biết cách
xưng giao tiếp với nhau thì rất là xấu hổ. Phải không các bạn?
Vấn đề xưng hô
rất là quan trọng xin các bạn nên
lưu ý học tập về những oai
nghi tế hạnh này.
Tuy nó không
có gì lớn lao,
nhưng con người lịch sự
mà không biết
cách xưng hô thì không còn lịch sự.
Phải không các bạn?
CÁCH VẬN Y
THƯỢNG
Câu hỏi của
Chơn Đức
Hỏi: Kính thưa
Thầy, cách vận y
phục: trong những trường hợp
nào khoác y thượng?
Nghi thức nào mới vận y thượng? Xin Thầy
chỉ dạy cho chúng con rõ?
Đáp: Vận y
thượng này vào những ngày làm lễ truyền cho Tam Quy, Ngũ giới cho Phật tử. Truyền
cụ túc giới cho Tỳ Kheo Tăng và Tỳ Kheo Ni. Khi ra khỏi thất đi khất thực. Khi tu tập ngồi thiền v.v..
Còn tất cả các
ngày lễ khác,
tiếp khách tụng niệm thì nên mặc
chiếc áo tràng bình thường.
Khi mặc y thượng vào là tướng phước điền
cho mọi
người gieo duyên
để đời sau họ có duyên gặp được Chánh pháp của Phật.
Đắp y thượng vào
là hình ảnh của đức Phật
nên khi đi, khi đứng,
lúc ngồi hay nằm
đều phải
giữ gìn cẩn thận, nhẹ
nhàng, khoan thai. Có
như vậy mới
không phỉ báng
Phật pháp; không làm
hư hoại tôn chỉ Phật
giáo. Nếu các bạn
không tu thì thôi:
đừng làm hư hoại Phật giáo rất đau lòng.
CÁCH XƯNG HƠ
VỚI NHỮNG
NGƯỜI THÅN
TRONG GIA ĐÌNH
Câu hỏi của
Chơn Đức
Hỏi: Kính
thưa thầy! Quan hệ của người tu sĩ trong gia
đình họ hàng về cách
xưng hô như thế nào đúng?
Đáp: Quan hệ trong
gia đình họ
hàng cách xưng hô theo bình thường
như thế nào thì xưng hô như thế nấy, không nên thay đổi, phải đúng theo phong tục
nơi mình đang cư trú. Đối
với tất cả cô, bác, chú, dì, cậu, mợ, anh chị em đều gọi đúng giai thứ của họ, nhưng riêng
mình phải xưng hô với mọi
người thì nên xưng
là thầy.
Ví dụ: Thầy
muốn nói với cháu Tâm điều này hoặc Thầy kể lại
câu chuyện nhẫn
nhục của đức Thế
Tôn cho mẹ nghe
hoặc mẹ hãy mua bố thí cho Thầy một ít giấy để viết.
Trên đây
là những ví dụ
xin quý bạn hãy đón
đọc tập sách
Văn Hóa Truyền
Thống tập VI về oai nghi tế hạnh
của người cư sĩ và tu sĩ Phật giáo, chỉ dạy rõ
ràng mọi oai
nghi tế hạnh của một con người
sống có đạo đức nhân bản.
KHÔNG NÊN ĐẾN
Câu hỏi của
Chơn Đức
Hỏi: Kính
thưa Thầy, trong những trường hợp hội làng tế thần ở
đình
làng nếu được mời thì có nên ra
không?
Đáp: Không
nên đến, vì
nơi đó không phải chỗ cho người tu sĩ Phật giáo đến,
thường
cúng Thần kỳ an là họ giết chúng sanh để tế thần.
Nên tìm cách từ chối tránh xa quỷ thần, nơi có tục lệ hủ lậu mê tín, lạc hậu,
không đúng chỗ cho người tu sĩ Phật giáo đến
dự. Người tu sĩ Phật giáo không tin một cách mù quáng, tin những gì bằng mắt thấy,
tai nghe, ý thức phân biệt, hiểu biết rõ ràng, không có ảo tưởng xen vào, nhất
là thế giới
siêu hình thần,
thánh, quỷ, ma thì lại còn
không tin. Không tham dự
vào những nơi tế lễ giết hại chúng sanh một cách ác độc dã man.
Cho
nên, người tu
sĩ Phật giáo
không mê tín, không tin quỷ thần,
biết rất rõ ràng không có thế giới siêu hình,
vì thế giới siêu hình thật sự
không có, cho nên không dự lễ cúng Thần, vì dự lễ cúng Thần là đồng lõa chấp nhận
mê tín, đồng lõa chấp nhận giết hại chúng sanh. Đó là một điều
phi đạo đức,
phi nhân bản.
Người tu sĩ Phật
giáo cần nên
tránh và còn phải tránh xa những nơi sát hại
sanh linh như vậy. Đó là những nơi mà con người chân chánh không nên đến.
KHÔNG VÁI
BÀN THỜ THÁNH
Câu hỏi của
Chơn Đức
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Trường hợp bất đắc dĩ phải
ra thì phải xử trí
như thế
nào? Có vào vái bàn thờ Thánh
không?
Đáp: Là một tu
sĩ Phật giáo
phải có trí tuệ là phải tìm mọi cách từ chối, nếu bất
đắc dĩ từ chối không được thì đến cho có mặt, mọi người đến
vái Thần linh, còn
con thì nên tìm cách thối thoát,
bằng thối thoát không được thì không được thắp
hương vái Thần
mà chỉ có mặt đứng nghiêm chỉnh thẳng người, mắt
nhìn xuống chân một cách nghiêm trang, khi mọi người cúi và xá Thần xong lui ra
thì mình cũng lui ra.
Thần là là một
sự tưởng tượng của con người, chứ đâu có thật, nó là một ảo tưởng. Vậy mà lạy
lễ xì sụp
không trí tuệ
thật đáng thương.
Nếu một vị Thần
là một danh
tướng đem lại sự
bình an cho dân cho nước
thì mọi người nhớ ơn, đến ngày
Tết ngày kỵ thì đến
nơi thờ phượng Người
để tưởng nhớ
công lao vì dân
vì
nước, thắp nén hương tâm đứng trước bàn thờ chắp tay tưởng niệm
công ơn của
Người và nghe đọc lại những
trang sử oai
hùng của vị anh
hùng đất nước,
để con cháu đời đời mãi mãi không quên.
TỤNG NIỆM
MA CHAY
Câu hỏi của
Chơn Đức
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Theo như phong tục ngoài đời,
người chết họ thường hay mời
nhà sư đi theo đám ma để
độ, vậy trường
hợp này đối với chúng con phải xử lý ra sao?
Đáp: Nếu các con ở thất một mình tu tập thì không nên làm những việc mê tín
này, việc làm này gây mất uy tín cho một người chân tu, nhất là
hình thức này tạo ra những
sự mê tín khiến
cho Phật giáo thành
một tôn giáo
mê tín. Và từ đó Phật giáo
suy đồi. Phải hiểu tự
cứu mình chưa xong còn mong cứu ai nữa?
Hình thức
tụng niệm ma
chay là hình thức của đạo Bà La Môn, chứ đạo Phật
không chấp nhận. Đạo Phật cho đó
là Tưởng tri chứ
không
phải Liễu tri.
Đó cũng là một cách thức lừa đảo người khác.
Hiện giờ con
lãnh làm trụ trì một ngôi chùa ở miền Bắc thì việc
làm này con không thể tránh khỏi.
Con thực
hiện cho dân
làng vui lòng nhưng
con phải có cách
thức giáo dục họ. Chỉ cho
họ biết việc
làm như vậy
là nhảm nhí không có ích lợi thiết thực, còn gây cho
Phật giáo mất uy tín, biến Phật giáo thành tôn giáo mê tín. Con có biết không?
CÁCH XƯNG HƠ
TIẾP XÚC VỚI NHÀ CHỨC TRÁCH
Câu hỏi của
Chơn Đức
Hỏi: Kính
thưa thầy! Khi gặp các nhà chức trách (chánh quyền) thì cách xưng hô tiếp xúc thế nào cho phù hợp?
Đáp: Đối với
chánh quyền họ xem quý Thầy như một người công dân bình thường. Vì thế khi tiếp
xúc với nhà chức trách,
chúng ta
nên
chào hỏi họ bằng cách
như người đời, nghĩa là chào hỏi họ bằng cách bắt tay
và ngồi ngang nhau nói
chuyện. Gọi anh, gọi chị và
xưng hô là tôi, là bác, là chú là anh v.v..
GIỚI LUẬT PHẬT
KHÔNG NÊN BỎ
Câu hỏi của
Chơn Đức
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Về giới
luật hiện nay có điều
gì bổ sung hoặc có điều gì cũ
cần bỏ đi không?
Đáp: Hiện
giờ giới luật
Phật chưa có những
bậc tu chứng
quả A La
Hán biên soạn lại,
thì không được bỏ và
cũng không được thêm bớt.
Lúc này nên
xem giới luật Phật là Phạm hạnh của người
tu sĩ, đầy đủ không
cần thêm mà cũng không bớt.
Bởi mỗi giới
đều mang theo một đức hạnh thực tế và cụ thể, giúp cho đời sống tu sĩ có đầy đủ oai
nghi tế hạnh,
xứng đáng là một vị Thánh Tăng.
CÁC LỘI KINH
SÁCH
SỬ DỤNG SAO
CHO ĐÚNG?
Câu hỏi của
Chơn Đức
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Các kinh
sách phát triển hiện nay nên được
sử dụng như thế nào? Có nên hủy hoàn toàn không?
Đáp: Kinh
sách phát triển là kinh sách của ngoại đạo,
bắt đầu của Bà La Môn bên Ấn Độ và khi
truyền sang qua Trung Hoa thì chịu ảnh hưởng
của Lão giáo
nên sản sanh
ra một loại thiền định theo kiểu Trung
Hoa nên gọi là Thiền Đông Độ.
Chúng ta
không cần hủy
kinh sách đó, mà để lại làm tài
liệu lịch sử để biết rõ các Tổ sư tu
hành theo Phật
chưa đắc quả A La
Hán mà vội đi truyền đạo đã bị đồng
hóa với các tôn giáo khác hoặc để biết mưu đồ của các tôn giáo khác diệt Phật
giáo.
Những loại
kinh sách này
gieo vào tư tưởng
của mọi người
gây mê tín lạc
hậu, làm hao tốn tiền của mọi người
rất nhiều.
Cho nên, trong
gia đình có kinh này thì nên đem đốt sạch để sau này
gây ảnh hưởng
mê tín mù
quáng tai hại
cho con cháu,
cho người đời sau sống
phi đạo đức, sống tiêu cực,
yếm thế, bi quan, mất sức tự lực, mất chánh tri kiến, chỉ còn biết cầu tha lực.
TỔ CHỨC CÁC
BUỔI LỄ LỚN
Câu hỏi của
Chơn Đức
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Nghi
lễ cúng Phật ở
Chơn Như trong các
buổi đại lễ như
ngày Phật Đản hoặc ngày Tết… phải tổ chức như thế nào khi có đông Phật tử?
Đáp: Theo đạo
Phật chỉ có tu tập ngăn ác diệt ác pháp trong tâm của mình chứ không có cúng bái tế lễ nhưng vì một số hệ
phái khác đã biến Phật giáo
thành một tôn
giáo tụng niệm nay đã
thành thói quen, nên hiện giờ muốn bỏ nó
cũng rất là
khó. Vậy khi có
Phật tử đông đảo
thì con nên làm lễ thắp 3
cây hương trước bàn thờ Phật rồi theo nghi thức tụng niệm của Chơn Như mà Thầy
đã biên soạn có đầy đủ ý nghĩa của Phật giáo, chứ hiện giờ con bỏ nghi thức tụng
niệm thì rất khó.
Tụng niệm
là
hình thức tôn
giáo gây mê tín cho mọi người rất dễ dàng. Đạo Phật là
một đạo đức nhân bản – nhân quả nên đạo Phật không phải là tôn giáo. Cho nên, vấn
đề tụng niệm được đức Phật dẹp bỏ. Các bạn hãy đọc
lại bài
kinh Sonadanda để biết đức Phật
bài bác tụng niệm của Bà La Môn sát đất.
TỨ THẦN TÚC
Câu hỏi của
Kiều Bách Nhẫn
Hỏi: Kính thưa
cô Diệu Quang!
Xin Cô giảng cho chúng con hiểu Tứ
Thần Túc là gì?
Đáp: Kính
thưa Bác! Theo
Diệu Quang được Thầy dạy
thì Tứ Thần Túc
là bốn nội lực
của tâm thanh
tịnh đã đoạn
trừ được tâm tham, san, si, nên sức nó mạnh như Thần
của Phật giáo, dùng để làm chủ thân và tâm. Có nghĩa là người tu tập có bốn thần túc
này mới đủ khả
năng làm chủ bốn sự khổ đau của
kiếp người như: sanh,
già, bệnh, chết.
Nếu một người tu hành theo Phật
giáo mà không có bốn
thần túc
này thì chỉ uổng phi một đời tu hành mà thôi.
1/ Làm
chủ được đời
sống (sanh) tâm không còn tham, sân, si, giận, hờn, phiền
não, lo rầu, ganh tị, thù oán v.v..
2/ Làm chủ
cơ thể khi già yếu (già), khiến cho cơ thể
già mà không
yếu đuối, không
lẫn lộn, không quên trước, quên sau, cơ thể quắc thước, khoẻ mạnh, cường tráng như một thanh niên.
3/ Làm chủ
đau ốm (bệnh), có nghĩa là đẩy lui tất cả bệnh tật ra khỏi thân.
4/ Làm chủ
khi chết (tử), có nghĩa là muốn chết hồi nào
là chết ngay hồi ấy một cách
tư
tại.
Đạo Phật được
gọi là đạo giảûi thoát. Đó có nghĩa là giải thoát bốn chỗ khổ đau của kiếùp người: sanh,
già, bệnh, chết
như trên đã
nói. Nếu tu tập
không có Tứ Thần Túc
thì không bao giờ làm chủ bốn sự khổ đau này được.
Tứ Thần Túc
không phải là pháp môn tu tập mà là bốn
thần lực do tu tập từ pháp môn Thân
Hành Niệm mà
có. Muốn tu tập pháp môn
Thân Hành Niệm
thì phải tu tập
pháp môn Tứ Niệm Xứ; muốn
tu tập pháp
môn Tứ
Niệm Xứ thì phải
tu tập pháp
môn Tứ Chánh Cần. Trong pháp môn Tứ Chánh Cần có
pháp môn Chánh Niệm Tỉnh Giác; muốn tu tập pháp môn Chánh
Niệm Tỉnh Giác
thì phải nhiếp tâm trong thân
hành nội hay thân hành ngoại. Nhưng trước tiên chúng ta nên nhiếp tâm trong
thân hành ngoại tức là đi kinh hành, đi kinh hành nhiều là tốt nhất, bởi vì đi
kinh hành thì phá được tâm
hôn trầm, thùy
miên, vô ký ngoan không và hôn tịch v.v.. Nhưng đi
kinh hành cần phải
nhiếp tâm kỹ từng bước
đi để tâm nhiếp phục cho được
hành động bước đi.
Căn bản nhất
là ở chỗ Chánh Niệm Tỉnh Giác. Từ Chánh Niệm Tỉnh Giác đạt được bốn chỗ: thân,
thọ, tâm, pháp
sung mãn. Do bốn chỗ:
thân, thọ, tâm,
pháp sung mãn mới có được
Tứ Thần Túc.
Chính bốn năng lực Thần Túc là phương pháp sử dụng làm chủ sanh
tử luân hồi. Đó
là pháp môn
sau cùng của Phật giáo.
Con đường tu
tập của Phật giáo chỉ có bấy nhiêu
đó mà thôi.
Xin Bác nên
lưu ý về sự tu tập.
Khi tu tập có Tỉnh Giác
Chánh Niệm thì sau nay mới có Tứ Thần Túc. Còn ngược lại
không Tỉnh Giác
Chánh Niệm thì không
bao giờ có Tứ Thần Túc. Bởi vì Tứ Thần
Túc bắt
đầu phải có sức Tỉnh
Giác, nhờ có Tỉnh Giác mới sống trong Chánh Niệm; nhờ có Chánh
Niệm tâm mới đoạn trừ được tham, sân, si.
Cuối cùng Diệu
Quang có lời thăm và chúc bác cùng cả gia
quyến đều được mạnh khoẻ xả
tâm tốt.
Kính thư
Diệu Quang
KINH DUY MA
CẬT CÓ PHÂI PHẬT THUYẾT KHÔNG?
Câu hỏi của
Tuệ Hạnh
Hỏi: Kính
bạch Thầy! Trong
lời tựa Duy Ma Cật Sở
Thuyết Kinh pháp
sư Từ Thông viết: “Kinh Duy Ma Cật
là bộ kinh thuộc hệ tư tưởng Đại Thừa viên đốn là thứ giáo lý mãn tự. Giáo lí kinh
Duy Ma Cật dạy cho mọi người về
pháp môn giải
thoát bất tư
nghì. Hành giả thực
hiện được là
thành Phật như đức
Phật Thích Ca và
thập phương chư Phật
đã thành”.
Điều
mà con muốn
hỏi Thầy: “Thật
ra kinh Duy Ma Cật
có phải là kinh
Phật thuyết hay không?
Nhờ Thầy chỉ dạy cho con pháp môn giải thoát khó nghĩ bàn
này”.
Đáp: Kinh
Duy Ma Cật là kinh Đại Thừa ca ngợi một cư sĩ Duy Ma Cật là một vị Bồ Tát
đã thành
Phật, có trí tuệ
bất tư nghì
không thể nghĩ bàn. Vì thế, không có ai lý luận hơn Ngài được.
Kinh so
sánh trí tuệ Duy Ma
Cật như trí tuệ
Phật (Trí tuệ
không nghĩ bàn).
Vì thế, không có một vị đại
đệ tử
nào của Phật
dám đến thăm ông,
dù là đại trí tuệ
đệ nhất như ông
Xá Lợi Phất cũng
còn sợ hãi,
khiếp đảm khi nghe nói đến đi
thăm bệnh Ông. Do trí tuệ Ông cao siêu như vậy nên đức Phật mới sai ông
Văn Thù
Sư Lợi Bồ Tát đến thăm.
Chỉ có ngài Văn
Thù Sư Lợi có đủ trí tuệ
mới dám đến thăm bệnh và đối đáp với ông mới cân xứng.
Kinh
Duy Ma
Cật ra đời nhằm
có ý đồ diệt Phật giáo để dựng lên một giáo pháp mới.
Đó là
giáo pháp bất nhị, còn gọi
là giáo pháp bất tư nghì.
Kinh Duy Ma
Cật dựng lên một người cư sĩ vĩ đại khiến
cho tất cả đệ tử của đức Phật chỉcần
nghe đến tên Duy Ma Cật là đã rét run,
cúi đầu, rụt cổ như
rùa, đó
là những đệ tử lớn của đức Phật như: ông Xá Lợi Phất, ông Mục
Kiền Liên, ôâng
Phú Lâu Na,
ông Ca Chiên Diên
v.v.. còn như vậy huống
các đệ tử
khác. Biết hàng đệ tử Thanh
Văn của mình
trí tuệ còn kém xa nên đức Phật của kinh Duy Ma Cật phải nhờ đến một vị Bồ
Tát ảo tưởng
của nhà văn Khưu Trường
Xuân. Một nhà
Văn Trung Hoa giàu trí tưởng tượng,
tưởng ra những nhân vật tu theo Tiên đạo. Đó là Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trong
truyện “Phong Thần Diễn Nghĩa”.
Trong bộ
truyện Phong Thần Diễn
Nghĩa có hai vị
tiên ông, đệ tử của vị tiên
trưởng Nguơn Thủy Thiên
Tôn. Đó là
ngài Phổ Hiền và
ngài Văn Thù. Trong truyện có ghi
chú: hai vị tiên ông này sau tu
theo Phật giáo được
đắc quả thành Phật.
Đọc kinh Duy
Ma Cật chúng ta rất buồn cười cho những ai không sáng suốt vội tin theo mà
không cân nhắc. Người viết kinh Duy Ma Cật đã
không khéo léo, nên kinh được dấu đầu, mà lại
ló đuôi khiến cho người có trí
một chút là đã tìm cái giả mạo của kinh.
Kinh Duy
Ma Cật
là một tập tiểu thuyết lý luận triết lý bất nhị, khéo mượn những
nhân vật tiểu thuyết Trung Hoa lồng vào
kinh để lôi cuốn hấp dẫn người đọc.
Cho nên, đọc
xong kinh Duy Ma Cật người có sự nhận
xét tinh vi một chút
thì biết ngay kinh này không phải
Phật thuyết, kinh này chỉ do các Tổ viết ra để diệt Phật giáo, nếu các bạn lưu
ý sẽ nhận ra điều giả mạo và có ý đồ thâm độc này.
Đạo Phật
ra đời đã làm đảo lộn
tư tưởng của loài người bằng bốn
sự thật: “Khổ, Tập, Diệt, Đạo”. Bốn chân
lí độc đáo này đã có sẵn của loài người. Ngài chỉ cần khơi dậy khiến cho tất cả
giáo lý của
các tôn giáo
và các triết
lý của những nhà
triết học hiện
hành trên hành tinh này
đã đổ vỡ, trở thành
những ảo tưởng. Thế mà lại có một pháp môn bất nhị
không hai này lại bảo rằng Phật
thuyết, thì e rằng rất oan cho đức Phật. Đức Phật bao giờ nói
chuyện giáo pháp không tưởng như vậy. Mới nghe mọi người tưởng là mới mẻ của
kinh sách Đại Thừa được diễn tả
trong kinh Duy
Ma Cật, nhưng nào
ngờ giáo pháp ấy cũ
rích của Bà
La Môn xưa kia. Trong khi kinh sách Nguyên Thủy còn ghi lại lời đức
Phật đã dạy, Ngài đập sạch và quét 62 lập luận
tà giáo ảo tưởng của
Bà La Môn không còn ngoi đầu dậy
được nữa.
Thế mà,
kinh Duy Ma Cật lại bảo
kinh này Phật thuyết
như trên đã
nói thì có ai mà tin
không? Chỉ có những người
không đủ trí quán xét thì mới tin như vậy.
Kinh đã không phải Phật thuyết thì pháp môn giải
thoát khó nghĩ bàn cùng không phải của Phật. Đó là một pháp tưởng của ngoại đạo.
Thưa các bạn! Đừng
bao giờ đem
pháp môn cao siêu mà gán cho Phật,
vì pháp Phật không
có cao siêu, chỉ
là những pháp
môn rất gần gũi với đời sống của
con người, nên nó “...thiết thực, cụ thể không
có thời gian đến để mà thấy...”.
Pháp môn
không thể nghĩ bàn tức là pháp môn với ý thức không
thể hiểu được
là một pháp môn ảo tưởng; là một
pháp môn nói vọng
ngữ.
Pháp môn của Phật
là pháp môn
đem ra dạy cho người tu tập để
mang lại lợi
ích cho con người,
sống không làm
khổ mình, khổ người và khổ cả hai, còn pháp môn không
thể nghĩ bàn thì làm
sao hiểu được, mà đã không hiểu được thì làm sao tu tập được; mà
đã không tu tập được thì làm sao có giải thoát được. Như vậy, pháp môn bất tư
nghì là pháp môn lừa đảo con người. Còn nếu bảo rằng pháp môn này để dạy chư Phật
và các bậc A La Hán thì chư Phật và các bậc A La Hán đâu cần phải tu pháp môn
này, vì các Ngài đã chứng đạt chân líù giải
thoát hoàn toàn, làm chủ sanh tử chấm dứt luân hồi. Cho nên,
các Ngài đối với pháp
môn không nghĩ bàn này là một
pháp môn hý luận cho vui chơi, chứ có lợi ích gì cho cuộc sống của loài người đâu.
Vì các ngài
biết đó là
pháp môn vọng ngữ, lừa đảo con người
chứ không thể lừa đảo các Ngài được.
Phải không các bạn?
Nghe nói đến
pháp môn khó nghĩ bàn là biết ngay pháp môn nói dối. Cho nên, khi nghe Bồ Tát
Duy Ma Cật
nói: “Bồ Tát
bệnh vì chúng sanh bệnh”
thì biết ngay Bồ Tát
Duy Ma Cật không hiểu Phật giáo, nên mới nói câu ấy. Người không hiểu Phật
giáo mà lại nói kinh này của Phật thuyết là sai. Đạo Phật là đạo tự cứu mình
chứ không ai cứu mình được. Vì thế, lời
tuyên bố của
kinh Duy Ma Cật chứng tỏ
là Ông chẳng hiểu
gì về đạo Phật chút
nào cả. Đức Phật đã chẳng bảo: “Nếu
ta nói một điều mà không ai hiểu
là ta có
nói láo”. Vì vậy mà ở đây nói pháp môn không nghĩ bàn
là nói láo. Có đúng không các bạn?
Vậy
pháp môn giải thoát
khó nghĩ bàn là pháp môn nói láo, pháp môn này chỉ gạt
người vô minh, chứ
người nào chỉ cần có một chút hiểu biết cũng không thể lừa đảo họ được.
Pháp môn giải thoát khó nghĩ bàn là pháp
môn lừa
đảo như trên
đã nói, chỉ
có những người sống trong tưởng
tri nên mới dễ tin pháp môn này.
Pháp môn này
chỉ lý luận chơi cho vui chứ chưa có
ai sống được,
vì con người là
có sự tư duy
suy nghĩ, chứ con người
không phải đất, đá, cỏ, cây v.v..
Như trên
đã nói kinh Duy Ma Cật là kinh tưởng, vì
thế trưởng giả Duy Ma Cật là người tưởng, chứ không phải là người có thật. Căn
cứ vào lịch sử
loài người thì cư sĩ
Duy Ma Cật không có. Cho nên, tác giả kinh Duy Ma Cật
khéo tưởng tượng ra nhân vật và pháp môn bất tư nghì.
Kính thưa các bạn! Những pháp môn đức Phật dạy
trong kinh Nguyên Thủy, như pháp môn Hơi
Thở rõ ràng như vậy mà các bạn còn tu
tập sai tới,
sai lui, huống
hồ là pháp
môn khó nghĩ bàn của Duy Ma Cật thì biết đâu mà
tu tập. Phải không các bạn?
Cho
nên, kinh Duy Ma Cật
là kinh vọng ngữ. Và
tu tập pháp
môn Bất Tư Nghì
để làm gì? Để lý luận tranh đua
hơn thiệt với thiên hạ ư! Đạo Phật không có mục đích đó. Xin các bạn lưu ý.
PHỤ BẢN
ĐƯỜNG XÂY DỰNG
NHÂN CÁCH
Kỷ niệm sinh
nhật Thầy 4/8/ Ất Dậu Trong
sự phát triển
của xã hội
loài
người, các
tôn giáo đã cùng với sự vận động của xã hội mà xuất hiện. Đó là sự phản ánh một
cách tự nhiên quá trình nhận thức của loài người, đối với
các hiện tượng khách quan đang tồn tại
ngoài ý thức
con người thông qua các tôn giáo mà họ đã tin.
Vì vậy,
các tôn giáo
chính là sản phẩm
của loài người, lấy con người làm đối tượng nghiên cứu, để rồi quay trở lại tồn
tại cùng con người.
Nhưng do các
nghiên cứu đó có những xuất phát điểm khác
nhau, mang tính mục đích khác
nhau về con người và về thế giới, nên có
quan điểm rất khác nhau.
Ví dụ: Đạo Hồi, đạo Do Thái,
đạo Ki Tô giáo đều có chung một quan niệm cho rằng
con người là do
thiên chúa sinh
ra. Vì vậây,
con người còn phải có nghĩa vụ phụng sự cho Thiên Chúa, phụng
sự đức tin với
Chúa, người sáng tạo ra muôn loài trên thế gian này.
Đạo Phật cho
rằng có thế giới này là do duyên hợp mà tồn tại, nếu duyên hết thế giới
này sẽ
tan. Nghĩa là thế giới
này cũng chỉ là
thế giới
của nhân quả. Bản chất của thế giới
chỉ là khổ, không, vô thường và vô ngã, qua đó cho thấy đạo Phật không công nhận
có Thượng Đế, có Thiên
Chúa, có Ngọc
Hoàng v.v… nghĩa là
đạo Phật không
công nhậân có thế giới
thần linh mang tính siêu hình, nơi mà thần quyền có quyền ban phúc hoặc giáng họa cho thế
giới con người.
Còn đối với
con người xuất hiện trong cuộc sống từ nhân quả mà sinh ra, sống trong nhân quả
chết lại trở về nhân quả.
Từ những nhận
thức khác nhau về con người và về thế giới
như vậy, mà mỗi tôn giáo có sự nghiệp giáo dục các tín đồ
mang tính mục đích khác nhau.
Trong bài
viết này chúng
tôi không có tham vọng trình bày sự khác nhau trong sự
nghiệp giáo dục của các tôn giáo. Mà chúng tôi chỉ muốn đề cập đến sự hiểu biết
còn rất hạn chế
của chúng tôi, về sự
nghiệp giáo dục của
đạo Phật, thông
qua tiêu đề, đạo Phật,
con
đường
xây dựng nhân
cách để chia sẽ đến
các bạn cùng tham cứu về một nền đạo đức mà đạo Phật đã
mang tới cho loài người, mà chúng tôi đã cảm nhận được qua việc tu học và
rèn luyện.
Muốn hiểu được
mục đích giáo dục của đạo Phật đối với
con người, chúng ta
hãy tìm hiểu khái niệm Nhân Cách.
Vậy nhân cách là gì?
Nhân cách
chính là
tính người - là những hành
vi ứng xử văn
hóa của con người
đối với môi trường sống của
mình, mà thông qua đó có thể đánh
giá được những
giá trị đích thực
của con người.
Vậy, như thế nào
là người có
nhân cách? Xin được dẫn lời của
Trưởng Lão Thích Thông Lạc đã nói: “Con người chỉ là một loài động vật như
bao loài động vật khác.
Nhưng con người chỉ được gọi
là con người
khi nào con người có đạo đức. Còn nếu con người không có đạo đức, con
người còn ác độc hơn loài cầm thú”.
Từ nhận định
trên giúp cho chúng ta hiểu rõ: con người có nhân cách phải là con người có đạo
đức, hay phẩm chất đạo đức chính là phẩm
cách của con người.
Đến đây chúng ta gặp phải một vấn đề rắc rối, bởi
vì, đặt vấn đề chuẩn
mực để định
giá trị đạo đức
là rất khó,
cách đánh giá đạo đức rất
khác nhau, nó phụ thuộc
vào quan niệm sống
của xã hội,
nó thay đổi
theo quan điểm giai cấp,
thay đổi theo
thể chế chính
trị, thay đổi theo hoàn cảnh, tùy
theo mỗi lúc mà vấn đề đạo đức lại có cách nhìn
nhận và đánh giá khác nhau.
Ví dụ:
người phụ nữ
trong xã hội
phong kiến mà chửa
hoang, sẽ bị những dư luận
xã hội đương thời lúc
đó, lên án một cách mạnh
mẽ và xử phạt một cách nghiêm khắc.
Cũng trong
xã hội phong kiến, lại có người thông cảm đứng ra bênh vực và bảo vệ họ, như
nhà thơ Hồ Xuân Hương đã viết:
“Không chồng
mà chửa mới ngoan
Có chồng
mà chửa thế
gian thường tình”
Trên thực tế
quan niệm đạo đức đã bị lạm dụng để phục vụ
cho những mục
đích khác nhau của loài người.
Trong cái mớù
bòng bong rắc rối của những quan niệm đạo đức do con người đặt ra như thế, nó
không mang tính nhân bản. Vì vậy cần phải
có một cách nhìn khác, một cách đánh giá khác mang tính khách
quan và mang
tính chuẩn mực.
Rất may mắn
đạo Phật đã
giúp đỡ chúng tôi
và cả các bạn
nữa, nếu bạn đồng thuận với quan điểm này của đạo Phật, nó sẽ giúp chúng ta thoát ra khỏi những rắc rối
này.
Quan điểm vì
đạo đức của đạo Phật rất cụ thể, không làm
khổ mình, không
làm khổ người, không làm khổ cả
hai. Chỉ cần ngắn gọn như vậy nhưng
vô cùng chính
xác, và mang tính bao dung và hàm chứa tất cả.
Chỉ cần sống
không làm khổ mình, không làm khổ người
là chúng ta đã trở thành một người có đạo đức.
Vấn đề đạo đức
mà đạo Phật đề cập tới tưởng chừng đơn giản dễ hiểu, nhưng thực hiện được thì
không đơn giản một chút nào.
Muốn thực
hiện được, nó
đã đòi hỏi phải
có một sự hiểu biết sâu sắc, có trí tuệ quán xét, để điều chỉnh các hành vi ứng
xử của mình đối với môi trường sống sao
cho có văn hóa.
Bởi vì
đã từ lâu,
con người đã quen sống một
cách tùy tiện,
buông thả để chạy theo những thói quen mang đầu óc tính toán, vị kỷ,
vụ lợi, tay với người
này để chấp
nhận lấy người khác, thì cũng ở
trong vòng lẩn quẩn chẳng hơn gì. Hoặc có người lén lút làm việc tà hạnh, vi phạm
nhân luân, khi thân
bại danh liệt cũng chẳng sung sướng
mà còn chuốc họa.
Do con người
sống trong cuộc đời có nhiều mê lầm quá,
ít ai hiểu được
chính dục vọng đã đẩy người ta vào lỗi lầm. Dục vọng
làm con người điên đảo,
vì những dục vọng con người lao
vào tranh đấu và
giành giật của
nhau, tìm cách mưu mô hãm hại lẫn nhau. Cho nên, cuộc sống của
con người đầy những
tai ương, hoạn nạn.
Chỉ khi nào
loài người có một nền
văn minh khác, một nền văn minh tinh thần trong sáng, thánh
thiện, mang tính đạo
đức nhân bản, khi đó
con người mới thoát
ra khỏi khổ đau, và những giọt
nước mắt đắng
cay của chúng sinh không còn phải
nhỏ xuống nữa.
Chúng ta tiếp
tục tìm hiểu về nền đạo đức của đạo Phật.
Đức Phật
sau khi chứng
đạo, bằng tuệ Tam Minh Ngài hiểu thấu chúng sinh có những
hạnh nghiệp thiện,
ác khác nhau,
nên thọ nhân quả báo khác nhau:
người giàu sang, kẻ nghèo hèn, người tốt kẻ xấu, người khỏe mạnh, kẻ ốm yếu bệnh
tật, người xinh đẹp, kẻ xấu xí, người sống lâu, kẻ chết yểu v.v.. tất cả đều do
hạnh nghiệp của
chúng sanh đã tạo ra mà
nhậân lãnh quả khổ vui.
Dù hạnh
nghiệp khác nhau,
chúng sanh vẫn không
thể thoát ra khỏi
cái khổ của vị
ràng buộc vào vòng sanh tử luân hồi
và bị
trôi lăn trong vòng lục đạo. Nếu làm ác sẽ còn bị dễ rơi xuống những vực
thẳm hay hang sâu của những kiếp sống,
mà ở đó
họ, luôn luôn bị săn đuổi bởi những
đau khổ cùng cực, do nghiệp lực của cái ác mang lại.
Nếu trong
kiếp sống hiện tại, họ được
nhận một
giáo pháp chân
chính, từ một vị
Thầy đã
chứng đắc, và nếu khéo
tu tập rèn luyện,
họ có thể
chuyển đổi nghiệp
nhân quả và thậm
chí còn có thể thoát
ra khỏi sanh tử luân hồi.
Chính vì vậy 50 năm trụ thế, đức Phật đã mang triển khai dạy
cho mọi người giáo
lý và các phương pháp thực hành từ
những kinh nghiệm chứng đắc và sự hiểu biết sâu sắc của Ngài về một con đường
thoát khổ, để mọi người qua đó tu tập
rèn luyện sẽ trở thành
người có đạo đức,
nhờ sống có nền nếp đạo đức
mà các thiện pháp được
tăng trưởng, các ác pháp được ngăn chặn và tiêu diệt.
Đấy chính là
cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử
loài người, không có đổ máu
giúp con người thoát được
đau khổ, là ý nghĩa thiết thực và lợi ích cụ thể
mà đạo Phật
mang tới cho mọi người.
Đạo đức của
đạo Phật rất là cụ thể: không làm khổ mình,
không làm khổ
người, không làm khổ cả hai.
Nếu người
nào tu theo
đạo Phật, mà không
trở thành người
có đạo đức
thì trong cuộc sống hằng
ngày còn có những biểu
hiện của sự tham lam theo những định kiến sai lầm của lòng đố kỵ, tị hiềm
ganh ghét, sân hận từ
đó dẫn
tới những cuộc xung đột
mang đau khổ cho mình và cho người.
Chính từ những hành vi, ứng xử thiếu văn hóa, mang bản chất của sự
tham lam và sân
hận, mà
con người đã sống không
đạo đức, thiếu đi tính người.
Do vậy từ
bao đời nay, vấn đề giáo dục đã được
xã hội loài
người rất chú trọng, bởi
giáo dục là một qui luật phát triển của xã hội loài người, nhằm
truyền trao kiến thức
của lớp người trước
cho lớp người
sau, nhằm mong muốn thoát ra bản năng của loài cầm
thú.
Giáo dục
là một sự
nghiệp mang đến cho con người
những tri thức hiểu biết, để
sử dụng nó vào mục
đích khám phá và
sáng tạo, nhằm phục vụ cuộc sống
con người ngày một thỏa mãn hơn những nhu cầu đòi hỏi ngày càng
cao của xã hội loài người.
Trong xã hội
hiện tại ngày nay, do được hưởng một nền
giáo dục đa dạng mang
tính thực dụng mà con người không còn lạc hậu như trước, nhưng
thực tế, liệu
xã hội loài
người đã hết khổ đau?
Sự thật chưa
một phút giây nào trái đất được bình yên,
ở nơi này, ở nơi kia không giây phút
nào không có những giọt
nước mắt đau khổ của chúng sanh phải nhỏ xuống.
Trên thực tế chúng
ta nhận thấy:
ngày nay khoa học kỹ thuật
phát triển như
vũ bão, đã đẩy nền kinh tế
phát triển lên
theo, nhằm tạo ra nhiều của cải vật
chất để thỏa mãn ham muốn của con người.
Để có nền
kinh tế phát triển, phải có đầy đủ nguyên liệu, nhiên liệu cung cấp cho sản xuất, do thế,
ngày nay các
nguồn tài nguyên
được khai
thác một cách bừa bãi, rừng bị chặt phá một cách vô ý thức, đã phá hủy môi trường
sinh thái của
loài người, làm
cho nhiều loài động thực vật bị hủy diệt.
Nhiều nhà
máy sản xuất
ngày đêm, đã tuôn
vào tầng khí
quyển hàng triệu
mét khối khí cac bon dẫn
đến diệt tầng
Ô zôn - lớp
áo giáp bảo vệ trái đất bị phá thủng.
Nhiều loài động vật bị con người
săn bắt, chế biến thành thực phẩm,
bị con người khai thác một cách
triệt để, khiến
nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Vì thế,
ngày nay các cuộc chiến
tranh tương tàn, tương sát giết hại lẫn nhau không giảm đi, mà ngày càng
có chiều hướng gia tăng. Nhiều bệnh dịch
quái lạ phát
sinh, trong đó phải
kể đến bệnh thế
kỷ HIV đã cướp
đi và sẽ cướp đi
hàng chục triệu
sinh mạng, mà
ngày nay khoa học vẫn chưa tìm cách chữa trị được.
Thời tiết
ngày nay cũng
trái mùa, trái buổi,
giữa mùa hè
Châu Phi lại
có tuyết rơi, giữa
mùa đông Châu
Âu có ngày
nhiệt độ lên tới
40°, rồi động đất, núi lửa, hạn
hán bão lụt, sóng thần, hỏa hạn cháy rừng
xảy ra liên miên ở nơi này, nơi kia trên thế giới.
Tất cả những hiện tượng xảy ra, nhằm cảnh báo
cho loài người biết
vì cơn thịnh nộ của thiên nhiên theo qui luật nhân quả mà
không có một kẻ làm ác nào tránh khỏi. Cho nên,
tất cả mọi biến cố xảy ra trên
hành tinh này đều không có một
người nào chịu hàm oan. Tất cả cách xử phạt rất công bằng, công
lý trong đạo luật
này. Trong đạo luật này
người cầm cán cân công
lý chính lương
tâm và hành động thiện ác của mỗi
người.
Nếu con người
không chịu dừng
ngay các tội ác. Cơn thịnh nộ của thiên nhiên theo qui luật nhân quả sẽ
không tha thứ.
Nếu nền văn
minh hiện đại ngày nay có khả năng chế ngự được các sức mạnh của nhân quả, của
thiên nhiên không? Liệu con người ngày nay có khả năng ngăn chặn nổi được các
cuộc chiến tranh đẫm
máu, đang xảy ra ở
nơi này nơi khác trên thế giới, và có thể chặn tay được những
khủng bố cực
đoan đang gieo rắc cái chết đến cho mọi người?
Tất cả những câu hỏi trên
đã và đang là nỗi
bức xúc trăn
trở cho nhiều người
có lương tri trên thế giới.
Nhưng hỏi chỉ để mà hỏi, con người vẫn
chưa làm sao tìm ra được một câu trả lời
thỏa đáng, để
thoát ra được
khỏi những
ràng buộc của
các qui luật nghiệt ngã đang vây quanh
chúng ta, để cuộc sống
này được bình yên.
Chỉ đến khi
nào loài người có suy nghĩ nghiêm túc, về những hiện tượng đang xảy ra chung
quanh chúng ta trong mối quan hệ nhân quả
tương hổ. Lúc
đó, con người mới
có một thái độ ứng xử có văn hóa
với chính môi trường sống của chính
mình, bằng một
thái độ trân trọng,
nâng niu và
gìn giữ, lúc
đó con người mới thoát ra những nỗi
khổ đau do chính con người gây ra. Lúc
đó con người mới
thoát ra khỏi bản năng loài cầm
thú. Hay nói cách khác con người sống được với nền đạo đức nhân bản nhân quả
không làm khổ mình, không làm khổ người.
Nhưng điều
này thật là
khó chỉ vì
chúng sanh vô minh điên đảo, tạo
ra bao lỗi lầm gây ra bao tội ác, để chịu
bao quả khổ, điều này lại càng khó, vì con
người nếu không
có nghị lực, và sự dũng cảm gan dạ để chiến thắng những
thói quen, tật xấu đã gắn bó cuộc đời
mình trong những hưởng lạc, họ sẽ
là và đã là
nô lệ cho những ham muốn
thấp hèn, vì thế lương tâm bị suy đồi, nền đạo đức bị xuống cấp
một cách nghiêm trọng, những tộâi lỗi nẩy sinh như cỏ dại mọc sau cơn mưa. Phật pháp gọi đó là
thời kỳ mạt pháp, thực ra pháp không mạt, chỉ có lương tâm con người bị tha hóa
mà thôi, vì muốn có danh có lợi, con người sẵn sàng phạm tội ác không tránh né.
Vì sao
chúng tôi mở rộng vấn đề, bởi chúng
tôi không muốn
tách mối quan hệ của con người
ra khỏi thế giới
loài người. Vì thế
giới của loài người
là thế giới
khổ đau đầy bất trắc,
vui đó buồn
đó, cười đó
khóc đó, mấy ai
được thanh thản, an lạc.
Gia đình là
tế bào của xã hội, nhưng nhiều cặp vợ chồng nào được sống an vui hạnh phúc trọn
vẹn đâu? Họ đều có sự vui, sự buồn, nghịch ý, trái lòng bất toại nguyện v.v..
nhưng vì cuộc sống là như vậy không có lối
nào thóat ra hơn, nên đành phải cam lòng nhẫn chịu mà sống với nhau đến đầu bạc
răng long. Hoặc ở người
có tâm hồn nổi loạn thì tìm đến sự ly dị, chia của. Ngoài ra là
phải nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả,
để sống trong
đạo đức nhân bản - nhân quả.
Nếu một ai chịu khó
áp dụng vào
tu tập, sẽ thấy lợi ích vô
cùng, vì nó chuyển hóa được nhân quả.
Ví dụ
trong cuộc đời gặp một đối tượng nào đó nổi nóng cãi cọ với mình.
Lúc đó chúng ta có thể nhẫn nhịn mọi xô
xát mà họ
mang đến, không một lời phàn nàn oán trách, với ý thức đầy đủ của một người
quyết tâm trả
cho xong món nợ của tiền kiếp,
và ta có thể bình tỉnh tìm lời khuyên giải họ. Thật kỳ lạ
thay áp dụng lời dạy của Phật, chúng ta sẽ được an lạc và thanh thản tuyệt vời
và ta hiểu ra chân líù.
Phật nói gặp
khổ không buồn đó là giải thoát, vậy sự giải thoát đó là gì?
Đó là sự giải
thoát ý thức khỏi sự trói buộc của
ý thức, nếu
trước đây chúng
ta chấp chặt vào
lời nói và việc làm của đối tượng, thì sự việc
bỗng trở nên phức tạp hổn
độn và lôi kéo chúng ta vào phiền não.
Bây giờ
chúng ta nhìn sự việc bằng cái nhìn hiểu biết sâu sắc hơn, rộng mở hơn,
yêu thương hơn, thì sự việc bỗng trở thành bình thường không đáng để lưu ý.
Bởi thế
trước mỗi nghịch
cảnh của cuộc đời,
chúng ta không
còn bị chìm đắm và nỗi
oán hận,
và tâm hồn
chúng ta bỗng
trở nên yên tỉnh và sáng suốt một
cách lạ thường.
Trong chúng ta sẽ
dâng lên một tình cảm với đối tượng
của ta, vừa xót thương đồng thời, cũng vừa cảm ơn họ về những
nghịch cảnh mà họ đã tạo ra cho chúng ta.
Xót thương
là bởi họ đã tự làm
khổ họ và đầu
độc bầu không
khí của môi
trường sống bằng những chuyện
không đâu.
Cảm ơn là
họ đã tạo ra cho chúng ta một dịp để thử
thách, và đó
chúng ta rèn luyện và tu tập tâm hồn chúng ta thật tốt, học được
chữ nhẫn và học cách yêu thương của Phật.
Khi biết
nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, mọi sự việc bỗng
trở nên đơn giản,
rõ ràng và ta có nghị lực để chịu đựng.
Khi biết nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả, thì con
người không còn muốn làm
ác, chỉ muốn tạo ra nhân lành thiện để đem lại hạnh phúc cho mình và cho người.
Khi biết nhìn đời bằng
đôi mắt nhân
quả con người biết xa rời những
ham muốn thấp hèn,
để vươn lên một đời sống thánh
thiện
hơn.
Các bạn có
biết giá trị đích thực của con người
là gì? Đó
là nhân cách của một
người sống vì người khác, khi đó họ là người có hạnh phúc.
Nói đến hạnh
phúc là nói đến niềm
vui của một người
biết sống vì người khác.
Khi người nói đến người, là khi họ biết làm phát triển con người họ một
cách điều hòa và đầy đủ về tất cả
phương tiện thể chất
tri thức xã hội và tâm đức.
Cho nên có một
câu danh ngôn đã viết “Người ta nghiêng mình trước tài năng, song người
ta chỉ bái
phục trước lòng nhân”.
Vì thế, của cải
danh lợi không
tạo ra giá trị cho con người, nó
chỉ tô điểm cho con người và thực ra có
cái gì phù vân
hơn là của cải và
danh vị,
mà suốt đời
con người phải chạy đuổi theo nó một cách mệt mỏi.
Vì vậy, nếu
ta muốn sống có hạnh phúc, ta hãy ban phát hạnh phúc cho con người xung quanh bằng
những điều thiện tâm, và từ việc làm thiện tâm của ta, sẽ làm nở ra một nụ cười
trên môi của một người khác.
Thưa các bạn! Chỉ
khi nào chúng ta đã
quá nếm
trải mùi vị đắng cay, lúc
đó chúng ta mới có ý thức đầy đủ để đánh giá đúng đắn
hơn vì niềm hạnh
phúc chân chính
này, mà đến bây giờ nhiều người vẫn hiểu sai về hạnh
phúc, mơ hồ như là một khái
niệm của sự thụ hưởng vật chất.
Nếu bạn có
được cặp mắt trí tuệ nhân quả của đạo Phật,
trang bị cho cái
nhìn sâu sắc, bạn
sẽ thấy niềm hạnh phúc
giả tạm của cuộc đời
mà nhiều người
đang ham hố,
là không thực và đầy nguy hiểm.
Nó là sự cám dỗ để lôi kéo con người
vào những kiếp khổ
trong tương lai vì nó được, hình thành từ những dục vọng thấp kém.
Bởi vì tất cả sẽ hư họai, chỉ
có nghiệp lành hay dữ là đeo đuổi
con người sau khi chết. Cho nên, khi đang còn sống mọi người chỉ biết lấy vật
thực để nuôi thân. Ít ai biết lấy đạo đức để nuôi sống tâm hồn mình.
Bởi vì
chúng ta đã bị nghiệp
ác chi phối, cho nên
chúng ta nhìn
nhận các sự việc trên mặt hiện tượng đối đãi của đúng, sai, phải,
trái trong thế giới
nhị nguyên đó,
chúng ta đã bị
kẹt cứng ở bờ
bên này hoặc bờ bên
kia. Bị lạc trong thế giới ma
quái của những khái niệm ấy, chúng
ta đã đánh
mất đi con tim của mình, đánh mất đi tiếng nói của tình thương
yêu, mà chỉ có nó mới xóa
đi lòng thù hận, mà chỉ có tình thương mới vượt qua, và siêu thoát mọi
đúng, sai, phải, trái. Do thiếu tình
thương mọi
Người đang quằn quại khổ đau mà không ai hay
biết.
Chính vì vậy giới luật của đạo Phật là cái phao
giúp chúng ta vượt qua biển khổ. Giới luật của
đạo Phật chính
là lẽ sống,
là nền đạo đức
mà mọi người cần học hỏi, để sống được với nếp sống đạo đức. Bởi đạo đức mới
xác định được phẩm chất của con người.
Nhìn cách đối xử của con người với con người, chúng
ta có thể
xác định và biết được con người đó có đạo đức hay không. Nếu
không có đạo đức chúng ta nên tìm cách tránh xa họ.
Đức cung kính
và tôn trọng lẫn
nhau, rất cần thiết cho mọi người chung sống. Đức cung kính và tôn trọng chỉ có con người mới có mà
thôi, vì
đấy là thái độ ứng xử có
văn hóa của con người.
Nếu con người
không biết cung kính
và tôn trọng lẫn
nhau, cuộc sống
này sẽ là địa
ngục, sân hận đố kỵ, tỵ
hiềm, ganh ghét,
ngã mạn, cống cao, danh lợi, tật đố, bè phái, nói những lời
chia rẽ, độc
ác v.v.. thì người
đó đã tu sai hoặc họ
là trùng trong lông sư tử, người đó đang phá hoại đạo
Phật.
Cho nên, nói đạo Phật là con đường tu dưỡng đạo
đức, con đường của cái thiện, mà giới luật
là hàng rào bảo vệ vững chắc
không cho cái ác xâm chiếm.
Đức phật
đã chỉ dạy rất rõ:
“Giới luật ở
đâu đức hạnh
ở đó, đức hạnh ở đâu giới luật ở đó”.
Vì vậy chỉ cần
nhìn và quan sát mộât hành giả tu
theo đạo Phật,
có giữ gìn
giới luật nghiêm túc hay không,
nếu người đó không tự biết thương mình để rèn
luyện trong giới
luật thì làm sao họ có được đạo đức
để thương được người khác, họ sống chỉ làm khổ mình và làm khổ người
khác mà thôi.
Cho nên giới
luật là nền tảng,
nếu không có giới
luật, thì không có đức hạnh
và trí tuệ, cũng không có sự giải
thoát.
Giới luật
trong đạo Phật
không phải là một điều cấm, giới luật là những điều
khuyên mọi người nên thực hành,
mang tính tự giác cao, vì
chính giới luật
là thiện pháp
giúp mọi người thoát khổ.
Trong cuộc sống
mỗi con người chỉ là
một cá thể sống
chung, có nhiều cá thể khác
cùng tồn tại. Và
các quan hệ
trong xã hội
đó với
nhau là
nhân, là duyên
của luật nhân
quả. Vì vậy các
quan hệ vợ chồng,
con cái bố mẹ,
anh em bạn bè Thầy trò v.v.. đều là mối duyên nợ của nhau từ nhiều đời,
nhiều kiếp, kiếp này gặp được nhau, tìm đến nhau để trả món nợ ân oán với nhau, người
có ân trả
ân, người có
oán đòi
oán.
Trong môi
trường xã hội cùng sống chung này, có những người gặp được
may mắn. Có những người gặp phải bất hạnh đắng cay. Cuộc sống làm cho họ phải đau
đớn, buồn tủi và uất hận,
vì phải chịu đựng
những khổ đau do cuộc đời mang lại đã dằn vặt họ, sai
khiến họ.
Dù cùng sống
chung trong một xã hội, mà cuộc sống của người này đã hoàn toàn xa lạ đối với người khác.
Lúc khổ đau
dồn đến, nhiều người thường tấm tức oán
trách trời đất sao nỡ
bất công. Có lúc quá uất hận, họ muốn đập phá mộât cái gì đó cho hả giận,
và cuối cùng đành đỗ lỗi, phải chăng đó là số mệnh?
Nhưng với
người có duyên may được đạo Phật
giác ngộ, thì sẽ
sớm hiểu ra: tất
cả khổ vui của cuộc đời này, đều
do duyên nghiệp từ trước mang tới.
Vì vậy đức Phật thường dạy các đệ tử nếu con người đối xử với nhau hung dữ, đấu
tranh chống nhau bằng miệng lưỡi, đánh đập nhau bằng sức lực,... thì cuộc
sống sẽ tồi tệ, xấu xa
và đen tối.
Khi mọi người
biết cung kính và tôn trọng lẫn nhau,
thì gia đình và xã hội trở nên thuận hòa mọi
người biết thương
yêu giúp đỡ lẫn
nhau. Một cuộc sống hạnh phúc chân thật xuất hiện và thế giới
này sẽ thành
Thiên đường. Còn ngược
lại sẽ trở
thành hỗn độn bất ổn và
Địa ngục.
Làm người
tại sao ta lại
làm khổ mình, khổ
người tạo ra cả
một bầu trời ảm đạm, thê lương, u buồn và đau khổ cho con người?
Một con
người mà tự
làm khổ đau
cho mình, chỉ có những kẻ thiếu đạo đức và trí
tuệ mới làm như vậy!
Làm khổ
mình, làm khổ
người có hạnh phúc
gì đâu, mà đó chỉ là hành động phi
nhân tính, mang đau khổ
cho nhau, không
những trong kiếp này và mãi mãi trong muôn kiếp.
Vì vậy một nếp sống đạo đức là điều rất cần
thiết cho mọi người
cùng chung sống với
nhau trên hành tinh này.
Và nền đạo đức không làm khổ mình, không làm
khổ người là nền đạo đức nhân bản nhất, ai cũng đều nên học và thực hành.
Có những người
không phải hoàn toàn là xấu, xấu tốt đều do ý
thức biến hiện
mà sinh ra.
Nếu ai đó
không thể đấu tranh nổi với những ham muốn thấp
hèn ở trong
tâm đã để cho những
tham vọng mù
quáng lôi kéo
người đó là người xấu.
Còn ai biết dùng
lương tri tỉnh thức của
mình, để tiêu diệt cái ác, người đó là
người tốt.
Trên bình
diện của cái xấu
và cái tốt, cái thiện và cái ác, nếu ai khéo tu sửa,
người đó sẽ trở thành người có đạo đức.
Chúng ta nếu biết
khéo tu dưỡng
đạo đức thì từ người
ác sẽ trở
thành người hiền,
từ người hiền sẽ trở thành bậc Thánh nhân.
Kính thưa
các bạn! Vấn đề đạo đức của đạo Phật là một đề tài quá rộng lớn trong
bài viết này chúng
tôi chỉ dám
mang ra mạn đàm cùng quý bạn những mảng
hiểu biết còn rất
hạn chế của chúng tôi về đề tài rộng lớn này.
Chúng tôi chỉ
hy vọng với sự hiểu biết còn rất hạn chế,
chúng tôi xin được đóng
góp với
quý bạn những
kinh nghiệm, những hiểu biết còn
quá ít ỏi của
chúng tôi, để
cùng nhau xây dựng
đóng góp chung một
sự hiểu biết
vì nền đạo đức thật tuyệt vời của
đạo Phật.
Mong rằng ai
cũng tu dưỡng
đạo đức thật tốt để biến cảnh thế gian này thành nơi
Thiên đường, Cực lạc.
Xin được
chân thành tri ân!
Kính ghi
Minh Đạo
Hà Nội ngày
2 tháng 9 năm 2005
--------
HẾT TẬP V
MỤC LỤC
Lời nói đầu
.......................................................... 5
Bồ tát bệnh
vì chúng sanh bệnh ..................... 33
Thế giới
siêu hình ............................................ 62
Giới luật.............................................................
83
Bốn định vô
sắc .............................................. 104
Vọng tưởng
...................................................... 127
Như lý tác ý
.................................................... 143
Ức chế tâm
có hại gì? ..................................... 154
Nhân quả
......................................................... 180
Làm chủ
sanh, già, bệnh, chết ...................... 186
Sáu nẻo luân
hồi ............................................. 191
Đạo Phật chỉ
có một đấng giáo chủ .............. 197
Tu hành nên
tránh pháp ức chế.................... 204
Aên chay làm
cây cỏ biết đau.......................... 208
Trứng gà
công nghiệp là chất bất tịnh......... 214
Thần
thông...................................................... 216
Diệt trừ bản
ngã ............................................. 218
Diệt trừ bản
ngã là chứng đạo ...................... 221
Đời khổ là
do chấp ngã .................................. 222
Phương pháp
diệt ngã.................................... 223
Kết quả diệt
ngã như thế nào?...................... 225
Ý thức thanh
tịnh........................................... 226
Ý thức có mấy
loại.......................................... 228
Các hành ác
có thiện ..................................... 231
Tâm sắc dục
.................................................... 232
Định niệm hơi
thở.......................................... 241
Ước nguyện
các loài vật nhỏ bé... ...............
244
Ức chế..............................................................
245
Tác ý phá cảm
thọ.......................................... 247
Tứ quả và tứ
thánh định có giống nhau ....... 248
Hơi nóng chổ
nào thì tái sinh chổ đó ........... 251
Kết quả tu tập.................................................
254
Nhìn đời bằng nhân quả................................
256
Căn cứ vào
mười thánh hạnh sadi ................ 260
Bản ngã
........................................................... 262
Hiếu sai Phật
pháp ........................................ 264
Làng nguyên
thủy .......................................... 266
Thân hành niệm.............................................
268
Pháp thân
hành niệm.................................... 275
Dừng cái ý
....................................................... 279
Định tỉnh.........................................................
281
Ngũ ấm
ma...................................................... 282
Những kinh
nghiệm thư ................................ 293
Bị ngoại đạo
khiêu khích ............................... 297
Thanh minh
.................................................... 300
Khi tu theo
Phật giáo có cần tham khảo...... 302
Trồng rau sạch
................................................ 304
Tu sĩ gặt
lúa giúp dân .................................... 306
Cứu trợ.............................................................
308
Được phép
bán sản phẩm thừa không? ........ 309
Trồng rau
lúa sạch tránh thuốc sâu rầy ....... 312
Lễ nghi đối
với ngoại đạo .............................. 313
Chào hỏi bạn
bè cùng nhau một thầy........... 318
Khi vào chùa
nên lễ vị Phật nào? ................. 321
Xưng hô với
phật tử........................................ 322
Nhận sự cúng
dường phải ước nguyện ntn? . 324
Xưng hô với
bậc cao niên ............................... 325
Cách vận
y thượng
........................................ 326
Cách xưng hô
với những người thân... ......... 327
Không nên đến
............................................... 328
Không vái
bàn thờ Thánh ............................. 330
Tụng niệm ma
chay........................................ 331
Cách xưng hô
tiếp xúc với nhà chức trách ... 332
Giới luật Phật
không nên bỏ ......................... 333
Các loại
kinh sách sử dụng sao cho đúng..... 334
Tổ chức các
buổi lễ lớn................................... 335
Tứ thần túc
..................................................... 336
Kinh Duy Ma
Cật có phải Phật thuyết? ....... 339
Phụ bản: Đường
xây dựng nhân cách ........... 346
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!