Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 8 -3



Người hiểu đạo Phật là phải hiểu đạo đức nhân bản - nhân quả tự sống không làm khổ mình,  khổ người và khổ cả hai thì mới được gọi là hiểu đạo Phật, còn hiểu khác là ngoại đạo là Bà La Môn.
Tóm  lại,  sự  nhẫn  nhục  Ba  La  Mật  của Quan Âm  Thị  Kính  là  không  phải  đạo  đức  của đạo  Phật.  Nhẫn  nhục  như  Quan Âm  Thị  Kính là nhẫn nhục của Bà La Môn, của Nho giáo, của Thiên  Chúa  giáo   v.v..  Nó  không  phải  nhẫn nhục  của  đạo  Phật  và  cũng  không  phải  là  trí tuệ  của đạo Phật. Vậy chúng ta hãy  lắng  nghe đức  Phật  dạy:  ‚Trí tuệ  ở   đâu  là  đạo  đức  ở đó,  đạo  đức  ở  đâu  là  trí tuệ  ở   đó,  trí tuệ làm   thanh  tịnh  đạo   đức,   đạo   đức   làm thanh tịnh trí tuệ, người có trí tuệ nhất định  có  đạo  đức,  người  có  đạo  đức  nhất định  có  trí tuệ‛.  (Kinh  SONADAN trong Trường Bộ kinh  tập I trang 167).
Đạo Phật chỉ có tu tập giới luật đức hạnh mà  đi  vào  thiền  định  chứ  không  phải  chỗ  ức chế  tâm  chẳng  niệm  thiện,  niệm  ác  mà  chỗ tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Và như vậy Phật giáo đâu phải là khó tu tập. Phải không quý vị?



Đạo Phật chẳng có chi nhiều chỉ có thiện và ác. Ác là quả chúng sanh; Thiện là quả A La Hán. Vậy A La Hán đâu có gì siêu việt; đâu có gì thần  thông;  đâu  có  gì khác  mọi  người,  Tuy vậy con người khó làm được, khó sống được.
Quả A La Hán sờ sờ trước mắt mọi người, luôn  luôn  ở  trong  tầm  tay  của  mọi  người.  Vậy mà  mọi  người  cứ  nghĩ  tưởng  quả  A La Hán  xa vời  vợi,  siêu  việt  chỉ  có  thánh  thần  mới  đạt được,  còn  những  kẻ  phàm  phu thì khó  mà  vói tới.  Nhưng  không  ngờ  ai  ai  cũng  có  thể  chứng đạt  được  chân  lí ấy.  Vì  đây  là  thiện  vô  lậu  và đây là ác hữu lậu rõ như ban ngày thì có ai mà không biết không thấy. Phải không quý vị?
Cho nên,  quả  A La Hán  đâu  có  khó  khăn gì chỉ cần có quyết tâm, nhiệt tâm với đầy đủ nghị  lực,  kiên  cường,  gan  dạ  liều  sống  chết chiến thắng giặc sinh tử, làm chủ thân tâm, ra khỏi  qui  luật  sinh,  già,  bệnh,  chết  của  nhân quả, vượt thoát mọi sự chi phối của không gian và  thời  gian,  nỗ  lực  tiến  lên  ra  ngoài  vòng kiềm tỏa của vũ trụ. Muốn được vậy quý vị phải giữ  gìn  giới  luật  nghiêm  túc,  thân  tâm  phải được tẩy sạch bằng đức hạnh không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào. Quý vị có nhớ không?



Nếu  giới  luật  quý  vị  còn  vi phạm  thì quả vị A La Hán đối với quý vị còn xa lắm, xa biệt mù.





ĐỜI SỐNG PHÄM  HÄNH

Câu hỏi của Từ Hạnh


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Cho phép  chúng con thưa hỏi sự tu tập về các pháp hành.
1- Không gian tham trộm cắp, dù vật lớn đến vật nhỏ như cây kim sợ chỉ.
2- Không  nói  dối,  nói  lời  mất  chính  xác, mất sự thật.
3- Không trồng trọt, làm ăn kinh  tế, buôn bán v.v..
4- Không làm khổ mình, khổ người, luôn nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng nhưng phải sáng suốt trong trí tuệ nhân quả.
5- Không  ăn  ngủ  phi  thời, sống  thiểu  dục tri túc  (ít  muốn  biết  đủ),  thực  hiện  đời  sống thập thiện, xin ăn một bữa vào ngọ trai.



Kính  thưa Thầy, con lúc nào cũng muốn sống nghiêm minh  về phạm hạnh của một vị tu sĩ như  vậy, các pháp con kể trên có đủ để sống và  tu  tập  đúng  phạm  hạnh  hay  không?  Còn thiếu những gì cần bổ sung thêm xin Thầy từ mẫn chỉ giáo cho con rõ?
Đáp:   Những  pháp   con  đã   kể   trên  còn thiếu,  chưa  đủ  để  sống  đúng  đời  sống  phạm hạnh của một tu sĩ Phật giáo:
1-        Phòng hộ sáu căn, bằng giới luật.

2-        Ngăn   ác   pháp,   bằng   Thánh   Chánh
Niệm Tỉnh Giác Định.

3-        Diệt ác, bằng Vô Lậu Thánh Định.

4-        Sanh   khởi    thiện  pháp, bằng   Định
Sáng Suốt.

5-        Tăng  trưởng  thiện  pháp,  bằng  Hiện
Tại  An  Lạc  Trú  Định,  tức  là  Định  Niệm  Hơi
Thở.

6-        Sống trầm lặng độc cư.

7-        Không kết bè bạn

8-        Thích sống giản dị.

9-        Tránh tranh luận.

10- Tránh chỉ trích.

11- Tránh hội họp.



12- Tránh khoe khoang.

Thêm  vào  mười  hai  điều  trên đây thì mới đủ  cho một  đời  sống  phạm  hạnh  của một  tu  sĩ chuyên tu của đạo Phật. Có sống đúng phạm hạnh như vậy, mới mong nhập được Bốn Thánh Định và thực hiện Tam Minh.
Trên bước  đường tu  theo  đạo Phật, nếu  ai sống  không  đúng  phạm  hạnh  như  trên  đã  dạy thì chẳng bao giờ nhập đúng chánh định và cũng chẳng bao giờ làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi sanh tử.
Tất cả những điều trên đây, đều lấy giới luật Phật làm căn cứ địa cho bước đường thực hiện những điều đã dạy trên, sẽ đạt kết quả tốt
đẹp.

Bởi  giới  luật  là  một  pháp  môn  sống  đạo đức  nhân bản  –  nhân  quả, bảo  đảm  tu  tập  cho bước đường tiến về xứ Phật được an lành và không lạc nẻo tà giáo ngoại đạo. Sự tu tập sẽ được giải thoát hoàn toàn đến nơi đến chốn mà không bao giờ gặp chướng ngại pháp gây khó khăn cho bước đường đi đến quả vị giải thoát hoàn toàn.





TÙY THUẬN, BẰNG LÒNG

Câu hỏi của Từ Hạnh


Hỏi:   Kính  thưa   Thầy!   Khi   con  tùy thuận  và  nhẫn  nhục,  con đã  không  làm  vừa lòng  quý  cô  và  quý  thầy  chung  quanh,  đây  là điều  ngoài  ý  muốn  của  con, con không  có  biện pháp  giải  quyết  tốt  đẹp  hơn  nên  con phải  vì quý thầy, quý cô mà xa lánh để không làm khổ mình, khổ người, như vậy có được không thưa Thầy?
Đáp: Cũng được, nhưng đó là con tu tránh cảnh,  tu  trong  cảnh  tiêu  cực,  yếm  thế,  vì thấy đời  quá  khổ,  thấy  mọi  người  sống  không  phù hợp  với  mình,  thấy  mọi  người  mọi  ý  nên  cố tránh  né  bên  này,  tránh  né  bên  kia, để  mong tìm được sự an ổn, đó là chạy theo tâm ham muốn cảnh yên thân của mình,  chứ không phải tu  nhẫn  nhục,  tùy  thuận,  bằng  lòng  như  vậy. Xưa, đức Phật dạy:

‚Đứng lại thì chìm xuống

Tiến tới thì trôi dạt

Chỉ có vượt qua‛



Con  thuộc  về  loại  người  đứng  lại  giống như ông Nguyễn Bỉnh Khiêm thất chí tu Tiên:
“Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dù ai vui thú nào

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn, người đến chốn xôn xao”

Đó  là  cách  thức  của  người  tránh  cảnh, trốn đời, chứ chưa phải là người tu theo đạo Phật.
Đạo Phật không phải là đạo yếm thế, bỏ đời,  tránh  xa  mọi  người.  Xưa,  đức  Phật  dạy:
‚phiền  não tức  là  bồ  đề‛, lấy đối tượng để tu tập  nhẫn  nhục,  tùy  thuận  và  bằng  lòng  hay
‚ngăn   ác   diệt   ác   pháp,   sanh  thiện   tăng trưởng thiện pháp‛.
Khi con đã tu tập pháp tùy thuận, nhẫn nhục và bằng lòng thì làm sao mà quý thầy và quý cô không vừa lòng? Chỉ vì con không tu tập xả  tâm  trong pháp  môn nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, mà chỉ tu ức chế tâm mình  hoặc nén tâm  chịu  đựng,  khi chịu  đựng  quá  mức,  không còn  sức  chịu  đựng  được  nổi,  bấy  giờ  tâm  con như chiếc lò xo hết sức nén, nên nó bung ra, do đó  mới  làm  phiền  lòng  quý  thầy,  quý  cô  và chính tâm con cũng phiền não, giống như người




thế  tục,  chứ  có  tu  hành  pháp  môn  gì của Phật giáo đâu.
Vậy   pháp   môn   nhẫn   nhục,   tùy   thuận, bằng lòng của con ở đâu? Sao con không tu  mà vội  tìm cách  xa các  đối  tượng,  tức  là  quý  thầy, quý cô và những người khác nữa. Con cứ suy ngẫm  lại đi, khi con xa họ  con lấy cái  gì để  tu xả  tâm  con, họ  là  đối  tượng  giúp  con tu  hành giải thoát, nếu  không có  đối  tượng mà tu hành thì dù  con có  tu  ngàn  kiếp  cũng  chẳng  tu  đến đâu cả.
Đạo Phật không phải là đạo Lão, không yếm thế, tiêu cực, không vào trong rừng núi ẩn tu,  luôn luôn  sống  gần  làng  xóm,  thị  tứ  để  xin ăn,  thường  lấy  sự  khen  chê  của  người  thế  tục mà tu tập và rèn luyện tâm mình,  trừ ra những lúc cần phải nhập các định sâu hơn thì mới vào rừng núi, u vắng nhập thất, không có tịch cốc luyện thuốc trường sanh bất tử như Tiên đạo.
Nếu bảo rằng, tâm còn yếu thì phải tìm những nơi yên tịnh, thanh vắng để tu tập cho tâm  được  định tỉnh, rồi mới dám ra đương đầu với  các  pháp  thế  gian.  Sự  tư  duy như  vậy,  đối với  đạo  Phật  là  không  đúng  pháp  tu  của Phật. Vì đức Phật đã dạy: ‚Ngăn ác, diệt ác pháp‛. Ngăn ác, diệt ác pháp mà trốn trong núi thẳm,



rừng  sâu  thì làm  sao có  ác  pháp,  mà  không  có ác pháp thì lấy cái gì là ngăn ác, diệt ác pháp.
Đạo  Phật  vốn  xả  tâm,  diệt  ngã  ly dục,  ly ác  pháp,  cho nên  lấy  cuộc  sống  giao  tiếp  hằng ngày  với  mọi  người,  để  vượt  lên  trên  sự  sống khổ đau, ấy là giải thoát.
Có  quý  thầy,  quý  cô,  có  bạn  bè  thân  hữu, ta mới tu nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, tức là ta diệt ngã, xả tâm, ly dục, ly ác pháp trong tâm ta.
Đương  nhiên,   muốn   tu   tập   hạnh   nhẫn nhục,  tùy  thuận,  bằng  lòng  thì đức  Phật  đã trang  bị  cho chúng  ta  bằng  trí tuệ  nhân  quả, bằng  sự  tỉnh  thức  cao độ,  bằng  một  nhiệt  tâm nồng  cháy,  quyết  liệt,  để  diệt  ngã,  xả  tâm,  ly dục, ly ác pháp. Nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng  là  pháp  môn  đối  trị  tâm  tham,  sân,  si, mạn,  nghi  của  mình.  Nếu  tu  hành  mà  không đem  hết  sức  lực  của  mình  ra tu  tập  thì cũng khó chiến thắng tâm ham muốn và các ác pháp đang vây quanh mình.
Tu hành  mà  tránh  né  thì cũng  giống  như mấy  ông  Tiên,  chỉ  biết  lợi  ích  cho  cá  nhân
mình:

“Một mai,  một cuốc một cần câu



Thơ thẩn dù ai vui thú nào

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn xôn xao? Thu  ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao.

Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp

Nhìn  xem phú quý tựa chiêm bao”.

Ý   thưa  hỏi  của  con ở  trên,  đó  là  tâm  con chỉ thích tránh né cho an thân, tu như vậy, không  thể  giải  thoát  mà  chỉ  trốn  đời,  tránh tâm  mình  mà  thôi  con ạ!  Chẳng  có  ích lợi  cho con  mà  con  tu  như  vậy,  cũng  chẳng  có  giải thoát, tốn công và uổng phí một đời người đi tu.
Tu  như  vậy  là  tu  theo  Lão  Trang,   chứ không phải tu theo đạo Phật. Tu theo đạo Phật phải sống trong thế gian cùng với mọi người, nhưng luôn luôn khắc phục tâm mình,  ly tham, đoạn  ác,  chẳng  biết  việc  người,  chỉ  biết  việc mình  để  sửa  sai  những  lỗi  lầm  và  những  việc làm ác của mình.  Vì thế nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng là lập đức hạnh xử thế; ăn, ngủ, độc cư là lập đức hạnh xuất thế, sống chánh nghiệp của các bậc thánh tăng và thánh ni.
  
Đứng  trước  nghịch  cảnh  và  các  cảm  thọ mà  tâm  bất  động,  tâm  như  cục  đất,  đó  là  tâm như Trời Đất; đứng trước các pháp cám dỗ mà tâm   chẳng   dao  động,   tâm   thanh   tịnh,   bất nhiễm  ô  là  lập  đức  hạnh  lìa  xa các  pháp  thế gian, để chuyển hóa tâm phàm phu của mình, thành tâm Hiền Thánh, nhờ đó tâm mới trở thành tâm của những bậc thánh tăng và thánh ni, thánh cư sĩ.
Bởi vậy, người tu sĩ đạo Phật phải lập đức, lập hạnh của mình  trên trí tuệ nhân quả, tức là trí tuệ  giới  luật,  quyết  chiến  đấu,  chiến  thắng tâm  dục  vọng và  ác  pháp  để  đòi  lại  quyền làm chủ   sanh,  già,   bịnh,   chết.   Nhất   định,   phải trường kỳ đấu  tranh quét sạch quỷ Vô Thường, không  để  cho  quỷ  vô  thường  cám  dỗ  và  sai khiến, biến chúng ta thành những tên nô lệ muôn đời muôn kiếp.
Chính  những  điều  con đã   hỏi  Thầy  trên đây là con đã  đầu  hàng giặc  vô  thường, con đã trở thành tay sai của chúng, vì thế trên bước đường tu tập của con và con tu như vậy, sẽ hoài công vô ích, nếu tu như vậy, con chỉ là một tên lính đánh thuê cho giặc vô thường.
Nếu mọi người đang sống trên hành tinh này, ai cũng đều biết rất rõ rằng, mình  đang bị
  
quỷ  vô  thường,  ma  danh,  ma  lợi,  ma  ăn,  ma ngủ, ma sắc dục đang cám dỗ và sai khiến mọi người, mọi người như những tên nô lệ trung thành của nó.
Cho nên, mọi người phải theo pháp môn của đức  Phật  để  chiến đấu  tận cùng với  chúng, bằng  những  chiến  thuật  ăn,  ngủ,  độc  cư  và bằng những chiến lược nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng với những vũ khí  Trí Tuệ Nhân Quả, Chánh Niệm Tỉnh Giác Định, Định Niệm Hơi Thở,   Định  Sáng   Suốt,   Định   Vô   Lậu   và   Tứ Thánh Định, Tam Minh v.v..
Nhờ nhiệt tâm tận lực chiến đấu, chúng ta mới chiến thắng giặc vô thường và giành được quyền làm  chủ  sự  sống, chết  để  chấm  dứt luân
hồi.

Trong   cuộc   chiến   tranh  nội   tâm,   nếu chúng  ta  tránh  né  các  đối  tượng,  tức  là  chúng ta  đã  đầu  hàng  giặc,  do thiếu  hiểu  biết,  chúng ta tưởng nghĩ một cách sai lệch, gọi là không làm  khổ  mình,  khổ  người,  chứ  kỳ  thực,  chúng ta  là  kẻ   đầu  hàng  giặc.  Giặc  vô  thường  sẽ không  để  cho chúng  ta  yên  ổn  với  mặt  trận sanh, già,  bệnh,  chết.  Chúng  ta  đầu  hàng  giặc thì cuộc chiến tranh này chẳng bao giờ chấm dứt,  và  cuộc  đời  chúng  ta  sẽ  mãi  mãi  trôi  lăn



trong  ba nẻo, sáu  đường  đầy đau khổ.  Nếu  con không nghe lời Thầy mà cố tránh né, để tìm sự an vui  theo  sự  ưa thích  yên  ổn  một  mình  thì cuộc  đời  tu  hành  của  con, chỉ  uổng  công  mà thôi,  tu  chẳng ích lợi  gì cho ai  cả,  mà  làm  cho người  đời  khinh  chê  Phật  pháp,  thì tội  ấy  ai phải chịu đây?





QUÂ BÁO GÌ KHI  TÂM
VÀ LỜI NĨI KHƠNG ĐI ĐƠI?

Câu hỏi của Từ Hạnh


Hỏi: Kính thưa Thầy, khi tâm và lời nói trái  nhau.  Người  ta  thường  nói  lời  rất  hay  ho tốt đẹp, mà tâm thì tư lợi. Vậy quả báo như thế nào, cúi xin Thầy chỉ dạy cho con được rõ?
Đáp: Lời  hay tiếng đẹp  có  nhiều  nghĩa: ở đây, con đã nêu ra rất rõ, lời nói hay ho tốt đẹp mà tâm thì tư lợi, vậy quả báo như thế nào?
Lịch sử đã chứng minh, quả báo của những vị  quan  nịnh  thần,  dùng  lời  hay  tiếng  tốt  ca



ngợi một  vị  hôn  quân  để được   quyền,  được lợi
v.v..

Khi đã được  nắm toàn quyền trong tay thì tư  lợi kiếm rất  dễ  dàng  như:  Tần  Cối,  Quách Hoè, Vua Hồn, Bí Trọng, Trầm Khiêm v.v.. Trước khi chết,  phải  trả  bao nhiêu sự khổ  đau và  đời  đời  mang  tiếng  là  nịnh  thần  lưu  danh sử sách.
Ở đời,   những hạng người này cũng lắm, luôn  dùng  lời hay tiếng  đẹp để lừa  đảo,  lường gạt người  khác,  để  đem phần  tư  lợi cho mình, quả báo sẽ đến với những hạng người này:
1- Mấât lòng tin đối với những người khác.

2- Lần lượt mọi người đều nhận rõ bộ mặt lừa đảo,  dối  trá,  gian  xảo.  v.v.. như  kinh sách phát triển và thiền Đông  Độ lần lần người ta cũng sẽ vạch mặt thật của chúng.
3- Khiến ai ai cũng tránh xa những hạng người này.
4- Những hạng người này dễ sanh bệnh mắt, tai, mũi, họng.
5- Kiếp sau làm  người  câm,  ngọng,  điếc, đui, mù v.v..
6- Những  hạng người  này  thuộc  về  hạng ác trí thức.



Nói đến lời hay tiếng tốt là nói đến kinh sách  phát  triển,  lời  nói  rất  hay,  tiếng  nói  rất đẹp,  ý  rất  cao siêu  nhưng  đã  lừa  đảo  biết  bao nhiêu  thế  hệ  con người  và  làm  những  việc  phi đạo  đức,  phi  thiện  pháp,  phi  Phật  giáo,  hữu ngã, gây mê tín, phản khoa học v.v.. Nhân quả của  nó,  khi trình độ  dân  trí,  khoa  học  tiến triển cao độ thì người ta sẽ lột sạch mặt nạ của nó, giáo lý phát triển này sẽ bị cáo chung, vì chẳng đem lợi ích, thiết thực, cụ thể cho loài người mà chỉ toàn là thứ ảo tưởng.
Đất nước Việt Nam có ba vị sư đã vạch tẩy bộ mặt lừa đảo của nó:
1- Người thứ nhất là Thiền Sư Thường Chiếu  sống  cách  đây  khoảng  trên  700  năm. Ngài  bảo:  ‚Thiền   Đông   Độ   và   kinh  sách phát  triển  là  những  lời  đại  bịp,  một  con chó sủa một bầy chó sủa theo‛.
2- Người thứ hai là Hòa Thượng Minh Châu, Ngài  đang sống trong  thế  kỷ  thứ  20 của chúng  ta.  Khi dịch kinh Nguyên  Thủy  Nikaya Ngài bảo: ‚...Càng dịch, càng thấy rõ dụng tâm  hiểm  độc  của  các  vị  Bà  La  Môn,  đã khôn khéo xuyên tạc đạo Phật, khiến cho những  giáo  lý  căn  bản,  những  tinh hoa cao đẹp nhất của nhân loại, đã bị tư tưởng



tà giáo xen lẫn, bị ruồng bỏ, bị che giấu, không  được  biết  đến,  không  được  học  hỏi tu hành. Nhưng chân lý bao giờ cũng là chân lý, mặt trời bao giờ cũng là mặt trời. Các ba hoa của Ma  Vương,  các cuộc đo tài của những ngọn  đèn  lẻ  tẻ  mù  mờ,  các bập bẹ  của  những  kẻ  mới  tập  tễnh  đi vào  con đường Triết lý, tất cả cũng chỉ là cuồng vọng  đen  tối,  được  ánh  sáng  rực  rỡ  của chân lý quét sạch...‛.
3-  Người  thứ  ba  là  chúng  tôi  trong  đầu thiên niên kỷ thứ ba, chúng tôi thấy biết rất rõ kinh sách  phát  triển  và  thiền  Đông  Độ  mạo danh Phật giáo chứ không phải của Phật giáo.
Hiện  giờ  người  ta  còn  theo  nó,  vì  chưa thấu suốt rõ ràng, nên còn tin nó là lời của đức Phật dạy, nếu rõ nó không phải là lời của đức Phật dạy thì người ta đã bỏ nó từ lâu.
Nếu  đạo  Phật  dạy  giáo  lý  của  mình  như kinh sách  phát  triển  thì đạo  Phật  chẳng  có  gì mới  mẻ,  chỉ  nhai  lại  bã  mía  của  lục  sư ngoại đạo  và  những  sự  mê  tín của  mỗi  dân  tộc  trên bước đường truyền bá mà thôi. Nói cách khác, đạo Phật ra đời theo như kinh sách phát triển thì cũng lập lại triết lý chơn lý của các tôn giáo khác, hiện đã có mặt trước khi đức Phật ra đời.
  
Và như vậy, đạo Phật ra đời có giải quyết được gì đau khổ  của  loài  người  trên  hành  tinh này đâu?  Nếu  theo  lối  mòn  của  các  tôn  giáo  khác thì cũng  chỉ  an ủi  tinh thần  cho những  người nhẹ  dạ  còn  lạc  hậu,  vô  minh,  chưa thông  suốt đạo  lý  và  đường  đi  của  nhân  quả,  nên  đã  tin theo mà  thôi. Còn những người có trí tuệ, hiểu biết về đạo đức nhân quả và các pháp do duyên hợp tạo thành, thì trí tuệ đó không làm sao họ chịu  chấp  nhận  giáo  lý  phát  triển  đó  là  của Phật giáo được, họ không thể để giáo lý này lừa đảo  họ,  nhưng  số  người  hiểu  biết  này  thì lại quá  ít. Thỉnh  thoảng  có  người  hiểu  biết  nói  ra sự  thật  thì bị  bóp  chết  ngay, vì thế  chẳng  còn ai   dám   nói   thẳng,   chỉ   so  sánh   giữa   kinh Nguyên  Thủy  Pali  Nam  Tông  và  kinh A Hàm trong  Hán  Tạng  Bắc  Tông  như  Hòa  Thượng Minh  Châu  đã   làm,  chứ  không  dám  nói  sai đúng, nhưng ngầm trong đó  chúng ta cũng biết được Hòa Thượng muốn nói gì.
Con người hiện giờ  hiểu biết ở trí tuệ hữu hạn,  nên  dễ  bị  các  tôn  giáo  lừa  đảo  bằng  thế giới siêu hình, chỉ ngoại trừ Phật giáo Nguyên Thủy  thì không  chấp  nhận  thế  giới  siêu  hình. Vì  thế,  chính  không  chấp  nhận  thế  giới  siêu hình,  nên mới được gọi là Phật giáo. Nếu Phật
  
giáo  chấp  nhận  có  thế  giới  siêu  hình  thì đạo Phật  không giải  khổ  cho con người mà  còn tạo thêm một lớp khổ nữa cho loài người thì đạo Phật  cũng  giống  như  kinh sách  phát  triển  mà
thôi.

Khi nghiên cứu một tôn giáo nào, chúng ta hãy nghiên cứu những giáo lý của họ có ích lợi, thiết  thực  hay  chỉ  là  một  sự  an  ủi  tinh thần bằng ảo tưởng, để lừa đảo con người và làm những điều phi đạo đức, thì nhất định chúng ta không ngu si theo tôn giáo đó. Là con người, chúng   ta   phải   sáng   suốt   nhận   định:  ‚Con người  sanh  ra tôn  giáo,  chứ  không  phải tôn giáo sanh ra con người‛.
Phật  giáo  bị  thế  tục  hóa,  bị  các  tôn  giáo và  khoa học  hóa,  chúng  tôi  chỉ  mong rằng  cái gì của  Phật  giáo  là  trả  về  cho Phật  giáo. Phật giáo  là  sự  thật  của loài  người, chúng tôi  không chấp nhận lấy Phật giáo nịnh bợ khoa học để chứng  minh  cho rằng  Phật  giáo  là  khoa  học. Theo  chúng  tôi  nghĩ:  khoa  học  là  khoa  học, Phật  giáo  là  Phật  giáo,  Phật  giáo  không  phải là khoa học mà khoa học cũng không phải là Phật  giáo.  Cho  nên,  khoa  học  có  sự  thật  của khoa học, có  sự  ích lợi  cho con người  của khoa học; nhưng  Phật giáo  cũng có sự  thật của Phật



giáo  đối  với  con người,  có  sự  ích lợi  thiết  thực cho con người của Phật giáo.
Khoa học chứng minh, phân tích mọi vật thể bằng những dụng cụ khoa học để cho con người  hiểu  biết  rõ  ràng,  không  mơ  hồ,  trừu tượng, ảo giác v.v..
Phật  giáo  chứng  minh  và  phân  tích  mọi vật  thể  và  tinh thần  bằng  trí tuệ  hiểu  biết  cụ thể, rõ ràng, không mơ hồ, trừu tượng, ảo giác, v.v.. theo  sự  triển  khai  từ  trí tuệ  hữu  hạn  đến trí tuệ  vô  hạn,  để  thấu  rõ  vạn  pháp  trong  vũ trụ mà không cần đến dụng cụ khoa học nào cả.
Chúng ta hãy nghe Hòa Thượng Minh Châu, một nhà học giả, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ   Phật   Học   tại   viện   Đại   Học   Phật   Giáo NaLanDa   Ấn  Độ,  khi trở  về  nước  Ngài  dịch tạng  kinh Pali  (Nguyên  Thủy),  kinh  Trung  Bộ tập hai, được xuất bản năm 1974, lời giới thiệu, Ngài  mạnh  dạn  vạch  trần  bộ  mặt  kinh sách phát triển mà chúng tôi đã trích ra ở trên.
Đúng vậy, Hòa Thượng Minh  Châu đã  xác định nếu ánh sáng rực rỡ của chân lý của đạo Phật bừng lên sẽ quét sạch những tà thuyết ngoại đạo Ma Vương, nhưng hiện giờ ánh sáng chân lý của đạo Phật đã bị bọn Ma Vương khéo léo dìm mất và cố tình tiêu diệt Phật giáo trên



hành tinh này. Nhưng  chúng làm  sao được  khi chân lý của đạo Phật còn truyền lại cho loài người và có người đã cố tâm quyết giữ gìn thì chân lý ấy sẽ không mất, chỉ có những người không hiểu  Phật  giáo  và  những người  lợi dụng giáo  pháp  phát  triển,  để  mua  danh  mua  lợi, dùng  giáo  lý  buôn  Phật,  bán  Pháp  làm  giàu trên mồ  hôi,  nước  mắt  tín đồ  Phật  giáo  thì họ cố gắng duy trì.
Chơn lý của Phật giáo chỉ còn chờ đợi thời tiết nhân duyên đủ là sẽ bừng sáng huy hoàng, chừng  đó  cái  sai,  cái  đúng  của  Phật  giáo  sẽ được phơi bày trước mọi con người. Bấy giờ, lần lượt chúng ta sẽ vạch trần bộ mặt phi  đạo đức, phi giáo lý của đạo Phật trong những kinh sách phát triển để mọi người suy ngẫm.
Thời  đại  chúng  ta,  đầu  thế  kỷ  thứ  hai mươi mốt đã có những người thực hiện con đường  của  đạo  Phật  và  đã  có  kết  quả  cụ  thể. Kết quả này, chính là thắp sáng lại chơn lý của đạo Phật.
Trước  năm  1952,  những  tu  sĩ  Phật  giáo Việt Nam chúng ta chỉ biết được một số kinh sách phát triển căn bản như: Kinh Thủ Lăng Nghiêm,  Kinh Pháp  Hoa, Kinh Kim  Cang Bát Nhã,  Kinh Di  Đà,  Kinh Quy Nguyên,  Bát  Nhã



Tâm Kinh v.v.. Sau này, các phong trào chấn hưng Phật giáo chúng ta mới thỉnh được bộ Đại Tạng Kinh bằng chữ Hán. Trong Hán Tạng hết sức  phong  phú,  nhưng  ít người  nghiên  cứu  các kinh A Hàm, Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Dị Giáo. Tuy có biết các bộ kinh A Hàm nhưng không dám học, vì thầy tổ cấm không cho học, không cho tu giáo lý đó, phải nương theo “tứ y” của  kinh  sách  phát  triển,  ‚cần  phải  y  liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh‛. Ý nghĩa  của  câu  kinh  này  là  phải  theo  nghĩa  lý của Kinh Đại Thừa mà tu học, không được theo nghĩa lý của kinh khác như: Nhị Thừa, Thanh Văn, Duyên Giác v.v.. tu học.
Những lời trên đây là những lời của Hòa Thượng Minh Châu đã  nhắc lại lúc đang tu học tại Việt Nam, trong các chùa Đại Thừa không được học Kinh A Hàm, nói chung là không được học Kinh Tiểu Thừa.
Sự  giáo  dục  của  thầy  tổ  như  vậy,  khiến cho tu sĩ Phật giáo lúc bấy giờ không hiểu giáo lý của đạo Phật mà lại thông hiểu giáo lý phát triển thuộc Bà La Môn giáo.
Thầy Tổ  của chúng ta mang tiếng là  tu  sĩ Phật giáo, nhưng lúc bây giờ chỉ có cái tên là Phật  giáo  mà  thôi,  còn  đời  sống  và  các  pháp



môn tu  hành đều là  của Bà  La Môn, của ngoại đạo   thật  là   đau  lòng.  Hầu   hết  thầy  tổ  của chúng  ta,  lúc  bấây  giờ  đều  có  vợ  con, lấy  chùa làm gia đình, lấy sự tụng niệm làm nghề để sống.
Hòa Thượng Minh Châu du học Ấn Độ tốt nghiệp bằng tiến sĩ Phật học, trở về nước, Ngài quyết  tâm  dịch  Tạng  Kinh Nguyên  Thủy  tiếng Pali để chấn hưng lại Phật giáo, làm sáng tỏ những  gì  của  đạo  Phật  và  dẹp  bỏ  những  gì không phải của Phật giáo. Nhưng Ngài bị một sức ép quá mạnh của thầy tổ kinh sách phát triển.
Ngài đem kinh Trung  Bộ trong Tạng Kinh Pali  ra so sánh  với  kinh Trung  A  Hàm  trong Hán Tạng, cái giống nhau và cái không giống nhau  để  cho  mọi  người  tự  suy  ngẫm  các  Tổ ngày xưa đã dám làm những việc thêm bớt như vậy trong những lời dạy của đức Phật. Ngài không  dám  nói  đúng  hoặc  sai,  vì  Ngài  là  một học  giả, Ngài  đành ôm  dạ mà  chỉ  tâm  nguyện, ước vọng là dịch xong Tạng Kinh Nguyên Thủy Pali, ước vọng ấy Ngài đã viên mãn. Ngài tin rằng, Tạng Kinh Pali được dịch sang tiếng Việt Nam,  chắc  chắn  sẽ  có  người  Việt  Nam  thắp sáng lại ngọn đèn Phật pháp.



Niềm  tin ấy  không  còn  là  một  giấc  mơ, mà  là  một  hiện thực. Một  hành giả  người Việt Nam sẽ thắp sáng lại đạo Phật, mặc dù con đường  chấn  hưng lại  Phật  giáo  còn  nhiều  cam go và  thử  thách,  nhưng  quyết  định phải  thành công.
Nhìn  gương thầy tổ của chúng ta, nói một điều mà làm một ngả, nhưng đó là chuyện Phật pháp, họ chỉ làm theo kinh sách phát triển mà còn phải chịu  quả  báo  khổ  đau như vậy, huống hồ  là  chúng  ta  lời  nói  thì nghe ngon ngọt  mà tâm  địa  hơn  là  ác  thú  thì quả  báo  làm  sao tránh  khỏi  và  còn  phải  đọa  biết  bao nhiêu  lần khổ đau trong vô số kiếp.
Đừng bảo rằng chẳng có nhân quả, trong thế  gian  này,  nếu  không  có  đạo luật  nhân  quả thì không  có  một  luật  pháp  nào  có  công  bằng và  công  lý  hơn  được.  Nếu  không  có  nhân  quả thì thế  gian  này  trở  thành  một  Địa  Ngục  hắc ám,  vậy  quý  vị  phải  giữ  gìn  lời  nói  và  lương tâm, nhất quán trong thiện pháp, sai thì quý vị không thoát khỏi tai ương, bệnh tật, nạn ách, khổ đau v.v..





SỐNG HỊA HỢP

Câu hỏi của Từ Hạnh


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Trong cuộc  sống hằng ngày chị em ăn ở với nhau, bất kỳ trường hợp  và  hoàn  cảnh  nào  con cũng  tùy  hỷ  trước mọi  người,  mọi  việc  làm,  không  bắt  bẻ  chê  bai gì hết, ai làm sao cũng được.
Đối với con khi ai cho vật gì, dù vật nhỏ mọn  nhất,  nhưng  con thấy  được  sự  thanh  tịnh ở  vật  đó  thì  con  thành  kính   nhận  một  cách trân  trọng  với  tấm  lòng  thành,  còn  ngược  lại dù  là  châu  báu,  ngọc  ngà  mà  không  có  sự thanh  tịnh thì  con nhất  quyết  không  nhận,  dù có mang lỗi sống không hòa đồng, nhưng con cũng  vui  lòng  chấp  nhận.  Cúi  xin  Thầy  từ  bi lân mẫn chỉ dạy cho con rõ như vậy có đúng không?
Đáp: Sống  từ  hai  người  trở  lên gọi  là  tập thể,  mỗi  tập  thể  đều  phải  có  một  kỷ  luật,  kỷ luật đó gọi là thanh quy hay là nội quy. Thanh quy và  nội  quy là  để  giúp  cho mọi  người  trong tập  thể  đó,  phải  chấp  hành  nghiêm  chỉnh  thì mọi  người  mới  có  một  cuộc  sống  hòa  hợp,  để



cùng  chung  sống  với  nhau,  để  cùng  nhau  xây dựng một mục đích cao thượng đạo đức làm người, không làm khổ mình,  khổ người.
Xưa, đức Phật đã chế ra sáu pháp hòa hợp
(lục hòa):

1-        Thân hòa đồng trụ

2-        Khẩu hòa vô tranh

3-        Ý hòa đồng duyệt

4-        Kiến hoà đồng giải

5-        Giới hòa đồng tu

6-        Lợi hòa đồng quân

Giới thứ nhất là thân hòa đồng trụ và giới thứ  sáu  là  lợi  hòa  đồng  quân,  hai  giới  này  để chỉ  cho sự  sống  bình  đẳng,  buông  xả  cá  nhân để thể hiện đức hạnh bằng lòng giúp mọi người ly dục, ly ác pháp.
Giới  thứ  hai  là  khẩu  hòa vô  tranh và  giới thứ ba là ý hòa đồng duyệt, hai giới này chỉ cho sự  thể  hiện  lòng  từ,  đức  hạnh  nhẫn  nhục  để tâm  hồn được  thanh thản, vô  sự, tức  là  ly dục, ly ác pháp.
Giới  thứ  tư  là  kiến  hòa  đồng  giải  và  giới thứ  năm  là  giới  hòa  đồng  tu,  hai  giới  này  chỉ


cho sự thể hiện lòng bi, đức hạnh tùy thuận để thân tâm được an lạc, tức là ly dục, ly ác pháp.
Lấy ba đức ba hạnh để sống, sống làm người  có  đạo  đức  thoát  ra khỏi  bản  chất  của loài cầm thú. Vì thế đạo Phật gọi tu tức sống, nhưng sống đúng đạo đức không làm khổ mình, khổ  người  là  tu.  Tu  không  có  nghĩa  là  tụng kinh, niệm  Phật, cầu  chư Phật, chư Bồ  Tát  gia hộ cho tai qua, nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ hoặc làm ăn giàu có.
Theo  sự  nhận  hiểu  của  con  qua  những danh từ nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng theo tâm  của  con,  chứ  không  phải  theo  tâm  của người  khác.  Ở    đây,  con  dùng  danh  từ  thanh tịnh và không thanh tịnh không đúng con ạ!
Đối với con, khi người ta đem cho con một vật gì, người chủ vật đó chưa có sự giận hờn phiền toái với con, thì con cho vật  đó là thanh tịnh, còn nếu có sự giận hờn phiền não, thì vật đó  con cho là  không thanh  tịnh.  Con hiểu  như vậy thì con chưa biết cách tu tập hạnh nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng.
Ở    đây,  không  nên  dùng  vật  thanh  tịnh hay  không  thanh  tịnh,  mà  con  hãy  lấy  đối tượng  nghịch  cảnh,  bất  toại  nguyện  để  thực hiện hạnh nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, thì



mới  gọi  là  tu,  còn tu  như con không  thể  gọi  là tu  hạnh  nhẫn  nhục,  tùy  thuận,  bằng  lòng.  Tu như  con chính  là  tránh  né  đối  tượng  nghịch cảnh  trái  lòng.  Theo đạo  Phật  thì không  chấp nhận những điều này, vì tu như vậy  không bao giờ  có  giải  thoát,  tu  như  vậy  là  tìm sự  an ổn, tiêu cực, nén tâm, yếm thế.
Theo  đúng  hạnh  của  một  tu  sĩ  đạo  Phật thì chấp  nhận sự  đi xin ăn, nhưng  không được nhận thực phẩm dư thừa để dành, ngày nào xin ăn  ngày  nấy,  đó  là  lối  sống  buông  xả  và  xả sạch, ăn còn không được để dành ngày mai, ăn chỉ biết ngày nay không lo ngày mai, như vậy mới gọi là người buông xả sạch.
Ngày  nay,  người  tu  sĩ  Phật  giáo  thường hay tự túc sống, do đó đời sống phạm hạnh của một  vị  tỳ  kheo  tăng  không  còn  đúng  phạm hạnh  nữa  và  vì  vậy,  thánh  hạnh  của  một  vị tăng  không  còn  có.  Do  đời  sống  không  đúng cách đạo đức thánh hạnh nên đường tu tập của các  vị tỳ kheo tăng và tỳ  theo ni chẳng đi  đến đâu cả.
Xả  ngũ  dục  lạc  tức  là  xả  sắc,  danh,  lợi, thực,  thùy  mà  còn  xả  không  được,  huống  là  tu cái gì? Hiện giờ, người ta tu hành chỉ là hình thức,  còn  mục  đích  giải  thoát  thì họ  không  tu



tập, gặp các đối tượng để thực hiện đức hạnh nhẫn  nhục,  tùy  thuận,  bằng lòng thì tránh  né, trốn chạy chẳng dám vượt qua sự đau khổ của cuộc đời mình. Con không có sự quyết tâm tu hành giải thoát, làm chủ sự sống chết và luân hồi, chỉ thấy đời đau khổ mà vào chùa tránh né để tìm sự an ổn.
Do cuộc sống như vậy, nên mới có cất am, thất riêng tu hành. Tu hành mà cất am thất riêng,  để  sống  tự  do thoái  mái  thì sự  tu  hành đó chẳng đi đến đâu cả. Sự tự do thoái mái đó, đưa người tu sĩ chạy theo sở thích và tâm ham muốn  của  mình,  như  vậy  thì làm  sao gọi  là  ly dục, ly ác pháp.
Sở  thích  của  mình  là  gì?  Là  tâm  dục.  Mà đã  có  tâm  dục  thì con đường  tu  hành  của  đạo Phật làm sao tu đúng được?
Trong  đời  sống  đi  xin  ăn  của  đức  Phật, đâu  phải lúc  nào  ai cũng tôn kính  Ngài. Trong cuộc đời đi xin ăn, Ngài gặp rất nhiều người, họ đã có nhiều lời lẽ thất kính,  thô lỗ thế mà Ngài vẫn  thản  nhiên,  như  vậy  mới  gọi  là  tu  tập nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng.
Đoạn  đầu  trong  câu  hỏi,  con  có  nêu  ra cách sống tùy thuận, đó là lý lẽ qua ngôn ngữ của  con,  chứ  thực  ra con  không  có  sống  tùy



thuận với ai cả. Cho nên, trong lục hòa có kiến hoà  đồng  giải,  nghĩa  là  tùy  thuận  mọi  ý  kiến của người khác, để không làm khổ mình, khổ người,  đó  cũng  là  một  điều  tu  tập  ly dục, ly ác pháp, diệt ngã, xả tâm mình.
Còn đoạn thứ hai câu hỏi của con Thầy đã chỉ dạy ở trên, đó là nghĩa thứ nhất, nhưng nó còn  một  nghĩa  nữa  là  thanh  tịnh  và  không thanh tịnh, có nghĩa là vật trộm cắp hay không trộm cắp phải không con?
Nếu  con biết  vật  đó  là  trộm  cắp  (không thanh tịnh) đem đến cho con thì con phải khéo léo từ chối đừng để mất lòng, hoặc làm người ta buồn; còn nếu vật đó không phải là trộm cắp (thanh  tịnh)  người  ta  đem đến  cho con, nhưng lòng con còn đang hờn giận, nên từ chối, đó là con không biết  cách tu  tùy thuận, xả  tâm, diệt ngã để làm khổ mình,  khổ người, mà còn mang tiếng là sống không hòa đồng.
Cuộc sống tu hành là một cuộc sống tập thể,  sống  trong  tập  thể,  nhưng  giữ  gìn  đức hạnh  trầm  lặng  và  độc  cư mới  chính  là  tu.  Do đó,  chúng  ta  có  những  đối  tượng  để  tu  nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, nhờ thế chúng ta mới diệt được ngã, xả được tâm, ly được dục và ác pháp, liền ngay đó nhập được Bất Động Tâm



và nhập Sơ Thiền, làm chủ được cuộc sống, tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ.
Người mới tu nếu không sống chung trong tập  thể  mà  chỉ  sống  ở  riêng,  độc  cư một  mình để  tu  tập, người  ấy sẽ  không bao giờ ly dục, ly ác pháp được và cũng không thành tựu được chánh  định, chánh  tuệ,  họ  sẽ  rơi  vào  tà  thiền, tà  định và  tưởng  giải,  vì  tâm  họ  còn  đầy  dẫy dục lạc thế gian, đầy dẫy sự đau khổ trong tâm tư của một con người thế tục. Tu như vậy, chỉ là ức chế tâm, chịu đựng làm khổ mình và khổ người, chẳng ích lợi gì cho ai cả.
Sống không hòa đồng, hòa hợp là không phải  nếp  sống  của  người  tu  sĩ  đạo  Phật,  cho nên kinh dạy tăng là phải sống hòa hợp như nước  với  sữa,  tăng  mà  sống  không  hòa  hợp  là tu sĩ ngoại đạo.
Người  tu  sĩ  đạo  Phật  có  những  pháp  môn để tu hòa hợp như:
1- Nhìn  đời bằng đôi mắt nhân quả.

2- Sống trong đạo đức làm người thường không làm khổ mình,  khổ người.
3- Biết nhẫn nhục bằng trí tuệ nhân quả.

4- Sống  tùy thuận,  nhưng  khéo  léo  an trú thiện pháp, không bị lôi cuốn vào ác pháp.



5- Bằng lòng tất cả mọi pháp, dù ác hay thiện nhưng xa lìa ác pháp.
Vậy từ đây về sau, con nên sáng suốt đừng để tâm chướng ngại, tạo nên cuộc sống không hòa đồng, hòa hợp. Có được như vậy, mới gọi là tu hạnh nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, chứ đừng lợi dụng danh từ nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng mà tự làm khổ mình,  khổ người.
Con nên nhớ, những chị em đang cùng tu đều còn là phàm phu tất cả, nên mọi người ai cũng  có  cái  đúng,  cái  sai,  hãy lấy  cái  đúng  của người mà sửa lại lỗi mình,  còn cái sai của người khác  thì nên  tha  thứ  họ,  đừng  cố  chấp  lấy  đó mà  tạo  cảnh khổ  đau cho tâm  mình.  Đạo Phật là  đạo  từ  bi  mà  chúng  ta  không  biết  tha  thứ cho nhau thì làm sao chúng ta xứng đáng là người đệ tử của đức Phật được.
Tha  thứ  không  có  nghĩa  là  tha  thứ  riêng cho người  lầm  lỗi,  mà  chính  chúng  ta  còn  tha thứ  những  điều  sai  quấy  mà  chúng  ta  đã  lầm lỗi. Tại sao vậy?
Vì chúng ta sống không hòa hợp như nước với sữa, nên đã sống trái với đạo đức của đạo Phật, tức là chúng ta sống trái với mọi người, trái với lương tâm đạo đức nhân quả của mình.



Sống hòa hợp là sống không chống trái, sống biết tha thứ, sống biết thương yêu nhau, sống chia sẻ với nhau những nổi khổ đau của kiếp sống làm người, phải không hỡi quý vị?
Sống như vậy, mới có nghĩa là sống đạo đức,  sống  nhẫn  nhục,  tùy  thuận,  bằng  lòng; sống như vậy, mới xứng đáng gọi là tu theo đạo Phật, tu theo đạo giải thoát.
Sống chia rẽ, sống một  mình,  sống không nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, sống chỉ biết có  mình,  sống  không  biết  tha  thứ,  sống  như vậy  là  sống  theo  kiểu  thế  gian  phàm  phu, tục tử,  không  phải  lối  sống  của  người  tu  sĩ  đạo Phật.





THỜI KHĨA TU TẬP

Câu hỏi của Từ Hạnh


Hỏi: Kính thưa  Thầy!  Thời  khóa tu tập hằng ngày  của con xin  Thầy  từ  bi  hoan hỷ  chỉ dạy cho, để con tu tập được kết quả tốt.
Buổi khuya:

3,15’ con thức dậy

3,30’ con bắt đầu tu  tập

1- Định Niệm  Hơi  Thở,  con bắt  đầu  thở đều  5 hơi  thở  mỗi  hơi  thở  3”,  thở  xong  con  đi kinh hành suốt 30’ rồi tiếp  tục ngồi lại ổn định
15’ thư giãn. Sau khi thư giãn xong  rồi bắt đầu
thở lại 15’ cứ một khoảng thời gian  là 5 hơi  thở và  tiếp  tục  tu  như vậy  đến  5’,  đây  là  giai  đoạn thứ nhất trong buổi sáng.
2- Con tiếp tục tu Chánh Niệm Tỉnh Giác Định  5’  vừa  đi  kinh hành  vừa  câu  hữu  Tứ  Vô Lượng Tâm, tránh vô tình  làm đau khổ chúng sanh, cứ  5’  này  tu  xong  con  lại  tiếp  tục  tu  5’ khác cho đúng 30’ rồi con xả nghỉ. Đây là giai đoạn thứ hai tu tập trong buổi sáng.
3- Con  xả  nghỉ  30’  ngồi  thư giãn  con  nhắc
tâm:  ‚Tâm  phải  thư giãn  nghỉ  ngơi, vô  sự
  
thanh thản, an lạc không được nghĩ lung tung,  thân  và  các  cơ buông  thõng  xuống, tự   nhiên,   không   được   gồng,   gò   bó,   hai chân phải buông thõng ra, thoái mái, dễ chịu”.
Trong thời gian thư  giãn câu pháp hướng con  thường  nhắc,  nhất  là:  ‚cảm   giác   toàn thân an lạc, tôi biết tôi đang thư giãn và cảm  giác  toàn  tâm  an  tịnh,  tôi  biết  tôi đang thư giãn‛.  Đó là hai câu con ưng ý nhất lúc ngồi nghỉ thư  giãn và có kết quả nhất. Đây là giai đoạn thứ ba, con tu tập buổi sáng.
4- Nếu tâm con không được tỉnh táo còn buồn  ngủ,  thiếu  sáng  suốt  thì  con lại  đi kinh hành và tu Chánh Niệm Tỉnh Giác Định câu hữu  với  Định Vô  Lậu,  thường  nhắc  tâm  buông xả  hết  không  có  gì  là  của  ta,  là  ta, các  pháp trên thế gian này là vô thường, vô ngã, vì vô thường,  vô  ngã  là  khổ  đau  và  tất  cả  các  pháp đều  trở  về  không,  không  còn  có  một  chút  xíu nào cả của ta.
Nếu con còn thấy buồn ngủ, không được tỉnh  táo  thì   con  dụng  ba  cách  để  đuổi  hôn trầm, thùy miên:
- Chạy lúp xúp tại chỗ.



- Đi tắm.

- Tập hít đất 10 lần đến 20 lần.

Đây  là  giai  đoạn thứ  tư mà  con đã  tu tập vào buổi sáng.
5- Sau khi được tỉnh thức hoàn toàn, con tiếp  tục tu  tập  ở  tư  thế  ngồi  kiết  già,  lưng thẳng,  tâm  gom  chặt  vào  hơi  thở,  không  có niệm khác xen vào, tức là tâm được an ổn trong hơi thở thì con dùng pháp hướng tâm bằng câu:
‚tâm   phải   bất   động   trước   các   pháp   thế gian, phải giống như tâm Phật, buông xả hết,  không  được  buồn,  vui,  yêu,  ghét,  sợ hãi, lo lắng v.v.. Tất cả các pháp trên thế gian này,  chẳng  có  gì là  ta,  của  ta,  nếu còn  thấy  là  ta,  của  ta  là  ta  còn  ngu  si,  vô minh, điên đảo, là tự trói buộc chặt mình vào  những  sợi  dây  sanh  tử  và  luân  hồi v.v..‛.
Kế  tiếp  con  lại  quán  xét  Tứ  Vô  Lượng Tâm, tư duy tìm  cái  tốt của người  khác  và  tìm cái  xấu  của  con, để  tăng  trưởng  lòng  thương yêu mọi người và dẹp bỏ những thói hư tật xấu của mình.
Con  luôn  luôn  tu  tập  nhìn  đời  bằng  đôi mắt nhân quả và cố gắng hàng phục tâm mình
  
trong  quả  khổ  ác  để  chuyển  nghiệp  báo  ác nghiệt  trong  con  cho  được  nhẹ  nhàng,  thoái mái và tâm hồn con được thanh  thản, an lạc.
Con thường  hay  sợ  rắn,  nên  thời  gian  tu tập Định Vô Lậu con thường như lý tác ý nhắc tâm: ‚Tâm đừng sợ rắn nữa, rắn không cắn người, rắn rất hiền lành, rắn rất đáng yêu thương,   ta   là  người  thiện  tu  theo  pháp Phật, ta không làm ác, không hại rắn và các  loài  vật  khác  và  ta  tin rằng:  không bao giờ  có  loài  ác thú  và  rắn  độc nào cắn hay giết hại ta,  ta  hãy bình tĩnh và không bao giờ  sợ  hãi  nữa’’. Đây  là  giai  đoạn tu tập thứ năm của con buổi sáng.
6- Con nhắc tâm như vậy vài lần rồi xả nghỉ, thư  giãn nhưng  con sợ  rơi  vào  vô  ký  nên thỉnh  thoảng  nhắc  tâm  thanh  thản,  vô  sự  các cơ buông  thõng  xuống  hết,  tâm  phải  thoải  mái dễ chịu và an lạc. Đây là giai đoạn thứ sáu của con tu tập thời khóa vào buổi sáng.
7- Khi  xả  xong  nghỉ  30’  con  tiếp  tục tu  5 hơi thở như chu kỳ trước đúng 30’. Đây là giai đoạn thứ 7 của thời tu buổi sáng.
Buổi sáng:

Từ 5’ đến 1giờ 30’



8- Đến đây là  5 giờ sáng, con lao tác quét sân và thỉnh thoảng con nhắc tâm: ‚Tôi quét sân  tôi  biết  tôi  đang quét  sân‛.  Đây  là  giai đoạn tu tập thứ 8 của con buổi sáng.
Sau  khi  lao  tác  xong, con tiếp  tục tu  lại giai đoạn một, bắt đầu từ:
Từ 7 - 8,30’ cho đến 10 giờ.

Từ  10 - 12 giờ  thọ  thực, đang ăn cơm con cũng  nhắc  tâm  tỉnh  thức  trong  khi  đang  ăn cơm:  ‚Tôi   ăn   cơm,  tôi   biết   tôi   đang   ăn cơm‛.
Từ 12, 30’ - 1, 30’ tịnh chỉ. Buổi chiều:
Từ  2 - 3,30’  chấp  tác,  lao  động  và  tu  tập
như trên đến 5 giờ.

Buổi tối:

Từ 7 - 8,30’ con tu  tập như các buổi ở trên,
đến 9 giờ tịnh chỉ (đi ngủ).

Kính   thưa  Thầy,  trong  thời  gian  tu  tập cũng  như  ngoài  thời  gian  tu  tập  của  con, đôi khi  con còn bị  thất niệm  quá nhiều, có lúc  con đi, con vẫn biết con đang đi, nhưng mắt nhìn quanh và ý xoay chỗ khác, hoặc con chìm trong làm và say xưa quên  mất  chánh  niệm  1’  có  khi
  
đến  3’.  Và  rất  thường  xảy  ra,  con  không  biết cách thức làm sao hàng phục cho tâm luôn luôn tỉnh thức đừng thất niệm, xin Thầy chỉ dạy cho con, con quyết tâm tu tập đến nơi đến chốn.
Có  lúc  con mệt  không  còn  giữ  được  sức tỉnh, tâm  tán loạn dẫn  đến sự  bất an, nếu  con không  ra ngoài  làm  việc  thì  thức  tỉnh  cao hơn và  tâm  con rất  an ổn  tưởng  chừng  như  không có điều gì lay chuyển tâm con được.
Sau  mỗi  thời  gian  tu  tập,  con  đều  hồi hướng cầu siêu cho mọi linh hồn người đã chết được siêu thăng Tịnh Độ và cầu an cho mọi người  trên  hành  tinh   được  tai  qua,  nạn  khỏi, bịnh tật,  tiêu  trừ  và  phát  nguyện  độ  tất  cả chúng sanh đều thành Phật đạo.
Cúi xin  Thầy theo thời khóa trên đây con tu tập có đúng hay sai xin Thầy mở lượng từ bi chỉnh lại  để con tiếp tục tu tập  có kết quả  làm chủ sự sống chết và luân hồi.
Đáp: Con thành lập thời khóa chưa rõ ràng, giờ  giấc  tu tập  chưa cụ  thể, tuy các pháp môn có thực hiện đúng như lời trong kinh Nguyên Thủy Phật đã dạy, nhưng tu quá sức, vì còn phải sống hòa hợp với mọi người. Chính  vì con quá nôn nóng tu mau giải thoát, khi nghiệp lực của con như một khối đá  ngàn ký lô mà sức



con chỉ  có  nâng  được  một  ký  lô  mà  muốn mau thì làm  sao được.  Tu  tập  con  phải  biết  đặc tướng  của  con,  tức  là  phải  biết  sức  lực  của mình,  tu  vừa  với  sức  của  con thì có  kết  quả ngay  liền,  con nên  nhớ  lời  Phật  dạy:  ‚Pháp của  Ta  không  có  thời  gian,  tu  là  có  kết quả liền‛.
Thầy  sẽ  thành  lập  một  thời  khóa  cơ bản để  con nương theo  đó  và  tùy  lượng sức  của con mà  thay  đổi  cho phù  hợp,  để  sự  tu  hành  thu ngắn thời gian không phí mất vô ích. Dưới đây là thời khóa tu tập chung chung con cần phải sửa đổi sao cho tu tập tốt.
THỜI KHOÁ TU TẬP

• SÁNG: 7:00 – 7:30

Thở đều 5 hơi thở, hơi thở phải bình thường, trong tư thế ngồi kiết già lưng thẳng, tâm chú ý hơi thở rất kỹ, theo dõi từng hơi thở một  không  để  mất  hơi  thở,  tức  là  thất  niệm, xong  5  hơi  thở  đứng  dậy  đi  kinh hành,  đếm mỗi bước đi từ 1 đến 20 bước, giữ tâm biết từng bước đi kinh hành rất rõ ràng.
Trước  khi thở  đều  5 hơi  thở,  phải  như  lý tác  ý  hướng  tâm  nhắc,  ‚Tâm  phải  chú  ý  rất kỹ từng hơi thở một, không được xao lãng’’



hoặc ‚Tâm phải bám chặt hơi thở, không được  lơi  lỏng‛.  Con  nên  nhớ  kỹ  trong  thời gian  chỉ  tu  5 hơi  thở  mà  thôi,  không  tu  nhiều hơn,  khi mới  bắt  đầu  tu  tập  lần  đầu  tiên.  Sau khi nhiếp  tâm  trong  5 hơi  thở  xong thì đứng dậy đi kinh hành.
Trước  khi đi  kinh  hành  cũng  phải  như  lý tác ý hướng tâm: ‚Tôi  đi kinh hành,  tôi biết tôi  đang đi kinh hành’’,  trong  20 bước  con nên hướng tâm bốn lần, mỗi lần 5 bước.
Liên  tục  thay  đổi  hai  tư  thế  ngồi  kiết  già và đi kinh hành, hơi thở và bước đi tu tập đúng
30’, tức là đúng 7,30’ xả nghỉ.

• TỪ: 7h30 – 8h30

Sau  khi  tu tập  30’  xong,  liền  xả  nghỉ  thư giãn, ngồi chơi trong tư thế thường, nhưng lại thường  thỉnh  thoảng  nhắc  tâm:  ‚Tâm   phải thư  giãn,  nghỉ  ngơi,  vô  sự  thanh thản  và an  lạc,  tâm  không  được  nghĩ  ngợi  lung tung,  thân  và  các  cơ buông  thõng  xuống, tự nhiên không được gồng hay gò bó, hai chân  phải  buông  thõng ra, tự  nhiên  thoái mái, dễ chịu’’.
Nhắc xong câu pháp hướng này thì thân tâm  phải  buông  thõng  nhẹ  nhàng  và  tự  nhiên.
  
Kế  tiếp  thỉnh  thoảng,  con nên  nhắc  câu  này nữa:  ‚Cảm  giác  toàn  thân  an lạc  tôi  biết tôi   đang thư  giãn‛,   hoặc   câu   ‚Cảm   giác toàn   tâm   an   lạc,   tôi   biết   tôi   đang   thư giãn‛.
Sau  khi   thư giãn  nghỉ  ngơi  đúng  30’  con
lại tiếp tục tu Chánh Niệm Tỉnh Giác Định.

• TƯ:Ø 8:00 – 8:30

Đi  kinh hành  tu  tập  Chánh  Niệm  Tỉnh Giác câu hữu Tứ Vô Lượng Tâm. Vừa đi vừa chú ý  bước  chân vừa nhắc:  ‚Tôi  đi kinh hành  tôi biết tôi phải giữ gìn tránh không cho giậm đạp lên chúng sanh‛ rồi đếm bước đi từ 1 cho đến  20 bước,  đúng  20 bước  dừng  lại,  ngồi  nghỉ xả  hơi  2’.  Khi   xả  nghỉ  2’  xong,   liền  đứng  lên tiếp tục đi kinh hành trở lại và nhắc tâm: ‚Tôi đi   kinh  hành  tôi  biết  tôi  đang   đi   kinh hành‛  hoặc  ‚Tôi  đi kinh hành  tôi  biết  tôi giữ  gìn không  giậm  đạp  lên  chúng  sanh’’, hướng tâm như vậy, rồi tiếp tục đếm bước đi từ
1 cho đến  20 bước  rồi  xả  nghỉ,  khi ngồi  nghỉ
đúng  2’  rồi  lại  tiếp  tục  đi  kinh hành  như  trên và cứ thế, vừa đi vừa nghỉ cho đến đúng 30’ mới xả nghỉ.
  
• TỪ: 8:30 – 9:00

Khi xả  nghỉ,  ngồi  chơi  hoặc  nhổ  cỏ  hoặc may vá. Tâm có vọng tưởng hay không vọng tưởng  cũng  tốt,  đừng  nên  lúc  nào  cũng  ức  chế tâm  không  cho vọng  tưởng  xen  vào  là  không tốt  phải  để  tâm  tự  nhiên  của  nó,  đừng  bắt  ép nó thái quá, muốn mau mà thành chậm. Nhớ không  được  tập  trung  quá  nhiều  mà  sanh  ra mỏi  mệt  lười  biếng,  hôn  trầm,  buồn  ngủ,  thân lờ đờ uể oải, tâm thẫn thờ, khó chịu. Đó là tu quá sức thành ra tu sai.
Tu vừa  với  sức  mình  là  tu  đúng  pháp,  tu tốt. Tu ít quá, thừa sức làm mất thì giờ phí uổng;  tu  nhiều  quá  thì căng  thẳng  thân  tâm, sanh ra bệnh tật không tốt.
Ví   như   người   lên   dây   đờn,   chùng   thì không thành tiếng, căng quá thẳng thì đứt dây, chỉ  có  lên  dây  vừa  là  phát  âm  tiếng  tốt  đúng nhịp. Cho nên, thời gian xả nghỉ phải để tự nhiên như người chưa bao giờ tu.
• TỪ: 9:00 – 9:30

Sau khi xả  nghỉ  tâm  được  tỉnh  thức  hoàn toàn mới nên tiếp tục tu tập Định Vô Lậu, ngồi kiết già, lưng thẳng dùng pháp hướng tu tập Tứ Bất  Hoại  Tịnh: ‚Tâm  phải  bất  động  trước
  
các  pháp  thế  gian,  phải  giống  như   tâm Phật, phải buông xả hết không được buồn, vui, yêu, ghét, giận, hờn, thù, oán, ham muốn và sợ hãi v.v.. Tất cả các pháp trên thế gian này chẳng có gì là ta,  của ta,  nếu ta  còn  thấy  là  ta,  là  của  ta,  là  ta  còn  vô minh,  điên  đảo,  ngu  si,  là  ta  đã  tự  buộc chặt  ta  vào  những  sợi  dây  sanh  tử  luân hồi và khổ đau muôn kiếp‛.
Kế  tiếp  quán  xét  Tứ  Vô  Lượng  Tâm,  tìm cái  tốt  của  mọi  người  và  quan sát  các  tật  xấu, thói  hư  của  mình  để  cố  gắng  khắc  phục  sửa chữa. Sau khi quán xong, kế tiếp ta dùng pháp hướng nhắc tâm như lý tác ý: ‚Tất cả mọi người  ai ai cũng  đều  là  những  người  tốt, không  có  ai là  người  xấu  cả,  họ  thường giúp ta mọi mặt, lúc nghịch duyên cũng có lúc  thuận  duyên,  để  ta  tùy  theo  các  pháp mà lập đức hạnh nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng và nhờ đó  tâm ta  mới được giải thoát  ra khỏi  biển  đời  đầy cay đắng, khắc nghiệt và đau khổ này. Ta luôn luôn phải nhớ ơn của mọi người, ơn nghĩa ấy rất sâu dầy,  nhờ  có  các  duyên  thuận,  nghịch  của họ  ta  mới  thấy tâm  hồn  mình thanh thản, an lạc và vô sự. Cho nên, ta không có cớ gì



oán  giận,  thù  ghét  họ.  Đời  ta  được  giải thoát như  thế này thì ta  hãy xem họ là ân nhân  tốt  nhất  trong đời  sống tu  hành của
ta‛.

Kế tiếp, con phải tu tập nhìn  đời bằng đôi mắt  nhân  quả  và  tư  duy,  suy nghĩ  cách  thức nào để hàng phục những hành động thân, miệng, ý ác của mình  để hằng ngày chuyển hóa những hành động ác, để trở thành những hành động thiện. Và nhờ biết chuyển hóa như vậy, nên chuyển hóa được nghiệp báo khổ đau, bệnh tật, tai nạn và chuyển hóa cả nghiệp báo luân hồi sanh tử được nhẹ nhàng và thoái mái.
Nếu  tâm  ta  thường  hay  sợ  ma,  sợ  bóng đêm,  sợ  rắn,  chuột,  đỉa  và  các  loài  vật  khác nữa, thì trong thời gian tu tập Định Vô Lậu  ta nên quan sát các loài  vật đều  hiền lành không có loài vật nào hung ác, chúng cắn ta chỉ vì bảo vệ  sự  sống  của  chúng  mà  thôi,  khi bị  tấn công hoặc bị giậm đạp lên chúng, chúng đau đớn mà phản  ứng  bảo  tồn  sự  sống  nên  mới  cắn  chúng ta.   Tùy   theo   nhân   quả   và   nghiệp   báo   của chúng, nên chúng mới có những hình dạng và màu  sắc  hoa đốm  khiến  cho chúng  ta  thấy  có loài  vật không sợ  nhưng  có loài lại thấy rất  sợ hãi.  Muốn  không  sợ  hãi,  ta  nên  dùng  pháp



hướng  như  lý  tác  ý:  ‚Tâm  đừng  nên  sợ  rắn, rắn không cắn hại người hiền đâu, ta là người hiền tu theo đạo Phật, ta không làm ác, làm hại, làm khổ đau chúng sanh, thì quyết chắc không bao giờ có ác thú và rắn độc hại ta được, ta hãy bình tĩnh và không bao giờ sợ nữa‛.
Nếu tâm thường sợ ma và bóng đêm thì ta nên  nhắc:  ‚Đức  Phật  đã  dạy  thế  giới  siêu hình không có, tức là không có linh hồn người   chết,   mà   đã   không   có   linh  hồn người chết thì ma là cái gì? Ta  quyết định không  sợ  ma,  vậy  không  có  ma,  ma  chỉ  là một bóng dáng tưởng tượng của người còn mê tín lạc hậu mà thôi. Từ đây, tâm ta không  được  sợ  ma  nữa,  phải  dạn  dĩ, can đảm và chẳng hề sợ gì cả’’.
Kế tiếp, ta tu tập dùng pháp hướng như lý tác ý để diệt ngã, xả tâm chấp ngãõ: ‚Thực phẩm là món ăn bất tịnh, uế trược, ta phải chừa  tánh  ưa thích ăn  ngon‛, và  ta  tác  ý câu khác nữa: ‚Thân, thọ, tâm và các pháp này  đều  là  do duyên  hợp,  không  có  cái  gì là  ta,  là  của ta,  là  bản  ngã  của ta,  nên  từ
đây  về  sau,  ta  không  được  chấp  ngã,  coi
trọng ngã, yêu quí ngã, lo lắng cho ngã‛.

Ngã là một trong nhiều duyên của nhân quả, của các  pháp hợp  lại  thành thân ngũ  uẩn, nó tiếp xúc các trần tạo thành một thế giới khổ đau trong  đó  chẳng  có  gì là  của  ta,  là  ngã  của ta hết. Ta phải thông suốt hiểu biết đó là một khối  đau khổ  hay gọi là  thế  giới  khổ  đau đang mở ra, biết rõ như vậy, ta phải xa lìa nó, từ bỏ nó, viễn ly nó.
• TỪ: 9:30 – 10:00

Tu  Định  Niệm   Hơi   Thở   câu   hữu   pháp hướng  như  lý  tác  ý  về  vô  lậu.  Trước  tiên,  ta phải  ngồi  kiết  già,  lưng  thẳng,  sau khi thân tâm đã  an ổn, rồi dùng pháp hướng tâm như lý tác   ý:   ‚Sáu   thức   phải   bám   chặt   vào   tụ điểm,   biết  hơi   thở   ra,  vô   cho  rõ   ràng‛. Hướng tâm  xong, rồi  hít một  hơi thở dài chậm chậm để gom tâm, kế tiếp thở hơi thở bình thường  khoảng độ  5 hơi  thở, rồi lại  hướng tâm một lần: ‚Tôi  thở,  tôi biết  tôi đang thở‛, khi hướng  tâm  lại  tiếp  tục  thở  5 hơi  thở  nữa.  Sau khi thở  5 hơi  thở  xong, thấy  thân  tâm  an lạc thì theo  pháp  hướng  tâm  như  lý  tác  ý  nhắc tâm: ‚Quán ly tham tôi biết tôi đang hít vô, quán ly tham tôi  biết  tôi  đang thở ra’’, tiếp



tục  lại  thở  5  hơi  thở  nữa,  rồi  lại  hướng  tâm nhắc: ‚Quán  ly sân  tôi  biết  tôi  đang hít vô, quán   ly  sân   tôi   biết   tôi   đang  thở   ra’’. Hướng  tâm  xong câu  này,  ta  lại  tiếp  tục  thở  5 hơi thở nữa, rồi lại hướng tâm nhắc: ‚Quán  từ bỏ  tâm  si  tôi  biết  tôi  hít vô,  quán  từ  bỏ tâm  si tôi  biết  tôi  thở  ra’’,  kế  tiếp  lại  thở  5 hơi  thở nữa, rồi lại  hướng tâm  nhắc như trước:
‚Quán  từ  bỏ  ngã  mạn  tôi  biết  tôi  hít vô, quán từ bỏ ngã mạn tôi biết tôi thở ra’’, lại tiếp  tục  thở  5 hơi  thở  nữa,  rồi  lại  hướng  tâm như lý tác ý nhắc tâm như trên: ‚Quán từ bỏ tâm nghi tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ tâm nghi tôi  biết  tôi  thở  ra‛, tiếp tục ta lại thở 5 hơi thở nữa, rồi lại cũng nhắc tâm như: ‚Quán từ  bỏ  ái kiết  sử tôi  biết  tôi  hít vô,  quán  tử bỏ  ái  kiết  sử  tôi  biết  tôi  thở  ra‛, rồi lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa, rồi hướng tâm như trên:
‚Quán  từ  bỏ  sân  kiết  sử  tôi  biết  tôi  hít vô, quán từ bỏ  sân  kiết  sử  tôi  biết  tôi  thở  ra’’, rồi lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa và hướng tâm nhắc  như  trên:  ‚Quán  từ  bỏ  thân  kiến  kiết sử tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ thân kiến kiết  sử  tôi  biết  tôi  thở  ra’’,  rồi  lại  tiếp  tục thở 5 hơi thở nữa và hướng tâm:  ‚Quán  từ  bỏ nghi  kiết sử tôi  biết tôi hít vô, Quán  từ  bỏ
  
nghi kiết  sử  tôi  biết  tôi  thở  ra’’, rồi lại tiếp tục  thở  5 hơi  thở  nữa  và  hướng  tâm  như trên:
‚Quán  từ  bỏ mạn kiết  sử tôi biết tôi hít vô, quán  từ  bỏ  mạn  kiết  sử  tôi  biết  tôi  thở  ra’’ rồi lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa và cũng hướng tâm như trên: ‚Quán từ bỏ hữu tham kiết sử tôi  biết  tôi  hít vô,  quán  từ  bỏ  hữu  tham kiết sử tôi biết tôi thở ra’’ rồi lại tiếp tục thở
5 hơi  thở  nữa  và  hướng  tâm  như  trên:  “Quán từ bỏ vô minh kiết sử tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ vô minh kiết sử tôi biết tôi thở ra’’, rồi lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa và  hướng tâm  như trên:  ‚Thân  này  không  phải  là  ta, tôi  biết  tôi  hít vô,  thân  này không phải  là ta, tôi  biết  tôi  thở  ra’’,  rồi  lại  tiếp  tục  thở  5 hơi thở nữa và nhắc tâm như trên: ‚Thân  này không phải của ta,  tôi biết tôi hít vô, thân này  không  phải  của ta, tôi  biết tôi  thở ra’’, rồi lại tiếp tục thở 5 hơi thở nữa và hướng tâm như trên: ‚Thân này không phải là tự ngã của  ta,  tôi  biết  tôi  hít vô,  thân  này  không phải là tự ngã của ta,  tôi biết tôi thở ra‛.
Sau khi dùng  pháp  hướng  về  thân  xong, thì chúng  ta lại  tiếp  tục  dùng pháp  hướng như lý  tác  ý  về thọ, khi hướng tâm  về  thọ  xong, ta dùng pháp hướng về tâm, khi dùng pháp hướng



về tâm xong, ta dùng pháp hướng về các pháp, nhưng có điều ta nên nhớ: lúc nào ta cũng phải nương theo  hơi  thở  khéo  tác  ý  như vậy,  thì sự lợi ích và kết quả rất lớn cho hành giả.
Khi tu  Định  Niệm  Hơi  Thở  và  câu  hữu pháp hướng vô lậu về thân, thọ, tâm, pháp như trên đã  xong, ta lại  tiếp  tục  tu  tập  Định Niệm Hơi  Thở  và  câu  hữu  pháp  hướng  vô  lậu  thân, thọ,  tâm,  pháp  như  sau: ‚Thân  này  bất  tịnh tôi  biết  tôi  hít vô,  thân  này  bất  tịnh  tôi biết tôi thở ra’’, rồi lại thở 5 hơi thở và hướng tâm như trên: ‚Thân này vô thường tôi biết tôi  hít vô,  thân  này  vô  thường  tôi  biết  tôi thở ra’’, rồi lại tiếp tục tu tập 5 hơi thở nữa và lại  hướng tâm  như trên:  “Có thân là  khổ,  tôi biết  tôi  hít vô,  có  thân  là  khổ,  tôi  biết  tôi thở  ra’’,  rồi  lại  tiếp  tục  tu  tập  thở  5 hơi  thở nữa  và  hướng  tâm  như  trên:  ‚Thân  này  vô ngã, tôi biết tôi hít vô, thân này vô ngã, tôi biết tôi thở ra’’.
Sau khi tu tập Định Niệm Hơi Thở và câu hữu  pháp  hướng vô lậu  về  thân xong, chúng ta lại  tiếp  tục  tu  tập  như  trên,  nhưng  thay  vào thân bằng thọ, tâm và pháp. Trong thời gian tu tập, chúng ta đều phải nương theo hơi thở và khéo  léo,  thiện  xảo  như  lý  tác  ý  như  vậy  thì



chúng ta sẽ thấy kết quả thân tâm an lạc vô cùng.
Cuối  cùng  nên  nhớ  kỹ,  cứ  cách  5 hơi  thở thì phải  hướng  tâm  nhắc  một  lần:  ‚Cảm  giác toàn thân an lạc, tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn  thân  an lạc  tôi  biết,  tôi  thở  ra’’, rồi  lại  tiếp  tục tu  5 hơi  thở  nữa và  hướng tâm:
‚Cảm  giác  toàn  tâm  an tịnh  tôi biết tôi  hít vô,  cảm  giác  toàn  tâm  an  tịnh tôi  biết  tôi thở ra’’, rồi lại thở tiếp 5 hơi thở nữa và hướng tâm nhắc: ‚Tâm  như cục  đất  tôi  biết  tôi  hít vô, tâm như cục đất tôi biết tôi thở ra’’.
• TỪ: 10:00 – 12:00 (thọ thực)

• TỪ: 12:00 – 2:00 (tịnh chỉ)

--o0o--

BUỔI CHIỀU:

Từ  2h00  –  2h30  (Định Niệm  Hơi  Thở  tu tập theo thời khóa như lúc 7,00 - 7,30).
Từ  2h30 –  3h00 (xả  nghỉ  thư  giãn  tu  tập đúng như lúc 7,30 - 8,00).
Từ 3h00 – 3h30 (đi kinh hành tu tập đúng như lúc 8h00 – 8h30).
Từ 3:30 – 4:00 (xả nghỉ ngồi chơi và tu tập đúng như lúc 8:30 – 9:00).



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!