Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 4 -4



chúng  ta  để  ngăn  ngừa  những  ác  pháp,  những ác pháp ấy có thể xảy đến cho chúng ta những tai nạn khổ ách. Đó là những điều của người cư sĩ cần phải học những đạo đức cụ thể, thực tế trong cuộc sống.
Bởi đạo Phật là đạo giải thoát, giải thoát từng việc làm, từng hành động tuy nhỏ nhặt nhưng  sẽ  mang  đến  cho mọi  người  một  sự  an vui và hạnh phúc chân thật.
Cái  hiểu  lầm  của  các  bạn  là  tưởng  tượng sự  giải  thoát  của  đạo  Phật  quá  cao siêu,  quá mầu nhiệm, vì thế mà từ xưa cho đến ngày nay không có ai làm được.

LỊNG HIẾU  SINH
Nếu dạy người cư sĩ không sát sanh, không  trộm  cắp,  không  tà  dâm,  không  vọng ngữ, không uống rượu  thì chưa đủ, vì một trăm giới chúng học là một trăm giới đạo đức làm người,  còn  năm  giới  cấm  này  thật  sự  quá  khó giữ gìn, không phải dễ. Bởi vì cuộc sống con người  đang bị  ô  nhiễm  bởi  những  ác  pháp,  mà
 đưa ra những  giới  luật  cấm  này  thì chúng  ta chỉ  có  thọ  cho có  hình  thức,  chứ  giữ  trọn  vẹn thì chỉ có những bậc Thánh Tăng. Nghĩa là nói cấm  sát  sanh  thì phải  nói  lòng  thương  yêu chúng  sanh.  Nói  đến  lòng  yêu  thương  chúng sanh là  nói  đến lòng  hiếu  sinh, lòng  hiếu  sinh là  hiếu  sự  sống  của  muôn  loài,  tức  là  thương yêu  sự  sống.  Nếu  không  dạy  cho chúng  ta  có lòng  thương  yêu  sự  sống,  mà  dạy  chúng  ta không sát sanh thì không thể nào chúng ta không sát sanh. Vì chúng ta chưa có lòng yêu thương  sự  sống  thì chắc  chắn  chúng  ta  không tránh khỏi sự sát sanh. Lòng hiếu sinh là lòng thương  yêu  rộng  lớn  vô  bờ  bến  đối  với  muôn loài. Lòng thương yêu  sự  sống ấy chỉ  có  những bậc  Thánh  Tăng  và  Thánh  Ni mới  thể  hiện được, vì đời sống của họ ba y một bát, thiểu dục tri túc  nên  không  hề  vi phạm  sát  sanh,  làm khổ đau chúng sanh.
Nếu chúng ta là một bậc Thánh thì không nói   vọng   ngữ,   không   vọng   ngữ   chỉ   có   bậc Thánh mới làm được, chứ một con người như chúng ta khó mà làm được. Tuy rằng chúng ta nói vọng ngữ không hại mình hại người khác, nhưng đó cũng là một điều kiện làm cho chúng ta  mất  uy tín với  mọi  người,  nó  làm  cho người



khác   xem   thường,   không   tin  tưởng   mình. Nhưng  khi chúng ta hiểu đó là đức hạnh uy tín làm  người, làm  Thánh. Dù  lời  nói  vọng ngữ  đó không  hại  ai  hết  nhưng  chúng  ta  cũng  không nói, huống là nói dối hại mình  hại người thì lại càng không được nói. Nếu chúng ta nói thật mà làm   hại   người   thì  sao?  Chúng   ta   có   quyền không nói chứ? Không nói tức là che giấu tội ác của kẻ khác ư?
Giới  luật  đạo  đức  của  đạo  Phật  khó  như vậy, vì thế chúng ta phải được học hỏi và tu tập rèn luyện dần dần mới thành thói quen đạo đức được, mới trả lời được những câu hỏi trên.
Thầy thiết nghĩ, muốn đi vào con đường của  đạo  Phật  thì phải  đi  vào  con đường  giới luật,  tức  là  con đường  đức  hạnh.  Khi chúng  ta có đức hạnh rồi thì chúng ta mới có thiền định. Đức  Phật  nói:  khi tâm  ly dục  ly ác  pháp  thì tâm  định  tỉnh,  nhu  nhuyễn,  dễ  sử  dụng.  Lúc tâm nhu nhuyễn, dễ sử dụng thì muốn nhập các định  dù  bất  cứ  định  nào  cũng  không  có  khó khăn,  không  có  mệt  nhọc.  Trong  các  kinh đức Phật  đã  xác  định rõ  ràng  như  vậy.  Thế  chúng ta sống giới luật không nghiêm chỉnh, ăn uống phi  thời như người giàu có, danh lợi cuốn mình vào trong cái lớp áo giàu sang thì làm sao mình

 ly dục  ly ác  pháp  được.  Muốn  ngồi  thiền  nhập định mà  không  ly dục  ly ác  pháp  thì làm  sao nhập  định được. Cho nên, do không sống đúng giới luật thì không bao giờ nhập định được như trên Thầy đã nói.
Tóm  lại,  lòng  hiếu  sinh  là  một  đức  hạnh cao quý  tuyệt  vời  của  con đường  giải  thoát  mà người đệ tử đạo Phật dù tu sĩ hay cư sĩ đều phải thực  hiện  cho  bằng  được,  nhờ  thực  hiện  cho bằng  được  thì từ  đó  chúng  ta  có  một  tâm  hồn biết  chan  hoà  tình  thương  yêu  với  sự  sống muôn  loài  trên  hành  tinh này  thì không  còn làm  khổ  mình,  khổ  người  và  khổ  chúng  sanh nữa.

NGĂN ÁC DIT ÁC PHÁP
Các cư sĩ về đây muốn tu tập thì Thầy sẽ dạy cho ngăn ác  diệt  ác  pháp, sanh thiện tăng trưởng  thiện  pháp.  Trong  gia đình  phải  đối  xử với  nhau hòa  thuận  như nước  với  sữa.  Cha mẹ đối xử với con như thế nào? Chứ đừng đụng chuyện gì, cũng la, cũng mắng chửi rủa con cái,
 rốt  cuộc  rồi  con  cái  của  mình,   tuy  sống  gần nhưng lại cách xa mình,  nó làm những việc gì, nó không dám cho cha mẹ biết, nó đều che giấu cha mẹ. Bởi vì con cái sợ la rầy thì làm sao nó dám  nói  thật  với  mình.  Làm  cha mẹ  nên  xem nó như người bạn, còn xem nó là đứa con nít, là con của mình,  thì tự mình  đã lìa xa con cái rồi. Như vậy bổn phận làm cha mẹ chưa tròn đạo đức. Cha mẹ cần phải học đạo đức nhân bản - nhân quả không làm khổ mình, khổ người, dù nóù   là   con  mình,   mình   sanh  ra,  mình   cũng không  có  quyền  làm  khổ  nó.  Nó  cũng  là  một con người, như bao nhiêu  con người  khác, phải đối  xử  với  nó  như  thế  nào  cho đúng  đạo  đức. Cho nên,  có  học  đạo đức  mình  mới  biết  đối  xử với  con cái  của mình.  Còn con cái  của mình  có học đạo đức thì nó mới biết  đối  xử  với cha mẹ. Nó  không  bao giờ  làm  cho cha mẹ  buồn  khổ. Như vậy rõ ràng chúng ta cần phải học đạo đức không làm khổ mình,  khổ người, tức là ngăn ác diệt ác pháp.

 HỌC TẬP ĐẠO ĐỨC
Chúng  ta  tu  theo  đạo  Phật,  mà  không học tu tập đạo đức, mà lại đi học thiền định, để kiến tánh thành Phật hoặc đi tụng niệm để cầu được  sanh về  Cực  Lạc  Tây Phương, để  cầu siêu cầu an thì điều này có đúng không? Những điều này chỉ là ảo tưởng của chúng ta mà thôi, chứ làm   sao  mà   nhập   định  được?   Khi  tâm  còn tham, sân, si... Và làm sao có cảnh giới Tây Phương được mà cầu về đó. Phỏng chừng có cõi Cực Lạc ở Tây Phương thực sự thì Đức Phật Di Đà có dám rước chúng ta về đó không? Tâm chúng ta còn dẫy đầy tham, sân, si ngút ngàn chưa có một chút gì là đạo đức thì ai dám rước mình  về. Nếu rước về nước Cực Lạc, thì chắc nước Cực Lạc sẽ không còn là Cực Lạc nữa.
Ví  dụ:  Trong   nhà  Thầy  hoàn  toàn  mọi người  đang  sống  hòa  thuận,  yên  ổn,  bây  giờ rước  thêm  một  cô  dâu  về  nhà.  Cô  dâu  không phải là người hiền đức, nên mọi sự việc xảy ra, rầy rà, la khóc, trong nhà này giống như địa ngục. Ở  đây Thầy đem ví dụ  để  nói  tâm  chúng ta đang còn tham, sân, si không có đạo đức mà muốn  về  nước  Cực  Lạc  thì nước  đó  có  còn  cực
 lạc nữa không như trên đã nói? Để chúng ta rõ, khi tâm chúng ta chưa hết tham, sân, si thì không có đức Phật nào dám rước chúng ta đâu! Nên chúng ta đừng có sống trong ảo tưởng về việc cầu vãng sanh. Không được đâu các bạn ạ? Điều  đó  chắc  chắn  không  ai  rước  mình  đâu? Còn nếu mà mình  sống đạo đức hẳn hoi thì Đức Phật  Di  Đà  đến thỉnh mình,  mình  cũng không muốn đi nữa. Vì mình  vẫn ở trong Cực Lạc rồi, không  cần  về  nước  Phật,  mình   vẫn  ở  trong nước   Phật.   Bởi   thiện   pháp   không   làm   khổ mình,  khổ  người  thì nó  là  Cực  Lạc  rồi,  an vui rồi,  chứ  đi  tìm nơi  đâu  nữa.  Đó  là  một  sự  thực tế không có ảo tưởng. Phải không hỡi các bạn?
Cho nên, chúng ta sống đúng, tu tập đúng pháp ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện,  sống  đúng  tâm  hồn  thanh  thản,  an lạc, vô  sự  thì đó  là  Cực  Lạc,  đó  là  Niết  Bàn, đó  là Thiên  Đàng.  Chính   đó  là  TU   TẬP  ĐẠO  ĐỨC LÀM NGƯỜI.

 BẤT ĐỘNG TÅM ĐỊNH
Đức  Phật nói: Tâm  ly dục, ly ác  pháp là nhập Sơ thiền, do ly dục sanh hỷ lạc nhưng chúng ta đang còn ở trong 5 chi thiền của nó: Tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm tức là chúng ta đang ở  trạng  thái  Sơ  Thiền  Thiên.  Còn  nếu  như chúng ta xả năm chi thiền này ra thì chúng ta đang ở  trong trạng  thái  bất  động,  bất  động  đó là  Niết  Bàn. Lúc  bấy giờ chúng ta có  cần tu  gì nữa không? Hay chỉ ly dục, ly ác  pháp xả năm chi  Sơ Thiền  là  nhập  vào  Bất  động  tâm  định hay là  Vô  tướng tâm định là đủ. Mà đã  ly dục, ly ác  pháp  là  đạo  đức  của  loài  người,  đạo  đức không  làm  khổ  mình,   không  làm  khổ  người. Cho nên, lúc nảy Thầy nói đức Phật dạy: “Ta nói:  ly  dục  ly  ác  pháp  tức  là  Ta  nói  giới luật”. Người nào sống đúng giới luật tức là ly dục, ly ác pháp, còn người nào sống không đúng giới luật là không ly dục, ly ác pháp. Nhưng muốn  sống  đúng  giới  luật  mà  không  ức  chế thân tâm, thì phải có pháp hành để tu. Pháp hành  để  tu  như thế  nào?  Tứ  Chánh  Cần  ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện. Khi ngăn  ác  diệt  ác  xong,  chúng  ta  tiếp  tục  quét
 sạch  những  pháp  ác  vi tế  trên  thân,  thọ,  tâm, pháp  của  chúng  ta.  Thân,  thọ,  tâm,  pháp  là thân ngũ uẩn của chúng ta. Thân ngũ uẩn của chúng ta gồm có: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Trên thân ngũ uẩn gồm đủ bốn chỗ thân, thọ, tâm và pháp. Nên đức Phật dạy chúng ta tu Tứ Niệm  Xứ  trên  bốn  chỗ  này  để  chúng  ta  quan sát  và  đẩy  lùi  chướng  ngại  pháp  trên  đó.  Nhờ có  tu  tập  như vậy  nên  toàn  bộ  thân,  thọ, tâm, pháp  của  chúng  ta  thanh  tịnh.  Mà  tâm  đã thanh tịnh là tâm không phóng dật, tâm không phóng dật là tâm đã ly dục, ly ác pháp hoàn toàn.
Như   vậy   rõ   ràng   trong   giai   đoạn   đầu chúng  ta  tu  pháp  gì?  Tu  Tứ  Chánh  Cần,  giai đoạn kế tu pháp Tứ Niệm Xứ. Tu pháp môn Tứ Niệm Xứ chúng ta chỉ có quan sát để quét sạch những ác  pháp  vi tế  trên thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta. Vậy thì, Tứ Chánh Cần chúng ta sống như các  cư sĩ, đang chung đụng mọi pháp ác. Gặp pháp nào ác chúng ta đều ngăn và diệt ác pháp ấy, làm cho đời sống của chúng ta tràn đầy đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Còn  bây  giờ,  với  chiếc  áo  tu  sĩ  như  Thầy  thì vào  thất,  không  có  ai  làm  động  mình  hết,  vì vậy mình  ngồi  đây quét sạch chướng ngại trên
 thân  tâm  của  mình  giống  như  ông  Châu  Lợi Bàn Đặc. Khi ông học bài kệ bốn câu không thuộc,  thì người  anh  của  ông  đuổi  ông  về  nhà, ông ngồi khóc, đức Phật đi ngang qua thất ông, ông mới trình bày cho đức Phật biết nguyên do ông khóc. Đức Phật bảo: “Ta sẽ dạy con, chỉ cần quét cái tâm cho sạch”. Quét tâm cho sạch  tức  là  tu  Tứ  Niệm  Xứù.  Sau một  thời  gian ngắn ông thực hiện trọn vẹn lời dạy pháp môn Tứ  Niệm  Xứ  và  chứng  quả  A  La  Hán,  đầy  đủ Tam Minh.
Cho nên, trong giai đoạn đầu chúng ta tu Tứ Chánh Cần ngăn ác, diệt ác pháp, cuối cùng chúng  ta  vào  trong  tu  viện  sống  độc  cư trầm lặng  rồi  chúng  ta  quét  sạch  những  ác  pháp  vi tế  trên  thân,  thọ,  tâm,  pháp  của  chúng  ta,  tức là  tu  Tứ  Niệm  Xứ. Khi tâm  đã  hoàn toàn sung mãn Tứ  Niệm  Xứ, thì có  bốn Thần Túc  đầy đủ trong  thân  tâm.  Khi có  bốn  Thần  Túc  đầy  đủ thì thiền định nhập  đâu  còn có  khó  khăn, nên đức Phật bảo rằng: “Tâm định tỉnh nhu nhuyễn  dễ  sử  dụng  thì nhập  định  không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức”.  Nghĩa  là  lúc  bấy  giờ  mình  chỉ  dùng Định  Như  Ý  Túc  tức  là  Định  Thần  Túc,  là muốn nhập định nào  thì sẽ nhập định như thế ấy một cách dễ dàng. Khi tâm đã thanh tịnh không còn tham, sân, si thì mình  bảo: diệt tầm tứ  nhập  Nhị  Thiền, tức  thì tâm  diệt  tầm tứ  và nhập vào trạng thái Nhị Thiền tức khắc.
Vậy ai diệt tầm tứ? Tâm thanh tịnh của chúng ta diệt tầm tứ, chứ không pháp nào khác hơn nữa, tức  là  tâm  lực của chúng ta do tu  tập Tứ  Niệm  Xứ  sung mãn  mà  có,  chứ  không  thể nào  ngồi  lâu  mà  chúng ta diệt  nổi  tầm tứ, diệt lỗ tai, diệt con mắt, mũi, miệng, thân và diệt ý thức  của  chúng  ta  được.  Ở  đây  chúng  ta  ngồi nghỉ đừng cho khởi niệm là diệt nó sao? Diệt không thể được đâu? Vì vậy chúng ta chỉ cần tu tập Tứ Niệm Xứ sung mãn thì có Tứ Thần Túc, trong  Tứ  Thần  Túc  có  Định Như  Ý  Túc  như trên đã nói.
Các  Phật  tử  có  nghe  đức  Phật  thuật  lại: Khi  đức  Phật   nhập   định,  cách  đó   200  mét (200m) trời sét đánh chết hai con bò. Tiếng sét to lớn như thế mà đức Phật trong định không nghe thấy gì cả. Bởi vì nhĩ căn đã ngưng hoạt động,  nhĩ  căn  không  hoạt  động,  thì giống  như người điếc phải không quý Phật tử? Người điếc thì còn  nghe  được  âm  thanh  gì nữa.  Dù  tiếng lớn cũng như tiếng nhỏ.
 Không nghe nhưng chúng ta vẫn tỉnh bơ, vẫn biết như thường chỉ không nghe, không tác ý, không suy nghĩ. Hiện giờ  cái  biết của chúng ta hiện giờ giống như cái biết trong giấc mộng. Cho nên,  khi nhập  Nhị  Thiền thì chúng ta  rơi vào  thế  giới  tưởng.  Khi bước  vào  chỗ  này,  thì đức  Phật  bảo  phải  ly tất  cả  hỷ  (Ly  hỷ  trú  xả), ly tất  cả  các  trạng  thái  hỷ  tưởng.  Có  18 loại trạng thái hỷ tưởng phải xả ra hết. Lúc bấy giờ xả cho sạch mới nhập được Tam Thiền có đúng như vậy không?  Còn chúng ta nhập  Nhị Thiền thấy  hỷ  lạc  tưởng  cho rằng  định sanh  hỷ  lạc này là  thật, nhưng  không ngờ  đó là  trạng thái của xúc tưởng hỷ lạc. Xúc tưởng hỷ lạc là một trong  18  loại  tưởng.  Nếu  không  biết  xả  thì chúng ta sẽ bị  rơi vào trong thế giới ma tưởng, chứ không phải là thiền định gì cả. Hầu hết các Sư Thầy  hiện  giờ  đang rơi  vào  loại  thiền định này mà  họ  tưởng rằng mình  nhập  được  Chánh định. Ôi! Thật là vô minh, tội nghiệp thay! Một cuộc đời tu hành xả bỏ hết nay còn gì đâu nữa.
Có những người tu ức chế tâm, thấy sắc tưởng  hay  thinh tưởng  cho là  định tưởng  xuất hiện. Những người này đã  rơi vào mê hồn trận của  định  tưởng  mà  không  biết.  Khi  rơi  vào trong  mê  hồn  trận  này  thì chẳng  bao giờ  họ
 nhập  được  Tam Thiền, họ  chỉ  còn loanh quanh trong cái thế giới tưởng này để đạt đến thần thông tưởng (ngũ thông).
Chúng ta muốn nhập Tứ Thiền thì sau khi đã  dừng  tất  cả  các  trạng  thái  tưởng,  được  xem như người ngủ không còn chiêm bao, không còn chiêm bao thì lúc bấy giờ chúng ta nhập Tứ Thiền mới được an toàn. Chúng ta tịnh chỉ hơi thở,  tức  là  chúng  ta  ra lệnh  cho hơi  thở  phải tịnh  chỉ,  ngưng,  nhập  Tứ  Thiền,  chứ  không phải chúng ta nín thở. Ngay đó theo sự lệnh truyền  của  chúng  ta,  thì dần  dần  tuần  tự  hơi thở  sẽ  dừng  lại.  Nhưng  khi dừng  lại  thân  tâm của   chúng   ta   không   hoại   diệt   vì  thân  tâm chúng   ta   thanh   tịnh,   sống   đúng   giới   luật, không  hề  vi phạm  một  lỗi  nhỏ  nhặt  nào.  Còn như cơ thể của chúng ta bất tịnh thì ngừng thở là chết ngay liền tức khắc. Bởi vì cơ thể của chúng   ta   đang  tiếp   xúc   và   đang  được   nuôi dưỡng  với  những  chất  ô  nhiễm,  ô  trược.  Tâm thì còn  dẫy  đầy  tham,  sân,  si  luôn  sống  trong đau khổ,  mà  bảo  hơi  thở  dừng  thì làm  sao nó dừng được?  Nếu  nó  dừng được  thì đó  chỉ là  hơi thở tưởng dừng, chứ không phải hơi thở thật dừng.
 Các  nhà  Yoga họ  tập  luyện,  tâm  họ  chưa ly dục,  ly ác  pháp  hoàn  toàn  mà  họ  dừng  được hơi thở. Họ dừng được hơi thở là tại sao? Ở  đây họ phải dùng tưởng để tu tập như: tưởng thở bằng trán, bằng lỗ chân lông, v.v.. họ thở được là nhờ năng lực của tưởng. Người tu theo tưởng định chỉ  có  Ngũ  thông  tưởng  chứ  nó  không  có Lục thông, Tam Minh, bởi vì không có Lậu Tận Minh  nên  nghiệp  tái  sanh  vẫn  còn,  phải  tiếp tục tái sanh luân hồi, tức là tâm tham, sân, si còn nguyên. Còn một người tu ly dục ly ác pháp hoàn  toàn,  tâm  thanh  tịnh  thì sẽ  lìa  hết  các lậu  hoặc.  Lìa  hết  các  lậu  và  tiếp  tục  tu  các thiền định và Tam Minh thì mới chấm dứt nghiệp  tái  sanh  luân  hồi.  Đó  là  con đường  tu tập  đúng  của  đạo  Phật  là  như  vậy.  Tâm  lực giúp chúng ta tự tại nhập Định, tự tại đưa tâm đến Tam Minh. Ngoài sự tu tập này không còn có cách nào khác giúp chúng ta nhập định và thực  hiện  Tam  Minh  được.  Cho nên,  chúng  ta tu đúng pháp thì có giải thoát, còn tu không đúng thì không có giải thoát.
Vì  thế,  căn  bản  sự  tu  tập  thiền  định của đạo  Phật  là  ở  chỗ  giới  luật,  nhờ  có  giới  luật tâm  mới  ly dục ly ác pháp, nhờ có ly dục ly ác pháp  mà  tâm  mới  bất  động.  Tâm  bất  động  là
 giải thoát hoàn toàn, ra khỏi nhà sinh tử, chấm dứt  luân  hồi.  Còn  vấn  đề  thiền  định  và  Tam Minh là vấn đề phụ.


THỌ BÁT QUAN TRAI
Hôm  nay trong chiếc  áo  của  người  cư sĩ tu tập Thọ Bát  Quan Trai, thì giữ gìn tám giới không có gì khó, chứ đừng có vội xuất gia tu hành. Khi xuất gia tu hành chúng ta thọ Sa Di giới,  Tỳ  Kheo  giới,  tất  cả  những  giới  này  đâu phải dễ giữ gìn được, đâu phải sống ngay liền được.
Ví dụ: Trong  thập  giới  Sa Di  thôi, có  một giới  cấm  ăn  uống  phi  thời,  chỉ  ngày  ăn  một bữa,  có  giới  cấm  cất  giữ  tiền  bạc,  có  giới  cấm nghe  ca hát  và  tự  ca hát,  có  giới  cấm  trang điểm  làm  đẹp làm dáng. Thế mà  ông  thầy nào cũng ăn ngày ba bốn bữa, cũng cất giữ tiền bạc, cũng  xem ca hát,  thì thử  hỏi  như  vậy  có  đúng không?  Nếu  tu  sĩ  ăn uống phi  thời  thì làm  sao Phật  giáo  sống  được.  Mấy  ông  thầy  ăn  uống ngủ  nghỉ  sai giới luật, có ông thì đi chân trần,
 có  ông  thì mang dép  da thú  vật,  có  ông  lại  có xe hơi riêng, xe cúp, xe hon đa chạy bất kể luật lệ đi đường, lại có thầy lái xe lại đèo thêm một cô Phật tử; lại có Thầy đèo thêm một cô Ni sau lưng,  thì thử  hỏi  đạo  Phật  còn  có  nghĩa  lý  gì của  đạo  Phật  nữa?  Giới  luật  ở  chỗ  nào  nữa? Làm  sao ly dục, ly bất  thiện  pháp  được?  Đó  là những  cái  đau  lòng  nhất  của  Phật  giáo  hiện nay. Đó là những điều kiện để cho chúng ta xác định  Phật  giáo  đang  suy  đồi,  ngoại  đạo  mạo danh Phật giáo để làm suy đồi Phật giáo, chứ không hưng thịnh. Mặc dù bây giờ có hàng vạn tu  sĩ  Phật  giáo  nhưng  tu  danh,  tu  lợi.  Bao nhiêu trường Phật  học mở  cửa để  đào  tạo tu  sĩ tài  đức.  Những  nhân  tài  học  thức  như  vậy, chẳng  có  lợi  ích  gì  cho xã  hội,  mà  còn  thêm gánh  nặng  cho mọi  người.  Những  hạng  tu  sĩ danh  lợi  này  quá  đông,  còn  những tu  sĩ  tìm tu giải  thoát  của  Phật  giáo  thì quá  ít. Số  tu  sĩ  tu danh,  tu  lợi  này  là  gánh  nặng  cho tín đồ.  Các cư sĩ  phải  nuôi,  phải  cúng  dường.  Mỗi  lần  trai Tăng  là  mỗi  lần  quý  vị  phải  đóng  góp  nhau từng  đồng,  từng  cắc  để  cho họ  ăn,  họ  sống,  họ học, họ chia của cải trên mồ hôi nước mắt của quý vị. Cho nên quý vị biết rằng: “Giới luật còn  là  đạo Phật  còn,  Giới  luật  mất  là đạo Phật  mất”.  Chúng  ta  không  nên  nối  giáo  cho những người này, họ là giặc trong Phật giáo, họ đang diệt Phật giáo.
Quý  vị  đừng  nghĩ  rằng  người  nào  làm  tội là họ phải chịu tội. Tội những người làm cho Phật giáo suy đồi, họ không tránh khỏi nhân quả đó đâu. Nhưng quý vị cúng dường không đúng chánh pháp  là  tiếp tay làm hư hoại Phật giáo  thì quý  vị  là  người  đệ  tử  cư sĩ  tại  gia  của đức Phật sẽ không xứng đáng, quý vị cũng phải chịu trách nhiệm tội lỗi phá hoại Phật giáo.
Ví dụ: Một  người  ngoại  quốc  vào  đất  nước Việt   Nam,   đến   chùa,   lăng,   miếu   chỗ   đông người,  nơi  đâu  cũng  đều  thấy  ăn  mày  đi  xin tiền xin thực phẩm, thì họ sẽ chê đất nước nước Việt  Nam,  dân  tộc  Việt  Nam.  Phải  không  các
bạn?

Tại sao lại có ăn mày như vậy?
Tại vì, quý vị đặt lòng thương không đúng chỗ,  có  nghĩa  là  thấy  ăn  mày  là  quý  vị  bố  thí. Bố  thí như  vậy  quý  vị  sẽ  biến  đất  nước  này thành đất nước ăn mày. Nhà nước có bổn phận phải tập trung những người ăn mày tàn tật vào một cái trại nào đó. Chúng ta những người  dân cùng Nhà nước sẽ bỏ ra tiền bạc để nuôi những người ăn mày này, những người bất hạnh, chứ không nên để những người bất hạnh tàn tật ăn
 mày  này  đi  xin  rải  rác  khắp  nơi  làm  xấu  cho đất nước chúng ta.
Cũng  như  bây  giờ  quý  vị  cứ  nuôi  những ông thầy phá giới luật, phạm giới luật như vậy, quý  vị  tưởng  như  vậy  thì Phật  pháp  còn  ư? Hoặc  quý  vị  bỏ  ra hàng tỷ  bạc  như vậy để  xây cất  những  ngôi  chùa  đẹp  thì như  vậy  có  phải làm hưng thịnh Phật giáo không?
Không  đúng  đâu.  Quý  vị  làm  cảnh  đẹp tham  quan  để  quý  vị  đi  giải  trí quên  sự  mệt nhọc  bằng  những  hình  thức  tu  tập,  chứ  tu  tập như vậy đi đến đâu thưa quý vị?
Quý vị quên rằng nơi của Phật giáo không phải  là  những  cảnh  tham  quan  đẹp  đẽ.  Hình ảnh của Phật giáo là sống không chùa, không nhà  cửa,  chỉ  ba y một  bát,  chòi  tranh vách  lá mà thôi. Đời sống người tu sĩ là sống du tăng khất  sĩ  rày  đây  mai  đó,  không  dính  mắc  một cái  gì hết.  Quý  vị  cất  chùa  cho tốt  đẹp  và  ông thầy  là  một  công  nhân  viên  để  phục  vụ  cúng bái cầu an, cầu siêu, ma chay, làm tuần, làm tự, xin xăm, bói quẻ, xem ngày giờ tốt xấu cho quý vị…  Như   vậy  quý  vị  rất  thỏa  mãn  tinh thần. Quý vị đã  làm hư hoại Phật pháp hết rồi! Phật pháp không phải là chỗ để an ủi tinh thần cho quý vị mà là chỗ để quý vị thắp đuốc lên mà đi
 trên đường giải thoát. Cho nên tu là phải tu đúng  pháp,  chùa  là  nơi  để  cho quý  vị  đến  đó Thọ Bát Quan Trai để quý vị tu tập một ngày làm Phật, làm Thánh Tăng, Thánh Ni, chứ đâu phải  chùa  là  nơi  để  cho quý  vị  đến  đó  tham quan, ngoạn  cảnh,  tụng  kinh, niệm  Phật,  ngồi thiền,  lạy  lễ  hồng  danh  sám  hối  theo  kiểu  Bà La  Môn.  Cho  nên,  những  gì  Thầy  nói  ra  là những gì muốn xây dựng lại cái tốt cái đẹp cho Phật  giáo. Những gì Thầy nói  ra là  muốn đem lại  cho quý  vị  được  một  ngày  làm  Phật,  một ngày được giải thoát, chứ không phải ở đây lý luận  nói  thế  này,  nói  thế  khác,  để  rồi  rốt  cuộc tu hành chẳng ra gì. Tu sĩ phải ra tu sĩ, mà cư sĩ  phải  ra cư sĩ,  đâu  ra đó  hẳn  hoi.  Cư sĩ  phải hộ  trì Phật pháp, hộ  trì đúng chánh pháp, chứ không  thể  hộ  trì không  đúng  pháp.  Thầy  nói thật  sự,  được  nghe  lời  Thầy  là  may  mắn  cho quý Phật tử. Dù sao quý Phật tử cũng còn mang những  kiến  chấp,  cho Thầy  quá  cố  chấp,  quá sân hận, quá nặng lời, quá lỗi thời không hợp với thời đại này. Đối với Thầy, quý vị muốn nói sao cũng được, miễn là lời nói của Thầy là chân thật  của  Phật  giáo,  làm  sống  lại  Phật  giáo. Thật ra pháp môn gì mà đức Phật ngày xưa đã để  lại  thì ngày  nay  chúng  ta  áp  dụng  vào  đời
 sống  và  đem lại  lợi  ích và  hạnh  phúc  cho con người, chứ không phải lỗi thời.
Thường thường người ta nghĩ rằng Thầy chấp giới, chấp cái này, chấp cái kia, vì vậy cho Thầy lỗi thời không hợp. Bây giờ vật chất, tiền của, xe cộ tất cả mọi thứ hiện đại tiện nghi như vậy  mà  Thầy  ôm  bát  đi  bộ,  xin  ăn  thì quá  lỗi thời.  Vì  hiện  giờ  ăn  uống  đầy  đủ,  ngày  xưa không đầy đủ thì đành chịu, còn bây giờ đầy đủ Thầy  còn  chấp  chặt  những  điều  thiểu  dục,  tri túc  đó  thì không  hợp  thời.  Ở    đây  Thầy  suy nghĩ, tư duy cái nào giải thoát, cái nào không giải thoát, cái nào đưa đến dục lạc và cái nào không đưa đến dục lạc. Cái chỗ này là chỗ quan trọng  mình  phải  tư  duy suy nghĩ  kỹ  lưỡng,  vì mình phải chấp nhận sống đúng đời sống của một  vị  tu  sĩ  Thánh Tăng. Khi mình  sống đúng hạnh  giải  thoát  thì người  cư sĩ  ủng  hộ  và  bảo trì Phật pháp. Thật ra Phật pháp còn là do bàn tay  của  những  người  cư sĩ.  Còn  tu  sĩ  chỉ  là những người có nhiệm vụ tu tập để thực hành đúng  Phạm  hạnh,  để  thực  hiện  được  gương hạnh  cho  người  cư sĩ,  để  người  cư sĩ  nương theo.  Người  tu  sĩ  đừng  nên  sa ngã,  chạy  theo dục lạc, chạy theo lòng ham muốn của mình  nó là  ác  pháp,  nó  làm  cho người  cư sĩ  khổ  đau,
 phiền não trong lòng. Hôm nay Thầy nói ra để chúng ta thấy biết rõ ràng.
Tóm lại, muốn tu tập để được giải thoát hoàn  toàn  thì chúng  ta mỗi  người  dù  tu  sĩ  hay cư sĩ đều phải tu tập Thọ Bát Quan Trai. Vì đó là bắt đầu cho một cuộc sống ly dục ly ác pháp, cuộc  sống  làm  Phật,  cuộc  sống  thánh  thiện, cuộc sống giải thoát, cuộc sống cao thượng.

HỌC ĐẠO ĐỨC
Bây giờ chúng ta quay trở lại vị trí tu hành.  Trước  tiên  chúng  ta  phải  học  đạo  đức. Đạo đức không làm khổ mình, không làm khổ người, đạo đức nhân bản - nhân quả. Đó là một điều  quan  trọng  đem  đến  lợi  lạc  cho  quý  vị sống trong gia đình  đối xử với nhau, hoàn toàn đưa gia đình đến an vui, hạnh phúc chân thật.
Ví  dụ:  Bây  giờ  mình  muốn  đi  tu,  mà  vợ con không cho đi, nhất định chúng ta không được  đi.  Tại  sao vậy?  Mình  đi  tu  vợ  con mình đau khổ, nhớ thương, cho nên mình không đi. Mình  không  đi  không  có  nghĩa  là  mình  không
 tu. Vì đạo Phật dạy ta tu tập nhẫn nhục, tùy thuận.  Nhẫn  nhục  trước  sự  không  bằng  lòng của vợ con, nhưng chúng ta tùy thuận không bị lôi cuốn vào con đường ái kiết sử, đó là cách khéo  léo  đưa  dần  cả  gia  đình  đến  với  Phật pháp. Cả gia đình chúng ta là một cụm nhân quả.  Chúng  ta  không  thể  bỏ  đi  tu  để  vợ  con buồn khổ như thế này được. Cho nên, chúng ta phải sống trong gia đình. Chúng ta phải làm những  gương hạnh  gì để  dẫn  dắt  vợ  con mình theo  đường  lối  đạo  đức  của  Phật  giáo.  Mình phải  làm  gương hạnh  đạo  đức  hẳn  hoi  để  giúp cho gia  đình  mình  an vui,  vợ  con đồng  hướng theo  một  hướng  tốt.  Chờ  đến  khi  đủ   duyên chúng  ta  ra đi  vợ  con  rất  sung  sướng,  là  vì mong cầu cho chồng mình  đi tu, còn con cái ước ao người  cha của mình  thực  hiện được đạo giải thoát  để  về  dìu  dắt  mẹ  và  anh  chị  em mình cùng đi trên con đường đó. Nếu cả gia đình  đều đồng ý  thì hạnh phúc  biết  bao! Vậy mình  phải sống như thế nào, để sống đúng đạo đức làm gương trong gia đình.  Không những làm  gương cho gia đình mình mà còn làm gương cả xóm giềng  chung  quanh  mình   nữa.  Vậy  sống  như thế nào để mình dẫn dắt những người chung quanh xóm giềng của mình.
 Ví dụ: Một nhà hàng xóm bên cạnh ngay trước  nhà mình,  thường hay ném rác bẩn sang nhà  mình,  mình  cứ xách chổi  ra quét dọn sạch sẽ không la lối chửi mắng ai cả. Và như vậy chúng  ta  đã  dạy  cho họ  một  bài  học  đạo  đức, chắc chắn một ngày nào đó họ sẽ trở thành người tốt. Người ta đã  vô minh không hiểu đạo đức vệ sinh, người ta chỉ nghĩ đến cá nhân chứ không nghĩ đến ai hết. Đạo đức dạy chúng ta nhẫn  nhục,  tùy  thuận,  bằng  lòng.  Vì  thế,  tốt hơn  hết  mình  cứ  vui  vẻ,  quét  dọn  sạch  sẽ  và nghĩ rằng: đây là nhân quả đời trước của mình, mình  có nợ với người này, người này mới xả rác như  vậy  thì mình  cứ  vui  vẻ  làm  đi,  làm  cho sạch,  làm  cho người  đó  họ  ngạc  nhiên  và  tự hỏi:  Tại  sao ông  ta  không  tức  giận  mình?  Nếu người  khác  lùa  rác, lùa chất  bẩn  vô  nhà  mình, thì mình  có giận không?
Mình  tin chắc  sớm muộn gì người ta cũng ý thức được điều đó, chứ không phải không. Nhưng  mình  phải  bền  chí để  giáo  dục  đạo  đức cho người. Khi nhân quả thiện của mình  tạo ra đến  lúc  chín  muồi,  nó  sẽ  chuyển  đổi  thì người ta sẽ hối  hận tức  khắc  và  sẽ đến xin lỗi mình. Bởi vì nhân quả nó chuyển đổi, chứ không phải cố định. Ví dụ bây giờ thấy người ta đổ rác làm
 bẩn  nhà  mình,  mình  tức  giận  tức  là  mình  bị nhân quả chuyển, chuyển từ nhân đến quả. Còn mình   chuyển  nhân  quả   thì  mình   không  tức giận, do đó mình trả hết các nợ nhân quả đời trước.  Khi nhân  quả  trả  hết  thì không  bao giờ người ta làm bẩn trong nhà mình  nữa.
Mình  phải  thấy rằng nhân quả  nó chuyển biến,  chuyển  biến  để  làm  cho cuộc  sống  từ  bất yên ổn trở thành yên ổn, thanh tịnh, hoà hợp với nhau, nó không làm động nhau nữa.
Chỗ tu tập của đạo Phật Nguyên Thủy không  có  dạy người  ta  vào  chùa  tụng  kinh, gõ mõ, lạy sám hối để cầu chư Phật phù hộ cho chúng  ta  bình  an, tai  qua nạn  khỏi.  Chúng  ta có lầm lỗi, nhưng biết sự lầm lỗi đó là ác pháp. Do đó, chúng ta nhất quyết không làm lỗi nữa. Khi không làm lỗi nữa là phải tự mình,  chứ không  ai  giúp  mình  hết  làm  lỗi,  cho nên  đức Phật  bảo:  “Các  con hãy  tự  thắp  đuốc  lên mà  đi!”. Bây giờ mình  không thắp đuốc lên đi, mà  cứ  vô  chùa  tụng  kinh cầu  chư Phật  phù  hộ cho mình  được  sao? Tại  sao mình  đi  ngược  lại lời dạy của đức Phật như vậy? Làm sai như vậy mà  bảo  mình  tu  theo  Phật  giáo.  Cái  đó  là  cái sai.
 Tu theo Phật giáo là chúng ta phải tự lực. Mỗi một ác pháp đến làm cho tâm chúng ta chướng ngại, thì ngay đó chúng ta xả, xả tức là chúng  ta  chuyển  đổi  được  nhân  quả.  Để  nhắc lại  ví  dụ  trên:  Có  người  đưa rác  làm  bẩn  nhà mình,  mình  cứ  vui  vẻ  quét  hốt,  dọn  dẹp  sạch sẽ, không tức giận, tức là đầu tiên mình  chuyển được  tâm  nhân  quả  của  mình,  kế  đó  nữa mình thấy được cái nhân quả của mình  và tự nguyện sẽ   hốt   sạch   rác   này,   cho  đến   khi  trả   hết nghiệp. Khi hết nghiệp, chắc chắn chúng ta sẽ cảm hoá được người làm bẩn nhà mình,  nếu tôi cảm hoá được người này thì họ không còn là người  xấu.  Họ  không  còn  là  người  xấu  thì tôi rất  mừng,  vì  tôi  đã  dẫn  dắt  họ  vào  con đường đạo  đức.  Do đó,  tôi  phải  bền  chí  tôi  làm  việc này,   một   tháng   chưa  xong,  hai   tháng   chưa xong, một năm, hai năm, cho đến ba năm, chắc chắn   tôi   sẽ   cảm   hoá   được   người   này   bằng những hành động vui vẻ không giận hờn người này. Như vậy, rõ ràng chúng ta đang theo pháp Phật  dạy:  ngăn  ác  diệt  ác  pháp.  Đó  là  cách thức  tu  tập  của  chúng  ta,  có  giải  thoát  ngay
liền.
Đây  là  một  ác  pháp  nữa.  Ví  dụ:  Người  ta chửi  mình,  mình  giận  dữ  tức  là  mình  đem ác


pháp vào trong tâm của mình,  mình  tự làm khổ mình, chứ có lợi ích gì đâu. Nếu người ta chửi mình,  mình  không giận tức là mình  không đem ác  pháp  vào  tâm  mình,  mình  không  làm  khổ mình  và như vậy mình  có lợi ích lớn cho mình.
Tóm lại, một người tâm bất động trước các ác  pháp  là  người  sống có  đạo đức  với  mình  với mọi người.

LÀM  CHỦ SỰ SỐNG CHẾT
Nếu Thầy làm chủ được bệnh của Thầy, tức  là  Thầy  làm  chủ  được  cái  chết.  Làm  chủ được cái chết, tức là làm chủ nhân quả. Ngoài nhân quả ra thì không có cái chết. Bởi vì thân của Thầy là thân nhân quả, cho nên nó phải có sanh có diệt. Khi tu tập theo giáo pháp của đức Phật, thì trước tiên Thầy làm chủ cái tâm, làm chủ cái tâm là phải làm chủ tâm không sân, không  tham,  không  si.  Do  làm  chủ  tâm  nên mới không tham, sân, si. Nếu không làm chủ tâm được thì tâm tham, sân, si cũng giống như mọi  người. Khi làm  chủ  được  tâm  không tham, sân, si rồi Thầy làm chủ được bệnh. Đầu của Thầy đau nhức, Thầy bảo: “cái thọ này vô thường,  cái  đầu  đau   nhức  này  phải  rời khỏi  thân này đi và  không được đau  nhức nữa”. Khi hướng tâm như vậy, thì tự cái đau nhức  đầu  sẽ  đi mất. Như  vậy có  phải  cần uống thuốc  không hỡi  quý  Phật  tử? Đâu có cần uống gì. Nay Thầy đã  sống trên 78 tuổi rồi mà Thầy vẫn  sống  bình  thường,  không  có  đau bệnh  gì khó  khăn  khổ  sở.  Nếu  có  đau Thầy  sẽ  đuổi  nó đi. Khi Thầy sắp  chết  Thầy bảo  hơi  thở  ngưng đi, cái thân già yếu này sống làm chi cho thêm cực khổ quá vậy, chết đi cho rồi. Thì bắt đầu nó ngưng hơi  thở  Thầy chết. Bởi  vì Thầy làm  chủ được thân nhân quả. Cho nên, đức Phật nói:
“Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn Nhất thiết thế gian Sanh, lão, bệnh, tử” .
Giải nghĩa:
“Trên trời, dưới trời Con người duy nhất Khắp trong thế gian Vượt qua sanh, già
 Làm chủ bệnh, chết”.
Đức  Phật  đã   vượt  qua  sanh,  già,  bệnh, chết,  tức  là  làm  chủ  sanh tử.  Vậy  thì người  tu theo  đạo  Phật  vốn  có  tâm  niệm  với  mục  đích làm chủ được bốn nỗi khổ đau này.
Mục đích của chúng ta là tu tập ngồi thiền để  làm  chủ  sự  sống chết  và  chấm  dứt  luân  hồi phải không?
Ở   đây,  Thầy  chỉ  dạy  cho quý  vị  ngăn  ác diệt  ác  pháp,  có  nghĩa  là  người  ta  chửi  mình, mình  không  giận,  mình  không  tham  muốn  gì hết. Dù thấy các vật đẹp mình  cũng không ham muốn, chứ không phải ngồi thiền hít thở, niệm Phật,  niệm  chú,  tụng  kinh, sám  hối,  v.v…  Và như vậy quý  vị  đã  làm  chủ  được  cái  tâm  tham, sân, si của mình,  tức là quý vị đã làm chủ được nhân quả trong cuộc sống của mình,  tức là làm chủ  nhân  quả  của  tâm.  Khi đã  làm  chủ  nhân quả của tâm được rồi thì tiếp tục tu tập để làm chủ nhân quả của thân. Làm chủ nhân quả của thân, là làm chủ bệnh tật và chết phải không? Vì  có  làm  chủ  được  tâm  thì đó  mới  làm  chủ được cái nhân. Làm chủ được cái nhân chưa đủ, nên phải làm chủ cho được cái thân, làm chủ được  cái  thân tức  là  làm  chủ  được  cái  quả.  Cái quả  thân  của  chúng  ta  hiện  giờ  có  là  do nhân đời  trước.  Nhờ  làm  chủ  được  tâm  thì mới  làm chủ  được  thân.  Nếu  không  làm  chủ  được  tâm thì không thể nào làm chủ được thân. Khi chưa làm chủ được tâm thì thân của quý bạn có nhức đầu,  dù  cho quý  vị  có  biết  dùng  pháp  hướng nhắc  tâm  đến  cả  ngàn  lần  thì nó  cũng  nhức đầu,  chứ  không  bao giờ  hết.  Còn  bây  giờ  Thầy đã  làm  chủ  được  cái  tâm  thì Thầy chỉ  nhắc  nó một vài lần là nó hết nhức đầu ngay liền. Làm chủ  được  bệnh khổ như vậy thì dù  có đem tiền bạc  chất  như núi  Thái  Sơn cho Thầy, thì Thầy cũng không ham. Người ta chửi Thầy, Thầy không  giận,  cái  không  sân  của  Thầy,  dù  ai  có đổi  chùa  to  Phật  lớn,  Thầy  cũng  không  ham. Tại vì Thầy đã làm chủ tâm của mình  được rồi, nên danh lợi  sang giàu  đối  với Thầy trở thành vô nghĩa. Do danh lợi sang giàu trở thành vô nghĩa đối với Thầy, thì Thầy phải làm chủ được bệnh.  Làm  chủ  được  bệnh  thì Thầy  làm  chủ được chết của mình, làm chủ được cái chết của mình,  thì Thầy  phải  chấm  dứt  tái  sanh  luân hồi của Thầy. Có phải vậy không? Giống như trên Thầy đã  dạy. Vì thế, chúng ta đã  tịnh chỉ hơi  thở  nhập  Tứ  Thiền.  Khi  nhập  xong  Tứ Thiền  thì chúng  ta  thực  hiện  Tam  Minh.  Mà thực hiện Tam Minh thì nghiệp lậu hoặc không còn  nữa,  do đó  Thầy  đã  chấm  dứt  sự  tái  sanh luân hồi của mình.  Chấm dứt luân hồi tái sanh, tức là chấm dứt nghiệp lực tái sanh, chứ không phải  có  thần  thức,  linh hồn  đi  tái  sanh,  mà chính  là nghiệp. Nghiệp là do hành động thiện ác của chúng ta tạo thành.
Ví  dụ:  Chúng  ta  uống  rượu,  nó  sẽ  thành quen đi với  rượu, nếu  không có  rượu  thì cơ thể chúng ta khó chịu phải không? Chúng ta hút thuốc  nó  quen  đi,  bây  giờ  không  hút  thuốc, nghe buồn bã, nghe khó chịu trong lòng, hút thuốc   vào   là   khoẻ   trong   người   liền.   Đó   là nghiệp dẫn dắt mình  ham thích dục lạc, nó làm cho  mình   khổ   sở,   do  như  vậy   chúng  ta   bị nhiễm.  Sự  nhiễm  như  vậy  trở  thành  nghiệp. Bây  giờ  chúng  ta  làm  chủ  nghiệp,  thì làm  sao nghiệp đi tái sanh luân hồi được. Phải không? Nếu chúng ta còn tham, sân, si thì còn nghiệp, nghiệp còn thì tiếp tục  đi  tái sanh. Hằng ngày Thầy tu tập làm chủ nghiẹâp. Tu tập làm chủ nghiệp tức là tu tập tâm không tham, không sân, không si. Hằng ngày Thầy thường nhắc: “tâm  không  tham, sân,  si, phải  ly  dục,  ly ác  pháp  đi”,  hoặc Thầy nhắc: “tâm  như cục đất ly tham,  sân, si đi,  đừng có tham,  sân, si  nữa,  tham   sân  si  là  ác  pháp,  là  khổ đau”. Thầy nhắc nó như vậy hằng ngày nên nó trở  thành  nghiệp  không  tham,  sân,  si.  Khi chưa  biết  tu  tập  chúng  ta  thường  hay  tham, sân,  si,  lâu  ngày  nó  huân  tập  thành  nghiệp tham,   sân,   si.   Còn   bây   giờ   Thầy   huân  tập nghiệp   không   tham,   sân,   si.   Nghiệp   không tham, sân, si  thì nó  có  tái  sanh không quý  vị? Nghiệp không tham, sân, si thì không tái sanh. Còn  chúng  ta  đi  tái  sanh  là  do nghiệp  tham, sân,  si.  Như  vậy  có  đúng  không?  Vì  đức  Phật xác định thân ngũ uẩn của chúng ta là sắc, thọ, tưởng,  hành,  thức  và  thức  cũng  là  một  trong năm thứ hoại diệt của thân ngũ uẩn. Thân này hoại diệt thì rã hết năm uẩn kia. Sắc thân này tan  rã  thì thức  này  cũng  tan  rã,  thì thân  ngũ uẩn có còn cái gì đâu. Thế mà chúng ta chấp ở trong  thân  này  còn  có  thần  thức,  linh hồn, tánh  biết,  tánh  thấy,  tánh  nghe.  Nếu  có  linh hồn nhập vào đồng cốt thì đó là tưởng thức của chúng  ta  tạo  tác,  chứ  không  phải  có  linh hồn, chúng  ta  đã  nhận  sai  rồi  không  đúng  đâu.  Vì đức  Phật  nói,  khi chúng  ta  chết  đi  thì không còn có cái gì tồn tại hết. Nó chỉ còn lại nghiệp do hành động thiện ác của chúng ta, nghiệp đó nó  tái  sanh  như  trên  đã  nói.  Vì  thế,  chúng  ta mãi  mãi  tái  sanh mà  không  bao giờ  dứt.  Hôm nay chúng ta đã rõ biết được. Vậy biết rõ chúng ta  phải  tu  tập,  tu  tập  để  có  được  tâm  nghiệp không tham, sân, si. Hằng ngày chúng ta huân tập  pháp  như  lý  tác  ýù,  nhờ  pháp  như  lý  tác  ý mà trở thành nghiệp lực không tham, sân, si.
Nghiệp  tái  sanh luân hồi  là  nghiệp  tham, sân, si. Nghiệp không tham, sân, si là nghiệp chấm  dứt  tái  sanh  luân  hồi.  Do  đó  đức  Phật dạy: “Con người là thừa tự nghiệp”.
Nghiệp  không  tái  sanh luân  hồi  đức  Phật ví  như  lõi  cây.  Muốn  tìm lõi  cây  thì chúng  ta phải  bỏ  vỏ,  bỏ  giác.  Cũng  vậy  muốn  tu  giải thoát  thì phải  bỏ  tham,  sân,  si,  còn  lại  cái không tham sân si. Cây mới mọc lên thì không có lõi liền được. Nó phải có một  quá trình thời gian  lâu  dài  thì mới  có  lõi  được.  Chúng  ta  là con người sống trong đau khổ, muốn thoát ra sự khổ  đau thì phải  có một quá  trình thời  gian tu tập. Nhưng phải tu đúng pháp, còn tu sai thì chẳng bao giờ có giải thoát được. Nếu không có pháp Tứ Chánh Cần, không có Tứ Niệm Xứ, không  có  pháp  hướng  tâm  như  lý  tác  ý  thì dù quý  vị  có  tu  ngàn  đời  cũng  chẳng  giải  thoát được.
Tóm  lại,  làm  chủ  sanh  tử  chấm  dứt  luân hồi là làm chủ nghiệp, làm chủ nghiệp là làm chủ  tâm, tức là  tâm  không tham, sân, si, mạn, nghi  nữa.  Làm  chủ  tâm  là  tâm  phải  bất  động  trước các ác pháp và các cảm thọ tức là tâm không còn dục lậu, hữu lậu vô minh lậu nữa thì mới giải thoát hoàn toàn.

PHẬT TÁNH
Quý vị đừng lầm trong mỗi chúng sanh đều  có  Phật  tánh,  Phật  tánh  là  một  ảo  tưởng của  những  nhà  ảo  tưởng.  Tu mà  nuôi  ảo  tưởng thì chẳng bao giờ có giải thoát, tâm quý vị mãi mãi vẫn còn tham, sân, si. Còn nếu cho rằng có Phật tánh thường hằng, bất biến trong mỗi chúng  sanh thì hóa  ra Phật  tánh  quá  ngu. Tại
sao vậy?

Phật tánh mà cứ đi đầu thai tái sanh hoài không  phải  là  ngu sao? Phật  là  tánh  giác,  mà sao không  giác  lại  ngu,  để  rồi  tham  đắm  mà chịu  tái  sanh  mãi,  Phật  Tánh  chỉ  là  ảo  tưởng của các Tổ sư Thiền Đông Độ và Đại Thừa, chứ trong  chúng  ta  chỉ  là  một  khối  các  duyên  hợp lại  mà  thành.  Chúng  ta  sinh  ra  từ  cái  môi trường sống, tức là môi trường nhân quả. Nếu chỗ  nào  không  có  môi  trường  sống  thì chỗ  đó không có  nhân quả. Tại  sao vậy?  Tại  vì nơi  đó không  có  duyên  hành.  Có  duyên  hành  thì mới có mưa, bão, nắng, gió phải không? Có hành, có mưa, có  bão,  có  nắng,  có  gió  thì có  khí  hậu  ôn hòa, mát mẻ, thì mới có độ ẩm ướt, từ khi có độ ẩm  ướt  có  thì rong  rêu,  cây,  cỏ,  thảo  mộc  mới sanh ra. Cây,  cỏ  sanh ra trước  rồi  mới  có  loài động  vật  sanh ra, nhờ  có  cây  cỏ  mà  loài  động vật  mới  ăn  cây  cỏ  để  sống,  chứ  loài  động  vật sanh  ra mà  không  có  cây  cỏ  sanh  ra thì loài động vật lấy gì để ăn mà sống?
Đây, Thầy đặt  lại  vấn đề  thân tứ  đại làm cho rõ ràng. Thân của chúng ta đức Phật nói là do tứ  đại  đất,  nước,  gió, lửa  hợp  lại  mà  thành. Nếu không có tứ đại bên ngoài thì lấy cái gì ăn để nuôi tứ đại bên trong mà sống thì chắc chắn thân chúng ta sẽ bị hoại diệt. Từ rong rêu, cây cỏ  sanh  ra trước.  Sau đó  lần  lượt  đến  những loài  động  vật  sanh  nơi  ẩm  ướt,  rồi  kế  đó  đến loài  noãn sanh, tức là  loài  sanh trứng, rồi thai sanh,  sau  cùng  mới  đến  loài  hóa  sanh.  Hóa sanh  là  những  người  sanh  ra  bằng  tâm  lực, bằng sự hợp chất do tâm lực, bằng hợp chất do máy móc. Chúng ta đừng hiểu hoá sanh là biến hoá,  hoá  sanh  không  có  nghĩa  biến  hoá  đâu. Mà do năng lực, tâm lực của người đã  tu chứng Tam  Minh.  Trong  tập  2  Đường  Về  Xứ  Phật, Thầy đã  nói đến năng lực này. Nghĩa là chúng ta  dùng  năng  lực  của  tâm  hợp  tất  cả  các  gen (gen) ở trong không gian, trong không gian các gen này có đủ, ta hợp chúng lại, sẽ hoá sanh thành  con  người.   Nếu   một   người  chưa  toàn thiện thì không làm được. Cái năng lực toàn thiện của tâm mới có làm được việc này. Con người  được  hoá  sanh  là  con người  toàn  thiện. Con người  toàn  thiện  thì không  sống  trong  xã hội này được, vì con người trong thế gian rất ác độc.
Nếu toàn bộ loài người tu hành hết thì con người  sẽ  là  những  con  người  hoá  sanh.  Con người  hoá  sanh  hoàn  toàn  không  có  đau khổ. Bởi vì tâm chúng hoàn toàn thiện do hoàn toàn thiện nên không còn quả khổ.
Khi chúng  ta  tu  đúng  thì kết  quả  tự  tại sanh  tử  là  vậy,  tự  tại  sanh  tử  không  nghĩa  là an phận trong sự sống chết. Tự tại sanh tử, tức là làm chủ sự sống chết đều theo ý muốn của mình.
Tóm lại, đi tu theo đạo Phật không phải vì đi  tìm Phật  tánh  hay bất  cứ  một  việc  gì khác, mà vì làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp làm người: sanh, già, bệnh, chết.


NGƯỜI MUỐN TU THEO ĐÄO PHẬT LÀ PHÂI SỐNG CĨ ĐÄO ĐỨC
Đã  tạo  ra nhân  quả,  có  vợ,  có  con là  có nhiệm vụ đạo đức, trách nhiệm làm chồng, làm cha,  làm  mẹ,  mình   không  thể  nào  bỏ  chúng được,  mình   không  thể  dứt  áo  ra đi  tu  hành ngay liền được (cắt ái ly gia được).
Ngày xưa, chưa có đạo Phật cho nên đức Phật mới dứt áo ra đi, bỏ vợ, bỏ con, bỏ cha bỏ những  người  thân  để  đi  tu.  Tạo  một  điều  đau khổ  rất  lớn,  chứ  không  phải  nhỏ.  Sáu  năm Ngài  phải  chịu  rất  nhiều  sự  đau  khổ  và  cay đắng,  do pháp  tu  ức  chế  thân  tâm  của  ngoại đạo Bà La Môn. Vì ăn quá ít, cuối cùng Ngài đứng dậy không nổi. Đó là tiết thực quá độ, ăn uống  ít quá,  cho nên  cơ thể  của  Ngài  quá  kiệt quệ.  Sự  khổ  đau này  chính  là  pháp  môn  của ngoại đạo, nhưng cũng để nói lên nhân quả mà Ngài đã tạo ra khổ đau đối với gia đình mình.
Sau đó,  Ngài  tìm được  con đường  tu  tập, để  đi  đến chứng ngộ  giải thoát. Ngài trở về  độ cả  dòng  họ  của  mình.  Trên  đây  là  những  việc làm của đức Phật ngày xưa. Còn bây giờ chúng ta  tu  hành  thấy  được  đường  đi  của  đạo  Phật, nhờ  Ngài  vạch  ra, chính  nó  là  lối  đi  đạo  đức của loài người. Chúng ta là những người hữu duyên  mới  gặp  được  chánh  pháp  như  vậy.  Vì vậy,  mỗi  chúng  ta  phải  có  trách  nhiệm  và  bảo vệ nó, không được làm mất nó, vì nó bị mất đi hơn 25 thế kỷ.
Hôm nay nhân duyên đã đủ, chánh pháp của Phật mới được  sống lại, chúng ta không có quyền để cho chánh pháp mất một lần nữa hay bị diệt mất, nhất là đạo đức nhân bản - nhân quả  phải  được  bảo  vệ  và  giữ  gìn  mãi  mãi  với cuộc sống của loài người muôn thuở.

NHỮNG CÂU HƠI
Hỏi: Kính Bạch Thầy! Kính  Thưa Đại Chúng!
Đây cũng là những câu hỏi của nhiều cư sĩ thắc mắc:
Khi  Đức  Phật  nhập  diệt,  các  vị  Thánh Tăng  đệ  tử  của  đức  Phật  cũng  đều  nhập  diệt rồi,  thì  hơn  2500 năm  nay  có  vị  Thánh  Tăng
 nào hay không? Nếu có thì  sách sử không thấy nói đến? Nếu thật có những bậc A La Hán tu chứng. Theo như Đại Thừa nói là các vị A La Hán  không  có  lòng  thương  xót,  không  có  lòng từ  bi,  cho nên  quý  Ngài  không  có  thị  hiện  để cứu  độ  chúng  sanh.  Vậy  chúng  con xin  Thầy chỉ  dạy  dùm:  CÓ  VỊ  THÁNH TĂNG  (A LA HÁN) NÀO XUẤT HIỆN KHÔNG?
Đáp:   Từ khi đức Phật nhập diệt đến nay, giáo  pháp  của  Ngài  đã  bị  dìm  mất  bởi  những nhà học giả chịu ảnh hưởng tư tưởng giáo pháp của ngoại đạo Bà La Môn, nên tu hành không đúng chánh pháp của Phật  và sự tu hành cũng chưa đến nơi đến chốn. Vì thế, tưởng giải, kiến giải theo lối mòn của ngoại đạo, nên tìm một vị chứng  quả  A  La  Hán  rất  khó,  vì  thế,  từ  ngày đức  Phật  nhập  diệt  đến  nay  chúng  ta  không thấy sử  Phật  giáo có ghi  chép  những bậc A La Hán kế tiếp, nhưng có những bậc độc giác A La Hán  xuất  hiện  tu  chứng  quả,  những  vị  này không nằm trong Phật giáo Đại Thừa cũng như Phật  giáo  Tiểu  Thừa  Nam  Tông,  nên  không được lịch sử Phật Giáo ghi chép.
Lịch sử  Nam  truyền  và  Bắc  truyền  có  ghi chép  những  bậc  Đại  Sư học  giả  thường  gọi  là Bồ Tát, vì những người này chưa nhập được Tứ
 Thánh  Định  của  Phật  và  Tam  Minh,  họ  chỉ nhập  được  Tứ  Thiền  của  ngoại  đạo, tức  là  một loại thiền tưởng và thần thông tưởng. Cho nên, sử  Phật  giáo  không  dám  xác  định và  ghi  chép họ là những bậc A La Hán.
Trong  kinh sách  Nguyên  Thủy  cũng  như kinh sách phát triển Đại Thừa đều có dạy rằng: “Một  vị  A  La Hán,  một  vị  Phật  xuất  hiện ra đời  là  trên  thế  gian này  sẽ  xảy  ra  6 cách chấn động”. Vì thế, từ ngày đức Phật nhập  diệt  đến  nay chúng  ta  chưa từng  thấy  có chấn động, chưa có chấn động tức là chưa có A La Hán ra đời.
Tóm  lại,  khi đức  Phật  tịch  thì các  ngoại đạo cố  tình diệt  Phật  giáo. Âm  mưu của chúng là phân hóa Phật giáo. Các Tỳ Kheo tu chưa chứng   đều   bị   âm   mưu  này.   Phật   giáo   chia thành  nhiều  bộ  phái,  giáo  lý  của  Phật  đã   bị thêm bớt quá nhiều và những pháp hành của Phật   không   có   người   có   kinh   nghiệm,   nên người  sau  không  biết  đường  tu  tập.  Vì  thế, không có bậc A La Hán xuất hiện.

 BẬC A LA HÁN CĨ TÅM ĐÄI BI KHƠNG?
Đáp: Đại  Thừa cho bậc  chứng quả  A La Hán không có tâm đại bi, không thương xót chúng sanh là không đúng.
Một  vị  Phật,  một  vị  A La  Hán  xuất  hiện là  do  đại  nhân  duyên  của  chúng  sanh  trong thời  đó.  Nếu  có  đủ  duyên  thì bậc  A  La  Hán xuất hiện bằng ngược lại là không. Nếu chúng sanh  sống  hung  dữ,  tàn  ác,  không  chánh  tín, theo tà kiến, không có tâm tha thiết cầu sự giải thoát, v.v.. thì A La Hán không xuất hiện.
Cuộc sống con người xuất hiện nhiều tà giáo  ngoại  đạo. Đạo  Phật  bị  dìm  mất  thì Phật và A La Hán không xuất hiện.
Phước  chúng  sanh  có,  duyên  chúng  sanh đủ  và  tâm  tha  thiết  của  chúng  sanh muốn  tìm tu  giải  khổ. Mặc  dù  hiện giờ  tà  giáo  ngoại  đạo nhiều, nhưng bậc A La Hán vẫn xuất hiện, xuất hiện  để  làm  sống  lại  nền  đạo  đức  của  Phật giáo, xuất hiện để quân bình  cuộc sống cho con người  trong  đạo   đức  nhân  bản   -  nhân  quả. Cũng giống như thời  đức  Phật  xuất  hiện. Toàn là  tà  giáo  ngoại  đạo  (lục  sư ngoại  đạo). Nhưng chúng  sanh  trong  thời  đức  Phật  có  đại  nhân



duyên, đó là duyên giải thoát. Đức Phật xuất hiện dựng lại những giáo pháp đúng mà ngoại đạo  đã ném bỏ.
Thường khi đức Phật thuyết một bài pháp xong thì các cư sĩ ca ngợi tán thán đức Phật bằng  cách:  “Sa  môn  Gotama,  thật  vi diệu thay,   bạch   Thế   Tôn!   Thật   vi  diệu   thay bạch Thế Tôn! Như  người dựng đứng lại những gì đã quăng ngã xuống, phơi  bày ra những  gì bị  che kín, chỉ  đường  cho kẻ  lạc hướng,  đem  đèn  sáng  vào  trong bóng  tối để những ai có mắt có thể thấy sắc”.
Theo  Thầy  thiết  nghĩ  đức  Phật  đâu  có pháp môn gì mới đâu? Ngài dám nói thẳng những cái sai cái đúng; Ngài dám bài bác chú thuật thần thông của ngoại đạo; Ngài dám bài bác  cúng  tế,  cầu  siêu,  cầu  an  của  ngoại  đạo; Ngài dám bài bác 62 hệ tư tưởng của ngoại đạo; Ngài  dám  bài  bác  thế  giới  siêu  hình  không  có chỉ  là  thế  giới  của tưởng tri. Cũng như bây giờ Thầy dựng lại những pháp môn gì của Phật mà giáo  pháp  phát  triển   và  ngoại  đạo   ném  bỏ xuống  Thầy  dựng  lên,  chứ  Thầy  đâu  có  pháp môn  gì  mới.  Thầy  cũng  dám  nói  thẳng  như Phật, mặc dù Phật còn có một giáo đoàn rất đông  đảo  và  có  cả  nhiều  vua chúa  ủng  hộ,  còn Thầy  có  một  mình,   không  có  thế  lực,  không tiền  bạc  chỉ  có  một  tâm  nguyện  muốn  đem lại lợi  ích cho loài  người  trên  hành  tinh này,  một nền  đạo  đức  nhân  bản  –  nhân  quả  Phật  giáo mà mọi người sống không làm khổ mình, khổ người;   mà   mọi   người   sống   biết   thương   yêu nhau,  thương  yêu  sự  sống  của  muôn  loài  trên quả  địa  cầu  này.  Rồi  đây,  Thầy  sẽ  không  còn một mình  mà có nhiều người, nhiều người khắp trên hành tinh này.
Nói  A La  Hán  thương  hay không  thương, độ  hay  không  độ  chúng  sanh  là  người  ta  nói, chứ những bậc A La Hán biết thời tiết nhân duyên lúc nào đúng, lúc nào chưa đúng, lúc nào độ,  lúc  nào  chưa  độ  và  biết  mình   phải  làm những gì đối với chúng sanh. Với trí phàm phu hữu  hạn  mà  trách  các  bậc  A  La  Hán  không thương  xót  chúng  sanh,  không  độ  chúng  thì Thầy e rằng quý vị không hiểu A La Hán.
Quý vị đừng nghe theo những danh từ lời nói lừa đảo  của  kinh sách phát  triển  “Thương xót  chúng  sanh, độ  chúng  sanh”, Bồ Tát độ chúng  sanh  hay  là  dắt  chúng  sanh  vào  bệnh thần  kinh, hay  biến  chúng  sanh  thành  người xảo  trá  lừa  đảo  nói  láo.  Dẫn  nhau  đi  vào  hố thẳm mà không biết.
 Ông Phú  Lâu  Na, một vị A La Hán, đệ tử của Đức Phật đến xin Ngài đi hóa độ những người dân hung ác ở một xứ xa. Đức Phật chấp nhận.  Một  hình  một  bóng,  ông  ra đi  về  hướng đó  và  chẳng  bao lâu  ông  đã  độ  được  dân  nước đó theo chánh pháp của Phật tu hành. Hành động  như  vậy,  ai  dám  bảo  rằng  A  La  Hán không thương xót chúng sanh? Chỉ có những người  phỉ  báng  Phật  giáo  như  các  giáo  pháp phát triển và các ngoại đạo.


A LA HÁN CHƯA HẾT LẬU HOẶC, XIN QUÝ VỊ ĐỪNG PHỈ BÁNG BẬC A LA HÁN RẤT TỘI
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Người  ta  nói  đã có nhiều người khi đọc được một số sách hay là nghe băng  của  Thầy  họ  có  thắc  mắc  như  thế này,  họ  vấn  nạn.  Nếu  là  vị  A  la  Hán  đã  giác ngộ rồi thì  phải có cái tâm từ bi. Lời nói là lời ái  ngữ,  còn  lời  nói  của  Thầy  thì  phê  phán  họ quá  nặng.  Vậy,  tức  là  vị  này  chưa có  đắc  đạo.
 Một ông sư đã cho rằng: A La Hán vẫn còn những lậu hoặc, tức là chưa xả sạch hết, xin Thầy  từ  bi  chỉ  giáo.  A  La  Hán  chưa  hết  lậu hoặc làm sao gọi là A La Hán. Phải không?
Đáp: Vị A La Hán phải hết sạch lậu hoặc mới  gọi  là  A La  Hán.  Nói  A La  Hán  chưa hết lậu hoặc là phỉ báng A La Hán. Người ta chỉ tưởng  ra mà  nói,  chứ  chưa biết  rõ  thế  nào  là hết  lậu  hoặc  thế  nào  là  chưa hết  lậu  hoặc.  Ở trong định nào mà hết lậu hoặc và ở trong định nào mà không hết lậu hoặc. Đừng dùng kinh sách Đại Thừa như:  “kinh Duy Ma Cật, kinh Bỏ Những Giới  Nhỏ  Nhặt,  kinh Đại  Bát  Niết Bàn v.v..” mà  phỉ báng  những  bậc  A La  Hán  đại đệ tử  của  Phật  thì thật  đáng  thương,  tự  mình  đã giết  mình  mà  không  biết.  Đó  là  mục  đích  của Bà  La  Môn  dùng  những  kinh sách  này  diệt Phật  giáo,  kiến  giải  của  Thầy  Chơn  Quang là nối  giáo  cho  giặc  diệt  Phật  giáo,  chứ  không phải  chấn hưng Phật  giáo. Tội  phỉ  báng  bậc  A La Hán và nối giáo diệt Phật giáo là tội rất nặng, sẽ mất chủng tử giải thoát, đời đời kiếp kiếp phải đoạ địa ngục (tức là thân thường thọ bệnh khổ, không bao giờ dứt) chịu nhiều sự khổ đau và  quả  vị  A La  Hán  không  bao giờ  chứng được.
 Nói đến người chứng quả A La Hán là nói đến người  giới  luật  nghiêm  chỉnh, không hề  vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào, Bốn Thánh Định phải  được  nhập  xong và  Tam  Minh  phải  được đầy đủ.
Như vậy, xét qua các pháp môn mà một vị A La  Hán  đã  thực  hiện  xong thì lậu  hoặc  còn chen  chân  vào  chỗ  nào  được  mà  gọi  là  A  La Hán còn lậu hoặc. Chỉ có những người chưa chứng  được  Bốn  Thiền  và  Tam  Minh  thì lậu hoặc  mới  còn,  mà  chưa chứng  được  Bốn  Thiền và Tam Minh thì làm sao gọi là A La Hán?
Cho nên,  các  vị  chưa hiểu  A  La  Hán  mà phỉ báng A La Hán thì tội nghiệp cho quý vị, vì phỉ báng A La Hán là tội rất nặng.
Tóm  lại,  chưa chứng  A La Hán  thì không nên  bàn  hay nói  đến  A La Hán,  vì trí tuệ  hữu hạn  phàm  phu  của  quý  vị  làm  sao hiểu  nổi những bậc Thánh Tăng A La Hán đệ tử của đức Phật.
Xin  quý  vị  đừng  dùng  tưởng  tri mà  luận Thánh  quả  thì e rằng  quý  vị  đã  sai  lầm  lớn. Câu  tục  ngữ  của  Tổ  Tiên  ta  dạy:  “Biết   thì thưa    thốt,   không   biết   thì  dựa   cột   mà nghe”.

DÙNG ÁI NGỮ NHƯ THẾ NÀO ĐÚNG?
Đáp: Tại sao Thầy lại gay gắt với Thiền Đông Độ và kinh sách phát triển mà không dùng ái ngữ với những giáo pháp này? Vì Thiền Đông Độ và kinh sách phát triển đã giết bao nhiêu  thế  hệ  tín đồ  Phật  giáo,  biến  Phật  giáo thành  thần  giáo   ngoại   đạo,  biến  giáo  pháp Phật  giáo  thành  những  giáo  pháp  mê  tín, trừu tượng ảo giác v.v.. Những giáo pháp này còn hù dọa, lừa đảo quyến rũ, cám dỗ tín đồ v.v.. Trong đời Thầy đã chứng kiến biết bao nhiêu Thầy Tổ phải chịu chết trong đau khổ với những pháp môn  này.  Xưa,  Đức  Thế  Tôn  hoàn  toàn  bác sạch sáu mươi hai luận thuyết của Ngoại Đạo, Ngài mạnh dạn nói thẳng chẳng hề biết sợ lục sư ngoại đạo là gì. Thậm chí thế giới siêu hình mà  các  tôn  giáo  đều  có.  Đức  Phật  mạnh  dạn xác định không có thế giới siêu hình,  chỉ là thế giới tưởng tri. Mà trong thời đức Phật đâu phải dễ  nói  thế  giới  siêu  hình  không  có.  Con người thời đó sự hiểu biết về khoa học còn thấp kém, đời  sống  còn  lạc  hậu.  Thế  mà  đức  Phật  dám nói,  chỉ  có  những  bậc  A  La  Hán,  họ  mới  là những người dám ăn dám nói một sự thật.
 Ông Galilé một nhà thám hiểm nói một sự thật:  “Quả  đất  tròn”  trong  thời  đó  mọi  người đều  tin rằng  quả  đất  vuông.  Do thế,  người  ta bắt buộc ông phải nói quả đất vuông thì không kết tội tử hình,  nhưng đứng trước cái chết, ông vẫn  ung dung nói  một  sự  thật  mà  ông đã  biết: “Không  thể  quả  đất  vuông  được”. Người  ta đưa ông lên đoạn đầu đài.
Một  nhà  thám  hiểm,  trước  cái  chết  còn dám nói thẳng một sự thật, thật là gương can đảm và anh hùng. Còn chúng ta thì sao? Là những nhà tôn giáo, là tượng trưng cho đạo đức mà  không  dám  nói  thẳng,  nói  mạnh  một  sự thật sai là sai, đúng là đúng, chỉ biết cúi đầu a dua nịnh bợ.
Lời  nói  thẳng,  nói  mạnh  thì quý  vị  cho rằng  lời  nói  không  ái  ngữ,  còn  lời  nói  a dua nịnh bợ cái gì cũng cho là đúng, cái gì cũng cho là phải thì quý vị cho đó là lời nói ái ngữ.
Lời nói thẳng nói mạnh là để giúp cho người  tỉnh  giấc  mơ, để  người  ta  trở  về  với  sự thật, giúp cho người ta thoát ra khỏi sự lừa đảo của  kẻ  khác.  Đó  là  lời  ái  ngữ  có  phải  vậy không? Thưa các bạn.
Trong  thời  đại  của  chúng  ta  là  thời  đại văn  minh  khoa  học  nên  Thầy  mạnh  dạn  nói rằng thế giới siêu hình không có. Nói thế giới siêu  hình   không  có  là  làm  một  điều  chướng ngại  rất  lớn  không  những  cho các  nhà  Phật giáo  phát  triển,  Thiền  Tông  mà  còn  chướng ngại  tất  cả  các  tôn  giáo  khác  trên  hành  tinh này. Xưa, đức Phật đã  nói thế giới siêu hình  là thế  giới  tưởng  tri,  ngắn  gọn.  Vì thế,  ngoại  đạo dễ  che lấp  lời  nói  này.  Còn  bây  giờ  Thầy vạch trần  ra hết,  tất  cả  những  sự  lừa  đảo,  phi  đạo đức  của  Phật  giáo  phát  triển  và  Thiền  Tông cho mọi  người thấu rõ sự  gian xảo  thì người ta bảo Thầy là người không có ái ngữ. Thầy xin chấp  nhận  mình  không  ái  ngữ  với  Phật  giáo phát  triển  và  Thiền  Tông.  Mà  Thầy  có  ái  ngữ với những người không có kiến chấp đem lại lợi ích cho họ. Nếu Thầy có ái ngữ với những giáo pháp  này,  thì những  giáo  pháp  này  sẽ  giết Phật giáo và giết hết những tu sĩ Phật giáo sau này.  Nếu  không  nói  thẳng  nói  thật  thì ai  biết Phật  giáo  phát  triển  và  Thiền Đông Độ  là  sai, là phi  đạo đức, là không phải  của Phật giáo, là của Bà  La Môn Giáo; nếu  không nói  thẳng nói thật, thì ai biết thế giới siêu hình  là không có; nếu  không  nói  thẳng  nói  thật  thì ai  biết  được Phật  giáo  có  một  nền  đạo   đức  nhân  bản   - không làm khổ mình,  khổ người; nếu không nói thẳng  nói  thật  thì ai  biết  được  những  âm  mưu thâm độc diệt Phật giáo của ngoại đạo; nếu không   nói   thẳng   nói   thật   thì  ai   biết   được những tu sĩ ẩn nương cửa Phật kinh doanh làm giàu trên xương máu của đồng bào Phật tử; nếu không   nói   thẳng   nói   thật   thì  ai   biết   được những  tu  sĩ  tu  danh,  tu  lợi  đang lợi  dụng  mồ hôi  nước  mắt  của đồng bào  Phật  tử  để  ăn trên ngồi  trước;  nếu  không  nói  thẳng  nói  thật  thì làm  sao làm  sống  lại  Phật  giáo,  thì làm  sao làm sống lại nền đạo đức của Phật giáo; nếu không nói thẳng nói thật  thì làm sao dẹp sạch những  nạn  mê  tín lạc  hậu,  làm  hao tốn  tiền của  đồng  bào  Phật  tử  một  cách  nhảm  nhí.  Vì thế, phải nói thẳng, nói thật, nói mạnh, chứ không  thể  nào  ái  ngữ  ngọt  ngào  êm  dịu  với Phật giáo phát triển và Thiền Đông Độ được. Người tu chứng đạo biết sử dụng ngôn ngữ, đối với người nào phải dùng ái ngữ, đối với người nào không dùng ái ngữ, chứ không phải lúc nào cũng  dùng  ái  ngữ.  Cũng  như  người  cầm  cân pháp luật là phải biết phạt, trị tội người nào; biết  tha  và  biết  giảm  tội  cho người  nào.  Lúc nào  dùng  ái  ngữ,  ngọt  ngào  an ủi;  lúc  nào  nộ nạt  tra tấn đánh đập. Người  mới  phạm  tội  lần đầu  thì tha  thứ,  cảnh  cáo,  giáo  dục  họ,  dạy  họ để  họ sửa lại  những sự  sai lầm. Còn người  nào ba lần năm lượt không chịu sửa đổi phải cưỡng bức họ cải tạo, giam giữ bằng cách này, bằng cách khác. Cho nên, chúng ta không phải lúc nào cũng dùng ái ngữ. Xưa, đức Phật cũng dùng ngôn  ngữ  không  ái  ngữ:  “Ông   ngu si,  ông điên  đảo…”.  Như  vậy,  đức  Phật  không  chứng đạo sao? Nếu họ bảo rằng: người tu chứng lúc nào cũng dùng ái ngữ, dùng ái ngữ như vậy là người a dua, nịnh bợ, không dám nói thẳng nói thật.  Người  chứng  đạo  như  vậy  là  người  nhát gan  sợ  hãi,  người  hèn  nhát.  Như  vậy  gọi  là chứng đạo là không đúng.
Một người ác, một quỷ vương, một ác thú mà  chúng  ta  dùng  ái  ngữ  thì chúng  có  tha  cho chúng ta không? Cho nên, chúng ta phải là người  sáng  suốt,  phải  là  người  trí tuệ  mới  biết dùng  ái  ngữ.  Vì  vậy,  phải  biết  sử  dụng  ái  ngữ với  những  người  nào  và  không  sử  dụng  ái  ngữ đối  với  những  người  nào.  Chúng  ta  cần  phải diệt  cho sạch  những  ác  pháp  đó  để  đem lại  sự an vui cho mọi người. Đó là cách thức xử sự của một người trí tuệ, của một người tu chứng.
Dùng từ “ái ngữ” hay  dùng từ “địa ngục” là để  bịt  miệng  mọi  người,  để  mọi  người  không dám nói thẳng sự sai trái trong Phật giáo hiện nay  là  một  điều  tồi  tệ  nhất,  đó  là  một  sự  để



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!