Trên đây là
nhiệm vụ của năm uẩn hoạt động trong thân ngũ uẩn, tức là sự hoạt động của một con người có
tu tập theo đường lối
của đạo Phật nhập bốn thiền
và thực hiện
Tam Minh.
Còn người
chưa tu tập bốn thiền và Tam Minh thì tâm thức của họ đang nghỉ ngơi chưa hoạt
động.
TẦM TỨ
Câu hỏi của
Nhật Lý
Đọc trong
Kinh Song Tầm đức Phật đã
xác định nghĩa
của Tầm là sự suy tư (tầm thiện và tầm ác tức là suy tư thiện và ác).
Đọc trong
Kinh An Trú Tầm, Đức Phật đã xác định nghĩa của Tứ là sự tác ý (tác ý một tướng
khác của một tướng kia).
NHỚ ĐẾN LÀ
TƯỞNG THỨC
Câu hỏi của
Nhật Lý
Đọc lại
bài Kinh Đáng Được
Ăn: “Này các Tỳ kheo, những Sa
Môn hay Bà la môn nào có nhớ đến các đời sống ở các kiếp trước, tất cả họ đều
nhớ đến năm thủ uẩn hay nhớ đến một trong những
thủ uẩn‛. Như vậy, bài
kinh này đức Phật đã dạy
chúng ta về quán tưởng để tu tập năm thủ uẩn để thấy rõ năm thủ uẩn vô
thường, khổ, vô ngã mà không tham đắm và không dính mắc.
Ở đây
con hỏi: Tưởng
biết rõ màu sắc
xanh, vàng, đỏ, trắng v.v..
và thức rõ biết vị chua,
cay, mặn, ngọt,
đắng v.v.. như vậy có đúng không?
Như đoạn
kinh trên Thầy đã
trích ra để xác minh đức Phật dạy
chúng ta đang quán tưởng, nghĩa là chúng ta đang dùng tưởng thức để tư duy.
Nếu có một vật
trước mắt dùng để quan sát
thì đó là ý thức quan
sát, còn ở
đây đức Phật dạy nhớ lại quá khứ,
vậy nhớ lại quá khứ một sắc tướng,
hình ảnh, màu sắc, âm
thanh,
mùi vị, cảm
giác lạc, khổ, bất lạc, bất khổ v.v.. đó không phải là tưởng thức quán sát sao?
Tưởng thức quán sát câu hữu với nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức.
Bởi mầu sắc
chúng ta nhận được xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, hồng, cam v.v.. đều do tưởng của
chúng ta đặt ra
để ý
thức chúng ta tiếp
nhận xanh, vàng,
đỏ, trắng, đen, hồng,
cam v.v..
Ví dụ: mầu đỏ
là do tưởng của chúng ta tưởng mầu đỏ rồi
từ đó
ý thức chúng
ta nhận thấy màu đỏ, nếu trước
kia tưởng của chúng ta tưởng mầøu đỏ
là mầu xanh
thì bấy giờ ý thức
của chúng ta cũng cho nó màu xanh. Do đó, đức Phật dạy:
“Tưởng chỉ là sự nhận
rõ các màu sắc‛.
Đúng vậy chỉ
có tưởng mới nhận ra mầu sắc.
Hôm nay tất cả những
mầu sắc đều do
tưởng nhận rõ các mầu sắc.
“Và này
các tỳ kheo, thế
nào gọi là thức?
Rõ biết
bằng tưởng câu hữu với vị thức đắng,
cay, ngọt, mặn v.v..‛.
Bởi, bài
kinh này đức Phật dạy quán về thân ngũ uẩn ở quá khứ,
chứ không phải
quán thân ngũ uẩn ở hiện tại nên phải dùng tưởng câu hữu với lục thức
thì mới đúng nghĩa của bài kinh. Ở đây
do dịch giả dịch không đúng nghĩa
vì dịch giả
không phải là hành giả hoặc về sau những
nhà học giả kết tập
kinh sách thiếu kinh
nghiệm tu hành
nên dùng chữ
không chính xác, khiến
cho người đời
sau đọc khó hiểu, chỉ có những bậc có kinh nghiệm
trên đường tu tập mới xác định được nghĩa lý này.
Cho nên, mầu
sắc do tưởng nhận ra đức Phật đã xác định rất đúng và thức nhận biết ra mùi vị
cay, đắng, ngọt, bùi, chua chát, mặn, lạt v.v.. thì không còn chỗ nào là sai cả.
CHÚ TÂM
Câu hỏi của
Nhật Lý
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Trước đây nhờ
chú niệm khá
liên tục nên:
1- Khi theo
dõi hơi thở, con thường thấy nhỏ, nhẹ ngắn dần, có lúc dường như mất hẳn.
2- Khi kinh hành
thấy rõ sự ‚nặng nhẹ‛ của bước chân. Các thiền sư Nam Tông
khuyên cứ tiếp tục chú
tâm hơn nữa
vào hơi thở và
bước chân, vì
‚hơi thở vi tế là
tâm vi tế‛. Nhưng
vì sợ đó
là kết quả của sự ức chế
tâm
nên con không
tiếp tục hành trì mà
chỉ chú ý xả tâm bằng pháp ‚Tứ Chánh Cần‛ theo Thầy
chỉ dạy. Tuy vậy hiện nay sự theo dõi,
trụ tâm vào hơi thở
và bước đi của
con không liên tục như
trước nữa. Như vậy có phải niệm
căn và tấn căn của con không
được phát triển
đồng
đều?
Đáp: Trước
khi con chưa biết pháp
tu hành xả tâm nên theo phương pháp tu hành ức chế tâm,
vì pháp ức chế tâm dễ tu tập hơn pháp
xả tâm, tại
sao vậy? Tại vì chỉ
tu tập có một
đối tượng duy nhất
để cột tâm
vào đó ví dụ:
như hơi thở hoặc đi
kinh hành, nhờ đối tượng
đó mà tâm bị ức chế nên vọng tưởng không sanh từ đó con cảm giác hơi thở bắt
đầu nhỏ nhẹ và đôi khi không còn cảm thấy hơi thở ra vô nữa,
đó là một trạng thái của xúc tưởng
xuất hiện mà con
tưởng đó
là niệm căn được
liên tục
và tấn căn được tinh cần,
nếu trên đà này tiến tu thì con sẽ không khỏi giống
như các sư Nam Tông
ôm các định
tướng tưởng mà chẳng giải quyết được sanh, già, bệnh, chết,
chỉ tu để có
tu mà thôi,
chứ con đường phía
trước còn mờ mịt, vì các sư Nam
Tông đã tu tập qua rồi những trạng thái này mà chẳng thấy
làm chủ tâm tham, sân, si, được rõ ràng các
sư còn
tham ăn
thích ngủ tức
là ăn uống
phi thời và còn tham danh, đắm lợi, tiền bạc xe cộ,
chùa to Phật lớn, không sống được trong từ tâm còn ăn thịt chúng sanh, cơ thể mập
khỏe chứng tỏ các sư còn có nhiều tâm dục.
Nếu con không ở
trên Tứ Niệm Xứ tu tập
xả tâm, đẩy lui các chướng ngại trên thân, thọ, tâm, pháp để khắc phục tham ưu
trên đó thì dù con có tu niệm
căn, có liên tục tu tập tấn căn, dù
con có tinh cần một
triệu năm thì nó
cũng không giải quyết được
sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt
luân hồi, vì lối tu tập này đã đi sai hướng giải thoát rồi.
Pháp xả tâm
chỉ có trên Tứ niệm Xứ thỉnh thoảng
tu tập định, thỉnh
thoảng tu tập
quán và thỉnh thoảng tu tập xả, đừng nên chuyên ròng một thứ
nào cả, như trong kinh đức Phật
đã dạy: ‚Tỳ kheo siêng
tu tập tăng
thượng tâm, này các Tỳ kheo,
nếu một chiều
tác ý tướng định, thì có sự kiện tâm vị ấy đi đến thụ động. Tỳ kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, này các tỳ
kheo, nếu một chiều
tác ý tướng
tinh cần, thời có sự kiện
tâm vị ấy đi
đến trạo
cử. Tỳ kheo siêng tu tập tăng thượng
tâm, này các tỳ kheo, nếu một chiều tác ý tướng xả, thời có sự kiện tâm vị ấy
không chân chánh định tĩnh để
đoạn diệt
các lậu hoặc.
Nhưng nếu tỳ
kheo siêng tu tập tăng thượng
tâm, này các tỳ kheo, nếu
thỉnh thoảng tác
ý tướng định,
thỉnh thoảng tác ý tướng tinh cần,
thỉnh thoảng tác ý tướng xả, tâm vị ấy trở thành
nhu nhuyễn, kham nhậm,
chói sáng, không
bẻ vụn, chơn chánh định tĩnh để
đoạn tận các lậu hoặc‛.
Các sư
Nam Tông chuyên
ròng tu tập định, vì
thế các Sư bị ức chế
tâm, nên sự tu
hành của các sư chẳng đi đến đâu cả.
Do lời Phật
dạy trên đây chúng ta nên khéo léo và thiện xảo
tu tập trong
ba tướng này.
PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
Câu hỏi của
Nhật Lý
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Trước đây con có hành trì pháp
môn NIỆM PHẬT nhưng
khi biết đó là pháp ức chế tâm,
con đã từ bỏ. Tuy nhiên con vẫn còn có một số thắc mắc về pháp môn này:
1- Trong
kinh Thập Thượng
(Trường Bộ II, trang 663)
Ngài Sariputa có dạy:
Sáu pháp cần phải tu tập trong đó
có pháp thường niệm Phật (tùy niệm Phật).
2- Trong các
kinh Tăng Chi- phần 1 pháp, phần 3 pháp
v.v.. đã ghi rõ niệm Phật đưa đến
‚nhàm chán,
ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí,
giác ngộ, niết
bàn‛. Vị Thánh
đệ tử niệm Phật được ‚tịnh tín, hân hoan, đoạn tận phiền não‛. Vậy pháp môn Niệm Phật trong kinh
Nguyên Thủy với
pháp môn niệm
Phật của Tịnh Độ Tông khác nhau
như thế nào?
3- Một vị Thượng
Tọa ở Học Viện Phật Học
TP HCM có giảng:
‚Người niệm Phật được nhất tâm bất loạn, khi chết được vãng
sanh cực lạc Tây Phương,
là vị A
Na Hàm hay
Trung Gian Bát Niết Bàn. Vì thế ở cảnh giới này vị ấy tu tiếp Ngũ
Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo để thể nhập Niết Bàn‛.
4- Một vị Thượng
Tọa viết trong
Thanh
quy ‚Niệm Phật là chánh niệm‛?
Kính thưa
Thầy các luận
giải này đúng sai như thế nào?
Đáp: Pháp
môn niệm Phật
trong kinh
Nguyên Thủy
và pháp môn niệm Phật
trong
kinh Tịnh Độ không
giống nhau, vì pháp môn Tịnh Độ ức chế tâm (dùng câu niệm Phật tập
trung tâm không loạn tưởng để được nhất tâm) ngược lại pháp môn niệm Phật trong
kinh Nguyên Thủy là tâm tâm niệm niệm qua hạnh sống
của đức Phật để tâm ly
dục ly ác pháp, chứ
không có niệm
danh hiệu Phật
như trong kinh Tịnh Độ.
Kinh Nguyên
Thủy dạy: không
những niệm Phật mà còn niệm Pháp, niệm Tăng và niệm Giới. Thầy đã giảng
trong kinh Tứ Bất Hoại Tịnh, vậy các con hãy đọc lại sẽ rõ nghĩa và cách thức
tu tập.
Một vị Thượng
Tọa ở Phật Học Viện TP HCM dạy: ‚Người
niệm Phật được nhất tâm bất loạn khi chết được vãng sanh về cực lạc Tây phương‛. Vị
thượng tọa này
chỉ giảng theo trong
kinh Tịnh độ, chứ riêng
bản thân vị thượng
tọa cũng chẳng
biết có được
vãng sanh hay không?
Theo thiển
nghĩ của Thầy, một nước Cực Lạc ở Tây
phương là một nước
thanh bình và rất vui, người dân ở đó tính tình phải hiền
hậu không còn tham, sân, si, trái lại người thế gian niệm Phật được nhất tâm mà
tính tình hung ác vẫn còn tâm tham, sân, si ngút ngàn, nếu được
Phật A
Di Đà rước về nước Cực Lạc
thì nước Cực Lạc có còn Cực Lạc và thanh bình nữa không?
Các con cứ
suy ngẫm, đừng để mình bị lừa đảo, đừng sống trong
tưởng các con ạ! Phải sống trong thực tế, đừng mơ mộng ảo huyền,
toàn thứ bánh vẽ, thật sự không ích lợi gì cho kiếp sống hiện tại của con người
các con ạ!
Người giữ
gìn giới luật nghiêm túc, không hề
vi phạm một lỗi nhỏ nhặt
nào, tâm thường ly dục
ly ác pháp thì mới
được nhập lưu
(vào dòng Thánh), nghĩa
là tâm người
đó lìa được tâm tham, sân, si chứ chưa có đoạn được,
nếu tâm được như vậy mới được dự vào dòng Thánh còn không
được vậy mà gọi là đắc quả
A Na Hàm thì không
đúng. Pháp môn
tu tập ức chế
tâm cho hết vọng tưởng mà chứng quả A Na Hàm thì thật là sống trong mơ, trong mộng.
Niệm Phật là
Chánh niệm là một điều sai, niệm Phật chỉ mới tập tỉnh giác
trong câu niệm Phật.
Tại sao quý
vị lại không phân biệt được chánh niệm và tỉnh giác.
Chánh niệm
là niệm thiện, còn tà niệm là niệm ác.
Mười điều thiện là
chánh niệm, mười điều ác là tà niệm.
Tỉnh giác là
tỉnh thức, nhờ có thân hành niệm tâm tỉnh giác nơi hành động nội và ngoại của
thân.
Tâm chú ý
hành động niệm câu danh hiệu Phật là tâm tu tỉnh thức chứ chưa có chánh niệm, vì
câu niệm Phật
chẳng thiện chẳng
ác thì không thể được gọi là chánh niệm vì chánh niệm của nó phải có đối
tượng là tà niệm.
Ở đây
chữ nghĩa còn hiểu sai
thì thực hành làm sao đúng
được. Do hiểu sai Thầy Tổ của
chúng ta đời đời kiếp
kiếp tu hành
chẳng đi về đâu cả, thật uổng phí một đời
người, có công tu hành, giống như
dã tràng xe cát biển Đông.
Các con muốn
tu theo đạo Phật thì phải nghiên cứu cho
rõ ràng đừng vội vàng tin, hãy cân nhắc thận trọng như đức Phật
đã dạy: ‚Chớ có tin... chớ có
tin... mà hãy tin những gì có lợi ích cho mình, cho người‛.
TẠO CỘNG TỬ
NGHIỆP THIỆN LÀ MỘT HÀNH ĐỘNG DỐI TRÁ
Câu hỏi của
Nhật Lý
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Đối với người già, nhất là người sắp chết, pháp môn niệm Phật dễ học tập
và hành trì với
ba tư lương:
‚TÍN, HẠNH, NGUYỆN‛. Một
pháp sư giảng:
người niệm Phật lại được trợ niệm, có thể giúp
cho CẬN TỬ NGHIỆP
có được sanh
thú tốt hơn,
ví như dù con bò
yếu (niệm thiện)
nhưng được đứng gần cửa chuồng
sẽ được ra trước
(?). Vậy nếu không dùng Pháp niệm Phật thì đối với người già, người sắp
chết chúng ta giúp đỡ cho họ như thế nào để có ý nghĩa tích cực nhất?
Đáp: Cái mà
gọi là “CẬN TỬ
NGHIỆP” đây cũng là một trò lừa đảo
của Tịnh Độ Tông, một việc làm hết sức phi đạo đức, che mắt thiên hạ. Một đời
làm ác, chỉ đợi giờ phút cuối cùng dùng câu
niệm Phật để tạo cận tử nghiệp
tốt, để được tái
sanh cảnh giới
thiện (Cực Lạc),
tạo cận tử nghiệp thiện như vậy có đúng không?
Trong thời đức
Phật còn tại thế, có một người tên là Vô Não, tu hành theo tà pháp của
ngoại đạo.
Ngoại đạo dạy
ông giết người
cắt lóng tay xâu làm chuỗi đúng 1000 lóng tay sẽ chứng đạo. Nghe lời dạy ấy ông giết 999 người và
còn người cuối
cùng ông dự định
giết đó
là mẹ ông.
Biết được
tâm niệm bất hiếu tội lỗi này đức Phật
đến đó giải cứu mẹ ông và khiến ông thức tỉnh.
Từ đó,
ông năng nổ
tu hành theo
giáo pháp của đức Phật, ông thường ngăn ác và diệt ác trong tâm ông. Một
hôm ông đi khất thực người ta biết
được ông là người tàn
ác thường hay giết người
nên người ta đã không cho cơm ăn mà
còn lấy đá
ném và gậy gộc đánh
ông u đầu chảy máu, ông nhẫn nhục
chạy đi và không thù oán kẻ đánh mình, ông nghĩ quán như lời Phật dạy: ‚nhân
quả‛. Do sự quán xét này ông đã cứu mình thoát khổ và chẳng bao lâu ông chứng đạo quả
A La Hán.
Sự chứng đạo
giải thoát này không phải nhờ ai hộ niệm cho ông
mà phải chính
ông năng nổ chuyên
cần tu tập
ngăn ác diệt
ác pháp với một tâm nhiệt huyết nồng nàn.
Con đường
tu hành giải
thoát của đạo Phật
không thể có sự hộ niệm được
mà phải chính bản
thân của người
đó tinh tấn siêng
năng tu tập, vì thế đức Phật dạy:
“Chẳng phải tôi, cũng chẳng phải
người nào khác có thể đi
con đường ấy
cho anh. Chính anh, anh phải đi cho anh”.
Như vậy, rõ
ràng khi còn sống mạnh khỏe không tu tập đến khi chết còn gì tu tập cho kịp nữa. Suốt một đời
tu tập xả
tâm ly dục ly ác pháp hết sức năng nổ còn sợ chưa làm
xong, huống là sắp chết đến
nơi rồi thì hộ
niệm còn sức đâu đủ bình tĩnh, còn sức đâu đủ gan dạ
chịu đựng những cơn nghiệp khổ đau tận cùng lúc
sắp lâm chung như
ai xé ruột
xé gan. Hộ niệm chỉ
là một hình
thức suông mà
các nhà phát triển tưởng giải ra
để lừa đảo mọi người làm sai lệch ý nghĩa tự lực của đạo Phật.
Một đời
làm ác chỉ một phút
giây tỉnh giác quay đầu trở lại là giải thoát
‚Tu nhất kiếp ngộ nhất thời‛. Lời này dạy không đúng, đức Phật
Thích Ca Mâu Ni còn
phải sáu năm khổ
hạnh, bốn mươi
chín ngày tu tập hết sức
mới chứng được đạo quả.
Hiểu biết
Phật pháp cho đúng nghĩa cũng không phải dễ huống
là tu tập
còn khó gấp trăm
ngàn lần, vì phải trải
qua một thời gian dài
sống và tu tập uốn nắn tâm
mình cho đến
khi thuần thục
đâu phải là một việc dễ làm, một sớm một chiều làm xong được.
Bởi vậy
chúng ta tu tập thì hãy tu tập cho đúng lời dạy của đức Phật chứ đừng nghe theo
những lời dạy của các Tổ, do đó đức Phật cảnh giác chúng
ta: ‚Đừng tin
Thầy Tổ.. đừng
tin kinh sách v.v.. và đừng
tin v.v..‛.
Trong kinh sách
Nguyên Thủy không
có dạy hộ niệm, chỉ dạy
cho người còn đang sống mạnh khỏe,
còn người đau bệnh
đức Phật đã xác định: ‚người có bệnh tu tập rất
khó‛. Đó là một điều khó
tu trong năm điều khó.
Trong kinh Bồ Đề Vương Tử thuộc kinh Trung Bộ: ‚Có năm điều khó tu tập:
1- Không có lòng tin.
2- Bệnh tật.
3- Gian trá, không thật.
4- Không tinh tấn bỏ các ác pháp.
5- Không có trí tuệ về sự sanh diệt‛.
Trong đời sống hằng
ngày, nếu muốn
tu theo đạo Phật,
có năm điều
khó này khiến không
tinh cần còn không
giải thoát huống
là giờ phút sắp chết, còn gì nữa đâu hộ niệm.
Hộ niệm
là một sự cầu tha lực, ngược
lại con đường tu hành của đạo Phật là phải tự lực, hộ niệm là một phương
pháp tạo cận tử nghiệp thiện, đó là một sự dối trá. Dối trá là một điều vi phạm
trong năm điều khó tu của đạo Phật.
Tóm lại,
muốn hộ niệm
cho người sắp chết,
tốt nhất khi họ
còn mạnh khỏe
khuyên họ nên sống
trong thiện pháp,
nhờ sống trong thiện pháp, huân
thành nghiệp thiện đến khi chết nghiệp thiện tiếp tục tái sanh được sanh
vào cõi
thiện, đó là một việc
làm chắc chắn, còn
hộ niệm bất cứ một việc làm gì
đều là
giả dối cả.
Hộ niệm
mang bản chất giả dối, chúng ta là những người tu theo đạo Phật
không bao giờ chấp nhận sự giả dối đó. Chúng ta hoàn toàn chấp nhận bố thí pháp
để giúp cho mọi
người biết chánh pháp, biết đạo đức làm người để họ sống
đúng một đời sống đạo đức nhân bản - nhân quả không làm khổ mình, khổ người.
Sống không
làm khổ mình, khổ người thì hạnh
phúc biết bao! Đến
khi chết bất cứ
sanh vào cõi nào chúng ta cũng đều không làm khổ mình, khổ người, thì nơi đó là Thiên đàng, Cực lạc.
Vì vậy, chúng ta không cầu vãng sanh, không
cần hộ niệm
chúng ta vẫn được giải
thoát. Con
nên suy ngẫm lời Thầy dạy có đúng thì tin bằng không đúng thì đừng tin.
VONG LINH
Câu hỏi của
Nhật Lý
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Kinh Tăng
Chi,
phẩm ‚Nghiệp
Các Công Đức‛
trang 680, Phật dạy cho Ngài Cấp Cô Độc:
‚Vị Thánh đệ tử với tài
sản... thu hoạch
đúng pháp... tổ chức năm loại lễ hiến cúng... hiến cúng cho các
vong linh quá khứ...‛ để đạt được đi đến hưởng thọ đúng phương xứ.
Con phải hiểu và hành theo ý kinh này như thế nào cho đúng?
Đáp: Con
có đọc
bài kinh Pháp Môn Căn Bản chưa? Ba mươi ba cõi trời là ba
mươi ba cõi tưởng.
Con có đọc bài
kinh Thập Nhị
Nhân Duyên chưa? Khi mười hai duyên tan rã thì không còn một duyên
nào cả. Vậy thì linh hồn ở chỗ nào mà
có?
Ở đoạn kinh này con phải hiểu
nghĩa cho chính xác:
1/ Nghĩa thứ
nhất của nó sai là do người biên soạn viết ra hoặc người dịch không hiểu ý Phật
nên dịch là vong linh.
2/ Nghĩa thứ
hai là kinh sách Phật không bao giờ dạy có mâu thuẫn nhau.
3/ Nghĩa thứ ba
trong bài kinh Tăng
Chi Phật dạy đạo đức làm người, nên phải dành ra một số tiền đã
thu hoạch được để sửa
sang mồ mả và nơi thờ tự để tưởng
nhớ công ơn Tổ
Tiên, ông bà, cha mẹ, đó là lời dạy của Phật về đạo đức làm người tỏ lòng biết
ơn của những người quá cố.
Đừng có hiểu theo
nghĩa của ngoại
đạo
‚vong linh‛
mà phải
hiểu theo nghĩa nhân quả
‚Cây có cội,
nước có nguồn‛ mới đúng nghĩa đạo đức làm người.
Vì thế,
thờ cúng Tổ
Tiên không có nghĩa
là thờ cúng những vong linh người chết.
KHÁI NIỆM VỀ
GIỚI
Câu hỏi của
Nhật Lý
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Thế nào là giới cấm, giới kinh,
giới hành, giới
hạnh, giới đức...? Còn những khái
niệm nào về giới của đạo Phật mà chúng con cần phải biết thêm?
Đáp: Giới cấm
tức là pháp luật, là thanh qui, là nội qui, là những điều lệ mà tu sĩ không được
vi phạm.
Giới kinh là
những lời dạy của đức Phật được kết tập
thành kinh sách dạy về các pháp thiện,
người tu sĩ cần phải học và
tu tập hằng ngày không được biếng
trễ.
Giới hành là
những pháp môn tu tập rèn luyện
thân tâm để
thân tâm được
thuần hóa trong thiện
pháp như: Định
Vô Lậu, Định Niệm
Hơi Thở, Định Chánh
Niệm Tỉnh Giác
v.v..
Giới hạnh là
những hành động thân, miệng, ý được rèn luyện, được tu tập không còn làm khổ
mình, khổ người.
Giới đức là
những đạo đức làm người làm Thánh được học tập và được áp dụng vào đời sống hằng
ngày.
Ngoài những
giới trên đây đạo Phật
còn có nhiều giới
như: giới bổn,
giới luật, giới bất
tử, ngũ giới, lục giới, bát giới, thập giới v.v..
Nói giới
luật tức là
nói đến đạo đức, nói đạo đức là nói đến những hành động vượt
thoát ra khỏi bản chất của loài cầm thú; nói đạo đức là nói đến những hành động
cao thượng đẹp đẽ tuyệt vời của con người
đối xử nhau trong cuộc sống không
làm khổ mình,
khổ người và khổ
tất cả muôn loài vạn vật trên hành tinh này.
NIỆM GIỚI LÀ TIÊU CHUẨN ĐƯỢC SINH LÀM
NGƯỜI
Câu hỏi của
Nhật Lý
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Có vị giảng sư nói:
‚Chỉ cần giữ
gìn năm giới
thì kiếp sau được làm
người, 10 giới
được làm thân
chư
thiên‛? Đúng
hay sai, xin
Thầy giảng cho chúng con được rõ.
Đáp: Đó là một
tiêu chuẩn làm người, đức Phật đã xác định rất
rõ ràng, vì thế khi quy y Tam
Bảo thọ năm giới, người
cư sĩ cần phải sống đúng năm giới, nhưng mấy ai đã giữ
gìn năm giới trọn vẹn, một tiêu chuẩn có năm điểm để được đậu làm thân người,
nhưng nhìn những người xung
quanh ta, tuy
đã thọ năm
giới nhưng mấy ai đã giữ được
trọn vẹn, mặc dù có người đã thọ năm giới rất
lâu có thể từ năm năm
hay mười năm.
Thế mà giờ
này còn có người vi phạm.
Trong năm giới
này gồm có:
1- Sát sanh
2- Trộm cắp
3- Tà dâm
4- Vọng ngữ
5- Uống rượu
Trong năm giới này giới trộm cắp, tà dâm và uống rượu
là dễ giữ gìn, còn giới sát sanh và giới
vọng ngữ là
khó giữ, nói
khó không có nghĩa là giữ không được.
Người tu sĩ
hiện nay năm giới này còn giữ không trọn huống là người cư sĩ. Bởi vậy “được
thân người khó, khó như con rùa mù tìm bọng
cây giữa biển
Đông”. Nói khó được
thân người tức là nói giữ gìn năm giới rất khó.
Khi mất thân
rồi phải trải qua vô lượng kiếp mới làm được người, thế
mà mọi người
có thân chẳng mấy ai
quý
trọng. Mỗi phút
thời gian trôi qua làm
sao chúng ta cứu được thân. Nhờ
có thân tu tập mới
mong giải thoát luân hồi sanh tử, không có thân lấy gì tu tập
giải thoát được. Phải không quý vị?
“Tấc bóng thời
gian một tấc vàng, Tấc vàng tìm được không gì khó, Tấc bóng thời gian khó hỏi
han”
Năm giới
này là năm
hành động đạo đức
làm người.
1- Giới thứ nhất không sát sanh, giới này xác định quý vị có
được thân người hay không? Nếu quý vị phạm giới
này thì không bao giờ quý vị được làm thân người nữa.
2- Giới này
dạy: không vì sự sống của ta, mà ta nỡ sống trên sự giết hại và làm đau khổ của
muôn loài vật khác, trong sự đau khổ đó có con người. Giới
này là một hành động đạo đức
hiếu sinh,
chỉ có con người
mới thực hiện lòng thương yêu ấy; chỉ có con người mới
tu tập rèn luyện đạo đức này. Còn tất cả loài thú vật trên hành tinh này
không thể hiểu
biết và tu tập
rèn luyện đạo đức này được. Con người
nhờ có tri kiến hiểu
biết thiện và ác,
còn
con thú thì không phân
biệt được thiện
ác. Do biết phân biệt
nên đức Phật mới dạy
cho con người sống đạo đức hiếu sinh, vì
có thương chúng sanh mới có thương mình,
có thương mình
không nên làm khổ
chúng sanh, làm khổ chúng
sanh tức là làm khổ mình,
tại sao vậy? Vì luật nhân quả,
khi làm khổ chúng
sanh tức là
huân sự khổ đau vào
mình. Cho nên, người nào ăn
thịt và giết hại chúng sanh thì người ấy đã huân sự bệnh tật,
tai nạn vào
mình và những người
thân của mình.
‘Tích thiện
gieo nhân ta thắp sáng bầu
trời.
Đem lợi
ích cho muôn
loài là niềm
vui
hạnh phúc‛.
Giới thứ nhất
của Phật dạy chúng ta biết tạo nhân quả
không sát hại
và ăn thịt
chúng sanh để không
vay nợ xương
máu và thân mạng chúng sanh, nhờ đó mới được thân
người, nếu giết hại
và ăn thịt chúng sanh là
phải trả
nợ máu
xương và thân mạng tức là phải làm thân chúng sanh để cho người khác giết hại
và ăn thịt lại.
Điểm cao nhất
của giới này là để được làm thân người, đó là đạo đức làm người thứ nhất của
người cư sĩ.
Đạo đức
này đã không giết hại
và ăn thịt chúng sanh
mà còn thương
yêu tất cả
chúng sanh như con mình. Muốn được
làm thân người thì quý vị phải nhớ kỹ lời dạy này; phải nhớ kỹ giữ gìn đạo đức
này, đạo đức hiếu sinh, đạo đức này chỉ có con người mới có, nếu không giữ gìn
được đạo đức này thì chớ mong có được thân người ở kiếp mai sau. Do đức hạnh
này mà đức Phật dạy: “thân người khó được”.
Chỉ trong giới
này cũng đủ
xác định kiếp sau của quý vị còn có được thân người
hay không? Nếu quý vị giết hại và
ăn thịt chúng sanh thì chắc chắn kiếp sau quý vị
không được làm thân người.
Luật nhân quả rất công bằng, vì
thế kiếp sau quý
vị phải làm
thân chúng sanh để trả vay nợ máu
xương như chúng tôi đã
nói ở trên thì quý
vị làm sao có thân người được.
Còn bốn giới
kia để xác định đời sống của quý vị khi có
thân người được hạnh phúc
sang
giàu hay khổ đau nghèo cùng,
có tình nghĩa hay bạc tình, có
thông minh hay u tối như:
Giới thứ hai
là giới cấm trộm cướp, giới này xác định làm được thân người có giàu sang
hay nghèo khổ
đói rét, nếu kiếp này
quý vị tham lam trộm cắp của người.
Của cải trộm cắp ấy không những trong kiếp này, của cải tài sản của quý vị như để
ngoài sân, nó sẽ bị
tiêu tan dễ dàng
như: lửa cháy,
nước trôi, Nhà nước
sung công, con
cái trong nhà
phá tán v.v.. Trong kiếp này và kiếp sau quý vị trở
thành người nghèo cùng
khốn khổ cơm không
đủ ăn, áo không đủ mặc, nghèo khổ
đến mức không có nhà ở, phải ở hè phố ngủ đường ngủ bụi v.v.. đó là luật
nhân quả rất
công bằng xử phạt kẻ tham lam trộm cắp cướp giật của người
khác.
Nhìn qua
giới luật này,
xét thấy trong cuộc sống của quý vị thì biết ngay quý
vị nghèo khổ hay là
giàu sang đều
do nhân lấy của
không cho (tham lam trộm cắp) hay bố thí.
Giới thứ ba
là giới
Tà dâm, giới này xác định được quý bạn là người có đạo nghĩa
hay không đạo nghĩa. Đức Phật dạy giới này là cấm dâm dục không chân chánh, dâm
dục chân chánh là tình nghĩa đạo lý con người, còn dâm dục không chân chánh,
nay lấy người này, mai
ở với
người khác chẳng
khác nào là một con thú vật không đạo nghĩa, không chung thủy.
Giới luật
này chỉ rõ đạo nghĩa làm người. Làm người phải
có tình, có
nghĩa, có lòng chung thủy thương yêu nhau mới gọi là
con người. Vì hạnh phúc của chúng ta và mọi người thì chúng ta
đâu có quyền
làm khổ mình, khổ
người bằng cách lang chạ như loài thú vật.
Con người
khác hơn con thú
ở giới luật này, nếu con người không giữ
gìn giới luật này thì kiếp sau
khó làm người, hiện tại họ là một con người
nhưng tâm tánh họ có
khác gì con thú, sống không tình, không nghĩa, sống
không có lòng trung
trinh tiết hạnh,
sống không chung thủy với nhau.
Giới luật
này xác định
được tình nghĩa đạo đức
cao đẹp của con người
với con người, nếu không
có giới luật
này thì đạo đức tình
nghĩa của con người
không có, và như
vậy con người chỉ là một con thú vật mà
thôi.
Giới thứ tư
là giới
vọng ngữ, tức
là giới cấm nói dối, giới cấm
không nói thất hứa, thất hẹn v.v.. giới luật này xác định được uy tín của con
người trong cuộc sống đối với những
người khác, giới luật này nói lên sự uy tín của con người đối với con người
trong xã hội
như trên
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
đã nói, người
ở đời ai phạm vào giới luật là
tự làm mất uy tín. Con người phải có uy
tín, con người không uy tín là không xứng đáng làm người.
Một con thú
vật mang đầy đủ tánh
hung ác giết hại lẫn nhau,
cướp giật ngang
tàng, sống lang chạ không chung thủy, nhưng rất thành thật không dối
trá.
Giới luật
này nếu con người phạm vào
thì còn thua loài
thú vật thì làm
sao xứng đáng làm người được.
Người nói
láo, thất hứa, thất hẹn là những người xã hội không ai dám gần. Giới không nói
dối là
một giới luật rất khó giữ gìn, làm người chúng ta thường hay phạm vào
giới này, vì thế chúng ta phải
luôn luôn đề cao
cảnh giác khi nói chuyện bất cứ người nào.
Giới thứ
năm là giới uống rượu.
Kẻ say sưa rượu chè là người mê mờ,
không sáng suốt. Người uống rượu
thường tự tạo
tri kiến của mình ngày
càng u tối và đần độn.
Người nào hay uống rượu là người ấy
tự làm khổ mình, tự giết mình,
uống rượu như uống thuốc
độc vào mình. Vì thế, chỉ có những
người không sáng suốt và mê mờ mới nuốt độc dược vào thân mà không biết.
Rượu là một chất độc kích
thích và tác động
thần kinh khiến
cho người uống
rượu giống như người điên,
không còn trí tuệ
thông minh, nên người
say rượu thường ăn
nói bừa bãi, ăn
nói khiếm nhã
thiếu lịch sự,
văn hóa, ăn nói thô lỗ cộc cằn
v.v..
Người uống
rượu say sưa tánh tình hung ác không khác nào như một ác quỷ,
án mạng thường xảy ra phần lớn là do những
người say
rượu.
Tóm lại,
trong năm điểm
này, nếu chúng ta chỉ cần thiếu một điểm thì chúng ta
cũng không thể làm người được, vì đó là năm tiêu chuẩn được làm người mà
đức Phật đã dạy
cho mọi người để
xác định muốn
được thân người thì phải sống đúng năm giới luật này một
cách cụ thể, rõ
ràng mà không
có người nào phản
đối.
NGƯỜI BIẾT ĐẠO
KHÔNG CẦN GIỮ GIỚI LUẬT
Câu hỏi của
Nhật Lý
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Có sự
khác biệt nào giữa việc uống rượu
của Tế Điên Tăng và việc tự sát bằng dao của Ngài
Channa trong kinh Tương Ưng tập 4 trang 99? Có vị nói, đối với
người đã đắc đạo, thân có thể phạm giới nhưng
tâm không bao giờ
phạm, từ đó
đánh đồng hai hành động nêu trên?
Đáp: Những
lý luận của
các nhà học giả
‚Người chứng
đạo không cần giữ giới
luật” điều
đó là sai cả.
Tế Điên Tăng
là một nhân vật Đại Thừa thể hiện sự phá giới phi đạo đức của đạo Phật, là một vị tăng đại diện
cho giáo pháp Đại Thừa nên hành động Tế Điên Tăng thiếu oai nghi tế hạnh nghiêm
trang của một
tu sĩ chân
chánh. Tế Điên Tăng chỉ lòe thần thông tưởng lừa đảo người, mà đức Phật
đã cho những thần
thông đó là huyễn hóa không đáng cho chúng ta ca ngợi.
Tế Điên Tăng
là một tu sĩ thiếu đức hạnh của một bậc Thánh Tăng thì không đáng cho
chúng ta
cung kính, chỉ có những người
ham mê thần thông thì mới cung kính,
còn những tu sĩ đệ tử của
đức Phật
chân chánh tu hành giải thoát thì
xem đó là những kẻ tà đạo bàng môn, không phải là những tu sĩ Phật giáo.
Đức Phật so
sánh mũi dao của tỳ kheo Channa và Tứ
Thiền tịnh chỉ hơi thở không có khác nhau.
Đọc qua bài
kinh này chúng
ta mới thấy rõ thâm ý của đức Phật dám đem thiền định
so sánh với mũi
dao thì thật là tuyệt
vời, vì đức Phật
muốn bài bác thần
thông một cách quyết liệt, vì thần thông
chẳng đem đến ích lợi
cho con người thiết thực.
Mặc dù Tứ Thiền là một
loại thiền định
tuyệt vời và mầu nhiệm
làm chủ được sự sống chết có nghĩa là người nhập được thiền định này muốn
chết, muốn sống không còn khó khăn chút nào cả.
Tự tại
trong sanh tử
như thế mà
Ngài dám đem mũi dao của Tỳ kheo Channa mà so sánh thì Thầy
xin tán thán đức Phật
đúng là một bậc Ứng Cúng,
Chánh Biến Tri,
Minh Hạnh Túc, Thiện
Thệ, Thế Gian
Giải, Vô
Thượng Sĩ,
Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân
Sư, Phật Thế
Tôn.
Sự so sánh
này hay tuyệt, thần
thông và Tứ Thánh Định được đức Phật xem như đồ
bỏ, như một chiếc
dép hư, không
còn dùng được nữa.
TỤ ĐIỂM
Câu hỏi của
Nhật Lý
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Khi chúng
con
ngồi thiền:
1- Xác định
tụ điểm ở chỗ
nào? Giữ nó như thế nào trong thời gian ngồi?
2- Mở mắt
hay nhắm mắt,
có lợi hại
gì? Khi nhắm mắt
con dễ gom 6 căn, dễ niệm hơi thở hơn, vậy con có nên tiếp tục nhắm mắt?
3- Tay để
bình thường hay bắt buộc
bàn tay phải để trên bàn tay trái, ngón cái chạm nhau?
4- Theo sự
hướng dẫn của cô Út, mỗi ngày con chỉ ngồi rất ít (khoảng 45 phút), chủ yếu lo
hướng tâm xả tâm.
Thưa Thầy chúng
con có nên tăng thời lượng lên không?
Đáp: Khi ngồi
thiền các con cần nên lưu ý những điểm sau đây:
Trong câu hỏi
một có hai câu:
1- Xác định tụ điểm. Khi ngồi
thiền tu Định niệm
hơi thở thì nên
đặt tụ điểm tại
nhân trung tức là nơi hơi thở ra vào, giữa nhân trung cạnh mũi. Tu Định niệm
hơi thở đặt tụ điểm tại nhân
trung là chính
xác và cụ thể
thực tế nhất không bị tưởng, đặt trên chóp mũi cũng được,
nhưng không bằng đặt tại
nhân trung, vì nơi đó trụ tâm không sanh ảnh hưởng rối loạn thần kinh.
Còn bất cứ đặt tụ điểm nơi đâu để trụ tâm đều không tốt, tại sao vậy?
Vì đặt bất cứ
nơi đâu trên thân mà tu hơi thở thì dễ rơi
vào định tưởng,
định tưởng là một loại định rất nguy hiểm. Vì vậy, người
tu thiền cần phải quan tâm
và cảnh giác để bước đường tu tập không là bước đường cùng.
1- Thời gian
thích nghi tu tập tụ điểm. Tu tập và giữ gìn tụ điểm, muốn tu và tạo tụ điểm phải
dùng một hơi thở vô và ra chậm và nhẹ nghĩa
là hít vô chậm
chậm và thở
ra cũng chậm chậm, trước khi thở
hơi thở này, chúng ta
dùng pháp hướng
để dẫn tâm vào tụ điểm: ‚Hai mắt phải nhìn
xuống tụ điểm,
tâm phải tập trung vào
đó‛. Sau khi hướng tâm xong thì
hai mắt phải nhìn
xuống nhân trung
và tâm phải tập trung chú ý biết tại nơi đó, mắt và
tâm đều tập trung nơi đó, chúng ta bắt đầu hít vô chậm chậm nương theo hơi thở
vô, gom tâm tại nhân trung và khi thở ra cũng gom như vậy, nếu đủ
sức thì chúng ta tu tập liên tục 5 hơi thở chậm rồi thở lại hơi thở bình
thường, còn không
đủ sức thì chỉ thở một hơi thở chậm
mà thôi, rồi thở lại 10 hoặc 20 hơi thở bình thường.
Khi thở lại hơi thở bình thường thấy tâm
bám chặt vào tụ điểm thì không cần thở lại hơi thở chậm, chỉ khi nào tâm
chưa bám chặt
vào tụ điểm,
có nghĩa là tâm
còn vọng tưởng
thì mới hướng tâm và thở lại một hơi thở chậm
nhẹ như lúc ban đầu. Đó là
cách giữ gìn tâm bám chặt vào tụ
điểm để tâm
không còn khởi
niệm. Nếu ai biết dùng hơi thở chậm gom tâm, người ấy ức
chế tâm hết vọng tưởng dễ dàng, nhưng đây không phải thiền định, đây chỉ là sự
tập trung tâm để giúp tâm tỉnh thức chứ không phải đi vào tĩnh lặng để rồi rơi
vào định tưởng.
Xin quý vị lưu ý.
2- Mở mắt
hay nhắm mắt trong khi tu tập còn tùy vào hai trường hợp:
a- Khi loạn
tưởng thì nên nhắm mắt.
b- Khi bị
hôn trầm thùy miên thì nên mở
mắt.
Mở mắt to
sanh loạn tưởng, nhắm mắt lại
sanh hôn trầm,
vì thế người tu hành nên tập tu không mở mắt,
không nhắm mắt
mà chỉ cần mắt
nhìn xuống, khi mắt
nhìn xuống thì mắt chỉ
mở một phần ba, mắt
chỉ mở một phần
ba là vừa đủ thu nhiếp tâm và không bị hôn trầm thùy miên và loạn tưởng.
Khi mới bắt đầu tu tập, nhắm mắt tu dễ
gom tâm nhưng tu
lâu thì không tốt,
vì dễ bị ma tưởng quấy nhiễu.
Con không
nên tiếp tục tu tập nhắm mắt mà phải tu
đúng cách ngay từ lúc
ban đầu. Người tu thiền không được
nhắm mắt, không được mở mắt, khi ngồi thiền chỉ có nhìn xuống, từ
chỗ ngồi đến điểm mắt
nhìn cách khoảng một
thước hoặc tám tấc, không
được xa hơn cũng
không được gần
quá, vì xa hơn thì đầu phải ngước lên và như vậy thì mắt phải
mở to, còn gần quá
thì đầu phải cúi xuống, đầu
cúi
xuống mà ngồi
thiền thì trông tướng rất xấu đễ bị hôn trầm thùy miên vô ký và tưởng lạc.
3- Tu thiền
theo Phật giáo, hai bàn tay không bắt ấn, chỉ có người tu
theo Mật Tông hai
bàn tay luôn luôn lúc nào cũng bắt
ấn, khi ngồi thiền hai bàn tay để tự nhiên trên hai đầu gối như tượng Phật
Nguyên Thủy hoặc hai bàn tay để chồng lên nhau một cách tự nhiên chứ không bắt buộc hai đầu ngón
tay cái chạm nhau. Chúng ta
tu theo Phật
thì phải sống và tu tập như Phật, đừng bắt chước theo kinh
điển phát triển, bởi vì thiền của Phật là chỗ tâm không còn tham, sân, si chứ
không phải chỗ ngồi, ngồi như thế nào thoải mái dễ chịu thì ngồi, còn ngồi mà
khổ đau thì không nên ngồi, vì
chúng ta theo
Phật là tìm sự giải
thoát không còn khổ
đau. Đức Phật
đã xác định:
‚Pháp Ta
không có thời
gian đến để
mà thấy...‛. Và như vậy trong khi
tu tập có sự khổ đau xảy
ra tức là chúng
ta đã tu sai hoặc
tu theo pháp môn của ngoại đạo,
vì tu tập có khổ đau như vậy là ức chế thân tâm, là tự làm cho mình
khổ, là thiếu
đạo đức với
mình, là pháp khổ
hạnh của ngoại
đạo ngày xưa thiếu
chút nữa đức Phật
đã làm vật
hy sinh cho những pháp môn này.
Tóm lại, con
nên ngồi xếp bằng kiết già hoặc bán già cũng đều tốt như
nhau cả hoặc ngồi bất cứ một tư thế nào mà thân tâm
con an lạc thì con ngồi, mục đích tu tập là lo xả tâm ly dục ly ác pháp, đẩy
lui tất cả chướng ngại pháp trên tứ niệm xứ của con, để tâm con không phóng dật
tức là tâm thanh tịnh, tâm không phóng dật là tâm định chứ không phải ngồi mà
có định, ngồi chỉ là một phương tiện giúp cho tâm dễ gom, và tâm gom được thì
tâm mới tỉnh giác, mới thấy được chướng ngại pháp. Ngồi chỉ là một
phương tiện nhỏ mà
thôi. Còn hai
bàn tay thì không cần
thiết phải như thế này,
thế
kia...
4- Cô Diệu
Quang dạy rất đúng, ngồi ít mà xả tâm nhiều tức là không bị ức chế, còn lấy sự
ngồi nhiều làm mốc tu tập coi chừng sẽ tu lạc hướng vào định tưởng. Chủ yếu lúc
nào, giờ nào phút nào, giây
nào cũng lo xả tâm, xả tâm tốt
thì tăng giờ lên, còn xả tâm
chưa tốt, tăng giờ lên cũng chẳng có ích lợi gì. Nên nhớ lúc nào cũng giữ tâm thanh
thản, an lạc và
vô sự, và lúc
nào cũng phòng
hộ sáu căn,
không bao giờ để có kẽ hở cho
tâm lang
thang chạy theo
các pháp trần bên ngoài, ngồi hay không ngồi, đâu
còn có nghĩa lý
gì nữa, tu tập trong
bốn oai nghi: Đi, đứng, nằm, ngồi.
thở:
THÂN HÀNH LÀ
GÌ?
Câu hỏi của
Nhật Lý
Hỏi: Kính bạch
Thầy, về quán niệm hơi
1- ‚An tịnh
thân hành tôi biết thở
vô/ra‛.
Thân hành ở
đây là gì? Có phải là hơi thở hay thân thể, hoạt động thân nói chung?
2- Hỷ thọ
khác lạc thọ như thế nào?
3- Quán vô thường, quán
ly tham, tôi sẽ
thở vô/ra...?: Khi
quán cần phải
có thời gian suy
xét, thẩm sát...,
sao lại có thể thực hiện được
trong khoảnh khắc ngắn
ngủi trước mỗi hơi
thở? Khi quán vô thường con phải trải
qua nhiều lần thở ra
thở vô.
Vậy có đúng
không bạch Thầy?
4- Niệm hơi thở khi
không có tác
ý, chỉ đơn thuần biết thở vô ra
khác với tùy tức trong Lục Diệu Pháp
Môn như thế
nào? Ngoài một
bên là xả
tâm, một bên là ức chế tâm thì Định Niệm
Hơi Thở của Phật có khác với Chỉ, Quán, Hoàn,
Tịnh của Lục Diệu
Pháp Môn như thế
nào?
Đáp: 1.
Trong kinh sách
Nguyên Thủy đức Phật thường dạy:
“Thật hy
hữu thay chư Hiền giả!
Thân hành niệm
này được tu tập,
được làm cho
sung mãn, thì có
quả lớn, có công đức lớn”. Ở đây
con hỏi thân hành là gì?
Thân hành là
sự hoạt động của thân. Sự hoạt động của thân có hai phần:
a. Thân hành
ngoại. b. Thân hành nội.
Thân hành
ngoại là sự
đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín hoặc làm tất cả mọi công việc dù lớn, dù nhỏ,
dù nhẹ, dù nặng v.v.. đều được gọi là thân hành niệm ngoại.
Thân hành niệm
nội là sự hoạt động trong nội thân như: tế bào, thần kinh, tuần hoàn, hô hấp,
bài tiết v.v..
Về phần
thân hành niệm nội trong
thân thì chúng ta chỉ có điều khiển được hơi thở tức là về phần hô hấp còn tất cả những sự hoạt
động khác thì chúng
ta không thể điều hành
được. Nếu
chúng ta điều hành được hơi thở thì chúng ta sẽ điều hành được tất cả sự hoạt
động trong nội thân,
do đó điều khiển
được hơi thở tức
là điều khiển
được sự sống
chết. Các nhà Yoga tu
tập hơi thở để đạt được sự
làm chủ sống chết là do luyện tập
hơi thở, họ luyện tập hơi thở chia làm ba loại hơi thở:
a. Hơi thở
vô. b. Hơi thở ra. c. Hơi thở nín.
Sự luyện tập hơi thở này đưa đến kết quả làm
chủ được hơi thở tức
là làm chủ được sự sống
chết, nhưng không
chấm dứt được
luân hồi, vì tu sĩ Yoga chưa thực hiện được lậu tận minh nên nguyên nhân
tái sanh luân hồi còn chưa đoạn diệt. Vì pháp môn tu bằng tưởng tức (hơi thở tưởng) nên
khi làm chủ được
hơi thở các tu sĩ Yoga tưởng
mình hòa nhập
vào đấng tối cao. Sự
tu tập này rất khó
cho nên chỉ có một
số quá ít người
đạt được ở mức độ
cao. Phần nhiều tu tập để ngừa bệnh trị
bệnh theo phương pháp dưỡng sinh. Nhưng dùng phương pháp yoga ngừa
bệnh và trị bệnh thì chỉ
ngừa và trị ở ngọn chứ
không trị ở gốc của bệnh tật được.
Đạo Phật cũng
dùng hơi thở nhưng không luyện tập
hơi thở như Yoga, chỉ
nương vào hơi thở tự nhiên để tỉnh
thức trong mọi pháp, nhờ có tỉnh thức
nên xả tâm ly
dục ly ác pháp dễ
dàng.
Đạo Phật
không dụng riêng
hơi thở tu tập
như các nhà
Yoga, mà còn sử dụng mọi
hoạt động của thân. Đức Phật xem hơi thở là một hành động như tất cả các hành động
khác của thân.
Mục đích của đạo Phật là bất động
tâm, cho nên sự tỉnh thức trong chánh niệm là một điều
quan trọng trong việc
tu tập xả tâm. Và khi tâm đã
xả sạch tức là tâm ly tham và đoạn các
ác pháp thì lúc
bấy giờ tâm
thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì
tâm có đủ năng lực điều khiển các hoạt động
trong thân, thậm
chí như điều khiển cả bộ óc làm việc theo ý muốn của mình, chứ không phải chỉ có điều khiển hơi thở mà
thôi.
Còn phương
pháp của Yoga luyện tập khổ công về hơi thở và còn dùng tưởng để mở
các luân xa trong thân tứ đại bất tịnh, đó là một việc tu tập không giống Phật
giáo chút nào.
Đức Phật dạy
chỉ nương vào thân hành niệm để tu tập xả
tâm ly tham đoạn
ác pháp,
chứ không phải
đi tìm thiền định trong hơi thở hoặc bất cứ một hành động nào
khác trong thân, nhưng
chúng ta nên biết sự lợi ích của
thân hành niệm là giúp chúng ta xả tâm tốt nhất, ngoài thân hành niệm ra chúng
ta khó có pháp nào giúp cho chúng ta xả tâm tốt. Hơi thở là một thân hành niệm trong muôn ngàn thân hành niệm của thân, chứ
không lấy hơi thở làm điều quan trọng cho sự tu tập thiền định.
Thiền định của
Phật giáo là chỗ tâm hết tham, sân, si, mạn, nghi. Chỗ tâm hết tham, sân, si, mạn,
nghi là mục đích của đạo Phật.
2. Hỷ thọ
và lạc thọ
thì hỷ thọ thuộc
về tâm; lạc thọ
thuộc về thân.
Thân ngồi, hay nằm, hay đi, hay đứng đều cảm thấy an lạc,
đó gọi là lạc thọ, còn
tâm cảm thấy
thanh thản, an ổn, vô sự không
phóng dật, đó là hỷ thọ.
Tóm lại, hỷ
lạc là chỉ cho trạng thái thân và tâm thanh thản, an lạc, vô sự, tâm lúc nào
tâm cũng
không phóng dật
đó chính là trạng
thái của tâm thanh tịnh đang hiện tiền trong cuộc sống không lúc nào mất thì
người đó đang nhập Bất Động
Tâm. Tâm đang ở trạng
thái Bất Động, muốn nhập Sơ Thiền rất dễ dàng.
Trạng thái hỷ lạc của Sơ Thiền
là do ly dục sanh nên khi nhập Sơ
thiền thì có năm chi
thiền hiện ra: Tầm,
Tứ, Hỷ, Lạc
và Nhất tâm. Năm chi thiền này là một trạng thái Sơ
Thiền Thiên.
Người nào nhập được
Sơ Thiền là được
sinh vào
cảnh giới Sơ Thiền
Thiên khi bỏ xác thân này.
3. Quán, tác
ý và hướng tâm: Quán vô thường, quán ly tham ở Định Niệm Hơi Thở không có nghĩa là
quán xét, tư
duy, suy nghĩ, nó có nghĩa là hướng tâm.
Câu quán
vô thường và
quán ly tham tôi biết tôi hít vô, tôi biết tôi thở ra là
pháp như lý tác ý để
giúp tâm huân
thành một thói
quen thấy các pháp
vô thường, hoặc
thấy các pháp liền lìa tâm tham đắm. Pháp như lý tác ý
để giúp tâm có một năng lực vô thường, ly tham, ly sân, ly si, ly mạn, ly nghi v.v..
Nếu không có
kinh nghiệm tu hành thì Định Niệm Hơi Thở chỉ là một lý giải suông không thể tu
tập được.
Người không
có kinh nghiệm tu hành không hiểu, nên Định Niệm
Hơi Thở gọi là
quán niệm, ấy thật là
sai lệch, vì thế Định Niệm
Hơi Thở của đạo Phật
đã biến thành Quán Niệm Hơi Thở của ngoại đạo.
Bài kinh Xuất
Tức Nhập Tức trong kinh Trung Bộ đã dạy
quá rõ
ràng, thế mà người tu hiện
giờ không có
ai tu đúng,
chỉ tưởng giải bằng cách này, bằng cách khác, thiếu
kinh nghiệm thực tế,
vì thế người
tu hiện giờ tu
không có kết quả.
Tóm lại, quán vô
thường, quán ly tham là pháp dẫn
tâm vào đạo chứ không phải pháp quán như con hiểu một cách sai lạc.
4. Niệm
Hơi Thở không
tác ý chỉ
đơn thuần biết thở
vô, ra thì không khác pháp
tùy tức trong Lục Diệu Pháp
Môn, pháp Tùy Tức
trong Lục Diệu
pháp môn là
pháp ức chế
tâm mà Tổ Trí Khải Đại Sư đã chế ra để người sau tu hành thiền định.
Lục Diệu
pháp môn là một pháp do tưởng tri
chế tác, chứ không phải
do kinh nghiệm tu hành theo đúng
lộ trình của Phật giáo, mặc dù nó
có quán, hoàn, tịnh nhưng vì nó
dùng pháp sổ, tùy, chỉ để ức chế tâm trước khi quán, hoàn, tịnh, vì vậy nó
rơi vào tưởng
pháp, sanh ra tưởng
tuệ, đó là một sự
khác biệt giữa
pháp môn thiền của Phật và Tổ. Theo Lục Diệu pháp môn chỉ (ức chế vọng
tưởng) trước, còn quán (tư duy quan sát) sau, theo Phật giáo vừa tỉnh giác vừa xả, tỉnh giác
đâu thì xả tâm
đó, hai pháp
này không
lìa nhau “quán
ly tham tôi biết tôi hít vô, quán
ly tham tôi biết tôi thở ra”. Hít
vô ra là
tỉnh giác còn ly
tham xả
ác pháp là chánh niệm chứ không
phải quán như Lục Diệu Pháp Môn.
Cho nên
quán, hoàn, tịnh của Lục Diệu Pháp Môn là pháp tưởng thức quán, chứ không phải
ý thức quán.
Phật dùng ý
thức để tu, còn Tổ dùng tưởng thức để tu, do đó Phật làm chủ sanh, già, bệnh,
chết là
thật, vì đó
là liễu tri,
còn Tổ làm chủ
sanh, già, bệnh chết là không thật, vì đó tưởng tri.
KHẮC PHỤC
TÂM VÔ KÝ
Câu hỏi của
Nhật Lý
Hỏi: Kính
bạch Thầy! Khi
quét sân hoặc đi kinh
hành, con có nhắc
tâm chia tuần tự 3 loại định tu tập: Định Chánh Niệm Tỉnh
Giác, Định Niệm Hơi Thở, kết hợp hành động của
Thân hoặc bước
chân, Định Vô Lậu?
Con tu như vậy
có đúng không?
Dù có nhắc
tâm,
nhưng khi thực hiện
thường bị quên
do tạp niệm vô
ký, Vậy con phải
khắc phục như thế
nào?
Đáp: Tu tập xả
tâm theo đạo Phật là phải kết hợp bốn loại định:
1- Định
Chánh Niệm Tỉnh
Giác (định ngăn ác pháp).
2- Định Niệm
Hơi Thở (định ngăn ác pháp).
3- Định Vô Lậu (định diệt ác pháp).
4- Định Sáng
Suốt (định thư giãn,
trạng thái chân lý).
Trong một thời
tu tập trên bốn chỗ thân, thọ, tâm và
pháp của chúng
ta, thường có những hiện tượng sanh ra trên đó. Khi mỗi ác pháp sanh ra một trên bốn chỗ này thường tạo
ra chướng ngại khiến
cho bốn chỗ này bất an. Muốn cho bốn chỗ này được
an ổn thanh thản, an lạc và vô sự thì phải tùy theo các pháp đã tu học
trên đây áp dụng để diệt những ác pháp để đem lại sự bình an cho thân, thọ, tâm
và pháp. Nếu không có
ác pháp sanh
ra trên bốn chỗ này
thì chúng ta dùng
pháp tác ý
ngăn ác pháp, nhưng
khi chúng ta sử dụng công sức
nhiều để
tu tập không
phù hợp với đặc tướng
của mình
nên thường bị
hôn trầm, thùy
miên và vô ký.
Đó là thời
gian tu tập
chưa phù hợp với đặc tướng của mình. Biết như vậy con phải tu ít trở
lại để tu tập có chất lượng
tỉnh thức cao, không còn bị rơi
vào vô ký nữa.
Xét qua sự
trình bày tu tập những loại định của con thì con tu tập không sai,
chỉ sai là tu hơi nhiều quá sức tỉnh thức của mình. Muốn không bị rơi vào vô ký thay vì con tu 1
giờ thì con nên tu lại
30’, thay vì con tu 30’
thì con tu lại 15’.
Chừng nào con thấy sự tỉnh thức của
mình trong suốt thời gian tu tập mà không có một chút nào
vô ký thì con nên tăng thời gian
lên. Nhưng khi tăng
thì con chỉ tăng
lên từ 5’ chứ đừng có tăng nhiều quá mà sức tỉnh thức
không đủ thì con sẽ bị rơi vào vô ký nữa.
Vô ký là thiếu sự tỉnh thức,
vì thế mà pháp
môn của đức Phật dạy
chúng ta tu tập
tỉnh thức bằng THÂN HÀNH
NIỆM là một pháp môn tuyệt vời, nếu
chúng ta biết cách tu đúng đặc tướng thì chúng
ta có sự tỉnh thức
ngay liền, phá sạch hôn trầm, thùy miên, vô ký.
Tóm lại, nếu
tu tập đúng cách của Thân Hành Niệm thì phá
tâm si ám rất dễ
dàng. Hôn trầm, vô
ký, thùy miên
là những trạng thái
của tâm si,
cho nên tâm tỉnh
thức có thì
tâm si
ám bị triệt
tiêu, tâm si ám bị triệt
tiêu thì chánh niệm mới hiện tiền,
có chánh niệm thì ác pháp không xen vào được, ác pháp
không xen vào được thì tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự, mà tâm hồn thanh thản,
an lạc và vô sự thì đó là giải thoát của Phật giáo.
PHÁP MÔN CỦA
PHẬT LÀ PHÁP MÔN CÂU HỮU
Câu hỏi của
Nhật Lý
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Khi nào cần kết hợp
các định với nhau,
khi nào chỉ tu
tập một loại định mà thôi?
Đáp: Theo như
lời đức Phật
đã dạy: ‚Tỳ kheo siêng tu tập tăng thượng tâm, này
các tỳ kheo, nếu một chiều tác ý tướng định, thì có sự kiện tâm vị ấy đi đến thụ động.
Tỳ kheo
siêng tu tập tăng thượng tâm, này các tỳ kheo, nếu một chiều tác ý tướng
tinh cần thời có sự kiện tâm vị ấy đi đến
trạo cử.
Tỳ kheo
siêng tu tập tăng thượng tâm, này các tỳ Kheo, nếu một chiều tác ý tướng xả, thời
có sự
kiện tâm vị ấy không
chân chánh định tĩnh để đoạn diệt các lậu hoặc.
Nhưng nếu
tỳ kheo siêng
tu tập tăng thượng tâm, này các tỳ
kheo, nếu thỉnh thoảng tác ý tướng định, thỉnh thoảng tác ý
tướng tinh cần, thỉnh thoảng tác ý tướng xả, tâm vị ấy trở thành nhu nhuyễn,
kham nhậm, chói sáng, không bẻ vụn,
chân chánh định tĩnh để
đoạn tận các lậu hoặc‛.
Trên đây Đức
Phật dạy câu hữu ba pháp môn trong một thời tu:
1/ Tỉnh thức (Thân Hành Niệm Nội và Ngoại, tức
là Chánh Niệm Tỉnh Giác Định và Định Niệm Hơi Thở).
2/ Tứ Chánh Cần.
3/ Định Vô Lậu.
Lời dạy này chúng
ta ghi nhớ: Phật
pháp không thể tu
riêng một pháp
môn nào. Khi tu hành phải biết kết hợp chặt chẽ pháp
này với pháp kia, lúc thì định tỉnh, lúc thì quán tư duy vô lậu,
lúc thì ngăn diệt mạnh mẽ.
Có tu tập đúng như vậy tâm mới nhu nhuyễn, dễ sử dụng.
NIỆM THIỆN
Câu hỏi của
Nhật Lý
Hỏi: Kính
bạch Thầy, khi
quét sân,
kinh hành các niệm thiện khởi lên như: nhớ lại một
câu Phật ngôn chưa hiểu, về cách thức tu tập Thầy dạy..., con nên gạt ra ngay để
tiếp tục theo hành động thân hay nên suy xét thêm về những niệm thuộc về thiện
này?
Đáp: Đức Phật
dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng
trưởng thiện pháp”. Như
vậy khi tu tập
trong một thời,
con đều luôn tu cả ba pháp
môn trong đó có Tứ
Chánh Cần và vì vậy khi một câu
Phật ngôn khởi lên trong con thì con phải tư duy
nghĩa lý
của câu Phật ngôn này để thấu suốt
lý như thật của nó, nhờ vậy mà tri
kiến của
con càng ngày càng phát triển, đó là con triển khai trí tuệ
tri kiến giải thoát tức
là con thỉnh thoảng
tác ý tướng xả như lời Phật đã dạy trong kinh Tăng
Chi.
Đây cũng
là sự tăng
trưởng thiện pháp trong Tứ Chánh Cần, người tu sĩ cần phải
siêng năng và cần mẫn tu tập. Đạo Phật có được sự giải thoát
là nhờ vào
trí tuệ tri kiến này, nếu
con
không chịu triển
khai tu tập
như thế này thì làm sao có trí tuệ tri kiến được.
Muốn có trí
tuệ tri kiến giải
thoát, người mới tu thì
phải bắt
đầu học hiểu đạo đức nhân quả, Tứ
Diệu Đế, Thân Ngũ Uẩn, Thập Nhị Nhân
Duyên... nói chung
là phải nghiên
cứu tạng kinh Pali cho thông suốt.
Vì thế, mỗi
khi có một niệm khởi về Phật pháp thì con nên tư duy quán xét cho rõ tận nguồn gốc đừng nên gạt bỏ
ngang, vì bỏ qua
một điều
kiện triển khai
trí tuệ thì thật quá uổng.
Tóm lại, sự
tu tập theo Phật giáo không giống sự tu tập của ngoại đạo, ngoại đạo tu tập
hay chuyên nhất một pháp
trong một thời
tu còn Phật Giáo thì không chuyên nhất vào pháp môn nào cả trong một thời
tu.
Phật giáo
chuyên xả tâm vào định, ngoại đạo chuyên ức chế tâm vào định, cho nên Phật giáo
và ngoại đạo không giống nhau là ở chỗ xả tâm và ức chế tâm.
Phật giáo
đi từ xả vào định
bằng tri kiến giải thoát nên lấy đạo đức làm gốc (giới
luật) còn ngoại đạo
đi từ định đến xả
(quán, hoàn, tịnh) bằng tưởng tuệ,
nên phá giới luật.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!