Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

đường về xứ phật - tập 2-13

Thiền Thứ Ba. Này Agivessana, như vậy
lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại
nhưng không chi phối tâm Ta. Xả lạc xả
khổ diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và
trú Thiền Thứ Tư, không khổ không lạc xả
niệm thanh tịnh. Này Agivessana, như vậy
lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại
nhưng không chi phối tâm Ta”. Đến đây,
đức Phật đã nhập xong bốn Thiền, tức là đức
Phật đã thực hiện được Giới và Định.
Sau khi đức Phật thực hiện xong Giới và
Định thì Ngài tiếp tục thực hiện Tam Minh:
“Với tâm định tỉnh thuần tịnh trong sáng,
không cấu nhiễm, không phiền não, nhu
nhuyễn, dễ sử dụng, vững chắc, bình tỉnh
như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến Túc
Mạng Minh. Ta nhớ đến các đời sống quá
khứ… Ta dẫn tâm hướng tâm đến trí tuệ về
sanh tử của chúng sanh, Ta với thiên
nhãn thuần tịnh siêu nhân thấy sự sống
chết của chúng sanh… Ta dẫn tâm đến Lậu
tận trí, Ta biết như thật: “Đây là khổ”, biết
như thật: “Đây là nguyên nhân của khổ...”.
Sau khi tu chứng xong, tâm đức Phật sẽ
an trú trong định nào? Chúng ta sẽ nghe đức
Phật trả lời: “Này Agivessana, sau khi chấm dứt buổi thuyết giảng như vậy, Ta an trú
nọâi tâm, làm cho tịnh chỉ, làm cho nhất
tâm, làm cho định tỉnh trên định tướng
thứ nhất ấy, và như vậy Ta sống an trú,
trường cửu, vĩnh viễn”.
Sau khi chứng đạo giải thoát, Phật và các
bậc A La Hán đều giải thoát an trú giống như
nhau cả, không có sự giải thoát trong Phật giáo
có cao, có thấp. Không có sự tu hành giải thoát
lừng chừng mà phải giải thoát tận gốc (Vô Lậu)
và sự giải thoát lừng chừng là chưa giải thoát.
Ví dụ: Một người giữ gìn giới luật nghiê m
chỉnh mà không nhập định thì giới luật đó chỉ
là ức chế tâm chứ chưa phải giải thoát, cũng
như một người nhập Tứ Thánh Định mà không
thực hiện Tam Minh thì cũng chưa được gọi là
giải thoát, đó là ức chế tâm.
Bởi, đạo Phật có một lớp vô lậu giải thoát
mà thôi, không thể có hai ba lớp vô lậu, vì thế
ai tu vô lậu là giải thoát, ai tu không vô lậu là
không giải thoát. Người tu vô lậu là bậc A La
Hán nên Phật cũng là A La Hán mà thô i, vì
thế Phật và A La Hán không khác nhau.
 BỒ TÁT QUAN THẾ ÂM
Hỏi:Kínhthưa Thầy! Có nhiều kinh
nói: “Thế thế thường hành Bồ Tát Đạo” là chỉ
cho những vị Bồ Tát phát tâm nhập thế tu
hành. Vậy chư vị Bồ Tát, vì nguyện tu hành
thành Phật mà xuống cõi ta bà này để độ
chúng sanh không? Nhưng sao Thầy bảo Bồ
Tát Quan Thế Âm do tưởng tượng chứ không có
thật. Vậy xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho con
hiểu ý này?

Đáp: “Thế thế thường hành Bồ Tát Đạo”
câu nói này của kinh điển phát triển (Đạ i
Thừa). Bồ Tát là vị tu hành chưa xong mà thể
hiện độ chúng sanh, chẳng khác một người mù
mà dẫn dắt một đám người mù, cũng như người
chưa biết lội mà cứu người chết đuối, thì làm
sao mà cứu được, chỉ có chết chung nhau cả
đám mà thôi. Có người bảo rằng cứ theo kinh
sách có sẵn của đức Phật mà cứ giảng ra có sai
đâu. Kinh sách là pháp môn chết nên nó không
chỉ cho chúng ta kinh nghiệm được, vì thế mà
các giảng sư học giả dạy đạo cho người tu là
giết người, bằng chứng Thầy Tổ của chúng ta
đã chết một cách đau khổ bởi tu theo học giả. Bồ Tát Quán Thế Âm là một sản phẩm
của kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn. Thể hiện
phá luật nhân quả, phi đạo đức và phi giáo lý
của đạo Phật.
Bồ Tát chỉ là một tưởng tượng của người
tu chưa chứng đẻ ra, để an ủi mình, để che đậy
việc phá giới luật, để kinh doanh Phật pháp, để
làm giàu trên xương máu của tín đồ, để đưa tín
đồ đến chỗ mê tín, lạc hậu, luôn luôn chỉ biết
cầu cạnh dựa nương vào tha lực , làm mất hết
nghị lực tự lực cứu mình thoát cảnh trầm luân.
Câu nói: “Thế thế thường hành Bồ Tát
Đạo” có nghĩa là đời đời nguyện làm Bồ Tát độ
chúng sanh như Bồ Tát Quán Thế Âm độ hết
nạn khổ của chúng sanh mới thành Phật, Bồ
Tát Địa Tạng độ hết tội nhân dưới địa ngục thì
mới thành Phật. Chúng ta mới nghe lời nguyện
ước này thật là vĩ đại, nhưng càng suy ngẫm
chúng ta mới thấy là lời nói lừa đảo những tín
đồ mê tín. Nạn khổ của chúng sanh do đâu mà
có? Có phải do hành động ác của chúng sanh
đã tạo ra không? Tội nhân dưới địa ngục có
phải do làm ác của chúng sanh không? Muốn
thoát nạn khổ và muốn không làm tội nhân
nữa thì chỉ có duy nhất là tự chúng sanh đó
đừng làm việc ác nữa, còn độ theo kiểu hai vị Bồ Tát này khiến cho chúng sanh làm ác thêm
và thế gian này càng thêm rối loạn vì nạn
trôïm cướp và những kẻ hung dữ náo loạn gây
rối trật tự an ninh.
Bồ Tát trong kinh Nguyên Thủy chỉ là
một người mới tu hành chưa chứng đạo, cho
nên chẳng dám dạy ai tu hành cả. Đức Phật
răn nhắc điều này: “Tu chưa chứng đạo mà dạy
người là giết người”.
Bồ Tát trong kinh phát triển là Bồ Tát
tham danh, tu chưa tới đâu chỉ học trong mấy
bộ kinh rồi tưởng giải ra làm lệch ý Phật đẻ ra
kinh sách phát triển dạy người tu hành mê tín
trừu tượng ảo giác, khiến người tu hành theo
Phật giáo mà thành tu pháp môn ngoại đạo.
Cho nên, quý Phật tử cần phải đề cao cảnh giác
những hạng Bồ Tát danh lợi này.
Việc làm của hai vị Bồ Tát Quan Thế Âm
và Bồ Tát Địa Tạng giống như con dã tràng xe
cát, giống như người lấp biển.
Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Địa Tạng
là hai vị thần của Bà La Môn, nó là một sản
phẩm tưởng tượng hý luận của ngoại đạo tạo sự
mê tín phi đạo đức trong dân gian mà hầu hết
mọi người đều mê lầm.
 CHƠN TÂM
Hỏi: Kính thưa Thầy! Ở Thường Chiếu có
Thầy nhập thất trên 15 năm. Có phải vị đó ngộ
được Chơn tâm và sống với nó? Hay nhập Chơn
tâm rồi và nuôi dưỡng nó càng ngày càng sâu
mầu hơn?
Đáp: Lẽ ra, câu hỏi này con nên hỏi Hòa
Thượng Thanh Từ, vì đó là nguồn gốc của
Thiền Tông Trung Hoa, chứ không phải của
Phật giáo Nguyên Thủy. Chơn tâm là sự tưởng
giải của kinh sách phát triển Ấn Độ, ảnh
hưởng Lão giáo đẻ ra thiền Đông Độ.
Mục đích của người tu thiền Đông Độ là
kiến tánh rồi khởi tu (thấy tánh rồi mới tu) tu
như vậy gọi là “bảo nhậm”, giữ “ông chủ” đó là
chỗ ngộ được chơn tâm rồi mới sống với nó chứ
không phải nhập chơn tâm vì đã nhập vào thì
đâu còn gì phải nuôi dưỡng.
Mục đích của thiền Đông độ không phải
làm chủ sanh tử, chấm dứt luân hồi, mà chỉ
nhắm vào bản thể bất biến thường hằng bốn
tánh Niết bàn “thường, lạc, ngã, tịnh”.
Nhập thất 15 năm cho đến 1000 năm tu
theo Thiền Đông Độ thì chỉ có triệt ngộ các công án tức là triệt ngộ các pháp tưởng hay nói
cách khác là nhập vào tưởng định, phát triển
tưởng tuệ, tu đến đây hành giả không còn biết
đường nào đi tới nữa, nên tâm tham, sân, si
của họ vẫn như xưa, đụng chướng ngại pháp thì
hiện tướng ra liền, do đó pháp môn Thiền
Đông Độ không phải là Phật Pháp nên không
làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi, tu
theo pháp môn này chỉ uổng một đời tu hành
mà thôi, chẳng có ích lợi cụ thể thiết thực gì,
chỉ là một trò hý luận ảo tưởng thơ văn của
những tâm hồn giàu tưởng tượng.
Còn nói về sự làm chủ sanh, già, bịnh,
chết thì một Thiền sư Việ t Nam danh tiếng
nhất vào thế kỷ thứ XIII, Ngài Thường Chiếu
đã xác định: “Đó là bọn đại bịp, một con chó
sủa một bầy chó sủa theo”.

TƯỞNG UẨN
Hỏi:Kínhthưa Thầy! Có lần Hòa
Thượng nói, có vị Thiền sư khi chứng ngộ khóc
ròng, nhưng cũng có vị Thiền sư khi chứng ngộ cười hoài. Có phải đó là cảm xúc của người
thấy được Chơn tâm không thưa Thầy?
Đáp: Khóc ròng và cười hoài đó là những
người tu rơi vào định tưởng, tưởng uẩn tác động
gây cảm xúc tưởng mình đã ngộ nhập vào bản
thể Chơn Như (chân thật có), nên mới có
những trạng thái kỳ lạ.
Sự tu hành này chính là sự ức chế ý thức
khiến cho ý thức không khởi niệm thiện cũng
như niệm ác, nên ý thức ngưng bặt làm cho
tưởng thức bắt đầu hoạt động, khi tưởng thức
bắt đầu hoạt động thì hành giả có những cảm
giác hỷ lạc hoặc các sắc tưởng, hương tưởng, vị
tưởng, thinh tưởng, cho đến khi pháp tưởng
xuất hiện, pháp tưởng xuất hiện có nhiều
trường hợp xảy ra khi tâm dừng bặt vọng
tưởng.
Có vị pháp tưởng xuất hiện nhận ra Phật
Tánh bằng một câu kinh, như Lục Tổ Huệ
Năng “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, câu này
trong kinh Kim Cang Bát Nhã. Mã Tổ ngộ
Phật Tánh bằng câu kinh: “Tức tâm tức Phật,
Phật tức tâm”. Có vị pháp tưởng xuất hiện ngộ
Phật Tánh bằng một câu công án của Thiền sư
Triệu Châu: “Con chó có Phật Tánh hay không? - Không”. Nhờ câu này mà Thiền sư Huệ Khai
đã ngộ được tâm “Vô, vô, vô, vô ..”.
Hoàng Bá ngộ được Phật Tánh khóc mãi,
Linh Vân ngộ được Phật Tánh cười hoài.
Tất cả những sự ngộ này đều do ảnh
hưởng của tưởng uẩn tạo ra khiến cho người
khóc, kẻ cười, người la, kẻ hét, người đánh, kẻ
làm thinh, gần như người điên, may là họ ngộ
pháp tưởng còn như vậy huống là rối loạn thần
kinh thì hết cứu chữa.

ĐỘ NGƯỜI
Hỏi:Kính bạch Thầy! Xin Thầy cho con
biết con của con, nó có thể thực hiện ý nguyện
lấy đức độ người được không?
Đáp: Được, lấy đức độ người có hai nguyên
nhân cần phải làm:
1- Phải trau dồi cho mình có đức hạnh.
2- Phải có duyên với chúng sanh và chúng
sanh phải đủ phước. Cháu có thể làm được nhưng phải có tâm
nguyện lớn “Vì mọi người xả thân”. Lấy đức độ
người rất khó vì mình phải là tấm gương đạo
đức sáng chói, nếu có một vài hành động sơ sót
thì cũng gặp khó khăn.
Tâm nguyện độ chúng sanh là một điều
thiện rất tốt nhưng phải biết giữ gìn tâm
nguyện đó, do có sự quyết tâm và lòng thành
thì tâm nguyện đó sẽ thành tựu.
Thầy rất tán đồng ý kiến và nguyện vọng
của cháu, nếu đủ duyên thời tiết đến Thầy sẽ
giúp cháu bằng “Giáo trình đạo đức nhân bản -
nhân quả”.

ÁI KIẾT SỬ
Hỏi:Kính thưa Thầy! Người muốn đi tu
mà duyên nghiệp cứ buộc ràng, không thể bỏ đi
được, là do duyên gì, nhân gì, xin Thầy chỉ dạy
cho con hiểu?
Đáp: Người muốn đi tu mà duyên nghiệp
cứ buộc ràng, không thể bỏ đi được, có ba
nguyên nhân chính: 1- Nợ nhân quả quá nặng.
2- Thất kiết sử quá dầy.
3- Ngũ triền cái ngăn che.
Đó là ba nguyên nhân khiến cho người
muốn đi tu theo đạo Phật rất khó vượt qua, đó
cũng là ba mạng lưới bao vây kiếp con người,
mãi mãi trôi lăn trong biển sanh tử, luân hồi
và nhiều khổ đau trong nhiều đời nhiều kiếp.
Chỉ có người trí hiểu biết và còn phải có
đủ nghị lực, can đảm, gan dạ, mới vượt ra khỏi,
mới biết được những sợi dây xích kiết sử tuy vô
hình nhưng nó chắc hơn những sợi dây lòi tói.
Con có duyên với Phật pháp, nhưng tánh
con yếu đuối không thể vượt qua bức tường
nhân quả, vì thế con nên tu trong chiếc áo của
người cư sĩ:
1- Tu tập xả ly năm triền cái bằng đức
nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng.
2- Luôn luôn trau dồi thân tâm trong mọi
hành động thân, khẩu, ý bằng “Tứ Vô Lượng
Tâm”: Đức hạnh Từ, Bi, Hỷ, Xả.
3- Dứt bỏ 10 điều ác và cố tăng trưởng 10
điều lành. 4- Cần phải thông hiểu và nghiên cứu
tường tận đạo đức nhân bản nhân quả không
làm khổ mình, khổ người.
5- Hằng ngày phải nhớ dùng pháp hướng
tâm như lý tác ý: “Tâm như đất, tham, sân, si
phải đoạn diệt sạch”
Người cư sĩ cần tu năm pháp môn này,
thân tâm được an vui và hạnh phúc trong cuộc
sống, chẳng có đối tượng, hoàn cảnh, sự việc
nào làm dao động tâm được, đó chính là nguồn
giải thoát của đạo Phật trong mọi người cư sĩ,
con hãy cố gắng lên! Cố gắng lên tu tập con ạ!
Khi tu tập xả tâm như vậy, tức là con tu
tập đạo đức làm người không làm khổ mình,
khổ người, không làm khổ mình, khổ người là
con đã trả vay nghiệp nhân quả của tiền kiếp,
trả vay nhân quả của tiền kiếp tức là con bứt
bỏ thất kiết sử, khi bứt bỏ thất kiết sử thì con
không còn phóng dật, tâm con không còn
phóng dật tức là tâm định trong thân con, tâm
định trong thân thì tâm thường thanh thản , an
lạc và vô sự, tâm thường thanh thản an lạc và
vô sự thì tâm luôn luôn biết hơi thở ra vô một
cách tự nhiên không bị ức chế hay bị gom tâm
tập trung vào một chỗ. Khi tâm định trên thân như vậy thì lúc
bây giờ là lúc tu thiền định để nhập các định
sâu hơn và khó hơn.
Còn nếu con bứt bỏ ngang mà đi tu thì dù
con có tu đúng chánh pháp của đạo Phật cũng
trở thành tà pháp, tại sao vậy? Tại vì sự bứt
ngang bỏ đi, đó là ức chế tâm, chứ không phải
xả tâm và như vậy con sẽ bị rơi vào tà thiền, tà
định chừng đó con sẽ sống trong Tà kiến của
ngoại đạo rất là khó gở.

SÁT SANH MÀ KHƠNG TỘI
Hỏi:Kính thưa Thầy! Thầy dạy đứng
trên công lý được phép giết những loài sâu bọ
côn trùng, chuột, v.v.. nhưng các loài đó sinh
ra là bản tính của chúng như vậy. Cứ cho là
giết hết chúng thì sẽ sinh ra loài khác tương tự
hoặc không sinh ra loài khác thì mối tương
quan tương sinh “có loài này thì sẽ có loài khác
là sự hỗ tương trong môi trường”.
Phần này đối với đời sống của con người
bình thường là họ sẽ giết, song đối với đạo Phật có lòng từ bi “Tứ Vô Lượng Tâm”, Phật
dạy không được sát sanh dù là con vật nhỏ
nhất, kể cả trực tiếp và gián tiếp. Con suy nghĩ
mục này, nên để ở bộ sách Đạo Đức Làm Người
chứ ở bộ sách Đường Về Xứ Phật thì nhiều
người sẽ nghĩ là không có lòng từ bi. Vậy kính
mong Thầy dạy cho.
Đáp: Bộ sách Đường Về Xứ Phật là bộ
sách phá những kiến chấp sai lầm trong đạo
Phật cũng như ngoài đời. Vì thế , đời đạo phải
rõ ràng: Đời là đời, đạo là đạo; đời có đạo đức
của đời, đạo có đạo đức của đạo.
Đời có đạo đức của đời, đạo đức của đời là
cách thức và hành động trách nhiệm bổn phận
đối nhân xử thế, phải sản xuất ra sự sống, phải
bảo vệ sự sống, phải làm hết bổn phận làm
người đối với gia đình và xã hội, quê hương xứ
sở, v.v…
Ai cũng biết vị trí làm người là phải sản
xuất ra sự sống và bảo vệ nó, chứ không được
quyền ăn bám vào người khác. Nếu có kẻ nào
khác hay những loài vật nào xâm phạm cướp
giựt, phá hoại sự sống thì người đời phải có
quyền bảo vệ cầm súng hay bất cứ một vũ khí
nào hoặc bình xịt thuốc sâu rầy để diệt trừ
những côn trùng phá hoại mùa màng và kẻ xâm phạm sự sống. Đừng lấy Thánh hạnh hiếu
sinh của người ly gia cắt ái mà áp dụng vào đời
thường thì không đúng đạo đức làm người.
Những câu trả lời trong bộ sách Đường Về Xứ
Phật là trả lời chung cho người cư sĩ và người
tu sĩ, chứ không riêng gì người tu sĩ đã ly gia
cắt ái.
Đạo đức của người đời thì không được vô
cớ giết hại người và tất cả chúng sanh dù là
loài vật đó nhỏ như vi khuẩn, vi trùng.
Đạo đức làm người không cho phép chúng
ta làm ngơ nhìn giặc cướp nước mà không cầm
súng giết giặc bảo vệ quê hương Tổ Quốc, để
nước mất nhà tan là người không có đạo đức.
Vua Lương Võ Đế vì tin Phật không đúng
chánh pháp, mê tín không trí tuệ, giặc đến
cướp nước mà cứ tưởng rằng mình có công với
Phật giáo, bỏ tiền ra xây cất 72 cảnh chùa và
giúp đỡ biết bao nhiêu Tăng chúng tu học. Do
công lao ấy nên an nhiên tự tại ngồi gõ mõ
tụng kinh cầu chư Phật đuổi giặc. Giặc không
đuổi được, nước mất, nhà tan, chết một cách rất
thảm thương.
Hầu hết mọi người hiểu nghĩa Tứ Vô
Lượng Tâm một cách sai lệch. Từ bi không
phải là lòng yêu thương tầm thường, từ xưa đến nay mọi người đều hiểu như vậy. Hiểu đúng
nghĩa “Từ bi” là phương pháp buông xả để đối
trị tâm sân hận, chứ không phải lòng yêu
thương bình thường, nhưng chúng ta không có
danh từ nào để diễn tả đúng nghĩa từ bi buông
xả với một tâm hồn thanh thản. Từ bi cũng là
một pháp độc nhất để đi đến cứu cánh hoàn
toàn, cho nên lấy tâm phàm phu của con người
mà hiểu từ bi Tứ Vô Lượng Tâm thì làm sao
hiểu được.
Tứ Vô Lượng Tâm là pháp không phóng
dật, là pháp tâm bất động, còn thương yêu là
còn động tâm. Như vậy Từ, Bi, Hỷ, Xả là mộ t
trạng thái Niết Bàn, chứ không phải từ bi là
yêu thương theo kiểu giáo pháp phát triển.
Từ bi của giáo pháp phát triển là một
trạng thái tiêu cực, chịu đựng ức chế tâm, chứ
không phải từ bi không phóng dật.
Người tu sĩ Phật giáo sống ba y một bát,
không nhà, không cửa, không làm một nghề
nghiệp nào cả chỉ có đi xin ăn ngày một bữa
thì làm gì có diệt sâu rầy, thì làm gì mà không
tỉnh thức để đến nỗi vô tình sát sanh, hại
mạng chúng sanh.
“Bộ sách Đường Về Xứ Phật là trả lời
chung cho tất cả những câu hỏi về đời, về đạo chứ không phải chỉ có riêng trả lời về
đạo mà thôi”.
Từ bi của đạo Phật là một pháp môn độc
nhất tu hành từ tâm phàm phu đến tâm vô lậu,
nó luôn luôn được áp dụng cho sự tu tập của tu
sĩ, hơn là áp dụng nó cho cư sĩ, vì áp dụng cho
người cư sĩ thì nó trở thành lòng yêu thương
tầm thường nên rơi vào pháp đối đãi, do đó bị
chướng ngại khi nghe nói hay thấy người cư sĩ
bảo vệ mùa màng hoặc cầm súng giết giặc thì
bảo rằng không lòng “Từ bi”. Ấy là hiểu và sử
dụng lòng từ bi không đúng pháp, đúng chỗ,
đúng người.
Đọc sách Đường Về Xứ Phật có nhiều chỗ
không phải khó hiểu, nhưng vì bị những kiến
chấp sai lầm từ lâu của kinh sách phát triển
thành ra khó hiểu, nên hiểu không đúng ý
nghĩa chánh pháp của Phật, đâm ra nghi ngờ
tác giả dạy sai.
 Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
ĐỆ TỬ VI PHẠM NĨI XẤU THẦY TỔ
Hỏi:Kính thưa Thầy! Với trí tuệ Tam
Minh Thầy có thể hiểu mọi việc, mọi sự vật
không hạn cuộc. Ở đây có hạng đệ tử tu không
được, sau khi ra ngoài nói xấu Thầy như thầy
Minh Tông nào đó mà con không biết, chỉ đọc
trong sách Những Lời Phật Dạy.
Thưa Thầy, nói xấu với người bình thường
còn bị tội đọa, huống là với bậc A La Hán thì
tội rất nặng và không biết địa ngục nào sẽ đọa
vào.
Với trí tuệ của Thầy là vô hạn, con nghĩ
ngay từ đầu Thầy quan sát và không nên nhận
họ để họ đỡ bị tội nặng như thế có được không?
Thầy có thể từ bi vị tha song luật nhân
quả có tha cho họ đâu. Mong Thầy dạy cho con
hiểu.
Đáp: Đề Bà Đạt Đa đến với đức Phật xin
tu hành. Đức Phật chấp nhận, nhưng sau này
Đề Bà Đạt Đa chống lại đức Phật, tìm cách giết
Phật, lăn đá, cho voi say, v.v.. Như vậy các bạn
hiểu như thế nào? Với trí tuệ Tam Minh đức Phật có biết Đề Bà Đạt Đa chống lại mình
không? Biết, sao đức Phật lại chấp nhận?
Đó là duyên nhân quả, nhưng nhân quả
chỉ có chuyển hóa chứ không phải tu hành
chứng đạo là không còn nhân quả nữa. Vì còn
mang thân này là còn có nhân quả . Lăn đá, cho
voi say để giết Phật là quả; không hại được
Phật là chuyển nhân quả.
Thầy cũng vậy, nhờ có Minh Tông mà mọi
người mới biết tu sai tu đúng chánh pháp của
Phật, nhưng tất cả đều do phước báo nhân quả
của chúng sanh. Vì thế, không ai sống trong vũ
trụ này mà ra khỏi qui luật của nhân quả, làm
ác phải gạt quả dữ. Minh Tông té thang lầu,
chết đi sống lại chịu biết bao nhiêu khổ sở. Đấy
không phải là địa ngục vô gián sao? Xưa, Đề Bà
Đạt Đa cũng rơi vào địa ngục ấy. Phước còn quả
báo chưa đến, phước hết quả báo sẽ không tha
thứ một ai, nhân nào quả ấy, không trốn chạy
đâu khỏi.
 CHÙA TO PHẬT LỚN
Hỏi:Kính thưa Thầy! Trong nhiều sách
Thầy nói về chùa to Phật lớn và có ví dụ như
nước CamPuChia có chùa Đế Thiên, Đế Thích
và tháp Angkor. Về phần này có hai cách hiểu
khác nhau:
Thưa Thầy, Thầy dạy những bậc tu Phạm
hạnh của đạo Phật là ba y một bát nay đây mai
đó. Chùa càng to Phật càng lớn thì càng bận
tâm. Có đúng như vậy không thưa Thầy?
Hiện nay về phương diện lịch sử, kinh tế,
du lịch, mỹ quan thì người ta cho đó là những
kỳ quan cả thế giới công nhận, tuy nhiên khi
làm ra nó thì vất vả tốn kém, song hiện nay
người ta thu lợi rất lớn về du lịch và mọi người
họ tự hào vì đã được Unesco công nhận lịch sử
văn hóa hàng đầu của thế giới trong tám kỳ
quan. Vậy Thầy có thể dạy trong sách việc xây
chùa tượng bằng hai cách:
- Một là đối với tu sĩ chuyên tu thì nên
sống đơn giản.
- Hai là đối với tu sĩ đã tu xong thì có thể
đến nơi đó để thuyết pháp, vì những người này chùa nào họ cũng không động tâm. Nhờ nơi đó
người dân dễ tập trung nghe pháp, nó sẽ làm
tăng giá trị lịch sử của Phật giáo. Các thế hệ
sau này cũng tự hào về tôn giáo của họ. Vậy,
Thầy có thể giảng cho con tường tận vấn đề
này được không?
Đáp: Ai đọc kinh sách Phật giáo Nguyên
Thủy đều phải công nhận giáo lý của đạo Phật
là chân lý của loài người. Nói chân lý loài người
là nói đến một sự thật không hề có một chút
xíu không đúng. Chính vì vậy nó là đạo đức
nhân bản – nhân quả, nên đức Phật đã xác
định:
“Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn”.
Đạo Phật chủ trương nhân bản, lấy con
người làm trụ cột, biến cõi sống thế gian thành
cảnh Cực Lạc, Thiên Đàng, chứ không có hình
thức mơ mộng, ảo tưởng Thiên Đàng, Cực Lạc
hoặc Thần Thánh, Tiên Phật, Ngọc Hoàng,
Thượng Đế, Chúa Trời, v.v…
Do chủ trương nhân bản – nhân quả nên
Phật giáo lấy đức hạnh (Giới luật) làm chỗ
nương tựa, làm thầy hướng dẫn, làm cuộc sống
cho mình. Vì thế, xây chùa to Phật lớn là sai. Gương hạnh đức Phật ngày xưa còn đó. Thành
đạo dưới cội cây Bồ đề. Chết dưới cội Sa La
song thọ. Thế mà ngày nay chùa to Phật lớn
khắp nơi, lại còn có những ngôi chùa, tháp được
mọi người công nhận là kỳ quan đệ nhất thế
giới thì thử hỏi những việc làm này đi ngược lại
tinh thần “xả phú cầu bần” của Phật giáo thì
còn gì là Phật giáo nữa. Phải không các bạn?
Vì lấy con người làm gốc nên Phật giáo
phải xây dựng con người. Xây dựng con người
để trở thành những kỳ quan thế giới bằng chất
liệu đức hạnh không làm khổ mình, khổ người
và khổ tất cả chúng sanh. Theo chúng tôi thiết
nghĩ đó là một kỳ quan thế giới tuyệt vời xứng
đáng để con người tự hào hãnh diện về con
người thì mới đúng nghĩa. Còn xây chùa to
Phật lớn lấy chất liệu đất đá mô phỏng theo
hình thức vạn vật vũ trụ thiên nhiên tạo ra rồi
tự hào bảo nhau đó là kỳ quan thế giới. Thực tế
trên hành tinh này vũ trụ đã xây dựng biết bao
nhiêu kỳ quan đẹp đẽ gấp trăm ngàn lần
những kỳ quan của loài người: như Vinh Hạ
Long, Phong Nha, v.v… Trước những cảnh này
con người có làm được như vậy không?
Những kỳ quan thế giới hiện giờ chỉ là
những sự mô phỏng bắt chước thiên nhiên vũ trụ, vẻ hùng vĩ đẹp đẽ của nó còn thua xa vũ
trụ gấp trăm ngàn lần như trên đã nói thì có gì
mà chúng ta tự hào?
Những vật chất này đều vô thường, không
bền chắc, không giữ gìn được lâu dài, chỉ một
trận động đất những kỳ quan này còn bảo tồn
được nữa không?
Một kỳ quan của loài người, lấy chất liệu
đạo đức xây dựng thì động đất không làm hư
hoại, lũ lụt không trôi, bão tố không làm sụp
đổ, hỏa hoạn không thiêu đốt được, đi khắp bốn
phương ngược gió không trở ngại. Phật giáo
chủ trương như vậy, vì lấy con người làm gốc,
nên người nào đi ngược lại xây dựng chùa to
Phật lớn là không phải Phật giáo là Thần đạo,
là đạo mê tín, là đạo lường gạt con người.
Tôn giáo có thế giới siêu hình là tôn giáo
phi khoa học, phi nhân bản, vô đạo đức nhân
bản - nhân quả, v.v.. Phần đông những tôn giáo
này đều có chùa to Phật lớn.
Đệ tử của đức Phật ngày xưa được sự chỉ
đạo của Ngài nên không cất chùa to Phật lớn,
chỉ am tranh vách lá cúng dường Phật và chư
Tăng để tránh mưa ẩn nắng tu hành, chứ
không có thờ phượng như chúng ta ngày nay.
Những nơi ở ấy được gọi là “TỊNH XÁ”. Tịnh xá có nghĩa là ngôi nhà ở thanh tịnh. Trong kinh
sách Nguyên Thủy thường nhắc những tịnh xá
như: Tịnh xá Kỳ Hoàn, tịnh xá Trúc Lâm, v.v..
Hòa Thượng Huệ Quang, Hòa Thượng
Khánh Anh tổ chức những chuyến hành hương
về thăm xứ Phật. Trước mắt các Ngài tịnh xá
Kỳ Hoàn và tịnh xá Trúc Lâm chỉ còn là một
khu rừng hoang vu không tìm ra một cục đá,
một viên gạch, chứng tỏ ngày xưa đức Phật và
chúng Thánh Tăng sống dưới bóng cây, dưới
túp lều tranh lá hay trong hang hóc… Những
nơi Thánh địa ấy chứng tỏ Phạm hạnh của tu
sĩ thời đó rất cao.
Tất cả các tôn giáo trên hành tinh đều
nhắm vào sự xây dựng cơ sở đồ sộ vĩ đại để lại
như: Tòa Thánh La Mã (Thiên Chúa), Đế
Thiên, Đế Thích, đền Angkor (Phật giáo Nam
Tông), tòa Thánh Tây Ninh (Cao Đài Giáo) v.v…
Còn cơ sở Phật giáo Nguyên Thủy chỉ còn
là một khu rừng hoang vu. Chính khu rừng
hoang vu ấy mới nói lên ý nghĩa đạo đức nhân
bản - nhân quả không làm khổ mình, khổ
người, khổ tất cả chúng sanh. Đó là tòa Thánh
của Phật giáo, là một kỳ quan thế giới đẹp

nhất của mọi người.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!