Nơi đâu có
Chánh kiến thì nơi đó có tâm
hồn thanh
thản, an lạc và vô sự. Và vì vậy, nơi
đó có sự
giải thoát của đạo Phật.
SAU KHI NHẬP
DIỆT CHƯ PHẬT
CỊN TRỞ LÄI
THẾ GIAN NỮA KHƠNG?
Câu hỏi
của Từ Tuệ
Hỏi:Kínhthưa
Thầy! Đức Bổn Sư
Thích Ca
Mâu Ni và các vị Phật xưa kia, sau
khi nhập
diệt từ bỏ xác thân có trở lại thế gian
nữa không?
Đáp: Đức
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni sau
khi nhập
diệt từ bỏ sắc thân không còn trở lại
thế gian
nữa.
Trong kinh
Nguyên Thủy thuộc tạng kinh
A Hàm, Đức
Phật Thích Ca đã xác định điều
này rất
rõ ràng. “Ta chỉ còn một kiếp này
nữa thôi”.
Tại sao Phật không tái sanh lại cõi
thế gian
này nữa?
Chư Phật
không tái sanh lại cõi thế gian
này nữa,
vì cõi thế gian đầy rẫy các ác pháp, con người trên thế gian này có
việc gì thì ăn
thua đủ, không
biết nhẫn nhịn, hung dữ, chửi
mắng, mạt
sát lẫn nhau, gian xảo, lừa đảo, điêu
ngoa, xảo
quyệt, giả dối, nhiều chuyện, gian ác,
hiểm độc,
v.v..
Phật không
dám tái sanh lại cõi thế gian
này nữa,
là vì khí hậu thời tiết khắc nghiệt, lúc
nắng, lúc
mưa, gió bão bất thường, lại thêm bão
lụt, động
đất, thủy tai, hỏa hoạn, giặc giã, trộm
cướp, giết
người chẳng chút lòng xót thương,
v.v..
Phật không
dám tái sanh lại cõi thế gian
này nữa,
là vì mang thân tứ đại này giống như
ở tù chung
thân đi đâu cũng không được tự tại,
tự do rất
là khổ sở.
Phật không
dám tái sanh lại cõi thế gian
này nữa
là vì tâm Phật hết tham, sân, si. Tâm
Phật hết
tham, sân, si thì không còn tương ưng
với chúng
sanh thì không thể nào tái sinh lại
được, dù
Phật muốn sinh làm người lại nhưng
không làm
sao được nữa.
Phật không
dám tái sanh lại cõi thế gian
này nữa,
là vì mang thân tứ đại này như ở
trong ổ
bệnh, nóng nực quá chịu không nổi,
lạnh quá
chịu cũng không xong, mỗi mỗi đều có
thể xảy ra
gây thương tích làm đau nhức không xiết kể. Thân tứ đại lại vô thường
nên thường
xảy ra
bệnh tật, khi bệnh tật thì khổ đau vô
cùng, vô
tận. Vì thân tứ đại vô thường, nên
không tránh
khỏi sự già nua, mà hễ già nua thì
tay chân run
rẩy, đi đứng không vững vàng, thì
thật là
khổ sở vô cùng. Vì thân tứ đại vô
thường nên
sự hoại diệt chắc chắn phải đến,
đến trong
sự đau khổ tử biệt sanh ly.
Cho nên, khi
một đức Phật nhập diệt
không tránh
khỏi cả một trời đau thương phải
không hỡi
các con?
Khi còn là
một học Tăng, Thầy đọc kinh
Niết Bàn,
trước giờ phút đức Phật nhập diệt cả
Trời Người
đều khóc thương thảm thiết, khiến
Thầy cũng
xúc động khóc theo. Đây không phải
là sự đau
khổ tận cùng của sự chia ly hay sao?
Cho nên,
đức Phật ra đi, bỏ báo thân này
thì không
bao giờ trở lại làm thân người nữa,
không phải
chư Phật sợ khổ đau làm thân
chúng sanh,
mà chính duyên chúng sanh đã
hết. Nếu
còn duyên với chúng sanh thì đức
Phật không
bao giờ nhập Niết Bàn, Ngài sẽ
phục hồi
sự sống rất dễ dàng, muốn sống bao
lâu cũng
được. Trong kinh Niết Bàn đã nói điều
này rất
rõ ràng. Hết duyên với chúng sanh, có nghĩa là
duyên nhân
quả đã hết. Mục đích của một
người tu
theo đạo Phật là phải trả sạch nhân
quả, có
nghĩa là không còn nợ nhân quả; không
còn nợ
nhân quả tức là một người sống toàn
thiện, vì
sống toàn thiện là thoát khổ, cho nên
không còn
nghiệp lực nhân quả đi tái sanh;
không còn
nghiệp lực nhân quả đi tái sanh, thì
lấy cái
gì để đi tái sanh, cái đi tái sanh đã bị
diệt rồi
và nợ nhân quả cũng hết rồi thì còn
duyên
nghiệp gì, để Phật đi tái sanh nữa.
Mục đích
phải đạt của một vị tu sĩ là tu
thành
Phật, thành Phật để chấm dứt duyên
nghiệp tái
sanh luân hồi. Khi chấm dứt rồi thì
còn lấy
cái gì đi tái sanh. Mầm tái sanh đã bị
diệt ngay
từ lúc hướng tâm đến Lậu Tận Minh.
Mầm tái
sanh làm người đã dứt thì nợ
nhân quả
đã hết, nợ nhân quả đã hết thì duyên
chúng sanh
đã hết, duyên chúng sanh đã hết,
thì dù có
muốn tái sanh cũng không làm ích lợi
cho con
người. Vì hết duyên, có thuyết giảng, có
dạy đạo
chúng sanh cũng chẳng nghe.
Ví dụ:
Hiện giờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni
có tái
sanh trở lại dạy người tu hành thì người
ta vẫn phỉ
báng rằng đức Phật Thích Ca Mâu
Ni dạy
pháp điên, dạy lỗi thời, dạy không đúng giáo pháp Đại Thừa và Thiền
Đông Độ, dạy cho
những
người sơ cơ còn có chứng, có đắc, còn
pháp môn
hiện giờ vô chứng, vô đắc, tự tại, vô
ngại đói
ăn, khát uống, không chấp giới luật.
Do những
điều trên đây mà chư Phật nhập
diệt rồi
thì không bao giờ trở lại cảnh giới thế
gian này
nữa.
KHI NHẬP DIỆT
ĐỨC PHẬT
ĐÃ TRỞ THÀNH
SĨNG ÁNH SÁNG?
Câu hỏi
của Từ Tuệ
Hỏi:Kính
thưa Thầy! Cóphải các vị
Phật đã
trở thành ánh sáng (sóng ánh sáng).
Ánh sáng
này mang năng lượng tỉnh giác, trí
tuệ, không
phải ánh sáng do mặt trờ i chiếu?
Đáp: Khi
nhập diệt, bỏ sắc thân này tức
là chấm
dứt tái sanh luân hồi, chấm dứt tái
sanh luân
hồi tức là chấm dứt sự đau khổ của
muôn vạn
kiếp làm chúng sanh. Khi chấm dứt tái sanh luân hồi, thì không
trở thành
ánh sáng (sóng ánh sáng), mang
năng lượng
tỉnh giác trí tuệ.
Khi vào
Niết Bàn bỏ xác thân này, thì chư
Phật luôn
luôn lúc nào cũng ở trong trạng thái
thanh thản,
an lạc và vô sự, chỗ tâm không còn
ái dục.
Lúc còn sống khi tu xong chư Phật đều ở
trong Niết
Bàn này, cho đến khi chết thì trạng
thái này
vĩnh viễn không bao giờ mất. Chứ
không trở
thành sóng ánh sáng như người khác
tưởng mà
là một từ trường trong muôn vạn từ
trường
khác nhưng nó lại thanh thản, an lạc
và vô sự.
Trong không
gian có một từ trường thanh
thản, an
lạc và vô sự, vì thế người tu hành giữ
gìn tâm
không phóng dật là ở trạng thái từ
trường đó,
nên tâm chúng ta và từ trường đó là
một. Nếu
trong không gian mà không có từ
trường đó,
thì chúng ta không tu tập có được
tâm thanh
thản, an lạc và vô sự.
Cũng như
có tứ đại bên ngoài, thì thân tứ
đại của
chúng ta mới tồn tại, hay nói cách khác
cho hiểu
rõ ràng hơn. Có tứ đại bên ngoài thì
mới nuôi
sống thân tứ đại của chúng ta. Nếu
bên ngoài
không có tứ đại, thì thân tứ đại của
chúng ta
cũng không có. Cho nên, trạng thái thanh thản, an lạc và
vô sự bên
ngoài không có thì tâm chúng ta
cũng không
giữ gìn được thanh thản, an lạc và
vô sự.
Vì thế,
khi một đức Phật đã nhập Niết
Bàn thì
không bao giờ trở lại tái sanh đời này
nữa, chỉ
có những người tu chưa xong nên còn
mầm tái
sanh và nợ nhân quả chưa dứt, tức là
còn duyên
với chúng sanh. Còn duyên với
chúng sanh
tức là còn tâm tham, sân, si. Còn
tâm tham,
sân, si tức là còn tương ưng với
chúng sanh,
vì chúng sanh còn tâm tham, sân,
si. Do đó,
còn đi tái sanh luân hồi, làm con của
những
người khác. Thật là khổ đau vô cùng, vô
tận từ
kiếp này đến kiếp khác.
CĨ PHÂI PHẬT
LÀ TRÍ TUỆ
CỦA MỘT VỊ
MINH SƯ KHƠNG?
Câu hỏi
của Từ Tuệ
Hỏi:Kính
thưa Thầy! Có phải Phật là
trí tuệ
của vị Minh sư, vị A La Hán đang tại
thế không?
Đáp: Đúng vậy, Phật là trí tuệ của vị
Minh sư, vị
A La Hán đang tại thế.
Nhưng phải
biết phân biệt vị Minh sư và
vị A La Hán
là bậc sống đúng giới hạnh (Phạm
hạnh),
không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào.
Chính
những bậc này là trí tuệ của Phật, của
bậc A La
Hán. Vì thế, Phật là trí tuệ của họ.
Vì đức
Phật đã xác định trí tuệ ở đâu là
giới luật
ở đó, giới luật ở đâu là trí tuệ ở đó.
Cho nên,
Phật là trí tuệ của vị Minh sư, nhưng
vị Minh sư
sống phạm giới, phá giới thì vị
Minh sư ấy
không phải là trí tuệ của Phật, họ
chỉ là
một học giả mà thôi.
Phật tử
chỉ cần xét vị Minh sư của mình
qua giới
luật của Phật, thì sẽ rõ thấu vị Minh
sư hay là
vị ám sư, nếu là Minh sư thì giới luật
nghiêm
chỉnh, còn ám sư thì phạm giới, phá
giới, thường
sống trong chùa to Phật lớn; sống
theo dục
lạc thế gian; sống như người giàu sang
thế tục;
sống ăn uống phi thời; sống cất giữ
tiền bạc,
châu báu, ngọc ngà; sống xem tivi, ca
hát, nhạc
kịch, phim ảnh, v.v.. Đó là những vị
ám sư chứ
không phải Minh sư.
Vị Minh sư
luôn luôn lúc nào cũng lấy giới
luật làm
hạnh sống của mình, lấy giới luật làm
thước đo
tâm ly dục ly ác pháp của mình, lấy giới luật làm tiêu chuẩn xét
lại tâm mình có
định hay
chưa có định, lấy giới luật làm bản
đồ, để
chỉ hướng đến con đường giải thoát, mà
không sợ
lạc lối, không sợ lầm đường; lấy giới
luật để
làm ngọn đuốc sáng cho mọi người soi.
Vì thế,
mỗi ngày tu là nghiệm thấy kết quả
giải thoát
ngay liền.
ÁNH SÁNG
TRÍ TUỆ
Câu hỏi
của Từ Tuệ
Hỏi:Kính
thưa Thầy! Vị Minh sư tỏa
sáng đều
khắp cho chúng sanh. Chúng sanh
nào có tâm
ly dục trở nên trong sáng sẽ được
hưởng ánh
sáng nhiều và ngược lại.
Đáp: Vị
Minh sư luôn tỏa ánh sáng trí tuệ
đều khắp
cho chúng sanh. Chúng sanh nào có
đủ duyên
với Phật pháp, nên khi gặp được ánh
sáng trí
tuệ đó, liền đặt trọn lòng tin kiên cố ở
vị Minh sư,
nhiệt tâm thực hiện lời dạy của
Người,
sống đúng, tu tập đúng, nhờ đó tâm ly
dục ly ác
pháp. Ngày ngày tâm trở nên trong sáng hơn và thụ hưởng áng sáng trí
tuệ đó
nhiều hơn.
Ánh sáng
trí tuệ Phật luôn luôn tỏa khắp
trong không
gian, như không khí mà quý vị
đang hít
thở, nếu quý vị khởi một niệm thiện
pháp thì
ánh sáng đó trở thành trí tuệ của quý
vị, tức
là quý vị đang hành động một đạo đức
nhân bản
không làm khổ mình, khổ người.
Vì thế,
kẻ nào sống trong thiện pháp biết
ngăn ngừa
ác pháp, là đang sống trong trí tuệ
của Phật,
trí tuệ của vị Minh sư, ngược lại sống
không biết
ngăn ác, diệt ác pháp, sống phạm
giới, phá
giới là sống xa lìa trí tuệ Phật, không
hưởng được
ánh sáng của vị Minh sư, tức là
sống xa
lìa sự giải thoát của đạo Phật.
Phật lúc
nào cũng sống bên chúng sanh,
còn chúng
sanh thì lúc nào cũng sống xa Phật.
Tại sao
vậy?
Vì chúng
sanh thường sống trong ác pháp,
còn Phật
thì sống trong thiện pháp. Nếu chúng
sanh biết
sống trong thiện pháp thì đó là trở
về với
Phật, còn chúng sanh sống trong ác
pháp, là
xa lìa Phật, dù muốn gần Phật cũng
không được,
dù hết lòng cầu khẩn cũng không
được. Cho
nên, đạo Phật rất đơn giản nhưng
người không
biết tu tập sai pháp như: ngồi
thiền,
tụng kinh, niệm Phật, niệm chú, bắt ấn,
đọc thần
chú, bái sám, lạy hồng danh chư Phật,
cầu an,
cầu siêu, v.v.. đều là những việc làm đi
ngược lại
với Phật giáo. Gây tạo ra nhiều màu
sắc mê
tín, dị đoan, ảo giác, trừu tượng... Phần
nhiều sống
trong ảo mộng. Xét lại, tất cả các
tôn giáo
hiện có mặt trên hành tinh này đều có
sự giống
nhau, không rơi vào hình thức mê tín
này, thì
lại rớt vào hình thức mê tín khác. Đó
là vì
chịu ảnh hưởng chung trong một bối cảnh
siêu hình
của tưởng tri.
Vì thế,
khi đức Phật nhập diệt các tu sĩ
ngoại đạo
cố gắng lồng thế giới siêu hình vào
đạo Phật,
để biến Phật giáo giống như các tôn
giáo khác,
để dễ bề chúng phát triển thế giới
siêu hình.
Nếu đạo
Phật giẫm lại lối mòn của các tôn
giáo khác,
thì đạo Phật không còn ý nghĩa tự
lực của
đạo giải thoát nữa.
Nhìn chung
toàn bộ kinh sách Đại Thừa
đều là
một kho giáo lý góp nhặt những tưởng
tri của
các nhà triết học tôn giáo và thế tục. Lý luận nghe rất siêu, nhưng
áp dụng vào
đời sống
con người thì ích lợi không bao nhiêu
mà tai hại
thì rất nhiều.
DIỆT NGÃ
Câu hỏi
của Từ Tuệ
Hỏi:Kính
thưa Thầy! Thầy dạy: “Đạo
Phật là
Đạo diệt ngã”. Con hiểu rằng muốn
diệt ngã
là phải tu đức nhẫn nhục, tùy thuận,
bằng lòng
là để không gặp đối kháng trong đời,
để khỏi
hao phí lực.
Đáp: Đúng
vậy, con đã hiểu đúng ý Thầy
dạy phần
thứ nhất (không hao phí lực).
Phần thứ
hai: nhẫn nhục là tu tâm từ bi;
tùy thuận
là tu tâm xả; bằng lòng là tu tâm hỷ.
Do thế tâm
hồn con mới được an lạc thanh
thản và
giải thoát.
Phần thứ
ba: nhẫn nhục, tùy thuận, bằng
lòng là
giúp con tu tập ly dục, ly các ác pháp; ly
dục ly các
ác pháp, tức là diệt ngã. Cho nên ,
người tu
sĩ không ly dục ly ác pháp, thì không
bao giờ
diệt ngã được, nhưng ly dục ly ác pháp phải có những pháp hành đúng
đắn, nếu không
có pháp
hành đúng đắn thì sẽ bị phí sức, đôi
khi còn
lạc vào thiền ức chế tâm, đã không có
được giải
thoát mà còn sanh bệnh tật rất nguy
hại và
hiểm nghèo.
Sự tu tập
theo Phật giáo phải có thiện hữu
tri thức
(người đã tu xong), hướng dẫn thì sự tu
tập diệt ngã
xả tâm không có phí sức.
Bởi vì, tu
theo giáo pháp của đức Phật, rất
nhẹ nhàng,
không có khó khăn không có mệt
nhọc, không
có phí sức.
Còn tu sai
không đúng pháp thì phí sức
nên sanh ra
lười biếng, hôn trầm, thùy miên,
trạo cử,
mệt nhọc, tinh thần thiếu sáng suốt, lờ
đờ, không
tỉnh giác, hay quên trước, quên sau,
lẫn lộn,
v.v..
Còn tu
đúng pháp thì thân tâm nhẹ
nhàng, an
lạc, thoái mái, dễ chịu, thích tu,
siêng năng
tinh tấn, không lười biếng, nhất là
lúc nào
tâm hồn cũng thanh thản, an lạc, hân
hoan và vô
sự.
Tu đúng
pháp thì sức khỏe dồi dào, ít
bệnh tật.
Tuy rằng, ngày ăn một bữa cơm,
không ăn
uống lặt vặt, phi thời nhưng sức khỏe
không bị
tổn giảm. Cho nên, tu theo pháp của đức Phật liền
có sự
giải thoát nơi thân tâm, nếu không có
giải thoát
ngay liền, thì đó là chúng ta đã tu
sai, cần
nên tu sửa trở lại cho đúng cách.
Người tu
theo đạo Phật không sợ lạc lối,
không sợ tu
sai pháp. Vì đạo Phật xây dựng
giáo lý
của mình trên nền tảng đạo đức làm
người,
không làm khổ mình, khổ người. Vì thế,
mỗi hành
động thân, khẩu, ý đều xuất phát đầy
đủ trọn
vẹn thiện pháp.
Người sống
trọn vẹn đầy đủ thiện pháp, là
người hạnh
phúc nhất thế gian, do đó không
còn sự
khổ đau nào xâm chiếm tâm hồn họ
được.
Vì vậy khi
bắt đầu tu, là phải sống trong
thiện
pháp, một thiện pháp được sống và tăng
trưởng thì
một ác pháp được đẩy lui và diệt trừ.
Một ác
pháp được đẩy lui và diệt trừ, thì ngay
đó chúng
ta có tìm thấy sự giải thoát không?
Chắc chắn
là có, như vậy chúng ta tu tập theo
Phật giáo
làm sao sợ sai pháp được? Làm sao
đi lạc lối
được? Có tu là có giải thoát, có sống là
có đạo
đức làm người, không làm khổ mình,
khổ người.
Phải không hỡi các con?
THIỂU DỤC
TRI TÚC
Câu hỏi
của Từ Tuệ
Hỏi:Kính
thưa Thầy! Thiểu dục, tri túc
như con
hiểu là để bớt công sức tạo ra vật chất
bồi đắp
cho mình và bớt công sức tiêu hao vật
chất mà
mình thu nhận vào thân.
Đáp: Đúng
vậy, con đã hiểu được phần
thứ nhất
thuộc về phần tiết kiệm công sức của
thân và
tâm. Còn phần thứ hai, thứ ba và thứ
tư thuộc
về tâm khiến cho tâm con buông xả
mọi vật
chất (các pháp trần), dù trong hoàn
cảnh nào,
tâm vẫn thấy đủ, đó là cách thức xả
tâm, diệt
ngã.
1- Phần
thứ nhất là tiết kiệm công sức, để
vun đắp
năng lực cho sự xả tâm, ly dục, ly ác
pháp.
2- Phần
thứ hai cũng thuộc về tâm, nhờ
sống ít
muốn biết đủ nên tâm dần dần ly dục,
ly ác
pháp, không còn ham muốn vật chất thế
gian (các
pháp), nên lúc nào tâm cũng thanh
thản, an
lạc và vô sự.
3- Phần
thứ ba thiểu dục tri túc là một
Thánh
hạnh, một đức hạnh buông xả giải thoát mà người phàm phu không thể
sống nổi, không
thể làm
được. Nhất là hạnh thiểu dục tri túc,
ba y một
bát của một vị Tỳ Kheo đệ tử của đức
Phật thì
ít có ai sống và làm được.
Nói đến
hạnh thiểu dục tri túc là nói đến
một tâm
hồn trắng bạch như vỏ ốc, phóng
khoáng như
hư không. Trên đời này, không còn
có một
vật gì ràng buộc tâm hồn của họ được.
Đi hay ở
tùy thích, không có chùa to, Phật lớn,
không có
nhà cao cửa rộng. Nhất là họ đã thoát
ra khỏi
kiếp nô lệ tiền bạc, vì họ không cất giữ
tiền bạc.
Trên đời này khó mà có ai sống như
họ được.
Có như vậy mới gọi là hạnh thiểu dục
tri túc, ba
y một bát.
Nếu một
người tu theo Đạo Phật mà
không sống
hạnh thiểu dục tri túc, không ba y
một bát
thì cuộc đời tu hành của những người
này không
bao giờ tìm thấy sự giải thoát chân
thật, dù
trong một phút, một giây cũng không
có. Tâm
hồn họ còn nặng nề và đang bị trói
buộc bởi
các pháp thế gian (dục và ác pháp).
TỴNH
GIÁC
Câu hỏi
của Từ Tuệ
Hỏi:Kínhthưa
Thầy! Cẩn thận, kỹ
lưỡng, dè
dặt, kín đáo như con hiểu là để quay
vào kiểm
soát thân tâm, để khỏi bị đời lôi cuốn.
Tất cả để
bảo tồn năng lượng, năng lực tự chủ,
để tới
lúc đủ lực vút lên khỏi ngục tù xác thân?
Đáp: Đúng
vậy, con đã hiểu được phần
thứ nhất
về định lực, còn phần thứ hai, thứ ba
và thứ tư
để Thầy sẽ giảng rõ cho con hiểu
thêm:
- Thứ hai
là hạnh lực “Cẩn thận, kỹ
lưỡng, dè
dặt, kín đáo”, đó là giữ gìn hành
động thân,
hành động lời nói và hành động suy
nghĩ, làm
cho oai nghi, tế hạnh của con nhẹ
nhàng, êm
dịu, ôn tồn, nhã nhặn, những hành
động đó
không thể vô tình, vô ý được. Vì vậy
khiến cho
các con không làm khổ mình, không
làm khổ
người khác nữa.
- Phần thứ
ba là phần tỉnh thức. Khi có
cẩn thận,
kín đáo, dè dặt, kỹ lưỡng thì phải có
sức tỉnh
thức rất cao, nếu không tỉnh giác thì cẩn thận, kỹ lưỡng, dè dặt,
kín đáo chỉ là danh
từ suông.
Như con đã
biết, về vấn đề tu tập hàng
đầu của
đạo Phật là tu tập tỉnh giác, có tỉnh
giác mới
phát hiện được ác pháp và lòng tham
đắm của
mình, nếu không tỉnh giác mà nói tu
theo đạo
Phật thì chỉ hoài công vô ích. Cho
nên, sự tu
tập tỉnh thức là một vấn đề quan
trọng của
đạo Phật.
- Phần thứ
tư là phần chánh niệm , khi có
cẩn thận,
dè dặt, kỹ lưỡng, kín đáo thì tâm
luôn luôn ở
trong chánh niệm, không có tà
niệm xen
vào, tức là không có niệm ác.
Tuy những
danh từ đơn giản nhưng hiểu
ra để tu
tập, trau dồi thân tâm là một công
trình tu
tập, mà còn phải biết các pháp hành
đúng như
pháp của Phật thì mới có kết quả tốt
đẹp.
Cho nên,
người nào có tánh cẩn thận, kỹ
lưỡng, dè
dặt, kín đáo thì ngoài đời làm ăn
cũng dễ
thành công, trong đạo tu hành cũng dễ
thành tựu
viên mãn.
Vì có cẩn
thận, kỹ lưỡng, dè dặt, kín đáo
thì sự tu
hành dễ tỉnh thức, các chướng ngại
pháp ít
xâm chiếm thân tâm. Người cẩn thận, kỹ lưỡng, dè dặt, kín đáo mỗi
tâm niệm thiện
hay ác
khởi lên, người ấy dễ nhận thấy được
một cách
dễ dàng.
Người không
có tánh cẩn thận, kỹ lưỡng,
dè dặt,
kín đáo, tánh tình thường thô lỗ, cộc
cằn, hung
dữ thì tu hành rất khó khăn và đôi
khi sự tu
hành chẳng đi đến đâu cả, chỉ mang
tiếng tu
hành, chứ chẳng có ích lợi gì cho
mình, cho
người.
Tánh cẩn
thận, kỹ lưỡng, dè dặt, kín đáo
rất quan
trọng cho cả cuộc sống đời, lẫn cuộc
sống đạo.
Người tu
tập tỉnh thức, tức là tu tập Thân
Hành Niệm,
tu tập Thân Hành Niệm, tức là
tập luyện
tánh cẩn thận, kỹ lưỡng, dè dặt, kín
đáo, chứ
không phải sự tập trung tâm vào bước
đi hoặc
mọi hành động của thân, để cho tâm
không khởi
niệm vọng tưởng, đó là một sự tu
tập sai
lầm của các cư sĩ và tu sĩ, họ đã từng tu
tập như
vậy đã bao thế kỷ nay, mà chẳ ng có ai
đạt được
ích lợi gì cho bản thân của mình và
cho người
khác.
Còn tu tập
rèn luyện tánh cẩn thận, kỹ
lưỡng, dè
dặt, kín đáo thì ngay trong sự kỹ
lưỡng, dè
dặt, cẩn thận, kín đáo đó trên mỗi
hành động
thiện hay ác của họ, liền có sự giải thoát, khiến cho thân tâm được
an lạc, thanh
thản và vô
sự. Vì sự cẩn thận, kỹ lưỡng, dè dặt,
kín đáo
(tỉnh giác) trong thiện pháp (chánh
niệm) nên
thường ngăn chặn và diệt trừ các ác
pháp (tà
niệm).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!