hành, cứ mãi
mê thiền định, trăm người như một. Đời đã thiếu đạo đức mà dạy
đạo đức thì họ không học, chỉ đi tìm cái
siêu việt của thiền định, nhưng đạo đức
không có thì làm
sao có được cái siêu
việt của thiền
định. Tâm con người còn tham vọng quá lớn làm sao theo
đạo Phật tu hành cho được. Người ta đâu hiểu rằng đạo Phật
ra đời là đem lại một nền đạo đức
giải thoát cho con người, chứ
không phải đem lại cái siêu việt thiền định cho họ. Vì
thế, họ đi tìm cái siêu việt chẳng bao giờ có, khi họ là người không
có đạo đức.
Nhưng khi con người có đạo đức thì cái
siêu việt thiền
định của đạo Phật
mới có, dù họ
không muốn, nó vẫn có. Vì thế
giáo pháp của Phật lấy đức hạnh làm đầu “Giới
luật”. Giới tức là đức hạnh của đạo
Phật, thế mà tu
sĩ đạo Phật
thời nay xem giới luật quá rẻ,
nên đạo đức chẳng ra gì.
Con người thời
nay tu hành chỉ đi tìm cái mơ mộng không thiết thực, còn cái tu hành có đạo đức,
ích lợi và thiết
thực cho đời sống của
mình và
đời sống của người khác
thì họ chẳng thèm tu.
Con người nhờ
có tu hành đạo đức
nhân quả thì mới có những hành động sống
giải thoát, không còn khổ đau nữa,
chứ không phải
đạt được những
thiền định và những thần thông
siêu việt hoặc cầu cạnh
Thần, Thánh, chư Phật, Chư Bồ Tát
để gia hộ cho họ hết khổ, đó là một điều mơ mộng
không thiết thực,
cụ thể. Cho nên,
hiện giờ người
tu hành không giải
thoát là vì
tu không đúng
chánh pháp “Giới, Định, Tuệ”.
NHÂN TƯỚNG
CßA NÜI TÂM
Câu hỏi của
Chơn Thành
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Thế nào
là nhân tướng nội của tâm?
Ngoại của tâm?
Hành của
tâm?
Đáp: Nhân tướng
nội của tâm là những niệm vi tế. Nhân tướng ngoại của tâm là những niệm thô
phù. Hành tướng
của tâm là sự đối phó với các pháp trong hiện tại, câu hữu
với tưởng về quá khứ và vị lai. Nếu trả lời đơn giản như vậy thì các con rất
khó hiểu.
Nhân tướng nội
của tâm là những niệm vi tế như thế nào?
Bây giờ, chúng
ta giải thích
từng chữ, nhân tướng nội của tâm là
gì? Nhân tướng nội của tâm
là những hình
tướng của tâm khởi
hiện bên trong thân.
Niệm vi tế
là gì? Niệm
vi tế là những niệm khởi lên trong đầu chúng ta, phản ảnh
được tâm
trạng của chúng
ta trong cuộc sống
sinh hoạt hằng ngày, thể hiện trong hai thời gian: quá khứ và vị lai. Mỗi niệm
khởi lên mang theo tính chất thiện
hoặc ác. Thiền Đông Độ gọi là niệm thiện niệm ác, kinh sách Đại Thừa gọi
là vọng tưởng,
kinh sách Nguyên Thủy gọi là nhân tướng nội của tâm,
còn có một danh từ nữa gọi là Tầm. Nói
cho dễ hiểu đó là những vọng tưởng
sanh khởi liên tục trong tâm của chúng ta.
Nhân tướng
ngoại của tâm
là gì? Là những tướng trạng khởi lên trong đầu
chúng ta đang giải quyết một vấn đề gì
trong hiện tại. Kinh sách Đại Thừa gọi là vọng tưởng,
Thiền Đông Độ gọi là niệm
thiện niệm ác, kinh sách Nguyên
Thủy gọi là nhân tướng ngoại của tâm hay còn gọi là tác ý hoặc gọi là Tứ.
Hành tướng của
tâm là gì?
Hành tướng của
tâm có hai sự hoạt động trong thân chúng ta:
1-
Là sự tự
sanh khởi của tưởng thức, không do ý thức tác ý.
2- Là sự tác
ý, do ý thức chủ động điều khiển
quán xét, tư
duy, không do tưởng
thức xen vào.
Kinh
sách Đại
Thừa và Thiền
Đông Độ, khi tu thiền
thì không chấp nhận
hai trường hợp trên đây, vì thế họ
đi vào sự ức chế tâm để thực hiện các loại định tưởng. Ngược lại, thiền định của kinh
sách Nguyên Thủy Phật dạy: “Ngăn và diệt niệm ác, sanh khởi và tăng trưởng niệm
thiện và còn luyện tập pháp như lý tác ý
để trở thành một đạo lực siêu việt
làm chủ sự sống chết
và chấm dứt luân hồi”.
Đức Phật
đã biết dùng
pháp hướng tâm “Như
lý tác ý” rất là tuyệt vời,
nhờ pháp đó mà
Ngài mới làm chủ bốn sự khổ đau của
kiếp con người. Trên thế gian này Ngài là người duy nhất làm chủ bốn sự đau khổ
sanh, già, bệnh, chết qua bốn câu kệ của
Ngài đã xác
minh cụ
thể:
“Thiên thượng
thiên hạ, Duy ngã độc tôn.
Nhất thiết thế
gian,
Sanh, lão, bệnh,
tử”.
Tóm lại, đức
Phật đã biết dùng vọng tưởng và tác ý để xả tâm ly dục ly ác pháp, để thành tựu
đạo giải thoát, để ra khỏi nhà sanh tử luân hồi, để đầy đủ Tam Minh trở thành người siêu việt và nhất là
đức Phật đã trở thành một nhà đạo đức
nhân bản không làm khổ mình, khổ người, phi giai cấp.
NGĂN ÁC DIỆT ÁC
Câu hỏi của
Chơn Thành
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Phải tu
như thế nào để
phá cái tâm bất thiện
và khắc phục được nó?
Đáp: Đừng để
thất niệm thiện trong Định Niệm Hơi Thở và Chánh Niệm Tĩnh Giác là đã phá cái
tâm bất thiện, còn nếu muốn khắc phục tâm bất thiện thì nên tu Định Vô Lậu. Nói
một cách dễ hiểu
hơn, muốn phá cái tâm bất thiện thì phải tu tập Tứ
Chánh Cần, ngăn
ác pháp, diệt ác pháp, sanh khởi
thiện pháp và tăng trưởng thiện pháp.
Đó là con đường tu tập
thiền định của đạo Phật chân chánh, mà không
giống bất cứ một loại thiền định nào của ngoại đạo trên thế gian này.
Con đường tu
tập thiền định của đạo Phật không phải ngồi thiền ức chế vọng tưởng, cũng không
phải giữ tâm không niệm thiện niệm ác; cũng không phải niệm Phật mà thành định;
cũng không phải tham công án, tham thoại đầu mà có định; cũng không phải bắt ấn
niệm chú mà thành định. Định là do tâm bất động trước các pháp, muốn có định
tâm bất động trước các pháp thì chỉ có
tu “Tứ Chánh
Cần”, tức là pháp
môn ngăn ác diệt ác
pháp. Muốn thực hiện
Tứ Chánh Cần được trọn vẹn thì phải
tu tập “Tứ Niệm Xứ”, muốn thực hiện Tứ Niệm Xứ
để khắc phục
tâm tham ưu ở đời, thì suốt ngày đêm phải thực hiện ba loại định:
1- Chánh Niệm Tĩnh Giác Định.
2- Định Niệm Hơi Thở.
3- Định Vô Lậu.
Ba loại định này sẽ
thực hiện cộng chung với đời sống giới
luật nghiêm túc
và hạnh độc cư thì quý vị sẽ đạt được tâm bất động
trước các ác pháp, tức là
quý vị nhập “Bất Động
Tâm Định”.
Bất động
tâm định là một loại thiền định rất cần thiết và lợi ích cho cuộc sống con người
trên hành tinh này, nó có một sức tĩnh thức tuyệt vời nhìn thấu suốt lý nhân quả trong các pháp, nên người nào
đã thực hiện được, đều có một đạo đức nhân bản không
làm khổ mình, khổ
người. Nhưng muốn
có một đạo đức như vậy
thì cần phải trau dồi rèn luyện thân
tâm trong giới luật và Tứ Chánh Cần, không phải trong một giờ, một
ngày mà có được, mà phải
có thời gian rất dài.
Tóm lại, Bất
động tâm định là một pháp môn thiền định, kết quả của sự ngăn ác và diệt ác
pháp rất tuyệt vời mà không có một pháp môn
nào hơn được.
Đó chính là mục đích của
đạo Phật, là mục tiêu
mà người tu
sĩ đạo Phật cần phải nhắm đến.
NHÂN TƯỚNG
Câu hỏi của
Chơn Thành
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Thế nào
là nhân tướng nội, nhân tướng ngoại
và hành tướng của các pháp?
Phải tu như
thế nào để khắc phục và phá các pháp bất thiện?
Đáp: Nhân
tướng nội của
các pháp là hình
trạng và tính
chất bên trong
của các pháp. Trả lời như vậy khiến
cho quý vị khó hiểu. Vậy nhân tướng là gì? Nội là gì?
Ngoại là gì? Và các Pháp là gì?
Nhân tướng
là hình tướng
của nó, ví dụ:
Cây có
hình tướng của
cây, cỏ có
hình tướng của cỏ.
Hình tướng của
cây không thể
nào giống hình tướng cỏ; hình tướng của cái nhà không thể
nào giống hình
tướng của cái
bàn được.
Nội là
bên trong; ngoại
là bên ngoài.
Ví dụ: Bên trong của một thân cây là giác và lõi; bên ngoài của thân cây
là vỏ.
Các pháp
nghĩa là tất cả vạn hữu trên thế gian này có hình tướng hoặc không hình tướng,
nói cho dễ
hiểu là vạn vật trong
thế gian. Ví dụ:
thân ta là một
pháp, cái nhà là một pháp, bàn,
ghế, tủ, giường,
cây, cỏ, rừng,
núi, sông, rạch v.v.. mỗi thứ là
một pháp.
Mỗi pháp đều có
hình tướng và
tính chất riêng của nó.
Ví dụ: cây
có hình trụ
thẳng đứng, cao, tính chất của
nó cứng. Cỏ
có hình tướng thấp, ngả nghiêng,
tính chất nó mềm yếu
v.v…
Nhân tướng
nội của bên
trong thân là:
tim, gan,
phèo, phổi, mật, lá lách v.v..
Nhân tướng
ngoại của thân là: da, lông, tóc, móng tay, móng chân v.v..
Hành tướng của
các pháp
là sự rung động của các pháp.
Muốn khắc
phục và phá
các pháp bất thiện thì phải tu tập tâm bất động trước
các pháp như Thầy đã dạy ở trên.
Tuy nhiên,
Thầy đã dạy
quý Thầy rất nhiều
về pháp môn ngăn ác
và diệt ác rất đầy đủ, nếu quý Thầy chỉ cần hiểu rõ sự ích lợi
của nó thì các ác
pháp không xâm
chiếm vào tâm của quý vị được, ngay đó quý vị có một đời
sống giải thoát hoàn toàn, đầy đủ hạnh phúc, an vui mà không tìm nơi đâu có được.
Nếu quý Thầy biết rằng, thiền định mà có được
là do tâm bất động, chứ không phải do có thiền định rồi tâm mới bất động
sau. Tâm bất động là nhờ giới luật chứ
không phải nhờ thiền định.
Bởi, nhìn
sự tu hành của quý Thầy mà biết được sự tu sai hay tu đúng, có kết quả
hay không có kết quả, có giải thoát
hay không có giải
thoát. Chỉ vì pháp
môn tu hành của Phật dạy rất
rõ, phải tu tập đạo đức
trước tiên, nhờ có đạo đức, thiền
định mới không lầm lạc vào tà thiền, tà định.
Người tu thiền
định, sống không đúng giới luật, không có đạo đức là người tu tà thiền, tà định,
chẳng bao giờ có kết quả giải thoát,
họ chỉ là những vị Thầy lừa đảo tín đồ bằng miệng lưỡi.
ĐẶC TƯỚNG
Câu hỏi của
Chơn Thành
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Thế nào là đặc tướng của thân,
thọ, tâm, pháp?
và pháp tu
chứng
như thế nào
đối với thân,
thọ, tâm, pháp?
Đáp: Đặc tướng
là tướng riêng biệt của thân, thọ, tâm, pháp của mọi người.
Người tu
theo đạo Phật
phải tùy theo đặc tướng của mình, thì sự tu tập mới có kết quả nhanh chóng,
không theo đặc tướng của
mình tu tập thì kết quả khó thành tựu.
Đặc tướng
còn gọi là khả năng riêng biệt của mọi người, không phải trời phú cho, mà do họ
khéo huân tập trong nhiều kiếp.
Ví dụ: Một
người nghe đức Phật thuyết pháp xong thì
chứng quả Tu Đà
Hoàn, có đầy đủ pháp nhãn, nhưng lại có người cũng
nghe thuyết pháp xong mà tật nào vẫn còn tật nấy, không bỏ được.
Cuộc đời
hành đạo của Thầy, Thầy đã đem chánh pháp
của Phật ra nói khan cả cổ,
chỉ có một pháp duy nhất
là nhìn cuộc sống
bằng đôi mắt nhân quả để tâm ly dục ly ác pháp là đem lại sự giải thoát
cho mình cho người. Một cuộc sống
hạnh phúc vô cùng vô tận, thế mà mọi người
ai cũng nghe
và cũng thấy
biết rõ ràng như vậy, nhưng bỏ ác pháp và ly dục thì
chẳng ai bỏ được, cứ mãi ôm ấp trong lòng để mà khổ,
mà đau, mà phiền não, mà tức giận v.v.. Nhiều khi Thầy tự đặt câu
hỏi: “Tại sao vậy? Tại
sao vậy???”.
Đấy cũng là
đặc tướng của mỗi con người chúng
ta biết làm
sao hơn! Khi tu hành
Thầy chỉ nhận ra ý này của Phật mà buông xả xuống hết chỉ trong vòng sáu
tháng là thành tựu Tứ Thánh Định và Tam Minh
một cách cụ thể và rõ ràng, thế mà chẳng ai tin.
Nếu một
người không thành tựu được
như vậy thì đời sống giới
luật không bao
giờ nghiêm túc và
không bao giờ bất động
tâm trước các pháp.
Người ta
đánh giá trị của một tu sĩ ở đức hạnh,
chứ không phải
đánh giá trị ở thần thông và thiền định. Đức hạnh sanh thiền
định và thần thông, chứ thiền định và thần thông không sanh đức
hạnh, nói cách
khác cho đúng như lời đức Phật
đã dạy: “Giới
sanh Định, Định sanh Tuệ”, chứ
đâu có Tuệ sanh Định, Định sanh Giới.
Đặc tướng tốt
hay xấu đều do nhân quả huân tập nhiều đời nhiều kiếp mà thành, chứ không phải
huân tập trong một sớm một chiều mà
có được. Cho nên, người có tài ba
lỗi lạc
là do sự huân tập nhiều
đời nhiều kiếp, cũng như
người
tu nhanh chậm.
Nếu chúng ta
nói rằng mình tu chậm thì bỏ cuộc tu, tức là không huân
tu nữa
thì như vậy đặc tướng của
chúng ta sẽ xấu
và cuộc đời sẽ trôi
lăn trong sáu nẻo luân hồi
chịu khổ đau mãi
mãi. Người ta
tu nhanh là nhờ người ta tu nhiều kiếp rồi, còn mình tu chậm
là do mình mới
tu trong kiếp này
mà thôi. Chính đó
là đặc tướng
của mỗi người.
Vì thế càng tu chậm lại càng tu tập nhiều hơn; càng tu chậm lại càng tu
tập kỹ hơn.
THƯ HÀNH
Câu hỏi của
Chơn Thành
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Trong quá
trình tu tập bị thọ hành
quấy nhiễu thì
dùng pháp gì để đoạn diệt
nó? Có ai
trong quá trình tu tập mà không bị
thọ hành không?
Đáp: Gặp thọ hành
phải giữ độc cư
trọn vẹn, phải gan dạ đừng sợ hãi, phải đầy đủ nghị lực dũng cảm và dùng pháp hướng tâm để đẩy lui các cảm thọ
đó, trong quá trình tu tập
mọi
người
ai cũng gặp thọ hành
nhưng tùy nghiệp nặng nhẹ mà thôi.
Thọ hành do
tu tập sai mà thành bệnh, vì thế khi bị thọ hành thì chúng ta phải quán xét lại sự
tu tập của
mình xem coi tu
sai chỗ nào, để rồi chỉnh lại.
Quý Thầy nên lưu
ý, khi đức Phật đã dạy
tu hành thì Ngài đã nhắc nhở chúng ta: “Pháp của ta, đến để
mà thấy, không
có thời gian”. Do lời dạy này khi
tu tập bị thọ hành là chúng ta biết
đã tu sai,
phải mau mau sửa lại. Khi tu
tập cảm giác
thấy toàn thân
thoải mái dễ chịu, cảm giác toàn
tâm an lạc, thanh thản, vô sự thì đó là tu đúng còn ngược lại là tu sai.
Pháp Phật tu
hành rất dễ nhận xét sai đúng, như
pháp xả
tâm, Tứ Chánh
Cần ly dục ly ác pháp, khi tiếp
duyên ra gặp đối tượng mà tâm sanh sân hận,
tức giận, phiền não, dữ tợn thì đó là ức chế tâm không phải xả tâm, nếu
có sự giảm bớt sân hận trong lòng là có ức chế và có xả
tâm, nếu hoàn
toàn gặp đối tượng mà tâm vẫn thản nhiên, thanh thản, an lạc,
không có một chút
phiền não nào
thì đó là xả tâm
sạch.
Người xả tâm
sạch ác pháp là người giải thoát;
là người đi
trong đạo lộ của Phật;
là
người
có chánh định,
tâm hồn đang ở trong thiền
thứ nhất; là người sẽ
có đầy đủ
Tam Minh, Lục Thông; là người đã
làm chủ sanh tử luân hồi, chấm dứt sự tái sanh, làm chủ hoàn toàn cuộc sống.
Đó là làm một cuộc cách mạng đòi lại quyền
làm chủ sự sống chết của kiếp con người.
MỤC LIÊN
THANH ĐỀ
Câu hỏi của
một cư
sĩ miền Bắc
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Câu chuyện Mục Liên,
Thanh Đề có phải là sự báo hiếu của Đạo
Phật hay
không? Báo hiếu
như vậy có
đúng hay không? Xin Thầy chỉ dạy cho chúng
con được rõ.
Đáp: Kinh Vu
Lan Bồn là kinh sách phát triển của Đại Thừa,
xây dựng đạo lý của mình trên
hình thức cứu độ, kinh khéo léo
dùng tập thể cứu độ để
đánh lừa người
khác, mạo nhận là
Phật dạy để
không ai truy tìm sự
lừa đảo này được.
Như
chúng ta đã biết, đức Phật đã từng
dạy chúng ta: “Các con tự thắp
đuốc lên mà đi”. Giáo
pháp của Ngài
được xây dựng
trên nền tảng “Đạo đức nhân
quả”, thì không có lý
nào đức Phật lại dạy một
điều phi đạo đức,
phi nhân quả như vậy sao?
Chúng ta phải
xem xét lại coi những loại kinh sách phát triển này, chứ đừng vội tin.
Đạo đức nhân
quả là một thứ đạo đức được xây dựng trên sự công bằng, công lý và bình đẳng với
một trí tuệ vô hạn, thấu suốt được mỗi hành động của con người làm thiện hay
làm ác.
Vì xây dựng tôn
giáo của mình
trên một nền đạo đức công
lý, công bằng
và bình đẳng cho
mọi người như vậy, nên
trên đầu Ngài chẳng
có ai là Thầy
của mình, chẳng có ai cứu
độ cho mình được,
chỉ có sức tự lực
và trí tuệ của mình mới cứu
mình thoát ra cảnh đau khổ của kiếp
làm người đang bị luân lưu trong vòng nhân quả luân hồi.
Ngài đã tự cứu
mình bằng những
giáo pháp mà Ngài tự tìm ra được. Giáo pháp đó là một thứ
giáo pháp rất thực tế
và cụ thể,
mà mỗi pháp môn đều có cách thức tu tập trực tiếp đối trị lại từng tâm
niệm ác và sự đau khổ của
con người trong
cuộc sống để vượt thoát
ra khỏi.
Một giáo
pháp không có
hình ảnh, lý và
sự mơ
hồ, trừu tượng,
không có sự cầu khẩn, van
xin, cứu độ;
không có sự
cúng bái, tụng, niệm và chú thuật v.v..
Một giáo
pháp không có
thế giới siêu hình,
không có linh hồn
người chết. Không
có đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế, không có đấng Tạo Hóa, không có thần linh
và cũng không có ma, quỷ v.v..
Một giáo
pháp chỉ dạy
cho chúng ta, những
gì cần dứt bỏ thì
phải dứt
bỏ, những gì cần
tu tập thì phải
tu tập, những
gì cần trau dồi thì phải
trau dồi và những gì cần thông hiểu thì phải thông hiểu.
Người nghiên
cứu và có thực hành giáo pháp của đức Phật thì không
thể nào bị người
khác lừa đảo bằng những pháp tà giáo, ngoại đạo. Chỉ có những người chưa từng
nghe đến giáo pháp của đức Phật
thì dễ bị kẻ
khác mạo nhận pháp môn tà giáo là
của Phật.
Vì giáo pháp
của đạo Phật không có một giáo pháp nào của ngoại đạo tương đồng được.
Giáo pháp của
Ngài là giáo
pháp “xả, ly”, với
một pháp hướng tâm “Như lý tác
ý” tuyệt vời, với mục đích khiến
cho tâm con người bất động trước các pháp và các cảm thọ.
Giáo pháp của
Ngài chỉ có tự lực cứu mình, còn
giáo pháp của
ngoại đạo thì nhờ
đến tha lực cứu mình. Do thế, ta nhận ra giáo pháp của Phật một
cách rất dễ dàng không có khó khăn, vì một bên là tự lực và một bên là tha lực.
Vì thế, câu
chuyện Mục Kiền Liên và Bà Thanh Đề, ta thấy rõ
đó là giáo
pháp của Ngoại đạo đang lồng
trong giáo pháp của đạo Phật, mượn danh đức Phật để lừa gạt tín đồ Phật
giáo theo đạo của mình
mà không nghi ngờ. Đó là cái khéo léo của Đại Thừa
Giáo và Thiền Đông Độ.
Kinh sách Đại
Thừa, người ta đọc rất hấp dẫn do sự diễn đạt qua hình thức cấu kết giống như tiểu
thuyết và giàu sức tưởng
tượng theo kiểu thiền Đông Độ.
Mục Liên đi
theo Phật tu hành chứng quả giải
thoát đắc Lục
thông. Mẹ là Thanh
Đề, trước kia sùng kính Phật
pháp, cúng dường trai Tăng tứ sự đầy đủ, sau khi Mục Liên bỏ nhà đi tu, bà tức
giận làm bánh nhân thịt chó để thử thách chúng Tăng, nên bị tội đọa địa ngục ngạ
quỷ.
Mục
Liên chứng đắc
thần thông dùng thiên
nhãn thấy mẹ
mình đang đọa địa ngục ngạ
quỷ, đói khát
vô tận. Thương
mẹ Ngài dùng thần thông xuống địa
ngục thăm và mang theo một bát
cơm cho mẹ. Thanh Đề
đang đói khát thấy cơm
bà đón nhận
và bốc ăn liền,
nhưng không thể
ăn được, vì
cơm đã cháy thành than.
Mục Liên thấy
mẹ thọ lãnh quả khổ đói khát như vậy,
muốn ăn mà
ăn chẳng được, chẳng biết làm cách nào cứu mẹ được,
nên Ngài trở về bạch với đức Phật và mong nhờ đức Phật chỉ giáo cứu mẹ mình.
Đức Phật bày
vẽ: “Trong mùa an cư kiết hạ, chúng Tăng
đang tu học
thân, tâm thanh tịnh, ngày rằm
tháng bảy là ngày giải hạ, nên cung thỉnh chư Tăng cúng dường trai phạn tứ sự,
nhờ ơn công đức tu hành của các Ngài hợp lại thành một sức mạnh to lớn, với công
đức nầy có thể mới cứu mẹ Ngài thoát cảnh địa ngục”.
Mục Liên
vâng lệnh Phật
làm y như lời
dạy, mẹ Ngài thoát cảnh địa ngục.
Qua sự tích này đã biến ngày rằm tháng bảy trở
thành một phong tục trong dân gian, ngày báo hiếu, ngày xá tội vong nhân v.v..
Câu chuyện
Mục Liên Thanh
Đề là một câu chuyện phi đạo đức trong Phật giáo Đại
Thừa. Một câu chuyện được dựng lên trong thời đại phong kiến,
lúc vua quan chuyên ăn lo
hối lộ, mua quan
bán chức, làm những điều bất
công, không công bằng, công lý.
Đạo Phật
Nguyên Thủy chủ trương tự độ không cầu tha lực độ
mình. Cầu tha lực độ mình là giáo pháp của ngoại đạo, là của Phật
giáo phát triển Đại Thừa như trên chúng tôi đã nói. Đó là một thứ giáo pháp phi
đạo đức, phi nhân quả, không công bằng và công lý.
Đọc chuyện
Mục Liên Thanh Đề
chúng ta thấây đạo Phật tổ chức
giống như chế độ phong kiến không khác chút nào. Ăn lo hối lộ
với những danh từ rất cao
thượng: “Độ chúng sanh”.
Cha mẹ làm tội
ác bị nhà vua bắt giam cầm, tù tội, con thi cử làm quan, không cứu cha mẹ được
vì tội quá nặng, nên phải nhờ những
vị quan lớn khác bằng cách
phải lo lót hối lộ, (Trai tăng cúng dường tứ sự). Nhờ có lo
lót như
vậy,
bà Thanh Đề mới thoát
cảnh tù tội A
Tỳ
Địa Ngục.
Đối với một tôn
giáo lớn như Phật giáo Đại Thừa mà còn có hình thức ăn lo, hối lộ như vậy thì trên
đời này còn
có nghĩa lý gì
là đạo đức công bằng và công lý; còn có
nghĩa lý gì gọi là đạo đức nhân quả không làm khổ mình, khổ người; còn có nghĩa lý gì là mang danh là
tôn giáo khi dạy tín đồ làm điều phi đạo đức
như
vậy.
Nếu trên thế
gian này không có một đạo luật nhân quả
thì loài người đừng
nói đến hai chữ
công bằng và công lý. Vì không
bao giờ có công bằng và
công lý khi mà
không có luật nhân quả. Không có một đấng Vạn Năng hay
một đấng
Tạo Hóa hoặc một Đức
Chúa Trời hoặc một Ngọc Hoàng Thượng
Đế nào cầm cán cân công bằng và công lý
cho loài người này được, chỉ có luật nhân quả mới giữ vai trò công bằng và công
lý này mà thôi. Vì nhân quả là do hành động của mọi người
tự làm tội hay vô tội đều
chính nơi họ, cho nên luật nhân quả
chính là con người tạo ra, để xử phạt hay ban thưởng chính lại họ,
chứ không có một kẻ thứ
hai nào khác thưởng phạt. Vì thế, nó rất công bằng và công lý,
không ai lo lót và hối lộ
nó được. Kẻ
nào
làm ác thì phải
thọ lấy quả khổ, kẻ nào
làm thiện thì hưởng được phước báo.
Sau khi
tu hành chứng đạo, đức Phật dẫn
tâm đến
Lậu Tận Minh,
Ngài đã thấy
luật nhân quả rất rõ ràng, công bằng
và công lý vô cùng, cũng vì luật nhân quả
có công bằng công lý như vậy,
nên con người phải
chịu trôi lăn trong
sáu nẻo luân hồi thọ biết bao nhiêu
sự đau khổ từ kiếp này đến kiếp
khác, đều do chính hành động nhân quả của họ.
Ở trên đời người ta có tiền, có thế lực, thì
người ta có thể mua được tội lỗi, nhưng với luật nhân quả thì không thể mua tội
được. Trải qua một thời gian dài từ chế độ bộ lạc mãi nô đến chế độ
phong kiến đã chứng minh
điều này “Đa kim ngân
Phá luật lệ”.
Và mãi sau này dù cho bất cứ một chế độ nào thì sự công bằng và công lý
sẽ chẳng thực thi được trọn vẹn.
Dưới chế độ
phong kiến, con cháu của vua quan có
làm tội giết
người, cướp của vẫn ung dung phe phẩy tự do
mà không
ai làm tội
làm tình được, pháp luật đối với những hạng
người này như bắt cóc bỏ dĩa.
Cho nên, Đại
Thừa Giáo là một tôn giáo bị “thế tục phong kiến hóa” với sự lý luận vụng về để lộ chơn
tướng thế tục:
“Khi chư Tăng
chấp nhận thọ dụng trai Tăng và tứ sự
cúng dường thì hợp
lại công đức tu hành
của mình thành một công đức vô lượng, công
đức đó sáng
chói như ngọn
đuốc trí tuệ khiến cho tâm bà
Thanh Đề giác ngộ nên bà mới
thoát khỏi địa
ngục”. Đó là hình
thức ăn lo tập thể của chế độ phong kiến mà Phật giáo Đại Thừa đã bị đồng
hóa.
Đó là cách
lý giải không chân thật của các nhà Đại Thừa khéo
che đậy lừa đảo những tín đồ mê tín, vô minh, chứù không thể nào
che đậy với những người
đệ tử của Phật đã được trang bị đạo đức nhân quả. Vì giáo pháp của đức
Phật dạy rõ ràng,
cụ thể, người
tu sĩ phải lấy đức hạnh (giới luật) làm đầu. Chỉ có đạo đức
nhân quả thì mới có
công bằng, công
lý và từ
bi đối với mọi người mọi loài
chúng sanh. Và vì thế, không thể nào
có sự gian xảo lừa đảo dối
trá theo kiểu dạy của kinh
sách Đại Thừa
như
trên.
Bài kinh Vu
Lan Bồn chỉ gạt những người chưa hiểu giáo
lý chân chánh và đạo đức nhân quả của đạo Phật. Bài kinh Vu
Lan hôm nay đã trở thành một sự lừa đảo có sách vở và đã trở thành một truyền thống
báo hiếu vô đạo đức
trong
lòng tín đồ Phật
Giáo Việt Nam
hơn cả nghìn năm mà không ai phát giác ra được.
Mùa Vu Lan!
Mùa báo hiếu!
Những danh từ này
đã lặp đi lặp
lại trong lòng
người Phật tử hiếu hạnh Việt
Nam, nhưng mấy
ai đã biết sự hiếu hạnh này là phi hiếu hạnh, là sự bị lừa đảo. Hằng năm người
Phật tử đã tốn biết bao nhiêu tiền của
trong mùa Vu
Lan! Mùa Báo hiếu!
Một việc làm chẳng ích lợi
gì cho những người thân thương quá cố của mình, chỉ có làm lợi ích cho các nhà sư Đại Thừa mà
thôi.
Nếu mọi người
ai cũng đều thông hiểu đạo đức nhân quả của đạo Phật thì những
kinh sách phi đạo đức của Đại Thừa không thể lường gạt họ được như: Vu Lan
Bồn kinh, Phẩm Phổ Môn trong bộ Diệu
Pháp Liên Hoa kinh, Di Đà kinh, Bát Dương kinh, Thủ Lăng Nghiêm kinh, Duy Ma Cật
kinh vv... Đó là những loại kinh sách phi đạo đức, phi chân thật, phi Phật
pháp, nó không triển
khai tri kiến giải
thoát và tri kiến
đạo đức nhân
quả, nó khiến
cho trí tuệ con người u
mê, vô minh,
đen tối, liệt
tuệ thường sống với sự hiểu biết mơ hồ, trừu tượng, mê tín của
thế giới siêu
hình tưởng, nó dạy
người làm những
việc thiếu đạo đức và thiếu
chân thật, thường
cúng tế, cầu cạnh, van
xin,
gia hộ, hộ trì v.v…
Với lòng đại
từ, đại bi của chư Phật và chúng
Thánh Tăng, theo
như trong kinh Vu Lan
Bồn đã dạy
ông Mục Kiền
Liên cứu mẹ. Giả thuyết, nếu làm được như vậy thì tất
cả chúng Tăng và đức Phật tập trung công đức tu hành
giải thoát của mình lại
thành một công đức vô lượng vô biên như một ngọn đuốc
khổng lồ cháy sáng rực, và hướng đến chúng sanh, khiến cho
chúng sanh ngộ được đạo
lý giải thoát để mọi người
ly dục ly ác pháp
thoát ra cảnh địa ngục tại
tâm, thì đâu cần
gì chúng sanh phải
tu hành vất vả khổ nhọc, mà
cũng vẫn được giải thoát như thường, cũng giống như chư Tăng hợp công đức
tu hành của mình lại thành một trí tuệ lớn, khiến cho tâm bà Thanh Đề ngộ được đạo
lý giải thoát,
liền thoát ra cảnh
địa ngục A Tỳ. Nếu
chư Phật và chư
Thánh Tăng làm được những
điều này thì thế gian lại có thêm một tôn giáo phi đạo
đức, thì chúng tôi là những Phật tử chân
chánh sẽ không chấp nhận điều
này.
Nếu chư
Thánh Tăng trong thời đức Phật đã cứu độ cho bà Thanh Đề thoát cảnh địa ngục như vậy
thì với tâm đại từ đại
bi của Phật
và
chư Thánh Tăng không lẽ không làm
điều này để độ
chúng sanh thoát khổ
sao? Có lý đâu vì
một cá
nhân nhỏ mọn
như bà Thanh
Đề mà chư Tăng còn độ được
thay huống là với tất cả
chúng sanh trên
hành tinh này đang đau khổ mà Phật
và chư Thánh Tăng đều biết
rõ, mà làm ngơ sao?
Hay phải đợi
cúng dường tứ sự?
Có cúng
dường tứ sự mới cứu độ thì còn
gì là Phật, là Thánh Tăng nữa, phải không các bạn?
Bởi vậy,
kinh điển Đại Thừa diễn đạt giáo lý phi
đạo đức một cách cụ thể rõ ràng, thế mà mọi người
vì quá vô
minh, u tối không
thấy, nên bị lừa đảo, bị lường gạt một cách đau đớn.
Công đức
tu hành của Phật vô lượng vô biên mà
Ngài còn từ chối không cứu độ ai
hết, Ngài chỉ là một hướng
đạo viên mà thôi. Ngài đã rõ thấu đạo
lý nhân quả tường tận,
mà không ai hiểu đạo lý
nhân quả hơn
Ngài. Do hiểu đạo
lý nhân quả tường tận,
dù biết rằng mình
có đủ thần lực, có
vô lượng vô
biên công đức, nhưng Ngài vẫn từ chối không
cứu độ ai hết, vì cứu độ là một việc làm phi đạo đức, nên Ngài dạy:
“Các con hãy tự thắp đuốc
lên mà đi, Ta chỉ là một người chỉ đường mà thôi”.
Theo đạo lý
nhân quả, ai
làm ác thì phải chịu nhận lấy quả khổ, không ai cứu
khổ cho kẻ làm ác được,
chỉ có các
nhà Đại Thừa mới có một
đức Bồ Tát
Quan Thế Âm dám
làm điều phi đạo đức này
(phẩm Phổ Môn
kinh Pháp Hoa) rồi đến
chư Thánh Tăng
và đức Phật trong
kinh Vu Lan Bồn mới
dám cả gan làm điều phi đạo đức, phi giáo lý của Phật
để cứu bà Thanh Đề thoát cảnh địa ngục,
bằng cách ăn lo tứ sự cúng dường.
Xưa, thời đức
Phật còn tại thế, Ngài còn phải xin
ăn để
gieo duyên độ chúng
sanh, nhờ có gieo duyên
nhân quả thiện
như vậy, Ngài mới đủ duyên để thuyết giáo pháp của
mình, khiến cho chúng sanh ngộ được chân lý giải thoát rồi mới lần lần tu tập dứt bỏ và xả ly, mới thoát cảnh địa ngục trần gian đầy đau
khổ của kiếp làm người.
Các nhà Đại
Thừa xây dựng sự cứu độ một cách vô lý, thiếu công bằng và công lý, thế mà mọi người
vẫn tin theo, làm
theo với sự thiếu
suy nghĩ. Đem công đức tu hành giải
thoát của mình, hợp lại
làm một ngọn
đèn sáng, khiến cho người đang mê
gặp ngọn đèn
này, trí tuệ bừng sáng, thoát cảnh
địa ngục (nếu được như vậy thì đâu cần gì phải tu). Đó là một thứ vọng
ngữ của các nhà Đại Thừa, để lừa đảo những người
tín đồ thiếu trí tuệ và cũng khiến cho những người có trí tuệ, hiểu biết nghi
ngờ Phật giáo và xem thường đạo Phật, cho rằng Phật giáo là một tôn
giáo mê tín,
một tôn giáo không có đạo đức.
Nếu thật sự những
loại kinh sách này là
của Phật giáo thì Phật giáo không còn đất đứng trên hành
tinh này nữa, một
khi thời đại dân trí càng
đi lên và
khoa học càng
tiến bộ, thì người
ta càng rõ sự gian xảo này.
Trên hành tinh này duy chỉ cần phải
có một đạo đức nhân quả và đạo đức ấy phải được
phát triển đúng mức
để quân bình vật chất
và tinh thần của con người
được cân bằng,
thì xã hội loài
người mới có sự an
vui, hạnh phúc.
Do thế, các tôn giáo nào thiếu đạo đức, gây mê tín, tạo
thế giới siêu hình trừu tượng,
viển vông, dạy những
điều phi
đạo đức, thường
lừa đảo tín đồ,
thì phải bị khoa học chỉ mặt vạch
tên và sẽ bị
nhân loại đào thải khỏi cuộc sống của họ.
Bởi vậy,
câu chuyện Mục
Liên Thanh Đề là
câu chuyên phi đạo đức,
phi công lý,
phi công bằng, phản lại đạo đức nhân quả của Phật giáo. Sự báo hiếu của
đạo Phật như trong kinh sách Đại Thừa
là không phải của đạo Phật,
kinh sách này đã bị dân gian thế tục hóa Phật giáo theo thời đại
phong kiến của nó.
Người tu
sĩ đạo Phật
muốn báo hiếu
cha mẹ thì phải
tu hành, sống
đúng giới hạnh, không
hề vi phạm một lỗi nhỏ, sống thiểu
dục tri túc, ăn ngủ độc cư đúng
cách, đầy đủ oai
nghi chánh hạnh, tâm thường thanh thản, an lạc, ly dục ly ác
pháp và nhập
sâu Bốn Thánh Định thực hiện
Tam Minh, làm chủ sự sống
chết và
luân hồi, thì mới
báo hiếu trọn vẹn.
Còn người tín đồ
muốn báo hiếu
thì phải giữ gìn năm giới nghiêm
túc, thường khuyên
cha mẹ giữ gìn làm điều
thiện, đừng làm điều ác. Đó là sự báo hiếu chơn thật của Phật giáo
Thực hiện được
những điều này qua đời sống gương hạnh cao quý, khiến cho cha mẹ nhiều đời
nhiều kiếp vì
có nhân duyên
nhân quả nên quy tựu gặp lại nhau để nhận lấy
gương hạnh đạo đức giải thoát và giáo pháp của Phật hướng dẫn cho những người
thân thương của mình từ vô lượng kiếp để
thoát ra cảnh đời đầy đau khổ. Đó là báo hiếu cha mẹ, chớ không phải làm lễ
trai Tăng cúng dường tứ sự để nhờ công đức của
chư Tăng cứu độ cha
mẹ là
báo hiếu.
Báo hiếu kiểu
đó là báo hiếu không
thực tế, thua xa các nhà Nho giáo Đạo Khổng “Quạt nồng ấm lạnh” không
làm cho cha mẹ buồn rầu, thường làm vui lòng cha mẹ.
Sống chửi cha, mắng mẹ, làm cho cha mẹ buồn khổ, đến khi chết rước chư
Tăng cúng dường Tam Bảo để báo hiếu, thì thật là buồn cười, bày đặt chuyện
báo hiếu như vậy không đạo nghĩa và thực tế,
đó là
lối lường gạt người “tiền mất tật
mang”, chẳng làm ích lợi gì cho ai cả?
TỆ NẠN MÊ TÍN
Câu hỏi của
phật tử Luân
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Ở nước
ta (VN) hiện nay tệ
nạn mê tín, dị đoan như
cầu siêu, cầu an, xin xăm, bói quẻ, xem ngày giờ tốt xấu, cúng sao,
giải hạn, lên đồng, nhập
xác… đang là hiểm họa, tệ nạn xã hội là một gánh nặng
của con
người. Kính thưa
Thầy, để đẩy
lùi những tệ nạn này ra khỏi loài người và làm cho
cuộc sống tốt đẹp hơn, chúng con cần phải làm
những gì?
Đáp: Muốn đẩy
lùi tệ
nạn mê tín dị đoan thì người cư sĩ
đệ tử của đức Phật
phải sáng suốt nhận định và thông
suốt những gì mà đức Phật đã dạy, đừng
quá vội tin vào những người khác, hễ nghe nói
Phật thuyết là bất cứ cái
gì cũng vội vàng tin ngay liền, tin như vậy là tin mù
quáng dễ bị kẻ khác lừa đảo,
đó là một bằng chứng thật sự hiện giờ các tệ nạn mê
tín xảy ra chung quanh trong các
ngôi chùa là do
Phật tử quá tin theo các Thầy Tổ của mình, Thầy Tổ của mình đang chịu ảnh hưởng của tà giáo ngoại
đạo đã biến trở
thành những người đang
dối trá, mượn sắc áo của Phật
giáo để kinh doanh tôn giáo làm
giàu trên mồ hôi nước mắt của tín đồ.
Bởi vậy, người
tín đồ Phật giáo phải tin vào đạo đức
nhân quả làm
người, không làm khổ
mình, khổ người,
là một điều lợi ích rất
lớn, hãy
dẹp bỏ lòng
tham vọng, ích kỷ nhỏ mọn của mình, những mơ ước thiếu thực tế, hãy tự lực sống
đúng đạo đức nhân quả là đã thấy hạnh phúc ngay liền, dẹp bỏ những sự cầu cạnh
tha lực nương tựa vào thần quyền, đó là những hy vọng mơ tưởng
hão huyền, đừng
tin và làm
theo những điều
phi đạo đức
nhân quả mà trong thế giới siêu hình tưởng thường bày vẽ ra thì tệ nạn mê
tín trong xã hội sẽ được đẩy lùi ngay tức khắc.
Giáo lý của
đạo Phật có những tiêu chuẩn đã được xác
định:
1- Đạo đức nhân bản.
2- Không có thế giới siêu hình.
3- Người
chết năm uẩn
tan hoại tất cả
chỉ còn lại nghiệp lực
thiện ác (nhân quả) tiếp tục tái
sanh.
4- Pháp
môn tu tập của đạo Phật duy nhất chỉ có GIỚI, ĐỊNH, TUỆ.
5- Ngoài
giới, định, tuệ
thì không phải giáo pháp của đức
Phật nữa.
6- Giới định tuệ là chỉ cho một tâm duy nhất của ba
trạng thái kết hợp tạo
thành một nguồn sống giải thoát chứ không phải ba pháp.
7- Giới là đạo đức nhân bản - nhân quả.
8- Định là tĩnh giác.
9- Tuệ là sự hiểu biết.
Ba vấn đề
này gom chung vào một
tâm, nếu tâm có hiểu biết tĩnh giác trong đạo đức nhân bản - nhân quả
thì tâm liền có giải thoát.
Đó
là một vấn đề (giới,
định, tuệ) duy nhất của đạo Phật giúp cho con người vượt
qua khổ đau của kiếp
làm người, ngoài
vấn đề này thì không
có giáo pháp
nào của đức Phật dạy cầu tha lực cả. Nếu có giáo pháp cầu tha
lực là giáo pháp của ngoại đạo, đó là một sự xác định nghiêm túc của đạo Phật.
Đạo Phật cấm kị nhất là thần thông
và thế giới siêu
hình, thần thông đạo Phật cho là huyễn
hóa, thế giới
siêu hình đạo Phật cho là thế giới ảo tưởng.
Thần thông
và thế giới siêu hình là hai phương tiện
dùng để lừa đảo gây sự mê tín
dị đoan trong lòng người,
khiến cho người ta đi
vào tội lỗi. Bởi vậy những người hiểu biết cần phải triệt
tiêu và quét sạch nó
trên hành tinh
này.
Người ta gán
cho đạo Phật có nhiều
pháp môn từ thấp đến cao để tùy theo căn cơ của mỗi chúng sanh
mà tu tập,
đó là lối biện luận lừa
đảo những người mạo danh Phật giáo.
Ngoài Bát
Chánh Đạo để thực hiện giới, định, tuệ thì không còn pháp môn nào được gọi
là của đạo Phật nữa, đừng đem những tà pháp mê tín dị đoan mà gán cho đạo Phật, đó
là một
việc
làm tội lỗi đối với
con người trên hành tinh này.
Khi quý vị
đã rõ thấu giáo pháp của đức Phật là giới, định, tuệ thì bất cứ một ngôi chùa
nào mà dạy khác pháp môn giới, định, tuệ thì quý vị không chấp nhận, không nghe
theo, không cúng dường, không đến chùa đó nữa, không thọ nhận hoặc
tu tập theo
giáo pháp ngoại lai đó.
Từ khi đức
Phật tịch, giáo đoàn Phật giáo bị phân hóa chia thành nhiều bộ phái do những vị
tu sĩ lãnh đạo tham danh đắm lợi đã nỡ
tâm giết Phật giáo chết, từ đó các Ngài đưa vào những giáo
pháp của ngoại
đạo để lừa đảo tín đồ
Phật giáo. Do đó,
mới có những
kinh sách dạy cầu
siêu, cầu an,
xin xăm, bói quẻ, xem ngày
giờ tốt xấu, cúng
sao, giải hạn, lên đồng, nhập xác…
làm đủ mọi điều
mê tín dị đoan, nó được xem
là một hiểm họa rất lớn, một tệ nạn xã
hội. Các chùa
đang hành những
nghề nghiệp này là đã tạo một gánh nặng cho xã hội loài người.
Muốn đẩy lùi
những tệ nạn này, thì trong các
chùa quý Thầy
trụ trì phải đình
chỉ ngay liền những
nghề nghiệp lừa đảo, phi đạo đức
này thì tệ
nạn mê tín, dị
đoan sẽ được chấm dứt. Đó là dứt trừ tận gốc phát sanh ra
nó.
Muốn đẩy
lùi tệ nạn
này thì quý vị cư
sĩ không nên tin và
không làm theo
những giáo pháp mê tín, phi đạo đức
này, bằng cách không đến những ngôi chùa có hành nghề như vậy và cũng không
cúng dường cho các vị Tăng ở đây. Có như vậy, mới có thể đẩy lùi và
dẹp sạch những tà giáo phi
nhân quả này thì loài người mới
thoát khỏi gánh nặng khổ đau này.
LÀM LỄ QUY Y CHO NGƯỜI CHẾT
Câu hỏi của
phật tử Luân
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Trong kinh Thập Nhị
Nhân Duyên, Đức Phật đã
xác định rõ ràng không có thế giới siêu
hình, tức là
không có linh hồn, thần
thức,… sau khi chết.
Vậy mà tại sao chúng
con thấy quý Thầy,
quý Cô và quý cư sĩ Phật giáo lại dựa đâu mà cho rằng
có thế giới siêu hình? Bằng chứng quý Thầy, quý Cô và quý cư sĩ đứng ra bày vẽ
tổ chức lo toan đám ma, cúng vong, tiễn
linh, chẩn tế cô hồn
giải
oan bạt độ, thậm chí còn có rất
nhiều quý Thầy ngang nhiên ngồi trên
pháp tòa để thuyết pháp giảng đạo
làm lễ quy y Tam
Bảo và thọ ngũ
giới cho những vong linh. Những việc làm của quý Thầy, quý Cô và quý cư
sĩ đã đi ngược lại lời dạy chân thật của đức Phật và làm lệch lạc đường
đi chân chánh của đạo Phật,
khiến cho mọi người có hiểu biết sẽ nghi
ngờ Phật giáo. Xin Thầy chỉ dạy cho chúng
con được rõ và khiến
cho mọi người không
còn nghi ngờ Phật giáo nữa.
Đáp: Người
ta không rõ mục đích
quy y Tam Bảo và thọ ngũ giới là gì? Cho nên, mới dám làm những điều
mê tín lừa đảo
con cháu người đã chết. Quy y Tam Bảo và thọ ngũ giới
cho người đã chết
là để lấy lòng Phật
tử trong khi người Phật tử đang đau khổ vì mất mát những người thân
thương, họ không còn sáng suốt nhận định, nên hễ quý Thầy bày vẽ làm điều gì thì
cứ làm
ngay liền để
mãn nguyện lòng thương yêu của mình
đối với những người thân.
Mục đích quy y Tam Bảo
và thọ ngũ giới
là để sống và thực hiện một đời sống đạo đức làm người
không làm khổ
mình, khổ người, sống
trong thiện pháp,
sống biết tha thứ và
thương yêu mọi người, mọi loài, chứ không phải
quy y Tam Bảo là để được làm đệ tử của
Phật, để ở cõi
Diêm Đình vua Diêm
Vương nể mặt, quỷ sứ, ngục tốt
Ngưu Đầu, Mã Diện không dám hành hạ. Hiểu như vậy là mê tín là
sai không đúng chánh
tri kiến của đạo Phật. Còn nếu
bảo rằng quy y Tam Bảo
là để gieo
duyên với Phật pháp
thì lại còn sai hơn nữa, khi cha
mẹ còn
sống không bằng
lòng thọ Tam
Quy Ngũ Giới đến
khi chết con cháu nhờ
Sư, Thầy làm lễ Quy Y Tam
Bảo thì vấn đề
này không phải tự tâm nguyện của
ông bà mà là một sự ép buộc của con
cháu, như vậy thử hỏi làm
sao có sự gieo duyên cho được, khi mà tâm không thành, ý không muốn.
Các Sư Thầy
ngang nhiên ngồi lên pháp tòa thuyết pháp
giảng đạo hoặc
làm lễ quy y Tam Bảo
cho những vong linh này là một việc
làm mê
tín, vô minh không
thông hiểu đạo Phật, làm một điều phi Phật giáo, vì Phật giáo là một
tôn giáo tự lực cánh
sinh, chứ không nhờ
vào tha lực
nào cả mà phải tự mình
khi còn sống có một sự thành tâm ước muốn để trở thành một con người có
đạo đức làm người, không làm khổ mình, khổ người, để trở thành một con người sống
toàn thiện và để trở thành
một
con người sống với một
tâm hồn thanh thản, an lạc, bất động trước các pháp.
Và có sự ước muốn như vậy thì quy y Tam
Bảo và thọ ngũ giới mới có giá trị và ý nghĩa đúng
nghĩa chân chánh của đạo Phật. Còn ngược lại là không có ý nghĩa tự lực, trên
con đường cầu đạo giải thoát thì không
có một người
nào đi thay thế cho ai được mà phải chính nơi người đó, vì thế quy y
cho người đã chết
là một việc
làm sai, gây mê
tín, dị đoan, lạc hậu trong
đạo Phật, đó là một việc làm tội lỗi.
Đạo Phật
không chấp nhận
sự thường hằng của
linh hồn, thế mà Sư,
Thầy lên
pháp tòa thuyết pháp, quy y Tam Bảo và truyền ngũ giới cho vong linh thì đó là một việc
làm của ngoại đạo
lừa đảo lòng
hiếu hạnh và
tình thương yêu của
tín đồ Phật giáo đối với
người quá cố. Việc làm này chẳng có ích lợi gì cho người chết
mà còn khiến
cho tín đồ hao tiền tốn bạc một
cách si mê.
Khi cha mẹ
hay những người thân thương qua đời, lòng thương yêu của chúng ta đối với những
người này, chỉ có một cách duy nhất là làm
ích lợi cho người chết,
cũng như giúp
cho họ gieo duyên với Phật pháp thì chỉ có việc ấn tống kinh sách dạy về
đạo đức làm người không
làm khổ mình,
khổ người. Nhờ
có kinh sách này mà người sống
có lợi ích rất
lớn thì người chết cũng có lợi
ích rất lớn. Tại sao vậy?
Tại vì người
chết nghiệp lực sẽ tiếp tục đi tái sanh
luân hồi ngay liền sau khi chết và đã trở
thành một người mới, có
nghĩa là chết đây sanh kia cũng giống như cây đuốc, cây đuốc
này vừa tắt thì cây đuốc kia cháy sáng ngay liền để giữ ánh sáng liên tục không
bị gián đoạn. Luật nhân quả cũng vậy, thân
này mất thì có
thân khác ngay liền để giữ đạo luật nhân quả không bị gián đoạn.
Vì thế,
kinh sách đạo
đức làm người không
làm khổ mình,
khổ người được ấn tống và
được phổ biến
khắp cùng thì mọi
người, ai cũng đều được đọc kinh
sách này giúp cho họ có một đời sống đạo đức
toàn thiện, một đời sống giải thoát
an lạc. Đó là sự ấn tống kinh sách đạo đức nhân quả là gieo duyên quy
y Tam Bảo và thọ ngũ giới cho những
người thân thương đã
quá cố. Đó là sự báo hiếu rất lớn của chúng ta khi cha mẹ
đã qua đời, những việc
làm này đem đến lợi ích ngay liền
là những người chung quanh chúng ta đang sống, họ trở thành những người sống có
đạo đức làm người, biết mang lại
sự
không đau khổ cho nhau,
đó là chân hạnh
phúc của loài người thiết thực và cụ thể hơn.
NHỮNG
KINH SÁCH MÊ TÍN
Câu hỏi của
phật tử Luân
Hỏi: Kính
thưa Thầy, đạo
Phật chủ trương phải tự cứu mình,
tức là phải
dùng sức tự lực của bản thân để ly dục ly ác pháp, không làm khổ
mình, khổ người
và khổ muôn
loài chúng sanh, giải
thoát sanh tử khổ đau
luân hồi của kiếp
người. Vậy thì, tại sao lại
có các loại kinh
Thủy Sám, Lương Hoàng Sám,
Pháp Hoa, A Di
Đà, Địa Tạng,
Vu Lan Bồn…
dạy toàn tha lực, tức là
lo tụng niệm van
xin chư Phật, chư vị Bồ Tát,
Thiên Long Bát Bộ, Hộ Pháp Già Lam, chư vị thiên thần gia hộ cho tai qua nạn khỏi,
bịnh tật tiêu trừ hoặc tiếp dẫn
hương linh về cõi Cực Lạc Tây Phương của đức Phật A
Di Đà. Như vậy có
quá mâu thuẫn không
thưa Thầy, xin Thầy vạch
rõ chỗ đúng sai để chúng con được biết.
Đáp:
Kinh sách Đại Thừa
phát triển là kinh sách chịu ảnh hưởng của Bà La Môn
giáo, nhất là chịu ảnh hưởng của kinh sách Vệ Đà thuộc về
tư tưởng văn minh Ấn Độ, nhưng
khi truyền sang qua các nước lân cận thì nó lại tiếp thu những sự mê tín
và lạc hậu của dân tộc các nước khác, nên kinh sách Đại Thừa là một loại kinh
sách tập
hợp nhiều tư tưởng và những
phong tục tập
quán của con người,
có thể gọi kinh sách này là kinh sách bị thế tục hóa
có nghĩa là khi nó truyền vào một thời kỳ nào của xã hội thì nó bị đồng hóa với
xã hội đó.
Ví dụ: Kinh
sách này truyền vào gặp thời phong kiến thì nó
bị đồng hóa với thời
phong kiến. Với tư bản thì nó bị đồng hóa với tư bản; với khoa học thì
nó bị đồng hóa với khoa học.
Kinh sách Đại Thừa không
có một đường lối
riêng biệt chỉ
là một sự
vay mượn, một chiếc áo chấp vá nhiều miếng vải, cho nên
nó chẳng có gì đặc biệt cả, chỉ nhai lại bã mía của kẻ khác
nhưng muốn nuốt
cho trôi bã mía đó, tức là nó khéo dùng những danh từ để
làm cho người khác khó nhận ra, tưởng
đó là một
giáo lý mới mẻ, nhưng không ngờ những người hiểu biết đã thấy rõ
nó đi giẫm lại lối
mòn của người xưa.
Vì thế, những danh từ Lương Hoàng Sám, Thủy
Sám, Pháp Hoa, Viên Giác, Thủ Lăng Nghiêm, A Di
Đà, Địa Tạng, Vu Lan Bồn, Bát
Dương, Thập Vương, Lăng Già, Hoa Nghiêm... Tất
cả những loại
kinh sách này là
tư tưởng của ngoài
đạo chứ không phải của Phật
giáo, mà đã không
phải của Phật
giáo thì làm sao chúng ta cho Phật giáo có mâu thuẫn với
Phật giáo được.
Chúng ta
chỉ cần biết
kinh sách này không làm lợi ích cho con người, nó chỉ
là một mánh khóe lừa đảo con người
làm những điều phi đạo đức và rất tai hại cho con người.
TU NHƯ THẾ
NÀO ĐÞNG PHÁP?
Câu hỏi của
phật tử Luân
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Thầy dạy chúng con, hằng
ngày phải tu cho đúng
pháp, đúng cách, đúng căn cơ đặc
tướng của mình, song chúng con
chưa thấu triệt
lắm, kính mong Thầy chỉ dạy
cho chúng con để được
thâm hành Phật Pháp, và giải thoát thân tâm.
Đáp: Muốn tu
tập đúng pháp, đúng cách, đúng căn cơ đặc tướng như thế nào?
Chúng ta nên
chia làm ba phần: Đúng pháp
Đúng cách
Đúng căn cơ
đặc tướng
• ĐÚNG PHÁP
Sau khi
nghiên cứu tường tận biết rõ pháp môn
nào là của Phật, pháp
môn nào không phải của Phật.
Ví dụ:
1/ Pháp
môn của Phật
là pháp xả
tâm, chứ không phải là pháp môn ức chế tâm.
2/ Pháp
môn của Phật
là pháp môn vô
ngã ác pháp, hữu ngã thiện pháp.
3/ Pháp môn của Phật là pháp môn ngăn ác diệt
ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp.
4/ Pháp
môn của Phật là pháp
môn toàn thiện.
5/ Pháp
môn của Phật
là một pháp
môn đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.
6/ Pháp
môn của Phật là một pháp môn huấn luyện tâm, rèn luyện tâm, như lý tác ý.
7/ Pháp môn của Phật là một pháp môn dùng để dẫn
tâm vào đạo đức làm người.
Nếu quý Phật tử biết rõ
đúng pháp thì sẽ tu tập đúng
pháp. Ngoài bảy sự hiểu biết trên đây
là đúng về Phật pháp
còn là sự hiểu sai, hiểu
sai Phật pháp tức là
tu sai, tu sai
thì phí công vô ích
mà còn tạo
thêm gánh nặng
cho Phật tử (tín đồ) cúng dường.
Cho
nên, trước khi đi
tu thì phải nghiên cứu cho tường tận lời dạy của đức Phật
rồi mới tu.
• ĐÚNG CÁCH
Tu tập đúng
cách, tức là tu tập xả tâm, xả tâm đúng
cách, tức là phải
khéo léo thiện xảo, tu tập đúng cách là không bao giờ ức
chế tâm.
Tu tập đúng
cách là phải biết pháp nào tu trước pháp nào tu sau, ví dụ như pháp Tam Vô Lậu Học
thì giới luật phải
tu trước, sau khi tu giới luật
xong nghĩa là sống đúng
giới luật không có vi phạm một lỗi
nhỏ nhặt nào thì mới tu tập thiền
định, còn vi phạm giới
luật dù là một
giới rất nhỏ
thì cũng còn phải tu giới luật trở lại, chứ không được tu thiền định
chừng nào
giới luật thanh
tịnh thì mới bắt đầu tập tu
Thiền định. Sau khi nhập xong Tứ Thiền thì mới bắt đầu tu trí tuệ, thiền định
chưa xong mà vội tu trí tuệ
là tu sai,
tu như vậy trở thành tưởng tuệ chứ không phải là trí tuệ.
Cũng như tu
tập Tứ Thánh
Định thì phải tu tập Sơ Thiền trước tiên, sau khi Sơ Thiền được sung mãn
thì mới tu tập Nhị Thiền,
sau khi Nhị Thiền được
sung mãn thì mới tu tập
Tam Thiền, sau khi Tam Thiền được sung mãn thì mới tu tập Tứ Thiền.
Nếu chúng ta
tu tập không đúng cách thì cũng giống như
con bò, chân trước
chưa bước mà chân sau đã bước thì
con bò không thể nào đi được. Cũng
giống như vậy,
người tu sĩ đạo
Phật giới luật
chưa nghiêm trì mà
tu thiền định thì chẳng
bao giờ có thiền định
được, thiền định của những người tu sĩ phạm giới là thiền định tưởng. Đó
là những người tu không đúng cách.
• TU
ĐÚNG CĂN CƠ ĐẶC TƯỚNG
Nếu tu tập không
đúng căn cơ của
mình thì cũng giống như người
nhạc sĩ lên
dây đàn, căng quá
thì đứt dây, chùng
quá thì không thành tiếng.
Do đó, khi tu hành chúng ta phải biết căn cơ của mình.
Vậy muốn biết
căn cơ của mình thì phải biết như thế nào?
Căn cơ của
chúng ta thể hiện qua nhân tướng và hành
tướng. Vì thế, khi tu
tập chúng ta nên
tu tập theo
nhân tướng và
hành tướng tự nhiên của mình.
Ví dụ:
Hành tướng ngoại
tự nhiên của mình
đi chậm, khi tu tập thì phải theo hành tướng đi chậm mà
tu, không được
đi nhanh, cũng không đi quá chậm.
Khi hành tướng tự nhiên của mình đi
nhanh thì tu tập không được đi chậm
hoặc quá chậm
hoặc quá nhanh,
phải đi với tướng tự nhiên của mình.
Hành tướng nội
tự nhiên của mình khi hơi thở chậm thì
nên tu tập theo hơi thở chậm, hơi thở
nhanh thì nên tu tập theo
hơi thở nhanh, không
nên hơi thở chậm mà khi
tu tập
thì lại thở nhanh cũng
như hơi thở
nhanh mà khi tu tập
thì lại thở chậm,
tu như vậy
không tự nhiên. Không
tự nhiên thì có
sự ức chế
mà có sự ức chế thì có
chướng ngại pháp,
có chướng ngại pháp thì không có
giải thoát ngay liền, không có sự giải thoát ngay liền là tu sai pháp Phật, tu
sai pháp Phật,
tức là tu
theo pháp môn của ngoại đạo.
Nhân tướng là hình dáng của cơ thể, có người có
nhân tướng cao, nhưng
cũng có người có
nhân tướng thấp,
người đẹp, người
xấu, người trắng, người đen, người mập người ốm, người mặt dài, mặt ngắn,
mặt vuông, mặt chữ điền, mặt bầu, mặt tròn...
Tất cả mọi
hình tướng khác nhau đều gọi là nhân tướng.
Người tu
theo đạo Phật
không nên vì nhân
tướng mà tu tập. Ước
mơ có một tướng
đẹp như Phật, 32 tướng tốt tám mươi vẻ đẹp.
Ba mươi hai
tướng tốt tám mươi vẻ đẹp có còn
đâu, khi đức Phật
nhập Niết Bàn chỉ còn lại
một nắm xương
vụn bất tịnh
thiêu chưa cháy hết.
Mục đích của
đạo Phật là tâm bất động trước các pháp
và các cảm thọ chứ
không phải tướng tốt. Dưới
đôi mắt của Phật thì nhân tướng của
con người chỉ là tứ đại
duyên hợp, bất tịnh uế trược
không có đáng cho chúng ta quan tâm, nhưng trong khi tu tập chúng ta biết sử dụng
nó như sử dụng một con ngựa để đi đường xa vạn dặm. Vì thế, chúng ta phải biết
cách khi thì dụ dỗ khi
thì ra lệnh, chứ không bắt
ép nó tu tập nhiều
thì cũng không tốt mà
tu tập ít thì cũng không có lợi, không được khổ
hạnh
ép xác, mà
cũng không được lợi dưỡng phá giới luật.
Ngày ngày
tu tập
phải tùy theo đặc tướng của
mình mà thực
hiện cho đúng pháp
thì có kết quả lợi ích rất lớn.
NHƯ LÝ TÁC
Ý
Câu hỏi của
phật tử Luân
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Cho phép chúng con thưa hỏi về pháp
hướng tâm như
lý tác ý, con biết pháp trên có lợi ích rất lớn, hiệu
quả tuyệt vời cho đường
tu tập, đó
là giúp cho trí tuệ nhạy bén nhanh chóng và giúp cho tâm tạo ra một năng lực siêu
việt không thể nghĩ lường. Xưa, đức Phật đã thành đạo và ngày nay Thầy đã nhập
được Tứ Thánh Định và Tam Minh cũng đều nhờ đến pháp này. Vì vậy, chúng con
xin Thầy
chỉ dạy cách
thức hướng tâm
và tu tập rèn
luyện pháp này
như thế nào để
thành tựu quả giải thoát.
Đáp:
Pháp như lý tác
ý là pháp môn dẫn tâm vào đạo rất
tuyệt vời, nhờ
nó mà huấn
luyện được tâm cũng như người huấn luyện voi,
cọp, gấu, v.v.. làm xiếc. Người huấn luyện thú làm xiếc, nếu không nhờ đến những
loại bánh đặc biệt và
không thiện xảo
thì khó mà huấn luyện những loài thú hoang dã. Pháp như
lý tác ý cũng giống
như những loại
bánh kia vậy, nhưng cũng phải thiện
xảo thì sự tu tập mới có hiệu quả.
Tâm của con
người giống như một con thú vật rừng hoang dã. Muốn thuần phục nó để sai bảo
làm việc tốt hơn theo ý muốn của mình
thì phải biết cách dùng pháp như lý tác ý đúng lúc. Có lúc thì ngọt
ngào, có lúc thì cứng rắn, có lúc thì vuốt ve, nhưng có lúc thì roi vọt.
Pháp như
lý tác ý
nghe thì đơn giản mà thực
hành muốn có hiệu quả
thì phải vô cùng khéo léo thiện xảo, nếu không khéo léo
thiện xảo cũng chỉ hoài công mà thôi.
Ví dụ: Hằng
ngày chúng ta thường hướng tâm: “tâm như cục đất không có tham sân si nữa”. Nhưng
mỗi lần có việc đến,
tâm tham, sân, si nổi lên là
chúng ta phải ngăn chặn liền, đoạn dứt liền với một lòng cương quyết mạnh mẽ như sắt đá.
Không thể để cho
tâm tham sân si
xâm chiếm tâm hồn mình.
Sự cương quyết dũng cảm mạnh mẽ ngăn
chặn như vậy,
cũng giống như con thú
trở chứng ương ngạnh thì phải roi vọt đánh
trị khiến cho nó
sợ thì mới có thể dễ sai nó được.
Nhưng cũng không phải lúc nào
cũng dùng roi vọt đánh
trị, mà cũng phải
có lúc vuốt
ve, an ủi, gần gũi,
âu yếm, chăm sóc thương yêu.
Người tu
hành biết cách tu tập, rèn luyện pháp này
khéo léo và thiện xảo
như trên đã dạy
thì kết quả mau
chóng làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi không còn khó
khăn như người ta tưởng.
Trong sự tu
tập thiền định mà không có pháp như lý
tác ý thì không
thể nhập định được.
Không nhập được
thiền định mà dạy
người tu tập thiền định thì đó chỉ là thiền định miệng lưỡi mà thôi.
Bởi con đường
tu theo Phật giáo mà không có pháp như
lý tác ý thì
không phải là con
đường tu
theo đạo Phật,
mà là con đường
tà giáo. Người tu
theo đạo Phật
được thành tựu giải
thoát là nhờ ở pháp
như lý tác
ý, nếu không có pháp
như lý tác ý thì
không làm sao mà giải thoát được.
Vì thế,
pháp như lý
tác ý là một pháp môn
nòng cốt của đạo Phật,
“Ý DẪN ĐẦU,
Ý LÀM CHỦ, Ý TẠO TÁC CÁC PHÁP”. Cho nên kinh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!