CON CÁI LÀ
NHỜ ĐỨC CHA MẸ
Câu hỏi
của Từ Đức
Hỏi:Kính
thưa Thầy! Theo tục lệ ông
bà nói:
“Con cái là nhờ đức cha mẹ”. Như cha
mẹ hiền
đức thì con cái cũng nhờ đó ăn theo
phải không
thưa Thầy?
Đáp: Câu
nói này rất đúng: “Con cái nhờ
đức của
cha mẹ” vì có nhân quả thiện mới sanh
vào nhà
hiền đức, nhờ gương hạnh hiền đức của
ông bà cha
mẹ, nên con cái cũng trở thành
hiền đức,
nhờ hành động hiền đức của con cái
mà nó
được hưởng phước, nếu hành động nó
làm ác
hiện thời, khi nó thọ hết phước của đời
trước đã
gieo (vào nhà hiền đức) thì nó phải
thọ lấy
tai ương của hành động hiện tại.
Ví dụ:
Những đứa con được sanh vào nhà
giàu có
nhưng lại thích ăn chơi trác táng, rượu
chè, bài
bạc, xì ke, ma túy, v.v.. không thích
học hành,
những đứa con này không thể lấy
phước đức
của ông bà cha mẹ mà che chở chúng
được, do
đó suy ra chúng ta biết phước báo là
phải do
chính con cái tạo ra, chứ không phải do
phước đức
của ông bà cha mẹ mà nó hưởng được,... nó chỉ hưởng được ảnh hưởng
tốt của
ông bà cha
mẹ mà thôi, còn nó được chia gia
tài của
cải hoặc làm ăn khá giả đều do phước
báo đời
trước của nó nên mới sanh vào nhà
giàu có
và hiền đức.
Tóm lại,
nếu một người được tái sanh vào
nhà hiền
đức là do tiền kiếp khéo tu thiện
pháp, nếu
trong kiếp hiện tại không theo
gương đức
hạnh của cha mẹ ăn hiền ở lành thì
ngay trong
kiếp hiện tại đó cũng phải gặt hái
những tai
ương, họa khổ, vì chính hành động
bất thiện
của con cái dù cha mẹ có hiền đức
nhưng con
cái vẫn phải thọ khổ. Vì thế , có
những gia
đình hiền đức mà con cái chẳng hiền
đức chút
nào, thường nghiện ngập, xì ke, ma
túy, rượu
chè, bài bạc, v.v.. Đây là môi trường
tốt nhưng
hạt giống xấu.
Ngược lại,
có những gia đình không hiền
đức mà
những đứa con ngoan tốt… chăm học,
không tham
lam trộm cắp, không rượu chè bài
bạc, hút
xách, không xì ke ma túy… Đây là môi
trường xấu
mà hạt giống tốt.
Con cái
nhờ đức của cha mẹ là nhờ cái
gương đức
hạnh để làm tốt theo, chứ không
phải nhờ
vào đức hạnh của cha mẹ mà thọ
hưởng sự
giàu sang phú quý. Theo luật nhân quả ai làm thiện thì hưởng
phước báo,
ai làm ác thì phải chịu quả khổ,
không ai
giúp cho ai được. Dù là cha mẹ có
thương con
cách nào cũng không giúp được, nếu
chính bản
thân nó không ăn hiền ở lành, sống
đời sống
thiếu đạo đức thì nó phải chịu lấy hậu
quả xấu.
Dù cha mẹ có ở hiền đức gì cũng
không cứu
nó được, chỉ trừ cha mẹ thiếu nợ
nhân quả
của nó, nên nó đến nó đòi, bằng cách
phá của
cải tài sản của cha mẹ tiêu tan.
Cho nên câu
nói: “Con cái nhờ đức của cha
mẹ”, nếu
không khéo hiểu thì câu này trở
thành lời
nói phi đạo đức nhân quả, khiến cho
con cái
dựa lưng vào cha mẹ mà không tự lực
vươn lên
trong nền đạo đức nhân bản nhân
quả, thì
cuộc đời của nó chỉ là một cuộc đời khổ
đau, tiêu
cực.
Trưởng
lão THÍCH THÔNG LẠC
LỠ TAY LÀM
CHÚNG SANH
CHẾT THÌ
PHÂI LÀM SAO?
Câu hỏi
của Diệu Tịnh
Hỏi:Kínhthưa
Thầy! Thầy đã dạy
chúng con
tu tập trau dồi lòng từ, bi, hỷ, xả,
trong công
việc làm hàng ngày lỡ tay làm
chúng sanh
đau khổ hoặc chết.
Trước cảnh
đau khổ và chết của chúng
sanh, con
phải làm như thế nào để tránh sự
trạo hối
trong tâm con? Nhất là con đã xuất
gia, để
khỏi bị khuyết giới và nhân quả?
Đáp: Xưa,
Đức Thế Tôn là người đi kinh
hành nhiều
nhất, ngay cả ban đêm, vì thế làm
sao không vô
tình giẫm đạp lên chúng sanh.
Giới luật
dạy không giết hại chúng sanh,
tức là
dạy không cố tình giết hại chúng sanh,
chứ không
phải dạy vô tình.
Tứ vô
lượng tâm là dạy từ, bi, hỷ, xả là để
đối trị
tâm tham, sân, si, ngã mạn, nghi, chứ
không phải
dạy vô tình sát sanh.
Chánh niệm
tỉnh giác định là dạy chúng
ta tỉnh
thức trong mọi hành động để tránh sự vô tình sát sanh. Có tỉnh thức
làm sao vô tình
sát sanh,
chỉ thiếu tỉnh thức say mê công việc,
hoặc làm cho
rồi việc thì mất tỉnh thức nên
mới có
trường hợp xảy ra vô tình sát sanh.
Người đi tu
có tỉnh thức không bao giờ vô
tình sát
sanh.
Người làm
mọi công việc có tỉnh thức cũng
không vô
tình sát sanh.
Chỗ nào
có chúng sanh nhiều chúng ta
nên tránh,
dưới cỏ, dưới đất, ta rất ý tứ nhưng
không thấy
lỡ tay làm cho chúng đau khổ hoặc
chết, khi
làm lỡ tay như vậy, trước thể xác
chúng sanh
con hãy chấp tay lên trước ngực và
xin ước
nguyện cho chúng sanh đang chết được
sanh làm
người, được gặp Phật pháp, được gặp
Minh sư,
được tu hành đến nơi đến chốn, đừng
sanh làm
loài chúng sanh nữa.
Một hạt
gạo, một củ khoai, một trái cây,
chúng ta ăn
để sống hàng ngày, đều có sự gián
tiếp giết
hại chúng sanh trong đó.
Người nông
dân sản xuất gạo và thực
phẩm cho
sự sống của con người, họ phải giết
hại các
loài sâu bọ, côn trùng mà còn phải giết
các loài
chim, chuột và các loài cầm thú khác
để bảo vệ
thực phẩm mùa màng. Tuy chúng ta không trực tiếp giết hại,
nhưng chúng
ta ăn thực phẩm là đã gián tiếp
giết hại,
bởi vậy có thân này là thân nhân quả
nghiệp báo
không thể nào thoát khỏi nhân quả,
tuy là vô
tình nhưng cũng phải đền nợ máu.
Đời sống
chúng ta không còn cách nào khác
hơn khi ta
đã là con người và chúng sanh đã là
con vật.
Nợ máu xương trong tiền kiếp, kiếp
này gặp
nhau tuy vô tình cũng phải trả vay,
vay trả.
Đạo Phật
dạy chúng ta những gì chưa
thấu hiểu,
phải thấu hiểu. Có thấu hiểu lý của
Đạo ta mới
vững tâm tu hành, nếu không thấu
lý của
Đạo, tưởng chừng như không thể nào tu
hành nổi.
Mới nghe
giới luật đạo đức hiếu sinh của
đạo Phật
chúng ta chỉ còn có nước nhịn ăn,
nhịn uống,
treo chân, treo tay, chẳng còn dám
làm gì
cả. Nhưng, tội do đâu mà có?
- Do tâm mà
có tội.
- Tâm do đâu
mà có?
- Do dục
mà có.
- Dục do
đâu mà có?
- Do tham,
sân, si mà có. Mục đích tu tập của đạo Phật là đoạn dứt
tham, sân,
si, chứ không phải đoạn dứt sự vô
tình sát
sanh.
Khi nào tâm
tham, sân, si hết là tâm đã
bất động,
mà tâm đã bất động thì còn hoàn
cảnh, đối
tượng và sự việc nào làm họ đau khổ
thì làm
sao gọi là có tội.
“Tánh tội
vốn không do tâm tạo
Tâm bất
động rồi tội có được không?”
Ở đây
chúng ta đã hiểu được lý của Đạo
nhưng còn
tu hành phải như thế nào?
Tùy mọi
hoàn cảnh, mọi việc làm, mọi đối
tượng, cẩn
thận, ý tứ, tỉnh thức để tránh vô
tình sát
sanh được ở mức nào tốt mức nấy.
Đừng làm
đại, làm đùa cho xong việc, mà hãy
lấy việc
làm thực hiện Tứ Vô Lượng Tâm,
tránh vô
tình giết hại bằng sức tỉnh thức và
pháp hướng
tâm để quét sạch tâm tham, sân, si
(vô lậu).
Người đời
không biết tu, dù họ có tránh
sát sanh
hoặc vô tình sát sanh bằng mọi cách,
nhưng tội
khổ họ vẫn phải chịu.
Người tu
biết cách diệt ngã, xả tâm, ly
dục, ly ác
pháp, dù tội họ có chất ngập cả không gian này, tâm họ bất động
vẫn không
thấy có
tội. Tại sao vậy?
Tại vì có
tâm động mới có tội.
Mục đích
tu hành là lo diệt ngã, xả tâm,
chứ không
đoạn dứt sự vô tình sát sanh nhưng
phải cẩn
thận, ý tứ, từng hành động để tránh
sự vô tình
sát sanh, đó là một hành động tu
tỉnh thức
tốt nhất.
Trước sự
quằn quại đau thương của chúng
sanh dưới
bàn tay vô tình của mình, chúng ta
không thấy
thương tâm sao?
Người tu
sĩ Phật giáo phải lấy tứ vô lượng
tâm thực
hiện định chánh niệm tỉnh giác, nhờ
đó mới
đạt được tâm “vô lậu” và nhập được “Tứ
Thánh Hiện
Tại An Lạc Trú Định” một cách dễ
dàng, không
còn khó khăn nữa.
Đừng tu
tập theo kiểu Tịnh Độ một cách
giả dối
gian ác và lừa đảo mọi người. Tay cầm
dao cắt cổ
gà miệng đọc chú vãng sanh: “Nam
Mô a di đa
bà dạ, đa tha dà đa dạ...”. Đọc
thần chú
này khi con gà bị chết, linh hồn sẽ
được về
Cực Lạc Tây Phương, để được sanh làm
người,
thật là lừa đảo, dối người. Những người tu theo Tịnh Độ với việc
làm
như vậy
được xem là thực hiện Tứ Vô Lượng
Tâm “Từ,
Bi, Hỷ, Xả” ư!
Thời nay,
người xuất gia làm nhiều việc
không phải
việc của người xuất gia, nên thường
phạm tội
lỗi, nhất là tội sát sanh, ngày xưa
người xuất
gia chỉ duy nhất có một nghề khất
thực, vì
nghề đi khất thực nên ít phạm lỗi lầm,
do đó tập
tu Tứ Vô Lượng Tâm rất dễ dàng, chỉ
cần tỉnh
thức trên từng bước đi của mình là đã
thực hiện
được tâm từ, bi, hỷ, xả.
BẰNG CÁCH
NÀO KIẾP SAU
GẶP ĐƯỢC
CHÁNH PHẬT PHÁP
Câu hỏi
của Diệu Tâm
Hỏi:Kính
thưa Thầy! Nếu kiếp này con
không tu
giải thoát được, nhưng có hiểu chút ít
chánh
pháp, làm thế nào để kiếp sau con vẫn
nhớ và
ngộ đạo được sớm hơn (6,7 tuổi) đi tu? Đáp: Nếu muốn kiếp sau gặp
được chánh
pháp tu
hành, thì kiếp này mỗi tháng con nên
chọn một
ngày Thọ Bát Quan Trai.
Thọ Bát
Quan Trai là phương pháp học
làm Phật
một ngày, chỉ một tháng có một ngày
làm Phật
thì đó là gieo duyên với chánh Phật
Pháp để
kiếp sau còn có duyên gặp được Chánh
Phật Pháp,
đức Phật ví dụ như cây cổ thụ kia,
nó nghiêng
về hướng nào thì bóng nó nghiêng
về hướng
nấy.
Thọ Bát
Quan Trai là phương pháp tu tập
giữ gìn
giới đức Thánh Tăng, nếu một ngày tu
tập Thọ
Bát Quan Trai, chịu khó con tư duy lại
xem có
phải ngày ấy là một ngày con ly dục ly
ác pháp
chăng? Có phải ngày ấy là ngày con
sống cho
con phải không ? Nếu ngày ấy con tu
hành đúng
pháp của Phật thì con tìm thấy
được một
ngày giải thoát hoàn toàn.
Ngày Thọ
Bát Quan Trai mà con biết
buông xuống
hết những gì đang trói buộc trong
con, thì
con tìm thấy một chân trời hạnh phúc
tại ngay
đó.
Ngày Thọ
Bát Quan Trai là ngày con gieo
nhân với
chánh Pháp của Phật, ngày ấy không
bao giờ
mất. Ngày Thọ Bát Quan Trai là ngày con thắp
sáng ngọn
đèn trí tuệ giải thoát trong con, và
ngọn đèn
trí tuệ ấy cháy mãi cho đến khi con
hoàn toàn
chấm dứt sanh, tử, luân hồi vào Niết
Bàn.
Như vậy
ngày Thọ Bát Quan Trai là ngày
quan trọng
nhất của đời người cư sĩ của các con,
nó là một
mốc quan trọng quyết định cho cuộc
đời tu
hành theo Chánh Phật Pháp. Các con
hãy ghi
nhớ những lời dạy trên đây, nhưng các
con cũng
phải đề phòng, vì có những loại Thọ
Bát Quan
Trai giả, lừa đảo mà không đúng
chánh pháp
của Phật.
Ví dụ:
Thọ Bát Quan Trai bằng cách tụng
kinh, niệm
Phật, trì chú, ngồi thiền nghe
thuyết
pháp... đó là Thọ Bát Quan Trai của Bà
La Môn.
Thọ Bát
Quan Trai đúng cách của Phật
giáo thì
không được tập trung đông người vào
Thiền
đường, Tổ đường, Đại hùng bảo điện, mà
chỉ mỗi
người ở riêng một cái thất, sống độc cư,
phòng hộ
sáu căn và tu tập Tứ Niệm Xứ đẩy lui
các chướng
ngại pháp trên bốn chỗ: thân, thọ,
tâm, pháp,
khiến cho thân tâm thanh thản, an
lạc và vô
sự suốt ngày hôm ấy, giống như Phật
và chúng
Tỳ kheo Tăng và Tỳ kheo Ni ngày xưa trong thời Phật còn tại thế. Có
tu tập đúng
như vậy
mới gieo duyên với Chánh Pháp. Nhờ
đó, muôn
đời ngàn kiếp không sợ mất chánh
pháp.
NHẬ tìm
thấy sự an ổn bất động của tâm. Chỉ khi
nào chứng
Lậu tận minh thì lậu hoặc mới thật
sạch,
chừng đó mới chấm dứt được sự tái sanh
luân hồi.
Khi nhập
Tứ Thiền nơi đây có hai ngõ
diệt sạch
lậu hoặc, một ngõ đi về Tam Minh và
một ngõ đi
về Diệt thọ tưởng định, nếu đi về
ngõ Diệt
thọ tưởng định thì thân tâm như cây
đá, thân
giống như người chết nhưng không
hoại diệt,
nhờ từ trường định của diệt thọ bảo
vệ thì
trong lúc nhập Diệt Thọ Tưởng Định
không có
lậu hoặc.
Đi ngõ Tam
Minh thì thân tâm giống như
người sống
bình thường nhưng bất động trước
các ác
pháp, tâm luôn lúc nào cũng thanh tịnh
và thanh
thản, an lạc, vô sự. Sống, chết, bệnh,
đau là
việc vô thường của nhân quả không tác
động được
thân tâm họ. Họ sống một đời sốn g
còn lại
những ngày an vui tuyệt vời.
NHẬP TAM
THIỀN
CĨ HẾT LẬU
HOẶC CHƯA?
Câu hỏi
của Diệu Tâm
Hỏi:Kínhthưa
Thầy! Khi một vị Tỳ
Kheo nhập
được Tam Thiền có thể hết lậu hoặc
chưa (không
còn tham, sân)?
Đáp: Trong
kinh dạy một vị Tỳ Kheo
nhập được
Tam Thiền mới đoạn dứt năm hạ
phần kiết
sử còn năm thượng phần kiết sử chưa
đoạn, vì
thế lậu hoặc chưa hết. Một người nhập
Tam thiền
mà chưa có Tứ Thần Túc là người
nhập Tam
thiền của ngoại đạo , riêng kinh
nghiệm bản
thân của Thầy, một vị Tỳ Kheo
nhập được
Sơ Thiền là ly được “tâm dục”, còn
nhập được
Tam Thiền là ly được “tưởng dục”,
tuy gốc
lậu hoặc chưa quét sạch, nhưng cũng tìm thấy sự an ổn bất động của
tâm. Chỉ khi
nào chứng
Lậu tận minh thì lậu hoặc mới thật
sạch,
chừng đó mới chấm dứt được sự tái sanh
luân hồi.
Khi nhập
Tứ Thiền nơi đây có hai ngõ
diệt sạch
lậu hoặc, một ngõ đi về Tam Minh và
một ngõ đi
về Diệt thọ tưởng định, nếu đi về
ngõ Diệt
thọ tưởng định thì thân tâm như cây
đá, thân
giống như người chết nhưng không
hoại diệt,
nhờ từ trường định của diệt thọ bảo
vệ thì
trong lúc nhập Diệt Thọ Tưởng Định
không có
lậu hoặc.
Đi ngõ Tam
Minh thì thân tâm giống như
người sống
bình thường nhưng bất động trước
các ác
pháp, tâm luôn lúc nào cũng thanh tịnh
và thanh
thản, an lạc, vô sự. Sống, chết, bệnh,
đau là
việc vô thường của nhân quả không tác
động được
thân tâm họ. Họ sống một đời sốn g
còn lại
những ngày an vui tuyệt vời. Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
NGƯỜI GIÂNG
THIỀN THÂM SÂU
CĨ PHÂI VƯỢT
QUA NĂM ẤM CHƯA?
Câu hỏi
của Diệu Tâm
Hỏi:Kính
thưa Thầy! Một vị Tỳ Kheo
thuyết
giảng thiền rất thâm sâu, tâm vượt năm
ấm tường
tận, có phải vị ấy đã trải qua kinh
nghiệm tu
mà nói lên?
Đáp: Một
vị Tỳ Kheo nhập Tam Thiền
không thể
vượt qua năm ấm được, chỉ có nhập
Diệt thọ
tưởng định mới vượt qua năm ấm.
Một vị Tỳ
Kheo thuyết giảng thiền rất
thâm sâu về
lý, nhưng không trải qua kinh
nghiệm tu
hành mà nói lên, nên phần nhiều
lạc vào
tưởng pháp do tưởng tuệ. Sự giảng kinh
thuyết
pháp rất hay, nhưng xét cho cùng chỉ là
một lý
thuyết suông ở đầu môi chót lưỡi, nên
pháp hành
tu tập không thông, tu tập sai pháp,
không có
kết quả. Vì thế, họ chưa bao giờ nhập
định được.
Trong kinh
sách Phật có dạy sáu loại
tưởng:
sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tưởng,
người tu
thiền định lạc vào định tưởng, pháp tưởng triển khai, luận thiền,
luận đạo rất là
thâm sâu về
lý, nhưng pháp hành không vững.
(Thiếu kinh
nghiệm bản thân chỉ vay mượn
trong kinh
sách nói hoặc tưởng theo chữ nghĩa
giảng dạy
ra có khi đúng nhưng cũng có khi
sai). Những
gì của các nhà học giả giảng ra
theo tưởng
giải thì không thể nào tu tập được
vì thiếu
kinh nghiệm tu.
Thiền Đông
Độ và kinh sách Đại Thừa
đều do
tưởng giải của người xưa nên chúng ta
tu tập
không đưa đến kết quả rốt ráo được,
định cũng
không ra định, tuệ cũng không ra
tuệ, cuối
cùng chỉ trở thành một trò hý luận,
chứ chẳng
thấy có ai làm chủ sanh, già, bệnh,
chết cụ
thể.
Bởi vì,
các thiền sư thời đại của chúng ta
nói nhiều,
mà bệnh đau thì đi nằm nhà thương,
bác sĩ
trị, thì thử hỏi làm sao chúng ta tin
miệng họ
được.
Người tu
thiền Đông Độ sống vì danh, vì
lợi nên
luôn luôn tranh luận hơn thua và còn
dùng những
danh từ nói xấu kẻ khác, trong khi
đó tu hành
chỉ có hình thức mà chẳng có ai
nhập định
làm chủ sanh, già, bệnh, chết được.
Xưa, đức
Phật từng đã nhắc nhở chúng ta:
“Đừng có
tin... đừng có tin... mà hãy tin những gì chúng ta thực hiện có lợi
ích không làm khổ
mình, khổ
người”. Cho nên, người ta thuyết
giảng hay
chưa hẳn họ đã làm được hay.
TAM MINH
Câu hỏi
của Diệu Tâm
Hỏi:Kính
thưa Thầy! Trong băng Thầy
phủ nhận
không có Lục Thông và Tam Minh.
Qua suốt
giáo án chúng con ngầm hiểu Thầy có
được những
điều ấy. Tại sao Thầy không nhận
để nó là
linh hồn, là niềm tin vững chắc của
giáo án?
Con nhớ Phật còn bảo: Ta đã chứng
được Tam
Minh, lậu tận ta đã hết.
Đáp: Thầy
phủ nhận Tam Minh, Lục
Thông là
vì thần thông không phải là mục đích
tu hành
giải thoát của đạo Phật. Một người tu
hành làm
chủ được sự sống chết và chấm dứt
luân hồi
thì Tam Minh, Lục Thông họ phải đầy
đủ, nhưng
vì nó không phải mục đích, nếu dùng
nó thì
người ta đến với đạo Phật sẽ sai mục
đích, mà
đã sai mục đích thì không bao giờ làm
chủ sanh,
già, bệnh, chết được. Nếu không làm chủ sanh, già, bệnh, chết được
thì Tam Minh,
Lục Thông
cũng chẳng bao giờ có, và nếu có thì
cũng chẳng
có nghĩa lý gì cả.
Phật là
đấng giáo chủ, Ngài tuyên bố thần
thông như
vậy là để đối phó với ngoại đạo. Các
đệ tử của
Ngài không được tuyên bố như vậy.
Kinh Đại
Thừa dạy: “Còn thấy mình chứng
quả A La
Hán là chưa chứng quả A La
Hán”. Đó
là lối lý luận lừa đảo của Đại Thừa
che đậy khi
tu hành chưa đến nơi đến chốn.
Còn Phật
giáo Nguyên Thủy tu đến đâu chứng
đến đấy,
tâm có tham thì biết tâm có tham,
tâm không
tham thì biết tâm không tham; tâm
có sân thì
biết tâm có sân; tâm không sân thì
biết tâm
không sân; tâm có Tam Minh, Lục
Thông thì
biết tâm có Tam Minh, Lục Thông;
tâm không
có Tam Minh, Lục Thông thì biết
tâm không
có Tam Minh, Lục Thông. Và biết
sử dụng
đúng thời, không bị lợi danh làm mờ
tâm trí, do
đó Thầy phủ nhận không tự xưng
mình có
Tam Minh, Lục Thông mà chỉ biết có
sự giải
thoát mà thôi.
Thầy không
dụ dỗ người theo Thầy tu
hành bằng
thần thông, ai thấy con đường tu
hành của
Thầy là phương pháp sống đạo đức
giải thoát
không làm khổ mình, khổ người thì theo, còn không muốn sống đạo đức
nhân bản -
nhân quả
thì Thầy không ép, không mời,
không lôi
cuốn bằng những kinh sách nói láo,
bằng sự mê
tín, bằng bùa chú thần thông, v.v..
Trên đường
tu tập thiền định để đi đến sự
cứu cánh
thì phải đi ngang qua Lục Thông Tam
Minh nên
biết nó rõ ràng nhưng không phải vì
tu để
chứng nó. Nó không phải là mục đích để
chúng ta
chứng, mục đích tu chứng là tâm bất
động.
Xay lúa,
có gạo và trấu, gạo chúng ta lấy,
trấu chúng
ta bỏ.
Thần thông
ví như vỏ trấu còn tâm bất
động là
gạo, cho nên tu tập theo Phật giáo tâm
không được
tham đắm thần thông, còn tham
đắm thần
thông là không bao giờ tâm ly dục ly
ác pháp
được, tâm không ly dục ly ác pháp thì
không bao
giờ nhập chánh định được mà không
nhập được
chánh định thì không bao giờ có Lục
Thông, Tam
Minh.
Người chưa
ly dục ly ác pháp mà nhập
được định
đó là tà định, vì thế, họ có Ngũ
Thông chứ
không được Lục Thông, Tam Minh
như người
tâm ly dục ly ác pháp. Người tâm chưa ly dục ly ác pháp dù họ có
Ngũ Thông,
có nhập định để lại nhục thân,
nhưng không
làm chủ sanh, già, bệnh, chết và
chấm dứt
luân hồi được.
Thần thông
không phải cốt tủy và niềm
tin của
đạo Phật. Vì Thầy tu hành có thần
thông nhưng
Thầy xem nó là một trò ảo thuật
để dễ lừa
đảo người khác.
Xưa, ông
thân của Thầy là một tu sĩ Mật
Tông, ông
lên núi Bà Đen và sang núi Cậu tu
luyện thần
thông rất linh diệu và mầu nhiệm,
ông đã
truyền lại cho Thầy tất cả mật chú,
nhưng Thầy
không phải là kẻ lừa đảo và ác
độc, nên
Thầy quyết tâm đi tìm đường tu tập
giải thoát
ra khỏi mọi sự đau khổ của kiếp làm
người.
Chung quanh
chùa nơi Thầy đang ở lúc
bấy giờ
toàn là một hàng rào tre, đến mùa
măng mọc
người chung quanh xóm nghèo khổ
lén vào
cắt trộm măng, ông thân Thầy dùng
bùa chú
yểm, khiến cho người vào đến ranh
giới chùa
là bất động đứng như trời trồng, ông
thân của
Thầy chỉ còn ra bắt và khuyên không
nên trộm
cắp, nếu còn trộm cắp măng thì ông
thân Thầy
sẽ đưa đến làng xã, khiến cho người
ta quá sợ.
Bùa chú của ngoại đạo mà còn mầu nhiệm
như vậy
huống là tâm ly dục ly ác pháp, thanh
tịnh hoàn
toàn thì sự mầu nhiệm của tâm
không thể
lường được, vì thế người tu sĩ Phật
giáo đi tu
không cầu mong Lục Thông Tam
Minh mà
vẫn có đầy đủ Lục Thông Tam Minh,
không tu
luyện Lục Thông Tam Minh mà vẫn
có Lục
Thông Tam Minh đầy đủ.
Người đi tu
theo Phật giáo mà còn có tâm
cầu Lục
Thông Tam Minh thì đã tu sai đường.
Hãy xa lìa
và đoạn trừ tâm đó mà chỉ cố gắng
tu tập
sống một đời sống ly dục ly ác pháp, thì
nơi đó là
Niết Bàn, là hạnh phúc, là sự giải
thoát của
một kiếp làm người, là đạo đức không
làm khổ
mình, khổ người. Thế là đủ lắm rồi , có
còn mong
muốn những điều gì hơn. Phải không
con?
Cho nên,
Thầy biết đủ thứ thần thông,
nhưng Thầy
không chấp nhận thần thông và
thế giới
siêu hình, luôn luôn lúc nào Thầy cũng
muốn đem
lại cho con người một nền đạo đức
nhân bản -
nhân quả sống không làm khổ
mình, khổ
người, đó là một sự lợi ích thiết
thực, còn
thần thông chỉ là một trò lừa đảo,
làm khổ
người. Chẳng hạn như ông thân của
Thầy, nếu
ông thân của Thầy vắng mặt, không có ở chùa thì các con nghĩ sao? Khi
người trộm
cắp măng
này bị bùa chú bắt cứng mình thì họ
sẽ khổ
biết dường nào!
Trên cuộc
đời này, con có thấy những
người tu
hành có thần thông, đem lại hạnh
phúc gì
cho con người chưa? Hay chỉ là những
người có
thần thông luôn luôn làm việc bất
chánh, làm
khổ đau người “tiền mất tật
mang”.
Nếu Thầy
không giải thích cho các con rõ,
mà nhận
mình có thần thông là Thầy đã phỉ
báng Phật
giáo, là Thầy đã hại Phật giáo. Vì
Phật giáo
không phải là những tôn giáo tu tập
để có
thần thông, dùng thần thông cám dỗ
người theo
đạo mình, mà Phật giáo là tôn giá o
tu tập làm
ích lợi cho mình, cho người.
Thầy không
lấy thần thông cám dỗ các
con theo
Phật giáo, mà chỉ lấy đạo đức dạy các
con đối xử
với nhau, để không làm khổ mình,
khổ người,
đó là các con thoát khổ.
Các con nên
hiểu, có thần thông là không
có đạo
đức, có đạo đức là không thực hiện thần
thông. Ai
muốn tu theo Thầy để cầu sống một
đời sống
không làm khổ mình, khổ người, để
tâm hồn
được thanh thản an lạc và vô sự thì
theo, bằng
cầu thần thông thì đi tìm nơi khác mà tu, chứ ở đây Thầy chẳng có
thần thông để
dạy.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!