  sẽ  được  an  trú,  an  tịnh, nhất  tâm, định  tỉnh‛.
3- ‚Nhờ không nhớ niệm ác của kẻ khác,  không  tác  ý  niệm  ác  nên  tâm  ly dục ly, ác pháp, nội tâm định tỉnh, an trú, an tịnh, nhất tâm‛.

4- ‚Nhờ tác ý các hành tướùng tầm thiện, các tầm ác bất thiện liên hệ đến dục được đoạn trừ nên tâm ly dục, ly ác pháp, nội tâm định tỉnh, nhất tâm, an trú, an tịnh‛.


5- ‚Nhờ  nghiến  răng,  dán  chặt lưỡi lên   nóc   họng,   lấy   tâm   chế   ngự   tâm, nhiếp  phục  tâm  đánh  bại  tâm,  các  ác bất   thiện  pháp  liên  hệ   đến   dục,   đều được đoạn trừ nên tâm ly dục, ly ác pháp,  nội  tâm  định tỉnh,  nhất  tâm,  an
trú, an tịnh‛.


CHÚ GIẢ I:
1 –‚Y cứ tướng nào, tác ý tướng đó, liên hệ đến thiện, phải khác tướng ác, bất thiện  thì sẽ  diệt  trừ  và  ly dục,  ly ác pháp, nội  tâm  sẽ  được an  trú,  an  tịnh, nhất tâm định  tỉnh‛.
Như  lời  đức  Phật  đã  dạy trên  đây:  Muốn ly dục, ly ác  pháp  nhập  Bất  Động Tâm  hay Sơ Thiền  thì phải  y nơi  ‚pháp  thiện‛  như lý  tác ý. Y nơi pháp thiện là như thế nào?
Y nơi  pháp  thiện,  tức  là  trạch  pháp  giác chi, trạch pháp giác chi tức là chọn lựa một câu pháp hướng tâm cho phù hợp với đặc tướng của mình,  để  hằng  ngày  dùng  câu  đó  như  lý  tác  ý (tự kỷ ám thị).

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Câu một này đức Phật dạy chúng ta chọn lựa câu pháp hướng thiện, không được dùng câu pháp hướng ác.
Ví  dụ:  Như  trạch  pháp  câu  này:  ‚Tâm phải  ly dục,  ly ác  pháp  nhập  Sơ  Thiền  đi‛ hoặc  ‚Tâm  như cục  đất  không  còn  tham, sân, si, mạn, nghi nữa‛ v.v..
Đây là phương pháp thứ nhất, dạy về cách thức chọn lựa pháp hướng tâm, để nhâïp Bất Động Tâm hay nhập Sơ Thiền.
Xưa, đức Phật khi tu các pháp môn của ngoại  đạo,  thân  tàn  ma  dại,  đứng  dậy  không nổi, nhờ bát sữa dê Ngài đã hồi tỉnh, nhớ lại lộ trình Tứ Thánh Định và khi phục hồi cơ thể khoẻ mạnh trở lại, Ngài thực hiện con đường này, bằng câu pháp hướng đầu tiên là: ‘Tâm  ly dục, ly ác pháp nhập Sơ  Thiền‛. Ngài đã thành  đạo  là  nhờ  pháp  môn  ly dục  ly ác  pháp này, tâm không phóng dật.
--o0o--

2-  ‚Nhờ   quán   xét  sự   nguy  hiểm  của các  tầm  ác,  bất  thiện  liên  hệ  đến  dục  thì sẽ diệt trừ và ly dục, ly ác pháp, nội tâm sẽ được an trú, an tịnh, nhất tâm, định  tỉnh‛.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


Đức Phật dạy: Muốn ly dục, ly ác pháp nhập Bất Động Tâm hay nhập Sơ Thiền, nên phải  quán xét sự  nguy hại  của tầm  ác, sự nguy hại của tầm ác là gì?
Sự nguy hại của tầm ác, tức là một niệm khởi  lên  trong  tâm  của  mình   khiến  cho tâm mình  bất  an, bất  toại  nguyện,  phiền  não,  khổ đau,  lo  lắng,  sợ  hãi,  giận  hờn,  phiền  muộn, thương nhớ, hối tiếc, hối hận, lo sợ, lo lắng, bất an v.v..
Khi có một tầm ác khởi lên như vậy tức là ác  pháp  tăng trưởng thì mau mau dùng  ‚Định Vô  Lậu‛  quán  xét  xả  tâm,  lìa  cho thật  sạch tầm  ác.  Nhờ  có  quán  xét  xả  ly tầm  ác  thì mới diệt được ác pháp, tâm mới trở lại thanh thản, an lạc và vô sự.
Đây là phương pháp thứ hai dạy về quán xét trên thân, thọ, tâm, pháp tu tập diệt các pháp  ác  để  ly dục,  ly ác  pháp  nhập  Bất  Động Tâm hay nhập Sơ Thiền.
--o0o--

3- ‚Nhờ không nhớ niệm ác của kẻ khác, không tác ý niệm ác, nên tâm ly dục, ly  ác  pháp,  nội  tâm  định tỉnh,  an  trú,  an tịnh, nhất tâm‛.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Đức Phật dạy: Muốn ly dục, ly ác pháp để nhập Bất Động Tâm hay nhập Sơ Thiền thì đừng nhớ đến niệm ác của kẻ khác, nếu tâm có nhớ đến niệm ác của kẻ khác thì phải trở về phương  pháp  thứ  hai,  quán  xét  niệm  ác  đó trong nhân quả để diệt nó. Theo phương pháp này, nên thường tu ‚Định Sáng Suốt‛ giữ tâm thanh  thản  để  không  nhớ  đến  niệm  ác  của người  khác.  Tốt  nhất  là  nên  tránh  tác  ý  niệm ác của kẻ khác. Phương pháp này có hai cách:
1- Không nên nhớ đến niệm ác9  của người khác.
2- Không nên tác ý niệm ác10 của người khác.
Có tu tập như vậy thì tâm mới diệt ngã xả tham, sân, si, mạn, nghi. Đây là phương pháp thứ  ba để  ly dục,  ly ác  pháp  nhập  Bất  Động Tâm hay nhập Sơ Thiền.
--o0o--

9  - Nhớ  đến  niệm  ác  có  nghĩa  là  một  niệm  ác  tự  trong tâm khởi ra ngoài ý muốn của chúng ta.
10 - Tác ý niệm ác nghĩa là chúng ta tự khởi niệm ra, có ý muốn khởi ra.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


4- Nhờ tác ý các tướng tầm thiện, các tầm  ác  bất  thiện  liên  hệ  đến  dục  được đoạn trừ nên tâm ly dục, ly ác pháp, nội tâm định tỉnh, nhất tâm, an trú, an tịnh‛.
Đức Phật dạy: Muốn ly dục, ly ác pháp nhập  Bất  Động  Tâm  hay  nhập  Sơ Thiền  thì phải thường tác ý các hành tướng tầm thiện. Các hành tướng tầm thiện là gì?
Các hành tướng tầm thiện là thân hành niệm  nội  và  ngoại.  Thân  hành  niệm  nội  và ngoại là gì? Thân hành niệm nội là hơi thở. Thân hành niệm ngoại là: đi, đứng, nằm, ngồi, mang bát, mặc y, ăn cơm, uống nước, làm tất cả mọi công việc v.v..
Luôn tác ý về hơi thở, tức là tác ý hành tướng tầm thiện, cũng như luôn tác ý tất cả oai nghi  tế  hạnh  đi,  đứng,  nằm,  ngồi,  làm  tất  cả mọi việc, tức là tác ý hành tướng tầm thiện ngoại.  Nhờ  thường  xuyên  tác  ý  về  hơi  thở  và mọi hành động trong thân, nên các tầm ác liên hệ với dục được đoạn trừ. Đây là phương pháp thứ tư để tâm ly dục, ly ác pháp nhập Bất Động Tâm hay nhập Sơ Thiền.
--o0o--

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


5-  ‚Nhờ   nghiến   răng,   dán   chặt   lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, các ác bất thiện pháp liên hệ đến dục đều được đoạn trừ, nên tâm ly dục, ly ác pháp, nội tâm định tỉnh, nhất tâm, an trú, an tịnh‛.
Đức Phật dạy: Muốn ly dục, ly ác pháp nhập  Bất  Động  Tâm  hay  nhập  Sơ Thiền,  khi gặp  các  ác  pháp  tấn  công  dữ  dội  thì phải  cố gắng nhẫn nhục. Ở  đây, đức Phật chỉ cách phải cắn chặt răng và dán chặt lưỡi lên nóc họng, nghĩa là cố gắng nén tâm hết sức kham nhẫn chịu đựng để vượt qua cơn thử thách của ác pháp. Những hành động nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng là dùng sức tận lực chịu đựng của  mình,  để  chiến  đấu  với  nghiệp  lực  tham, sân, si, mạn, nghi của các ác pháp v.v.. Nếu không  tận  lực  dùng  như  vậy  thì cơn tức  giận sân hận sẽ thể hiện qua hành động, sắc mặt và lời nói của chúng ta, khiến cho chúng ta không còn bình tỉnh.
Nếu chúng ta cứ để tâm chạy theo tham, sân, si thì rất dễ dàng, bằng đi ngược lại, nó là một việc làm hết sức gian khổ, cần phải có đầy đủ nghị lực, gan dạ và chịu đựng những cơn thử

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


thách  kinh hồn  đó  thì chúng  ta  mới  vượt  qua cơn sóng gió bão bùng của nội tâm mình.

Bởi ‚Thắng trăm trận không bằng tự thắng mình, thắng mình mới là chiến công oanh liệt‛. Cuộc đời tu hành của chúng ta là một  cuộc  chiến  đấu  không  ngừng,  trường  kỳ gian khổ, chứ không phải tụng kinh, niệm chú, ngồi  thiền  mà  chiến  thắng  được  mặt  trận giặc nội  tâm  của mình.  Hình  ảnh nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng không phải là một chiến trận kinh khủng sao?
Đó là phương pháp thứ năm đức Phật dạy để ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền, là phương pháp  ức  chế  tâm  mình  để  chịu  đựng  một  cách anh dũng.
Đây là một phương pháp ít khi dùng, vì cuộc đời tu sĩ của đạo Phật là sống trầm lặng một  mình,   nên  ít  khi xảy  ra  các   ác  pháp, nhưng thiếu sự phòng hộ sáu căn và do sự tiếp duyên  bên  ngoài  thì cũng  có  thể  sẽ  xảy  ra dữ dội.



û          õ                   Ï


CĨ BÂY PHÁP KHIẾN CHO PHẬT PHÁP  HƯNG THỊNH


LỜ I PHẬT DÄY

1- ‚Thích giản dị

2- Ưa yên lặng

3- Ít ngủ nghỉ

4- Không kết bè bạn

5- Không tự khoe khoang

6- Không kết bạn với người xấu

7- Thích ở  một mình‛.


CHÚ GIẢ I:

1- THÍCH GIẢN DỊ

Người  tu  sĩ  đệ  tử  của đức  Phật  thích sống giản dị là sẽ làm cho Phật Pháp hưng thịnh, vì đời  sống  giản  dị  là  đời  sống  thiểu  dục  tri túc, đời  sống  giản  dị  là  đời  sống  không  ham thích, ít dục,  rất  phù  hợp  với  pháp  tu  hành  của  đức Phật là ly dục ly ác pháp. Đời sống giản dị của một vị tu sĩ đệ tử Phật, nhìn  vào, người ta mến

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


phục và cảm tình ngay liền, đời sống giản dị là một đạo hạnh của người tu sĩ giải thoát.
Bởi người tu sĩ có đạo hạnh là làm cho tôn giáo đó hưng thịnh, chứ không phải có thần thông, phép tắc, học giỏi, tụng kinh hay, ngồi thiền tốt, thuyết giảng thao thao bất tận v.v..
--o0o--

2- ƯA YÊN LẶNG

Người tu sĩ đệ tử của đức Phật ưa sống yên lặng là làm cho Phật  Pháp  hưng thịnh, sự  yên lặng là nói lên được tâm hồn giải thoát của người  tu  theo  đạo  Phật;  sự  yên lặng  là  nói  lên được  đức  hạnh  thánh  thiện  của  bậc  chân  tu sống với  nội  tâm của mình;  sự  yên lặng còn  là một pháp môn độc cư tuyệt vời. Nếu cuộc đời tu hành  theo  đạo Phật  mà  không  sống  độc  cư thì chẳng  bao giờ  tìm được  sự  giải  thoát,  vì  pháp
‚Độc cư” là bí quyết thành tựu thiền định. Nếu người tu sĩ sống chẳng độc cư thì chẳng bao giờ nhập  định  được.  Độc  cư  là  phương  pháp  đệ nhất  tâm  không  phóng  dật,  nhờ  phòng  hộ  sáu
căn.




3- ÍT NGỦ NGHỈ


--o0o--

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Người  tu  sĩ  đệ  tử  của  đức  Phật  thường  tu tập  tỉnh  thức,  không  ưa ngủ  nghỉ,  vì  ưa ngủ nghỉ  sẽ  làm  cho Phật  Pháp  suy đồi;  vì ưa ngủ nghỉ, tâm sanh lười biếng, tâm sanh lười biếng là tâm u mê; tâm u mê  thì không thể sống đời sống giới luật nghiêm chỉnh, thường hay phạm giới. Một vị tỳ theo phạm giới là làm cho Phật pháp   không  hưng  thịnh,   mà  còn  khiến  cho người đời khinh chê Phật giáo.
Không  ưa thích  ngủ  nghỉ  thì cần  phải  đi kinh hành nhiều, người tu sĩ đệ tử của đức Phật không đi kinh hành hoặc đi kinh hành ít là người  tu  sĩ  lười  biếng,  là  người  tu  sĩ  ham ngủ. Kinh hành là một pháp môn tỉnh thức, tối cần thiết  để  phá  sạch  tâm  ưa thích  ngủ  nghỉ,  nhờ người  siêng  đi  kinh hành  nhiều,  nên  đường  tu hành   mau  chóng   kết   quả.   Phật   pháp   hưng thịnh  là  do  những  tỳ  kheo  ít ưa  ngủ  nghỉ, thường  siêng  năng  kinh  hành.  Vì  thế,  kinh hành  rất  có  lợi  cho sự  nghiệp  tu  tập  dễ  chứng đạt chân lí, nó là một phương pháp phá tâm si mê và lười biếng hiệu quả nhất.
Người nào không thích đi kinh hành là người không tinh tấn. Người không tinh tấn dù có tu muôn ngàn kiếp cũng chẳng đi đến đâu. Phàm  phu chỉ  là  phàm  phu chứ  không  bao giờ

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


trở thành hiền nhân thánh đức được. Rất uổng phí  cho  một  đời  tu  hành  chỉ  vì  không  thấy pháp  đi  kinh hành  quan trọng  và  lợi  ích đến
bực nào.

--o0o--

4- KHÔNG KẾT BÈ BẠN

Người tu sĩ và cư sĩ đệ tử của đức Phật, sống không kết bè bạn là làm hưng thịnh Phật pháp.  Sống  kết  bè  bạn  là  làm  mất  thì giờ  tu tập, vì có bè bạn thì phải có chuyện trò, chuyện trò không ích lợi mà còn sanh ra nhiều chuyện lôi  thôi,  đôi  khi còn  xảy  ra nhiều  việc  cãi  cọ, tranh tụng, hơn thua, gây gổ, thù oán, tị hiềm, khiến cho cuộc sống tu hành bất an.
Kết bè bạn sẽ chia ra phe nhóm, từ phe nhóm  này  đến  phe nhóm  khác,  do đó  mới  tạo ra cảnh bất hòa, từ đó, cuộc sống của chư Tăng không còn lục hòa. Cuộc sống không lục hòa thì sự tu hành chẳng đến đâu và cũng vì vậy, mà Phật pháp không hưng thịnh.
Người tu sĩ và cư sĩ đệ tử của đức Phật, muốn  tu  hành  được  giải  thoát  và  Phật  pháp hưng  thịnh  thì sống  không  nên  kết  giao  bè bạn,  kết  giao  bè  bạn  thì sự  tu  hành  chẳng  đi đến  đâu  cả,  chỉ  uổng  phí  một  đời  người.  Đừng

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


nghe nguời  ta  nói:  ‚Đi tu có  bạn‛.  Trong  đạo
Phật  tu  hành  rất  cấm  kị sự  kết  bạn,  vì sự  kết bạn:

1- Làm mất thì giờ tu tập.

2- Ái kiết sử, không đoạn dứt được.

3- Thường  xảy  ra chuyện  rầy  rà  đôi  chối, tranh chấp.
4- Sống không hòa hợp, Tăng đoàn thường bị  phân hóa chia rẽ, thiếu  đoàn kết. Phật  giáo suy thoái.
Cho nên  Phật  dạy: “Không  kết  bè  bạn”  là con đường tu tập phải độc cư, độc bộ, độc hành mới có thể đi đến nơi đến chốn được.
Bè  bạn  có  lợi  nhưng  cũng  có  hại;  lợi  là nương nhau  sách  tấn  tu  hành;  hại  là  tập  họp nhau nói chuyện, lập phe lập đảng, nói xấu ly gián nhau.
Phật  giáo  ngày nay chia ra nhiều  bộ  phái khác  nhau cũng chính  vì không sống đúng giới luật, do không sống đúng giới luật nên danh lợi đã lôi cuốn họ chia manh xẻ mún đạo Phật ra nhiều  bộ  phái  khác  nhau,  để  mặc  tình triển khai tưởng giải 84 ngàn pháp môn, mỗi người đứng một góc trời tự xưng mình  là Giáo chủ của bộ phái đó.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!