ý muốn,
nhưng đến giờ phút cuối cùng không
thành công
thì sự đau khổ không biết là dường
nào.
Ví dụ: Như
người buôn bán lỗ lã, người
nông phu
làm mùa thất bại, người học trò thi
rớt, v.v..
thì khổ sở và cay đắng biết là bao
nhiêu, nói
sao cho cùng.
“Gót danh
lợi bùn pha sắc xám
Mặt phong
trần nắng nám mùi dâu!”
(Ôn Như Hầu
Nguyễn Gia Thiều).
Muốn mau
làm giàu, nhiều người tìm mọi
cách gian
xảo lừa đảo lường gạt người, nhưng
mưu gian
chước lận, ăn lo hối lộ đổ bể, tài sản
bị tịch
thu, bản thân bị tù tội, gia quyến bị
nhục nhã
xấu hổ, không dám nhìn mọi người,
thật đau
đớn và khổ sở.
Trong cuộc
đời nói về tình ái, biết bao
nhiêu người
tình duyên trắc trở, đưa đến sự
quyên sinh
vì thất vọng thất tình. Trên đây là
những sự
cầu mong mà chẳng đạt được thành
ra bao nhiêu
thứ khổ.
7/ Oán
tằng hội khổ: “Thấy mặt kẻ thù
như kim đâm
vào mắt; ở chung với người
nghịch như
nếm mật nằm gai”. Lời nói này
không sai,
vì gần những người thù oán thì tâm mình khổ sở vô cùng, cho nên kinh
gọi là oán
tằng hội
khổ rất đúng vậy.
Người trong
một gia đình anh em dòng họ
quyến
thuộc vì tranh chấp một lí do nào đó,
sanh ra bất
hòa với nhau, khi nhìn thấy mặt
nhau cũng
là rất khó chịu, hằng ngày phải thấy
mặt nhau,
vì là tình thân quyến thuộc, ghét
không ưa mà
cứ gặp nhau là rất khổ tâm, muốn
tránh mà
tránh không được, ở gần có ngày
phải đụng
chạm to tiếng và có thể xảy ra án
mạng, tù
tội hoặc đi nằm nhà thương, bởi vì
thù oán
nhau thì phải có ngày đi đến chỗ khổ
đau lớn,
đó là Oán tằng hội khổ.
8/ Ngũ ấm
xí thạnh khổ: Thân ngũ ấm
của chúng
ta gồm có: sắc ấm, thọ ấm, tưởng
ấm, hành
ấm và thức ấm, năm ấm ấy luôn luôn
sống trong
động theo luật chi phối của nhân
quả. Vả
lại, năm ấm này được sanh ra từ vô
minh, nên
mỗi sự hoạt động của nó thúc giục
theo lòng
ham muốn nên tạo ra biết bao nhiêu
điều ác
khiến cho mình khổ và người khác khổ
vô lượng vô
biên.
Thân ngũ
ấm bị luật vô thường chi phối,
từng giây
từng phút khiến cho sự thay đổi liên
tục, từ
trẻ đến già, từ mạnh đến ốm, từ bệnh đến chết, luôn luôn lúc nào
cũng làm cho con
người khổ
sở buồn phiền, lo lắng, sợ hãi.
Sáu trần
lôi cuốn, thất tình lục dục đắm
say, khiến
cho thân tâm khổ lụy vô cùng tận.
Vọng tưởng
điên đảo, chấp trước dính mắc
đủ thứ
vật chất thế gian, nên chấp có ta, của ta
và bản
ngã của ta, do đó mới thấy còn , mất,
khôn, dại,
chấp có, chấp không, vì vậy mà sanh
ra rầu lo,
đau khổ buồn phiền.
Thân ngũ
ấm đi, đứng, ngồ i, nằm nhiều
quá, chịu
cũng không nổi, vì mỏi mệt tê đau
nhức, cho
nên phải có lúc đi, lúc nằm, lúc đứng,
lúc ngồi,
thân ngũ ấm bắt buộc phải động đậy
liên tục
như vậy thì mới thấy dễ chịu, cái dễ
chịu của
sự động thì làm sao mà được an vui,
thanh tịnh
chân thật? Nên đó là những sự khổ
đau của
thân ngũ ấm.
Thân ngũ
ấm là một khối năm duyên hợp
lại trong
môi trường sống, nhưng hành động
đều do
nghiệp lực nhân quả tạo tác nên mỗi
con người
sanh ra, đều phải chịu theo qui luật
nhân quả
thiện ác khổ vui mà thọ hưởng hoặc
chịu lấy
sự khổ vui nhiều ít là tùy theo những
hành động
thiện ác, chứ không có một kẻ nào
ban phước
giáng họa cho loài người được. Chỉ vì sự mê lầm chấp đắm vật chất,
cho
rằng người
nào có nhiều vật chất là hạnh phúc
nên mỗi
hành động luôn luôn kèm theo sự ích
kỉ, nhỏ
hẹp cho cá nhân của mình, thường
không những
làm khổ người mà còn làm khổ
mình.
Đức Phật
dạy: “là con người chứ không
phải là
con thú vật thì phải làm thiện,
làm thiện
không có nghĩa làm việc từ
thiện, mà
làm việc thiện ở đây có nghĩa là
không làm
khổ mình, khổ người”, như vậy
các hành
trong thân ngũ ấm mới không còn
khổ đau
nữa, chứ làm việc từ thiện theo kiểu hệ
phái phát
triển phước đâu thì không thấy, mà
bị kẻ
khác lợi dụng thì có, cho nên, tai họa
bệnh tật
khổ đau thường viếng thăm những
người làm
thiện này.
Trong kinh
sách Nguyên Thủy Phật dạy:
“Các hành
là vô thường, là khổ”. Nhưng
chúng ta
học đạo đức nhân bản – nhân quả
không làm
khổ mình, khổ người của đạo Phật
nên các
hành đều thực hiện nhân quả thiện,
mà các
hành đã làm thiện thì quả là phước mà
quả phước
thì thân con người thanh thản, an
lạc và vô
sự, thân tâm thanh thản, an lạc và vô
sự đó là
thân tâm thanh tịnh, thân tâm thanh tịnh tức là thiền định, thiền định
thì thân tâm
bất động,
thân tâm bất động tức là các hành
ngưng hoạt
động, các hành ngưng hoạt động
tức là
chấm dứt sự vô thường và khổ đau, chấm
dứt sự vô
thường và khổ đau là phước vô lậu,
là cảnh
giới Niết Bàn tại thế gian.
Tóm lại,
người tu Định Vô Lậu câu hữu
với Khổ
Đế tức là quán xét ba khổ: khổ khổ,
hoại khổ,
hành khổ để chúng ta rõ thấu và cố
gắng tránh
không làm khổ mình, khổ người và
điều đó
khiến cho thân tâm chúng ta vô lậu,
mà mục
đích của đạo Phật là phải đạt tâm vô
lậu.
CHÂN LÝ THỨ
HAI “TẬP ĐẾ”
Định Vô
Lậu câu hữu với Tập Đế, tức là
chúng ta
quán xét nguyên nhân sanh khởi sự
khổ đau
của con người để thấu rõ nó, có thấu
rõ nó,
chúng ta mới cố gắng ngăn chặn diệt trừ
và đoạn
dứt.
Vậy Tập
Đế là gì?
Chữ Tập
có nghĩa là nơi tập hợp mọi sự
đau khổ,
phiền não của con người. Tập còn có nghĩa là nơi chứa nhóm, dồn
thêm mỗi ngày
một nhiều
hơn.
Chữ Đế có
nghĩa là sự thật, đúng đắn
không sai.
Tập Đế là một nguyên nhân của mọi
sự khổ đau
đã chứa nhóm và tích trữ lâu đời
nhiều kiếp
trong mỗi chúng sanh. Nói một cách
khác hơn
đó là cội gốc sanh tử luân hồi của loài
người.
Cội nguồn
sanh ra mọi sự đau khổ phiền
não của
con người gồm có 10 phiền não gốc là:
1/ Tham: Có
nghĩa là lòng tham lam như
Hoà Thượng
Thiện Hoa dạy: “Tánh tham có
động lực
bắt ta phải dòm ngó, theo dõi những
cái gì nó
ưa thích, như tiền tài, danh vọng,
miếng ăn,
chỗ ở, v.v.. rồi nó xui ta lập mưu
nầy, chước
nọ để tìm kiếm cho được những thứ
ấy. Điều
tai hại nhất là lòng tham không đáy,
thâu góp
bao nhiêu cũng không vừa; được một
muốn có
mười, được mười muốn có trăm. Tham
cho mình
chưa đủ, và còn tham cho bà con
quyến
thuộc và xứ sở của mình. Cũng vì tham
mà ăn không
ngon, ngủ không yên; cũng vì
tham mà cha
mẹ vợ con xung đột; cũng vì tham
mà bè bạn
chia lìa; cũng vì tham mà đồng bào
trở lại
xung đột, xâu xé nhau; cũng vì tham mà
chiến tranh
tiếp diễn, giết hại không biết bao sanh linh. Tóm lại, cũng vì tham
mà nhân loại
và chúng
sanh chịu không biết bao nhiêu điều
thống
khổ”.
Lòng tham
đã mang đến không riêng cho
chúng ta
khổ mà còn cả mọi người, không
những trong
quá khứ, hiện tại mà còn có thể
kéo dài
trong tương lai nữa.
2/ Sân: Có
nghĩa là nóng giận, Hoà
Thượng
Thiện Hoa dạy: “Khi gặp những cảnh
trái ý
nghịch lòng, như lòng tham không được
toại
nguyện, thì sân nổi lên, như một ngọn lửa
dữ đốt
cháy lòng ta. Thế là mặt mày đỏ tía hay
tái xanh,
bộ dạng thô bỉ, nói năng hung dữ, có
khi dùng
đến võ lực hay vũ khí để hạ kẻ làm
trái ý,
phật lòng mình. Vì nóng giận mà cha
mẹ, vợ
con, anh em xa lìa, bạn bè ly tán; vì
nóng giận
mà mọi người trở nên thù địch,
nhân loại
đua nhau ra chiến trường; vì nóng
giận mà
kẻ bị tàn tật, người vào khám đường,
kẻ mất địa
vị, người tan sự nghiệp. Kinh dạy:
“Nhất niệm
tâm sân khởi, bách vạn chướng
môn khai”
có nghĩa là một niệm nóng giận nổi
lên thì
trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở
ra. Sách
xưa dạy: “Nhất tinh chi hỏa, năng
thiêu vạn
khoảnh công đức chi sơn”, có nghĩa
là một
đóm lửa giận, có thể thiêu đốt sạch muôn mẫu rừng công đức. Thật
vậy, lửa sân
hận đã
bừng cháy lên giữa lòng nhân loại và
đã đốt
thiêu không biết bao nhiêu công lao, sự
nghiệp mà
con người đã tố n biết bao nhiêu mồi
hôi nước
mắt mới tạo ra được”.
Đúng vậy
những lời dạy trên đây rất thực
tế và cụ
thể để răn nhắc cho những ai còn
mang đầy
ắp tâm sân hận là một nỗi khổ đau
tận cùng
của kiếp người khi tâm sâ n khởi ngút
ngàn.
3/ Si: Có
nghĩa là si mê, mờ ám, biết
không rõ,
không chính xác, không đúng, Hoà
Thượng
Thiện Hoa dạy: “Si như là một tấm
màn dày
đặc, đen tối trùm lên trí tuệ của ta,
làm cho ta
không thể nhìn thấy được sự thật,
phán đoán
được cái hay cái dở, cái tốt, cái xấu.
Do đó ta
gây ra không biết bao nhiêu tội lỗi,
làm hại
mình hại người mà không hay. Vì si
mà lòng
tham trở thành không đáy, bởi vì nếu
người sáng
suốt thấy cái tai hại của lòng tham,
thì người
ta đã kềm hãm được một phần nào
tánh tham.
Vì ngu si mà lửa giận bùng cháy;
nếu người
sáng suốt biết cái tai hại của lửa sân
thì không
để cho nó hoành hành như thế.
Người xưa
dạy: “Bất úy tham sân khởi, duy
khủng tự
giác tri”. Có nghĩa là không sợ tâm tham và sân, mà chỉ sợ tâm si mê.
Nếu tâm
tham sân
nổi lên mà có trí tuệ sáng suốt ngăn
chặn lại,
thì lòng tham sân phải bị dập tắt,
không còn
làm gì được cả. Cho nên, đạo Phật
lấy trí
tuệ làm đầu, nếu đã có trí tuệ sáng suốt
thì lòng
tham sân không thể tồn tại được , cũng
như khi đã
có ánh sáng mặt trời lên thì bóng
tối tất
nhiên phải tan biến”.
Đức Phật
thường gọi tham, sân, si là ba
độc, nó
thường làm đau khổ chúng sanh và
phải chịu
nhiều kiếp sanh tử luân hồi, đọa vào
ba cõi địa
ngục, ngạ quỷ và súc sanh.
4/ Mạn: Có
nghĩa là ngã mạn, kiêu căng,
tự đắc.
Hòa Thượng Thiện Hoa dạy: “Là nâng
cao mình
lên và hạ người khác xuống; tự thấy
mình là
quan trọng mà khinh rẻ mọi người; ỷ
mình có
tiền của, tài trí, có học thức, có cấp
bằng Cao
học như Tiến sĩ hay có quyền thế mà
sanh tâm
dương dương tự đắc, mục hạ vô nhân,
khinh người
già cả, hỗn láo với người đức hạnh,
chà đạp
người dưới, lấn lướt người trên”.
Vì lòng
ngã mạn tự kiêu tự đại cho mình
là hơn hết
nên chẳng chịu học hỏi thêm những
điều hay
lẽ phải. Do đó, làm nhiều điều lầm lẫn
sai quấy,
gây ra bao nhiêu tội ác, phước lành tổn giảm, tộâi lỗi càng tăng, cho
nên phải chịu
sanh tử
luân hồi muôn đời ngàn kiếp.
- Mạn có
bảy thứ:
a) Mạn:
Nghĩ mình hơn người.
b) Ngã
mạn: Ỷ mình hay giỏi mà lấn lướt
người.
c) Quá
mạn: Mình bằng người mà cho là
hơn người,
người hơn mình mà cho là bằng.
d) Mạn quá
mạn: Người hơn mình nhiều
mà cho
mình hơn người.
e) Tăng
thượng mạn: Chưa chứng Thánh
quả mà cho
mình đã chứng.
f) Ty liệt
mạn: Mình thua người nhiều mà
nói mình
thua ít.
g) Tà mạn:
Người tu về tà mạn được chút
ít thần
thông, hoặc hiểu biết đôi chút việc quá
khứ, vị
lai, rồi khinh lướt người khá c xem trời
đất không
còn ai.
5/ Nghi: Có
nghĩa là lòng nghi ngờ, ngờ
vực, không
tin. Hoà Thượng Thiện Hoa dạy:
“Người nghi
ngờ không làm được việc gì hết.
Đối với
người thân trong gia đình, họ không tin
cậy giao
phó công việc; đối với bạn bè, họ nghi
ngờ tất
cả mọi thiện chí. Ngay đối với họ, họ cũng không tự tin nữa. Đã
không tự tin, họ còn
gây hoang
mang cho người chung quanh, làm
cho người
ta ngã lòng thối chí”.
Đối với
đạo lý chân chánh như đạo Phật
có một
nền đạo đức nhân bản giải thoát tuyệt
vời mà họ
cũng không tin, nhưng họ lại tin
theo tà
giáo và những pháp môn mê tín, trừu
tượng của
kinh sách phát triển.
- Trong sự
nghi ngờ có ba phương diện:
a) Tự nghi:
Có nghĩa là nghi mình. Chẳng
hạn như
đọc kinh sách đức Phật dạy: “Tu hành
sẽ được
giải thoát”, nhưng lại tự nghĩ rằng:
“Chẳng
biết mình tu có được không?”. Vì lòng
do dự nghi
ngờ ấy, nên không chịu tu hành.
b) Nghi
pháp: Có nghĩa là nghi phương
pháp mình
đang tu. Chẳng hạn như nghe kinh
Tứ Chánh
Cần dạy: “Ngăn ác, diệt ác pháp,
sanh thiện,
tăng trưởng thiện pháp” thì sẽ được
giải thoát
ngay liền hay như trong kinh Pháp
Cú dạy:
“Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng
hành. Tự
tịnh kỳ ý. Thị chư Phật giáo”. Do sự
nghi ngờ
lời dạy này không biết kết quả có
đúng hay
không? Nên không tu tập.
c) Nghi
nhân: Có nghĩa là nghi người dạy
mình, không
tin ông Thầy dạy mình, nghi pháp mình đang tu không đúng là chánh pháp
của Phật.
Khi chánh pháp của Phật dạy mà
mình nghi
là không phải pháp của Phật thì đó
là mình
đã đánh mất pháp chân chánh. Còn
Thầy dạy
mình tu học mà mình nghi Thầy
mình là
mình đã bị đứt đầu, không còn cách
nào cứu
chữa được. Ở tại tu viện Chơn Như
chúng tôi
có một số đệ tử ham mê thần thông,
nhưng chúng
tôi không thể hiện thần thông,
nên chúng
mất niềm tin và không theo tu tập
với chúng
tôi nữa. Mục đích tu viện của chúng
tôi hướng
dẫn tu tập xả tâm ly tham đoạn diệt
các ác
pháp để đạt được tâm giải thoát không
còn phiền
não, khổ đau, không còn tham sân,
si, mạn,
nghi nữa, giúp cho con người có một
đời sống
đạo đức không làm khổ mình, khổ
người, đấy
là hạnh phúc giải thoát chứ không
phải ngồi
thiền nhập định năm bảy ngày hoặc
kiến tánh
thành Phật, hoặc tụng kinh niệm
chú cho có
thần thông phép lạ hoặc niệm Phật
cầu vãng
sanh Cực lạc Tây phương, v.v.. Ở đây,
chúng tôi
dạy đúng theo đường lối tu tập của
đạo Phật
là hằng ngày không có tụng niệm lần
chuỗi ngồi
thiền ức chế tâm, mà chỉ có sống
đúng giới
luật và theo như những lời dạy trong
kinh Tăng
Chi tập 3 trang 30: “Ở đây này các
Hiền giả,
Tỳ Kheo ưa công việc, thích thú công việc; ưa nói chuyện, thích thú
nói
chuyện; ưa
ngủ nghỉ, thích thú ngủ nghỉ,
chuyên tâm ưa
thích ngủ nghỉ; ưa hội
chúng,
thích thú hội chúng, chuyên tâm
ưa thích
hội chúng, ưa liên lạc giao thiệp,
thích thú
liên lạc giao thiệp, chuyên tâm
ưa thích
liên lạc giao thiệp; ưa hý luận,
thích thú
hý luận, chuyên tâm thích hý
luận. Như
vậy, này các Hiền giả, Tỳ Kheo
sống nếp
sống như vậy, khi lâm chung
không được
hiền thiện, khi mệnh chung
không được
hiền thiện. Này các Hiền giả,
đây gọi là
Tỳ Kheo ái lạc có thân, không
từ bỏ có
thân để chân chánh chấm dứt khổ
đau”. Đây
là lời dạy chân chánh của đức Phật,
muốn tu
theo đạo Phật thì phải tu đúng pháp,
sống đúng
pháp như lời dạy thì mới có sự giải
thoát, còn
tổ chức gia đình Phật tử này , Đạo
tràng nọ
thì chỉ là một hình thức sinh hoạt
Phật giáo
theo kiểu giáo pháp phát triển, chứ
tu tập
chẳng có kết quả gì chỉ là một trò giải
trí lành
mạnh như bao nhiêu trò giải trí lành
mạnh khác
của xã hội, đó là những người đi
tìm ái
lạc của thân vì họ là những người dư
thừa thời
gian không biết làm gì cho hết tuổi
đời. Nếu
không từ bỏ những trò giải trí này thì không bao giờ chân chánh chấm
dứt sự khổ
đau. Nếu
quý vị không tin lời chúng tôi nói thì
nên đọc
lại đoạn kinh trên rồi suy ngẫm và xét
lại từ xưa
đến nay biết bao nhiêu Đạo tràng và
gia đình
Phật tử họ đã được giải thoát những gì
với con
đường giải thoát này. Đối với đạo Phật
thời gian
sinh hoạt của quý vị rất là uổng phí
khi: “Được
thân người là khó”, nên đức Phật
đã nhắc
nhở:
“Tấc bóng
thời gian một tấc vàng
Tấc vàng
tìm được không gì khó,
Tấc bóng
thời gian khó hỏi han”.
Thế mà
quý vị sinh hoạt như vậy gọi là tu,
tu như vậy
có giải thoát được không? Quý vị cứ
nhìn lại
bản thân của quý vị thì quý vị sẽ thấy,
nếu chúng
tôi nói thẳng thừng thì quý vị không
ưa chúng
tôi, nhiều khi chúng tôi thấy quý vị
như một con
cờ dùng để cho người khác sử dụng
nước cờ
tôn giáo, chứ quý vị tu như vậy dù tu
một triệu
năm nữa cũng chưa thấy và hiểu biết
sự giải
thoát như thế nào?
Chúng tôi
dạy đúng như lời Phật dạy cấm
không cho tu
sĩ và cư sĩ tập họp nói chuyện thì
họ không
thích, họ muốn tu tập theo kiểu giáo
pháp phát
triển, sinh hoạt như các Đạo tràng và các gia đình Phật tử, họ
khoái hội họp,
thích vui
chơi, thích nói chuyện, thích ca hát,
ngâm thơ,
thích tụng kinh niệm Phật.
Chỗ tu
hành của chúng tôi là chỗ tu tìm sự
giải
thoát, làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp
người sanh,
già, bệnh, chết và chủ động đi vào
con đường
hoá sanh, chứ không chấp nhận chịu
bó tay sanh
nơi dâm dục bất tịnh, ô trược, bẩn
thỉu, hôi
thúi và khổ đau. Vì thế, ai muốn tu
được thì
hãy sống đúng như lời đức Phật đã
dạy, như
chúng tôi đã dạy, nếu không sống
được thì
đừng nên theo đạo Phật tu hành,
chẳng có
ích lợi gì mà còn làm cho kẻ khác phỉ
báng Phật
giáo.
Đạo Phật
không cầu mong có nhiều người
tu mà phá
giới, phạm giới, bẻ vụn giới, vô đạo
đức làm
người, làm Thánh. Thàø chỉ cần ít người
hay một
người tu đúng pháp có giới đức hẳn
hoi, có
một đời sống phạm hạnh của bậc Thánh
Tăng thì
Phật giáo mới còn rực rỡ trên thế
gian này,
dù chỉ có một người còn hơn đi đâu
cũng gặp
tu sĩ và cư sĩ mà đời chẳng đời, đạo
chẳng đạo,
họ sống với những nghề nghiệp lừa
đảo thiên
hạ thật là đau lòng cho Phật giáo
ngày nay.
Giữa ban ngày thắp đuốc lên đi tìm
một bậc
giới đức khắp trên thế gian này không bao giờ có, toàn là những tu
sĩ và cư sĩ phá
giới, phạm
giới, bẻ vụn giới, v.v..
Nếu quý
vị thấy sống không kham nổi
trong giới
luật của Phật, thì quý vị đi tu làm gì,
để phạm
giới, phá giới như vậy, có ích lợi gì
cho quý vị
và cho người khác, nếu quý vị sống
không kham,
thì quý vị ra đời mà sống, sống
trong chùa
mà bày ra những trò mê tín, dị
đoan, cúng
bái, tế lễ, xin xăm bói quẻ, v.v.. đó
là đi
ngược lại Phật giáo, cũng như quý vị
thuyết
giảng hý luận trừu tượng mơ hồ bằng lối
chơi chữ
để lừa đảo những người nhẹ dạ dễ tin
để cầu
được sự cúng dường.
Tóm lại,
quý vị muốn tu theo đạo Phật thì
quý vị
phải nghiên cứu Phật giáo cho kỹ, nếu
thấy chúng
tôi dạy đúng thì xin vào tu, còn nếu
thấy chúng
tôi dạy không đúng thì quý vị đừng
xin vào tu
thử, vì sự tu thử sẽ làm quý vị phí
thì giờ vô
ích mà còn sanh tâm nghi ngờ chánh
pháp của
Phật, tạo thêm tội lỗi như quý thầy:
Thầy Chơn
Đức, Thầy Từ Minh, Thầy Minh
Tông, Thầy
Thiện Thiền, v.v.. họ đã trở thành
những
người đệ tử bất nghĩa muôn đời ngàn đời
để lại
tiếng đời không tốt cho mai sau.
Tánh nghi
ngờ làm cản trở sự tiến triển
tu hành
cũng như những sự việc khác, làm ngăn ngại mọi công tác hữu ích cho
mình, cho
xã hội và
cũng vì tâm nghi ngờ khiến cho cuộc
đời không
vượt khỏi cảnh tối tăm khổ sở.
6/ Thân
kiến: Có nghĩa là vì không rõ
nên lầm
chấp thân ngũ uẩn tứ đại giả hợp này
cho là ta,
là của ta, là bản ngã của ta. Hòa
Thượng
Thiện Hoa dạy về thân kiến: “Vì cái
chấp sai
lầm ấy, nên thấy có một cái ta riêng
biệt, chắc
thật không biến đổi, thấy cái ta ấy là
riêng của
ta, không dính dấp đến người khác,
và xem nó
là một thứ rất quý báu. Vì tưởng lầm
như vậy,
nên kiếm món ngon vật lạ cho ta ăn,
may sắm
quần áo tốt đẹp cho ta mặc, lo xây
dựng nhà
cao cửa rộng, chùa to Phật lớn v.v..
cho ta ở,
thâu góp thật nhiều của cải, đất ruộng
để dành
cho ta dùng, kiếm công danh chức
tước, địa
vị cho ta hãnh diện với mọi người. Do
sự quý
chuộng cung phụng cho cái ta ấy, biến
Phật giáo
thành tà giáo mê tín; gây mê muội và
lạc hậu.
Do sự quý chuộng cung phụng cho cái
ta ấy mà
tạo ra lắm điều tội lỗi, chà đạp lên
bao nhiêu
cái ta khác, làm cho họ đau khổ vì
ta. Và thế
giới trở thành một bãi chiến trường
cũng vì
cái ta”.
Chúng ta hằng
ngày chịu nhiều đau khổ
cũng chính
vì Thân kiến tức là cái kiến chấp về thân. Nó là một trong bảy
kiết sử trói buộc và
sai sử
chúng ta như mộ t tên nô lệ rất khó mà
bứt bỏ,
nếu không có pháp như lý tác ý của đức
Phật dạy
thì khó có pháp nào diệt thân kiết sử
này được,
nếu hằng ngày chúng ta không siêng
tu pháp như
lý tác ý thì chẳng bao giờ chúng ta
bứt được
sợi dây thân kiết sử này, cho nên, đức
Phật
thường nhắc đi nhắc lại câu pháp hướng
này: “Thân
này không phải là ta, không
phải của
ta, không phải bản ngã của ta”.
Câu này
quý vị nên nhớ mà hướng tâm hằng
ngày đừng
nên biếng trễ và xem thường, đó là
lời tâm
huyết mà đức Phật đã dạy cho chúng ta
vì thương
tưởng chúng ta vô minh mà lầm chấp
thân kiến
chịu khổ muôn đời.
7/ Biên
kiến: Có nghĩa là chấp một bên,
nghiêng về
một phía, đó là những thành kiến
rất cực
đoan. Biên kiến có nhiều lối chấp sai
lầm lớn
nhất là:
a) Thường
kiến: Có nghĩa là một loại
luận
thuyết mơ hồ trừu tượng, cho rằng người
chết còn
linh hồn, cho rằng có thế giới siêu
hình, có
bản thể vũ trụ, có tiểu ngã, đại ngã, có
thần thức,
có Phật tánh, có Thiên đàng, có địa
ngục, có
Ngọc Hoàng Thượng Đế, có Chúa Trời,
có Thần,
quỷ, ma, v.v.. Những người chấp thường kiến là những
con người
thường sống trong mê tín, lạc hậu,
sống trong
mộng tưởng, xây dựng cảnh giới
siêu hình
thường cầu cúng lễ bái và ước vọng
làm những
điều thiện để khi chết được sanh
lên Cực
lạc, Thiên đàng của cõi Trời, cõi Niết
bàn hay
cảnh giới chư Phật, Thiền Tông, Mật
Tông đều
thuộc về thường kiến.
b) Đoạn kiến:
Đoạn kiến là một loại luận
thuyết
chết cứng, khô cằn, chết là hết không
còn gì
cả, loại luận thuyết này, khiến cho con
người mất
hết niềm hy vọng về tương lai. Cho
nên, người
ta đặt ra câu hỏi: “Tương lai không
có thì hiện
giờ làm để làm gì?”. Ngày mai chết
là hết,
vì vậy con người chấp đoạn kiến thì làm
bao nhiêu ăn
bấy nhiêu , chẳng còn biết nghĩ
đến ai cả,
sống chỉ quay cuồng trong dục lạc, ăn
uống vui
chơi trụy lạc, xì ke, ma túy, rượu chè
bê bết,
sống theo kiểu hiện sinh không có ngày
mai. Hòa
Thượng Thiện Hoa dạy: “Đối với hạng
người chấp
đoạn kiến, thì hễ tắt thở là không
còn gì
tồn tại nữa; tội cũng không mà phước lại
cũng chẳng
có. Họ không tin nhân quả luân
hồi, nên
mặc tình làm các điều tội lỗi. Họ tự
bảo: “Tu
nhân tích đức già đời cũng chết; hung
hăng bạo
ngược tắt thở cũng không còn”. Vì chấp đoạn kiến, có người đứng
trước
cảnh thất
tình, thất vọng, hoặc gặp cảnh buồn
lòng
nghịch ý, tưởng rằng chết là hết đau khổ,
là giải
thoát tất cả khổ, nên họ không ngần
ngại mượn
chén thuốc độc, hay dòng sông sâu
hoặc sợi
dây oan trái để kết liễu đời mình. Họ
đâu có ngờ
rằng chết rồi vẫn chưa hết! Họ đâu
biết rằng
luật nhân quả nghiệp báo là một vật
thường
hằng bất biến của môi trường sống,
ngoài
những hành động ác thiện của loài động
vật ra khi
chết, không có gì còn lại cảù. Chính
vì những
hành động của loài đôïng vật là một
tác nhân
tạo ra nghiệp, cho nên đức Phật dạy:
“Nghiệp là
cha đẻ ra con người, con người
là thừa
tự nghiệp”. Như thế làm sao gọi là
đoạn kiến.
Khi chết trong ác nghiệp khổ đau
thì nghiệp
khổ đau ấy vẫn phải tiếp tục tái
sanh trong
nghiệp nhân quả đau khổ kế tiếp.
Người chấp
đoạn kiến là những người
không thông
suốt môi trường sống hợp duyên
của các
pháp. Trong môi trường sống này
không có
một vật gì sanh ra mà đơn điệu toàn
là các
pháp hợp lại tạo thành.
Ví dụ 1:
Không thể có một người đàn ông
cũng như
một người đàn bà đơn điệu tự một
mình sanh
ra con được, mà phải có hai người nam nữ lấy nhau tạo duyên ngũ uẩn
hòa hợp
mới thành
ra con người.
Ví dụ 2:
Không thể lấy một cây cột, lấy
một tấm
tôn, một miếng vách mà bảo rằng vật
đó là cái
nhà được, một cái nhà phải có các vật
hợp lại
như: cột, kèo, vách, tôn, cửa lớn, cửa
nhỏ rồi
tạo dựng ra cái nhà. Đó là các pháp
trong môi
trường sống này đều do duyên hợp
mà thành,
nhưng bảo rằng khi hoại diệt thì
không còn
gì hết là sai (đoạn kiến) mà bảo
rằng còn
thì cũng sai (thường kiến), đó là hai
cái sai
của những lý luận này.
c) Vừa
thường vừa đoạn kiến : Có một
luận
thuyết cho rằng các pháp trong thế gian
này vừa
có vừa không như Ngài Long Thọ: “Sắc
tức thị
không, không tức thị sắc”, đó là lối lý
luận trườn
uốn như con lươn, để rồi Ngài đẻ ra
trí tuệ
Bát Nhã Chơn Không thành ra thường
kiến, cuối
cùng Ngài cũng như các nhà thường
kiến khác,
nhưng giỏi khéo lý luận để che mắt
thiên hạ,
chứ kỳ thực Chơn Không của Ngài
đâu có
khác gì thần thức, linh hồn, đại ngã,
Phật tánh,
bản thể vạn hữu, chỉ có khác là
danh từ mà
thôi.
Do những
lý luận này đã biến những tu sĩ
Phật giáo
thành những nạn nhân, bỏ biết bao nhiêu công lao sức lực tu hành, cuối
cùng chẳng
ra gì, khổ
đau cũng hoàn khổ đau, chẳng có ai
làm chủ
sanh, già, bệnh, chết cả.
8/ Kiến
thủ: Có nghĩa là chấp chặt sự
hiểu biết
sai lầm của mình có ba trường hợp:
a) Kiến
thủ vì ảnh hưởng tư tưởng của
người
khác. Khi học hiểu một điều gì do lý luận
của các
nhà tư tưởng như tưở ng Chơn Không,
Phật
Tánh,v.v.. Cũng như thấy những hiện
tượng nhập
đồng nhập cốt do cô cậu hoặc linh
hồn người
chết oan nhập vào nói đâu trúng đó,
rồi cho đó
có linh hồn người chết, có thế giới
siêu hình
rồi chấp chặt ai nói gì cũng không
tin. Không
ngờ thế giới siêu hình là do tưởn g
uẩn tạo
thành chứ không có thế giới siêu hình
thật sự.
Do sự chấp chặt này họ phải chịu thiệt
thòi nhiều
mặt về sự tu hành cũng như về đời
sống.
b) Kiến
thủ vì không ý thức được sự sai
lầm của
mình. Hòa Thượng Thiện Hoa dạy:
“Hành vi
của mình sai quấy, ý kiến của mình
sai lầm,
nhưng vì không đủ trí sáng suốt để
nhận thấy,
nên cứ bảo thủ hành vi, ý kiến của
mình, tự
cho mình là hay là giỏi, ai nói gì cũng
chẳng
nghe”. c) Kiến thủ vì tự ái hay vì ngoan cố cứng
đầu. Biết
mình làm như thế là sai, nói như vậy
là không
đúng, lỡ lời, nhưng vì tự ái cứ bảo thủ
cái sai,
cái không đúng của mình, không chịu
thay đổi,
không chịu sám hối, xin lỗi, không
chịu từ
bỏ, xa lìa.
Ví dụ: Như
trước kia ông bà đã lỡ theo tà
giáo,
ngoại đạo, nay con cháu vẫn biết đó là tà
giáo nhưng
cứ theo mãi không dám bỏ, cho đó
là tôn
giáo truyền thống của tổ tiên, ông bà để
lại không
được bỏ, mặc tôn giáo đó dạy những
điều phi
đạo đức, phi nhân quả, thường dạy
những điều
cầu cúng, mê tín, lạc hậu, v.v.. Có
người còn
nói một cách liều lĩnh, ngu si: “Xưa
sao nay
vậy” hay “Xưa bày nay làm”. Cũng như
cha mẹ
trước là nghề nghiệp ác chài lưới, săn
bắn hoặc
làm nghề đồ tể, bán thịt sống, thịt
chết, mãi
dâm, bán rượu, thuốc phiện, xì ke ma
túy, v.v..
đó là những nghề ác độc tội lỗi, đến
con cháu
vẫn cứ bảo thủ nghề ấy, không chịu
thay đổi
nghề khác.
Nhìn rộng
ra xã hội bên ngoài, có một số
đông người,
mặc dù thời đại của chúng ta hiện
giờ, con
người đã có nhiều tiến bộ về khoa học
kỹ thuật
hiện đại hóa đời sống, thế mà người
ta cứ vẫn
giữ lại những lề lối cổ tục hủ bại, hễ trong nhà có người chết
là giết heo bò để cúng
kiếng,
rước thầy chùa tụng kinh để cầu siêu
linh hồn
trong khi ông thầy tụng chưa độ được
ông siêu,
mà ông đi cầu siêu cho kẻ khác thì
việc làm
đó là một điều ngu si, khi đưa đám
tang thì
rải giấy tiền vàng mã; mỗi khi tuần tự
hay giỗ kỵ
thì lại đốt giấy tiền vàng mã và
quần áo
kho đụn phướng xá. Hằng năm cứ vào
ngày rằm
tháng ba âm lịch thì Ban Tế Tự tập
họp dân
chúng làm lễ kỳ an cúng tế tà Thần,
ác quỷ,
v.v.. Làng xã chấp chặt những hủ tục
mê tín lạc
hậu như thế mà còn cho đó là “Văn
hóa truyền
thống của dân tộc” không được bỏ.
Những việc
làm đó đều thuộc về kiến thủ.
9/ Giới
cấm thủ: Có nghĩa là làm theo,
sống theo
giới cấm của ngoại đạo, tà giáo,
những giới
cấm của tà giáo ngoại đạo này phần
nhiều vô
lý phi đạo đức, mê muội, dã man, v.v..
Những giới
cấm này khiến cho con người bất
hiếu và
tự làm khổ mình. Hòa Thượng Thiện
Hoa dạy:
“Các giáo phái ngoại đạo ở Ấn Độ lấy
đá dằn
bụng, đứng một chân giữa trời nắng,
nằm trên
chỗ bẩn thỉu, leo lên cao nhảy xuống,
gieo mình
vào lửa, nhảy xuống sông trầm mình
chịu lạnh
lẽo để được phước, chặt hoặc đốt một lóng tay, có người chặt nguyên
một cánh tay để
cầu pháp.
Những thứ
cuồng tín như thế, không làm
cho cuộc
đời sáng sủa, mà còn làm cho đen tối
và khổ đau
thêm”.
Giới cấm
thủ này chúng ta thấy trong
kinh Pháp
Hoa Phẩm Tựa dạy cúng dường thân
mạng hoặc
một phần thân mạng để cầu pháp
giải
thoát, khiến cho những người cuồng tín
chặt hoặc
đốt ngón tay, hủy hoại cơ thể của
mình không
tật nguyền mà thành tật nguyền,
không khổ
mà làm thêm khổ, đó là giới cấm
thủ hay
còn gọi là những giáo điều của ngoại
đạo.
10/ Tà
kiến: Có nghĩa là chấp chặt theo
lối không
chân chánh, trái với sự thật, trái với
luật nhân
quả, phi đạo đức như trong kinh
Pháp Hoa
Phẩm Phổ Môn, Bồ Tát Quan Thế
Âm cứu khổ
cứu nạn chúng sanh, đó là tà kiến
phi đạo
đức, phi nhân quả, mê tín. Hòa Thượng
Thiện Hoa
dạy: “Nói một cách khác, tà kiế n
nghĩa là
mê tín, dị đoan, như thờ đầu trâu, đầu
cọp, bình
vôi, ông táo, xin xăm, bói quẻ, buộc
tôm đeo
niệt, coi sao, cúng hạn, v.v..”.
Nói rộng
ra bốn món chấp trên đều thuộc
về tà
kiến cả. Nghĩa là trên đời này cái gì ý thức không hiểu được mà
dùng tưởng thức để
hiểu, hiểu
như vậy là hiểu một cách mơ hồ,
trừu
tượng, không rõ ràng, không thực tế,
không cụ
thể đều được gọi là tà kiến.
Khi tu Định
Vô Lậu câu hữu với Tập Đế
thì chúng
ta sống trong thực tế, cái gì ý thức
hiểu biết
cụ thể thực tế còn hoàn toàn ngoài ra
không tin
một cái gì cả, phần nhiều người ta
thường hay
sống trong tưởng thức nên người ta
phải chịu
khổ.
Ví dụ:
Người ta chửi mình đồ chó, trâu
mình tưởng
ra mình là chó trâu, nên mình
sanh tức
giận chửi mắng lại họ, cũng như người
ta chửi
mình: “Tao đào mồ mả cha mày lên”,
mình tưởng
rằng họ đào mồ mả cha mình chứ
sự thật
họ đâu có đào, thế mà mình sống trong
tưởng rồi
sanh ra tức giận chửi mắng đánh với
nhau, khiến
làm khổ cho nhau, thật là tà kiến
điên đảo
và sống không thực tế, tạo cảnh mình
khổ, người
khác khổ chẳng có ích lợi gì cả.
Ví dụ:
Người ta chửi mình là đồ ăn cắp, ăn
trộm mình
tự ái sợ người khác không hiểu
mình, sanh
ra nghi ngờ mình ăn cắp, ăn trộm
thì xấu
hổ, cái tự ái sợ hãi người ta nghi ngờ
mình nên
mình tức giận và buồn khổ trong
lòng mãi
mãi, đó là mình số ng trong tưởng, chứ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!