tảng vững chắc
của đạo Phật, một nền tảng đạo đức thật sự của
loài người. Nếu ai bỏ nền tảng đạo
đức vững chắc
này, dù tu tập có
tu đúng thiền định của đạo Phật thì cũng
trở thành tà thiền, tà định.
Tại sao vậy?
Tại vì, khi đã
lìa khỏi pháp môn căn bản của đạo Phật, tức
là giới luật,
một pháp môn đầu
tiên trong ba
pháp môn vô lậu “Giới, Định,
Tuệ” thì người đó
dù có tu
theo đạo Phật, nhưng vẫn là tu tà
đạo.
Bởi vậy,
nhìn tu sĩ Phật giáo
hiện giờ, biết Phật giáo suy hay
thịnh, mất hay còn. Không phải ở số đông tu sĩ Phật giáo, không phải ở chỗ Phật
giáo được chấp nhận là quốc giáo; không phải Giáo Hội Phật Giáo được tổ chức như một quốc
gia có tổ chức hẳn
hoi, có các trường
học từ sơ, trung,
cao đẳng để tu sĩ
học tập có cấp bằng cử nhân, tiến sĩ, v.v.. Cũng không phải ở chỗ
xây cất chùa
to, tháp lớn, kiến
trúc kiên cố
vĩ đại mà ở chỗ
tu sĩ phải sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn sống
phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ giới bổn, đầy đủ uy
nghi chánh hạnh,
thấy sự nguy
hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt. Nói tóm lại, vị Tỳ Kheo phải giữ gìn giới
luật nghiêm túc thì Phật giáo
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP V
mới còn và
hưng thịnh, còn chúng Tỳ Kheo phá giới thì Phật giáo mất và không hưng thịnh.
Lời di
chúc năm xưa của đức Phật còn vang mãi trong tai chúng ta “giới luật
còn là Phật giáo còn, giới luật mất
là Phật giáo mất”.
Hỡi quý vị Tăng,
Ni và Cư Sĩ! Quý vị có muốn Phật giáo trường tồn với loài người
trên hành tinh này chăng?
Hay để cho Phật
giáo mai một suy tàn
chìm mất trong
lớp bụi mù dày
đặc của tà
pháp ngoại đạo
đang phủ trùm che khắp.
Nếu muốn Phật
giáo được trường tồn và hưng thịnh mãi mãi, đem lại hạnh phúc an vui cho loài
người và mọi người trên hành tinh này không còn làm khổ mình, khổ người nữa,
thì người cư sĩ đệ tử Phật tại gia
hãy giữ gìn giới luật
của người cư sĩ
mà đức Phật
đã dạy, phải nghiêm túc khi thọ
Tam quy, Ngũ giới và Thập thiện, phải lấy
nó phòng hộ cuộc sống
của mình, giữ gìn đầy đủ
oai nghi chánh
hạnh, thấy sự nguy
hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt,
không làm khổ
mình, khổ người
thì Phật giáo sẽ còn với quý vị,
với loài người trên hành tinh này.
Còn Tỳ
Kheo Tăng và Tỳ Kheo
Ni đệ tử xuất gia của đức Phật, nếu muốn Phật
giáo được trường tồn, làm ngọn đuốc sáng soi đường đạo đức cho mọi người
trên quả địa cầu này và để có hướng
đi tìm chân lý giải thoát,
thoát khỏi kiếp sống
khổ đau của loài người
và cũng chính ngay
bản thân của
quý vị. Quý vị có muốn làm
chủ bốn sự khổ đau sanh, lão, bệnh, tử đang tấn công quý
vị hằng giây, hằng phút không? Nếu quý vị lơ đễnh thì ô
hô! uổng một kiếp người.
Nếu muốn làm
chủ bốn sự khổ đau này thì quý vị đã thọ cụ
túc giới phải
nghiêm chỉnh sống đầy đủ giới hạnh
đầy đủ giới bổn, không được bẻ vụn giới luật
như các Tổ
đã làm, mà quý vị đang chịu ảnh hưởng rất nặng, sống
phá
giới.
Quý vị hãy bỏ
xuống những gì của các Tổ mà phải trở
lại sống đúng
như Phật, sống phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ của giới
bổn, phải đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt,
chân chánh lãnh thọ và tu học các học giới.
Ø À Ù Ä Ä
BỐN ĐÐNH VƠ
SẮC
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Từ lâu
con được nghe Thầy giảng dạy về Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ, Tứ Thánh Định,
Tứ Như Ý Túc, Tam Minh, v.v.. mà chưa hề nghe
Thầy dạy Bốn Định Vô Sắc.
- Vậy Bốn Định
Vô Sắc tu như thế nào?
- Tu nó
có làm chủ
sanh, già, bệnh, chết hay không?
- Tu nó
có hại gì cho cơ thể
và tinh thần không?
- Tại sao trong kinh sách Phật không dạy rõ cách thức tu nó?
Đáp: Bốn loại
định vô sắc trong kinh Nguyên Thủy Phật dạy rất rõ, nếu muốn đạt được Tam Vô
Lậu Học giải
thoát thì phải vượt
qua2 bốn loại định
tưởng nhập vào
Vô Tướng
2 Vượt
qua có nghĩa là bỏ qua không
cần phải nhập bốn
định này, vì bốn loại định này Đức Phật đã được Ngài Kalama dạy nhập Vô Sở Hữu Xứ Tưởng
Định và Ngài Lam
Phất dạy nhập Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định, những loại định không
có quả giải
thoát, nên đức Phật
Tâm Định.
Từ nội Vô Tướng Tâm Định
này phải tư duy quán
xét thì được giải
thoát khỏi lậu hoặc vì ở Định Phi
Tưởng còn nỗi ưu phiền là sáu nhập duyên mạng, tức là duyên với thân mạng. Người
ấy muốn giải
thoát thì phải thường
hằng tuệ tri hiểu
biết về sáu
nhập duyên mạng này, cho nên khi nhập vào Vô Tướng Tâm
Định thì sáu
nhập duyên thân mạng mà không có lậu hoặc như:
1- Loại định
này sáu nhập duyên mạng không có dục lậu.
2- Loại định
này sáu nhập duyên mạng không có hữu lậu.
3- Loại định
này sáu nhập duyên mạng không có vô minh lậu.
Bởi vì lục trần
là sắc, thanh,
hương, vị, xúc, pháp tác động vào
thân ta, tức mạng sống của ta, nhưng không sanh khởi ba lậu hoặc là nhờ tâm
đang ở trong Định Vô Tướng Tâm, Vô
Tướng Tâm Định có một trạng
thái tỉnh thức
dẹp bỏ, chỉ cần nhập Vô Tướng Tâm Định là tìm
thấy được sự giải
thoát ngay liền. Cho nên
nghĩa vượt qua ở đây là
ném bỏ không cần thiết cho sự tu
tập theo đường lối của Phật giáo.
cao độ, do
thế mới tuệ tri được dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu để đẩy lui chúng ra khỏi
tâm.
Vô Tướng Tâm
Định không giống định Không Vô Biên Xứ Tưởng Định, là vì còn cái không phải
không, tức là còn lục nhập duyên mạng nhưng lục nhập duyên mạng lại không có lậu
hoặc nhờ có tuệ tri, nên tất cả các pháp đến đều không tác động được tâm, vì thế
các pháp đều được xem là không có mặt ở đây, nên được gọi là không có, nhưng đối
với cái còn lại là lục nhập duyên mạng
thì cái kia có,
cái này có, nhưng
cái có này
hoàn toàn không
điên đảo hoàn toàn
thanh tịnh, cho nên
cái có này mà
tâm không dao động, vì thế gọi là “không
tánh” chứ không phải theo
kiểu Tánh không của ông Long Thọ.
Chỗ này là
chỗ lầm lạc của các nhà Phật giáo phát triển, vì không có kinh nghiệm tu hành
các Ngài tưởng giải Không Tánh hay là Chân Không còn gọi là Chân Không Diệu Hữu,
vì còn
tuệ tri nên các
nhà Đại Thừa gọi là trí
tuệ Bát
Nhã. Do hiểu
như vậy, nên
các nhà Phật giáo phát triển rất
“quê” với kinh sách Phật. Lỗi ấy
là do các Tổ
không tu tập chứng
đạt chân
lí nên làm sao hiểu
nghĩa kinh Phật nổi.
Do bài kinh
Tiểu Không này trong kinh Nguyên Thủy, Trung
Bộ Kinh, tập 3 trang 291 các Ngài soạn thành một bộ kinh Đại
Bát Nhã và cho rằng Đức Phật đã thuyết giảng kinh này
22 năm.
Chúng ta hãy
đọc kỹ lại bài kinh Tiểu Không trong kinh Nguyên Thủy để thấy sự tưởng giải của
các Tổ biên soạn ra bộ kinh Đại Bát
Nhã vĩ đại
đã khiến cho các
nhà học giả tốn
biết bao nhiêu giấy mực để luận thuyết
về “Tánh Không”.
Thiền Đông Độ
lấy bộ kinh Kim Cang Bát Nhã làm cốt tủy của Thiền
Tông và lập luận
dung hòa
để tránh khỏi sự tranh
chấp giữa Thiền và Giáo, nhưng
người sau không biết tưởng thiền là của Phật thuyết nên mới có sự kiện Thiền
Giáo đồng hành ra đời.
“Lại nữa,
này A Nanda vị Tỳ Kheo không tác ý
Vô Sở Hữu Xứ Tưởng,
không tác ý Phi Tưởng
Phi Phi Tưởng Xứ, tác ý
sự nhất
trí do duyên Vô Tướng Tâm Định. Tâm vị ấy được thích thú hân
hoan an trú, hướng đến
Vô Tướng Tâm Định.
Vị ấy
tuệ tri như sau:
“Vô Tướng Tâm
Định này thuộc hữu vi, do tâm tự
tạo nên. Phàm cái gì thuộc hữu vi do tâm
tự tạo nên,
cái ấy
là vô tướng,
chịu sự đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy”.
Do vị ấy tuệ tri như
vậy, thấy như vậy, tâm được giải thoát khỏi dục lậu,
tâm được giải
thoát khỏi hữu lậu, tâm được
giải thoát khỏi
vô minh lậu. Trong sự
giải thoát là sự
hiểu biết rằng đã được giải thoát. Vị ấy tuệ tri sanh
đã tận, phạm hạnh đã thành,
những việc nên
làm đã làm, không còn trở lại trạng
thái này nữa. Vị ấy tuệ
tri các ưu phiền
do duyên dục lậu không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên hữu lậu không có mặt
ở đây; các ưu phiền do duyên vô minh lậu
không có mặt ở đây. Và chỉ ở một ưu phiền này, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này. Vị ấy tuệ tri. “Loại
tưởng này không
có dục lậu vị ấy tuệ tri. Loại tưởng này không có hữu lậu. Vị ấy tuệ
tri. Loại tưởng này không có vô
minh lậu. Loại tưởng
này đã ly hết dục tưởng). Và chỉ
có một cái này không phải không, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân
này. Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy
xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy biết: Cái kia có
cái này có.
“Này A Nanda, cái này đối
với vị ấy
là như vậy,
thật có,
không điên đảo, sự thực hiện
hoàn toàn thanh tịnh, không
tánh”.
Qua bài
kinh Tiểu Không
trên đây, quý vị nhận xét kỹ sẽ
hiểu không khác chúng tôi, chúng tôi cũng đã xác định ở trên họ dùng bài kinh
Tiểu Không này lý luận thành lập hệ thống Bát Nhã, nhưng các Tổ
đã đi quá
xa thực tế
nên biến thành trí tuệ Bát Nhã
trừu tượng “Chân Không”.
Một cái
sai lầm nữa, nếu chúng
ta nhận xét không
kỹ trong bài
kinh Tiểu Không
này thì hành giả phải nhập Bốn Định Vô Sắc:
1- Không Vô Biên Xứ Định
2- Thức Vô Biên Xứ Định
3- Vô Sở Hữu Xứ Định
4- Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định
Và cuối
cùng cũng phải bỏ các loại định này
để trở lại
nhập vào “Vô
Tướng Tâm Định”. Ở bài
kinh trên đức Phật xác định: “Không cần phải
tác ý nhập Bốn Định Vô Sắc, mà chỉ
cần tác ý nhập “Vô
Tướng Tâm Định”. Ở trạng thái định này
hành giả dùng tuệ tri quán xét dục lậu, hữu lậu và vô
minh lậu
để tự kiểm
lại tâm mình khi lục trần tác động vào thân mà không thấy có lậu
hoặc, như vậy chỗ lục trần tác động mà không có các lậu hoặc khởi lên, tức là
không có ưu bi sầu khổ tham muốn, chỗ
này tức là lục trần
duyên mạng, lục trần duyên mạng
là cái còn lại của
ý thức vô dục
chứ không phải của
tưởng thức dục, nhưng hoàn toàn thanh tịnh vô dục, nên
không có lậu hoặc, do đó đức Phật gọi là
không tánh của thức, tức là “Vô Tướng Tâm Định”.
Đức Phật dạy: “Nhưng
đối với cái
còn lại, ở vị ấy biết:
“Cái kia có cái
này có”. Này A Nanda, cái này đối
với vị ấy (Không Tánh) thật có
không điên đảo,
sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh
(lục trần duyên mạng không có lậu hoặc gọi là không tánh)”.
Như trên
chúng tôi đã dạy, họ đã lầm, lấy lục trần duyên
mạng (Không Tánh)
cho là Chân Không diệu hữu, Tánh
Không, Chân Không, Chân Như, Trí Tuệ Bát
Nhã v.v..
Bây giờ chúng
ta bắt đầu trở lại con đường tu tập như thế nào, để đi đến Chân Không diệu hữu?
Như trong
kinh Tiểu Không Phật dạy: “Muốn đi
vào không tánh
này, trước tiên là sẽ tập quan sát cái không của
nó”. Ví dụ như ngôi nhà chúng ta đang ở
đây.
1- Không
có giường, chõng,
bàn, ghế, tủ, rương, đồ đạc v.v..
2- Không có người ở.
3- Không có đèn đuốc.
4- Không có màn, thảm.
Toàn bộ đều
trống không, đây chỉ cho không tánh của cái nhà.
“Thật vậy
này Ananda, điều ông đã nghe là đúng, ghi nhớ là đúng, tác ý là đúng, thọ trì
là đúng v.v..
Ví như lầu đài Lộc Mẫu này không có voi, bò, ngựa,
không có vàng bạc, không có đàn bà, đàn
ông tụ hội
và chỉ có một cái nhà không, phải không?”.
Đoạn kinh trên
đã xác định
không tánh của lầu đài Lộc Mẫu.
Ở đoạn kinh này xác định cách thức tu hành của
chúng ta cụ thể rõ
ràng về không tánh, chứ không phải
như kinh sách Phật giáo phát triển
dạy chúng ta kiến tánh thành Phật
(đốn ngộ
ngang xương), vì thế mà hiện giờ bao nhiêu người đã kiến tánh, rõ thông tánh,
thấu triệt tánh, ngộ được tánh, vậy mà chẳng có ai thành Phật được cả. Từ xưa
các Tổ cho đến bây giờ ai tu học về Đại Thừa
và Thiền Đông Độ
một thời gian mọi người ai cũng đều kiến tánh được cả, nhưng đời sống và đức hạnh
thì không giống Phật chút nào, sống với tâm sắc dục thấy nữ sắc
còn ham mê, thấy danh lợi còn
chìm đắm, ăn ngủ
phi thời theo
thế gian, ai động
đến thì tâm sân nổi lên ầm ầm.
Kiến tánh
thành Phật rồi
sao còn như vậy, hễ ai hỏi đạo, hỏi
thiền thì đối đáp như nước chảy, như
mưa tuôn mà sống
thì phi đạo đức, phá giới luật.
Đó là những
điều tu sai mà
đi đến lạc lầm không hay biết, người trước dẫn người sau đi mãi, đi mãi mà chẳng
đến đâu, chỉ có tưởng giải, lý luận quanh co, lừa đảo bằng miệng lưỡi. Người đời
không minh mẫn, tu không kết quả mà cứ đeo theo mãi, tưởng trạng thái tĩnh lặng
và hỷ lạc là định sao? Định như vậy làm chủ được cái gì? Thấy được Phật Tánh
như vậy, rồi ngẫm lại mình làm chủ được
cái gì cho cuộc sống này.
Trong sáu năm tu hành, đức Phật đã thay đổi
biết bao nhiêu
loại pháp môn.
Ngài đã
nhập đến
Phi Tưởng Phi
Phi Tưởng Xứ Định
mà còn
nghiệm xét thấy
không giải thoát
đối với cuộc sống đầy khổ đau của kiếp người.
Cho
nên, từ
Phi Tưởng Phi
Phi Tưởng Xứ Định. Người đã bỏ định
này để nhập vào Vô Tướng Tâm Định,
từ Vô Tướng
Tâm Định, Người dùng
tuệ tri quán xét lậu hoặc
thấy lục nhập duyên
mạng mà không khởi dục lậu, hữu
lậu và vô minh lậu, Người biết rằng tâm đã hết lậu hoặc thanh tịnh. Ở trạng thái này Ngài đặt tên là
“Không Tánh” tức là
tánh không còn lậu hoặc.
Mặc dù làm
chủ được cái tâm (tâm vô lậu) không
còn tái sanh luân hồi,
vì nguyên nhân tái sanh là do tâm tạo nghiệp (nghiệp
luân hồi chứ không phải tâm luân hồi, khi người chết nghiệp còn tâm mất). Chỗ
này Ngài thực hiện làm chủ được
cái tâm, không
nói đến làm chủ
cái thân, nhưng
chúng ta phải
biết, tâm đạt đến chỗ này thì nhập định rất dễ dàng chỉ
còn tác ý ra lệnh
là tiến tới
làm chủ thân,
tức là phải nhập Tứ Thiền và Tam
Minh.
Kết quả
trong bài kinh Tiểu
Không Phật dạy: “sanh đã tận, phạm
hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
Đoạn kinh
này ý nói
làm chủ nghiệp, chấm dứt tái sanh luân hồi (không
còn trở lui trạng thái này nữa), tu đến đây
cũng vừa đủ cho người tìm đạo giải thoát, không cần phải
tu tập tới nữa, nếu có tu tập tới nữa là thừa, mà thừa thì chẳng ích lợi gì,
phí thì giờ vô ích.
Chỗ này, cần giải
thích thêm để
quý vị hiểu rõ.
Con đường tu
hành của đạo Phật có bốn giai đoạn làm chủ:
1- Làm chủ
cuộc sống (sanh).
2- Làm chủ
già (lão).
3- Làm chủ
thọ (bệnh).
4- Làm chủ sự
hoại diệt (chết).
Giai đoạn
làm chủ sanh
có nghĩa là làm
chủ cuộc sống, luôn tạo nhân lành nên dù sanh bất cứ nơi đâu cũng đều hưởng phước
báo an lạc cho đến khi tu tập chấm dứt sanh tử luân hồi.
Bài kinh “Tiểu Không’’ chỉ cho ở giai
đoạn một (vô lậu)
tâm không còn
tham, sân, si
(các ác pháp), và lòng tham muốn dục lạc thế gian nữa, nói chung trong
bài kinh dạy tu tập rất rõ từ Không Vô Biên Xứ đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ,
không thấy giải thoát, tức là tâm không vô lậu, phải trở lại nhập Vô Tướng Tâm
Định mới thấy
lậu hoặc sạch, mới làm chủ cuộc sống và nghiệp tái sanh luân hồi.
Vô Tướng Tâm
Định là loại định gì?
Vô Tướng
Tâm Định là một
tên khác của Bất Động Tâm Định. Như trong kinh Tiểu
Không đã dạy:
“Khi nhập vào
Vô Tướng Tâm Định thì dục lậu, hữu
lậu và vô minh lậu không còn,
chỉ còn lục nhập duyên mạng
mà thôi. Vậy lục nhập
duyên mạng là gì?
Lục nhập là
lục căn và lục trần, mạng là thân mạng. Câu
này có nghĩa là căn, trần tiếp xúc tác động vào thân mạng mà không sanh
ra ba lậu hoặc, ở trạng thái này gọi là Vô Tướng Tâm Định.
Ba lậu hoặc là
gì? Ba lậu hoặc là
tham, sân, si. Dục lậu ứng cho tâm tham, hữu lậu ứng cho tâm sân
và vô minh lậu ứng
cho tâm si. Như vậy,
nhập vào Vô Tướng Tâm Định thì tham, sân, si không có, cũng như nhập vào
Bất Động Tâm Định thì tâm tham, sân, si cũng không có, tức là ba
lậu hoặc
không còn. Như vậy
Bất Động Tâm Định và
Vô Tướng Tâm Định
chỉ là một loại định
mà hai tên
khác nhau.
Bất Động
Tâm Định là một tên
khác của Sơ Thiền, nhưng
Sơ Thiền tâm còn bị trụ
vào năm chi thiền:
1/ Tầm
2/ Tứ
3/ Hỷ
4/ Lạc
5/ Nhất tâm
Đó là năm trạng
thái của Sơ Thiền Thiên. Như chúng ta
đã biết Sơ Thiền
phải ly dục ly ác
pháp, mà đã ly
dục ly ác pháp
thì tâm không còn tham, sân, si. Tâm không còn tham sân, si tức là ba
lậu hoặc
cũng không có,
như vậy nhập Vô Tướng Tâm
Định, Bất Động Tâm Định là
nhập Sơ Thiền. Nhưng Vô Tướng
Tâm Định, Bất Động Tâm Định
thì không có năm chi thiền.
Cho nên,
trong bài kinh Tiểu Không đức Phật đã xác định rõ ràng, dù nhập đến Phi Tưởng
Phi Phi Tưởng Xứ vẫn phải bỏ, vì không hết
lậu hoặc nên
phải nhập lại
“Sơ Thiền”, bằng một cái tên
khác, nhưng xét cho cùng tận chúng ta cũng nhận ra nó là Sơ Thiền, một loại thiền
trong Tứ Thánh Định. Sơ Thiền thuộc về tâm định, chứ không phải thân định.
Chỉ có Sơ
Thiền tâm vô lậu mới
làm chủ cuộc sống
(sanh) nhưng chưa
hoàn tất con đường
tu nên phải
tiếp tục đạt đến tuệ
Tam Minh để quét sạch mầm mống lậu hoặc tái sanh
luận hồi. Người
tu sĩ không thực hiện được
Tam Minh thì không
thể nào chấm dứt
luân hồi.
Từ Nhị Thiền
đến Tứ Thiền, các loại định này làm chủ già, bệnh, và chết và duy nhất chỉ có
pháp môn “Tứ Thánh Định” này mới làm chủ
bốn sự khổ đau của kiếp người.
Bây giờ,
chúng ta trở lại vấn đề “Không tánh”.
Như chúng ta
ai cũng biết,
mọi vật, từ con người
đến muôn loài vật không
một ai mà không
gây ưu phiền cho nhau,
như vậy không thể nào có không tánh được. Chúng ta lần
lượt loại trừ ra người
và vật thì ta còn lại cỏ,
cây, đất, đá, núi, sông v.v..
Như vậy ta không tác ý người
và vật thì tâm
ta không tánh
người vật (không khởi
niệm người vật)
chỉ còn cỏ,
cây, đất, đá, núi, rừng, như vậy không
này chưa phải là không.
Nhưng ta thấy
rằng tâm ta không người vật, thật có không điên đảo, sự thực hiện như vậy tâm
ta thanh tịnh người vật không có, nên
không gây ưu
phiền cho ta đó
là thanh tịnh không tánh người vật.
Trong bài
kinh Phật dạy: “Này Ananda, Tỳ
Kheo không tác ý những tưởng, chỉ
tác ý nhất trí do duyên lâm tưởng. Tâm của vị ấy được
thích thú hân
hoan, tưởng đến lâm
tưởng. Vị ấy tuệ tri như sau “Các ưu phiền do duyên thôn tưởng, nhân tưởng,
không có mặt ở đây và chỉ có một ưu phiền
này do
duyên lâm tưởng
v.v..”. Như vậy, này A nanda, cái này đối với vị ấy là
như vậy thật có không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh không tánh”.
Để xác định cái
không đầu tiên
và để chúng ta nhận xét, cái nhà
trống không và so sánh với cái tâm không niệm tức là “Không
Vô Biên Xứ”.
Khi ở trong
trạng thái Không Vô Biên Xứ ta tuệ
tri các ưu phiền do duyên
niệm thiện niệm ác không có mặt ở
đây và chỉ có một ưu phiền này (là không
tiến tới đâu được nữa) tức là
Không Vô Biên Xứ Tưởng. Nhưng
Không Vô Biên Xứ Tưởng có, tức là niệm thiện ác vẫn còn có mặc
dù cái Không
Vô Biên Xứ
này thật sự thực
hiện hoàn toàn
thanh tịnh, không
tánh đối với niệm
thiện niệm ác,
nhưng trong lúc
nhập Không
Vô Biên Xứ
còn khi xuất ra khỏi Không Vô Biên Xứ thì niệm thiện niệm
ác vẫn còn nguyên vẹn
như trên chúng
tôi đã nói.
Vì thế nhập Không
Vô Biên Xứ
không bao giờ có giải thoát.
Chỗ này
kinh sách phát triển
lầm tưởng khi nhập vào
Không Vô Biên Xứ Tưởng,
các Ngài cho là Phật Tánh nơi đây, nên các kinh phát triển
dạy: “Ưng vô sở trụ
nhi sanh kỳ tâm” hoặc “Bồ Tát độ hết chúng sanh thì thành Phật”
hoặc “Nhược dĩ sắc kiến
ngã, dĩ âm thanh cầu ngã vị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai”, chỗ này Thiền Đông Độ dạy: “chẳng niệm
thiện niệm ác bản lai diện mục
hiện tiền”. Tu đến đây, tức là nhập Bốn Định Vô
Sắc không thấy
có sự giải
thoát cho nên đức Phật dạy: “Phải
nhập Vô Tướng Tâm Định”, khi đức Phật nhập Vô Tướng Tâm Định thì
Ngài mới
thấu rõ và
xác định Bốn Định Vô Sắc: “Cái kia có, cái này có, cái
kia không cái này
không”, do như vậy Bốn Định Vô Sắc không
giải thoát, còn
ngược lại Vô Tướng
Tâm Định thì
khác: “Cái này có nhưng
lại cái kia
không, tức là
có lục nhập duyên mạng mà không
có ba lậu hoặc”, do chỗ này
các nhà học giả Bát
Nhã
dựa vào bài
kinh Tiểu Không này lý luận: “Sắc tức thị không không tức thị sắc’’ có tức là
không, không tức
là có, từ
đó trí tuệ Bát
Nhã thành hình để đập phá các luận
giải của các bộ phái.
Dựa vào chỗ
“Không Tánh” này các nhà Phật giáo phát triển thành lập trí tuệ Bát Nhã, lấy
trí tuệ Bát Nhã tưởng
này lý luận đập phá hết cả giáo lý Phật
giáo (Trung Quán Luận) do Ngài Long Thọ
tưởng luận ra.
Sau này các
vị thiền sư Đông Độ không chấp nhận “Chẳng niệm thiện niệm ác” là cứu cánh,
trong Pháp Bảo
Đàn Kinh, tức lời dạy
của Lục Tổ Huệ Năng dạy, nên bảo: “Vô tâm
còn cách lớp
rào”. Do đó các
Ngài (Tổ Sư Thiền) tiến tới vượt
qua Không Vô Biên Xứ, nhập vào Thức Vô Biên Xứ, nơi đây các ngài chấp nhập được
xem là “Phản bổn hoàn nguyên, phủ trùm vạn hữu”. Nên Bà Bàng Long Uẩn nói: “Dễ
dễ trên đầu trăm cỏ ý Tổ sư” hay “Sáng
sáng, đầu trăm
cỏ, sáng sáng ý Tổ sư”. Thiền
Đông Độ tu đến đây được xem như viên mãn.
Đối với đạo
Phật, sự tu tập của một số hệ phái mới nhập được
hai loại Định Vô
Sắc mà
vội cho là
chứng đạo. Cho
nên tâm dục
chưa hết, danh, lợi
chưa trừ, bản ngã
chưa diệt, vì thế các Ngài tự tôn
mình là thế này thế nọ mà
thôi.
Lời nói
này chúng tôi
khuyên các bạn đừng
tin nơi chúng tôi
mà cứ suy ngẫm
sự tu hành của các bạn đã tu Thiền Đông Độ từ năm
10 năm đến 20
năm mà
bây giờ các bạn
tu đã
đến đâu?
Thì các bạn tự biết,
các bạn có làm
chủ sanh, già, bệnh, chết hay không? Chắc điều này các bạn rõ hơn ai hết.
Trong kinh sách
Nguyên Thủy đức Phật
đã xác định rõ ràng: Từ Không Vô Biên Xứ đến Thức Vô
Biên Xứ. Cách
thức tu tập
do tâm thích thú,
hân hoan an
trú hướng đến
tâm không (không niệm thiện ác) do sự thích thú hân hoan ấy nên nhất trí tác
ý “không”, Tổ Huệ
Khai khi chứng thiền
bằng “tâm không” “không, không,
không, không” bài kệ chứng đạo Ngài còn lưu lại:
“Vô vô vô vô
vô” “Vô vô vô vô vô” “Vô vô vô vô vô” “Vô vô vô vô vô”
Theo như lời hỏi của cô Diệu Quang thì
nên tu Bốn Định Vô Sắc như thế nào?
Như trong
bài kinh Tiểu
Không Phật đã dạy và chúng ta nhận xét cái không, khi đã
thông hiểu cái không thì cái không ở tâm tức là không niệm thiện niệm ác, tâm
không có niệm thiện ác, tức là ý thức thanh tịnh, ý thức thanh tịnh không
liên hệ ngũ
căn là Không
Vô Biên Xứ Định, lời dạy này đức
Phật đã xác định một cách rõ ràng trong Kinh Tương Ưng.
Cách thức tu
nó chỉ giữ tâm chẳng niệm thiện niệm ác
như các thiền
sư đã dạy: “Giữ ông chủ,
chăn trâu, biết vọng
liền buông”, sau này các thiền sư lại
chế ra pháp tu
“tham thoại đầu, tham công án” và
cuối cùng thì niệm danh hiệu Phật Di Đà tức là “Niệm Phật là ai?”. Đây là những pháp môn tu ức chế tâm tối đa mà
các Tổ đã
tu sai lọt
vào tưởng giải mới
sản sanh ra những pháp
môn như vậy, khiến
cho người đời sau tu
hành chẳng đi đến
đâu mà trở thành phế nhân, bệnh thần kinh, uổng phí một đời người. Nếu không thức
tỉnh nhận ra kịp thời ngăn chặn những tà pháp này thì hậu quả không lường cho đời
sau, những người có nhiệt tâm tìm tu giải thoát.
Loại thiền
định này tu chẳng làm chủ
được cái gì cả cho kiếp sống con người, chỉ có được trạng
thái an ổn
(xúc tưởng hỷ lạc) và triển
khai được tưởng
tuệ, triệt ngộ
mà thôi (ngộ kinh sách Đại Thừa
và công án Thiền Tông).
Muốn tu tập
4 loại Định Vô Sắc này như trong kinh Tiểu Không
Phật đã dạy: Tỳ
Kheo nên tác ý Không Vô Biên Xứ và tâm thích thú hân
hoan với trạng thái
“Không” này thì sẽ đạt Không Vô
Biên Xứ, không mấy khó khăn”.
Muốn nhập Thức
Vô Biên Xứ thì không ưa thích, hân hoan trạng thái không và không tác ý Không
Vô Biên Xứ, chỉ nên
tác ý Thức
Vô Biên Xứ, tu tập như vậy một thời gian sau Thức Vô Biên Xứ hiện tiền
hay ở trong trạng thái Không Vô Biên Xứ mà tâm đừng chạy theo, tức là đừng bám
trụ hỷ lạc của
Không Vô Biên Xứ Tưởng mà phải giữ “Thức”
đừng cho mất và tác ý Thức Vô Biên Xứ, rồi sanh tâm ưa thích, hân hoan với nó, tu
tập như vậy một thời
gian sau thì Thức Vô Biên
Xứ sẽ
hiện tiền không còn ở trong trạng thái Không Vô Biên Xứ nữa.
“Này Ananda,
Tỳ Kheo không
tác ý
Địa Tưởng,
không tác ý Không Vô Biên Xứ
Tưởng, chỉ
tác ý Thức Vô Biên Xứ với sự nhất trí. Tâm vị ấy thích thú hân hoan, an trú
hướng đến Thức Vô Biên.
Vị ấy tuệ tri như
sau: Các ưu phiền do duyên địa tưởng
không có mặt ở đây;
các ưu phiền
do duyên Không Vô Biên Xứ Tưởng không có mặt ở đây và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên
Thức Vô Biên Xứ.
Vị ấy
tưởng tri “loại tưởng
này không có địa tưởng, loại tưởng này không có Không Vô Biên Xứ Tưởng, và
chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Thức Vô Biên Xứ
Tưởng”. Và cái gì không có mặt ở đây vị ấy
xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy tuệ tri. “Cái kia có cái này có”.
Này A nanda cái này đối với vị ấy là
như vậy, thật có không điên đảo,
sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh không
tánh”.
Trong đoạn
kinh này đức Phật đã
xác định, dù là
nhập được Không
Vô Biên Xứ Tưởng
nhưng vẫn còn ưu
phiền cho đến Thức Vô Biên Xứ Tưởng, Vô Sở Hữu Xứ Tưởng,
Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Tưởng vẫn còn ưu phiền: “và chỉ có một ưu phiền
này, tức là
sự nhất
trí do duyên phi tưởng
phi phi
tưởng xứ tưởng”.
Đến khi nhập
Vô Tướng Tâm Định thì mới chấm dứt ưu phiền, mới làm chủ được
cuộc sống và chấm dứt luân hồi, còn bốn loại Định
Vô Sắc kia còn ưu phiền nên chưa được giải thoát, vì thế đức Phật nhập Phi Tưởng
Phi Phi Tưởng Xứ Tưởng Ngài nhận thấy tâm còn ưu phiền không giải thoát
nên liền rời bỏ vị thầy dạy mình tu tập định này.
“Lại nữa,
này A nanda, vị Tỳ Kheo không tác ý Vô Sở Hữu Xứ Tưởng và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng
Xứ tưởng, chỉ
tác ý sự nhất
trí do duyên Vô Tướng Tâm Định. Tâm vị ấy thích
thú, hân hoan,
an trú hướng đến
Vô Tướng Tâm. Vị ấy tuệ tri như
sau; Vô Tướng Tâm Định
này hữu
vi do tâm tự tạo nên. Phàm
cái gì thuộc hữu vi do tâm tự tạo
nên, cái ấy
là vô thường chịu
sự đoạn diệt.
Vị ấy tuệ
tri như vậy thấy như vậy, tâm được giải
thoát khỏi dục lậu, hữu lậu và vô
minh lậu. Trong sự giải thoát là sự hiểu
biết rằng đã được
giải thoát sanh đã tận v.v..”
Đến đây
chúng ta mới
thấy rõ những người tu định tưởng không bao giờ có
giải thoát (bốn định vô sắc
thuộc vô vi)
nên phải trở về
định hữu vi vô tướng tâm, Định Hữu Vi Vô Tướng Tâm thuộc về Định Hữu Sắc, do tu
tập định Hữu Vi nên mới có được giải thoát hoàn toàn, còn Định Tưởng Vô Sắc nên
tu tập không giải thoát.
Tóm lại, bốn loại định
tưởng tu
chẳng có lợi ích gì, còn mất công
tu tập và mất thì giờ vô ích, chẳng có
làm chủ được
gì cả, chỉ có vọng
ngữ là hơn hết.
Tu định này,
nếu không biết cách ức chế tâm cho hết vọng tưởng, mà cứ cố tập trung thì căng
thần kinh não hoặc căng mặt rồi sanh ra bệnh tật (rối loạn cơ thể) có khi
điên khùng mà người ta gọi là “tẩu hỏa nhập ma”, hoặc rơi vào pháp tưởng,
chuyên lý luận. Những kẻ tu thiền
này rơi vào những trạng
thái tưởng thì rất khó xả bỏ. Những ai đã tu sai lọt vào
những loại thiền bệnh này thì hết phương cứu trị.
Đọc đến đây
các bạn cứ suy ngẫm kỹ con đường
các bạn đang tu
tập thì sẽ rõ, đừng tin và nghe lời chúng tôi nói trên đây mà hãy
nghiệm xét theo lời Phật dạy
và lời
chúng tôi
nói, đúng
hay sai rồi mới tin, còn
không thời gian sẽ trả lời các bạn
điều này.
VỌNG TƯỞNG
Hỏi:
Kính thưa Thầy! Trong khi tọa thiền hoặc
đi kinh hành khéo giữ tâm đừng cho niệm khởi,
niệm khởi tức
là vọng tưởng,
có vọng tưởng thì không thể nào gọi
là thiền định, có phải vậy không thưa Thầy? Vậy cúi mong Thầy chỉ dạy cho chúng
con hiểu rõ chỗ này.
Đáp: Ức chế
vọng tưởng không cho niệm khởi, tức là ức chế
tâm; ức chế
tâm tức là ức
chế tâm tham, sân, si; ức chế tâm tham, sân, si sẽ rơi vào định tưởng (Không Vô
Biên Xứ Tưởng).
Vọng tưởng
là gì?
Vọng tưởng
là những tư niệm lăng xăng tự động khởi niệm trong đầu, phần nhiều thuộc về quá
khứ và vị lai (hồi niệm, hồi ức). Những tư niệm này căn gốc đều do lòng ham muốn
và ác pháp tham, sân, si sanh ra, nên kinh sách Nguyên Thủy gọi là tầm ác.
Tầm ác là những
suy tư, nghĩ tưởng làm khổ mình, khổ người. Theo kinh sách Nguyên Thủy có hai
loại tầm đi song song nhau. Vì thế, có
bài kinh gọi là
Kinh Song Tầm. Kinh Song Tầm dạy
chúng ta tư duy quán xét để thấu rõ:
1- Tầm ác
2- Tầm thiện
Người tu
theo đạo Phật lúc nào cũng cảnh giác, ngăn chặn và diệt tầm ác. Ngược lại lúc
nào cũng
tăng trưởng tầm
thiện, sống trong tầm thiện.
Bài Kinh
Song Tầm trong tập 1 Trung Bộ Kinh
trang 261 Phật
dạy: “Khi Ta
chưa thành Chánh Giác
còn đang tu,
Ta suy nghĩ như sau:
“Ta sống suy tư và chia sự suy tư làm
hai phần. Phàm có dục tầm, sân
tầm, hại tầm
nào, Ta phân
thành phần thứ nhất.
Phàm có ly dục tầm,
vô sân tầm và vô hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ hai”.
Như ở trên
đã dạy, phàm làm người đều có hai sự suy tư:
1- Suy tư ác
2- Suy tư
thiện
Suy tư ác
thì phải ngăn chặn và đoạn diệt, suy tư thiện thì nuôi lớn và tăng trưởng, như
trong kinh “Tứ Chánh Cần” Phật đã dạy: “Ngăn ác diệt ác, sanh khởi thiện tăng
trưởng thiện”.
Suy tư nào
ác sẽ làm khổ mình, khổ người thì phải chấm dứt ngay liền;
suy tư nào thiện sẽ không làm khổ mình, khổ người thì cần phải phát triển những suy tư ấy. Đó là cách thức tu tập tâm ly dục, ly ác
pháp, diệt ngã, xả tâm.
Khi phân ra
được hai dạng suy tư. Bấy giờ chúng
ta quyết tâm sống không
phóng dật, nhiệt tâm siêng năng tỉnh
giác từng hành động thân ý, từng sự việc, từng đối tượng, từng hoàn cảnh v.v..
Khi có niệm khởi lên, ta quán xét niệm ấy có làm
khổ
mình, khổ người
không? Nếu niệm ấy
đưa đến khiến
ta phiền não, khiến
ta mất an
vui, thanh thản,
cũng như niệm đó
khiến cho người
khác mất an
vui thanh thản, thì đó là niệm ác. Khi ta biết nó là niệm ác thì
niệm ấy liền biến mất, nếu
không biến mất thì ta
dùng pháp như
lý tác ý diệt
ngay niệm ác đó, nếu
nó còn tới lui thì ta tiếp tục quán xét cho thông suốt để trừ
bỏ, xả ly và đoạn dứt. Đó là cách thức tu tập thiền định của đạo Phật, đó là Định
Vô Lậu.
Khi đã phân chia làm
hai thứ niệm
ác và niệm thiện xong, đức Phật
khép mình trong khuôn khổ tu tập. “Ta sống không
phóng dật, nhiệt tâm
tinh cần. Khi dục tầm (niệm
ưa thích) khởi lên.
Ta tuệ tri: Dục
tầm này
khởi lên nơi
Ta và dục tầm này đưa
đến tự hại,
đưa đến hại
người, đưa đến hại cả hai diệt
trí tuệ (làm mất
trí tuệ) dự phần
vào phiền não,
không đưa đến Niết
Bàn. Chư Tỳ
Kheo, khi Ta suy tư như vậy:
“Dục tầm này
đưa đến tự hại”,
thì dục tầm này được biến mất. Chư Tỳ
Kheo khi Ta suy tư: “Dục tầm này
đưa đến hại người”,
dục tầm được
biến mất. Chư Tỳ
Kheo khi Ta suy tư: “Dục tầm đưa đến
hại cả
hai”, dục tầm được biến mất. Chư Tỳ
Kheo khi Ta suy tư:
“Dục tầm diệt
trí tuệ, dự phần
vào phiền não,
không đưa đến Niết
Bàn”, dục tầm được biến mất.
Chư Tỳ Kheo như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ xả ly và đoạn tận dục tầm”.
Đọc đoạn
kinh trên các bạn cần suy nghĩ kỹ.
Phật dạy chúng
ta xả tâm,
ly dục, ly ác pháp, diệt
ngã bằng những
niệm ác khởi
lên trong tâm, khi ta
biết nó là niệm ác
làm ta khổ, người
khác khổ, làm hại ta, hại người
khác và
làm mất trí tuệ
giải thoát của
ta, đưa đến khổ
đau, phiền não v.v..
Khi ta biết như vậy thì tự nó biến mất. Và cứ tiếp tục tu
tập xả ly tâm và đoạn tận từng niệm như vậy, thì tâm chúng ta được thanh
tịnh, đời sống
chúng ta được giải thoát hoàn
toàn không còn khổ đau, phiền não nữa.
Ở đây, các
bạn chỉ cần thấy được niệm ác khởi
lên trong tâm, nó
là sự nguy hại,
hạ liệt, uế nhiễm, đau khổ thì
các bạn sẽ trừ bỏ, xả ly, đoạn tận, viễn
ly, khi trừ bỏ, xả ly, đoạn tận thì sự lợi ích rất lớn đến với các bạn, sự
thanh tịnh của tâm và các thiện pháp sẽ hiện tiền trước mắt,
tâm các bạn sẽ được
hoàn toàn an lạc và thanh thản.
“Chư Tỳ
Kheo, trong khi
Ta sống không phóng
dật, nhiệt tâm
tinh cần như vậy, khi ly
dục tầm khởi
lên. Ta tuệ
tri như vầy: Ly dục tầm khởi lên nơi
Ta và ly dục tầm này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người,
không đưa đến hại cả hai; tăng trưởng trí tuệ, không dự phần
vào phiền não đưa đến Niết Bàn. Chư Tỳ Kheo nếu
ban đêm Ta suy
tư quán
xét (về sự ly tầm) mà không ly tầm
ác thì Ta thấy sợ hãi,
dù rằng ban
ngày Ta cũng sợ hãi.
Chư Tỳ
Kheo nếu ban
đêm lẫn ngày,
Ta suy tư quán xét quá lâu, thân ta có thể mệt mỏi, khi
thân mệt mỏi
thì tâm bị
dao động, khi tâm bị dao động thì tâm rất khó định tỉnh.
Này chư Tỳ
Kheo, rồi tự nội
thân Ta trấn an tâm, trấn định tâm, khiến được
nhất tâm, khiến
thành định tỉnh. Vì sao vậy? Vì để tâm Ta khỏi dao động”.
Đọc đoạn
kinh này các bạn thấy Phật dạy tu tập rất cụ thể:
Khi ta tu tập ly
dục, ly ác pháp do sự tư duy quán xét
lâu quá khiến thân ta mỏi mệt và do mỏi
mệt tâm ta bị dao động nhưng cuối cùng nội thân chúng ta phải
tự trấn an, định tỉnh. Chỗ này chỉ cần
chúng ta quán xét cố gắng ly tầm dục và ác pháp dù
chúng ta có mỏi mệt
nhưng phải cố gắng tiếp tục phán xét
để ly tầm dục
và ác pháp
cho được. Ở đây chúng
ta cũng phải
hiểu sự mỏi mệt cũng
là một ác pháp,
vì thế chúng
ta đừng nên
dao động tâm mà tiếp tục sự tu hành đẩy lui các chướng ngại
pháp trong đó
có pháp mỏi mệt.
Sự mệt
mỏi đến mức độ nào
đó là nội
thân ta tự nhiên
phản xạ hoặc
ta quán xét trấn
an và định tỉnh tâm, tức
là tâm không
dao động về sự mỏi mệt, khi đó ta
liền đạt được nhất tâm.
Ở đây
chúng ta quán
xét để ly dục
ly ác pháp (tầm dục) thì chúng ta đạt được nhất tâm, chứ không
như kinh sách phát triển
dạy tu ức chế tâm
(chẳng niệm thiện
niệm ác để được
nhất tâm).
Hai cách
thức tu tập
khác nhau rất
xa. Một bên thì ức chế không cho niệm thiện niệm ác khởi để được nhất
tâm; một bên quán xét xả tâm ly dục ly ác pháp để được nhất tâm.
Một bên ức
chế tâm để được nhất tâm, rơi vào định tưởng
nên đạt được
tưởng pháp, không làm chủ sanh,
già, bệnh, tử chạy theo tưởng dục, sanh
tâm ngã mạn cống cao, dính mắc
kiến chấp Phật
Tánh. Rơi vào
tà đạo, không có đạo lực nên
không điều khiển sự sống chết và thọ được, biến
Phật giáo vô
ngã ác pháp thành Phật giáo hữu
ngã vô vi.
Một bên thì
xả tâm ly dục ly ác pháp, nên tâm thanh tịnh, tham, sân, si mạn, nghi không
còn. Do sự thanh tịnh tâm, nên tâm có đạo lực làm chủ được sự sống chết, thực
hiện Tứ Như Ý Túc và Tam Minh.
Nếu một
người quyết tâm ly
dục ly ác pháp thường theo pháp như lý
tác ý thì tâm có khuynh hướng sẽ ly
dục ly ác pháp
và tâm ly dục
ly ác pháp thì nội
thân được trấn
an tâm,
trấn tỉnh
khiến tâm được
nhất tâm và định
tỉnh. Khi tâm tự nhất tâm, định tỉnh,
lúc bây giờø tự tâm phát dũng
mãnh, tinh tấn không có tiêu cực, niệm
không tán loạn,
được an trú, khinh an, không có cuồng nhiệt, tâm luôn
định tỉnh, nhất tâm. Khi ấy ta nhập Bất Động Tâm, tư nơi Bất Động tâm
ta có đủ Tứ Thần
Túc, từ Tứ Thần Túc
ta nhập Sơ Thiền,
Nhị Thiền, Tam Thiền
và Tứ Thiền
bằng sức tịnh
chỉ thanh tịnh của tâm. Cuối cùng sức thanh tịnh tịnh chỉ của tâm
đó, ta thực
hiện Tam Minh một cách dễ dàng không có mệt nhọc,
không có khó khăn.
“Chư Tỳ
Kheo, nếu Tỳ
Kheo suy tư, quán
xét nhiều về
ly dục tầm, vị ấy từ bỏ dục tầm. Khi tâm đã đặt nặng về ly dục tầm, tâm vị ấy có
khuynh hướng về ly dục tầm... Chư
Tỳ Kheo, ví như về cuối mùa hè, khi tất
cả lúa gạo cất vào kho thóc, một người mục đồng giữ các con bò. Khi người mục đồng
ở dưới
gốc cây hay ở ngoài trời, người ấy có
thể nghĩ đến
có việc cần phải làm và người ấy nghĩ: “Đây là những con
bò”. Chư Tỳ Kheo cũng
vậy ở đây
có việc cần phải làm và ta nghĩ:
“Đây là những pháp”.
“Chư Tỳ
Kheo. Ta phát
tâm dũng mãnh, tinh tấn, không
có tiêu cực, niệm không tán loạn
được an trú,
tâm được khinh an, không có cuồng nhiệt, tâm được định tỉnh, nhất
tâm. Ta ly dục ly ác
pháp chứng và trú Thiền Thứ Nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh,
có tầm tứ. Diệt tầm tứ, Ta chứng và
trú Thiền Thứ
Hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh. Không tầm không tứ, nội tĩnh nhất
tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi
là xả niệm lạc trú. Ta chứng và an trú Thiền Thứ Ba. Xả lạc, xả khổ diệt hỷ ưu
đã cảm thọ
trước. Ta chứng và trú Thiền Thứ
Tư không khổ, không lạc xả niệm thanh tịnh”.
Đến đây các
bạn đã hiểu rõ bài kinh Song Tầm đức Phật đã chỉ dạy cặn kẽ
rõ ràng chỉ còn
chúng ta có quyết tâm
tu hay là không
tu mà thôi.
Đường lối tu
tập của đạo Phật không phải diệt niệm thiện,
niệm ác, mà phải xa lìa
lòng ham muốn và
các ác pháp
trong tâm ta, sống
và nuôi
lớn thiện pháp,
nghĩa là diệt tầm ác mà sống tầm thiện, tức là ly dục ly ác
pháp, để
đem lại cuộc sống
an vui và hạnh phúc
cho mình, cho người.
Khi sống với tầm thiện
thì tâm ta thanh tịnh không có hoàn cảnh, đối tượng nào,
khiến tâm ta dao động, do đó gọi là tâm giải thoát không còn khổ đau
vì cuộc sống
làm người. Người sống được như vậy
gọi là nhập Bất Động Tâm Định hay là nhập Vô Tướng Tâm Định.
Tâm thanh
tịnh (tâm như đất) là
tâm thiền định của đạo Phật,
chứ không phải
tâm hết vọng tưởng (chẳng niệm thiện niệm ác). Tâm hết vọng tưởng chỉ là
tà thiền, tà định của ngoại đạo.
Tâm thanh tịnh
là tâm có đủ đạo lực sai khiến (điều khiển) và làm chủ được sanh già, bệnh, chết,
tức làm chủ
nhân quả hay còn
gọi là làm chủ sự sống
chết (muốn chết
lúc nào chết cũng được, muốn sống
lúc nào sống cũng được, gọi là tự tại
sanh tử hay
là ra vào nhà sanh tử).
Bởi vậy,
kinh sách Phật dạy tu tập thiền định không
khó mà không
sợ điên khùng loạn óc (tẩu hỏa nhập ma) chỉ có duy nhất
chuyên tu xả tâm mà
thôi, để đạt được một
tâm hồn thanh thản,
an lạc, và
vô sự, từ
đó nhập các định làm chủ sự sống chết dễ như trở bàn
tay.
Tà kiến, ác
pháp mà các bạn đang theo tu, không chịu xả
tâm mà cứ
mãi ức chế
tâm cho hết niệm
thiện, niệm ác thì các bạn rơi
vào tà định, tà thiền thì ngàn đời muôn kiếp
các bạn tu chẳng tới đâu cả, chỉ
uổng công tu mà thôi.
Cho nên,
Phật bảo chúng
ta phải sống đúng tám nẻo gọi là “Bát Chánh Đạo”, tám
nẻo dẫn tâm đến chỗ xả ly không còn đau khổ, phiền não
làm chủ cuộc sống. Ngược
lại, các bạn sống không hiểu rõ
đường lối của Phật dạy bị kinh sách phát
triển lừa đảo,
tu chết người mà chẳng ra gì.
Nếu người
trước dạy người
sau này miệng nói Bát
Chánh Đạo mà sống thì trong
Bát Tà
Đạo:
1- Tà kiến
2- Tà tư duy
3- Tà ngữ
4- Tà nghiệp
5- Tà mạng
6- Tà tinh tấn
7- Tà niệm
8- Tà định
Trong Kinh Song Tầm Phật nhắc
nhở các vị Tỳ Kheo: “Chư
Tỳ Kheo, con đường nguy hiểm
chỉ là con
đường tà đạo
có tám ngành, tức là tà tri kiến,
tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà
tinh tấn, tà niệm, tà định”.
Những điều
tu sai, ức chế tâm, đó là tà định, sống
phạm giới, bẻ vụn giới,
không lấy giới luật phòng hộ sáu
căn, sống cuộc đời không thiểu dục tri túc, ăn uống phi thời là sống trong
tà kiến, tà tư
duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà
mạng, tà niệm. Điều
này chắc ai
cũng biết, biết
mà nói ra, nói ra sẽ đụng chạm với các Phật tử và tu sĩ Phật giáo Đại Thừa
hiện giờ đều sống tu trong Bát Tà Đạo; vì con đường của Phật giáo hiện giờ
tu sĩ đều thực hành
pháp của ngoại đạo, từ pháp môn niệm Phật để được nhất
tâm, đến pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh đều là hướng đi của ngoại
đạo biến dần
người tu sĩ Tịnh Độ làm thầy cúng giống như các vị Bà
La Môn cúng tế.
Chùa có cuộc sống như
gia đình thế gian, có vợ con làm
đủ mọi nghề sanh sống, thậm chí còn làm
nghề bắt tôm,
nuôi cá, tu sĩ
chỉ còn là chiếc áo và cái đầu cạo trọc mà thôi.
Mật Tông đưa các
thầy tu tập đi đến
đạt thần thông, phép lạ để
làm thầy trị bệnh, trừ
tà, ếm quỷ
biến dần vị Tỳ Kheo thành một vị phù thủy. Những vị thầy này thường xưng là
Giáo Chủ, bày nhiều trò, lừa đảo gạt người cúng tiền của và cả tình yêu. Pháp
môn tu hành bày ra nhiều điều gợi
tâm dục khiến cho con người dễ sa ngã vào đường tội lỗi.
Thiền Tông
thì khéo léo hơn hai Tông trước,
nhưng lại xây dựng một thế giới
Niết Bàn thường, lạc, ngã, tịnh tuyệt vời, cao vòi vọi như “Phật tánh”
qua những ngôn ngữ rất kêu. “Kiến tánh thành Phật”, “giác ngộ, triệt ngộ,
chứng ngộ, v.v..” nhưng lại phạm giới, phá giới luật. Sống không thiểu dục tri
túc, không phòng hộ sáu căn, tuy ngoài miệng nói không dính mắc nhưng cuộc sống
đều dính mắc tất cả.
Đọc bài Kinh
Song Tầm, các bạn hiểu rõ đạo Phật không diệt vọng tưởng cũng không dừng vọng
tưởng, mà chỉ biết vọng thiện, vọng ác, để biết tâm mình có ly dục, ly ác pháp chưa, thì hãy cố gắng xả ly
tâm ác
của mình (tham, sân,
si), còn tâm
thiện thì luôn luôn sống với nó. Chỉ
xả tâm ác chứ không phải
xả niệm ác, còn Thiền Tông thì xả niệm ác, niệm thiện
mà không xả tâm ác nên tu mãi, kết quả chẳng có gì, chỉ vì tu sai pháp.
Trên đây là
nói về phần “tầm”, còn “tứ” thì chưa
nói đến. Bên Thiền Tông khi giữ tâm chẳng niệm
thiện niệm ác, tự
chủ khởi ra một niệm
gì thì Thiền
Tông cho đó
là “vọng tưởng”. Nếu
tác ý, tức
là “tứ” thì Thiền Tông cũng không chấp nhận, cho đó
là “vọng tưởng” và tu như vậy không đúng trạng thái tâm vô niệm của Thiền Tông
vì còn tùy ý, phải giữ tâm niệm
không có một niệm nào
xen vào thì mới gọi là thiền định.
Cho nên, vào thế kỷ thứ 18 các thiền sư Trung Hoa chế ra pháp môn tham thoại đầu
và khán công
án vốn những
pháp này ức chế
tâm rất cao độ,
gọi là lấy độc diệt độc.
Do chỗ ức chế
tâm cao độ, nên
con đường Thiền tông bế tắc không còn lối tu tiến tới được
nữa.
Tuy chế ra
pháp môn ức chế tâm như vậy, nhưng người tu
khó đạt thành
“tâm không”, vì ở tâm không niệm
sanh ra nhiều trạng thái tưởng, dễ lạc vào
tà thiền. Người
có khả năng ức
chế gom tâm được
thì rơi vào Pháp
tưởng mà Thiền Tông gọi là “Triệt ngộ” tưởng giải toàn bộ kinh sách và
1700 công án.
Người không ức chế
và gom tâm được
thì tu chẳng đến
đâu, chỉ kiến
giải lượm lặt
như
nhai lại bã
mía của người xưa rồi nói thiền nói đạo chứ chẳng biết thiền đạo là gì.
Cho nên, người
tu theo Thiền Tông nghe tác ý trong lúc ngồi thiền đều cho đó là vọng tưởng.
Không ngờ sự tu tập “Như lý
tác ý” lại biến thành một đạo lực
siêu việt làm chủ
được thân tâm, muốn
sống muốn chết dễ
dàng, không có khó
khăn, không có mệt nhọc. Muốn ngồi nhập định
bảy tám ngày hoặc một tháng, hai, ba tháng đều như ý muốn, không có
khó khăn, không có mệt nhọc,
ngồi bất động
như gốc cây, cục đá, nhưng rất tỉnh táo không ai bằng, trời sét không
nghe.
Thế mà Thiền Đông Độ chê
pháp như lý tác
ý là vọng tưởng,
không ngờ pháp
môn như lý tác ý là một pháp môn tuyệt vời, giải quyết được bốn sự đau
khổ của con người và còn giúp cho chúng
ta thực hiện
ba loại thần thông
mà không có một loại thần
thông nào của
ngoại đạo hơn được.
Toàn bộ
giáo trình về pháp
môn tu tập thực
hành của đạo Phật thì pháp
như lý tác ý là một pháp
môn đôïc đáo
tuyệt vời nhất,
cũng là một pháp môn nòng cốt nhất của đạo Phật, bắt đầu từ tu tập giới
luật xả tâm đến tu tập Thiền Định và Tam
Minh đều dùng nó. Do đó,
duy nhất tu
tập chúng ta phải nhiệt tâm với pháp
môn này, nhờ
đó mới có đủ đạo lực, mới có thể làm chủ sanh, lão, bịnh, chết.
Chỉ có pháp môn
này tu tập mới trở thành một đạo lực
siêu việt không
thể nghĩ lường được.
Muốn xa lìa
và đoạn dứt
tâm tham, sân, si, mạn, nghi thì chỉ duy nhất có pháp
môn này mới ly và đoạn dứt các dục và ác pháp, ngoài ra không còn có pháp môn
nào khác nữa.
Muốn nhập
các Định thì Tứ Như Ý Túc là pháp môn có
đủ thần lực để giúp cho hành giả muốn nhập
loại định nào thì tùy
ý nhập được
liền.
Muốn thực hiện
được Tam Minh và Thần Túc Thông thì ngoài pháp môn này ra không có pháp môn nào
thực hiện được.
Bởi vậy,
pháp như lý
tác ý là
pháp môn độc nhất của đạo Phật để đưa
con người thoát ra cảnh khổ của kiếp
người và biến
hành giả trở thành một siêu nhân,
một Thánh nhân.
Một số hệ
phái phát triển không hiểu chê nó là vọng tưởng
thật là một việc sai lầm rất lớn.
NHƯ LÝ TÁC
Ý
Hỏi: Kính thưa
Thầy, tại sao Thầy
dạy chúng con phải tự kỷ ám thị, mà
trong kinh Phật không có dạy, cuối
mong Thầy chỉ dạy
cho chúng con được rõ?
Đáp: Như
lý tác ý
là pháp môn tự kỷ ám
thị, đó là một danh từ ngày xưa đức Phật dùng ám thị để thực
hiện xa lìa tâm
ham muốn và các
ác pháp. Ngày nay,
các nhà
học giả không có
kinh nghiệm tu hành, nên không hiểu pháp như lý tác ý là
phương pháp tự kỷ ám thị.
Hầu hết
các nhà học giả
thuyết kinh điển Phật đều không hiểu pháp này, nên đã biến pháp môn của
Phật thành một lý thuyết suông. Vì thế, hơn 25 thế kỷ không có người nào tu chứng và
làm chủ sanh,
già, bệnh, chết một
cách cụ thể, chỉ huyền thuyết một vài mẩu chuyện thần thông cho vui mà thôi.
Nếu không có
pháp “như lý tác ý” thì tu hành không có đạo lực, không có đạo lực thì không làm chủ sự sống, chết của con
người được.
Nếu một
người tu thiền
định mà không biết
sử dụng pháp
như lý tác
ý thì không thể nào nhập được các định.
Ở đây,
chúng ta hãy
nghe đức Phật dạy
một người muốn tu
thiền định phải dùng pháp như lý
tác ý như thế nào để nhập được định, không
giống như các hệ phái
Phật giáo phát triển dạy.
“Chư Tỳ
Kheo, Tỳ Kheo
muốn thực hiện tu
tăng thượng tâm
thiền định thì cần phải thường tác ý năm tướng.
Thế nào là
năm tướng? Năm tướng là:
1- Tham
2- Sân
3- Si
4- Mạn
5- Nghi
“Ở đây Tỳ Kheo y
cứ tướng nào,
tác ý tướng nấy. Các ác bất thiện
pháp liên hệ đến dục, liên hệ đến
sân, liên hệ đến si, liên hệ đến mạn, và liên hệ đến nghi sanh
khởi, thời này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ấy cần phải
tác ý một tướng khác
liên hệ đến
thiện không
phải tướng kia (ác bất thiện pháp liên hệ đến dục) thì các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục (tham) liên
hệ đến sân, liên hệ đến
si, liên hệ đến mạn,
liên hệ đến nghi được diệt trừ đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt
trừ chúng, nội
tâm được an trú, an tịnh, nhất
tâm, định tỉnh”.
Đoạn kinh
trên đây đức Phật dạy tu thiền, không phải chỗ nhiếp tâm hết vọng tưởng để nhập
định và nhất tâm, định tỉnh. Ngược lại, Phật dạy dùng pháp như lý tác ý để trừ
diệt, đi đến diệt vọng tâm tham, sân, si, mạn, nghi. Chính nhờ diệt trừ
chúng mới đạt được nhất tâm, nhập được Tứ Thánh Định.
Bài kinh này
chỉ dạy rất rõ
ràng, thế mà thời
nay người tu thiền cứ mải mê nhiếp tâm cho hết vọng tưởng. Tu như vậy gọi là thiền
của Phật thật là oan cho Phật giáo biết chừng nào! Phật dạy như vậy mà bây giờ
tu sĩ lại tu khác. Chỉ có Phật giáo Đại Thừa và Phật giáo Tối Thượng Thừa mới
chấp nhận pháp ức chế tâm đó là chân
chánh, vì thế
tu sĩ ngày
nay là tu theo pháp môn ngoại đạo mà cứ tưởng
mình tu theo Phật giáo. Cho nên, tu từ đời
ông đến đời cha mà chẳng có ai giải thoát cả.
Nếu khi gặp một
hoàn cảnh, một
đối tượng, một sự việc xảy đến khiến tâm đau khổ và
phiền não, khi ấy
hành giả dùng
pháp như lý tác
ý và tác
ý với một tướng khác với tướng
kia, tức là tướng không phiền não, đau khổ, tướng này liên hệ đến thiện, không
tham, sân, si, mạn, nghi. Các ác pháp, bất thiện pháp có tầm liên hệ đến dục tham,
sân, si, mạn,
nghi kia không lìa ra được, hoặc
đoạn diệt được, thì phải mau quán
xét các niệm ác và bất thiện pháp kia
là nguy
hiểm, là khổ
đau cho mình cho người. Những niệm như vậy là ác độc, là có tội lỗi và sẽ
tạo ra khổ báo phiền não, đau khổ hiện giờ và mai sau.
Do quán xét
và tác ý
như vậy thì tâm
ta sẽ xả được
các ác pháp
và trở về trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự.
Khi quán xét
và tác ý như vậy, các ác bất thiện
pháp tham, sân,
si, mạn, nghi sẽ được diệt trừ và xả ly. Nhờ có quán xét và
tùy ý như vậy tâm chúng ta mới xả ly
được, nội tâm mới được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tỉnh
và an
lạc.
Nếu khi quán xét
và tác ý các
pháp ác đó là
nguy hiểm, là tội khổ,
là khổ báo
mà tâm vẫn còn hậm hực, hờn giận, phiền não, sợ hãi,
lo toan
v.v.. Lại khởi lên
các ác niệm nữa, thì ta không tác ý tâm như đất nữa và không
quán xét nữa, ta để tâm tự nhiên rồi như lý tác ý: “Thân tâm thư giãn xuống,
các cơ buông xuống, tâm buông xuống,
thân tâm phải thoải mái, nhẹ nhàng, an lạc”. Hướng tâm xong, ta đi kinh hành hoặc
ngồi hít thở, thỉnh thoảng ta lại hướng
tâm như vậy
thì các ác pháp kia sẽ
tan biến và diệt
trừ đoạn dứt
tâm bất động, đau khổ
và phiền não sẽ dứt sạch,
nội tâm ta được an trú, an tịnh, nhất tâm, định
tỉnh.
Nếu dùng
pháp hướng tâm như lý tác ý và thư giãn thân tâm mà “ác niệm còn khởi tâm ta
chưa an tịnh” thì lại dùng pháp hướng
tâm đến các hành của các
ác pháp thì các
ác pháp bất thiện sẽ được diệt trừ,
xa lìa đoạn dứt. Nhờ có đoạn trừ, diệt chúng được, nội tâm mới được thanh thản,
an lạc, định tỉnh, nhất tâm.
Dùng pháp hướng
tâm đến các hành như thế nào?
Muốn hiểu
nghĩa này chúng tôi cho những ví dụ cụ thể mới dễ nhận
ra rõ ràng nghĩa
lý này.
Ví dụ: “Một người
đang đi nhanh, họ suy nghĩ và hướng tâm như lý tác ý tại sao ta lại đi nhanh? Ta hãy đi
chậm lại. Trong khi hướng tâm như vậy, người ấy
đi chậm lại, người ấy suy nghĩ.
Như lý tác
ý: Tại sao ta lại đi chậm? Ta hãy
dừng lại. Trong khi dừng lại, người ấy suy nghĩ
và tác ý. Tại
sao ta lại
dừng lại? Ta
hãy ngồi xuống. Trong khi ngồi người ấy suy nghĩ và
hướng tâm như
lý. Tại sao ta
lại ngồi? Ta hãy nằm xuống”.
“Dùng pháp
hướng tâm như lý
tác ý bỏ dần
các hành động thô của ác pháp
đi đến những hành động tế nhị
và cuối cùng xa lìa đoạn
diệt các ác
pháp liên hệ đến
tâm tham, sân,
si, mạn, nghi sẽ được
diệt trừ đi đến đoạn
diệt nên nội
tâm được thanh thản, an lạc, nhất
tâm, định tỉnh”.
Nếu dùng
pháp hướng như lý tác ý đến các hành của ác pháp liên hệ đến niệm dục mà không
diệt được và xa lìa được thì phải nghiến răng dán chặt lưỡi lên nóc họng lấy
tâm và các cơ chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm bằng pháp hướng
như lý tác
ý: “Tâm tham dục
phải đoạn dứt liền, phải
lìa xa nơi
niệm tham
muốn, sân hận,
phải đi đi, đi
cho khỏi nơi đây”.
Dùng pháp
hướng mạnh bạo để diệt
trừ tâm tham dục,
ngã chấp tạo
nên đau khổ, phiền
lụy cho mình cho người,
phải đoạn dứt một
cách nhanh chóng
để phục hồi
tâm lại bình thường, an lạc, thanh thản. “Dùng
pháp hướng mạnh bạo ấy, ví như
người lực sĩ nắm
lấy đầu một
người ốm yếu
xách bổng họ và muốn ném đâu tuỳ
ý”.
Tóm lại, muốn
ly dục, ly ác pháp, diệt ngã, xả
tâm thì phải dùng
pháp như lý
tác ý bằng năm cách như trên đã dạy mà trong Kinh
Song Tầm và Kinh An Trú Tầm đức Phật đã
dạy rất rõ ràng, để làm chủ được cuộc sống không còn khổ đau, và
bất toại nguyện, luôn luôn lúc nào tâm hồn cũng thanh thản, an lạc, định tỉnh
và vô sự.
Nên đức Phật dạy:
“Chư Tỳ Kheo,
Tỳ Kheo ấy được gọi
là đã an trú
trong “đoạn tầm pháp môn”. Vị ấy
có thể tác ý đến tầm nào vị ấy muốn, có thể không
tác ý đến tầm nào vị ấy không muốn, vị ấy đã đoạn
trừ khả
ái, đã giải
thoát các kiết sử, khéo
chinh phục kiêu
mạn và đã chấm dứt khổ
đau”.
Pháp thế
gian mà kinh sách Đại Thừa và Thiền Đông Độ gọi là “vọng
tưởng”, còn niệm thiện niệm ác và như lý tác ý thì kinh sách Nguyên Thủy
Phật dạy đó là tầm ác, tầm thiện và pháp như lý tác ý, biết tầm thiện, tầm ác
và pháp như lý
tác ý là biết pháp
tu hành theo Phật
giáo, ngược lại Đại Thừa
và Thiền Đông Độ dạy người tu tập:
1- Biết vọng không theo.
2- Đối cảnh không tâm.
3- Không kẹt hai bên.
4- Hằng
sống với cái
chân thật, không theo cái giả.
Bốn cách tu
tập này cũng nhắm vào diệt vọng tưởng mà thôi.
“Muốn thấy
nó bạn đừng theo vọng tưởng,
Niệm lăng
xăng chìm đắm
biển thanh bình.
Đến đây rồi
hạnh phúc khó thưa trình,
Chỉ xem thấy nụ cười luôn hé nở”.
Trên đây
là một
bài thơ của một
thiền sư đã chứng đạo, để chứng minh pháp diệt vọng tưởng của họ.
Kinh sách Đại
Thừa và Thiền Đông Độ nhắm vào chỗ “vọng tưởng”,
vọng tưởng hết rồi thì viên mãn “niệm lăng xăng
chìm đắm biển thanh bình’’. Nhưng đối với đạo Phật thì khác xa. Tầm ác,
tức là vọng tưởng ác thì ngăn chặn và diệt
sạch còn tầm thiện thì sanh khởi và tăng
trưởng không diệt mà còn nuôi dưỡng, để không làm khổ mình, khổ người. Nhờ tầm
thiện đó mà mỗi con người xây dựng cho mình một nền đạo đức
nhân bản không
làm khổ mình, khổ người.
Muốn diệt tầm
ác (vọng tưởng ác, niệm ác) thì dùng pháp hướng tâm tác ý (như lý tác ý, sẽ
ngăn chặn và diệt trừ) tăng trưởng tầm thiện (vọng tưởng thiện, niệm thiện) để
giúp tâm không làm khổ
mình, khổ người,
để trở về trạng thái
bình thường, thanh thản, an lạc,
vô sự và định tỉnh.
Xét qua hai
cách tu tập thì Đại Thừa và Thiền
Đông Độ do ức
chế tâm diệt vọng tưởng để đạt trạng thái yên lặng đến tĩnh lặng
mà họ gọi là thiền
định, còn Phật dạy dùng
pháp hướng tâm như lý
tác ý để ly
dục, ly ác pháp,
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP V
diệt ngã, xả
tâm quét sạch ngũ
triền cái, đoạn dứt thất kiết sử, tâm vô lậu thanh tịnh không còn đắm
nhiễm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp của
thế gian, tâm được thanh
tịnh đó gọi là
định.
Vì thế, thiền
định của Đại Thừa, Thiền Tông và thiền
định của Phật
không giống nhau; một bên
thì tìm cái tĩnh lặng với trạng thái thường, lạc, ngã, tịnh (bốn tánh
Niết Bàn). Lấy cái biết không niệm thiện niệm ác làm “Phật Tánh”
để hằng sống với cái
chân thật đó của mình.
Một bên
thì tìm về cuộc sống,
có một trạng thái an lạc, thanh
thản, làm chủ bốn cái khổ của kiếp người sanh, già, bệnh, chết; còn một bên
tu tập để tìm
về thế
giới vĩnh hằng của “Phật Tánh”, không có đạo lực, không
có làm chủ sự sống chết, chỉ có đạo thông tưởng pháp, nói
thiền nói đạo
như gió thổi
mưa sa; một bên tu tập vừa có đạo thông vừa có đạo lực điều khiển sự
sống chết luân hồi theo
ý muốn. Như vậy
rõ ràng hai
bên có hai lối tu
và hai kết quả khác nhau.
Qua sự kinh
nghiệm tu tập của chúng
tôi và kinh sách Nguyên
Thủy dạy rất
rõ ràng và cụ
thể, bằng ý thức chủ động điều
khiển sự
sống chết của con
người, không mơ hồ, trừu tượng như thế giới tưởng của một số hệ
phái khác. Cho nên, sự tu hành như vậy, cuộc sống của các thiền sư còn chìm đắm trong danh, lợi, tham, sân, si của thế gian.
Vọng tưởng
là một đề tài của Đại Thừa và Thiền Đông Độ dùng làm đối tượng để tu tập thiền
định, còn Phật giáo Nguyên Thủy
“vọng tưởng” không thành
vấn đề tu tập mà đối
tượng tu tập là tâm tham, sân, si, mạn, nghi và thất kiết sử.
Muốn diệt
trừ tâm tham,
sân, si, mạn, nghi và thất kiết sử thì Phật giáo
Nguyên Thủy lại dùng pháp
môn như lý
tác ý, (Thiền
Tông cho là vọng tưởng) để tu tập, để rèn luyện Ngũ lực. Đại Thừa và Thiền Đông Độ lại
chê là vọng, dẹp bỏ. Nguyên Thủy
biến nó trở thành pháp môn hướng
tâm như lý
tác ý để diệt trừ tam
độc và thất
kiết sử, khiến
cho tâm được giải thoát
hoàn toàn, không
còn khổ đau của kiếp người và biến pháp như lý tác ý
trở thành một đạo lực
siêu việt làm chủ điều
khiển sự sống chết của kiếp con
người và đó là thực hiện Tứ Như Ý Túc, Tam Minh một cách dễ dàng, không mấy khó
khăn.
Ø À Ù Ä Ä
ỨC CHẾ TÂM CĨ
HÄI GÌ?
Câu hỏi của
Minh Tông
Hỏi: Kính thưa
Thầy, người tu thiền
định ức chế tâm dừng và diệt vọng
tưởng có hại gì? Có
lợi gì? Xin Thầy
chỉ dạy cho chúng con được rõ.
Đáp: Đạo Phật tu
hành không có thiền
định ức
chế tâm, thiền
định ức chế
tâm là những pháp môn thiền định
của ngoại đạo, của Đại Thừa và Thiền Đông Độ.
Xưa đức Phật đi
tu, đạo Phật
chưa có. Ngài tu theo giáo pháp của
ngoại đạo, toàn bộ giáo pháp đều dạy ức chế thân
tâm. Đó là những
pháp môn khổ hạnh, do những pháp môn khổ hạnh ức chế thân tâm
này mà cơ thể Ngài hoàn toàn suy
yếu đến nỗi phải nằm liệt không thể đứng dậy nổi, nhờ người chăn dê đổ sữa, lần
lần Ngài mới tỉnh lại, quán xét tất cả
các pháp môn ức chế thân tâm không thể giải thoát sự khổ đau của kiếp người.
Đầu tiên,
Ngài tu với một vị Đạo sư tên là Alara Kalama dạy Ngài ức chế tâm nhập Vô Sở Hữu Xứ Định. Sau khi nhập
xong định Vô Sở
Hữu Xứ Ngài
tự suy nghĩ: Pháp này không hướng đến yểm ly, không
hướng đến ly tham, không hướng
đến đoạn diệt,
không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí,
không hướng đến giác
ngộ, không hướng
đến Niết Bàn, mà chỉ đưa đến sự
chứng đạt Vô Sở Hữu Xứ, chứng đạt Vô Sở Hữu Xứ để làm gì? Không có ích lợi gì cả
cho cuộc sống con người. Do đó, Ngài
không tôn trọng pháp này và từ bỏ, Ngài đi tìm pháp môn khác.
Đọc bài
Kinh Thánh Cầu
trong kinh Trung Bộ tập 1 trang 370 đức Phật
tìm đến vị Đạo sư đầu
tiên của mình
là Ngài Alara
- Kalama dạy Ngài tu chứng đạt nhập Vô Sở Hữu Xứ Định như trên đã nói, kinh dạy: “Như vậy, này các Tỳ Kheo, Alara Kalama là Đạo sư của
Ta, lại đặt
Ta, là đệ tử của
người ngang hàng với mình và tôn
sùng Ta tối thượng. Này các Tỳ Kheo,
rồi Ta tự suy
nghĩ “pháp này không hướng đến yểm ly, không
hướng đến ly
tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh,
không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết Bàn
mà chỉ
đưa đến chứng
đạt Vô Sở Hữu Xứ.
Như vậy
này các Tỳ
Kheo. Ta không
tôn kính pháp này và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi”.
Đoạn kinh
này chúng ta
thấy Alara Kalama không có dạy đức
Phật nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, Không Vô Biên Xứ đến Thức
Vô Biên Xứ mà chỉ dạy nhập định Vô Sở Hữu Xứ. Như vậy chúng
ta đã biết có bốn thiền hữu sắc và bốn thiền vô sắc.
Đỉnh cao nhất của thiền
Hữu sắc là “Tứ Thiền”,
và đỉnh cao nhất của
thiền Vô sắc
là “Phi Tưởng Phi
Phi Tưởng Xứ Định”. Thế
mà có nhà học
giả bảo
rằng đức Phật
đã được Alara
Kalama dạy nhập Bốn Thiền mà không thấy giải thoát nên Ngài bỏ tìm pháp
khác. Đây là một sự bịa đặt của các nhà học giả, để làm sai lệch ý kinh
sách của
đạo Phật, sai lệch lời dạy của đức
Phật để làm gì?
Có hệ
phái muốn xiển
dương giáo pháp của mình
nên cố tình dìm mất chánh pháp của Phật,
khiến cho người
sau không hiểu thiền định của Phật là gì?
Nhiều nhà học
giả không phải là hành giả nên hiểu qua kiến
giải của mình
trong kinh sách phát
triển, nghĩ tưởng
rằng phải nhập định Hữu
sắc trước rồi
sau mới nhập định Vô
sắc. Hiểu
như vậy là
cái hiểu của
người chưa biết thiền định.
Nếu không
có bài kinh Đại
Kinh Saccaka thì làm sao chứng
minh điều lầm lạc này mà
nhà học
giả cố tình thuyết
giảng sai lệch Phật pháp để người sau không còn biết thiền định của Phật
và mất lối tu hành giải thoát.
Phúc duyên
của con người trên
hành tinh này còn duyên với Phật
Pháp, nên Kinh Trung Bộ tập 1 bài
kinh Saccaka còn giữ lại
nguyên văn cho đến ngày
nay. Bài kinh này
cả quyết và đã
xác định đức Phật
thành tựu viên
mãn đạo giải thoát không phải ở chỗ “Kiến tánh thành Phật,
không phải ở chỗ đại ngộ,
triệt ngộ”, mà ở chỗ tu tập đúng pháp, tức là phải nhập
Sơ Thiền, Nhị Nhiền,
Tam Thiền, Tứ Thiền,
nhờ đó tâm Phật định tỉnh, thuần tịnh,
trong sáng, không
cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyễn
dễ sử dụng,
vững chắc, bình tỉnh dẫn tâm đến Tam Minh.
Con đường tu
theo đạo Phật chỉ có tu như vậy mới đạt được kết quả làm chủ đời sống con người,
thế mà các nhà Phật học xây dựng nhiều pháp môn (84 ngàn Pháp môn) mà chẳng có
pháp môn nào đưa dắt con người đến chỗ giải thoát kiếp lầm than, đau khổ của
loài người.
Đạo Phật chỉ
có một pháp môn duy nhất, nếu ai đọc suốt tạng
kinh Nguyên Thủy sẽ
không thấy có pháp môn nào khác hơn là pháp môn
“Giới, Định, Tuệ”. Cả tạng kinh chúng ta
thấy đức Phật cố ý lặp đi lặp lại
nhiều lần trong các bài
kinh mà không rời khỏi
ba pháp môn vô lậu “Giới, Định, Tuệ”.
Đây, ta
hãy nghe đức Phật thuật
lại quá trình tu tập với pháp
môn nào? Để
đi đến cứu kính
giải thoát. Thế mà các nhà học giả Đại Thừa dám cả gan bác bỏ pháp môn
“Tứ Thánh Định” của Phật là thiền định
phàm phu, Nhị Thừa, Thanh Văn, ngoại đạo, cấm không cho người sau học và tu tập.
“- Này
Aggivessana, rồi Ta
suy nghĩ như sau:
Ta biết trong khi Phụ
thân Ta, thuộc giòng Sakka (Thích
Ca) đang cày và Ta đang ngồi dưới bóng mát cây Diêm Phù Đề (gambu),
Ta ly dục ly pháp bất thiện chứng và trú Thiền Thứ Nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly
dục sanh, có tầm có tứ.
Khi an trú như vậy, Ta nghĩ:
“Đạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng?’’. Và này
Aggivessana, tiếp theo
ý niệm ấy,
ý thức này khởi
lên nơi Ta: “Đây
là đạo lộ đưa
đến giác ngộ”. Này Aggivessana, rồi Ta suy
nghĩ:
“Ta không sợ chăng lạc thọ này, một lạc
thọ ly dục ly bất thiện pháp?”. Rồi này
Aggivessana, Ta suy nghĩ:
Nay thật không dễ
gì chứng đạt lạc thọ ấy, với thân
thể ốm yếu kinh khủng
như thế này.
Ta hãy ăn thô thực, ăn
cơm chua (tức
là ăn lại bình
thường ngày một bữa có thực phẩm). Này Aggivessana, Ta
ăn thô thực
cơm chua, lúc bây giờ năm Tỳ Kheo đang theo hầu hạ
Ta, suy nghĩ
và chờ đợi
Ta khổ hạnh chứng
đạo, nhưng thấy
Ta ăn thô thực,
các vị ấy
chán ghét Ta bỏ đi
và nói: “Sa môn Gotama nay sống đầy
đủ vật chất, từ bỏ tinh tấn
khổ hạnh, trở
lui đời sống sung túc”.
Và Aggivessana,
sau khi ăn thô thực
và được
sức lực trở lại, Ta
ly dục ly bất
thiện pháp chứng và trú Thiền Thứ Nhất, một
trạng thái hỷ lạc do ly
dục sanh, có tầm
có tứ. Này
Aggivessana, như vậy lạc
thọ khởi lên nơi Ta được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. Diệt tầm và tứ, Ta chứng và
trú Thiền Thứ
Hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh,
không tầm không tứ,
nội tĩnh nhất
tâm. Này
Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi
lên nơi Ta được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. Ly hỷ trú xả, chánh
niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi
là xả
niệm lạc trú,
chứng và trú
Thiền Thứ Ba. Này
Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được
tồn tại nhưng không chi phối tâm
Ta. Xả lạc, xả khổ diệt hỷ ưu đã cảm thọ
trước, chứng và trú Thiền Thứ Tư không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này
Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được
tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta”.
Sau khi chứng
được bốn thiền xong, tâm Đức Phật thuần
tịnh, trong sáng,
nhu nhuyễn dễ sử dụng, nên Ngài dẫn
tâm đến Tam Minh.
“Với tâm định tỉnh, thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm,
không phiền não, nhu nhuyễn dễ sử dụng, vững chắc, bình tỉnh như vậy. Ta dẫn
tâm hướng đến Túc Mạng Minh. Ta nhớ đến các đời quá khứ
như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời,
năm đời, mười đời, ba mươi, bốn
mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một
trăm ngàn đời,
nhiều hoại kiếp,
nhiều
thành kiếp.
Này Aggivessana, đó là Minh Thứ Nhất, Ta
đã chứng trong đêm
canh một vô minh diệt, minh sanh
ám diệt, ánh sáng sanh do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần
như vậy. Này Aggivessana, lạc thọ sanh nơi Ta,
được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta”.
Đó là
canh một lúc
bấy giờ đức
Phật chứng Túc Mạng Minh. Sau khi chứng xong Túc Mạng Minh,
Ngài tiếp tục hướng dẫn
tâm đến trí tuệ về
sanh tử của chúng sanh. Ngài chứng Thiên Nhãn Minh.
“Với tâm định
tỉnh, thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyễn dễ sử
dụng, vững chắc, bình tỉnh như vậy.
Ta dẫn tâm hướng đến
trí tuệ về sanh
tử của chúng
sanh. Ta với thiên
nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống
và chết của
chúng sanh. Ta biết rõ rằng
chúng sanh người
hạ liệt, kẻ
cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh
nghiệp của họ v.v.. Này
Aggivessana đó là
Minh Thứ Hai Ta đã chứng được, trong đêm canh giữa, vô
minh diệt, minh sanh,
ám diệt,
ánh sáng
sanh, do Ta sống không
phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như
vậy. Này Aggivessana, lạc thọ sanh nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta”.
Đó là canh
giữa đức Phật đã chứng được Thiên Nhãn Minh. Với tâm nhu nhuyễn dễ sử dụng đức
Phật tiếp tục dẫn tâm hướng tâm đến Lậu Tận Minh.
“Với tâm định tỉnh, thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm,
không phiền não, nhu nhuyễn dễ sử dụng, vững chắc, bình tỉnh như vậy. Ta dẫn
tâm hướng tâm đến Lậu Tận Trí.
Ta biết như
thật “đây là khổ”, biết như thật “đây là nguyên nhân khổ”, biết
như thật “đây
là sự diệt
khổ”, biết như thật
“đây là con đường
đưa đến diệt khổ”, biết như thật “đây là những lậu hoặc”, biết như thật
“đây là nguyên nhân của lậu hoặc”,
biết như thật
“đây là sự diệt
trừ các lậu hoặc”, biết
như thật “đây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu
hoặc”. Nhờ hiểu
biết như vậy,
nhận thức như vậy, tâm của Ta
thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát
khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát
như vậy.
Ta khởi
lên sự hiểu
biết “Ta đã giải
thoát”. Ta đã biết: “Sanh
đã diệt phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau
đời hiện
tại không còn đời sống
nào khác nữa”. Này Aggivessana, đó là Minh Thứ Ba mà Ta
đã chứng được
trong canh cuối, vô minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng
sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm,
tinh cần. Như vậy
này Aggivessana, lạc thọ sanh nơi
Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta”.
Trên đây là
bài kinh Đại Kinh Saccaka, trong
bài kinh này đức Phật đã thuật lại
quá trình tu tập của
mình từ các
pháp môn ức chế thân tâm của ngoại đạo để nhập các loại định
tưởng và nhập được định tưởng cao nhất là Phi Tưởng Phi Tưởng Xứ Định, nhưng
cuối cùng Ngài phải bỏ tất cả các
pháp ức chế
thân tâm này. Ngài sống trở lại đời sống bình thường của một tu sĩ ăn
ngày một bữa sống không phóng dật,
“Do Ta sống
không phóng dật
mà thành Chánh giác”.
Sau khi bỏ
các pháp môn ức chế thân tâm của ngoại đạo Ngài hồi ức lại nhớ lúc còn bé đi
theo vua
cha trong ngày lễ hạ điền.Vua cha
xuống ruộng
cày buổi cày
đầu tiên để
làm gương cho nhân dân.
Lúc bấy giờ, đức Phật còn
bé ngồi dưới bóng cây Diêm Phù Đề (Yambu), cây hồng táo, nghỉ mát, Ngài ly dục
ly ác pháp trong tâm chứng và trú
Thiền Thứ Nhất một trạng
thái hỷ lạc do ly dục
sanh có tầm
có tứ. Ngài tự
nghĩ: “Đây là đạo lộ
đưa đến giác ngộ. Đây là con đường
giải thoát”.
Sau khi
ăn uống
trở lại bình
thường, sức khoẻ hồi phục, Ngài
không còn khổ hạnh như trước. Ngài nỗ lực theo
pháp môn lúc
còn bé Ngài đã
vô tình ngồi chơi
mà thực hiện
được. Theo đạo lộ này Ngài đã thuật
lại cho chúng ta nghe trong 49 ngày tu tập: Tức là Ngài bắt đầu tu tập nhập Sơ Thiền,
Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền và Tam Minh. Sau khi tu tập
xong Ngài làm chủ sanh, tử và chấm dứt luân hồi với pháp môn này rất rõ ràng. Vậy
mà các nhà Đại Thừa dám phỉ báng pháp môn này là Thiền Phàm phu, là Thiền Tiểu
Thừa, là Thiền Ngoại Đạo v.v..
Pháp môn này
do đức Phật vô tình tìm ra trong
lúc còn bé, chứ không
có một Đạo sư
ngoại đạo nào dạy, thế
mà nhà học giả Đại Thừa
cho rằng Alara Kalama
dạy đức Phật tu,
đó là một điều
phỉ báng giáo pháp của Phật vô căn cứ, nếu không có bài kinh này chứng minh thì
người sau không còn biết tin vào đâu.
Trong bài
kinh Đại Kinh Saccaka, đức Phật thuật lại từ pháp ức chế
thân tâm của ngoại đạo và chỉ đến pháp môn Tứ Thiền mà
Ngài vô
tình đã tìm ra được trong
lúc còn bé mới có giải thoát. Nhờ Bốn Thánh Định này
Ngài nhập xong, hướng tâm đến Tam Minh. Ngài
phát giác ra lý
Tứ Đế: “Đây
là khổ”, “Đây là
nguyên nhân khổ”, “Đây
là sự diệt khổ’’,
“Đây là con
đường đưa đến
diệt khổ’’.
Ngoài đức Phật ra, không
còn có một
tôn giáo nào trên thế gian này thấy được bốn chân lí này. Thấy được bốn
chân lì này, đức Phật bắt đầu khởi xướng đạo Phật ra đời.
Dựa vào bài
kinh “Đại Kinh Saccaka” ta thấy đường lối tu tập của đạo Phật rất rõ ràng, cụ
thể. Phân biệt đâu là pháp ức chế thân tâm, đâu là pháp xả
tâm, thư giãn, diệt ngã, ly dục, ly bất thiện
pháp, và còn
cho ta thấy
được đường lối tu tập của đạo Phật do một nhân duyên của
chúng sanh kỳ lạ, một đứa bé
(lúc đức Phật còn bé) đã ngồi dưới cây yambu (Diêm Phù Đề) nhập Sơ Thiền,
một pháp môn
thiền
xả tâm,
diệt ngã, ly dục,
ly ác pháp tuyệt
vời. “Ta ly dục, ly bất thiện
pháp chứng và trú
Thiền Thứ Nhất”. Theo như đoạn kinh này chúng
ta tự hỏi. Tại sao một
đứa bé 9, 10 tuổi mà
biết được thiền xả
tâm? Ai dạy? Cách thức tu tập như thế nào?
Vậy thiền xả
tâm như thế nào mà một đứa bé 9, 10 tuổi đã nhập được một cách dễ dàng? Như chúng ta đã biết, muốn nhập được
thiền xả tâm (Sơ Thiền) thì chỉ
cần nương vào hơi thở
khéo tác ý như trong kinh Nguyên Thủy dạy: “Quán ly tham tôi
biết tôi hít vô,
quán ly tham tôi biết
tôi thở ra” rồi
lại hít vô thở ra khoảng 5, 10 hơi thở rồi lại
khéo tác ý nhắc
tâm “Quán ly sân
tôi biết tôi
hít vô, quán ly sân tôi biết tôi thở ra”. Đó là mấu chốt tu tập thiền
định của đạo Phật
dùng Định Niệm Hơi thở khéo tác ý
xả tâm ly dục ly ác pháp, để thành tựu tâm thanh tịnh, tức là tâm bất động định.
Khi tu tập
các pháp môn của ngoại
đạo, đức Phật dốc hết toàn lực tu tập nghĩa
là ức chế thân tâm tối đa để mong
đạt được cứu cánh giải thoát, nào ngờ toàn bộ công
trình tu tập đến giờ phút cuối
cùng chỉ còn là số “không”. Cũng giống như
chúng ta hiện
giờ, từ pháp
môn Tịnh
Độ, Mật Tông
đến Thiền Tông, chúng
ta cũng đem hết
sức lực ra tu
tập gần như suốt cả cuộc đời,
nhưng nhìn lại cũng chỉ là số “không”.
Qua kinh
nghiệm bản thân của chúng
tôi tu tập các pháp môn của Đại Thừa và Thiền Đông Độ
cũng vậy, chúng
tôi mất tất cả hy vọng đối với Phật giáo. Chúng tôi cho rằng:
các tôn giáo nói được, chứ chẳng làm được, nhưng đã lỡ theo Phật giáo hơn nửa đời người,
bây giờ trở về đời sống thế tục
thì đã muộn màng, còn tu tập chẳng
ra gì “Đời chẳng ra Đời, Đạo chẳng ra Đạo”, tiến thối lưỡng nan. Trong lúc lòng
chúng tôi đang buồn bã, ưu sầu vì đường tu tập
chẳng đến đâu.
Nhớ đến lời
Hòa Thượng Minh Châu và đảo mắt
nhìn tủ kinh sách: Nào là Hé Mở Cửa
Giải Thoát, Nghiệp
Dẫn Đi Trong Luân Hồi, Đường
Vào Hiện Sinh,
Phật Học Phổ Thông,
Trái Tim Thiền
Định, Đường Xưa Mây Trắng,
Trường Bộ Kinh, Trung
Bộ Kinh, v.v.. Não nề chúng tôi lấy tập 1 Trung Bộ Kinh, lật vài trang
ra đọc cho khuây khoả.
Nhưng may mắn
thay, gặp ngay bài kinh “Đại Kinh
Saccaka”. Ngồi suy ngẫm, một đứa
bé chín
mười tuổi làm
sao ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền dễ dàng?
Tự đặt
câu hỏi chúng
tôi lần lượt
phanh dần và đọc lại các bài kinh khác như: Tứ Niệm Xứ, Xuất Tức, Nhập Tức, Tứ
Chánh Cần, v.v.. thì ra là phương pháp của Phật tu như vậy,
chứ không như các
pháp môn tu tập của Đại Thừa và Thiền Đông Độ. Nên cuối cùng chúng
tôi tập thử thấy có kết quả xả tâm có tầm tứ, có hỷ lạc và nhất tâm, một cách cụ
thể, rõ ràng.
Do đó chúng
tôi quay sang 180 độ, bỏ sạch các
pháp môn Thiền
Tông và Đại
Thừa. Chuyên ròng tu tập “Tam Vô Lậu Học”.
Bây giờ
chúng ta trở lại vấn đề tu tập ức chế
tâm, dừng vọng
tưởng có hại gì
mà Thiền sinh Minh Tông đã hỏi?
Tu ức chế
tâm, dừng vọng tưởng có nhiều pháp:
1- Tịnh
Độ Tông niệm
Phật nhất tâm
(Ức chế bằng
câu niệm Phật, lục tự Di Đà).
2- Mật Tông ức chế tâm để có thần thông tưởng
(niệm chú ức chế vọng tưởng).
3- Thiền
Tông ức chế
tâm dừng vọng tưởng bằng những pháp: “Ưng vô sở trụ
nhi sanh kỳ tâm, chẳng niệm thiện niệm ác, chăn trâu,
biết vọng liền
buông, tham thoại đầu,
tham công án, sổ tức
quán, tuỳ
tức, chỉ tức v.v..”
đều là những
pháp ức chế tâm
dừng vọng tưởng
để đạt được
trạng thái khinh an, xúc tưởng hỷ
lạc v.v.. và các pháp tưởng mà Thiền Tông gọi là đốn ngộ, đại ngộ, triệt ngộ.
Tu những
pháp này không
có làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi,
nên không ích lợi thiết thực cho đời người, chỉ được cách thuyết giảng lừa đảo
người khác dễ dàng nhờ có dục
tưởng (khinh an),
nhờ có pháp tưởng (triệt ngộ), nhờ có thần thông tưởng
(linh ứng) và nhờ sắc tưởng
(ánh sáng hào
quang, thấy Phật, Tổ và các cõi Cực Lạc Tây phương).
Thời đức Phật
tu hành, ngoại đạo hướng dẫn ức chế tâm
tối đa: “Này Aggivessana rồi ta suy
nghĩ: “Ta hãy nghiến răng dán chặt lưỡi
lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp
tâm đánh bại
tâm! thì mồ hôi
thoát ra từ nơi nách của Ta.
Này Aggivessana như một
người lực sĩ nắm lấy đầu một người ốm yếu hay nắm lấy vai có thể chế
ngự, nhiếp phục
và đánh bại
người ấy. Này Aggivessana,
dầu cho Ta
có chí tâm tinh cần,
tinh tấn tận lực,
dù cho niệm được
an trú không
dao động, nhưng
thân Ta vẫn bị
kích động, không được
khinh
an, vì Ta
bị chi phối bởi sự
tinh tấn do tinh tấn chống
lại khổ thọ ấy. Tuy vậy,
này Aggivessana, khổ thọ ấy khởi lên
nơi Ta, được tồn tại nhưng
không chi phối tâm Ta”.
Đây là cách ức
chế tâm rất mạnh của đức Phật ngày xưa tu tập. Ngồi
lâu thân sanh mỏi mệt và đau nhức, đức Phật vẫn
tinh tấn chống lại khổ thọ để tu tập kéo dài thời gian. Tuy đau nhức, tâm đức
Phật không bị chi phối, nhưng chẳng có
giải thoát gì được
cả. Đức Phật lại tu tiếp pháp hơi thở ức chế tâm tối đa: “Này
Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau:
“Ta hãy tu thiền
nín thở và này
Aggivessana, rồi Ta nín thở vô,
thở ra ngang qua miệng và ngang
qua mũi thì một
tiếng gió động kinh khủng thổi
lên, ngang qua lỗ tai, ví như
tiếng kinh khủng phát ra từ ống thổi bễ đang thổi của người thợ rèn. Này
Aggivessana, dầu Ta
có chí tâm,
tinh cần, tinh tấn, tận lực, dầu cho niệm được
an trú, không dao động, nhưng
thân Ta vẫn bị
kích động, không được
khinh an, vì Ta bị chi phối bởi sự
tinh tấn do tinh tấn chống lại khổ thọ ấy khởi lên nơi Ta, được tồn tại, nhưng không chi phối tâm Ta”.
Đức Phật
tu thiền nín thở đầu
tiên phát ra âm thanh tiếng gió
thổi ngang qua lỗ tai rất là kinh khủng (phong
tưởng thanh) khiến
cho thân bị kích động không
được khinh an, khổ
thọ khởi
lên nhưng không
chi phối được
tâm của đức Phật.
Lần thứ hai
đức Phật tiếp tục tu tập thiền nín thở: “Này
Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ
như sau: Ta hãy
tu thiền nín thở.
Và này Aggivessana rồi
Ta nín thở
vô, thở ra ngang
qua miệng ngang qua mũi và ngang
qua tai thì có ngọn
gió kinh khủng thổi lên
đau nhói trong
đầu Ta, ví
như một người lực sĩ
chém đầu một người khác với một
thanh kiếm sắc, dầu cho
Ta có chí tâm, tinh cần, tinh tấn, tận lực, dù cho
niệm được an trú không dao động nhưng thân của Ta vẫn bị kích động, không được khinh an, vì Ta
bị chi phối bởi sự tinh tấn, do tinh tấn
chống lại khổ thọ ấy,
tuy vậy khổ thọ ấy vẫn khởi
lên nơi Ta, được tồn tại, nhưng không chi phối tâm Ta”.
Lần thứ hai
đức Phật tu thiền nín thở một ngọn gió kinh khủng thổi lên đau nhói trong đầu, đối với khổ thọ đó
không chi phối
được tâm của đức Phật.
Lần thứ ba,
Đức Phật tu thiền nín thở thì một cảm
giác đau đầu kinh khủng
như ai lấy sợi dây cột quanh đầu xiết mạnh, cảm thọ
đó khởi lên, nhưng không chi phối tâm Đức
Phật: “Này Aggivessana, rồi
Ta suy nghĩ
như sau: “Ta hãy tu thiền nín thở”. Và Này Aggivessana, Ta nín
thở vô
thở ra, ngang qua miệng,
ngang qua mũi
và ngang qua tai. Ta
cảm giác đau đầu kinh khủng,
ví như một người lực sĩ lấy một sợi dây nịt bằng da cứng quấn tròn quanh đầu và xiết mạnh. Này Aggivessana, dù Ta có chí tâm, tinh cần, tinh tấn, tận lực, dù
cho niệm được an trú
không dao động
nhưng thân Ta vẫn bị kích động,
không được khinh an,
vì Ta bị chi phối bởi sự tinh tấn
do tinh cần chống lại khổ thọ ấy. Tuy vậy này Aggivessana, khổ thọ ấy khởi
lên nơi Ta, được tồn tại,
nhưng không chi phối tâm
Ta”.
Lần thứ
tư Đức Phật
tu thiền nín hơi thở
một cảm
giác đau đớn như ai cầm
dao sắc bén cắt ngang qua bụng.
Lần thứ
năm Đức Phật
cũng tu thiền
nín hơi thở, một sức nóng kinh khủng khởi lên như đốt người trên hố than
đỏ, trong trường hợp đó
một số chư
thiên, tức là những người
hiền đức bảo đức Phật đã chết,
chưa chết, sắp chết v.v..
Đó là những pháp
môn thiền hơi thở ức chế tâm, đức Phật nín thở tối đa để mong
tìm được sự giải thoát, nhưng do tu pháp ức chế hơi thở sai, đức Phật sắp gần chết. Ngài bỏ các pháp ức chế tâm, chuyển qua pháp ức chế
thân. Ngài dự định tuyệt
thực hoàn toàn,
nhưng có một số người hiền biết
chuyện khuyên Ngài không nên tuyệt thực, nếu Ngài tuyệt thực chúng tôi sẽ đem đồ
ăn đổ cho Ngài.
“Này Aggivessana,
rồi Ta suy
nghĩ như sau: “Ta hãy
hoàn toàn tuyệt
thực”. Rồi chư Thiên (tức là những người lành) đến với
Ta và nói
như sau: Này hiền
giả chớ có hoàn toàn tuyệt thực, này hiền giả, nếu hiền giả hoàn toàn
tuyệt thực, chúng tôi sẽ đem thực phẩm đổ cho hiền
giả và nhờ vậy hiền giả vẫn phải
sống”.
Đó là sự suy tư
ức chế thân tối
đa để tìm sự giải
thoát khi thân bị ức chế sẽ không
còn tham, sân, si nữa. Đức Phật đã
suy tư như vậy và cố thực hành
cho bằng được. Nhưng
nghe điều này một số thiện hữu đến ngăn cản. Vì tuyệt thực hoàn toàn sẽ
mang đến cái chết, nếu chết là giải
thoát thì bao nhiêu người
đã chết
nằm lô
nhô ngoài nghĩa
địa là giải
thoát hết
sao.
Nghe lời
khuyên có lý này, do đó đức Phật không tuyệt thực mà tiết thực để ức chế thân
khiến cho thân
thoát ra khổ dục
và khổ ác pháp. Lần đầu tiên Ngài giảm thiểu sự ăn uống
chỉ ăn
ít từng giọt một,
như cháo đậu
xanh, cháo đậu đen, cháo đậu đỏ, vì
ăn uống quá ít
thân đức Phật hết sức gầy yếu giống như cọng cỏ, những đốt cây leo khô héo, bàn
chân Phật giống như móng
chân con lạc đà,
xương sống phô bày giống như một chuỗi banh, xương sườn gầy mòn giống
như rui cột một sàn nhà hư nát, hai con mắt long lanh nằm sâu thẳm trong hai lỗ con mắt
giống như ánh nước
long lanh nằm sâu thẳm trong một
giếng nước thâm sâu. Da đầu Phật đã trở
thành nhăn nheo khô cằn như trái bí trắng và đắng cắt trước khi chín, bị cơn
gió nóng làm cho nhăn nhíu khô cằn, đức
Phật sờ da bụng, đụng
xương sống, sờ
xương sống đụng da bụng.
Đi đại tiểu
tiện thì ngã quỵ úp
mặt xuống đất. Lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc
hư mục rụng cả nắm.
Có người thấy vậy nói, da đức Phật đen thui, xám xịt,
vàng sẫm.
Đức Phật đã
từng sống khổ hạnh khốc liệt như thế mà vẫn không chứng được pháp thượng nhân,
tri kiến thù thắng xứng đáng là bậc Thánh, không có hay còn có một đạo lộâ nào
đưa đến giác ngộ chăng?
Ức chế tâm
và ức chế thân tối đa như đức Phật từng sống
và tu tập
như vậy, nó
không mang lại một sự giải
thoát mà chỉ
mang đến cho một sự khốc hại, như chúng tôi đã tu
cách đây mười mấy
năm. Nếu chúng
sanh không có đủ duyên
phước thì đức Phật
không thể sống nổi
qua những trận tu khổ hạnh, thì ngày nay đâu có Phật giáo truyền thừa
trên thế gian này.
Tự ức chế tâm bằng pháp
thiền nín thở thì
tất cả pháp ức chế
tâm của ngoại
đạo, không có pháp nào ức chế bằng pháp này hơn được.
Tự ức chế thân bằng pháp
môn tiết thực tối
đa như đức Phật,
thì cũng không có
pháp môn tiết thực nào hơn được. Bởi vậy, bài kinh Tiếng Hống Sư Tử
đã nói lên các pháp môn ức chế thân
tâm rất rõ
ràng và cụ thể. Xét
cho cùng pháp ức chế thân
tâm dù ít dù
nhiều thì cũng không
bao giờ tìm được giải
thoát. Muốn hiểu rõ sự tu tập ức
chế thân tâm của đức Phật thì nên đọc lại
bài kinh Đại Kinh Saccaka thì
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!