Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

đường về xứ phật - tập 2-12

mãn nguyện trên đường tu tập, chỉ còn tu tập
đúng theo lời dạy của Thầy và có nhiệt tình
quyết tâm thì thời gian không còn lâu, nếu
không quyết tâm nhiệt tình thì sự tu tập không
biết bao lâu mới xong.
Phải cố gắng lên con ạ! Cuộc đời chẳng có
gì là của chúng ta cả, chỉ toàn là một trò ảo
ảnh lừa đảo con người mà thôi, khi đã chết đi
rồi, danh cũng không còn, của cải, tiền bạc
châu báu, ngọc ngà, còn có vật gì mà mang
theo chúng ta được, thân này cũng không còn
là ta, thì còn gì là ta nữa, của ta nữa , thôi hết
rồi chỉ còn một nghiệp lực khổ đau tiếp diễn
luân hồi tái sanh rồi lại tiếp tục trò ảo ảnh của
cuộc sống này nữa mãi mãi muôn đời muôn
kiếp.
Tóm lại, hằng ngày con nên quan sát
thân, thọ, tâm và pháp, trên bốn chỗ này có
chướng ngại pháp thì con hãy mau mau đẩy lui
nó khỏi thân tâm con thì ngay đó là con giải
thoát, đó là một pháp duy nhất mà Thầy chọn
cho con để đem lại cho con một sự giải thoát
chân thật nơi tâm hồn, con hãy cố gắng lên con
ạ!
 SẮC DỤC
Hỏi:Kính thưa Thầy, tâm sắc dục là gì?
Đối trị nó như thế nào?
Đáp: Tâm sắc dục là lòng thương yêu giữa
trai gái gồm có tình yêu và tình dục.
Muốn đối trị tâm này, người tu sĩ và người
cư sĩ phải tu tập Định Vô Lậu, quán xét như:
1- Quán xét tâm sắc dục bất tịnh, uế
trược, bẩn thỉu, hôi thối, v.v…
2- Quán thân bất tịnh.
3- Quán tử thi sình trương hôi thúi.
4- Quán xương trắng.
5- Quán xét tâm sắc dục, trong nhân quả
nối tiếp sanh tử luân hồi nhiều đời, nhiều kiếp
khổ đau, không những một người mà nhiều
người.
6- Quán xét tâm sắc dục, trong 12 nhân
duyên hợp lại tạo thành một thế giới khổ đau
triền miên, bất tận.
7- Quán Tứ Diệu Đế. 8- Quán xét sắc dục, trong đời số ng vợ
chồng nghèo đói, con cái nheo nhóc thiếu ăn
thiếu mặc, không được học hành tới nơi tới
chốn.
9- Quán xét sắc dục, trong đời sống đôi vợ
chồng gây gổ đánh nhau, chửi mắng la khóc.
10- Quán xét sắc dục, trong đời sống vợ
chồng ghen tuông.

11- Quán xét sắc dục, khi người phụ nữ
đang sanh.
12- Quán xét sắc dục, khi người phụ nữ ôm
con nuôi nấng cho đến lớn khôn.
Sắc dục là con đường đi tái sanh luân hồi
của tất cả các loài động vật, không riên g gì loài
người, cho nên, trên đời này không có người
nào thoát khỏi, chỉ vì sắc dục có mùi vị dục lạc
cám dỗ rất mạnh khiến cho ai cũng đắm mê.
Dục lạc của sắc dục chỉ chốc lát mà để lại
cho con người biết bao nhiêu là sự khổ đau của
cả một đời người.
Con đường tái sanh luân hồi ai cũng biết
đó là sắc dục, muốn chấm dứt tái sanh luân hồi
mà không dứt tâm sắc dục thì làm sao mà
tránh khỏi tái sanh luân hồi được. Có người bảo rằng: “Nếu mọi người trên
thế gian này ai cũng ngăn chặn và tránh sắc
dục thì con người trên hành tinh này sẽ không
còn nữa, loài người sẽ tuyệt chủng”. Nếu mọi
người ai cũng không đi vào con đường sắc dục
thì trong môi trường sống này sẽ có một loài
động vật sanh ra nơi thanh tịnh và cao quý
hơn.
Loài động vật sanh ra có bốn chỗ sanh:
1- Hóa sanh
2- Thấp sanh
3- Noãn sanh
4- Thai sanh
Trong bốn loại sanh này có hai loại sanh
không đi vào con đường sắc dục , đó là hóa sanh
và thấp sanh, còn noãn sanh và thai sanh thì
phải đi vào đường sắc dục. Từ thấp sanh, noãn
sanh và thai sanh đi vào con đường bất tịnh ô
uế bẩn thỉu để tạo môi trường hợp duyên sản
sinh các loài động vật.
Hóa sanh, các con đừng hiểu sự biến hóa
ra con người, mà là sự chủ động phối hợp các
duyên để sản sanh ra một con người bằng một
khả năng tâm lực, mà chỉ có những người tu
hành lìa khỏi các duyên hợp bất tịnh và đoạn dứt tâm dục thế gian thì mới có đầy đủ tâm lực
hòa hợp các duyên trong môi trường sống tạo
nên một con người hoàn thiện, hoàn thiện cả
thân và tâm, có nghĩa là thân tâm của người
hóa sanh thanh tịnh không còn một chút dục
và ác pháp.
Như vậy, trên hành tinh này sẽ có một số
lượng con người được sanh ra theo sự chủ động
của con người và những con người hóa sanh này
sẽ có một tuổi thọ theo ý muốn của loài người.
Như chúng tôi đã nói ở trên, do tâm lực
mà người tu hành tạo ra khi họ còn mang thân
ngũ uẩn, thân ngũ uẩn là một loại thân bất
tịnh được sanh ra nơi con đường sắc dục, con
đường ô uế, bẩn thỉu.
Nếu con người toàn bộ đều chấm dứt con
đường sắc dục thì thế gian này rất thanh tịnh
và con người sẽ xuất hiện bằng con đường hoá
sanh. Con đường hóa sanh là con đường chủ
động sanh ra chứ không phải như con đường
sanh sản bị động như thấp sanh, noãn sanh và
thai sanh. Nếu trên thế gian này con người
không sợ nạn nhân mãn cứ để tự do theo đường
sắc dục mà sanh đẻ thì trái đất này sẽ không
còn chỗ ở và cũng không có lấy vật gì để đủ ăn
mà sống. Kế hoạch hóa gia đình là chiến lược hàng
đầu của thế giới chống nạn nhân mãn, cho nên
sự sanh sản đi qua nẻo sắc dục là một sự lo
lắng và đau khổ nhất của loài người, nhưng con
người cứ mãi đắm đuối trên sắc dục mà không
thấy sự khổ đau, sự lo lắng, sự ưu tư mà những
người trí hiểu biết đang tìm mọi cách thoát ra
con đường tái sanh bẩn thỉu nguy hiểm và đau
khổ này.
Đạo Phật đã thấy được điều này, vì vậy
Ngài chủ trương tuyệt dục để chấm dứt con
đường thai sanh, khiến cho loài người không
còn khổ đau nữa.
Nếu như vậy, trên hành tinh này loài
người sanh ra bằng con đường hóa sanh thì sẽ
có một số lượng con người vừa đủ để sống
không thừa, không thiếu. Tại sao vậy?
Vì con người chủ động sự sanh sản bằng
cách hoá sanh, sanh mà không bị sắc dục lôi
cuốn, sanh mà không bị sự đam mê của dục lạc,
sanh mà không bị đau khổ, tự tại thật là hạnh
phúc biết bao, sanh mà không bị động như ba
loại sanh sản kia.
Như vậy chúng ta nên chọn lấy con đường
sanh sản nào hơn, nếu chọn con đường sanh
sản hóa sanh thì chúng ta phải chấm dứt con đường sanh sản bằng tình dục. Con đường sanh
sản bằng tình dục là con đường sanh sản bẩn
thỉu, hôi thúi, bất tịnh, uế trược, khổ đau, cho
nên loài người sanh ra trên hành tinh này đều
vô minh dù là một nhà bác học vẫn là vô minh.
Tại sao vậy?
Tại vì sanh ra từ con đường bất tịnh, uế
trược, hôi thúi, dục lạc hèn hạ, ích kỉ, dơ bẩn
giữa đôi trai gái. Cho nên, nhà bác học cũng
còn mang bản chất vô minh, còn tự làm khổ
mình, khổ người, có nghĩa là nhà bác học vẫn
ăn thịt chúng sanh, vẫn còn tham muốn, vẫn
còn sân hận, vẫn còn buồn lo, sợ hãi, phiền
não, bất toại nguyện, v.v.. Những con người còn
mang bản chất này là còn vô minh, u tối, dại
dột, ngu si dù là họ có những bằng Tiến sĩ.
Người ta cứ nghĩ rằng con người là một
con vật thông minh, biết sáng tạo, sang chế ra
mọi thứ vật chất để phục vụ con người, nhưng
con người đã lầm to, dù phục vụ con người có
tiện nghi như thế nào đi nữa, thì con người
càng khổ đau nhiều hơn vì sự sanh, già, bệnh,
chết con người không giải quyết được, cuối cùng
những nhà bác học vẫn đau khổ, phiền não, bất
toại nguyện vì lòng tham, sân, si trong cuộc
sống của họ; họ vẫn khổ đau vì thân già yếu lụm cụm; vẫn khổ đau vì các chứng bệnh; vẫn
khổ đau vì phải chết.
Hiện giờ khoa học đang ráo riết đưa ra
những đề án để giải quyết sanh, già, bệnh, chết
của loài người, nhưng nếu con người còn sống
trong dục thì những đề án này khó thành công.
Cách đây 2548 năm đức Phật là người đầu
tiên đưa ra đề án này để giải quyết sanh, già,
bịnh, chết của loài người, đề án đó đã trở thành
mọât chân lý của loài người “Tứ Thánh Đế”. Nếu
con người trên hành tinh này thực hiện Tứ
Thánh Đế là để giải quyết sanh, già , bệnh, chết
thì phải đi về ngả hóa sanh, chứ không thể còn
có con đường nào khác hơn nữa được.
Trên hành tinh này có nhà bác học nào đã
thoát ra khỏi bốn sự đau khổ này chưa? Cho
nên vật chất của các ông sáng tạo ra đối với
người vô minh thì nó là phục vụ tiện nghi cho
đời sống con người, nhưng đối với người có trí
hiểu biết thì rất lo lắng nó là tai họa của loài
người. Tại sao người ngu cho những phát minh
sáng tạo ra vật chất phục vụ tiện nghi cho con
người là hạnh phúc, còn người trí thì cho là tai
họa?
Tại vì người ta sanh ra nơi con đường tình
dục nên phải ngu si thấy vật chất cho là hạnh phúc, chứ kỳ thực nó là một đối tượng để con
người chà đạp lên nhau, xâu xé lẫn nhau, giết
hại lẫn nhau, làm khổ cho nhau, trừ ra khi nào
con người tránh sanh nơi con đường tình dục
thì vật chất phát minh sáng tạo ra kia mới là
hạnh phúc chân thật.
Đạo Phật ra đời giúp con người sanh ra
bằng con đường hoá sanh, vì thế Ngài dạy
chúng ta “Ái dục” là khổ đau, là vô thường cần
phải chấm dứt. Nếu loài người ai cũng biết và
hiểu được như vậy thì nên cố tránh xa con
đường tình dục, vì con đường đó sản sanh ra
con người u mê, uế trược, bất tịnh, vô minh, vô
thường, khổ đau và luôn luôn chịu chi phối
trong luật nhân quả sanh, già, bệnh, chết.

CỨU ĐỘ CHA MẸ KHI ĐÃ KHUẤT BĨNG
Câu hỏi của Diệu Tâm
Hỏi:Kínhthưa Thầy! Người tu hành
đắc đạo, khi cha mẹ đã qua phần lâu rồi, có độ
được hay không? Đáp: Khi tu xong đắc Tam Minh, dùng
Thiên Nhãn Minh quan sát khắp cả Thế gian
xem xét coi nghiệp lực cha mẹ mình đã sanh về
đâu, biết được vị trí cha mẹ sanh ra và đang ở
đó, nghiệp lực đó còn duyên hay đã hết duyên
với mình, nếu đã hết duyên thì mình tạo duyên
mới tức là gieo duyên để gặp lại cha mẹ, nếu
còn có duyên cũ thì sớm muộn gì, nghiệp lực
nhân quả sẽ đưa đẩy cha mẹ gặp lại mình dễ
dàng nhưng lại sợ mình tu chưa chứng nên
không làm sao nhận ra người được. Khi gặp
nhau nghiệp lực nhân quả có sức thu hút tạo
thành một thiện cảm. Nhờ đó, người tu chứng
dùng lời lẽ hay dùng kinh sách để giúp cho
người thân của mình hiểu thông đạo đức nhân
bản nhân quả làm người và tạo duyên hoặc
khuyến khích độ cha mẹ tu hành thọ Bát Quan
Trai và hằng ngày sống trong hành động ngăn
ác diệt ác pháp để người thân củ a mình không
tạo nhân ác luôn tạo nhân thiện. Đó chính là
mình độ những người thân thương của mình có
một đời sống với thân tâm thanh thản, an lạc
và vô sự. Nếu họ có duyên trong một đời nầy
thì mình sách tấn họ trở thành những bậc xuất
gia để tiến tới tu tập thiền định và Tam Minh
chấm dứt sanh tử luân hồi, không còn tái sanh
lại cõi thế gian này nữa. Với việc làm này của một người tu chứng
Tam Minh thì không còn khó khăn, chúng ta
nhớ lại khi mẹ đức Phật sanh Ngài ra chỉ trong
vòng bảy ngày mẹ Ngài chết. Lúc bây giờ đức
Phật được người dì nuôi nấng cho đến trưởng
thành đi tu và chứng đạo. Sau khi chứng đạo
Ngài quan sát thấy nghiệp lực của mẹ sanh lên
cõi Trời và mùa hạ năm đó đức Phật đến cõi
Trời để dạy mẹ mình tu hành, còn vua cha đức
Phật cũng hướng dẫn cha mình tu tập và sau
khi chết được sanh lên cõi Trời.
Như vậy, mẹ của đức Phật chết gần bốn
chục năm, Ngài tìm được không mấy khó khăn
và độ mẹ mình tu hành, trong kinh sách còn
ghi lại rõ ràng. Nếu chúng ta nỗ lực tu hành
khi chứng được Tam Minh thì không lý nào
một người tu sĩ đệ tử của đức Phật lại làm ngơ
trước lòng hiếu hạnh của mình sao? Đạo đức
của đạo Phật dạy rất đầy đủ sự hiếu hạnh làm
người. Làm người phải nhớ công ơn sanh thành
dưỡng dục của mẹ cha, cha mẹ phải chịu biết
bao nhiêu sự khổ cực để nuôi con lớn khôn,
công ấy như trời biển, không sao kể hết được.
Những người không tu theo đạo Phật họ
còn có hiếu thay, huống là những người tu theo đạo Phật thì lòng hiếu hạnh của họ phải còn
gấp trăm ngàn lần.
Những người tu theo đạo Phật là những
người biết thương mình thương người, vì đạo
Phật tu hành rất khó khăn, nếu ai không
thương mình thương người thì không bao giờ tu
được, bởi vì tu theo đạo Phật không tựa nương
vào oai lực của ai cả chỉ bằng sức lực của mình,
nhất là đời sống của người tu sĩ đạo Phật phải
buông xả vật chất thế gian cho thật sạch thì
mới có thể ly dục ly ác pháp được, mà có ly dục
ly ác pháp thì mới gọi là thương mình thương
người và chính vì vậy mà họ phải thương cha
mẹ họ nhiều nhất, cho nên khi tu xong, họ liền
quan sát tìm cha mẹ được sanh về nơi đâu rồi
tìm mọi cách để độ cha mẹ, ngõ hầu đền đáp
công ơn sanh thành dưỡng dục cao dày như
trời, như biển.
 BẬC TU CHỨNG KHI NHẬP DIỆT CĨ
DÙNG THA LỰC ĐỘ CHÚNG SANH KHƠNG?
Hỏi:Kính bạch Thầy! Các bậc tu đạt
đạo đã nhập diệt có thể thị hiện hoặc dùng tha
lực để độ chúng sanh không?
Đáp: Các bậc tu chứng đã nhập diệt chỉ có
thị hiện độ chúng sanh, không dùng tha lực, vì
tha lực trái với đạo Phật, trái với luật nhân
quả.
Đạo Phật xây dựng giáo pháp của mình
trên một nền tảng đạo đức nhân bản nhân quả,
cho nên không thể nào dùng tha lực độâ người
được.
Đạo Phật là một tôn giáo có một nền đạo
đức công bằng và công lý , không có một tôn
giáo nào có một nền đạo đức hơn được.
Vì thế cầu siêu, cầu an, tụng kinh, cúng
bái, tế lễ, niệm Phật, vẽ bùa đọc thần chú, v.v..
là của ngoại đạo, với việc làm này đạo Phật
được xem là việc làm phi đạo đức, tà nghiệp.
Đạo Phật là một tôn giáo dạy người phải
tự lực cứu mình bằng những hành động đạo đức nhân quả có nghĩa là mình muốn đượ c an vui
hạnh phúc thì không nên làm những điều ác,
những điều làm khổ mình, khổ người và khổ
muôn loài chúng sanh, nếu làm những điều ác
khổ mình, khổ người, dù có cầu Thánh, Thần,
chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ thì cũng không bao
giờ có một vị nào dám cứu độ cho một việc làm
phi đạo đức như vậy. Cho nên, đạo Phật không
có dùng tha lực cứu độ mà chỉ có thị hiện để
dạy người sống có đạo đức và nhờ sống có đạo
đức không làm khổ mình, khổ người thì chính
đó là đem lại sự an vui hạnh phúc cho chính
bản thân mình và cho mọi người, chứ không
thể cầu ai cứu khổ cho mình được cả.
Tóm lại, đạo Phật không có dạy cầu tha
lực, cầu tha lực là không đúng của đạo Phật mà
đó là chịu ảnh hưởng của tà giáo ngoại đạo,
chịu ảnh hưởng mê tín lạc hậu của dân gian.
Bậc A La Hán hoặc Phật thị hiện để độ
chúng sanh là thể hiện những đức hạnh đạo
đức không làm khổ mình, khổ người, sống đúng
một đời sống phạm hạnh ly dục ly ác pháp,
không phạm phải một giới luật nhỏ nhặt nào,
thường sống thiểu dục tri túc, chứ không có thể
hiện thần thông hoặc trị bệnh trừ tà yểm quỷ,
như các vị giáo chủ của ngoại đạo thường dùng những danh từ “cứu dân độ thế”, những danh
từ cứu dân độ thế là để lừa đảo thiên hạ.
Cho nên, đạo Phật chân chánh và đạo
Phật không chân chánh chúng ta rất dễ nhận
ra, nhận ra là ở chỗ tha lực và tự lực; nhận ra
là ở chỗ mê tín và không mê tín; nhận ra là ở
chỗ đạo đức không làm khổ mình, khổ người và
không đạo đức thường làm khổ mình, khổ
người; nhận ra là ở chỗ giới luật nghiêm trì và
không nghiêm trì giới luật, phạm giới, phá giới;
nhận ra là ở chỗ cúng tế và không cúng tế ;
nhận ra là ở chỗ thiểu dục tri túc và không
thiểu dục tri túc; nhận ra là ở chỗ phòng hộ sáu
căn và không phòng hộ sáu căn.
Vì công bằng công lý của đạo đức nhân
quả nên các bậc tu chứng chỉ độ người bằng sự
thị hiện để dạy đạo cho người ấy phải tự mình
thắp đuốc lên mà đi chứ không dùng tha lực
giúp họ được, dù bất cứ trường hợp nào, cho
đến sự báo hiếu đối với cha mẹ cũng không
dùng tha lực mà chỉ dùng duyên nhân quả để
giúp cho cha mẹ hiểu rõ thiện và ác và không
nên làm các điều ác luôn sống trong thiện pháp
thì cha mẹ được an vui hạnh phúc, đó là độ cha
mẹ giải thoát.
 THẾ GIỚI SIÊU HÌNH KHƠNG CĨ,
CHỈ CĨ THẾ GIỚI TƯỞNG
Hỏi:Kính thưa Thầy! Thầy xác định là
không có cõi siêu hình nhưng có nhiều kinh nói
đến các cõi Trời, và người ta làm được gì đều
bảo là nhờ chư Thiên hoặc Tam Bảo gia hộ.
Vậy có cõi mà họ không có sắc thân chăng?
Thưa Thầy! Nếu có thì họ có phải ở vào
cõi siêu hình không Thầy?
Trong băng Thầy có nói mấy ông ở cõi
Trời, nhìn xuống thế gian thấy khoa học hiện
đại tạo đời sống tiện nghi hơn nhiều, nên họ
cũng khoái xuống trần gian. Xin Thầy giải
thích cho con hiểu rõ thêm?
Đáp: Kinh Thập Nhị Nhân Duyên và kinh
Pháp Môn Căn Bản đã xác định không có các
cõi siêu hình (linh hồn), 33 cõi Trời toàn là các
cõi tưởng tri8 chứ không phải là cõi liễu tri9,
8
Tưởng tri là sự hiểu biết bằng tưởng thức, không rõ
ràng, cụ thể, thiết thực, nói cách khác cho dễ hiểu, có
nghĩa là ý thức không thấy, hiểu, biết được, nên phải
vận dụng tưởng thức tưởng tượng. cho nên những kinh khác nói đến cõi Trời hoặc
cõi Địa Ngục đều chỉ là nói đến cõi Tưởng ấm,
cho nên nhiều người không hiểu tưởng là đức
Phật nói có cõi siêu hình thật sự. Đức Phật
không bao giờ tự mâu thuẫn với mình, bài kinh
Pháp Môn Căn Bản đã xác định rõ ràng, tất cả
cõi Trời mà đức Phật nói ra đều là cõi tưởng,
cõi không có thật.
Khi một người còn sống là có cõi hữu
hình (hữu sắc) và có cõi siêu hình (vô sắc). Khi
một người mất đi thì cõi hữu hình mất và cõi
vô hình cũng mất luôn.
Trong kinh điển Phật dạy: Thiện là cõi
chư Thiên, ác là cõi Địa ngục, dục là cõi nhân
gian. Quý Phật tử hãy đọc tập 3 Đường Về Xứ
Phật, Thầy đã giải đáp về thế giới siêu hình
rất rõ ràng.
Chư Thiên và Tam Bảo không có gia hộ vì
gia hộ là trái với luật nhân quả (phi đạo đức),
nhưng người ta thường sống theo thói quen nên
hễ làm một điều gì thành công thì bảo là chư
Thiên hay là Tam Bảo gia hộ chứ sự thật thì
không có ai gia hộ mình cả mà chỉ có công sức
9
Liễu tri là sự hiểu biết bằng ý thức rất cụ thể, rõ ràng,
thiết thực, không mơ hồ, trừu tượng, ảo giác. của mình và những hành động làm những điều
thiện sống đúng trong đạo đức nhân quả, do
nhân làm thiện nên quả phải thành công tốt
đẹp, nếu nhân làm ác thì quả sớm muộn gì
cũng phải gặp thất bại.
Chư Thiên cũng chẳng có, cõi siêu hình
cũng không có. Thầy nói mấy ông ở cõi Trời
nhìn xuống thế gian… là nói mấy ông đi tu mà
không dám bỏ dục lạc thế gian.
Như Thầy đã dạy ở trên: cõi Trời là cõi
thiện, quý Thầy đang ở trong chùa tức là ở cõi
thiện, cõi thiện tức là cõi Trời. Cõi Trời cơm ăn
áo mặc rất đầy đủ, không làm vẫn có ăn có
mặc, thế mà quý thầy còn chạy theo dục lạc thế
gian, ăn uống phi thời, áo quần sang, chùa cao
Phật lớn, xe cộ đủ loại, ti vi, tủ lạnh, máy điều
hòa không khí, v.v.. Thế gian có vật gì thì
trong chùa có vật nấy, như vậy các vị có phải ở
trên cõi Trời mà nhìn xuống thế gian sanh tâm
ham thích không?
Có dịp Thầy sẽ giải thích thế giới siêu
hình (linh hồn người chết) có hay không để các
con không còn nghi ngờ. Bởi vì các hiện tượn g
siêu hình thường xảy ra chung quanh các con,
nên làm sao người ta rõ được là không có thế
giới siêu hình. Trong việc tìm hài cốt liệt sĩ, linh hồn
người chết về nhập đồng cốt để chỉ cho thân
nhân tìm xương cốt, khiến cho người ta phải
chấp nhận có linh hồn, mà đã có linh hồn thì
phải có thế giới siêu hình, vấn đề này làm các
nhà khoa học cũng điên đầu, nhưng đối với
những vị tu sĩ Phật giáo đã nhập Tứ Thánh
Định vượt qua thế giới tưởng ấm thì họ mới xác
định thế giới siêu hình đúng đắn giống như đức
Phật đã dạy: “Thế giới siêu hình chỉ là một
thế giới của tưởng tri chứ không phải liễu
tri”.
Cho nên, đức Phật dạy về thế giới cõi Trời
là những người cũng sống trong cõi thế gian
như chúng ta nhưng họ sống Thập Thiện,
không sống trong Thập Ác.
Đạo Phật tính theo hành động đạo đức
nhân quả thiện ác mà phân loại Phật, Trời,
Người, A Tu La và tất cả các loài chúng sanh
theo tiêu chuẩn như sau:
1/ Thế giới của chư Phật thì vô lậu.
2/ Thế giới của chư Thiên thì Thập Thiện.
3/ Thế giới của loài Người là dục giới và
ngũ giới.
4/ Thế giới của A Tu La là sân và ác pháp. 5/ Thế giới của loài chúng sanh là á c pháp
nhiều, thiện pháp ít.
6/ Thế giới của Địa Ngục là toàn ác pháp.
Trên đây là sáu cõi mà đức Phật đã chỉ
cho chúng ta rất cụ thể như:
1/ Người sống vô lậu là Phật.
2/ Người sống Thập Thiện là Trời.
3/ Người sống giữ gìn ngũ giới là Người.
4/ Người sống thường hay giận dữ là A Tu
La.
5/ Người sống ác nhiều thiện ít là chúng
sanh mang lốt người và tất cả loài chúng sanh.
6/ Người sống toàn ác là người ở cảnh giới
Địa Ngục.
Sáu cõi trên đây không có cảnh giới nào là
siêu hình cả. Nếu quả thật có cảnh giới siêu
hình thì không phải để chúng ta hiểu, vì tri
thức hữu hạn của chúng ta không cho phép
chúng ta hiểu nó, thế giới đó nếu có thật sự thì
chúng ta phải có trí vô hạn. Sanh ra làm người
chúng ta không thể nào có trí vô hạn được, trí
của chúng ta hiện giờ, đối với không gian thì bị
ngăn sông cách núi, nên không thấy, không
nghe, còn đối với thời gian thì bị chia cắt quá khứ hiện tại và vị lai, cho nên con người phải
phát minh ra những loại máy để sử dụng thâu
ngắn không gian và ghi nhớ để hạn chế bớt
thời gian chia cắt.
Nếu đạo Phật có cõi Trời thì đạo Phật
cũng bắt chước các tôn giáo khá c mà thôi, đó là
đúc từ khuôn mê muội và quá sợ hãi của loài
người thời cổ, trước sự hùng vĩ của môi trường
sống thiên nhiên.

NHẬP TỨ THIỀN CĨ PHẢI LÀ
A LA HÁN KHƠNG?
Hỏi:Kínhthưa Thầy! Thầy và quý
Thầy tu nhập Định Tứ Thiền có phải như một
A La Hán trong thời đức Phật không?
Phật và A La Hán khác nhau như thế
nào?
Đáp: Người nhập xong Tứ Thiền, chứng
Tam Minh là bậc A La Hán như trong thời đức
Phật còn tại thế. Phật và A La Hán không
khác nhau chỗ tu hành và giải thoát. A La Hán chỉ khác Phật là chỗ đức Phật là Giáo chủ,
người sáng lập ra Phật giáo.
Bởi vì đức Phật cũng tu từ Giới, Định, Tuệ
mà được giải thoát, các bậc A La Hán cũng tu
từ pháp môn này mà thành tựu, cho nên sự
viên mãn giải thoát phải giống như nhau. Khi
tu hành giải thoát rồi thì người nào cũng như
người nấy.
Chúng ta trở lại thời quá khứ của đức
Phật trong khi Ngài từ bỏ các pháp môn của
ngoại đạo để tu Tứ Thánh Định và Tam Minh,
nhờ giáo pháp này mà đức Phật đã chứng đạo
giải thoát, các đệ tử của Người cũng nhờ giáo
pháp này chứng quả A La Hán.
Tứ Thánh Định và Tam Minh tức là Giới,
Định, Tuệ, vì trong bốn thiền có giới và định,
Sơ Thiền thuộc về giới ly dục ly ác pháp do ly
dục sanh hỷ lạc, Nhị Thiền diệt tầm tứ do định
sanh hỷ lạc, Tam Thiền ly hỷ tưởng và Tứ
Thiền tịnh chỉ hơi thở, ba loại thiền này thuộc
về định, còn Tam Minh thuộc về tuệ.
Xin quý vị đọc lại bài kinh Saccaka sẽ
thấy đức Phật tu tập Sơ Thiền cho đến Tam
Minh và thành tựu viên mãn đạo giải thoát:
“Rồi này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Nay
thật không dễ gì chứng đạt lạc thọ ấy, với thân thể ốm yếu kinh khủng như thế này,
Ta hãy ăn thô thực, ăn cơm chua”. Rồi này
Aggivessana, Ta ăn thô thực, ăn cơm chua
trở lại. Này Aggivessana, lúc bây giờ năm
Tỳ Kheo hầu hạ Ta suy nghĩ: “Khi nào Sa
Môn Gotama chứng pháp, vị ấy sẽ nói cho
chúng ta biết”. Này Agivessana khi thấy
Ta ăn thô thực, ăn cơm chua, các vị ấy
chán ghét Ta, bỏ Ta và nói: “Sa Môn
Gotama nay sống đầy đủ vật chất, từ bỏ
tinh tấn trở lui đời sống sung túc”.
“Này Agivessana, khi Ta ăn thô thực
và được sức lực trở lại, Ta ly dục ly pháp
bất thiện, chứng và trú Thiền Thứ Nhất,
một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có
tầm có tứ. Này Agivessana như vậy lạc thọ
khởi lên nơi Ta được tồn tại nhưng không
chi phối tâm Ta. Diệt tầm và tứ chứng và
trú Thiền Thứ Hai, một trạng thái hỷ do
định sanh không tầm không tứ, nội tĩnh
nhất tâm. Này Agivessana, như vậy lạc thọ
khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không
chi phối tâm Ta. Ly hỷ trú xả chánh niệm
tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc

Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!