Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 4 - 2



Trong  khi đạo Phật, không chấp nhận thế giới  siêu  hình;   không  chấp  nhận  tụng  kinh, cúng  bái,  cầu  nguyện,  tế  lễ,  thì cúng  bái  tụng kinh, cầu  khẩn và  tế  lễ  với  ai  cho ai  đây? Đạo Phật là Đạo vô ngã. Vậy, ngồi thiền nhập định để  kiến  tánh  thành  Phật  là  Phật  gì?  Vô  ngã sao lại còn có Phật?
Đạo Phật là một tôn giáo ra đời, để giải quyết bốn điều khổ của kiếp người  “sanh,  già, bệnh,  chết”.  Giáo  pháp  của  Người  xây  dựng trên  một  nền  tảng  “Đạo   đức   nhân   bản   – nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người”.
Pháp  môn của Người  dạy tu  tập  tỉnh thức là để ngăn chặn lòng tham muốn và ngăn chặn các  ác  pháp,  nhờ  đó  mới  mang  lại  sự  an vui, thanh thản và hạnh phúc cho mình,  cho người. Một giáo pháp rất thực tế và cụ thể cho mọi người,  nếu  mọi  người  ai  cũng  ý  thức  và  hiểu biết về pháp môn này, nỗ lực thực hiện sống đúng lời dạy của đức Phật, thì xã hội loài người sẽ  trở  thành  Thiên  Đàng,  Cực  Lạc,  còn  có  cần gì đi tìm cõi Thiên   Đàng, Cực Lạc mơ hồ, trừu tượng kia, mà chẳng bao giờ có.
Vừa rồi, chúng tôi được đọc một cuốn sách tựa đề “Sự sống sau khi chết”. Đọc xong cuốn
 sách này, nếu người nào không có tu tập theo giáo lý Nguyên Thủy của đạo Phật và không có chứng  nghiệm  pháp  hướng  tâm,  thì chắc  chắn phải  tin rằng  có  thế  giới  siêu  hình.  Toàn  bộ cuốn   sách   tác   giả   đã   lượm   lặt   những   mẩu chuyện “cận tử nghiệp”.  Tác giả này chưa bao giờ  tìm hiểu  Phật  giáo  và  nếu  bây  giờ  có  tìm hiểu  và  nghiên  cứu  Phật  giáo  thì ông  ta  cũng vẫn  hiểu  lầm  lạc,  vì  một  đám  mây  mù  giáo pháp  phát  triển  đã  che phủ  và  lấp  kín  lời  dạy của đức Phật.
Những mẩu chuyện cận tử  nghiệp của bao nhiêu người lâm sàng trên giường bệnh trong bệnh viện, tác giả đều cho đó là một trạng thái của cuộc sống sau khi chết. Họ đâu biết rằng trong  thân  tứ  đại  này,  khi con người  còn  sống có  cả  hai  thế  giới  hữu  hình  và  vô  hình,  nhưng khi thân tứ đại này chết, thì cả hai thế giới ấy đều  diệt  sạch.  Khi thân  này  còn  sống,  cái  gì hoạt  động  trong  thế  giới  hữu  hình?  Và  cái  gì hoạt động trong thế giới vô hình?
Khi còn sống, con người hoạt động trong thế  giới  hữu  hình  bằng  “sắc  thức”.  Sắc  thức gồm có sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt  thức,  thân  thức  và  ý  thức;  còn  hoạt  động
 trong thế giới vô hình  thì chỉ bằng một “tưởng thức”.
Bình  thường hằng ngày chúng ta sống làm mọi  việc, thì ý  thức  điều  khiển hoạt  động do ý căn  (bộ  óc  và  thần  kinh).  Khi ý  thức  ngưng hoạt động giống như người đang ngủ, thì tưởng thức hoạt động, sinh ra giấc mộng (chiêm bao), cũng  do  ý  căn  (bộ  óc  và  hệ  thần  kinh) điều khiển.
Cho  nên,   một   người   bị   bệnh  tim,   gan, phèo, phổi, v.v.. một trong những bộ phận đó bị ngưng  hoạt  động,  được  xem  như  chết,  nhưng thật  chưa chết  hẳn,  ý  thức  ngưng  hoạt  động, hơi  thở  dừng,  tim không  đập,  nhưng  hệ  thần kinh tưởng  còn  hoạt  động,  tức  là  tưởng  thức hoạt  động  (chiêm  bao). Giấc  chiêm  bao đó  gọi là  “cận   tử   nghiệp”.   Hằng  ngày  trong  cuộc sống  họ  ưa thích  làm  những  điều  ác,  thiện,  đi chùa, nhà thờ, cúng bái, tụng niệm, ngồi thiền, ước vọng được   sanh lên Thiên Đàng gặp Chúa, được  vãng  sanh  về  Cực  Lạc  Tây  Phương,  gặp Đức Phật Di Đà, được thấy hào quang ánh sáng của chư Thiên, chư Phật, chư Bồ Tát, v.v.. Đó là những người được theo các tôn giáo và được những giáo pháp của các tôn giáo đã ghi những ấn  tượng  vào  đầu  óc  của  họ  bằng  những  hình
 ảnh Chúa, Phật, ánh sáng, hào quang, hoa sen, thì cận tử  nghiệp sẽ thể hiện giấc mộng y như hình  ảnh đó.
Lợi  dụng  cận tử  nghiệp,  Tịnh  Độ  Tông  sử dụng hộ niệm để giúp người sắp chết, thực hiện giấc   mộng  trực   vãng  Tây  Phương.  Tịnh  Độ Tông   nghĩ   rằng:   nghiệp   cuối   cùng   (cận   tử nghiệp) có thể thể hiện được những ước ao và ý nguyện lúc còn sống. Đó  là  về  phần của những người có tôn giáo.
Còn  những  người  không  tôn  giáo,  thì cận tử nghiệp thực hiện giấc mộng theo tâm ham muốn  danh,  lợi,  thương,  yêu,  mến,  tiếc,  giận hờn, tức  tối, thù  hận, căm  ghét, la hét, sợ hãi, v.v.. Đó là những điều làm ác, ngược lại làm thiện  thì cũng  thấy  cảnh  vui  tươi,  hoan  hỷ, sung sướng v.v..
Vì huân tập  thành thói  quen (nghiệp  lực), lúc  sắp  chết, tưởng thức hoạt động từa tựa như giấc chiêm bao. Giấc chiêm bao chỉ có sáu thức ngưng hoạt  động,  còn  toàn  bộ  cơ thể  đều  hoạt động bình thường.
Người sắp chết, cũng ở trong trường hợp này  sáu  thức  ngưng hoạt  động  nhưng  lại  khác là  do một  tạng phủ  nào  bị  hư hoại  không hoạt
 động  được,   chứ   không  giống  như  người  ngủ chiêm bao.
Đó  là  trường  hợp  người  sắp  chết  tưởng thức  hoạt  động,  nên  thấy  mình   xuất  hồn  ra khỏi thân và thấy thân đang nằm trên giường bệnh, các y, bác sĩ đang làm hô hấp cứu chữa. Nhưng  cũng có  người lúc  lâm  sàng trên giường bệnh  chết,  bấy  giờ  duyên  năm  uẩn  chưa phân ly, nên tưởng thức hoạt động, bệnh nhân như nằm   mộng,   thấy   hào   quang  ánh   sáng,   chư Thiên Thần, chư Tiên, chư Phật, chư Bồ Tát, Ngọc Hoàng, Thượng đế, quỉ sứ, ngưu đầu, mã diện, vua Diêm  La, v.v.. Nhờ  hô  hấp, cứu chữa của  y,  bác  sĩ,  bệnh  nhân  tỉnh  lại,  giống  như một giấc mọâng và kể lại cho những người thân nghe: “chắc  chắn  có  sự  sống  sau khi chết, có  địa ngục  hẳn  hoi”.  Qua những  hình  ảnh đó, con người không ngờ, đó là một hình  bóng, do tâm ước muốn mà tưởng thức thể hiện qua giấc mộng cận tử nghiệp.
Nếu  thật  sự  năm  duyên  ngũ  uẩn  phân  ly, tan rã  thì chẳng còn gì là  của ta nữa hết, linh hồn,  thần  thức,  Phật  Tánh  cũng  tiêu  tan  hết, chỉ còn lưu lại nghiệp thiện, nghiệp ác mà thôi và  tiếp  tục  theo  nghiệp  thiện,  nghiệp  ác  đó, tương  ưng vô  minh  theo  hành  động  nhân  quả
 của  kẻ  khác  tái  sanh  luân  hồi  (Vô  minh  sanh hành, hành sanh thức).
Từ vô minh, chúng ta tạo nghiệp thiện nghiệp  ác, trong cuộc sống hằng ngày, đến khi chết  rồi,  chỉ  còn  lại  nghiệp  thiện,  nghiệp  ác, rồi  cũng  theo  vô  minh,  tiếp  tục  tái  sanh  luân hồi kiếp khác, cứ mãi như vậy, trôi lăn trong dòng nước nghiệp muôn kiếp muôn đời.


Do  thế,   đức   Phật   dạy:  “con  người   từ nhân quả sanh ra, sống trong nhân quả và chết trở về nhân quả”, chúng ta biết rất rõ, chẳng có thế  giới  siêu  hình,  chẳng có  đấng tạo hóa  nào  cả,  chẳng  ai  sanh  chúng  ta  ra cả  và cũng chẳng có ai ban phước, giáng họa cho ta được, mà chính chúng ta biết dừng dòng nước nghiệp, thì tất cả tai nạn, bệnh tật, đau khổ và sự tái sanh luân hồi đều chấm dứt.
Trí   hữu  hạn  của  con  người  không  thấu suốt và không thấy rõ thế giới nhân quả, nên lầm  chấp  có  thế  giới  này,  có  thế  giới  kia, rồi sanh ra dính mắc, cái này thường hằng, cái kia vô  thường,  từ  đó  tranh luận  theo  tưởng  giải, kiến chấp, ngã chấp của mình,  sản xuất ra biết bao nhiêu cái sai lầm, sai lạc, tự cho cái này đúng, cái kia sai, rồi chia phe nhóm ra bài bác, chỉ  trích  lẫn  nhau, loanh  quanh,  lẩn  quẩn  suy
 tới,  nghĩ  lui  cũng  chỉ  ở  trong  vòng  tưởng  thức mà  thôi,  không  thể  nào  vượt  ra khỏi  sự  hiểu biết hữu hạn của ý thức con người.
Đời  sống  của  con người,  sự  hiểu  biết  lúc bình  thường  là  ý  thức,  đến  khi gặp  thiên  tai, hỏa  hoạn,  sấm  sét,  chớp  giăng,  lũõ  lụt,  bão  tố, tai ách, bệnh tật nan y, v.v.. Trước những cảnh quá khiếp đảm sợ hãi đó, ý thức không thể nào hiểu  nổi  được,  nên  tưởng  thức  bắt  đầu  hoạt động,  thì thế  giới  siêu  hình  hiện  ra, có  những vị  Thần  trong  tâm  tưởng  của  họ  như:  Thần Mưa, Thần Sấm, Thần Sét, Thần Núi, Thần Sông, Thần Cây, Thủy Thần, Hỏa Thần, Thổ Thần,  v.v..  Tất  cả  những  vị  Thần  này  có  thể ban phước, giáng họa cho loài người.
Với  lòng  thành  kính  tin tưởng  và  lúc  nào cũng tựa nương vào những đấng thần linh này, nên  có  việc  lớn,  việc  nhỏ  gì cũng  đều  van vái, cầu khẩn, cúng bái các vị thần linh, lòng tin tưởng  đó  bắt  đầu  có  hiệu  nghiệm,  thấy  có  sự linh nghiệm  rõ  ràng.  Cho  nên,  người  ta  nói rằng:  gò  mối  mà  cứ  đến  thắp  hương cúng  bái, thì gò  mối  cũng  linh hiển.  Cái  linh hiển đó  từ nơi đâu mà có? Chưa có ai hiểu được, ngoại trừ những bậc chơn tu, thạc đức, tu hành đúng theo đường lối của đạo Phật đạt đến Tứ Thiền, Tam
 Minh  mới  biết  rõ  từ  nơi  tưởng  ấm  của  con người  nhờ  sức  “ám  thị”  tạo  ra, hay  nói  một cách  khác,  sự  linh hiển  đó,  do lòng  tin tưởng của chúng ta, tự động đã  ám thị trong tâm chứ không phải có các thần linh trong thế giới siêu hình  linh hiển thật sự.
Từ sự linh hiển đó, khiến cho người ta tin rằng,  có  thế  giới  siêu  hình  thật  sự,  có  ma, có quỉ,   có   linh  hồn  người   chết.   Tin  tưởng  vào những hình  bóng như vậy, gọi là mê tín, tin mà quên  mình  dám  hy  sinh  cho những  thần  linh đó,  gọi  là  cuồng  tín. Đó  là  những  giai  đoạn  đa thần, do từ lòng quá sợ hãi của con người sản xuất ra bằng tưởng thức, để an ủi tinh thần lúc quá khiếp đảm sợ hãi.
Tôn  giáo  ra đời  cũng dựa vào  lòng  mê  tín đó, không bỏ bớt các vị thần kia nhưng lại xây dựng một thế giới siêu hình nhất thần, do các đấng giáo  chủ có  đủ  quyền năng điều  khiển và sai khiến được các vị thần của dân gian đặt ra, họ có quyền năng tối cao hơn các vị thần khác, nên con người tin theo và xin gia nhập vào tôn giáo đó để được các vị thần trên hết ban phước cho mình.
Các nhà làm tôn giáo, chỉ cần thực hiện một vài thần thông tưởng nho nhỏ, do sự tu tập
 thiền định tưởng, hoặc dùng tưởng lực bùa chú, tạo   ra  những   thần   lực   mà   con  người   bình thường  không  thể  làm  được,  thì mọi  người  sẽ theo tôn giáo mình  rất nhiều. Ví như biến hóa, tàng hình,  đi trên nước, đi trên lửa, đi trên hư không như chim bay, biết chuyện quá khứ vị lai của người khác, trị bệnh, trừ tà, ếm quỉ, v.v.. Làm những việc như vậy sẽ có nhiều người theo tôn giáo mình  rất đông.
Có một số tôn giáo lợi dụng sự trị bệnh và cứu trợ tiền bạc, thực phẩm, gạo, sữa, đường, thuốc thang, v.v.. để lôi cuốn mọi người vào tôn giáo  mình,  đó  là  mánh  khoé  của  các  nhà  làm tôn giáo. Cho nên, Phật giáo phát triển có Tứ Nhiếp Pháp để nhiếp phục người khác vào tôn giáo mình.
Do dùng  tưởng  tập  luyện,  nên  tâm  danh, lợi, sắc dục vẫn còn, vì thế, khi có chút ít thần thông,  thì lập  thành  một  giáo  phái,  rồi  hướng dẫn người theo giáo phái mình tu tập. Nếu vị giáo chủ không sa ngã danh, lợi và sắc đẹp, có giới luật, có kỷ cương hẳn hoi, có pháp hành và tu tập có kết quả, thì giáo phái đó được duy trì lâu dài, còn ngược lại không có kỷ luật, vị giáo chủ đắm say danh lợi và sắc dục thì thần thông
 tưởng  biến  mất,  vị  giáo  chủ  kia  đi  ở  tù  vì  tội lừa đảo.
Trong  đương thời, phát triển đạo giáo, thì vị giáo chủ bày ra đủ thứ mê tín, khiến con người  hao tốn  tiền  bạc  rất  nhiều,  nhưng  cũng có điều dạy rất tốt, dạy người làm lành, biết thương  yêu  nhau, bố  thí giúp  nhau trong  cảnh hoạn nạn, tương thân tương trợ đoàn kết với nhau.  Nhưng  rất  độc  tài  và  bảo  thủ  tôn  giáo mình  nên  sách  động  tín đồ  làm  việc  cực  ác. Phần nhiều có chiến tranh trên hành tinh này đều do tôn giáo gây ra, máu xương con người chất như núi.
Bởi vậy, tôn giáo ra đời có lợi mà cũng có hại, lợi là dạy người làm thiện, tu thiện, biết thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau;  hại là tôn giáo  này tranh giành tín đồ  với  tôn giáo khác, vì hệ tư tưởng khác nhau. Nhưng  xét cho cùng, tất  cả  các  tôn giáo  khác  trên thế  gian này đều lấy  tưởng  thức  tu  tập,  thậm  chí  như:  Võ  công, Khí  công,  Khinh  công,  Nội  công,  Yoga, Dưỡng sinh đều tập luyện bằng tưởng lực, chỉ trừ ra có Phật giáo không dùng tưởng.
Phật  giáo lấy ý thức chủ động điều khiển, lấy  đạo  đức  nhân  quả  làm  nền  tảng  vào  đời, nên không làm khổ mình,  khổ người, luôn sống
 với  trí tuệ  nhân  quả, chuyển  hóa  được  quả  xấu thành quả tốt, luôn tạo nhân lành bằng hành động thân, miệng, ý, tránh tạo  nhân ác, khiến đời  sống mình  và  mọi  người đều  được  tràn đầy hạnh phúc, an vui, chan hòa với nhau.
Những giáo lý và pháp môn đạo đức cao quý  này,  đã  bị  những  giáo  lý  tưởng  giải,  kiến giải  của  các  nhà  học  giả  phát  triển  triển  khai ra và đã  tìm mọi cách dìm mất giáo lý của đạo Phật,  nên  hiện  giờ  con người  trên  hành  tinh này đã  đánh mất đi một nền đạo đức nhân bản
– nhân quả tuyệt vời không làm khổ mình,  khổ người.
Nếu các tôn giáo cho rằng: có đời sống sau khi  chết   và    lấy   những   mẩu   chuyện   cận   tử nghiệp của nhà sưu tầm Raymono A-Moody cho là thật, thì chúng tôi xin nêu một ví dụ.
Ví  dụ,  có  một  bệnh  nhân  cần  phải  mổ, trước khi mổ phải gây mê cơ thể cho người này. Khi bị  gây  mê,  người  này  không  còn  biết  gì hết,  giống  như  người  ngủ  say, thì lúc  bấy  giờ linh hồn  người  này  đâu  bị  gây  mê,  sao họ  lại mất  tiêu,  không  xuất  linh hồn  ra ngoài  thân, để xem lại thân họ đang bị mổ, như các trường hợp  trong  sách  này  thuật  lại.  Trường  hợp  thứ hai,  trong  các  nhà  Thiền  bảo  rằng:  “thể  tánh
 con   người   hằng   biết,   hằng   nghe,   hằng thấy. Vậy, sao lúc gây mê chẳng còn nghe thấy biết gì cả?”.
Phật  dạy:  “cận   tử   nghiệp”,  người  sắp chết thường thể hiện cận tử nghiệp như giấc mộng, thấy cảnh giới này, cảnh giới khác, có người thì mê man bất tỉnh chẳng  biết gì cả, đó là tùy theo nghiệp (thói quen do lòng ham muốn),  tiếp  tục  tái  sanh  luân  hồi  theo  nghiệp lực  dục  tương ưng với  đối  tượng nghiệp  lực  dục đó, ngay liền sau khi thân này không còn phục hồi  lại  được  nữa.  Do đó,  sự  sống  sau khi chết không có, chỉ có một cuộc sống hiện hữu đang tiếp  diễn  trong  luật  vô  thường  nhân  quả,  từ thân này đến thân khác liên tục mãi, tiếp nối nhau  mãi  không  bao giờ  có  kẽ  hở,  như  ngọn đuốc này tắt, tiếp nối ngọn đuốc khác.
Đó là một đạo luật nhân quả bất di bất dịch, muôn đời muôn kiếp của loài người không có  ai  thay  đổi  được,  bởi  vì  con người  từ  nhân quả  sanh ra, sống  trong  nhân  quả  và  chết  trở về nhân quả.




TỤC LỆ
 Câu hỏi của Liễu Hương
 Hỏi:   Kính  thưa   Thầy!   Tại   sao  người
chết, phải buộc tay chân vào hai bả vai?
Đáp:    Theo phong  tục  tập  quán  của  dân tộc Việt Nam có rất nhiều truyền thống mê tín, dị đoan, kỳ lạ theo  từng vùng địa  phương. Đây cũng là một phong tục tập quán ở miền Bắc, riêng ở miền Nam, khi nhà có người chết thì nhốt mèo lại hết. Những ông bà xưa dạy: khi trong  nhà  có  người  chết,  không  cột  tay  chân vào  bả  vai  thì sẽ  bị  quỉ  “nhập  tràng”,  quỉ nhập  tràng  tức  là  những  linh hồn  người  chết oan  ức  (chết  bất  đắc   dĩ),  chết  tức  tối,  chết không kịp trối trăn gì cả, những linh hồn người này  không  đi  đầu  thai  được,  sống  vất  vưởng theo  đình,  theo  miếu,  theo  cây  cao, bóng  mát, thấy người nào hạp với nó, thì bắt bệnh đau; thấy  người  nào  chết,  mà  hơ  hỏng  không  chịu cột  tay chân, thì nhập  vào, khiến cho thây ma bật  dậy  chạy  điên  khùng,  đụng  vào  người  nào thì người đó cũng chết theo,  khi đụng như vậy, dù  vào  người  hay cây cối  thì thây ma cũng bật té  chết  trở  lại,  do đó  người  ta  sợ  trường  hợp
 này xảy ra, nên mới cột tay chân vào bả vai để tránh  trước  tai  họa  cho  gia  đình   và  những người khác.
Trong  miền  Nam,  khi nhà  có  người  chết, người ta không cột tay chân người chết lại, mà lại nhốt mèo, vì trong những con mèo sẽ có con mèo  gọi  là  “linh   miêu”.   Nếu  con  mèo  này nhảy  ngang  qua thây  người  chết,  thì thây  ma đứng  dậy  chạy  và  đụng  ai  thì người  ấy  chết, cho nên có  người  chết trong nhà  đều  nhốt mèo lại hết, bây giờ không còn tục lệ đó nữa.
Trong kinh sách Nguyên Thủy của Phật giáo  không có dạy những điều này, thường dạy làm  những  điều  thiện  tránh  xa những  điều  ác và  đập phá những điều mê tín, dị đoan, nhất là xóa  bỏ  thế  giới  tưởng  siêu  hình,   hoàn  toàn không chấp nhận, cho nên những gì mê tín, dị đoan  do các  phong  tục  truyền  thống  của  dân gian  có  tánh  cách  mơ  hồ,  trừu  tượng  không thực tế thì đức Phật nhẹ nhàng uốn nắn.
Chúng ta là đệ tử của đức Phật, ta phải nương theo trí tuệ Phật, quán chiếu cái gì đúng, cái gì sai, để lần lượt dẹp bỏ, cho cuộc sống bớt rườm  rà  và  phiền  toái,  vì  những  tục  lệ  không lợi  ích  thiết  thực.  Nếu  chúng  ta  chấp  nhận
 khiến  chúng  ta  càng  vô  minh  hơn  và  càng  lạc hậu hơn.
Nếu  cuộc  đời  còn  chấp  nhận  những  điều mê tín, lạc hậu, còn mang đầy ấp những truyền thống của tổ tiên mơ hồ, trừu tượng, có tánh cách  vô  lý,  mà  không  chịu  dứt  bỏ,  mang  cõng trên vai, trên cổ mãi, mà  không chịu  bỏ  xuống thì chứng tỏ những hạng người đó quá u mê, vô minh  và  lạc  hậu  không  tiến  bộ,  theo  kịp thời đại khoa học, đang hiện đại hóa cuộc sống loài người.

ÁO LỤC THÙ,  ÁO HÂI HỘI
Câu hỏi của Liễu Hương
Hỏi: Kính thưa Thầy! Chúng con tâm còn  hoảng  loạn,  trong lúc  có  người  thân  quyến ra đi,  thật là lưu  luyến kẻ  ở người đi,  lòng sầu bi, ũ dột. Lúc còn sống phải chuẩn bị mua sắm áo  chết  để  mặc,  “áo  lục  thù,  áo  hải  hội”  để khi  chết  mặc  đi xuống  địa  ngục,  quỷ  sứ  nhìn thấy, biết đó  là  đệ  tử  của nhà  Phật, mà  không
 hành án nặng, giảm khinh tội. Thưa  Thầy, con chưa hiểu, xin Thầy chỉ dạy.
Đáp: Đạo Phật quả quyết và xác định không có thế giới siêu hình,  thì làm sao có linh hồn  mặc  áo  hải  hội,  áo  lục  thù  đi  xuống  địa ngục.
Đạo  Phật  chỉ  có  một  thế  giới  con người đang sống, là thế giới tưởng tri, con người đang lầm chấp cho đó là thế giới có thật sự, nên tạo biết bao nhiêu nhân quả bất thiện, để rồi cũng phải  chịu  sống  với  bao nhiêu  quả  khổ  đau, vui ít, khổ nhiều, còn kẻ nào tạo những điều cực ác, thì phải  thọ  lấy cảnh sống toàn khổ, đó  là  địa ngục trần gian, chứ không có địa ngục nào khác nữa; còn kẻ nào làm toàn thiện, không làm khổ mình,  khổ người thì kẻ ấy có một cuộc  sống an vui,  hạnh  phúc, đó  là  cảnh  giới  của chư Thiên; còn kẻ  nào  cũng sống toàn thiện như trên, mà biết xa lìa tâm ham muốn (dục), không làm khổ mình,   khổ  người  thì tâm  hồn  thường  thanh thản,  yên  vui,  an lạc  và  vô  sự,  đó  là  Niết  Bàn tại thế gian.
Đối với đạo Phật, cảnh Thiên Đàng, Địa Ngục  và  Niết  Bàn  đều  ở  tại  thế  gian  không phải đi tìm nơi đâu xa cả.
1-   Làm  ác  chịu  quả  khổ,  đó  là  địa  ngục tại thế gian.
2-   Làm  thiện  hưởng  phước  báo  an  vui, hạnh phúc, tai qua nạn khỏi, sống cuộc đời đầy đủ,  không  thiếu  hụt,  muốn  chi  có  nấy,  đó  là cảnh Thiên Đàng tại thế gian.
3-   Sống  ly dục  ly ác  pháp,  diệt  ngã  xả tâm, tâm hồn vô sự, thanh thản, trầm lặng, an lạc, đó là cảnh giới Niết Bàn tại thế gian.
Áo lục thù và áo hải hội là của các thầy cúng  và  các  thầy  phù  thủy,  bày  đặt  chuyện  ra để lừa đảo, lường gạt những người không hiểu giáo  lý  đạo Phật  chơn chánh,  họ  dựa theo  một số kinh sách mê tín của Đại   Thừa, mà bảo với tín đồ,  đó  là  lời  Phật  dạy:  làm  như  vậy,  cúng bái như vậy, sẽ có lợi ích và phước báo lớn.
Làm  gì có  quỷ  sứ,  ngưu đầu  mã  diện; làm gì có mười vua Diêm Vương ở cõi địa ngục hành hạ linh hồn tội nhân. Đó là sự giàu tưởng tượng của những nhà văn viết tiểu thuyết thuộc loại hoang đường hư ảo như những tác giả kinh Địa Tạng, kinh Thập Vương, Tây Du Ký, Phong Thần, Hồi Dương Nhân Quả, Liêu Trai Chí Dị v.v..
 Trong kinh sách Nguyên Thủy của đạo Phật,  có  nói  đến  quỷ  vô  thường,  quỷ  la  sát,  là nói  đến  sự  vô  thường  của  thân  tứ  đại  và  các pháp  ác, chứ  không  phải  có  con quỷ  vô  thường và con quỷ la sát thật sự, người đời không hiểu cho đó  là  có  quỷ  thật  sự,  ở  cõi  địa ngục  Diêm
La.
Trong   kinh  Thập   Vương  diễn   tả   mười cảnh địa ngục, có  mười  vị  vua Diêm  La Vương, có quỉ sứ, có ngưu đầu,   mã diện, có phán quan, v.v.. Đó là một thế giới tưởng được vẽ ra, để lừa đảo  tín đồ,  khiến  cho tín đồ  quá  sợ  hãi. Do sự sợ hãi đó mà quý thầy Đại Thừa bảo tín đồ làm sao thì làm vậy, không dám suy nghĩ đúng, sai những điều đã  được dạy bảo, nên phải chịu hao tài tốn của rất nhiều về vấn đề cầu siêu, cúng vong, tiễn linh, trừ linh, trừ thần, v.v..


 CHIẾC ÁO KHƠNG
CHE ĐƯỢC MẮT THÁNH
Câu hỏi của Liễu Hương
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Lúc  sống  không tu  tập  trau  dồi  thiện  pháp,  không  sửa  tâm tánh, những thói hư tật xấu, sống không nhìn đời  bằng đôi  mắt nhân  quả, luôn luôn tạo  khổ cho mình  và cho người khác. Đến khi chết, mặc áo lục thù, áo hải hội có tác dụng gì không?
Đáp: Kinh sách phát triển thường soạn viết  ra những  điều  phi  đạo  đức,  sống  làm  điều ác,  gian  tham,  tật  đố,  háo  danh,  tham  của  cải, tài  sản,  đủ  mọi  mánh  khóe,  thủ  đoạn,  giết người, cướp của, hại mạng chúng sanh, chẳng chút  lòng  lành,  chẳng  biết  thương  xót  ai  hết, chỉ  biết  có  mình  là  trên  hết.  Đến  khi chết  chỉ cần mặc áo lục thù hoặc áo hải hội, đi xuống Diêm  đình,  không  ai  bắt  tội,  vì  quỷ  sứ,  ngưu đầu, mã diện, ngục tốt đều biết đó là đệ tử của đức Phật nên vị tình tha thứ.
Đó  là  một  hình   thức  trong  muôn  ngàn hình  thức  lừa  đảo,  lường  gạt  tín đồ  của  kinh sách  phát  triển,  với  những  người  còn  nhẹ  dạ
 non lòng, trình độ hiểu biết còn thấp kém, chịu ảnh  hưởng  sâu  nặng  những  phong  tục  hủ  lậu tập quán lâu đời, đã  biến thành thói quen, nên có  hữu  sự  chuyện  gì, thì cứ  theo  lời  dạy  trong kinh sách  đó  mà  làm,  chẳng  dám  ném  bỏ,  dù biết  đó  là  sai  không  đúng,  nhưng  không  làm thì chịu  không  được,  hoặc  sợ  mọi  người  lên  án hay chê  cười,  bất  hiếu,  không  thông  kinh sách Thánh Hiền.
Đối với đạo đức nhân quả, là một đạo luật rất công bằng và công lý. Giả thuyết nếu đức Phật có làm những tội ác mà đã đi xuống địa ngục dù có mặc một trăm chiếc y hai mươi lăm điều thì luật nhân quả cũng sẽ không tha tội ông, vẫn hành tội đúng như những người khác làm tội ác mà không có chút nào thiên vị.
Cho nên, các cư sĩ đừng nghe theo kinh sách  phát  triển,  rồi  chừng  đó  sẽ  hối  hận,  ăn năn không kịp, đừng lấy vải thưa che mắt Thánh,  đừng  lấy  chiếc  áo  đạo,  che  mắt  luật nhân quả được hay sao!
Hãy sống đúng luật nhân quả, đừng làm khổ mình,  khổ người, thì dù có sống trong cảnh giới  nào,  thì cũng  được  an vui,  hạnh  phúc,  có chết  đi  về  cõi  nào  thì cũng  là  cõi  Cực  Lạc, Thiên  Đàng.  Chẳng  bao giờ    biết  sợ  đọa  địa
 ngục  và  chẳng bao giờ  có  Diêm  Vương bắt nạt, có  ngục  tốt  la  hét  mắng chửi,  nạt  nộ,  hành  hạ
v.v..
Thời  đại  khoa  học  hiện  đại,  sự  hiểu  biết quá rõ ràng, đâu còn mê tín, lạc hậu như những ngày xưa, chết mà còn mặc những chiếc áo như vậy, đâu có tác dụng gì cả, chỉ làm một trò cười lố  bịch  cho thiên  hạ.  Bị  kinh sách  mê  tín, lừa đảo mà không biết, thật là ngu si hết chỗ nói.
 SÁT SANH SIÊU CỰC LÄC
Câu hỏi của Liễu Hương
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Lúc  chết  vào  giờ xấu, cả  gia đình  lo cuống cuồng, nào  là  lễ  bái, tụng kinh,   trì chú  thật  nhiều  để  trừ  khử  giờ xấu  đó.  Suốt  ba ngày  đêm  phải  giết  một  trăm con gà,  làm  cỗ  linh đình,  mời  cả  làng  đến  ăn
cỗ.
Sát  sanh  làm  cỗ  như  thế,  tụng kinh   trì chú,  để  chống  giờ  xấu  đó,  vong linh mới  được siêu thoát và người trong gia đình  mới được lợi lạc,   bình   an.  Thưa   Thầy,   có   được   như   vậy không ạ?
Đáp: Theo tinh thần của đạo Phật, đời người  sanh  ra có  tốt,  xấu,  phước  báo  hay  tai nạn,  đều  do những  hành  động  nhân  quả  của chính mình  đã gây tạo ra, chứ không phải do ai ban phước, giáng họa cho mình  mà cũng không phải vì tuổi tác xung khắc tốt, xấu hoặc ngày, tháng, năm tốt, xấu đem lại quả khổ cho mình.
Bởi vậy, đạo Phật xem giờ, ngày, năm, tháng không có xấu, tốt. Xấu tốt chính  là hành động thân, miệng, ý của chính mình  tạo ra.


Tùy  theo  sự  văn  minh  của  mỗi  dân  tộc trên hành tinh này phát triển theo sự tiến hóa của môi trường sống. Lúc  bấy giờ  các  nước  dân tộc  Châu  Á  triển khai  theo  luật  âm  dương, bát quái,  ngũ  hành,  dựa  vào  đó  biên  soạn  kinh Thái  Ất  Dịch Số  mới  có  những  ngày,  giờ,  tốt xấu  để  con người  kiêng cữ  biến thành một  loại mê tín có sách vở, có nghiên cứu rất tinh vi, khiến  cho mọi  người  có  trình độ  kiến  thức  cao như  những  nhà  khoa học  và  bác  học  vẫn  phải tin theo,  không  có  một  lý  luận  nào  chống  trái bắt  bẻ,  dù  dựa  vào  khoa  học  cũng  không  bài bác,  cho là  mê  tín được.  Nhưng  chúng  ta  phải biết  đó  là  một loại  mê  tín của văn minh người xưa cổ có bài bản.
Đối  với  đạo đức  nhân bản  - nhân quả, thì những  văn  minh  này  đã  khiến  cho con người duy  trì và  làm  những  điều  phi  đạo  đức.  Một người chuyên làm những điều ác đức, giết hại biết  bao nhiêu  con người  khác  và  loài  thú  vật, vì tư  lợi  cá  nhân  của  mình,  vì chiếc  ngai  vàng của những nhà vua độc tài.
Nếu xem ngày giờ tốt, xấu trong mọi việc làm  mà  đạt  được  như  ý  nguyện,  thì  những người  giàu  có  và  các  quan, vua chúa  sẽ  không
 bao giờ có tai nạn, bệnh tật, tử vong, mất nước v.v..
Nếu xem ngày, giờ, tốt, xấu trong mọi việc làm,  mà  đạt  được  như ý  nguyện,  thì con người trên hành tinh này sẽ  trở  thành những ác  thú hung dữ. Tàn sát lẫn nhau  mà không gớm tay.
Ví  dụ:  Một  người  ăn  trộm  hoặc  ăn  cướp, giết  người  cướp  của,  chỉ  cần  đi  xem ngày,  giờ tốt xấu, rồi đi ăn trộm, ăn cướp sẽ không bị bắt và  không  bị  tù  tội,  thì thử  hỏi  con người  trên thế gian này, làm sao còn sống được nữa vì nạn trộm cướp. Do vậy chúng ta biết đó là một loại mê  tín có  sách  vở,  từ  loại  mê  tín có  sách  vở này, mới sản xuất ra các loại sách bói khoa, chiêm tinh, tiên tri v.v..
Phật  giáo  ra đời  không  chấp  nhận  những điều  mê  tín phi  đạo  đức  này,  vì  đạo  Phật  xây dựng giáo lý của mình trên một nền tảng đạo đức  nhân  bản  –  nhân  quả  công  bằng  và  công lý. Một đạo đức không giai cấp, không quân tử, không anh hùng cá nhân, chỉ biết sống bình đẳng với mọi con người và thương yêu tất cả chúng sanh, không làm khổ mình,  khổ người và khổ tất cả chúng sanh, đó là một đạo đức công bằng  nhất  trên  hành  tinh này.  Nếu  mọi  người đều  thực  hiện  và  áp  dụng  vào  đời  sống  hằng
 ngày thì hành tinh này là một cõi Thiên Đàng của loài người.
Nếu  đạo  đức  này  được  áp  dụng  vào  đời sống   của  loài   người,   thì  thế   giới   siêu   hình không  còn có  nữa,  những  kinh  sách xem ngày, giờ tốt, xấu và những loại sách  bói khoa chiêm tinh tiên tri sẽ bị đốt sạch, vì con người không ai còn tin nữa.
Ngày, giờ, năm, tháng không có tốt, xấu; tốt, xấu là do con người đặt ra để  kiêng cữ  thế này thế khác, nhưng kiêng cữ có tránh được tai qua, nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ hay không?
Chắc  là không rồi, nhưng  tại sao người ta lại  tin?  Người  ta  tin chỉ  vì  không  hiểu  rõ,  còn mờ mịt, u tối, vô minh không thấy đó là những điều phi  đạo đức, làm lợi cho mình  mà hại biết bao nhiêu người khác.
Sanh  ra  làm  người,  là  do  từ  nhân  quả, sống  trong  môi  trường  nhân  quả,  chung đụng với các pháp nhân quả, nên luôn phải có những hành động nhân quả để đối phó xử sự mọi sự việc trong thiện pháp, để biến cảnh sống “Địa Ngục” thành “Thiên Đàng”, muốn được vậy con người phải thông suốt luật nhân quả. Có thân này là thân nhân quả, thân nhân quả là vô thường, biến dịch thay đổi, thì có ai tránh khỏi


bệnh  tật,  tai  ương trong  môi  trường  nhân  quả này không?
Nếu biết rằng không ai tránh khỏi luật nhân  quả,  sao lại  còn  bày  chi  luật  âm  dương dịch số, xem ngày, giờ tốt, xấu, tuổi tác, vận mạng,  để  lừa  đảo,  lường  gạt  người  khác  một cách vô đạo đức như vậy?
Rút  ra từ  kinh nghiệm  bản  thân  của  cuộc sống, mỗi  người  làm  điều  gì đều  phải  xem tuổi tác  và  ngày, giờ  tốt, xấu, nhưng  mấy ai  đã  đạt được  kết  quả  tốt  đẹp  hoàn  toàn  bao giờ  chưa? Có  ai  đã  xem  tuổi  tác  và  ngày,  giờ  tốt,  mà không xảy ra bệnh tật, tai nạn chưa?
Nếu xét cho kỹ, sự được, mất là do hành động nhân quả thiện, ác của mình, chứ không phải  do tuổi tác  ngày giờ  tốt, xấu. Đây cũng là một trò  tưởng giải của loài người  tự  gạt, tự  dối mình,  tự  lừa  đảo  mình  mà  không  hay,  không biết, nên người ta bảo rằng: “Đây cũng là một văn  minh của  người  xưa”, nào  ngờ  trí hữu hạn của con người không giải quyết được những điều không hiểu, mà lại đầy ắp tâm tham vọng, mong cầu, ao ước một cuộc sống trên hết mọi người không có ai bằng mình  được về mọi mặt.
Vì thế, với tâm tham vọng đó, con người tưởng  giải  ra các  pháp  mê  tín, để  an  ủi  tinh
 thần mình  trong  hy vọng về  tương lai, tạo  cho con người có một cuộc sống ảo tưởng, nuôi hy vọng lớn và nuôi bản ngã càng ngày càng vĩ đại
hơn.
Những giáo pháp này đã đưa con người sống không thật với chính họ và với mọi người. Cũng vì thế, đời người vốn sanh ra trong môi trường  nhân  quả  đã  đau khổ  lại  càng  khổ  đau
hơn.
Kinh sách  mê  tín lừa  đảo  người,  đã  biến thành  một  nghề  sống  cho  những  người  lười biếng muốn “ngồi trong mát ăn bát vàng”, bằng cách lường gạt người khác, chỉ có những người vô minh, mê mờ, thiếu đạo đức nhân quả, đầy lòng tham vọng thì mới tin theo.
Người đệ tử chơn chánh của Phật giáo không  bao giờ  bị  lường  gạt,  bởi  họ  được  giáo dục và trang bị một “đạo đức  nhân  bản  -  nhân quả” rất đầy đủ mọi hành động không làm khổ mình,  khổ người, còn những kẻ tự xưng là đệ tử của  đức  Phật  được  học  tập  giáo  lý  và  nghiên cứu  kinh sách  phát  triển  mê  tín, phi  đạo  đức thì những  tu  sĩ  này  lại  là  những  thầy  xem ngày, giờ tốt, xấu; còn tín đồ cư sĩ Phật giáo thì lại  mê  tín, có  điều  gì thì đi xem tuổi  tác ngày, giờ  để  tránh  tai  bay, vạ  gió  hơn  những  người


không  tôn  giáo.  Từ  đó  những  gì  mê  tín,  dị đoan, lạc hậu đều do trong nhà chùa bày vẽ ra. Cũng từ  đó  đạo  Phật  mất  đi  nền đạo đức nhân bản – nhân quả quý giá nhất của loài người.
Đức Phật đã xác định: không có thế giới siêu hình,  không có ai cứu khổ, cứu nạn cho ai, không  có  ngày,  giờ  tốt,  xấu.  Lời  dạy bảo  năm xưa của đức Phật còn vang mãi trong tai:  “Các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi,  Ta  không cứu  khổ  các  con được”.  Đây  là  lời  di  chúc cuối cùng của đức Phật trước khi Ngài sắp nhập diệt. Thế mà, kẻ nào đã dạy tụng kinh, trì chú, để trừ khử những giờ xấu đó hoặc cầu an, cầu siêu cho gia đạo bình  an và linh hồn được siêu sanh  Tịnh Độ?  Kẻ  đó  dám  phỉ  báng  đạo  Phật như vậy, chuyện không có dám mạo nhận Phật dạy  như  vậy,  thật  là  gan  dạ,  nhưng  lần  lượt người ta vẫn sẽ phát giác ra sự gian xảo đó, không thể che giấu mãi được.
Lời  dạy  tụng  kinh,  trì chú  trên  đây,  đối với Phật giáo là một điều phi đạo đức, phi Phật giáo. Người tín đồ Phật giáo chân chánh sẽ không   chấp   nhận   những   điều   mê   tín,  trừu tượng, mơ hồ, không rõ ràng, thiếu thực tế. Chỉ có  kẻ  ngu  si  mới  không  biết  đó  là  thế  giới tưởng  (thế  giới  do tưởng  ấm  tạo  ra).  Ngày,  giờ
 tốt,  xấu  cũng  do tưởng  ấm  tạo  ra, dựa  vào  sự hoạt động luân hồi (tuần hoàn) của luật vô thường  nhân  quả  để  tiên  đoán  quá  khứ,  vị  lai và  hiện  tại  của  kiếp  sống  con  người,  có  khi đúng, cũng có khi sai. Đúng là nhờ tưởng ấm sử dụng không có thời gian và không gian, giao cảm được mọi sự kiện nghiệp lực của nhân quả cũ; còn không đúng là vì luật nhân quả di dịch thường hay thay đổi do hành động thiện ác của con người, khiến cho nghiệp lực nhân quả cũ được  thay  đổi  liên  tục  theo  không  ngừng  nghỉ. Do  thế  các  nhà  tiên  tri,  không  thể  nào  tiên đoán  trúng  được  100%. Mặc  dù  kinh sách dịch số, chiêm  tinh biên soạn rất  công phu dựa vào luật  âm  dương, bát  quái  tính toán  rất  tinh vi, giống  như  khoa  học.  Nhưng  nó  không  phải  là khoa  học,  nó  chỉ  là  khoa  tưởng  tri của  con người dựng lên để giải quyết những tham ước vọng và giải quyết sự ngu dốt của con người. Càng  giải  quyết  tham  ước  vọng,  lại  càng  khổ đau hơn;  càng  giải  quyết  sự  ngu  dốt  lại  càng ngu dốt hơn, chỉ vì những điều được dựng lên, đều do tưởng tri tạo ra. Việc làm đó chỉ là một nguồn an ủi tinh thần, chẳng có gì ích lợi thiết thực cả, còn làm hao tài tốn của và công sức rất nhiều của con người.
 Khi sống  làm  những  điều  ác  đức,  đến  khi chết nhằm vào giờ xấu, là để chỉ cho quả báo hiện  tiền,  cớ  sao lại  trốn  chạy,  tránh  né  bằng cách  dựa  vào  thế  giới  tưởng  để  tụng  kinh, trì chú cho tai qua, nạn khỏi. Đối với đạo Phật, những kẻ  làm  như vậy là  những kẻ  không đạo đức, đó không phải là đệ tử của Phật, mà là những  kẻ  hèn  nhát  tự  làm  khổ  mình  và  làm khổ kẻ khác, đến khi gặp khổ lại trốn chạy, tránh né.
Đứng trên lập  trường nhân quả, đạo Phật dạy ta:  khi ta  làm  một  điều  ác,  điều  ác  đó  đã trở  thành  quả,  làm  khổ  cho ta,  tức  là  ta  phải thọ  chịu  lấy  sự  đau  khổ  ấy,  chính  ta  đã  vô minh  làm  điều  khổ  đau  cho ta  mà  ta  không biết.  Ở  đây,  cần  phải  hiểu  chính  ta  đã  làm  ác cho ta mà ta phải thọ lấy quả khổ đó, huống là ta  làm  khổ  cho  kẻ  khác  và  cho  tất  cả  loài chúng  sanh  thì ta  phải  gánh  chịu  chứ  không trốn chạy.
Làm một điều ác, khiến cho người khác và chúng  sanh  đau khổ,  thì thời  tiết  nhân  duyên đủ, luật nhân quả xử phạt công minh, không tư vị riêng ai, kẻ làm ác thì phải chịu lấy quả khổ, đừng  hòng  chạy  chữa  nơi  đâu  mà  thoát  khỏi, chỉ có vui vẻ nhận quả khổ đó với lòng hối hận,
 với  những  việc  làm  ác  đã  tạo  khổ  cho mình, cho người và cho chúng sanh, để sau này không còn làm ác nữa, thì sẽ chấm dứt quả khổ, chấm dứt  quả  khổ  không  phải  do xem ngày  tốt, xấu, hoặc  trì chú,  tụng  niệm  mà  chính  hành  động làm   thiện   “không    làm    khổ    mình,   khổ người”.
Người đệ tử của Phật, trước  cảnh khổ, vui vẻ đón nhận lấy, không hề than thở, oán trách ai  hết  hoặc  chạy  chữa  cúng  bái,  cầu  khẩn,  van xin, cũng không đi  xem ngày tốt, xấu để  tránh quả  khổ  đó, mà  đón lấy với  sự  hân hoan để  tư duy những điều ác của mình  đã  làm qua, rút ra những  điều  đó  để  tránh  hiện  tại  không  làm điều  ác  nữa.  Đó  mới  chính  là  những  điều  Phật dạy   chân   chánh,   con  người   đối   xử   với   con người,  con người  đối  xử  với  tất  cả  chúng  sanh, để thế gian này là Cực Lạc, Thiên Đàng.
Dạy  trì chú,  tụng  kinh, cầu  cúng  để  tai qua, nạn  khỏi, dạy xem ngày tốt, xấu  để mang đến phước báo, tài lộc đầy nhà. Đó là một giáo pháp  phi  đạo  đức,  phi  nhân  quả,  không  thấu suốt lý nhân quả nên dạy những điều bất công, ngồi không mà muốn làm giàu; làm điều ác  mà muốn  tránh  quả  khổ.  Đó  là  kinh sách  lừa đảo, lường  gạt  người  khác  có  bài  bản,  tạo  ra những
 hình  thức  rất  cụ  thể,  giống  như khoa học  hiện đại, để dễ bề lừa đảo  người có  học thức. Sự lừa đảo  này chỉ  lừa đảo  với  những người  thiếu  đạo đức  nhân quả. Người  có  đạo đức  không bao giờ chấp nhận và làm theo lời dạy trong kinh sách
này.
Nghề  xem  ngày,  giờ  tốt,  xấu  và  chiêm tinh, bói khoa hiện giờ cũng rất thịnh hành, không những với  người  ngu dốt  mê  tín mà  còn với những người có trình độ học thức vẫn bị lừa đảo.  Chỉ  riêng  đối  với  những  người  tu  sĩ  đạo Phật chân chánh tu tập “giới, định, tuệ”, thì không  bị  lừa  đảo,  còn  ngoài  ra phải  nói  là  tất cả  mọi  người, không tránh khỏi  loại  kinh sách
này.
Dạy  sát  sanh  100  con  gà,  làm  cỗ  linh đình,  cúng  tế,  mời  cả  làng  đến  dự  tiệc,  để  trừ khử  cái  giờ  chết  xấu  đó.  Khi chết  vào  giờ  xấu, chứng tỏ người này lúc còn sanh tiền đã làm những điều ác đức, tạo khổ người, khổ chúng sanh.  Muốn  chuyển  quả  khổ  đó,  mà  lại  giết thêm 100 con gà, tức là tạo thêm một trăm cái khổ  nữa,  quả  khổ  chồng  thêm  100  quả  khổ khác nữa, thì làm sao gọi là trừ khử giờ xấu đó, để  vong linh được  lợi  lạc. Xét cho tận cùng, đó là một điều dạy ác đức, không thể giải khổ cho

người chết được, vô tình thiếu trí tuệ, phán xét bị  lường  gạt  làm  điều  ác,  đoản  mạng  chúng sanh, do đó sự vô tình này lại tạo thêm tội khổ cho vong linh và  còn  phải  đọa  nhiều  kiếp  khổ đau nữa.
Đứng trên góc độ nhân quả, hễ làm một điều  ác  thì phải  mang  lấy  một  quả  khổ,  càng làm bao nhiêu điều ác, thì chồng lên bấy nhiêu quả  khổ,  phải  chịu  lấy,  không  thể  xem  ngày, giờ tốt, xấu mà tránh được, cũng không thể cầu cứu với ai, mà cứu khổ được.
Nhưng, cuộc sống hằng ngày cứ làm thiện, đừng làm khổ mình,  khổ người, cảnh giác từng hành động thân, miệng, ý  luôn thanh tịnh, thì chuyển  tất  cả  quả  khổ  ở  quá  khứ,  mang  lại hạnh  phúc  an  vui  cho mình   cho người  trong cuộc sống hiện tại, mà chẳng cần xem ngày giờ tốt  xấu,  muốn  làm  điều  gì,  thì ngày  giờ  nào cũng  tốt,  cũng  lành,  cũng  chẳng  cầu  cúng  ai hết,  cũng  chẳng  tụng  kinh, trì chú  gì  cả.  Đó chính  là những điều Phật  dạy, các Phật tử cần nên ghi nhớ, dù đệ tử cư sĩ hay tu sĩ cũng phải ghi  khắc  trong lòng,  đừng  nghe theo  tà  thuyết ngoại  đạo,  làm  những  điều  phi  đạo  đức  nhân quả, không xứng đáng là đệ tử của Phật. Phải quyết  tâm,  chặn  đứng  những  hành  động  lừa
 đảo,  gạt  người  và  thẳng  tay  đốt  sạch  những kinh sách mê tín, trừu tượng phi đạo đức, để tránh sự hao tài, tốn của, của đồng bào Phật tử cả nước và mọi người trên thế giới. Luôn luôn phải sống đúng đạo lý nhân quả, thiện ác phân minh rõ ràng, để đem lại mình  vui, người khác vui. Đó là chân giải thoát của đạo Phật.
Người  giữ  gìn và  sống đúng đạo đức  nhân quả  như vậy, thì đó  chính  là  dệ tử  chân chánh của  đức  Phật,  sống  một  đời  sống  trầm  lặng, thanh thản, an lạc và yên vui cho mình cho người.

BỐC MỘ
 Câu hỏi của Liễu Hương
 Hỏi: Kính thưa  Thầy! Khi nhà có người
chết ba năm, sang cát xem ngày giờ tốt xấu, để bốc  mộ,  khi  đem  thi hài  người  chết  lên.  Nhờ thầy  địa  lý  cắm  hướng  để  mộ,  cho con cháu, dâu, rể làm ăn hưng thiïnh. Như vậy có đúng không thưa Thầy?
 Đáp:  Nếu  xem ngày  tốt  xấu,  cắm  hướng, để  mộ  làm  ăn  hưng  thịnh,  giàu  có,  làm  vua quan, học hành thi đỗ thì mấy ông thầy địa lý, đã  tự  bốc  mộ  ông  bà  mình,  để  hướng  cho gia đình  và  dòng họ  mình  làm  ăn hưng thịnh,  con cháu đi học, thi đỗ làm quan, vua giàu có không ai bằng họ được.
Trên   đời   này   chẳng   có   ai   muốn   mình nghèo khổ cả, nếu làm giàu dễ dàng, thì ai mà chẳng  ham  làm.  Vậy  sao mấy  ông  thầy  địa  lý không  làm,  để  đi làm  thầy  địa  lý  có  ra gì, đời sống cũng nghèo khổ vất vả như ai vậy.
Trong đạo Phật, người thông suốt đạo lý nhân quả, quán xét các ông thầy địa lý, chỉ là những  người  hành  nghề  mê  tín, lừa  đảo  người khác để kiếm tiền sống bằng một cách vô lương tâm, phi đạo đức.
Trong  cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc quê hương, biết bao nhiêu chiến sĩ siêu mồ, lạc mả, nhờ các thầy địa lý có khả năng siêu hình  hoặc đồng  cốt  chỉ  chỗ  hài  cốt  siêu  lạc.  Do việc  làm này có hiệu nghiệm, nên được mọi người rất tín nhiệm,  nhưng  vẫn  nghi  ngờ  không  biết  cách nào mà họ hiểu được như vậy. Họ nghĩ rằng chỉ có  linh hồn  người  chết  về  nhập  đồng,  cốt  mới báo đúng như vậy được.
 Họ đâu biết rằng, vốn trong mỗi người đều có thế giới siêu hình, không có không gian và thời  gian  trải  dài  và  chia  cắt  (thế  giới  tưởng ấm).  Cho  nên,  việc  gì  xảy  ra trong  thời  gian quá  khứ xa xưa cũng như việc chưa xảy đến và bất  kỳ  nơi  đâu,  chỗ  nào,  tưởng  ấm  cũng  đều giao cảm và biết rất chính  xác, chỉ có điều sai, không đoán được về tương lai, là vì luật nhân quả  di  chuyển  thay  đổi  từng  phút  từng  giây, theo hành động thiện ác của con người, về chuyện quá khứ thì họ nói không sai một mảy. Do  chỗ  tiên  đoán  đúng  này  con người  và  các tôn   giáo   mới   xây   dựng   thế   giới   siêu   hình, nhưng họ đâu biết rằng, họ đã  bị tưởng ấm lừa đảo, vì thế giới siêu hình  không có.
Tin  như vậy mà  không biết  rõ, không xác định cụ thể được, thì gọi là mê tín, dị đoan, còn nằm trong sự hiểu biết trừu tượng của tưởng thức. Theo đạo Phật sự tin như vậy không đúng chánh  pháp,  mặc  dù  kinh sách  địa  lý  của  Vệ Đà kinh thuộc văn minh Ấn Độ và văn minh Trung   Quốc   đã   có   trước   kinh  sách  của  đạo Phật,  những  kinh sách  này  không  thấu  triệt thế  giới  siêu  hình  còn  lầm  tưởng  trong  tưởng tri, vì thế đức Phật ra đời xác định lại trong những  bài  kinh: “Thế  giới  siêu  hình chỉ  là
 thế giới tưởng của loài người, do tưởng ấm của mỗi con người  tạo ra khi họ còn sống, đến  khi con  người  mất  thì thế  giới  này cũng mất theo”.
Chúng ta là đệ tử của Phật, không thể tin một cách mù quáng như vậy, muốn tin một điều gì  thì ý  thức  phải  hiểu  rõ  ràng,  không  được phép  dùng tưởng thức  để  hiểu, tưởng thức hiểu sự  việc  sẽ  bị  bóp  méo,  không  đúng  thật  sự  và dễ bị kẻ khác lừa đảo.
Chúng ta tin là tin đúng lời Phật dạy, tin ở ta không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh thì chắc chắn  không ai làm khổ ta và không bao giờ có tai nạn, bệnh tật hiểm nghèo xảy đến cho ta.
Người ở ngoài đời hay dễ tin, chỉ cần thấy những việc làm ngoài sức tưởng tượng hiểu biết của mình như: biết chuyện quá khứ vị lai của người khác và có một ít thần lực Khí  công, Nội công, Trọng công, Khinh công, v.v.. là tin ngay liền.  Những  kẻ  tà  sư ngoại  đạo  lợi  dụng  lòng tin đó,  dùng  tà  thuật,  bùa  mê,  thuốc  lú,  hoặc những thủ thuật gian xảo bằng mọi cách giống như  mình  tu hành đã có thần thông, để dễ làm tiền tín đồ một cách bất lương.

Sử dụng các khoa mê tín như: bói toán, cúng  bái,  tụng  niệm,  vẽ  bùa,  đọc  chú,  trù  ếm, xem  ngày   tốt   xấu,   lên   đồng   nhập   xác,   nói chuyện quá khứ vị lai của người khác, nói đâu đúng đó, hoặc thể hiện những sự thần biến ảo thuật, làm trò ma quái, khiến cho mọi người ai cũng  tin theo.  Do những  trò  bịp  người  lừa  đảo này,  mà  thế  giới  siêu  hình  đến  ngày  nay  vẫn còn chỗ đất đứng.
Những kẻ tà sư ngoại đạo, dựa vào lòng sợ hãi  của  con người,  dựng  lên  thế  giới  siêu  hình có Thần, Thánh, Tiên, Phật, quỉ, ma, địa ngục, Thiên Đàng v.v.. Luôn luôn cai trị loài người hành  phạt  đủ  mọi  cách  và  cũng  ban  thưởng; còn quỉ ma thì luôn luôn ám hại loài người, chỉ còn cách nhờ đến sư, thầy cúng bái và dùng bùa chú  ếm  đối,  thì ma,  quỉ  tránh  xa,  người  mới được bình an, tai qua, bệnh tật tiêu trừ.
Thế giới siêu hình  được các tôn giáo và tà sư ngoại  đạo  dựng  lên  đã   ngự  trị  được  trong lòng  người,  thì mặc  tình những  kẻ  này,  ra oai tác phước, giáng họa trên đầu con người một cách dễ dàng, làm tiền cỡ nào cũng được. Bởi vậy, mới có thầy cúng, thầy bói, thầy phù thủy, thầy bùa, thầy ngải, thầy tụng, thầy pháp, thầy địa lý, đồng, cốt, cô cậu v.v..
 Do sự làm ăn bất lương của các vị sư, vị thầy đã  vẽ ra bao điều mê tín lừa đảo, dần dần trải qua nhiều thế hệ con người, biến thành phong tục tập quán dân gian. Bây giờ thấy biết đó  là  một  điều  sai,  không  đúng  sự  thật,  một cảnh  giới  mơ  hồ,  trừu  tượng  rõ  ràng,  không chấp nhận muốn bỏ nó không phải dễ dàng, không phải một sớm một chiều mà dứt bỏ được liền.  Muốn  dứt  bỏ  phong  tục  tập  quán  mê  tín này thì mọi  người  cần phải  hiểu  và  thông suốt lý nhân quả và còn phải hiểu mọi sinh vật trên hành  tinh này  được  sinh  ra trong  môi  trường duyên hợp. Trong  các duyên hợp  “vô  minh”  là một  “duyên”  đầu  tiên trong các  duyên. Nhưng vô  minh  nằm  trong  định luật  nhân  quả,  vì  có vô minh mới có thiện ác; có thiện ác mới có sự khổ vui của vạn vật.
Các  pháp  đều  do  duyên  hợp  mà  thành, nên phải chịu luật vô thường biến dịch, không có  một  vật  gì thường  hằng  bất  biến  trong  thế gian  này  mãi  mãi.  Cái  gì  mà  người  ta  nghĩ rằng trên hành tinh này còn có một vật thường hằng bất biến thì vật đó chỉ là sự tưởng tri của họ mà thôi, chứ không bao giờ có vật thường hằng  bất  biến  được.  Nếu  có  vật  thường  hằng bất biến thì các pháp duyên hợp không bao giờ
 có, các pháp duyên hợp không có  thì luật nhân quả  không có,  luật  nhân  quả  không  có  thì luật âm  dương không  có,  luật  âm  dương không  có thì vạn vật không sinh nở. Nếu vạn vật trên hành tinh này không có, thì đạo Phật không ra đời, ra đời để làm gì?
Xét  tận  cùng,  vì  các  pháp  do duyên  hợp tạo ra theo  vòng quay nhân quả, nên đạo Phật ra  đời  giúp  loài  người  chủ  động  điều  khiển nhân  quả,  đoạn  dứt  các  pháp  duyên  hợp  để chấm   dứt   cảnh  luân  hồi,   khổ  đau  của  kiếp người.
Khi thông suốt lý nhân quả như trên đã dạy,  mà  còn  phải  tu  tập,  trau  dồi  thân  tâm bằng  cách  sống  và  đối  xử  với  mọi  người  đúng luật đạo đức nhân quả, thì những phong tục tập quán mê tín này mới được dứt trừ.
Còn  hiện  giờ,  trước  tiên  chúng  ta  phải sống tùy thuận theo các phong tục hủ tục đó, nhưng khéo léo giảm thiểu:
1-      Giảm thiểu sự sát sanh tối đa.
2-  Giảm thiểu những sự mê tín có tánh cách phung phí nhảm nhí vô ích.
3-   Giảm  thiểu  những  sự  cúng  bái  mê  tín có tánh cách lạc hậu, lỗi thời.
 4-   Giảm  thiểu  những  sự  tụng  niệm,  trì chú  có  tánh  cách  mê  tín cuồng  tín của  những tín đồ ngoan đạo.
Hằng   ngày   thường   tu   tập   pháp   hướng, nhắc  tâm, dẫn tâm  vào  đạo, trau dồi thân tâm sống đúng đạo đức nhân quả, không làm khổ mình,  khổ  người,  tạo  nhân  thiện  làm  vui  lòng mọi người, để cuộc sống luôn hưởng quả lành (phước  báo).  Do  đó,  thân  tâm  cá  nhân  được thanh thản, an lạc, gia đình hạnh phúc, an vui, xã hội có trật tự, an ninh, đất nước thanh bình, phồn vinh, thịnh vượng.

NHÂN ÁC
 Câu hỏi của Liễu Hương
 Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Lúc  sống  không
tu tập  đạo đức  nhân quả, không tạo phước  báo sau  này,   toàn   sống   theo  lối   thương   trường, không quân tử nhất ngôn, lật lọng (nay nói thế này mai nói thế khác). Lúc nào cũng muốn hơn người,  xem mọi  người  dưới  tầm  tay,  tầm  mắt của  mình,  chỉ  có  mình  là  đúng,  là  giàu  có,  là
quyền  uy thế  lực,  còn  thiên  hạ  chẳng  có  ai  ra gì.
Họ  sống  như  vậy,  hậu  quả  như  thế  nào, xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ?
Đáp: Người đang sống không lo tu tập đạo đức nhân quả, không lo tạo phước báo sau này, toàn  sống  trong  các  pháp  ác,  tạo  ra  những nhân ác khiến cho những người ở chung quanh mình  chịu gian nan, khổ đau thì hậu quả ấy không thể nào tránh khỏi tai ương, khổ nạn, không những ở hiện tại mà còn kéo dài mãi ở kiếp sau.
Hiện tại qua tức là ngày đã  qua (quá khứ), vì vậy đối với những người đang giàu có tỷ phú và có đầy đủ uy quyền thế lực, nhưng luật nhân quả  không  tha  cho  kẻ  làm  ác,  dù  họ  có  uy quyền  như  vua chúa  và  giàu  có  nhất  thế  gian như Thạch Sùng, họ vẫn phải chịu những khổ đau, tai nạn, bệnh tật như những người khác.
Sự   thiếu   phước,   người   trong   gia   đình, không người này đến người khác, tai nạn này đến  xong, thì tai  họa  khác  lại  đến,  có  khi đến cả  hai  (phước  bất  trùng  lai,  họa  vô  đơn  chí). Mới  nhìn   vào  bề  ngoài  tưởng  họ  sống  hạnh phúc lắm, nào ngờ bên trong là cả mọât địa ngục đau  khổ.  Nhưng  vì  vô  minh  họ  tưởng  họ  là
 người  có  hạnh  phúc  hơn  hết,  uy quyền  thế  lực hơn ai hết, giàu có hơn hết v.v..
Sự  vô  minh  đã   che mất  họ  không  thấy, nên  tự  cho cuộc  sống  của  họ  như  thế  là  chơn hạnh  phúc  (giàu  sang  và  uy  quyền  nhất  thế gian).  Sống  như  thế  nào  là  giả  hạnh  phúc? Cuộc  sống  họ  đang  sống  là  cuộc  sống  hạnh phúc  giả, họ là  những con thiêu  thân, chỉ thấy ánh  sáng  ngọn  đèn  vật  chất  là  bu vào  để  mà chịu  khổ,  chịu  chết,  họ  là  con chó  ngu bỏ  mồi bắt bóng, họ tưởng họ là kẻ trên hết, nhưng không ngờ họ là người ti tiện, nhỏ mọn, ích kỷ, sống  chỉ  biết  có  mình,  chẳng  còn  biết  ai  nữa
hết.
Chuyên tự cao, tự đại, phách lối, ngã mạn, xem người như cỏ rác, tham muốn, giận dữ chửi mắng,  la  hét,  đánh  đập,  làm  đau  khổ,  chạy theo danh lợi, sắc dục, ăn uống, ngủ  nghỉ, v.v.. Nói chung làm khổ mình,  khổ người  điều đó ai làm cũng được. Chuyện tùy thuận, nhẫn nhục, bằng lòng trước mọi người, mọi hoàn cảnh, mọi sự  việc  và  khắc  phục  tâm  tham,  sân,  si  của mình  là  một  việc  khó làm, không phải  ai cũng làm được cả.
Cho  nên,  việc  chạy  theo  lòng  dục  vọng ham  muốn  của  mình  và  các  ác  pháp,  làm  khổ
mình,  khổ  người  thì rất  dễ  dàng,  không  ai  mà không  làm  được,  chuyện  sống  đúng  đạo  đức nhân quả luôn luôn làm vui lòng mình, lòng người là việc khó làm.
Việc làm khổ mình,  khổ người là việc đem quả xấu, khổ đau, tai ương, hoạn nạn,  bệnh tật cho mình  cho người. Dù người đó có sang trọng, giàu có tột đỉnh, uy quyền, thế lực như vua chúa cũng  không  tránh  khỏi  quả  khổ  do mình  gây ra. Tuy  có  hằng  trăm  vạn  quân  lính,  có  tiền bạc  của  báu  chất  ngập  cả  không  gian  cũng không làm sao tránh khỏi tai ương, họa khổ. Kiếp này chưa trả xong, kiếp sau vẫn phải tiếp tục trả nữa. Luật nhân quả công bằng không thiên  vị   một   ai,   dù   kẻ   đó   là   Ngọc   Hoàng, Thượng  đế,  chư Phật,  một  khi đã  tạo  ác  làm khổ  người  và  chúng  sanh,  thì luật  nhân  quả phán xét xử phạt họ rất công minh.
Các con hãy để mắt nhìn  xem sẽ thấy quả báo  nhãn  tiền,  họ  không  thể  chạy  đàng  trời nào  thoát  khỏi,  khi họ  đang  nằm  trong  vòng tay của nhân quả, không những trong kiếp hiện tại này mà còn phải tiếp tục trả ở kiếp sau nữa.
Các  con hãy  tin nhân  quả,  không  bao giờ trên  đời  này  có  sự  ngẫu  nhiên  vô  tình của  vũ trụ,  mà  phải  thấy  sự  vi diệu  sắp  xếp  của  đạo
 luật  nhân quả  rất  tuyệt  vời, không sai  sót một ly hào  nào  của  mỗi  hành  động  thiện  ác,  thân, miệng, ý của mỗi con người.

SỐNG DỈU ĐÈN  CHẾT  KÈN  TRỐNG
Câu hỏi của Liễu Hương
Hỏi: Kính thưa  Thầy! Lúc nhà có người chết phải mời trống kèn đến, thổi kèn và đánh trống  ầm  ĩ,  linh đình  làm  cho người  chết,  lẫn người  sống quên đi sự đau buồn kẻ ở  người  đi, tục ngữ   có   câu   “sống   dầu   đèn,   chết   kèn trống”.
Thưa Thầy, lại có người bảo: “Thổi kèn trống  gọi  ma về  rủ  vong  đi”, như  vậy  có đúng không thưa Thầy?
Đáp:  Trong  kinh sách  Nguyên  Thủy  của đạo Phật không có dạy điều này thổi kèn đánh trống ầm ĩ, để quên đi sự đau buồn của cảnh tử biệt, sanh ly, kẻ ở người đi còn đang nóng hổi, đó là sự an ủi tinh thần của người còn sống thì đúng, còn rủ ma về gọi vong đi thì không đúng (mê tín). Nếu đứng về góc độ thế gian, thổi kèn
 đánh trống ầm ĩ  để quên đi sự đau buồn kẻ mất người  đi  thì được  tha  thứ,  còn  rủ  ma  về  gọi vong đi thì không được tha thứ, đó là tưởng tri thuộc về mê tín, dị đoan.
Theo đạo Phật, đối với người chết là các duyên tan rã  hết  không còn tồn tại  một  vật  gì thì làm  sao người  chết  có  đau  buồn?  Chỉ  có người còn sống thương nhớ, thấy mọi kỷ niệm của  người  chết  còn  lại  thì lòng  đau như  muối
xát.
Theo tinh thần  tự  lực  của  Phật  giáo,  mọi người đều nên trang bị một sự hiểu biết thấu suốt các pháp thế gian trên hành tinh này  đều do duyên hợp tạo thành vạn vật, nên mọi vật đều bị luật vô thường chi phối, thường thay đổi di  dịch  nên  có  thành  phải  có  hoại  tức  là  có sanh  thì có  chết.  Vì  thế,  con người  sống  trên thế gian này không ai tránh khỏi điều đó (sanh tử). Người đệ tử của Phật đều phải chuẩn bị cho mình  một tinh thần vững chắc, với  một trí tuệ thông  suốt  lý  nhân  quả,  để  ứng  dụng  đối  phó trực  tiếp  trước  mọi  cảnh  tai  ương,  bệnh  tật, gian nan, hiểm nguy không hề sợ hãi, sờn lòng; trước  cảnh  ly tan  hoặc  sum  họp  cũng  chẳng buồn  cũng  chẳng  vui;  trước  cảnh  tử  biệt  sanh ly, cũng chẳng thương khóc  nức  nở. Với  trí tuệ
 nhân  quả  của  đạo  Phật,  mọi  sự  việc  trên  đời này  xảy  ra trước  mắt  họ,  họ  đều  thấy  rõ  ràng “Các  pháp  là  vô  thường,  nay còn  mai mất là   lẽ   đương   nhiên   của   các  pháp   duyên hợp”.
Vì  đã   chuẩn  bị  tinh thần  vững  chắc  với sức định tỉnh và trí tuệ nhân quả, cuộc sống thường ở trong chánh niệm (niệm thiện), người đệ tử của Phật thản nhiên trước mọi cảnh huống,  nên  không  làm  khổ  mình,  khổ  người, thì có đâu trước cảnh sanh ly, tử biệt lại cần gì đến  trống  kèn  ầm  ĩ.  Đám  ma  mà  làm  giống như đám hát, thật là một việc làm sai không đúng cách.
Nếu  chúng  ta  là  những  đứa  con hiếu  tử, thì làm  sao mượn  trống  kèn  làm  vui  cho được, khi mà  mất  cha mất  mẹ,  chúng  ta  nên  giữ  im lặng   để   hồi   tưởng   lại   công   ơn  sanh  thành dưỡng dục  của mẹ  cha. Mất  cha mất  mẹ  có  vui gì, mà  đánh  trống  thổi  kèn  ca hát.  Một  người con hiếu  được  theo  học  đạo  Phật,  khi cha mẹ mất hoặc có người thân mất là một điều nhắc nhở rất lớn cho họ, phải làm sao? Bằng cách nào? Giúp cha mẹ hoặc những người thân của mình  thoát vòng sanh tử luân hồi, chấm dứt sự khổ đau của kiếp người.
 Hiểu  biết sự  báo hiếu của đạo Phật, người con phải  tu  tập  đạt  được  giải  thoát  cứu  cánh, thì mới đủ đạo hạnh làm gương sáng và hướng dẫn cho cha mẹ tu hành theo giáo pháp và đường  lối  của  đạo  Phật,  thì người  con phải  có một ý chí sắt đá, một nghị lực kiên cường, một lòng dũng cảm quả quyết, để thực hiện con đường của đạo Phật rốt ráo, để làm tròn bổn phận  của  người  con hiếu,  khi nhớ  đến  công  ơn sanh thành  của  mẹ  cha nuôi  con lớn  khôn  rất là vất vả, như trời, như biển.
Vì muốn nuôi con lớn khôn nên người, không thua kém ai, cha mẹ phải bao nhiêu lần làm điều ác, giờ đây đã trở thành nghiệp lực, nghiệp lực ấy theo vô minh tiếp tục tái sanh luân hồi, thọ biết bao nhiêu là thứ khổ đau của kiếp làm người, ngàn đời muôn kiếp chẳng bao giờ dứt.
Khi đã hiểu rõ Phật pháp, như lời Phật đã dạy, trong nhà có người chết, chúng ta hãy làm lễ an táng đơn giản, không kèn, không trống, không thầy chùa tụng kinh, niệm Phật, cũng không  ai  hộ  niệm  cho ai  cả,  mà  hãy  giúp  tay nhau  với  gia  đình  có  người  chết  đồng  lo  chôn cất  hoặc  thiêu  đốt  càng  sớm  càng  tốt,  để  lâu mùi hơi hôi thúi người chết làm mất vệ sinh, ô
 nhiễm   môi   trường  sống  của  con  người.   Khi trong nhà có người chết ta nên tổ chức đám ma âm  thầm  lặng  lẽ,  để  hồi  tưởng  lại  những công ơn khi người còn sống.
Việc ma chay cần phải bỏ bớt, đơn giản để người sống khỏi lo lắng nhiều, những việc cúng bái  có  tính cách  mê  tín, dị  đoan thì cần  dẹp sạch,  cốt  sao cho giản  dị  nhất,  khi đám  tang xong  không  nợ   nần  ai  hết.   Tẩm  liệm  thây người chết đừng cột bó như đòn bánh Tét. Hãy để  người  chết  nằm  trong  quan  tài  như  người nằm  ngủ,  phủ  vải  lại  nhẹ  nhàng,  đừng  chèn nhét  rơm  rạ  như  ép  dầu,  rồi  đậy  nấp  áo  quan lại một cách giản dị, tự nhiên v.v..
Bạn bè, thân quyến đến phúng điếu chia buồn, chẳng nên làm ầm ĩ  đánh trống thổi kèn làm mất vẻ trang nghiêm thanh tịnh không đúng  cách  đám  ma,  mà  còn  làm  hao tốn  tiền bạc vô ích.
Một   đám   tang  trong  âm   thầm   lặng  lẽ trang  nghiêm  có  ý  nghĩa  của  sự  chết  hơn  là một  đám  tang  ầm  ĩ   kèn  trống,  tiếng  hò  hét tụng niệm giọng cao, giọng thấp trầm bổng như ca ngâm vịnh hát. Thể hiện những điều này không đúng cách đám ma, mà là một đám hát,



một  trò  chơi  của  những  người  không  có  sự  ưu sầu.

Vì người  chết  không thể  sống lại  được, dù để bao lâu cũng không sống, tốt hơn ta nên an táng  sớm  chừng  nào  tốt  chừng  nấy,  để  giữ  vệ sinh chung cho mọi người  nhất là những người thân trong gia đình  và  còn lo  những việc khác
nữa.

Phật  dạy: thân người  bất  tịnh hôi  thúi  do bốn  đại:  đất,  nước,  gió, lửa  hợp  thành  nên  khi chết đất, nước, gió, lửa tan rã, đất trở về đất, nước trở về nước, gió  trở  về  gió, lửa trở  về lửa, thọ, tưởng, hành, thức thì tan biến theo nghiệp lực  nhân  quả,  người  chết  chẳng  còn  một  chút xíu nào cả.
Thổi kèn đánh trống để gọi ma về rủ vong đi,  thì những  kẻ  ca hát  cũng  thổi  kèn  đánh trống, sao ma không về dẫn linh hồn họ đi? Đó là  một  sự  bịa  đặt  vô  căn  cứ,  thiếu  thực  tế, chúng  ta  không  chịu  suy tư,  nghe  đâu  tin đó, bảo  sao làm  vậy,  thấy  ai  làm  xu  hướng  làm theo, chẳng biết đó là bị kẻ khác lừa đảo.
Khi đức  Phật  còn  tại  thế,  Ngài  cảnh  giác các  đệ  tử  của  mình,   thậm  chí  ngay  lời  Phật dạy, Ngài  còn  bảo:  “Đừng  tin lời  ta nói,  mà



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!