kinh
này trong bài
kinh Tứ Niệm Xứ
trong kinh Trung Bộ
thuộc tạng kinh
Pali thuộc Nikaya trang
146. Đoạn kinh
này nếu một người
không có kinh
nghiệm tu hành
thì khó giảng giải nổi.
Bây giờ
chúng ta trở lại bài
kinh Thất Giác Chi, từ lâu chưa có ai hỏi Thầy về Thất Giác Chi, đến nay mới có một nhân duyên tốt, con hỏi Thầy cách thức tu tập
nó.
Thất Giác
Chi có nghĩa là bảy chi phần giác ngộ giải
thoát hay là bảy pháp dùng
trí tuệ hiểu biết
tu tập làm chủ sanh,
già, bệnh, chết chấm dứt tái sanh
luân hồi. Thất Giác Chi còn gọi là Thất Bồ Đề Phần. Thất Bồ Đề Phần thuộc về
Hán tạng Tiểu Thừa kinh A Hàm.
Thất có
nghĩa là bảy.
Bồ Đề có
nghĩa là giải thoát.
Phần có
nghĩa là chi phần, mỗi phần, mỗi pháp môn trong một chùm bảy pháp có sự liên hệ mật
thiết với nhau
trong sự tu tập đi đến
giải thoát hoàn
toàn, mà mỗi phần tu tập đều có sự giải thoát của mỗi phần, nên gọi là
Bồ đề phần hay là Giác chi.
Chi phần đầu tiên của Thất
Giác Chi là
Niệm Giác
Chi. Vậy niệm
giác chi có
nghĩa là gì?
1- Niệm Giác
Chi có nghĩa là niệm giải thoát, niệm giải thoát có nghĩa là Chánh Niệm như
Chánh Niệm trong Bát Chánh Đạo, Chánh Niệm trong Bát Chánh Đạo tức là Tứ Niệm Xứ,
nên đoạn kinh Thất Giác Chi
trên đã có trong bài kinh Tứ Niệm
Xứ. Nhưng chúng ta nên biết Chánh Niệm tức là niệm thiện. Muốn tu tập niệm thiện
thì bắt đầu tu tập pháp môn Tứ Chánh Cần. Mục
đích của Tứ
Chánh Cần là chấp
nhận niệm thiện
loại trừ niệm
ác. Cho nên, toàn bộ chúng tỳ
kheo đệ tử của đức Phật đều phải tu Tứ Chánh Cần, rồi sau đó tùy theo căn cơ mỗi người,
có người còn
tiếp tu Tứ Chánh
Cần; có người
tu Tứ Niệm
Xư; có người tu Tứ Như Ý Túc; có
người tu Tứ Vô Lượng Tâm v.v.. đều nhắm
vào ngăn ác diệt ác
pháp để tâm ly dục
ly ác pháp: “Này
các tỳ kheo, trong chúng tỳ
kheo này, có những vị tỳ
kheo là
những vị sống
chuyên tâm, chú tâm,
tu tập Bốn Niệm Xứ. Các bậc tỳ kheo như vậy, này các tỳ kheo,
có mặt trong chúng tỳ kheo này. Này các tỳ
kheo, trong chúng tỳ kheo này,
có những vị tỳ
kheo là
những vị sống
chuyên tâm, chú tâm, tu tập Bốn Chánh Cần. Các bậc tỳ kheo như vậy, này
các tỳ kheo,
có mặt trong
chúng tỳ Kheo này. Này các tỳ
kheo, trong chúng tỳ kheo này, có những vị tỳ kheo là những vị sống chuyên tâm,
chú tâm, tu tập Bốn Như Ý Túc. Các bậc tỳ kheo như vậy, này các tỳ kheo, có mặt trong chúng tỳ
kheo này. Này các tỳ kheo, trong chúng tỳ kheo này, có những vị tỳ kheo là
những vị sống chuyên tâm, chú
tâm, tu tập Năm Căn. Các bậc tỳ kheo
như vậy, này
các tỳ kheo,
có mặt trong chúng tỳ kheo này.
Này các tỳ kheo, trong chúng tỳ
kheo này, có những vị tỳ kheo là những vị sống chuyên
tâm, chú tâm, tu tập Năm Lực. Các
bậc tỳ kheo như vậy, này các tỳ kheo,
có mặt trong chúng tỳ kheo này.
Này các tỳ kheo, trong chúng tỳ kheo này, có những vị tỳ kheo
là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập Bảy Giác Chi. Các bậc tỳ kheo
như vậy, này các tỳ kheo, có mặt trong
chúng tỳ kheo này. Này các tỳ kheo, trong chúng tỳ kheo này, có
những vị tỳ
kheo là những
vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu
tập Thánh Đạo Tám Ngành..”. (Đoạn
kinh trên đây
trong kinh
Trung Bộ tập 3 trang 253 thuộc tạng
Pali Nguyên
Thủy).
Mặc dù trong
chúng tỳ kheo, có người tu pháp này kẻ tu pháp khác nhưng chúng ta nên lưu ý 37
phẩm trợ đạo của đạo Phật không ra ngoài
Đạo Đế và mục đích của các pháp
môn này không ngoài sự ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện
pháp để ly dục ly ác pháp, cho nên pháp môn tuy nhiều tên nhưng tùy theo sở
thích của mọi người hợp với pháp môn
nào thì tu pháp
môn nấy với đặc tướng của
mình chứ không
phải mỗi pháp
môn có sự riêng biệt nhau, khác
nhau, các pháp môn có sự hỗ tương cho nhau, như tu pháp này thì nó làm cho sung
mãn pháp khác như kinh dạy: “Nhập tức xuất tức niệm, được
tu tập, làm
cho sung mãn, khiến cho Bốn Niệm Xứ được viên mãn, Bốn Niệm Xứ được
tu tập, làm cho
sung mãn, khiến
cho Bảy Giác
Chi được viên mãn. Bảy Giác Chi được
tu tập, làm cho sung mãn, khiến cho minh giải thoát (vijjavimutti) được viên
mãn”. (Trung Bộ tập 3 trang 255).
Những lời dạy trên
đây chúng ta nhận
xét: tu
tập Niệm Giác
Chi tức là
tu tập Tứ Chánh Cần, bởi vì, ngăn ác diệt ác pháp,
sanh
thiện tăng
trưởng thiện pháp tức là
có giải thoát ngay
liền, chỉ có người ở
trong ác pháp thì mới
không có giải
thoát, còn sống
trong thiện pháp thì muôn người, vạn người đều có sự giải thoát như nhau
cả không có người nào là không có giải thoát. Cho nên, Niệm Giác Chi là một tên
khác của Chánh
Niệm, Chánh Niệm tức là Tứ Niệm Xứ mà Tứ Chánh Cần là
pháp môn tu tập trên Tứ Niệm Xứ, vì thế nói đến Chánh Niệm, là nói đến Tứ Chánh
Cần, Chánh tinh Tấn, Tấn lực, Tấn căn đều là Niệm Giác Chi cả. Muốn tu tập Tứ Chánh Cần thì Định
Niệm Hơi Thở khéo tác ý, Định Niệm Hơi
Thở tức là pháp
môn Nhập Tức Xuất Tức Niệm,
pháp môn Nhập Tức Xuất Tức Niệm là pháp môn
ngăn ác diệt
ác pháp rất hiệu quả,
cho nên người tu tập Nhập Tức Xuất Tức Niệm, làm cho sung
mãn khiến cho Bốn Niệm Xứ được viên mãn, khi Bốn Niệm Xứ được viên mãn
tức là Bảy Giác Chi
sung mãn, Bảy Giác Chi sung mãn khiến cho minh giải thoát được viên
mãn. Do đoạn kinh trên đức Phật dạy, chúng ta suy ra: Tu tập Niệm Giác Chi tức
là tu tập Tứ Niệm Xứ, tu tập Tứ Niệm Xứ tức
là tu tập
Chánh Niệm, tu tập
Chánh Niệm tức
là trên Bốn Niệm Xứ tu tập Tứ Chánh Cần, trên Bốn Niệm
Xứ tu
Tập Tứ Chánh
Cần tức là
tu tập Chánh
Tinh Tấn, tu tập Chánh Tinh Tấn tức là tu tập gồm có: Chánh Kiến, Chánh
Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng, tu tập Chánh Kiến,
Chánh Tư Duy,
Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng
tức là tu tập Thân Hành Niệm, tu tập Thân Hành Niệm tức là
tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác Định tức
là tu tập Định Niệm Hơi
Thở và đi
kinh hành, tu tập Định
Niệm Hơi Thở và đi kinh hành tức là tu tập Tứ Niệm Xứ, chúng
ta hãy lắng
nghe đức Phật dạy:
“Này các
tỳ kheo, trong khi tùy quán thân trên thân, tỳ kheo an
trú, nhiệt tâm tỉnh giác chánh niệm,
để chế ngự
tham ưu ở đời, trong khi ấy, niệm
không hôn mê8 của vị ấy được an
trú. Trong khi niệm không hôn
mê của vị ấy cũng
được an trú,
này các tỳ kheo,
trong khi ấy Niệm Giác
Chi được bắt đầu khởi lên với tỳ
kheo”. Vậy Niệm Giác Chi là gì?
Như trên,
chúng tôi đã định
nghĩa Niệm
Giác Chi là
niệm thiện, niệm thiện tức là niệm
8 - Niệm không
hôn mê có nghĩa là tâm tỉnh thức hoàn toàn lúc nào cũng tự nhiên biết hơi thở ra, vô mà
không cần phải gom tâm ức chế, nói cách khác là tâm không phóng dật.
không tham,
không sân, không si, không mạn,
không nghi. Niệm
không tham, sân,
si, mạn, nghi là niệm
tâm thanh thản, an lạc và
vô sự. Niệm tâm thanh thản, an lạc
và vô sự là Niệm Giác Chi hay là Niệm Bồ Đề.
Ở trong
Niệm Giác Chi
này chúng ta suy
tư, tư duy, thẩm sát các pháp thì chúng ta thấy rõ pháp ác và pháp thiện rất cụ
thể rõ ràng không còn bị vô minh
che đậy khiến chúng
ta không lầm chấp ác pháp là thiện pháp. Khi suy tư, tư duy, thẩm sát
các pháp tức đó là Trạch Pháp Giác Chi. Trạch Pháp Giác Chi là gì?
2- Trạch
Pháp Giác Chi có
nghĩa là chọn lựa pháp giải
thoát, chọn lựa
pháp giải thoát tức
là chọn lựa
pháp thiện. Trong
kinh Trung Bộ tập 3 bài
kinh Đại Kinh Bốn Mươi
(trang
260), đức Phật dạy:
“Này các
tỳ kheo, trong khi trú chánh
niệm như vậy, tỳ kheo với
trí tuệ suy tư, tư
duy, thẩm sát
pháp ấy, trong khi ấy Trạch Pháp
Giác Chi bắt đầu khởi lên với vị tỳ
kheo”. Ở đây có
nghĩa là chọn lựa pháp thiện là
lúc tâm chúng ta đang ở trong trạng thái
chánh niệm, chánh
niệm tức là tâm không phóng dật,
tâm không phóng dật là tâm thanh
thản, an lạc
và vô sự, từ trạng thái
tâm này chúng
ta chọn lựa
pháp thiện
cũng như
dùng câu pháp
hướng tâm một
cách dễ dàng không sợ bị sự lừa đảo
của tâm mình. Chọn lựa pháp thiện có hai cách:
a- Chọn lựa
pháp thiện loại
trừ pháp ác tức là tu
tập Định Vô Lậu, mà
trong kinh dạy: “Với trí tuệ suy tư,
tư duy, thẩm
sát pháp ấy trong khi ấy
Trạch Pháp Giác
Chi bắt đầu khởi lên”.
Khi Trạch Pháp Giác
Chi bắt đầu khởi
lên tức là
chúng ta biết rất rõ
pháp nào thiện và pháp
nào ác rất cụ thể, và
chúng ta không còn lầm lạc
nên diệt trừ các
ác pháp và lòng ham muốn của
mình rất dễ dàng, tức là đẩy lui các chướng
ngại pháp trong tâm.
Người muốn
tu Trạch Pháp
Giác Chi thì giữ
gìn tâm thanh thản, an lạc và
vô sự tức là tâm tỉnh giác, ở tâm tỉnh giác đó mà Trạch
Pháp Giác chi
thì rất hiệu quả,
có nghĩa là ngăn ác và diệt ác pháp rất dễ dàng và
dùng pháp hướng tâm điều khiển không mấy khó khăn. Cho
nên kinh dạy:
“Trong khi ấy Trạch
Pháp Giác Chi được
tỳ kheo tu tập đi
đến viên mãn”,
có nghĩa là
chúng ta thường tu tập chọn lựa
pháp nào thiện và pháp nào ác để loại trừ và thường hướng tâm đuổi ác pháp đi thì
tâm của
chúng ta thanh
thản, an lạc, và vô sự, nhờ tâm
thanh thản an lạc và vô
sự chúng ta
cảm thấy sự giải thoát an lạc rất rõ ràng
và cụ thể,
do đó tự động
chúng thích tu tập Trạch Pháp Giác Chi vì tu tập Trạch
Pháp Giác Chi có lợi ích thật sự cho cuộc sống của chúng ta
mà trong kinh dạy: “Này
các tỳ kheo, trong khi tỳ
kheo với trí tuệ
suy tư, tư duy, thẩm
sát pháp ấy,
sự tinh tấn không
thụ động bắt đầu khởi
lên với tỳ kheo ấy”. Sự tinh tấn không có thụ động tức
là tự động siêng
năng có nghĩa
là ham thích, thích thú tu tập Trạch Pháp Giác Chi
vì cảm thấy có một kết quả giải thoát an lạc rõ ràng trong thân và tâm của
mình.
b- Chọn
lựa câu pháp
thiện dùng làm pháp
hướng tâm cho đúng đối tượng pháp
môn của mình đang
tu. Ví dụ:
đang tu định
Sơ Thiền mà dùng câu pháp
hướng tâm “diệt âm thanh hay tịnh chỉ tầm tứ”
là không đúng, mà
phải dùng câu
pháp hướng tâm
“Tâm ly dục ly ác
pháp nhập Sơ Thiền”. Sự lựa chọn
như vậy
gọi là Trạch
Pháp Giác Chi,
Trạch Pháp Giác Chi là sự chọn lựa một câu pháp
để tâm mình huân tập sự giải thoát
như ý muốn của mình
trong ý nghĩa của câu ấy.
Vì cảm thấy sự giải thoát
an lạc thật sự nên
chúng ta thích
thú siêng năng
tu tập, sự
thích thú
siêng năng tu tập đó
là Tinh Tấn
Giác Chi. Vậy
Tinh Tấn Giác Chi là gì?
3- Tinh
Tấn Giác Chi
có nghĩa là
siêng năng tu tập Niệm Giác Chi và Trạch Pháp Giác Chi. Niệm
Giác Chi và Trạch Pháp
Giác Chi như trên đã dạy là chọn
lựa niệm thiện, niệm thiện tức là niệm bồ đề, niệm bồ đề tức là niệm giải
thoát, cho nên siêng năng tu tập niệm giải thoát tức
là Tinh Tấn
Giác Chi. Người
siêng năng tu tập
Tinh Tấn Giác
Chi tức là người
sống trong thiện pháp tức là người ly dục ly ác pháp, người ly dục ly ác pháp
do ly dục sanh hỷ lạc, vì thế
trong kinh dạy: “Trong khi ấy
tỳ kheo tu tập Tinh Tấn Giác Chi đi
đến viên mãn. Hỷ không liên hệ đến vật chất được khởi lên
nơi vị tinh tấn
tinh cần. Này các tỳ
kheo, trong khi hỷ
không liên hệ đến
vật chất khởi lên nơi tỳ kheo tinh tấn
tinh cần, trong khi ấy Hỷ Giác
Chi bắt đầu khởi
lên nơi tỳ kheo”. Bây
giờ tâm chúng
ta có hỷ, hỷ giải thoát là hỷ không liên hệ với vật chất tức là hỷ do ly
dục ly ác pháp như trên chúng tôi đã giảng
trạch, như vậy hỷ do ly dục ly ác pháp là Hỷ Giác Chi. Vậy Hỷ Giác Chi là gì?
4- Hỷ Giác
Chi có nghĩa
là sự vui
trong giải thoát, sự vui trong giải thoát là như thế nào? Ví dụ: Có một
người chửi mình mà mình không giận người đó, thấy người tức giận quá khổ,
mình không ghét họ mà lại tọâi nghiệp
cho họ, thương họ thì lúc bấy giờ nội tâm chúng ta có một niềm vui
thanh thản nhẹ
nhàng, niềm vui ấy gọi là Hỷ Giác
Chi. Muốn tu tập Hỷ Giác Chi thì chúng
ta hãy
nhập vào trạng thái
tâm ly dục ly ác pháp,
hay nói cách
khác dễ hiểu hơn là nhập vào Bất Động Tâm Định tức là
chúng ta
tu tập Hỷ
Giác Chi. Hỷ
Giác Chi thuộc về
tâm. Khi tâm mới
có Hỷ Giác Chi và
được làm cho sung mãn thì Khinh An Giác Chi phát khởi, như trong kinh đã dạy: “Trong
khi Hỷ Giác Chi được
tỳ kheo tu tập đi đến
viên mãn. Thân của vị ấy được
tâm hoan hỷ trở
thành khinh an,
tâm cũng được khinh an. Này
các tỳ kheo,
trong khi tỳ kheo với ý hoan hỷ
được thân Khinh An, được tâm cũng
khinh an, trong khi
ấy, Khinh An Giác Chi bắt đầu khởi lên nơi tỳ kheo”. Như vậy Khinh An Giác Chi là gì?
5- Khinh
An Giác Chi
có nghĩa là một
trạng thái an lạc giải
thoát của thân,
bởi vì Khinh An
Giác Chi thuộc
về thân. Khi một
người nhập Bất Động
Tâm do ly dục sanh hỷ
và lạc,
hỷ và lạc do
Bất Động
Tâm sanh ra là Hỷ Giác
Chi và Khinh
An Giác Chi,
muốn tu tập Khinh An Giác Chi thì
chỉ có nhập vào Bất Động Tâm Định, cho nên nói Hỷ Giác Chi và Khinh An Giác Chi
tức là nói Định Bất Động Tâm, mà nói ly
dục ly ác pháp
cũng là nói Hỷ Giác
Chi và Khinh
An Giác Chi,
nói Hỷ Giác Chi
và Khinh An
Giác Chi là
nói kết quả của
Bất Động
Tâm, kết quả của Bất Động Tâm là
kết quả của Tứ Niệm Xứ, kết quả của Tứ Niệm Xứ
là kết quả của Niệm
Giác Chi, Trạch Pháp Giác Chi
và Tinh Tấn
Giác Chi, vì thế trong kinh
dạy: “Và Bốn
Niệm Xứ, này
các tỳ kheo, tu tập như thế nào,
làm cho sung mãn như thế nào khiến cho bảy giác chi
được viên mãn? Này các tỳ kheo, trong khi tùy quán thân trên thân, tỳ kheo an
trú, nhiệt tâm tỉnh
giác chánh niệm,
để chế ngự tham ưu ở
đời, trong khi ấy, niệm không
hôn mê9 của
vị ấy được
an trú.
Trong khi niệm không
hôn mê của vị ấy
9 - Niệm
không hôn mê
có nghĩa là
tâm tỉnh thức
hoàn toàn lúc nào cũng tự nhiên biết hơi thở ra, vô mà không cần phải gom tâm ức chế, nói
cách khác là tâm không phóng dật.
cũng được
an trú, này
các tỳ kheo,
trong khi ấy Niệm Giác
Chi được bắt đầu khởi
lên với
tỳ kheo”. Niệm không
hôn mê tức là
sự tỉnh
thức một cách tự nhiên,
sự tỉnh thức một cách tự nhiên chính là tâm không
phóng dật, tâm không phóng dật là Bất Động Tâm Định, Bất Động
Tâm Định là
tâm ly dục ly ác pháp, do đó lúc nào chúng ta cũng sống
trong tâm không phóng dật, tâm không phóng dật là Niệm Giác Chi hiện tiền, Niệm
Giác Chi hiện tiền là Trạch Pháp Giác Chi hiện tiền, Trạch Pháp Giác Chi hiện
tiền là Tinh Tấn Giác Chi hiện tiền, Tinh
Tấn Giác Chi hiện tiền là Hỷ Giác Chi hiện tiền, Hỷ Giác Chi hiện tiền
là Khinh An Giác
Chi hiện tiền,
Khinh An Giác Chi
hiện tiền là Định Giác
Chi hiện tiền, nên kinh dạy: “Trong khi ấy Khinh An Giác Chi được
tỳ kheo tu tập.
Trong khi ấy, Khinh An Giác
Chi được tỳ kheo
làm cho đi đến sung mãn. Một vị có thân khinh an, an lạc,
tâm vị ấy được định tĩnh. Này các tỳ kheo, trong khi tỳ
kheo có thân
khinh an, an lạc, tâm vị ấy được
định tĩnh, trong khi ấy Định Giác Chi bắt đầu khởi lên
nơi tỳ kheo”. Vậy Định Giác Chi
là gì?
6- Định
Giác Chi gồm
có Bốn Thánh Định,
Bốn Thánh Định
là: Sơ Thiền,
Nhị Thiền, Tam Thiền,
Tứ Thiền. Khi tâm
nhập được bốn loại
thiền định này
là nhờ pháp hướng tâm có hiệu quả tịnh chỉ các hành
trong thân, nên thân tâm đều định vào nhau tức là Tâm định trên thân, thân định trên tâm. Tâm định trên thân, thân định trên tâm là một
nội lực của tâm rất lớn
và vi diệu, khiến
cho tâm nhu nhuyễn, định tĩnh, dễ sử dụng. Lúc bấy giờ hành giả
điều khiển tâm
mình bằng pháp hướng Xả Giác Chi. Vậy Xả Giác Chi là
gì?û
7- Xả Giác
Chi có hai cách:
a- Xả Giác
Chi thứ nhất, chúng ta không cần nhập định Tứ
Thiền mà chỉ với tâm định
tĩnh chúng ta nhìn các pháp với ý niệm xả ly, không một pháp nào còn dính mắc
trong thân tâm của chúng
ta nữa. Toàn cả vật chất thế gian này chúng ta đã buông bỏ xuống sạch,
như trong kinh dạy: “Trong khi Định Giác Chi được tỳ
kheo tu tập.
Trong khi Định Giác Chi được tỳ
kheo làm cho
đi đến sung mãn. Vị ấy với
tâm định tĩnh
như vậy, khéo nhìn sự
vật với ý niệm xả
ly, trong khi ấy Xả Giác Chi bắt
đầu khởi lên nơi tỳ kheo”. Đây là trong
giai đoạn chúng
ta sống
bình thường
trong tâm định tĩnh,
nhu nhuyễn như lúc chuẩn bị nhập
Tứ Thiền, nhưng không nhập
Tứ Thiền mà ở trạng
thái đó, thực
hiện Xả Giác Chi.
2- Xả Giác
Chi thứ hai tức là hướng tâm đến Tam Minh. Lúc bấy giờ chúng ta chứng và
trú Thiền Thứ
Tư, không khổ,
không lạc, xả niệm thanh tịnh có nghĩa là tịnh chỉ hơi
thở hoàn toàn. Khi nhập
định này tâm
chúng ta định tĩnh, thuần tịnh,
không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản vì thế chúng ta hướng tâm đến Tam Minh một
cách dễ dàng, không có mệt nhọc không có khó khăn, như trong kinh dạy: “Với tâm
thuần tịnh không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, vững chắc, bình
thản như vậy,
tôi dẫn tâm hướng đến lậu tận trí. Tôi biết như thật:
“Đây là
khổ”, biết như thật:
“Đây là nguyên nhân của khổ”, biết
như thật: “Đây là khổ diệt”,
biết như thật: “Đây
là con đường đưa đến khổ diệt”,
biết như thật: “Đây là những lậu hoặc”, biết như thật: “Đây là
nguyên nhân của lậu hoặc”,
biết như thật: “Đây là
các lậu hoặc
được diệt
trừ”, biết
như thật: “Đây là con
đường đưa đến các lậu hoặc được diệt trừ”.
Đoạn kinh trên
đây dạy chúng ta xả lậu hoặc bằng Xả Giác Chi một cách cụ thể và
rõ ràng, như trong
kinh đã dạy: “Trong
khi ấy Xả Giác Chi được
tỳ kheo tu tập. Trong khi ấy
Xả Giác Chi được
tỳ kheo làm
cho đi đến sung
mãn”. Khi Xả
Giác Chi được sung mãn
thì tâm vị ấy biết mình
đã làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt sanh tử
luân hồi một cách rõ ràng, như lời đức Phật đã
dạy: “Tôi nhờ biết như vậy, thấy như vậy, tâm của tôi thoát khỏi dục lậu,
thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi
vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, tôi khởi lên sự hiểu biết:
“Ta đã giải
thoát”, Tôi biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc
cần làm đã làm; không còn trở lui trạng thái này nữa”.
Đến đây sự
tu hành Bảy Giác Chi của chúng ta đã hoàn thành xong.
DÙNG MỘT HAY
NHIỀU CÂU
PHÁP HƯỚNG TRONG MỘT THỜI TU
Câu hỏi của
Diệu Tâm
Hỏi: Sách
ĐVXP II trang 145 (cũ). Hỏi xin
các pháp hướng
tu về Định
Vô Lậu thì trong sách rất nhiều câu:
- Tâm phải
ly dục ly ác pháp.
- Tâm phải
đoạn diệt lòng ham muốn và sân si.
- Tâm phải
gom vô hơi thở.
- Tâm phải tịnh
chỉ tầm tứ hoàn toàn.
- Tâm phải tỉnh
thức hoàn toàn, thân ngủ tâm không được ngủ.
Con thấy nhiều câu
quá. Vậy ta nên dùng một câu suốt giờ tu hay dùng nhiều câu trong thời
gian tu đó?
Đáp: Thầy
cho nhiều câu pháp hướng tâm như vậy là để cho các con lựa chọn câu nào cho xứng
hợp với đặc tướng của mình, hoặc đang tu
ở pháp
môn nào, giai
đoạn nào thì nên
chọn câu pháp hướng tâm
ở giai đoạn đó, pháp môn
đó cho phù hợp
với sự vô lậu của pháp môn giai đoạn đó.
Điều quan trọng
là khi dùng pháp
hướng tâm là dùng một câu
pháp hướng có hiệu quả hơn là nhiều câu hướng một lượt.
Ví dụ: Tháng
thứ nhất, người mới bắt đầu tu Định Niệm Hơi Thở thì câu pháp hướng đầu tiên của
nó là: “Ý Thức
phải biết hơi thở
ra và hơi thở vô
rõ ràng”, và khi
hơi thở thở đều tâm chú ý vào hơi thở thì thỉnh thoảng
lại nhắc một câu
pháp hướng khác
như: “Hít vô tôi
biết tôi hít vô,
thở ra tôi biết
tôi thở
ra”.
Sau hơn một tháng
tu tập, hơi thở đã thuần thục, thời gian có tăng lên từ 1
phút đến
30 phút thì những
câu pháp hướng
cũng được thay đổi hoàn toàn chỉ
còn giữ câu pháp hướng đầu tiên của Định Niệm Hơi Thở và không còn sử dụng những
câu pháp hướng cũ.
Ví dụ:
Tháng thứ hai,
khi ngồi kiết già lưng
thẳng xong thân tâm cảm giác được
yên ổn thì dùng pháp
hướng tâm: “Ý thức phải biết
hơi thở ra và
hơi thở vô một cách
rõ ràng”, khi tâm đã chú ý hơi thở ra vô đều đều thì con thỉnh thoảng
khoảng 5 hoặc 10 hơi thở
lại hướng
tâm một lần: “Cảm giác
toàn thân tôi biết tôi
hít vô, cảm giác
toàn thân tôi biết
tôi thở ra”, hoặc
“Cảm giác toàn
tâm tôi biết tôi
hít vô, cảm giác
toàn tâm tôi biết tôi thở ra”.
Tháng thứ ba
con thay đổi câu pháp hướng tâm trên bằng câu: “Cảm giác
thân hành tôi biết tôi hít vô, cảm
giác thân hành tôi biết tôi thở ra” hoặc “Cảm
giác tâm hành
tôi biết tôi hít vô, cảm
giác tâm hành tôi biết tôi thở ra”.
Tháng thứ tư
con thay đổi câu pháp hướng tâm trên bằng câu pháp hướng khác như: “An tịnh
thân hành tôi biết tôi
hít vô, an tịnh thân
hành tôi biết
tôi thở ra”. hoặc
“An tịnh tâm hành tôi biết tôi
hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”.
Tháng thứ
năm con thay đổi pháp hướng tâm trên bằng câu pháp hướng khác như: “Với tâm
hân hoan tôi biết tôi
hít vô, với tâm hân hoan tôi biết tôi thở ra”, hoặc “Với
tâm giải thoát tôi biết tôi
hít vô, với tâm giải
thoát tôi biết tôi thở ra”.
Tháng thứ
sáu khi tâm con cảm
thấy có sức định tỉnh con
thay đổi pháp
hướng tâm
trên bằng
câu pháp hướng khác như: “Với tâm định tỉnh tôi biết tôi
hít vô, với tâm định
tỉnh tôi biết tôi thở ra”.
Tháng thứ bảy
khi tâm có sức định tỉnh pháp hướng tâm
có hiệu quả
hơn thì con thay đổi pháp hướng
tâm trên bằng câu pháp hướng khác như: “Quán
ly tham tôi biết tôi
hít vô, quán ly tham
tôi biết tôi
thở ra”, hoặc “Quán
ly sân tôi biết
tôi hít vô, quán
ly sân tôi biết tôi thở ra”, hoặc “Quán ly si tôi biết tôi
hít vô quán ly
si tôi biết
tôi thở
ra”.
Tháng thứ
tám khi con cảm thấy
tâm mình đã ly tham,
sân, si, mạn,
nghi thì con thay đổi pháp hướng
tâm trên bằng câu pháp hướng khác như:
“Quán đoạn diệt lậu hoặc tôi biết tôi hít vô, quán đoạn diệt lậu
hoặc tôi biết tôi thở ra”.
Tháng thứ
chín khi con cảm thấy tâm con không phóng dật tâm thường định trên hơi thở một
cách tự nhiên thì con thay đổi pháp hướng tâm trên bằng câu pháp hướng khác và
thỉnh thoảng hướng tâm
như: “Tâm ly dục,
ly ác pháp nhập Bất Động Tâm Định”.
Tháng thứ mười nếu
con cảm thấy
tâm con đã nhập được Bất Động
Tâm Định thì con ở
trong trạng thái Bất Động Tâm
Định đó con nương vào hơi thở ra và
hơi thở vô liền thay đổi pháp hướng tâm trên bằng câu pháp hướng
khác và thỉnh thoảng hướng tâm như: “Tâm ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền”.
Tháng thứ mười một nếu con cảm thấy tâm con đã nhập được Sơ Thiền thì con xuất
ra khỏi trạng thái Sơ Thiền, tâm con trụ trên hơi thở ra và
hơi thở vô thì
con thay
đổi pháp hướng tâm trên bằng câu
pháp hướng khác và thỉnh thoảng hướng tâm như: “Tâm phải tịnh chỉ tầm, tứ nhập Nhị Thiền”.
Tháng thứ mười
hai,
nếu con cảm thấy
tâm con đã nhập
được Nhị Thiền
thì con xuất ra khỏi trạng thái Nhị Thiền, tâm con trụ trên hơi thở ra
và hơi
thở vô thì con thay đổi pháp hướng tâm trên bằng câu
pháp hướng khác và thỉnh thoảng hướng tâm như: “Tâm ly 18
loại hỷ tưởng nhập Tam Thiền”.
Tháng thứ mười
ba, nếu con cảm thấy tâm con đã nhập được
Tam Thiền thì con xuất
ra khỏi trạng thái
Tam Thiền, tâm
con trụ trên hơi thở ra
và hơi
thở vô thì con thay đổi pháp hướng tâm
trên bằng câu
pháp hướng khác
và
thỉnh thoảng
hướng tâm như: “Tâm phải tịnh chỉ hơi thở
nhập Tứ Thiền”.
Đây là những pháp
hướng tâm để
tu tập về Định
Niệm Hơi Thở
còn tu tất cả các loại
định khác lần lượt Thầy sẽ dạy các con trạch pháp và dùng pháp hướng tâm cho
đúng cách, trước kia Thầy
chỉ kê ra cho các
con biết về pháp hướng tâm chứ
chưa soạn thảo một giáo trình tu tậâp cho các
con. Tại sao Thầy không biên soạn giáo trình tu tập cho các con
trước?
Tại vì, giáo
pháp của kinh sách phát triển đã
dìm mất giáo
pháp của đức Phật, nên
lúc này cần làm rõ để cho mọi người thấy đâu là chánh pháp của đức Phật
và đâu là tà pháp của ngoại đạo, cho nên sự hỏi đạo của Phật tử hiện giờ là một
điều cần thiết hơn là tu tập. Sau khi hỏi đạo thấu rõ chánh pháp và tà pháp thì
giáo trình tu tập sẽ được ra đời, thì sự tu tập của các con không còn khó khăn nữa, nghĩa là các
con được Thầy hướng dẫn từng bước tu tập, còn bây giờ các
con hỏi thì Thầy chỉ dạy
lõm bõm
mà
thôi.
Sau này các
con sẽ có một
giáo trình tu học theo đúng
chương trình giáo dục đào tạo những bậc tu chứng của Bát Chánh Đạo.
HƯỚNG TÂM
NHƯ THẾ NÀO CÓ HIỆU QUÂ?
Câu hỏi của
Diệu Tâm
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Xin pháp
hướng tâm tu Định Vô Lậu, mà dùng câu pháp hướng tâm: “Tâm
phải gom vô,
tâm phải tỉnh
thức hoàn toàn, Tâm phải diệt tầâm tứ hoàn toàn v.v…”. Như vậy pháp hướng
tâm có tác dụng không?
Đáp: Tất cả
các pháp môn của đức Phật tu tập đều có một mục đích nhắm vào tâm vô lậu, mà
pháp môn tu tập để tâm được tỉnh thức là pháp môn căn bản nhất, có tỉnh thức mới
có xả được tâm, mới ly tham đoạn các ác pháp, do đó tâm mới vô lậu. Có tỉnh thức
mới quán xét các niệm hoặc các ác pháp đến để thấu suốt nó thì mới ly tham
đoạn diệt được,
như bài pháp
tu Định Niệm Hơi Thở ở trên.
Bắt đầu gom tâm, tỉnh thức từng hơi thở rồi ly tham, ly ác pháp, ly tham ly ác
pháp được rồi mới diệt tầm tứ, diệt tâm tứ được rồi mới ly các loại hỷ
tưởng, ly các loại hỷ tưởng được rồi mới tịnh chỉ hơi thở, tịnh chỉ hơi thở
được rồi mới diệt tận lậu hoặc bằng Lậu Tận Minh.
Biết dùng
pháp hướng đúng cách, đúng thời, đúng pháp, đúng giai đoạn tu
tập của nó, thì có tác dụng
và
có lợi ích rất
lớn cho hành giả đang tu tập.
THÙY MIÊN
HAY TÙY MIÊN
Câu hỏi của
Diệu Tâm
Hỏi: Kính
bạch Thầy! Danh
từ thùy miên là
nghĩ ngợi liên tục hết
cái này tới
cái kia, hay còn có nghĩa là ngủ say thưa Thầy?
Đáp: Từ thùy miên có
nghĩa là ngủ, buồn ngủ, ngủ
miên man liên tục
không hay biết gì cả, đó là một trạng thái si mê, lười biếng
của những người vô minh.
Thùy có
nghĩa là ngủ, buồn ngủ; miên có nghĩa là triền miên, miên man, liên tục.
Thùy miên không có
nghĩa là nghĩ
ngợi chỉ có danh từ tùy miên thì mới có sự nghĩ ngợi liên miên:
Tùy có
nghĩa là theo,
bám sát, không
rời
ra.
Miên có
nghĩa là triền miên, miên man, liên tục.
Ví dụ: Sân
tùy miên có nghĩa là cơn giận không
nguôi; tham tùy
miên có nghĩa
là lòng ham muốn
không bỏ được,
ham muốn hoài hoài,
ham muốn liên tục; si
tùy miên có nghĩa ngu si ham ăn, ăn no mà còn ráng ăn,
ham ngủ trời sáng trắng mà chưa chịu dậy, ham chơi mà quên học hành, v.v.. Đó
là nghĩa của thuỳ miên và tùy miên
con nên nhớ kỹ đừng để hiểu sai và hiểu sai thì tu tập không kết quả.
Cho nên thùy
miên và tùy miên hai nghĩa khác
nhau hai trạng
thái khác nhau
không giống nhau chút nào. Người tu hành phải nhận xét cho rõ
ràng đừng để nhầm lẫn
nghĩa. Đến đây con đã hiểu xong
còn chỗ nào nghi ngờ nữa không?
HẠNH ĐỘC CƯ
Câu hỏi của
Diệu Tâm
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Tu hạnh sống
độc cư có ba giai đoạn:
1- Sống
hạn chế nói
chuyện (ít nói chuyện).
2- Sống riêng làm việc riêng.
3- Sống riêng không làm việc.
Thưa Thầy,
sống trong ba giai đoạn độc
cư ý nghĩa như thế nào?
Đáp: Người
muốn thực hiện thiền định nhập được vào
các định mà không
sống độc cư thì chẳng bao giờ nhập được định cả dù họ
ngồi năm bảy ngày tâm không vọng tưởng cũng chẳng nhập được thiền định.
Bởi vì độc cư là
bí quyết nhập
các loại định. Tại sao vậy?
Người sống độc
cư không cần ngồi thiền nhiếp tâm cho hết vọng tưởng mà chỉ cần sống đúng trong
ba giai đoạn độc cư
này thì nhập các loại
Thánh Định một cách dễ dàng
không có mệt nhọc,
không có khó
khăn cho đến thực hiện Tam Minh như: Túc Mạng Minh, Thiên
Nhãn Minh và Lậu Tận Minh cũng dễ dàng như vậy.
Sống độc cư
không phải dễ
nên phải chia ra làm ba giai đoạn:
1- Giai
đoạn thứ nhất: Tập ít nói
chuyện tức là chuyện
gì đáng nói thì nói
không đáng thì không được nói, nhất
là không được nói chuyện phiếm. Ở đây
chúng ta nên hiểu tập ít
nói chuyện
có nghĩa là tập dần dần đi đến chỗ hoàn toàn không nói chuyện với ai hết để thực
hiện nội tâm ly dục ly ác pháp, nếu còn nói chuyện thì tâm
còn phóng dật,
tâm còn phóng dật là tâm chưa ly dục ly ác pháp mà
tâm chưa ly dục ly ác pháp
thì làm sao nhập được định.
Nếu một
thời gian tập ít
nói chuyện mà tâm
hồn chúng ta thích sống yên lặng một mình không
muốn tiếp duyên
ra ngoài thì bước qua giai đoạn độc cư thứ hai.
2- Giai đoạn thứ hai: Sống riêng làm việc
riêng, trong giai
đoạn này chúng
ta còn đọc kinh sách và nghe băng dạy về hạnh độc cư
và pháp môn tu tập ly dục
ly ác pháp. Sau thời gian
suy tầm nghiên cứu
thông suốt đường
lối và cách thức
tu tập của đạo Phật
thì chúng ta bước vào giai đoạn
thứ ba của hạnh độc cư.
3- Giai
đoạn thứ ba: Sống riêng
không làm việc, sống
riêng không làm việc có
nghĩa là không đọc
kinh sách, không
nghe băng, không làm việc gì cả, nhưng
lúc bấây giờ
làm việc rất nhiều,
suốt trong 24 tiếng đồng hồ
ngày đêm liên tục quan sát thân, thọ, tâm và pháp của mình để đẩy lui các chướng ngại pháp trên đó. Cho
nên, nói không làm việc chứ làm việc nhiều nhất, làm việc mà không biết mỏi mệt.
Nhờ sống độc
cư và tu tập như vậy thì tâm mới không phóng dật, tâm không phóng dật là tâm đã
ly dục ly ác pháp, tâm ly dục ly ác pháp là tâm đã nhập Bất Động Tâm, tâm nhập
Bất Động là tâm bất động
trước các pháp
và các cảm thọ, tâm bất động trước
các pháp và các cảm thọ là tâm thanh tịnh.
Người đã
có tâm thanh tịnh tức là tâm
ly dục ly ác pháp
thì nhập Sơ Thiền, Nhị
Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền và
Tam Minh một
cách dễ dàng bằng với pháp hướng tâm như lý tác ý.
Người tu sĩ
Phật giáo mà không hiểu ý nghĩa và không
sống đúng hạnh độc cư thì đi tu theo đạo Phật chỉ là hình thức, chỉ uổng một đời tu
hành mà chẳng có ích lợi cho mình,
cho người gì cả.
SỐNG THƠ THẨN
MỘT MÌNH
Câu hỏi của
Diệu Tâm
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Trong phần một của
hạnh độc cư, tậâp
sống thơ thẩn một mình để đẩy lui các chướng ngại pháp trong
tâm, xin
Thầy chỉ rõ.
Nó có giống trạng thái sống riêng và không làm việc?
Đáp: Độc cư ở
giai đoạn I, trong suốt ngày đêm chúng ta chia thời gian ra làm bốn thời sáng
chiều, tối, khuya, mỗi thời chúng ta
dành riêng ra 30 phút tập sống thơ thẩn
một mình, quan sát thân, thọ, tâm và
pháp để đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm.
Đến giai đoạn
II độc cư thì thời gian sống thơ thẩn một mình
được tăng lên 60 phút hoặc hơn nữa.
Đến
giai đoạn III thì hoàn toàn sống suốt
24 tiếng đồng
hồ thơ thẩn một mình, mục đích sống như vậy là để đẩy
lui các chướng
ngại pháp trong tâm như trên Thầy đã dạy.
Tóm lại, sống thơ thẩn một
mình để đẩy lui
các chướng ngại
pháp trong tâm
là sống riêng không làm việc bên
ngoài mà cũng không làm việc bên
trong chỉ duy nhất có một việc làm là việc đẩy lui các chướng ngại pháp
trong tâm mà thôi.
Cho nên, ở giai đoạn một nó chỉ
mới tu
tập với thời
gian ngắn 30 phút
“sống riêng và không làm việc”.
THƯỜNG BẤT
KHINH BỒ TÁT
Câu hỏi của
Diệu Tâm
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Thầy bảo
không có Bồ Tát
mà chỉ do kinh
sách phát triển
đặt ra, sao bài tu hạnh “bằng lòng” Thầy dẫn chứng Thường Bất Khinh Bồ
Tát? Thật hay là huyền thoại?
Đáp: Bồ tát
chỉ là một danh từ chỉ cho những người tu
hành chưa xong,
bồ tát độ chúng sanh, cứu khổ chúng sanh là một sản
phẩm của
kinh sách phát
triển, vì tu
chưa chứng mà độ người làm sao độ được cũng giống như một
người mù dẫn một đoàn
người mù đi thì sự
nguy hiểm trước mắt
rõ ràng. Cho nên Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Địa Tạng,
Bồ Tát Thế Chí, Bồ
Tát Phổ Hiền,
Bồ Tát Văn
Thù, v.v.. là không có thật, đó là huyền thoại, còn Thường Bất
Khinh Bồ Tát là một
con người tu chưa chứng, ông
còn đang tu hạnh
nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng
nên gặp ai ông cũng tôn trọng và cung kính,
ông không dám khinh rẻ ai hết do đó người ta mới đặt cho ông cái tên là
Thường Bất Khinh Bồ Tát, người ta đâu ngờ rằng ông đang thực hiện tâm ly dục ly
ác pháp
để đạt được
cứu kính của đạo Phật, vì thế Thầy mới dẫn
chứng vị bồ tát này làm gương cho chúng ta bắt chước tu hạnh “bằng lòng”.
Danh từ bồ tát
cũng giống như
danh từ hành giả
có nghĩa là người đang tu,
ngược lại kinh sách phát triển ca
ngợi một vị Bồ Tát không đúng sự thật mà còn
đưa vị Bồ Tát đến
những việc làm
phi đạo đức,
không công bằng và
công lý của
xã hội loài
người như Bồ Tát
Quan Thế Âm.
Trong kinh
sách Nguyên Thủy đức Phật có nói đến Bồ Tát, nhưng Bồ Tát chỉ là một người
tu chưa chứng: “Này
các tỳ kheo, khi Ta còn là Bồ Tát chưa chứng ngộ Chánh Đẳng Chánh
Giác...”.
Đức Phật
nói đến Bồ
Tát không có
nghĩa là nói đến Bồ Tát
Quan Thế Âm, Địa
Tạng, v.v.. mà nói đến người đang tu chưa chứng đạo, đó là nghĩa của kinh sách
Nguyên Thủy, còn nghĩa của kinh
sách phát triển,
Bồ Tát là những người tu đã chứng đạo vì thương tưởng
chúng sanh mà
chưa chịu thành
Phật, luôn luôn làm Bồ Tát để độ
chúng sanh, chừng nào chúng sanh thành Phật
hết thì các vị này
mới thành Phật. Thật là pháp khí đệ nhất
trên thế gian này, chỉ
có kinh sách
phát triển mới sản
sanh ra những
loại tưởng tri, ảo giác,
lừa đảo này đối với những người
còn vô minh như thế.
Bồ tát là một
danh từ để chỉ cho những người tu hành chưa xong, háo danh muốn làm thầy thiên
hạ. Đó là một người
mù muốn dẫn dắt một số người mù cùng đi thì sự khổ
đau không thể nào tránh khỏi.
Thăm và
chúc cả gia
đình con vui mạnh, tu tập xả tâm tốt để sống một đời sống
thanh thản, an lạc và vô sự.
Kính ghi
THỜI KHÓA TU
TẬP CHO NGƯỜI CƯ SĨ
Câu hỏi của
một phật tử Miền Bắc
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Xin Thầy
hướng dẫn và chỉ rõ thời khóa tu tập cho cư sĩ tại gia, nhất là những cư
sĩ bận việc
buôn bán, chỉ rảnh vào
buổi tối, ngưỡng mong Thầy hết lòng chỉ dẫn cho, con xin thành kính tri ân.
Đáp: Vào mỗi
tối Phật tử được rảnh rang, nên chọn ngay buổi tối tu tập,
phải tu tập lien
tục. Khi đã
chọn buổi tối, đừng bỏ qua một buổi tối
nào cả thì sẽ
có kết quả giải thoát
ngay liền, đó là
làm chủ được sự sống của mình,
do tâm biết buông xả
các ác pháp. Nhất
là tu tập được như vậy thì Phật tử sẽ sống trong mọi
oai nghi đạo đức nhân bản
– nhân quả cao thượng không làm
khổ mình, khổ người. Nếu không tu thì
thôi mà
đã tu thì phải
cố gắng tu tập hết sức mình
để trước báo ân đức của Phật, sau báo ân
của cha mẹ, của Thầy và của Tổ
Tiên Ông Bà, v.v..
Trước khi tọa
thiền tu Định
Niệm Hơi Thở, con nên đến trước
bàn thờ Phật, ngồi xếp bằng ngay ngắn, chắp tay trước ngực, mắt nhìn tượng Phật,
con thầm ước nguyện trong lòng: “Hôm nay
con nguyện ước, mong rằng thân, miệng, ý của con không làm điều ác, xin
đức Phật chứng minh”.
Sau khi ước nguyện xong, con quan sát, xem xét từ
sáng đến tối
xem coi thân, miệng, ý của con có làm khổ mình, khổ người không? Tức là có làm điều gì không
phải, khiến cho mình
hay người khác
buồn, giận, phiền não, v.v.. Nếu
từ sáng đến tối không có một việc gì làm
khổ mình, khổ
người, thì con biết rất rõ trong
thân tâm của mình hơn ai hết. Khi thấy biết
rõ như vậy
con thầm nói trong
lòng: “Đây
là một ngày tốt
lành, đẹp đẽ, thanh thản, an lạc và vô sự nhất của đời con, con xin đức Phật chứng
minh cho”. Bằng ngược lại có những việc làm khổ mình, khổ người con thầm nói trong
lòng: “Đây là một ngày
xấu nhất trong đời con. Con xin
sám hối với chư Phật và nguyện ước khắc phục tâm con ngăn ác diệt ác pháp sẽ
không làm khổ mình, khổ người nữa, ngưỡng mong đức Phật từ bi chứng giám cho
con”. Khi ước nguyện
như vậy xong,
con tiếp tục ngồi kiết
già hay bán
già lưng thẳng,
hai bàn tay đặt vào lòng hai bàn chân tu tập Định Niệm Hơi Thở như Thầy
đã dạy trong sách Đường Về Xứ Phật ở trên.
Bắt đầu tu
tập con
nên cố gắng
ngồi từ 5’ rồi
từ từ tăng dần lên
30’. Khi tu tập
được 30’ con đừng tăng
lên nữa. Lúc bấy giờ
con tu đề mục khác.
Ví dụ: Con tu
tập Định Niệm Hơi Thở
với đề mục thứ nhất
xong, con bắt đầu tu tập
đề mục thứ
hai, nếu đề mục thứ hai
tu tập xong, con nên tu tập đề mục kế
và tu tập như
vậy cho đến khi các
đề mục trong
Định Niệm Hơi Thở
tu tập xong hết
mới chuyển qua pháp khác.
Thầy gửi
cho con tập sách Cẩm
Nang II
để con tham
khảo thêm về pháp môn tu tập.
Thăm và chúc
con dồi dào sức khỏe, tu tập xả tâm tốt.
Kính thư
BỐN LOẠI THỨC
ĂN
Câu hỏi của
Chơn Thành
Hỏi: Kính bạch Thầy!
Xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho chúng con những điều sau
đây:
Trong nẻo thứ
năm của Đạo Đế
là Chánh Mạng. Thầy mới giảng tóm
tắt về bốn loại thức ăn:
1- Đoàn thực loại thô hay loại tế.
2- Xúc thực.
3- Tư niệm thực.
4- Thức thực.
Chúng con xin
Thầy hoan hỷ chỉ dạy cụ
thể và
những chi tiết bốn loại thức
ăn này. Để chúng con theo đó mà hành trì.
Đáp: Theo Phật giáo để thực
hiện Chánh
Mạng thì có
bốn cách nuôi thân mạng:
1- Đoàn
thực còn gọi
là đoạn thực,
đoạn thực có nghĩa
là cách ăn,
chia ra từng đoạn, từng
miếng, từng phần
thường dùng tay,
đũa, nĩa, dao, muỗng v.v.. Cách thức ăn uống này thường dùng
mũi, lưỡi, làm thể để ăn
các món
ăn.
2- Xúc
thực còn gọi
là lạc thực,
lạc thực có nghĩa là cách ăn bằng
sự cảm xúc vui buồn.
Ví dụ: Trong
khi vui mừng, thấy mình no, hoặc khi buồn
rầu, lo lắng,
sợ hãi, tức giận,
cũng cảm
thấy mình no;
trong khi xem hát, nghe
nhạc hoặc xem
bóng đá cả
ngày chẳng thấy đói.
Như vậy lấy chỗ tâm
mình cảm xúc mà làm thể ăn.
3- Tư thực còn gọi là niệm thực.
Tư có nghĩa là tư
duy, suy nghĩ; thực có nghĩa là
ăn. Tư thực có nghĩa
là cách thức
ăn bằng ý nghĩ
suy tư, đó là cách thức ăn bằng ý thức tư duy.
Ví dụ: Một người
đang đói, họ
nghĩ đến bữa cơm,
canh, thực phẩm
thơm ngon, sự tư
duy nghĩ về ăn uống như vậy là tư thực. Lâu ngày không ăn phở khởi tâm muốn ăn
phở nên suy tư về tô phở, đó là tư thực. Trong
thời Tam Quốc khi Tào
Tháo xua quân
đi đánh giặc, ngang
qua một sa mạc quân
lính khát nước, Tào
Tháo bảo: “Phía
trước có một rừng me và
trái me rất
nhiều, chúng ta hãy
tiến quân đến đó
ăn me sẽ đỡ khát
nước”. Quân sĩ
nghe đến me nên nước
miếng tiết ra nhiều
khiến cho quân lính không còn thấy
khát nước nữa nên quân lính Tào
Tháo vượt khỏi
sa mạc, đó là nhờ tư thực.
4- Thức thực là cách thức ăn bằng ý thức, khi
ý thức
khởi ham thích
cái này cái nọ cái kia, đó là thức thực.
Ví dụ 1: Ý
thức khởi thèm muốn ăn bánh trung thu, thèm muốn ăn tức là thức thực.
Ví dụ 2: Ý
thức khởi ham muốn một chiếc xe hơi, ham muốn chiếc xe hơi tức là thức thực.
Khi chúng ta khởi tâm ham muốn một điều gì, một vật gì, một món ăn gì, ngay đó
là chúng ta đang thức thực.
Đối với đạo
Phật được xem bốn sự ăn uống này là
ác pháp, là bất tịnh,
là khổ đau, là trói buộc. Người tu hành theo Phật giáo cần
phải quán xét nhàm chán trên bốn sự ăn uống này. Người đời không biết tu tập nên
chạy theo bốn sự ăn uống này, nên suốt đời thọ lấy biết bao nhiêu điều khổ đau,
từ đời này sang đời khác.
Người tu sĩ
đạo Phật cần phải cảnh giác, cần phải tu tập, cần phải quán xét và cần phải
sanh tâm
nhàm chán trong
bốn sự ăn uống
này.
Tóm lại, bốn
sự ăn uống này là bất tịnh uế trược, là ô nhiễm, là hôi thối bẩn thỉu. Người tu
hành theo Phật
giáo cần phải từ bỏ, cần phải xa
lìa. Ai cũng
biết: “Ăn để sống, chứ
không phải sống để
ăn”. Quý vị nên nhớ
kỹ: Đừng để những loại ăn uống này làm ô nhiễm thân tâm chúng ta. Phải
không quý vị?
MỘT TRUYỀN
THỐNG ĐẸP
“UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN, ĂN QUÂ
NHỚ NGƯỜI TRỒNG
CÂY”
Câu hỏi của
Chơn Thành
Hỏi: Kính bạch
Thầy! “Uống nước
nhớ nguồn, ăn quả nhớ người
trồng cây”, làm
nên sự nghiệp nhớ ơn
người Thầy có công dạy bảo. Đó là một truyền thống tốt đẹp
của dân tộc Việt Nam, nhà nào
cũng lập một
bàn thờ để thờ
Phật, Tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Ngày giỗ ngày Tết con cháu dù công tác ở nơi
đâu cũng trở về
quê xum hợp với
gia đình và tưởng nhớ đến
công ơn sinh thành
như trời như biển của tổ
tiên, ông bà và cha mẹ.
Nhưng cũng những ngày giỗ Tết này thường bày ra
ăn uống
cỗ bàn linh đình,
rượu chè say sưa, gà lợn thường phải giết để cúng tế, gây tốn kém về
kinh tế, gieo nhân ác với loài chúng
sanh, v.v..
Để phát huy
truyền thống tốt đẹp lâu đời đối với chư Phật, tổ tiên, ông bà và cha mẹ, để đền đáp công ơn sanh
thành dưỡng dục
như trời biển đó,
ngày Tết, ngày
giỗ nên tổ chức
như thế
nào cho đúng ý
nghĩa đạo đức
nhân quả làm người, không làm khổ mình,
khổ người và khổ tất cả chúng
sanh. Xin Thầy
chỉ dạy cho chúng con được rõ.
Đáp: Ngày giỗ,
ngày Tết là những ngày truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “Uống
nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, nhưng hiện nay người ta lạm dụng
ngày tốt
đẹp ấy đã biến thành
ngày tụ tập để
ăn chơi nhậu nhẹt, vì ăn chơi nhậu nhẹt nên phải sát hại chúng sanh làm cỗ linh
đình, biến dần ngày ấy thành ngày tội lỗi,
biết bao nhiêu sanh linh phải chết cho ngày ấy.
Vì sự sống, sự
vui chơi của
loài người, nhưng loài
người là một
loài động vật
thông minh nhất sao lại nỡ tâm sống và vui chơi trên sự đau khổ của muôn
loài vật khác.
Đặt ngược lại
vấn đề, trên thế gian này có một
loài động vật
khác có uy quyền
và thông minh hơn
loài người nữa,
loài động vật ấy,
chúng biết nuôi loài người và các loài động
vật khác, cứ hằng năm ngày Giỗ
và ngày Tết hoặc tất cả những
ngày lễ lớn, chúng đều bắt loài người và những loài vật khác ra giết và làm cỗ
linh đình, ăn uống
nhậu nhẹt vui
chơi thỏa thích thì lúc bấy giờ
loài người sẽ nghĩ như thế nào đối với loài động vật đó?
Chắc chúng
ta sẽ nguyền rủa loài động vật ấy là ác quỷ, là quỷ Sa Tăng, là quỷ La Sát, là
loài ác thú chứ không phải loài người nữa, v.v.. Có phải vậy không quý vị?
Đến ngày giỗ,
ngày Tết và những ngày lễ lớn trong
năm, so sánh loài
người chúng ta hiện nay cũng vậy, chẳng khác nào như loài
ác thú, loài quỷ dữ, chẳng
biết thương xót
muôn loài vật khác,
nhẫn tâm sống
trên xương máu đau khổ của chúng.
Làm tội ác như vậy chẳng biết thương xót, còn sinh tâm thích thú vui cười khi cầm dao giết
hại những loài vật hiền lành
rất đáng
thương, nhất là những loài
chó, mèo, những con vật trung thành và rất thương yêu chúng ta như những
đứa con thân thương, thế mà chúng ta nỡ nhẫn
tâm giết chúng
để ăn thịt, cũng
giống như chúng
ta ăn thịt
những đứa con thương yêu của mình
sinh ra.
Nói về con
chó là nói về con vật trung thành dù chúng ta có đánh đập xua đuổi chúng như thế
nào, nhưng khi gặp chủ thì chúng vẫn vẫy đuôi mừng chủ. Vậy mà con
người vẫn ăn thịt chúng được.
Trong khi các loài vật khác giãy giụa, kêu la, gào
thét, rên xiết, quằn quại trên bàn tay đẫm
máu của loài
người thì lúc bấy giờ chúng ta chè chén vui chơi thỏa thích, mà vô
tình không nghĩ đến nỗi đau thương ấy.
Chúng ta đâu
biết rằng luật nhân quả sẽ không
tha thứ cho một
ai, nếu kẻ
đó chuyên làm ác giết hại và đem
thịt, da, xương, máu của chúng sanh ra bán lấy tiền hoặc nấu nướng chiên xào,
hầm, kho luộc,
v.v.. thành thực phẩm, chi dụng cho cuộc sống hằng ngày
của mình, hoặc ăn uống nhậu
nhẹt vui chơi
thỏa thích trong lúc đó cuộc sống hiện tại của chúng ta sẽ có nhiều sự kiện
xảy ra tai nạn bệnh tật
khổ đau không
chỉ có thân
mình mà cả
chùm nhân quả như cha, mẹ, vợ, con.
Ví dụ: Trong
những ngày Tết, ngày giỗ, ngày lễ lớn v.v.. khi ăn uống nhậu nhẹt thường xảy ra sự
rầy rà to tiếng chửi mắng đánh đập
với nhau, có khi xảy
ra án mạng kẻ nằm nhà thương
người đi ở
tù, đó là
nhân quả xảy ra
trong sự kiện hiện tại.
Ngày Tết,
ngày giỗ là ngày truyền thống đạo đức ân
nghĩa để tỏ lòng biết ơn sâu xa tốt đẹp
của dân tộc Việt Nam,
nhưng người ta không hiểu ý nghĩa của nó, nên đã lạm dụng
ngày đó ăn chơi theo dục vọng tầm thường
của kẻ phàm phu tục tử, biến dần
thành những ngày tội lỗi sát hại
sanh linh, chỉ để thỏa thích cho lòng
ham muốn theo dục lạc
vui chơi trần tục
“ăn nhậu” say
sưa mất hết tư
cách đạo đức làm người,
tự chúng ta
đã biến dần
chúng ta trở thành
những con thú vật
mà không hay biết,
mất hết lương
tri, chẳng biết xấu hổ và
còn hung ác như loài thú dữ. Lúc bấy giờ chúng ta đâu còn biết nghĩa lý gì đạo
đức hiếu sinh, sống trước cảnh
tàn ác, tàn nhẫn, nhẫn
tâm giết hại và ăn thịt các loài vật như vậy, không có một chút lòng
yêu thương thì đâu còn gọi là
người biết
ân biết nghĩa
đối với những
con người có đạo lý làm người.
Ngày đạo đức
tốt đẹp ấy là ngày truyền thống văn hoá tốt đẹp của một dân tộc mà giết hại và
ăn thịt chúng
sanh như vậy
thì không thể gọi là ngày “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người
trồng cây” của
dân tộc Việt
Nam, ngày ấy chỉ
còn là ngày tụ họp
dòng họ anh, em,
chị, em, cùng
chòm xóm láng
giềng ăn uống chè
chén vui chơi
say sưa một cách hạ liệt,
để rồi la
hét chửi mắng,
đánh đập nhau, xâu xé như loài ác thú.
Ngày tốt đẹp
ấy không còn là ngày con cháu tụ họp về để nhớ cội
nguồn của dòng họ
Tổ tiên,
ông bà đã
làm vẻ vang lịch sử quê
hương tổ quốc của dân tộc Việt Nam nữa.
Ngày tốt đẹp ấy
không còn là
ngày đạo đức nhân bản - nhân quả
làm người biết thương yêu muôn loài sống trên hành tinh này, biết thương yêu và
tha thứ cho nhau những lỗi lầm. Ngày ấy, bấy giờ trở
thành ngày sát hại sanh linh biết bao nhiêu loài vật hiền lành
và vô tội phải chịu chết cho ngày ấy; ngày ấy đã biến thành ngày độc ác nhất
trong năm của con người, ngày ấy là ngày tội lỗi nhất của con người; ngày ấy là
ngày con người đã tạo nghiệp
tái sanh
luân hồi làm
thân loài vật
mãi mãi trong muôn kiếp.
Ngày tốt đẹp ấy
là ngày tụ họp con cháu lại để nhắc
nhở con cháu chớ
nên làm điều ác, mất đạo đức; chớ
nên làm những điều tội lỗi, những điều mất
danh giá, làm cho Tổ tiên ông bà, cha mẹ phải xấu hổ dưới tuyền đài, làm
cho những người còn sống khó nhìn mặt mọi
người.
Vì thế ngày ấy
là ngày giết hại sanh linh, làm cỗ bàn linh đình, xúm lại ăn uống chè chén say
sưa giống như loài
thú vật chỉ
còn biết tụ họp để ăn nhậu, thì còn nghĩa lý gì là
ngày truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ
người trồng cây”
của dân tộc Việt
Nam.
Từ một
ngày mang đầy tính chất
đạo đức ân nghĩa tốt đẹp của một
truyền thống văn hóa dân tộc anh
hùng, ngược lại
ngày nay nó đã
biến dần mất hết ý nghĩa cao đẹp ấy.
Nếu chúng
ta không kịp thời sửa
sai lại thì con cháu của chúng ta sẽ chạy theo
quá đà dục lạc
thường tình thế tục
“tham ăn thích uống” thì ngày ấy chỉ còn là ngày “ăn
chơi”, nhậu nhẹt, say sưa, la lối, chửi mắng như người điên thật là tội lỗi.
Ngày ấy không còn là ngày
mang đầy đủ ý
nghĩa văn hoá
cao thượng và đẹp đẽ của một dân
tộc Việt Nam nữa.
Đứng trên nền
tảng đạo đức nhân bản - nhân quả
làm người không làm khổ
mình, khổ người mà chỉnh đốn lại ngày ấy để
mang đầy đủ ý
nghĩa văn hóa
cao thượng và cao đẹp
của nó, xứng đáng
là ngày truyền
thống văn hóa của
dân tộc Việt
Nam “Uống nước
nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng
cây”:
1- Ngày ấy bác, chú, cô, dì, cha, mẹ, anh, chị, em, con cháu
phải tụ họp về đầy đủ nơi nhà
thờ Tổ tiên, ông bà, không được vắng
mặt dù có đi làm việc
và ở đâu xa cũng phải trở về họp mặt
cho đầy đủ, để
nói lên được
tình sâu nghĩa nặng, đạo đức cao đẹp ân nghĩa làm người, “uống
nước nhớ nguồn,
ăn quả nhớ người trồng cây”.
2- Ngày
ấy không được
giết hại sanh linh, vì ngày ấy là
ngày ân nghĩa,
không thể đem sự đau khổ
chết chóc của
muôn loài vạn vật
ra làm ân làm
nghĩa đối với Tổ tiên,
ông bà, cha mẹ của chúng ta được; ngày ấy chỉ là ngày họp mặt của dòng họ,
để nói lên con cháu của dòng họ này là những người hiền lành sống có đạo đức
không làm khổ mình,
khổ người và khổ
muôn loài chúng
sanh. Nếu ngày ấy giết
hại sanh
linh làm cỗ linh đình thì còn nghĩa lý gì
gọi là làm
ân, làm nghĩa
của những con người
có đạo đức
nhân bản –
nhân quả biết thương
mình, thương người
và thương muôn loài
vạn vật. Ngày ấy xương
thịt của chúng sanh nằm trên cỗ bàn la liệt như một
bãi chiến trường thì mất hết
ý nghĩa, ân
nghĩa cao đẹp của những
ngày ấy đối với
Tổ
tiên. Vì thế, tuyệt nhiên ngày ấy không được đổ máu dù
một giọt máu rất nhỏ. Tại sao vậy?
Tại vì, ngày ấy Tổ tiên, ông bà của chúng ta đã đi tái sanh làm muôn loài vạn vật, tuy là Tổ tiên,
ông bà của
chúng ta nhưng
đã mang lốt chúng
sanh làm loài vật thì chúng
ta đâu còn biết
được. Xưa lúc đức Phật
còn tại thế, Ngài
đi xin đến một nhà nọ, có một con chó chạy ra sủa Ngài, Ngài liền nói chuyện
với con chó: “Này con
chó kia, nhà
ngươi có biết
trước kia nhà ngươi
là ai không?
Con chó không còn sủa nữa đứng lắng tai nghe, Đức Phật nói tiếp: “Trước
kia nhà ngươi là chủ nhân của ngôi nhà này,
khi chết nhà
ngươi không kịp trối trăng cho các con cháu biết nhà ngươi đã có
giấu một số vàng trong nhà,
vì thế sau khi
chết nghiệp tiếc của cải của
nhà ngươi mà phải chịu tái sanh làm thân
chó để giữ
gìn của cải
đó”. Từ
khi nghe đức Phật
nói như vậy, con chó
bỏ ăn và chẳng
bao lâu con chó chết.
Do câu chuyện này chúng ta suy
ra: “Nghiệp sát sanh của Tổ tiên,
ông bà, cha mẹ của
chúng ta làm
sao tránh khỏi tái
sanh làm thân loài vật, từ
loài gia súc nuôi
trong nhà như: gà, vịt,
heo, dê, ngựa, bò, mèo,
chó v.v.. cho đến
các loài cá, tôm, rùa, trạnh v.v.. coi chừng đều là Tổ
tiên, ông bà, cha mẹ của chúng ta
tái sanh, do lòng thương yêu
con cháu không muốn
xa lìa hoặc do nghiệp sát sanh mà
phải chịu làm thân thú vật”. Xưa đức Phật
còn tại thế,
Ngài đã thuật lại cho chúng ta nghe một câu
chuyện: “Có hai vợ
chồng nhà kia,
người chồng bệnh
chết, nhưng vì quá
thương cô vợ
trẻ, do nghiệp thương
ấy người chồng
tái sanh làm con dòi
ở trong lỗ mũi vợ, khiến cho cô vợ trẻ này đau nhức trong lỗ
mũi rất khó chịu,
một hôm
cô đến nhờ một vị thầy thuốc trị dùm lỗ mũi, vị thầy thuốc
dùng kẹp bắt ra
một con dòi, cô vợ trẻ trông
thấy con dòi quá sợ và từ đó chứng
bệnh đau
lỗ mũi không
còn nữa”. Đối với con mắt
hữu hạn của
chúng ta đâu
nhìn qua được lốt nghiệp, vì lòng yêu thương con cháu, vì trả nợ miệng
bà con xóm làng
nên giết hại
sanh linh làm cỗ bàn
linh đình, nên ngày
nay làm thân súc vật để con
cháu giết lại
làm cỗ đãi
người, đó
là luật nhân
quả trả vay
vay trả muôn đời muôn kiếp vô
cùng tận không bao giờ dứt, nếu chúng
ta không sáng
suốt đình chỉ ngay
bàn tay đẫm
máu thì chúng
ta cũng không thoát khỏi nợ máu
này, đừng lạm dụng ngày nhớ ân Tổ tiên ông bà cha mẹ rồi lại giết hại Tổ
tiên ông bà cha
mẹ của
mình thì còn nghĩa lý gì đạo lý
làm người? Ngày nhớ
ơn lại trở thành ngày phi ơn.
Đối với đạo Phật,
ngày giỗ, ngày Tết và tất
cả những ngày lễ lớn
trong năm nên tổ
chức đúng ý
nghĩa đạo đức
làm người tức là
phải tổ chức đúng theo đường lối đạo đức nhân bản - nhân quả trong Bát Chánh Đạo:
1/ Chánh Kiến
2/ Chánh Tư Duy
3/ Chánh Ngữ
4/ Chánh Nghiệp
5/ Chánh Mạng
6/ Chánh Tinh Tấn
7/ Chánh Niệm
8/ Chánh Định
Những ngày
giỗ, ngày Tết và tất cả những ngày lễ lớn
trong năm thì nên
tổ chức đúng
theo năm nẻo trong
Bát Chánh Đạo. Vậy tổ chức theo Chánh Kiến như thế nào?
Tổ chức những
ngày ấy đúng chánh kiến theo đạo Phật như:
1- Thứ
nhất không nên giết hại
chúng sanh làm cỗ linh đình.
2- Thứ hai không được tế lễ, cúng kiến lễ
bái cầu
siêu cầu an theo
kiểu mê tín, dị
đoan, tin có linh hồn người
chết về ăn uống, phù hộ
con cháu.
3- Thứ
ba không nên lạm dụng ngày
đó tụ họp ăn uống nhậu
nhẹt say sưa la hét, chửi mắng, đánh lộn, v.v..
4- Thứ
tư không được
dùng ngày đó làm
cỗ linh đình trả nợ miệng làng xóm.
Muốn tổ chức
những ngày ấy đúng chánh kiến đạo đức ân tình nghĩa nặng của những người đệ tử
Phật thì phải.
• Thứ nhất trên bàn thờ tổ tiên phải được quét
dọn sạch sẽ không chưng hoa chỉ có quả, đèn hương phải trang nghiêm.
• Thứ
hai mọi người
về tụ họp đều phải mua sắm những thực phẩm thực vật hoặc bánh trái cây, v.v.. tránh mua sắm thực
phẩm động vật và bông hoa.
5- Thứ năm tránh mọi sự lo lắng, nhọc nhằn cho
người giữ gìn nhà thờ Tổ tiên, bằng cách khi mọi người về họp mặt trong những
ngày ấy đều phải mua và mang về theo nhiều hoặc
ít trái cây thực
phẩm để tỏ
lòng biết ân qua hiện
vật của ít lòng
thành còn người
nào nghèo quá thì cũng nên về cho đông đủ
để nói lên ý nghĩa cao đẹp của sự
biết ơn sâu dày như trời biển của tổ tiên, ông bà, cha mẹ mà không cần phải mua
sắm vật gì.
6- Thứ
sáu, ngày ấy
trong dòng họ phải
có một người hiểu biết lịch sử và gia phả của dòng họ, đứng lên nhắc lại
công ơn Tổ
tiên, ông bà, cha mẹ
để cho con cháu biết
và khích lệ sách tấn con cháu sống
đúng đạo đức làm người không làm
khổ mình, khổ
người và không làm khổ muôn loài
vật khác. Con cháu phải nhớ học tập tốt có đức, có tài, làm việc siêng năng cần
mẫn thanh liêm, luôn luôn làm sáng tỏ danh đức dòng họ Tổ Tiên, không được làm
ô nhục, làm xấu ô danh dòng họ, phải làm cho danh thơm, tiếng tốt.
7- Thứ bảy, ngày ấy bác
chú, cô dì, anh chị em, con cháu nội ngoại gần xa đều
về đông đủ để biết
được nhau không còn xa
lạ, ông
bà biết con cháu, con cháu biết ông bà, ngày ấy là
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!