trong chùa
thì chẳng có ích lợi gì về mặt tôn giáo,
mà còn có hại là con
cháu phải tốn tiền
bạc đủ mọi thứ, nếu nhà chùa kêu đóng góp, thì chắc quý vị phật tử không thể
nào từ chối được.
Theo Phật giáo
Nguyên Thủy sống
không tu tập ngăn ác
diệt ác pháp đến
khi chết chôn trong đất chùa cũng giống như chôn trong các nghĩa địa
khác. Chôn và gửi tro
hài cốt trong đất chùa là làm con tin cho nhà chùa.
Người con hiếu
chôn hay gửi
tro hài cốt cha mẹ vào chùa để được theo Phật nghe
kinh, siêu thoát là điều mê tín.
Nhà chùa
nhận chôn và
tro hài cốt
vào đất chùa là một lợi
ích rất lớn,
đó là kinh doanh hài cốt con người đễ làm giàu bất
chánh, đây là cái sai thứ nhất.
Nhà chùa đã
biến nơi tu hành thành nơi nhà mồ nghĩa
địa, nơi thực hiện sự mê tín của dân
gian, đây là cái sai thứ hai.
Tóm lại,
vì lợi ích vệ sinh
trong môi trường sống
chung và đạo
nghĩa làm người trong
tinh thần dân tộc Việt Nam ‚sống cái nhà
thác cái mồ‛
thì mỗi nhà chùa đều
có một nghĩa địa riêng
cách xa nơi sinh
hoạt tu học của tăng ni và cư sĩ.
Nơi đó tất cả tín
đồ Phật
giáo khi chết đều được
an táng, mỗi
tín đồ không phải tốn
hao một đồng một xu
nào cả.
Đó là thể hiện
tình người tương
thân tương ái,
giúp nhau trong lúc hữu sự.
NHỮNG TRỊ MÊ
TÍN
LỪA ĐÂO
TRONG CÁC CHÙA
Câu hỏi của
Liễu Thanh
Hỏi: Trung tâm
thành phố Hà Nội có một ngôi chùa, ở phố Bà Triệu, tại đây đã
thực hiện di dân hai lần, tổng
chi phí lên tới vài chục tỷ đồng, để cho nhà chùa được rộng
rãi khang trang và riêng biệt.
Quý sư ni ở
đây hành đạo bằng pháp tụng kinh,
gõ mõ, dâng
sao, giải hạn... và đặc biệt vào khóa lễ đầu năm có làm một chiếc
thuyền Bát Nhã bằng giấy để chở vong linh người chết về Tây phương, Niết Bàn...
Vậy những
việc làm trên của các sư
ni có đem lại lợi ích gì cho Phật pháp, cho các sư ni
và cho chúng
sanh không ạ? Con xin
Thầy từ bi dạy bảo cho chúng
con được rõ, đâu
là việc làm đúng
chánh pháp, đâu là việc
làm sai không đúng chánh pháp để
cho những người hiện thời và con
cháu mai
sau không còn lầm
lạc...
Đáp: Tụng
kinh, gõ mõ, dâng
sao, giải hạn, làm thuyền
bát nhã
bằng giấy để chở các vong linh về Tây
phương, Niết Bàn v.v..
đó là những việc
làm mê tín lừa
đảo những tín đồ nhẹ
dạ vì thương cha mẹ và những người thân nên bỏ tiền
ra cúng
để các sư cô
ghi tên họ được
đưa về Tây Phương
Cực Lạc, đó
là một việc làm mê tín lạc hậu nhất
trong các kinh sách phát triển mà các sư cô thực hiện.
Những việc
làm này là những việc
phỉ báng Phật giáo,
có mục đích
tiêu diệt Phật giáo, thấy những việc làm này người có
trí hiểu biết sẽ đánh giá Phật giáo là một loại tôn giáo mê tín, lừa
đảo, tín đồ, do
đó việc làm
này không có lợi
mà còn có hại cho Phật
giáo rất
lớn.
Những việc
làm này nó
không có lợi
ích cho con người khiến cho con người tiền mất tật mang chỉ có những người
hành nghề bất chánh này là có lợi ích mà thôi.
Bằng chứng
như trong thư
đã nêu, các ni
sư chỉ hành một
cái nghề mê tín
này mà
nhà chùa có hằng tỷ bạc dám bỏ tiền
ra di dân để nhà chùa được rộng rãi khang trang hơn.
Cho nên, không có
cái nghề nào
làm giàu dễ như
làm nghề mê tín trong các chùa.
Nghề mê tín
là nghề bói khoa, chiêm tinh, cúng sao,
giải hạn, xem ngày
giờ tốt xấu dựng
vợ gả chồng, làm nhà xây mồ mả v.v..
Nghề mê tín
là nghề cúng bái, tụng niệm, cầu siêu, cầu an, làm ma chay, làm tuần cúng vong,
tiễn linh, mở cửa mả, đốt tiền vàng
mã và nghề dán kho đụn, quần áo, mũ nón v.v.. đó là nghề lừa đảo lường gạt
tín đồ Phật giáo. Kinh
sách Nguyên Thủy
không bao giờ đức
Phật dạy, duy chỉ có
kinh sách phát triển
mới có dạy điều này mà thôi.
Người cư sĩ
đệ tử của đức Phật phải có trí tuệ, phải xác nhận thấy biết những điều mê tín
không lợi ích cho mình
cho người, những điều phi
lý mất công bằng, vô đạo đức thì nhất định không làm theo, hoàn toàn
không để cho người khác lợi dụng mình,
lừa đảo mình. Có như vậy mới làm sáng tỏ lại Phật giáo, mới
đem lại nền đạo đức nhân bản không làm khổ mình, khổ người.
Nếu phật tử không
sáng suốt vô
tình làm theo những lời dạy
mê tín của giáo
pháp kinh sách phát triển thì đó
là quý vị đã tiếp tay với kinh sách phát
triển diệt Phật giáo và như vậy quý vị sẽ tự đánh mất nền đạo đức nhân bản - nhân quả
của đạo Phật, nền đạo đức nhân bản
- nhân
quả của đạo Phật mất
đi là quý vị
không còn
có đường lối
tu hành giải
thoát, và như vậy quý vị đã tự làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.
Tóm lại, quý
vị cư sĩ phải đề cao cảnh giác và thường nên tránh xa những giáo pháp trừu tượng,
mê tín, cúng bái, cầu siêu, cầu an, bùa chú,
thần thông, dù bất cứ những loại
thần thông nào, chúng là những pháp môn lừa đảo chứ không
có ích lợi gì
cho ai cả, quý vị nên nhớ kỹ đừng để mắc lừa, tốn hao tiền bạc,
công sức tu tập mà chẳng giải thoát gì, chỉ phí uổng công khó cho một đời tu mà
thôi.
TÔN GIÁO VÀ
KHOA HỌC
Câu hỏi của
Liễu Thanh
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Tại sao các chùa, các đền,
các đình làng
và các tôn
giáo khác ở mỗi
miền đất nước
trên quả địa cầu này đều
phát triển theo đời
sống khoa học và vật chất lên
cao so với các thế kỷ trước...
số lượng nơi thờ
cúng mọc lên
quá nhiều, số
tín đồ cũng đông
đúc tăng lên...
sự cầu xin khấn lạy trời
đất quỷ
thần hằng năm
cũng vô kể...
theo thế gian nói là ‚thịnh‛...
Ấy thế
mà tại sao không xoay chuyển nổi sự vận
hành của thiên
nhiên như: bão lụt, hạn hán, sâu bọ phá mùa màng, chuột bọ phá phách, thời
tiết thất thường nóng lạnh không có nhà khoa học nào điều chỉnh được... bệnh tật - bệnh
‚nan y‛ ngày càng
phát triển. Các nước khoa học tân tiến hiện đại phát triển cấy được Gen,
nên người còn sống bèn mổ ra lấy lục phủ
ngũ tạng thay
thế cho người bệnh v.v..
Kính thưa
Thầy, vì nguyên
nhân gì mà trái
đất này chịu nghiệt
ngã trong cuộc sống
của loài
người đến như thế này ạ? Những việc làm trên của các nhà khoa học hay
sự cầu khấn
của các
tín đồ tôn
giáo có tác dụng hay không có
tác dụng mà kết quả thảm khốc
cho loài người trên hành tinh này
vậy? Sao sự cầu khấn của mọi tín đồ các
tôn giáo và
khoa học hiện đại trên hành
tinh này không khắc phục được những
thiên tai và bệnh tật để cho loài người được bình an, thịnh vượng.
Đáp: Trong
câu hỏi này
có hai phần
rõ
rệt:
1- Vật chất
khoa học.
2- Tâm linh
Tôn giáo.
Khoa học (vật
chất) có một bước tiến triển
khá xa để
phục vụ đời sống con người,
nhưng khoa học không chịu nhận thức đạo đức nhân bản - nhân quả là một đạo
luật công bằng và công lý. Vì thế, khi phát minh ra một vật dụng gì để phục vụ
con người, lại quên đi hành động thiếu đạo đức nhân bản - nhân quả. Do đó, khi
áp dụng khoa học vào sản xuất thành phẩm để nâng cao đời sống của con người thì
thải ra không biết bao nhiêu
là chất độc
làm cho môi trường sống chung của
con người bị ô nhiễm, do môi trường sống chung bị ô nhiễm nên thời tiết không
ôn hòa, khí hậu bất
thường, thường xảy ra thiên tai bão lụt liên miên và đủ mọi loại bệnh tật.
Khoa học
mà không có đạo đức
là khoa học giết người, giết người
một cách kinh khủng, vì khoa học làm đảo lộn môi trường sống, làm đảo lộn tâm
lý con người (tham ít đến tham nhiều), biến
con người thành ác
thú. Do thế, khoa học
không có đạo đức là một tai họa rất lớn cho loài người. Điều này đã chứng minh và xác định trải
qua những thế kỷ gần đây,
khi khoa học phát triển đã diệt con người bằng mọi cách từ bệnh tật
tai nạn giao
thông đến súng đạn bom, bom vi trùng, thuốc khai hoang,
bom hạt nhân nguyên
tử v.v.. Bom
nguyên tử đã diệt con người trong hai thành phố ở Nhật
Bản một cách quá
kinh khiếp, và tai họa đến giờ
này mà dân Nhật Bản phải gánh chịu chưa dứt hậu quả của khoa học.
Xưa ông bà
chúng ta di chuyển bằng đi bộ, cưỡi
voi, cưỡi ngựa,
xe bò, xe ngựa, xe trâu,
vì thế tai nạn giao thông không xảy ra và con người không mất mạng một
cách vô lý, nhưng thời đại ngày
nay khoa học
phát minh xe cộ chạy
bằng cơ giới, tốc độ càng
nhanh thì tai nạn giao thông càng tăng do thế chúng ta nên biết, những sáng tạo khoa học của
loài người để phục vụ cho con người
thì con người phải kèm theo trách nhiệm bổn phận đạo đức thì sự
sáng
tạo của khoa
học là một điều lợi ích rất lớn cho loài người.
Bằng ngược lại,
nếu con người thiếu đạo đức chỉ lo
sáng tạo khoa học
thì con người đã tự mình tự tử mà không hề hay biết.
Tóm lại,
khoa học là một sự
phát minh phục vụ đời sống vật chất của con người
rất thực tế, nhưng về tinh thần đạo đức nhân bản - nhân quả làm người là
những hành động trách nhiệm bổn phận đạo đức
lương năng và
lương tri của con người nó còn thực
tế hơn và lợi ích hơn
khoa học rất
nhiều. Nếu khoa học không có
mà con người có đạo
đức thì cuộc sống cũng được an lành,
hạnh phúc hơn nhiều,
tuy nhiên vật chất không
nhiều và đời sống thiếu
tiện nghi, nhưng lại yên ổn và an vui.
Có khoa học
mà không có đạo đức
thì tai họa sẽ xảy ra
cho con người vô cùng
vô tận, bằng chứng lũ lụt, thiên
tai, động đất, những bệnh tật thời đại nan y v.v.. Có đạo đức mà không có
khoa học thì con người
vẫn sống an nhiên
tự tại không
có khổ đau, như
chúng tôi đã nói ở trên,
còn nếu có
khoa học mà
có cả đạo đức nhân bản
- nhân quả nữa thì đời sống con
người hạnh phúc biết bao!
Về tôn giáo
thì trên hành tinh này có biết bao nhiêu tôn giáo, hằng ngày sự cầu khấn của
tín đồ trên hành tinh này không lúc nào không cầu khấn, và tốn hao cho sự cầu
khấn này cũng nhiều công và của. Thế mà, tai nạn vẫn đổ lên đầu con người, như vậy tôn giáo chỉ chẳng
qua là lừa đảo con người mà thôi. Bởi vì theo luật nhân quả
không có một
tôn giáo nào cứu khổ con người
được, chính hành động đạo đức của con người mới cứu khổ cho con người được.
Tôn giáo nào
ra đời, chỉ dạy cho con người có đạo đức nhân bản - nhân quả là tôn giáo không
lừa đảo, là đem lại lợi ích thiết thực cho con người, còn ngược lại dạy cầu khấn
ban phước, có Thiên Đàng, Cực Lạc, Niết Bàn, Địa Ngục v.v.. đó là một sự chỉ dạy
phi đạo đức, dối gạt, lừa đảo,
thiếu thực tế, phản khoa học,
không rõ ràng, không logic.
Những điều hỏi
trên là những sự nghi ngờ chánh
đáng về khoa học, về
tôn giáo. Chính khoa học thiếu
đạo đức nên đưa con người đến khổ đau. Hầu hết tôn giáo chỉ khéo lừa đảo
tín đồ chứ không có thiết thực cụ thể chút nào cả.
Cho nên,
tôn giáo và
khoa học hiện
giờ mới nhìn vào
thì dường như mang đến hạnh
phúc cho người,
nhưng thật sự
là đem tai họa đến cho con người nhiều hơn.
Như chúng
tôi đã nói ở trên, tôn giáo mà không có
đạo đức là tà giáo, tà giáo sẽ
lừa đảo con người bằng mọi cách, mọi thủ đoạn.
Khoa học mà
không có đạo đức sẽ làm ô nhiễm môi trường
sống, và vì thế
vừa phục vụ và cũng vừa giết hại loài người bằng mọi
cách mà pháp luật không bắt tội được.
Cho
nên, làm
một việc gì đều phải
có đạo đức, đạo đức là hàng đầu của cuộc sống của loài người, nếu
thiếu đạo đức
thì con người phải chịu khổ đau muôn vàn.
Đất có thần
linh, sông có hà bá
Câu hỏi của
Liễu Thanh
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Trong dân gian và
các chùa từ
xưa đến nay họ vẫn nói câu:
‚Đất có thần
linh, sông có hà bá‛ và nhà nhà ai
ai cũng có một
bát hương thờ những vị thần đó.
Từ xưa đến
nay người trước truyền cho người sau
gây một
ấn tượng sâu sắc vào
tâm hồn của mọi
người về thần
linh của thế giới siêu
hình. Những vị thần này
có đủ quyền hành trong tay làm thịnh làm suy nếu ai
không thờ cúng họ, thờ cúng thì phải có rượu thịt... hàng đầu...
Vậy con xin
Thầy dạy bảo:
‚Việc hiểu của dân gian trong thiên hạ như vậy có đúng không? Có ông
Thần linh đó hay không? Hiện giờ mỗi người
phải làm gì với
tục lệ này để đúng với ý nghĩa chánh pháp mà không lạc
vào mê tín dị đoan?‛.
Còn các
chùa miền Bắc
có tục lệ thờ đủ thứ
Phật như: Phật
Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà, Phật Quan Âm, Phật Dược Sư, Phật Đại
Thế Chí, Phật
Văn Thù Sư Lợi, Phật
Phổ Hiền6 v.v.. còn bên mặt thì thờ Đức Ông Quan
Thánh Đế
Quân và bên trái thì thờ Bà Chúa Tiên,
Chúa Sứ, Linh Sơn
Thánh Mẫu, Phật Mẫu Chuẩn Đề, Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn,
phía sau thờ Bồ Đề Đạt Ma, Lục Tổ Huệ
Năng tức là ông
giám trai, phía
trước thờ ông Thiện ông Ác và Hộ Pháp.
Thường trong
chùa đều cúng
dâng hoa quả, nhưng đặc biệt cúng Đức Ông là phải rượu
6 Tín đồ xem các vị Bồ Tát này đã thành Phật
thịt. Vậy việc
thờ phụng trên có đúng chánh pháp không? Và mỗi khi đến chùa chúng con phải
cúng dàng như thế nào cho đúng chánh pháp?
Xin Thầy từ
bi dạy bảo
cho chúng con được rõ.
Đáp: ‚Đất có Thần Linh, sông
có Hà Bá‛, đó
là câu tục ngữ mê tín
của dân gian đã được truyền tụng từ xưa
đến nay.
Người xưa
trí hiểu biết còn thấp kém, sống
trong các bộ lạc. Đứng
trước thời tiết nắng, mưa, gió, bão, núi, sông, đất đai,
rừng rú, ao hồ, thú vật v.v.. quá khiếp đảm, thấy con người quá nhỏ nhoi, cho
nên người xưa đặt: đất thì có thổ thần,
núi thì có thần
núi, tiền bạc thì có thần tài, mưa thì có thần mưa, gió
thì có thần gió, cây thì có mộc thần, lửa thì có hỏa thần, sông thì có Hà Bá,
giếng thì có Bà Thủy Long, sấm chớp thì gọi
là thần sấm,
thần sét v.v.. Tất cả những vị thần
trên đây đều do trí tưởng tượng dựng lên, chứ những vị thần này không bao giờ
có, chỉ vì thế giới siêu hình cũng không
cóù.
Muốn cho
đúng ý nghĩa và đạo đức làm người thì đối với đất chúng ta không nên bỏ hoang
mà phải
ra công sản xuất
làm ra nhiều thực phẩm
thì không phụ lòng của đất
đó là
biết ơn đất,
còn người nào bỏ đất hoang không trồng tỉa chăm nom, không lo sản xuất ra thực
phẩm đó là những người phụ ơn đất, còn thờ cúng đất như một ông thần linh bằng
thịt, heo, bò, gà, vịt,
cá, tôm v.v.. đó
là mê tín, lạc
hậu, ngu si, chỉ là người không có trí hiểu biết chân chánh, hiểu biết
như thật.
Bởi vì, không
bao giờ có ông thần đất cả
mà chỉ
có đất giúp
cho con người sản xuất
ra thực phẩm để
nuôi sống đúng
theo đạo đức nhân bản
- nhân quả. Ca dao Việt Nam
có câu kêu gọi chúng ta đừng quên
ơn nghĩa đất:
‚Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu‛
Ý nghĩa
câu ca dao này đã nói lên
lòng yêu quý và
tôn trọng đất
đai đúng với
tinh thần đạo đức nhân bản - nhân quả làm người của dân tộc Việt Nam thời xưa chứ không phải mê tín thờ thần đất (Thổ
thần), thần sông (Hà Bá) như những
người dân còn lạc hậu
trong vùng rừng núi xa xôi của thời xa xưa.
Người biết
ơn đất thì không bao giờ bỏ ruộng đất hoang, đất là sự sống, là vàng là bạc của con người,
đất thương người
như người mẹ hiền, đất
không phụ lòng
người, nhưng người phụ ơn đất.
Người thờ
cúng bái lạy đất, xem đất như thần linh,
đó là
phụ ơn đất, đó
là đã biến đất
thành một người vô đạo đức.
Sông và
nước, nước từ
trên nguồn đổ xuống chảy khoét thành sông, sông là đường
đi của nước để ra biển, nước từ biển bốc hơi thành mây, mây gặp lạnh thành nước,
nước rơi xuống nguồn, từ trên
nguồn nước đổ
theo sông ra biển, đó là sự tuần hoàn của nước, chứ nào
đâu có Thủy thần (Hà Bá)? Người ta cúng tế Hà Bá là vì sóng nước mênh mông gào
thét ầm ì ghê rợn, khiến cho người
ta quá sợ
hãi vì mạng sống con người ở trên sóng nước như sợi
chỉ mành treo chuông,
dễ dàng chết
trong chớp mắt. Vì thế, người
ta tưởng ra một
vị thần ở trong nước
(Hà Bá) có thể
phù hộ hay giết
hại những người nào ngang tàng, không cúng tế bái lạy khi ở trên sông nước.
Sông là lộ
trình của nước để nước đi ra biển, chứ sông
nước không có thần linh gì cả, sông nước có thần linh là do tâm
tưởng của con người tạo ra.
Sông nước
là môi trường
sống của loài thủy tộc, nếu không có
sông nước thì loài thủy tộc không
thể sống được.
Trong chùa
thờ cúng nhiều tượng Phật là thờ
cúng không đúng
chánh pháp. Trên
thế gian này duy nhất chỉ
có đức Phật
Thích Ca Mâu Ni là một vị Phật có lịch sử chân thật của loài
người, còn tất cả các vị Phật khác đều là Phật
giả tưởng của
người sau đặt
ra, đó là những nhân vật truyền thuyết, nhân vật tiểu
thuyết không có thật.
Thờ những tượng
Phật không có lịch sử chân thật là thờ cúng mê tín, thờ cúng trong vô minh. Thờ
cúng trong mê tín vô minh là thờ cúng không đúng chánh pháp, thờ cúng không
đúng chánh pháp
là thờ cúng
theo kiểu ngoại
đạo.
Các con là đệ
tử của Phật các con phải thờ cúng đúng chánh pháp, thờ cúng đúng chánh pháp là
thờ cúng trong tinh thần đạo đức nhân bản
- nhân quả làm
người, nghĩa là thờ cúng trong
sự tôn kính
và biết ơn chứ
không phải thờ cúng theo kiểu mê
tín cầu khấn phù hộ.
Thăm và
chúc con vui, mạnh,
tu tập xả tâm tốt.
Kính thư
TÂM NGUYỆN CỦA NGƯỜI CƯ SÏ
Câu hỏi của
Liễu Tâm
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Vừa rồi
chúng con được đọc hai cuốn sách của 2 cư sĩ một ở miền Nam, một ở Mỹ soạn
ghi thu lược lời dạy của Thầy
qua tám tập
sách Thầy biên
soạn
‚Đường Về Xứ
Phật‛:
1- Cẩm Nang
Tu Phật
2- Tâm Nguyện
Thật là hữu
phước nên hai vị cư sĩ này đã nói
lên những suy nghĩ
của tất cả mọi chúng sanh đối với bộ pháp quý vô giá này, và
sự ngưỡng mộ khả kính của chúng con đối
với bậc Thầy tôn kính
vô tận của
chúng con trong thế kỷ thứ 20 và
21 và mãi mãi mai sau còn mãi sự ngưỡng mộ này như ánh sáng hào quang tỏa
sáng huy
hoàng như ngày
nào đó cách
đây
2544
năm thời
đó là đức Phật Thích
Ca Mâu Ni xuất hiện để
Ngài chỉ dạy
cho chúng sanh biết con đường
đến với chánh
pháp, Ngài bài bác
các pháp môn của
ngoại đạo ‚mê
tín chẳng ích lợi
cho con người‛.
Nay con hình dung lại với ngày
xưa, và ngày
nay là thời kỳ của Bộ
sách ‚Đường
Về Xứ Phật‛ do Thầy đã tìm lại từ sự
công phu tu
hành nghiêm trì giới
luật, nay Thầy đã làm chủ sự sống
chết và chấm dứt tái sanh luân hồi... Vì lợi
ích cho loài người Thầy cũng
đang thực hiện một trách
nhiệm, một trách nhiệm vĩ đại, Thầy
dựng lại một giáo án ngày xưa cho người sau đi không bị lầm đường lạc lối.
Chúng con nhận thấy Thầy đã làm một việc làm mà trên thế gian hành tinh này không có một ai làm được. Nếu chúng con
suy nghĩ không sai thì Thầy làm một việc
làm ngày hôm nay là một việc làm
‚kinh động‛, ‚vĩ đại‛
hơn bất kỳ một việc làm
nào của trái đất này,
có kém là kém
sau năm tháng trải
dài của thời gian
sau đức Phật
Thích Ca Mâu
Ni vậy? Chúng con
nguyện cùng sự
phát triển ngày hôm nay mãi mãi chúng con đi theo con đường
chánh pháp của Thầy chỉ dạy, nhất định một ngày nào đó chánh pháp phải có mặt
trên hành tinh này do sự lãnh đạo của một nhà vua nước
đó...
Kính thưa
Thầy, con tu tập lúc
này có nhiều tiến bộ so với
năm ngoái, nhưng
chưa như ‚Đất‛ được ạ?
Đáp7: Tu tập tâm
chưa như “đất”
thì các con hãy tiếp tục
tu tập nữa,
tuy tâm chưa như đất nhưng không còn là loại đất chai
thô xấu nữa, đất tâm
con có chiều tốt
hơn xưa con ạ! Phải tiếp tục cố gắng
lên các con, phải siêng năng nhổ cỏ, bón phân, tưới nước hằng ngày để cho
cây giải
thoát sẽ sanh
chồi nảy tược,
sẽ đâm hoa kết quả.
Siêng năng
nhổ cỏ như thế nào?
Siêng năng
nhổ cỏ là ngăn ác diệt ác pháp các con ạ.
Chăm sóc bón
phân như thế nào?
Chăm sóc
bón phân là
tu tập tỉnh
thức trong mọi hành động thân, miệng,
ý của mình luôn luôn
‚nhớ, nhắc‛ đừng
quên pháp hướng
tâm.
Chăm nom tưới
nước như thế nào?
Chăm nom tưới
nước là tu tập Tứ Niệm Xứ tức là trên bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp không được để
ác pháp xen vào nghĩa là thường xuyên
đẩy lui chướng
ngại pháp trên bốn chỗ đó.
7 Chơn
Như ngày 9 tháng 1 năm 2000
Tóm lại, muốn
tâm như đất thì phải siêng năng nhổ cỏ,
chăm sóc
bón phân, chăm lo tưới nước hằng ngày,
hằng phút hằng
giây thì hoa giải thoát sẽ rộ nở.
Hoa giải thoát sẽ rộ nở, đó là con
đã chứng
đạt chân lý. Bởi vì
chân lý đang ở trước mặt con đó
con có thấy không?
Các pháp hết
chỉ còn thiện là chân lý của
Phật giáo.
KẾT QUÂ
Câu hỏi của
Liễu Tâm
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Tâm con an
lạc
vô sự và
thanh thản từng thời gian, con dùng
pháp hướng thì
có hiệu quả
rõ ràng, giải tỏa
tâm đau
khổ ngay liền
không còn nặng
trĩu như xưa lúc chưa tu, con không còn mất ngủ vì đau khổ nữa...
Còn liên tục
từng phút từng
giây thì con chưa
làm được liên tục
vì sức
tỉnh thức con chưa cao.
Đáp: Con đường
tu tập của đạo Phật khi bắt đầu tu là phải thấy được kết quả ngay liền,
cái kết quả đó
là một bằng
chứng xác định cụ thể cho con đường tu tập theo Phật
giáo là đạt được mục đích thật sự.
Cái kết quả giải
thoát khi bắt đầu
tu tập mà đã thấy được
là niềm tin bất
thối chuyển của hành giả, như vậy
con đã thấy được sự giải thoát thật sự trong
tâm hồn con như
con đã trình ở trên.
Như các
con đã biết, con người
khổ là vì tâm tham, sân, si, mạn, nghi cùng thất kiết
sử. Những pháp môn mà đức Phật dạy chúng ta tu tập trực
tiếp nhằm ngăn
chặn và diệt
tâm tham, sân, si, mạn, nghi và thất kiết sử, là một pháp môn thực tế để
giúp cho chúng ta thoát khổ, các con nên suy nghĩ có đúng không?
Tụng kinh, sám
hối, niệm hồng
danh chư Phật, chư Bồ Tát, ngồi
thiền, niệm chú, bắt ấn, xuất hồn, luyện tinh khí thần v.v.. những pháp môn này có trực tiếp diệt
tâm tham, sân, si không? Kết quả giải thoát có được không?
Nếu được
sao các Thầy Tổ
còn tâm tham, sân,
si quá vậy? Nếu được
sao các Thầy Tổ không làm chủ sanh, già, bệnh, chết? Nếu
được sao các Thầy Tổ còn phạm giới, phá giới ăn ngủ phi thời
quá vậy? Thầy Tổ sống
không đúng
đến khi chết các
Ngài thọ biết bao nhiêu là sự đau khổ.
Còn pháp
môn của Phật mà
các con đang tu là
pháp môn trực
tiếp đánh thẳng
và dẹp sạch sự đau khổ của các
con. Các con có thấy không?
Hiện giờ sự
tu tập của con chưa liên tục từng phút, từng giây, các con đừng lo, cứ siêng năng tu tập xả cho hết
tâm tham, sân, si, mạn, nghi tức là các chướng ngại pháp trong tâm, xả hết chướng
ngại pháp trong tâm thì lo gì sức tỉnh thức của con không cao.
Sự tu tập
theo Phật giáo, chỗ xả tâm là chính, chứ không phải chỗ tỉnh thức là chính. Người tu tập thời
nay lấy sự tỉnh thức
làm chính nên lạc
vào thiền tưởng,
chỗ tỉnh thức chỉ
giúp cho xả tâm,
chứ tỉnh thức
không có giải thoát. Nếu xả hết
tâm tham, sân, si, mạn, nghi thì tỉnh thức rất cao. Tỉnh
thức càng cao thì tâm tham, sân, si, mạn nghi càng giảm.
Do đó sự tu tập xả tâm là quan trọng đệ nhất. Vậy các con hãy
lưu ý lời dạy này.
Đó là lời dạy
chân thật của đức Phật, vì lòng thương yêu nên Ngài chuyển
pháp luân dạy
chúng ta tu tập
cũng được giải thoát như Ngài.
Hôm nay thọ
hưởng được chánh pháp giải thoát của Ngài chúng ta thầm biết ơn sâu xa không
bao giờ quên. Nguyện đời đời tu tập theo Ngài,
dù cho sông cạn núi
mòn nhưng lòng chúng ta không bao giờ đổi thay, quyết định
tu hành cho đến khi làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi chỉ
trong đời này.
CẦN ĐỘI ƠN
THẦY ĐỘI ƠN PHẬT
Câu hỏi của
Liễu Tâm
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Sau thời gian
tu tập pháp hướng tâm, con thấy rất hiệu quả, con ngăn được
nhiều ác pháp,
con xả được nhiều tâm ham muốn, con chẳng còn thích ăn
thích mặc, thích chơi
du cảnh, mà con đã
thấy được tất cả là vô thường, không
vĩnh viễn nên con nhàm chán... Vừa rồi con gặp
những điều bất an
suốt sáu tháng
trời... Nếu con không
được may mắn gặp pháp của Thầy
dạy thì có lẽ con bị ngã gục trước các pháp thế gian...
May thay con
đủ duyên gặp được chánh pháp của Thầy
chỉ dạy, con liên
tục quán xét
các duyên và
thấu rõ nó là vô thường không có gì là của ta cả, buông xuống hết đi... đời chẳng có
gì? Tiền bạc vật chất là khổ, khổ lắm. Nên vì
thế mà con đã
giải quyết biết
bao nhiêu sự rắc rối
và phiền toái đối với
nhân quả của con... Con có trình bày
việc này sau buổi
thọ Bát Quan Trai ở Tứ Kỳ, con đưa
pháp nhẫn nhục, tùy thuận, bằng
lòng vào ứng dụng, quả nhiên hiệu quả rõ rệt... xả tham và lòng ham muốn đi thì
mọi việc cũng sẽ giải tỏa... Con có khóc,
vì con cảm động trước
lòng từ bi
thương xót của Thầy
đã ban rải ra miền
Bắc mà con đã
được lãnh nhận
và thọ trì ứng
dụng trong cuộc sống hằng ngày
giúp con tiến bộ nhiều, an lạc vô sự thanh
thản vô cùng...
Đáp: Đức Phật
đã dạy: “Pháp hiện tại không có thời gian đến để mà thấy...”, pháp Phật là một pháp
môn thực tế
và cụ thể
như vậy, thế mà từ xưa đến nay tín đồ Phật giáo lại tu pháp môn của ngoại
đạo như: niệm Phật cầu vãng sanh, niệm
chú, tụng kinh, ngồi
thiền, cầu siêu, cầu
an, sám hối
v.v.. Cái sai
này không phải do tín đồ
mà do người hướng
dẫn. Người hướng dẫn thiếu sáng suốt không nhận định được pháp nào của
Phật và pháp nào của ngoại đạo,
chính cái sai
là vì người hướng
dẫn
thiếu thực
hành hoặc thực hành chưa tới nơi tới chốn.
Cái sai này
đã biến Phật giáo thành một tôn giáo lừa đảo tín đồ và khiến cho mọi người nghi ngờ, nhưng hôm
nay các con đã thực hiện đúng như lời dạy của Phật, vì thế các
con đã tìm thấy một kết quả giải
thoát rõ ràng rất
thực tế.
Nhờ có pháp
môn này đã giúp cho các con trở thành
người có đạo đức, trước
tiên là đạo đức
với các con, sau đó
là đạo đức với người khác tức là không làm khổ mình, khổ người.
Qua thời
gian tu tập các con đã tự xác chứng được
con đường tu theo đạo Phật
là giải khổ và
mang đến cho các
con một hạnh phúc an vui chân thật, một gia đình êm ấm...
Mục đích của
đạo Phật tuy các con chưa hoàn toàn đạt được, nhưng đã nói lên hướng đi của các con rất
đúng, không còn sợ lạc nẻo
sai đường.
Ø À Ù Ä Ä
VÀO DỊNG
THÁNH
Câu hỏi của
Liễu Tâm
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Hiện giờ tâm con còn chướng ngại
pháp mà con
chưa đẩy lui được;
như con đã
trình Thầy ở khoảng
giữa thư... Con xin sám hối Thầy từ bi
xá lỗi cho con. Con xin cố gắng hơn nữa để khắc kỷ với
con trong việc giành giựt thời gian lãng phí để con tăng thêm sức tỉnh thức và
để ngăn ác diệt ác không cho nó
diễn ra trong tâm con nữa... Con xin tri ân lời dạy răn nhắc của Thầy dành cho
con? Nhất là đoạn cuối thư. Thầy sách tấn cho con, con xin nổ lực hơn nữa: ‚Con
hãy tự thắp đuốc lên mà
đi... Tự lực cứu mình... đừng để trôi lăn trong lục đạo luân hồi... khổ
đau muôn kiếp...‛. Đó
là Thầy thức tỉnh cho
con trong bối cảnh gia
duyên quá ràng
buộc con? Con cần phải thu xếp
cho khéo, con cần phải xả ly và nhẫn nhục nhiều hơn nữa, để sao cho tâm như đất
mà con được Thầy nhắc nhở cho con...
Kính thưa Thầy, nếu con cố gắng hơn nữa, nhiều hơn
nữa, tinh tấn hơn nữa... thì kiếp này con có đủ duyên để du nhập vào dòng
tứ quả không ạ thưa
Thầy? Nếu được dự vào
dòng
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
Thánh sơ quả
dự lưu là con cảm thấy mãn nguyện lắm rồi...
đó là ước
nguyện của con trong kiếp này...
Con xin Thầy hướng dẫn cho con tu hành. Thời gian vừa
qua bốn năm con có gì sơ sót! Có gì chậm lụt, con xin Thầy dang tay cứu vớt cho con lên bờ giải thoát, kẻo con bị chết đuối thật là uổng phí một kiếp người.
Con xin Thầy từ bi xá những lỗi lầm cho con... về những việc tu hành còn chậm lụt,
chưa mạnh dạn xả bỏ ràng buộc gia duyên và thói hư tật xấu của con...
Đáp: Cuộc đời
tu hành không thể tu một sáng một chiều là tu xong được mà phải có thời gian
rèn luyện tu tập sửa sai những thói hư tật xấu,
vì vậy đức Phật đã dạy: ‚Tứ
Chánh Cần‛ có nghĩa là hằng ngày,
hằng phút, hằng giây phải siêng năng cần mẫn “ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”. Chỉ có sự siêng năng cần mẫn tu tập
này mới chứng đạt mục
đích giải thoát
của đạo Phật. Mục
đích giải thoát
của đạo Phật
là tâm bất động trước các
ác pháp và
các cảm thọ; là làm chủ sanh, già, bệnh, chết.
Sự tu tập
này mau chậm là do sự siêng năng cần mẫn chứ không phải cầu mong sự giải
thoát có
được. Người tu
hành chỉ biết
siêng
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP X
năng cần mẫn,
ngay sự siêng năng cần mẫn tu tập
ngăn ác diệt
ác pháp là
có một tâm hồn
thanh thản, an lạc và hạnh phúc tuyệt vời. Sự giải thoát như vậy các con còn cầu
mong điều gì hơn nữa. Khi sự
giải thoát này ở tâm
các con hoàn toàn sung mãn thì
lúc bấây giờ thiền định nào các con cũng nhập được, Tam Minh nào các con
cũng thông suốt
và sự sống
chết nào các con cũng
sẽ làm chủ dễ dàng,
không có mệt nhọc, không có khó khăn, không có phí sức.
Đó là lời đức Phật đã dạy, các con ghi nhớ đừng quên.
Nếu hằng
ngày các con
chuyên tâm và tinh tấn ngăn ác diệt
ác pháp nơi
tâm các con thì không những nhập vào dòng Thánh, mà
đã trở thành một bậc Thánh
trong đời này,
ngay khi con còn mang lốt
thân người. Con có
tin điều này không?
Nếu các
con tin thì sớm muộn gì các
con cũng sẽ làm Thánh, nếu không tin thì cũng chẳng sao cả, chỉ khổ đau
như bao nhiêu người khác mà thôi.
Đời chẳng có
gì là của ta, là ta, là bản ngã của ta, chỉ
là một vòng lẩn quẩn của nhân quả cũng
như ‚nước đi
ra biển lại
mưa về nguồn‛, nếu
không chấm dứt được nhân
quả thì ‚nước
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
non hội
ngộ cùng luôn‛,
do thế đời đời kiếp
kiếp khó mà thoát khổ phải không hỡi các con?
Con đừng
nghĩ mình chậm
lụt mà nên nghĩ mình
có siêng năng cần mẫn ngăn ác diết ác
pháp hay không? Đó
là điều quan trọng các con cần ghi nhớ.
Tu hành theo đạo Phật
chỉ có bấy
nhiêu đó con ạ! mà kết quả vĩ đại biến con trở thành một vị
Thánh, một siêu
nhân, các con có
tin điều này hay không?
Một vị
Thánh, một siêu
nhân không phải ở
chỗ thần thông
biến hóa tàng
hình, ngồi thiền tịnh chỉ hơi thở
mà ở chỗ tâm không còn tham, sân, si, mạn, nghi tức là tâm bất động trước các
pháp và các cảm thọ. Đó là một vị Thánh của đạo Phật, đó là mục đích của đạo Phật.
Tâm không
còn tham, sân, si, mạn, nghi, bất động trước các cảm thọ thì ai là người trực
tiếp biết được điều này? có phải chính các con không? Như vậy Thánh
phàm chỉ có
các con mới biết các con hơn ai hết.
Nếu một
người tu hành
đem thần thông để
lừa đảo mọi
người như: ngồi thiền,
tịnh chỉ hơi thở, chôn trong đất, dìm trong nước không
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP X
chết, đi
trên lửa hồng, bay trên hư không, biểu diễn cho mọi người xem thì cái giá trị của
vị Thánh Tăng, Thánh
Ni trong đạo Phật
không còn nữa. Những người này chỉ là những nhà ảo thuật đi bán
thuốc dạo theo hè phố.
Họ không phải là Thánh nhân, họ là những
người khoe danh như các đạo
sĩ yoga, như tăng sĩ Lạt ma đã
từng trình diễn các nước trên thế giới, nhất là ở các nước Tây phương.
Thánh làm
trò giải trí cho thiên
hạ xem như xem hát thì còn gì là
Thánh nữa. Phải không hỡi các con?
Có nhiều
người đến xin Thầy tu
hành, nhưng họ không
tìm sự giải thoát,
không tìm đạo đức làm người
làm Thánh mà đi tìm
thiền định có thần thông.
Thầy bảo: Ở đây Thầy không có pháp môn dạy thần thông chỉ
có pháp môn dạy đạo đức. Muốn tu học thần thông
thì hãy đi qua Tây Tạng
và Hy Mã Lạp Sơn mà
cầu thần thông. Còn ở đây không có thiền định và thần
thông chỉ có dạy về giới luật đức hạnh làm người, làm Thánh.
Nếu ở đây có
thần thông là do từ đạo đức làm người làm
Thánh. Ngoài giới
luật làm người làm
Thánh mà có thần thông
thì đó là
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
ma vương, ác
quỷ. Người không có đạo đức làm người
làm Thánh thì không
bao giờ có thiền định và
thần thông chân chánh. Nếu có đó
chỉ là năng lực của tưởng mà thôi.
Trong thời đức
Phật còn tại thế có
một vị Tỳ Kheo đến nói
với đức Phật:
‚Bạch Đức Thế Tôn,
nếu Ngài không
thể hiện thần
thông cho con xem thì con không
thể ở đây tu phạm hạnh với Ngài‛.
Đức Phật bảo:
‚Ta có bảo ngươi theo Ta tu học là Ta thể hiện thần thông cho ngươi xem chưa?‛.
Vị tỳ kheo ấy
đáp: ‚Thưa Đức Thế Tôn, không ạ!‛.
Đức Phật
đáp: ‚Nhà ngươi
theo Ta tu hành là vì sự nghiệp giải thoát tâm bất động
trước các pháp và các cảm thọ của nhà ngươi, chứ không phải vì thiền định và thần
thông, thiền định tịnh chỉ hơi thở có
khác gì mũi dao đâm vào ngực, thần thông có khác gì một trò ảo thuật huyễn
hóa lừa đảo
thiên hạ. Nhà
ngươi có thấy được
thì ở tu bằng ước ao
thần thông thì tự đi, Ta không ép buộc‛.
Câu chuyện
trên đây làm sáng tỏ mục đích tu hành của chúng ta. Sự tu hành của đạo Phật
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP X
thực tế và cụ
thể không dùng những thứ huyễn hoặc để lừa đảo người chỉ duy nhất là tìm sự
thánh thiện trong ta, để thấy được bốn chân lý của kiếp làm người: “Khổ, tập,
diệt, đạo”.
Từ khi tu
xong Thầy có đủ
năng lực thần thông, nhưng không bao giờ Thầy thể hiện
cho một ai xem mặc dù họ tìm đủ mọi cách để Thầy thể hiện
thần thông, có nhiều khi Thầy
phải tạo ra sự chẳng biết tâm niệm của
họ để đánh lừa họ rời khỏi Thầy, vì tâm
ham muốn thần thông không thể đi chung đường của đạo Phật được. Mục đích của đạo
Phật ra đời là giải khổ cho con người, đem lại nền đạo đức cho con người sống
không làm khổ mình, khổ người và khổ muôn loài chúng sanh, chứ
không phải ra đời dạy con người thần thông.
Lấy thần
thông quyến rũ người theo đạo mình
là ngoại đạo,
cũng như kinh sách
phát triển lấy sự
mê tín cám dỗ người theo đạo
Phật, tưởng là dắt người vào đạo Phật, nhưng không ngờ lại biến đạo Phật thành
đạo mê tín.
‚Phật pháp
không lìa thế
gian pháp” lời dạy
này đúng nhưng
người thực hiện lời dạy này sai. Vì thế, tu sĩ Phật
giáo hiện giờ bị thế
tục hóa là do câu nói này. Một lời nói có lợi khi hiểu đúng nghĩa, còn khi hiểu
sai nghĩa của nó,
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
là một tai hại
rất lớn dù trong đạo, cũng như ở ngoài đời.
Cho nên,
câu ‚Phật pháp
không lìa thế gian
pháp” có nghĩa
là người tu
sĩ Phật giáo cũng sống chung đụng với người như thế
gian, chứ không phải bỏ đời vào chùa tu hành bằng cách tụng kinh, niệm Phật, lạy
hồng danh sám hối hoặc ngồi thiền v.v.. Tu như vậy là yếm thế tiêu cực. Người
tu sĩ Phật giáo bất cứ ở nơi đâu, sống chung với mọi người, nhưng lúc nào cũng
biết ngăn ác diệt ác pháp để tâm được thanh thản an lạc
và vô sự.
Đó mới là người tu tập
theo Phật giáo.
LỊNG THA THIẾT
XIN THỈY ĐỪNG BĨ CÁC CON
Câu hỏi của
Liễu Tâm
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Thưa cô Diệu Quang, chúng con
cũng như tất cả chúng sanh muôn người như một khi đã được đọc
sách của Thầy biết rõ
chánh pháp của Phật, chúng
con
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP X
đều thầm ước
nguyện rằng như bác cư sĩ H.N.H tác giả cuốn sách Tâm Nguyện có chỗ Bác ấy viết:
Chúng con mong Thầy ở lại mãi mãi với chúng con để chúng con có bè sang sông giải
thoát, kẻo không
thì sẽ chìm cả đám,
vì lông cánh chúng
con còn yếu quá, vả lại
chúng con gặp được pháp của Thầy
quá muộn màng... Chúng con xin Thầy ở lại để dìu đắt chúng con cho đến ngày giải
thoát...
Thầy ơi!
Chúng con còn
đang chơi vơi giữa hai dòng nước: Một là dòng nước thế
gian và một là một dòng nước Pháp,
hai tay còn nắm cả hai dòng nước thì làm sao lên bờ được, có phải thế không thưa
Thầy?
Vậy chọn lấy một
dòng nước pháp,
đó là bến bờ ‚vô ngã, vô lậu‛ và
‚minh‛ phải chia tay với dòng nước
khổ đau, sanh ra muôn vàn thứ
đau khổ
và muôn kiếp
luân hồi... Phải mạnh
dạn lên
như con cá nhảy
ra ngoài vũ môn
thì mới thực hiện
được ước mơ làm
chủ sanh tử luân hồi khổ đau có phải thế không
thưa Thầy
ạ?
Trước lúc ra
đi vào giai đoạn
II con xin lấy gia đình làm
nơi xả và ứng
dụng các pháp hướng để cho
tâm được
như đất và sửa những tính
tình xấu xa đen
tối của mình
cho thanh
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
tịnh
thì con sẽ xin về Thầy gần
cô để
Thầy và cô hướng
dẫn cho con đi về bến bờ giải
thoát. Con xin phép hạ bút.
Đáp: Tiếng
kêu gọi tha thiết từ trong tận đáy
lòng của các
con mong muốn Thầy trụ thế lâu
dài để dẫn dắt các
con đi đến tận
cùng bờ giải thoát.
Các con có
biết chăng? Thân
nhân quả là thân đau khổ, là ổ bệnh tật, con người
mang thân này như
mang gông cùm
có gì là hạnh
phúc, đi đâu mang theo cái thân này như mang cả núi thái sơn.
Người phàm
phu xem thân là quý trọng luôn luôn trau dồi làm
cho thân đẹp đẽ, ăn uống bồi bổ nuôi dưỡng thân, khiến thân mập
mạnh khỏe, do thân mập mạnh khỏe sanh ra nhiều
dục, do nhiều
dục mà tạo ra
nhiều ác pháp, do nhiều ác
pháp nên con
người phải chịu muôn
vàn khổ đau, cho nên
nguyên nhân là vì quá
quý trọng thân
nên đã tạo
cho tâm hồn khổ đau. Mỗi lần có bệnh đau là sợ thân chết, do sợ thân chết
nên tâm buồn bã, lo lắng, khổ đau.
Khi tu xong
Thầy cảm thấy bỏ thân này sớm chừng nào tốt chừng nấy. Năm 1980, Thầy về thăm
Hòa Thượng Thanh
Từ được Hòa
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP X
Thượng Thanh
Từ trắc nghiệm
bằng công án thiền tông:
- Ba cân gai
là gì?
- Bạch Thầy:
Lá cây rung trước gió.
Hòa Thượng
Thanh Từ gật đầu. Lúc bấy
giờ Thầy
quỳ xuống xin
Hòa Thượng cho Thầy nhập Niết Bàn.
Hôm nay các
con được đọc bộ
sách ĐVXP, thấy rõ đường đi
và cách thức
tu tập của Phật giáo và những cái sai của kinh sách
phát triển và thiền Tông là nhờ ơn đức của Hòa Thượng, Người đã giữ Thầy ở lại để giúp
Người chấn hưng Thiền
Tông Việt Nam,
trước lòng tha thiết
của Hòa Thượng
Thầy ở lại,
nhưng 20 mươi năm chịu nhiều
cay đắng và khổ
đau vì các pháp bên ngoài và thân tứ đại vô thường, nếu không có nội lực
vững vàng thì Thầy đã bị ngã gục trước
các ác pháp cay nghiệt.
Đối với
các con hiện giờ được gặp
pháp môn chân chánh của Phật giáo và tu tập có lợi ích thiết thực như
ngày hôm nay là công ơn của Hòa Thượng rất sâu dày.
Đối với các
con hiện giờ có được học và sống trong đạo đức nhân bản nhân quả không làm khổ
mình, khổ người
thường mang đến
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
hạnh phúc,
an vui cho mình cho người thì công ơn của Hòa
Thượng không thể
nào quên được. Tại sao vậy?
Khi Thầy tu
xong Hòa Thượng khuyên Thầy nên đọc lại toàn bộ kinh sách Đại Thừa, Thiền Tông,
kinh sách Nguyên Thủy và lịch sử Phật Giáo.
Suốt hơn hai
năm trời, dùng trí tuệ ly dục ly ác pháp quan sát toàn bộ kinh sách của Phật
giáo hiện giờ
như núi, như rừng. Thầy đã phát
giác ra được tất cả những điều sai trái, mê tín, dị đoan, phi
đạo đức và
mâu thuẫn trong kinh sách, nhất
là kinh sách phát
triển thì sự sai trái lừa đảo lường gạt tín đồ lại nhiều
hơn, biến thành một truyền
thống phong tục,
mê tín từ những người tri thức đến
những người bình dân ít học.
Nhờ đó, hôm
nay các con mới biết được sự thật của Phật giáo, nếu không có Hòa Thượng
sách tấn
Thầy trên bước
đường tu tập
thì làm gì có ngày nay Thầy
dám nói ra sự
thật, dám nói ra sự
thật là nhờ lời dạy của
Hòa Thượng: “Phật pháp
còn là còn
người tu chứng”. Tóm lại,
công ơn của Hòa
thượng đối với
các con rất sâu dày:
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP X
1- Khuyên Thầy
ráng tu tập để cho Phật giáo được trường tồn, cũng giống như hiện giờ Thầy khuyên
các con: “ráng tu hành
vì lợi ích cho mình,
cho mọi người
trên hành tinh này và cho tất cả
chúng sanh”.
2-
Khuyên Thầy ở lại giúp
HT chấn hưng
Thiền Tông
Việt Nam.
3-
Khuyên Thầy đọc lại kinh sách
để xây dựng Thiền
Tông Việt Nam
theo đúng đường lối Phật giáo.
Sau khi bộ
sách Đạo Đức Làm Người được ra đời, đến với
các con thì Thầy xin trả chiếc thân cát bụi
này cho cát bụi, chừng ấy
các con đã có người thay
thế Thầy để dìu
dắt các
con trên đường giải thoát mà không còn sợ sai lệch. Hiện giờ Thầy biết
lúc nào đi lúc nào ở, các con hãy
yên tâm, Thầy
không bỏ các
con giữa đường đâu.
Khi Thầy mất
đi là thầy đã thoát ra khỏi cái thân thường
đau khổ này như thoát ra khỏi ngục
tù, như vậy
các con phải vui phải mừng mới đúng, mới thương Thầy, còn các con
khóc các con buồn
là không thương
Thầy phải không? Vì
mang chiếc thân
này khổ lắm
các con ạ! Rời khỏi nó là một sự an vui vô cùng vô tận. Vì thế, các con
nên vui đừng buồn, buồn là
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
ác pháp các
con ạ! Như vậy các con buồn là không xứng đáng là
con của Thầy, phải
thanh thản an lạc xem như không
có việc gì xảy
ra. Bởi vì các con phải hiểu luật nhân quả tuần hoàn, ‚Nước đi ra biển lại mưa về nguồn‛.
Vài hàng thăm
và chúc các con vui mạnh tu tập xả tâm tốt.
Kính thư
TRỈN NHÂN
TƠN
Câu hỏi của
Đỗ Thúy Mùi
Hỏi: Kính bạch Thầy! Con xin
đê đầu đảnh lễ Hòa Thượng ba lạy, cúi mong Hòa Thượng từ bi
hoan hỷ chỉ dạy cho con được ân triêm công đức.
Do nhiệt
tâm cầu pháp có
chút duyên lành từ nhiều kiếp. Nguyên do như thế con đã đón nhận bốn quyển
sách ĐVXP và
2 quyển CNTP của HT
giảng dạy, từ một người bạn đưa cho con.
Lúc đầu
con thấy tâm trạng
bàng hoàng như người chới với giữa dòng sông pháp. Thật
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP X
vậy, cũng bởi
nghiệp ác gây tạo từ nhiều kiếp trước, cho nên quả báo kiếp này sinh ra đời gặp
20 điều khó
trong kinh Tứ Thập Nhị
Chương:
‚Được làm
người khó, làm
đàn ông khó, gặp
Phật khó, gặp
chánh pháp khó, gặp minh
sư khó v.v..‛.
Phàm phu thức ám,
nghiệp tập sâu
dày (vô minh) ngăn che. Pháp Phật
thì nhiều không lường khó thấy,
chân giả lẫn lộn, chẳng
biết đâu là cây tùng, đâu là cỏ dại.
Từ năm 1996
đến nay con hằng tu theo pháp môn tu thiền, tu tập tại
gia dưới sự chỉ
giáo của HT Thích Thanh
Từ, tại tu viện Trúc Lâm (Đà Lạt).
Qua nghiên
cứu hai pháp
môn của hai Hòa
Thượng, theo thiển
nghĩ riêng con,
con thấy có nhiều điểm tương đồng, có chăng chỉ khác trên danh từ và
pháp hành mà thôi.
Bởi HT
Thanh Từ là đệ tử của
HT Thiện Hoa, mà trong những
quyển ĐVXP của
HT lại hay dùng những
câu pháp của
HT Thiện Hoa áp
dụng giảng dạy,
cho nên một điều
an ủi tự bảo với
con rằng: ‚Tuy chưa
gần nhưng cũng chẳng phải xa lạc...‛.
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
Pháp môn tu
thiền HT Thanh Từ khơi nguồn từ đời nhà Trần
(vua Trần Nhân Tôn). Quyển Thánh Đăng Lục nói về 5 vị vua thời Trần.
Vua Trần Nhân
Tôn viên tịch, trà
tỳ thu xá lợi loại to bằng hạt
ngô được 500 viên loại nhỏ thì vô kể.
Lúc lâm bệnh
Ngài nói: ‚Trong người bốc nóng, mồ
hôi ướt đẫm, chỉ có cái khố mẹ
sanh chưa hề ướt‛.
Ngài hỏi Bảo Sái:
‚Bây giờ là mấy giờ? Giờ Tý là giờ Ta đi‛.
Như thế Ngài đã làm chủ sanh, già, bệnh, chết
chưa?
Nhắc lại mười điều
Phật dạy: ‚chớ
nên tin...?‛ Con bâng
khuâng??? Xong có một điều
là Ngài
đã từ bỏ
ngai vàng, điện
ngọc vợ con thê thiếp, dứt áo ra đi lên núi Yên Tử xuất
gia tu Phật. Điều đó chắc chắn có thật. Qua đấy Ngài đã làm chủ được cuộc sống
(sanh y).
Đáp8: Câu hỏi
này có ba ý:
1- Xá lợi của Trần Nhân Tôn.
8 Chơn Như ngày 21 tháng 1 năm 2001
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP X
2- Biết giờ chết.
3- Bỏ
cung vàng điện ngọc,
thê thiếp, vợ đẹp con xinh v.v..
Để trả lời câu thứ nhất về Xá Lợi, Thầy đã
trả lời trong
tập 9 ĐVXP rất kỹ, đó
là lối lừa bịp của Thiền
Đông Độ (để lại nhục
thân, xá lợi) Phật tử nên đọc lại thì sẽ rõ sự lừa đảo
này.
Thầy có một người
cháu, con của một
người anh ruột, cháu năm nay mới 19 tuồi ở thành phố Hồ Chí Minh, cháu không biết
tu hành là gì cả, bị nghiện thuốc phiện mà chết, đem thiêu
xác thì những
mảnh xương vụn không cháy hết còn quá nhiều. Như vậy, xá
lợi đâu có nghĩa lý gì cho đường tu tập, nó chỉ là những mảnh
xương vụn bất tịnh
không có giá trị gì cả, chứ không phải chỉ có người tu
thiền mới còn những
xương này. Xá Lợi
không phải là những hạt kim cương
đâu con ạ!
Để trả lời
câu thứ hai về sự làm chủ sanh, già, bệnh, chết của vua Trần Nhân Tôn.
Chúng ta đọc
sử về tôn giáo (Thiền phái Trúc Lâm) của Trần Nhân Tôn, chúng ta không tìm thấy
ở Trần Nhân Tôn có một sự
tu chứng thiền định làm chủ
sanh, già, bệnh,
chết thật
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
sự như Phật.
Sự chứng thiền của Ngài là chứng ngộ các công án thiền chứ không phải chứng thiền định
làm chủ sự sống chết
như thiền định của đức Phật ngày
xưa. Nếu quý vị nghiên cứu không lầm thì thiền phái Trúc Lâm là một mô hình
rập khuôn theo
Thiền Tông Trung Hoa, từ thơ văn đến công án không có gì
là mới lạ, chỉ có
pha trộn nghi
thức tụng niệm
sám hối giống như Tịnh Độ
Tông nhưng Việt
hóa nghi thức ấy.
Ngài biết giờ
chết chứ không làm chủ giờ chết. Một nhà
Nho họ không
tu thiền định
gì cả, nhưng họ chỉ sống
đúng đức hạnh của
Nho Giáo: nhân, nghĩa,
lễ, trí, tín đến
khi chết họ vẫn biết ngày giờ vì
họ sống trong thiện pháp. Một nông dân sống cần
cù làm ăn
lương thiện không tham lam trộm cắp của ai thường sẵn lòng giúp đỡ những
người bất hạnh khác trong xã hội, đến khi sắp chết ông
đi thăm mọi người từ giã bà con
quyến thuộc rồi về nhà
đêm đó ông ngủ và chết luôn.
Nhà Nho và
ông nông dân biết ngày giờ chết của mình
là vì họ sống trong
thiện pháp tâm hồn thanh thản nên
trực giác báo động cho ông biết cái chết của mình.
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP X
Ông ngoại
của Thầy là một ông đồ nho, trong cơn bệnh ngặt nghèo ông xem sách
âm dương ngày giờ xung khắc
hay hòa hợp và xác định
tháng, ngày và
giờ chết của
ông cho những người
thân biết. Đến
khi chết ông đã xác
định đúng, như vậy
không sai một tí
nào cả. Đây là biết giờ chết chứ
không phải làm chủ giờ chết. Cho nên, Trần Nhân Tôn biết
giờ chết qua trực giác tưởng của
mình mà thôi chứ không làm chủ sự chết, bên Tịnh Độ Ngài Từ
Vân cầu nguyện, trong sám Từ Vân:
‚Cầu cho tôi
chết biết ngày
Biết giờ, biết
khắc, biết rày tánh linh, Cầu cho bệnh khổ khỏi mình,
Y như thiền
định họ Bàng thuở xưa‛
Các Nhà Tịnh
Độ chỉ
cầu cho mình khi chết biết ngày, biết giờ là họ quá mãn
nguyện, nhưng họ không biết cách sống như thế nào để đạt được ước nguyện ấy. Vì
thế, đôi khi các nhà tu Tịnh Độ cũng
có người chết
biết được ngày giờ chết của mình, nhưng cũng có người
cũng chẳng biết được
gì cả, cũng mờ mịt
như đi trong đêm tối.
Một nhà Nho,
một nông dân không ước nguyện,
không cầu mong mà
họ chỉ sống đúng
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
đạo đức
làm người đến
khi chết họ cũng
biết được ngày giờ chết của họ.
Trần Nhân
Tôn trước khi chết biết được giờ có gì là lạ đâu. Biết giờ chết đâu có nghĩa là
làm chủ sanh, già, bệnh, chết.
Vì thế,
chúng ta Thấy Ngài không có sử dụng thiền định
làm chủ sanh,
tử trước giờ phút lâm chung như đức Phật.
Để trả lời về sự bỏ
ngai vàng thê
thiếp của Trần Nhân
Tôn. Đúng là Trần Nhân
Tôn là một vị xuất gia ‚cạo bỏ
râu tóc
đắp áo cà sa, sống
không gia đình,
nhưng có nhà
cửa‛, nhưng Ngài không
phải là du
tăng khất sĩ, không ba y một bát, không lấy gốc cây làm
giường nằm, tâm hồn chưa phóng
khoáng như hư không,
chưa trắng bạch như vỏ ốc,
vì còn lấy đỉnh Yên Tử làm đài
quan sát để bảo vệ Tổ quốc. Như vậy, vua Trần Nhân Tôn là một nhà đại chánh trị
biết lấy núi Yên Tử làm quan sát đài để giữ gìn biên cương lãnh thổ, biết lấy
tôn giáo làm tinh thần chiến đấu của toàn dân toàn quân, để bảo vệ Tổ quốc quê
hương bằng chứng ba lần quân Nguyên
xua quân đánh nước
ta là ba lần chiến bại.
Vua Trần
Nhân Tôn là một nhà đại chánh trị chứ không
phải là một
nhà đại tôn
giáo,
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP X
biết lấy
mình sử dụng
tôn giáo đúng
cách để giải quyết nội bộ gia
đình và đoàn kết toàn dân trong tinh thần Thiền Tông Phật giáo để chiến đấu với
giặc mạnh (quân Nguyên) để bảo vệ Tổ quốc quê hương. Vì thế, sự ly gia cắt ái
xuất gia tu hành của Ngài khác hơn đức
Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài biết lấy
tôn giáo lãnh đạo đất nước, đem lại hòa bình cho quê hương, Ngài là một anh quân sáng suốt của dân tộc Việt
Nam, biết hy sinh sự hưởng thụ cá nhân của mình
để lo cho dân cho nước.
Đức Phật
Thích Ca Mâu Ni bỏ
cung vàng điện ngọc vợ đẹp con thơ,
đi tìm sự giải
thoát bốn sự đau khổ
của con người, Ngài sống đời khổ
hạnh lấy gốc
cây làm giường
nằm, thiểu dục tri túc,
ba y một bát, tâm hồn trắng
bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không, không còn lo việc
nước việc nhà, là
một du tăng khất sĩ rày đây
mai đó, vì thế không
có chùa To Phật lớn, đi xin ăn từng nhà, từng bữa.
Ngài là ân nhân của
nhân loại, của
con người trên hành
tinh này, Ngài không
phải của riêng của một nước nào, vì Ngài để cho loài người lại
bốn chân lý của loài người, trong bốn chân lý ấy có một chân
lý là chương trình giáo dục đạo đức nhân
bản - nhân
quả sống không
làm khổ
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
mình, khổ
người để xây dựng hành
tinh sống này trở thành Thiên Đàng, Cực Lạc.
Vua Trần
Nhân Tôn thì khác, dám bỏ ngai vàng điện ngọc thê thiếp để thành một vị tu sĩ
Phật giáo là vì gia đình
và Tổ quốc, là
vì toàn dân Việt Nam phải thoát ra khỏi ách thống trị của ngoại
bang. Ngài hy
sinh cá nhân
hưởng thụ trong cung vàng
điện ngọc để bảo vệ được
gia đình và tổ quốc, vậy các nhà sử học hãy nghiên cứu kỹ có đúng vậy không?
Chúng tôi là những người tu
sĩ Phật giáo
thấy sao nói vậy đứng trong tôn giáo Phật giáo mà
nhìn ra phán xét cái sai cái đúng của Phật
giáo chứ chúng tôi chẳng phải là nhà sử học, nên không dám phán xét ai cả, chúng
tôi nói thẳng
là vì Phật
giáo phải được chấn
chỉnh lại cho đúng
để tránh khỏi mọi người nghi ngờ
Phật giáo thế này thế khác mà tu hành chẳng ra gì.
Vua Trần
Nhân Tôn là một nhà chánh trị đại
tài như chúng
tôi đã nói ở trên,
biết lấy mình làm
tôn giáo để đoàn kết tinh thần toàn dân bảo vệ quê hương
Tổ quốc trước giặc ngoại xâm, mạnh
như vũ bão.
Vì thế, khi Nhà
Trần bị diệt thì phái thiền Trúc Lâm cũng suy vi và bị diệt theo, chỉ có
một thời vang bóng ‚Trúc Lâm Tam Tổ‛.
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP X
Xưa Đức
Phật dạy mười
điều: ‚chớ có tin...‛, Bây giờ cư sĩ đã rõ được nguyên
nhân bỏ cung vàng điện ngọc... của vua Trần Nhân Tôn cũng như Trần
Cảnh (Trần Thái
Tôn) vì trong gia đình bất an mà
đi tu chứ không phải tìm đường thoát khổ như đức Phật.
Tam Tổ Trúc
Lâm chưa có một vị nào làm chủ
sanh, già, bệnh,
chết như Phật,
chỉ sống trong tưởng
tri Thiền Tông ‚Trong người
bốc nóng, mồ hôi ướt đẫm, chỉ
có cái khố mẹ
sanh chưa hề ướt‛.
Đó là một
công án của
Thiền Tông giống như câu nói của Lục
Tổ Huệ Năng:
‚Chẳng niệm
thiện niệm ác bản lai diện mục hiện tiền của Thượng Tọa Huệ Minh‛.
THIỀN ỨC CHẾ TÂM
Câu hỏi của
Diệu Minh
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Theo thiển nghĩ của
con: ‚Đi xa từ gần,
lên cao từ thấp, muốn dễ
phải khó‛. Phải chăng HT Thích
Thanh Từ đã bỏ qua chân lý này,
nên Ngài đã áp dụng pháp môn tu thiền dùng pháp hành ngồi cô lập
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
tứ chi dẹp vọng
(ức chế tâm) Ngài cho là thù thắng.
Nhưng qua trắc nghiệm
con thấy đúng là bế tắc.
Ngồi một
ngày 3 thời, mỗi thời hai tiếng
cô lập
thân tâm, dẹp vọng, chân
thì đau mà vọng chẳng dẹp được, nó còn mống lên, như
thế có phải tự mình làm khổ mình không?
Đáp: Đúng vậy,
ngồi thiền như vậy là ức chế cả thân tâm tự mình làm khổ mình.
Trong kinh sách Nguyên
Thủy đức Phật
đã dạy:
‚Ngăn ác diệt
ác pháp‛ để được giải thoát, thế mà ngồi đau chân khổ sở mà không chấp nhận nó
là ác pháp sao?
Tu không giải
thoát đã tự làm khổ mình thêm mà cứ
tu, đó có phải là
vô minh không? Tu không tìm thấy
sự giải thoát
ngay liền thì không đúng với đường
lối đạo Phật.
Xưa đức Phật dạy: “Pháp
Ta không có thời
gian, tu tập sẽ có kết quả ngay liền”. Vậy mà ngồi thiền đau chân
như ai bẻ
giò bẻ cẳng
thì làm sao có kết quả
ngay liền được?
Đó là tu sai
pháp Phật rồi, tự làm khổ mình mà không
biết. Như vậy là chúng ta đã tu theo pháp môn của ngoại đạo.
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP X
Tu theo đạo Phật dù ít
dù nhiều
ta cũng tìm thấy sự giải thoát
ngay liền, cho nên đức Phật nêu lên mười điều
kiện: ‚Chớ có tin....chớ có tin...., chỉ tin
vào pháp thiện, pháp tu tập không đau khổ‛.
Vậy mà mọi người
tu trong đau khổ
mà vẫn tin là pháp giải thoát thật là buồn cười cho những người
vô minh mà cứ tưởng
mình là minh.
KINH TỨ THẬP
NHÐ CHƯƠNG
Câu hỏi của
Diệu Minh
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Sự thật bản thân con thấy thế, mặc dù
nhưng thử thách
tâm mình cũng có kết quả
chút xíu là, những thói hư tật xấu có giảm thiểu, từ đó cũng thấy
được tường tận lẽ thật của một kiếp người ở trong muôn một.
Chắc hẳn cũng
do luật nhân quả chi phối. Sự nhiệt tâm
tu hành thật sự cầu giải thoát, nên nhân duyên đã đưa con đến với ĐVXP
của HT chỉ dạy về pháp môn tu Tứ Thánh Định,
đi
T
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!