Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT - TẬP 3 -5

TẦM3 TỨ4
Câu hỏi của Diệu Tâm
Hỏi:Xin Thầy giảng rõ thêm tầm, tứ.
Cách diệt tầm tứ?
Đáp: Tầm là suy tư, suy nghĩ; tứ là ý tứ,
tác ý ra. Tầm tứ có hai loại:
1- Tầm tứ ác.
2- Tầm tứ thiện.
Muốn diệt tầm tứ, ta phải diệt tầm tứ ác
trước.
1- Diệt tầm tứ ác, ta phải tu tập phòng hộ
sáu căn, thiểu dục tri túc, ăn ngủ không được
phi thời, tu Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, tu
Định Vô Lậu (ly dục ly ác pháp). Tu tập Tứ
3
Tầm là sự suy tư nghĩ ngợi một điều gì
4
Tứ là tác ý, khởi niệm Chánh Cần ngăn ác, diệt ác pháp, sanh thiện,
tăng trưởng thiện pháp.
2- Diệt tầm tứ thiện, ta phải tu Định
Niệm Hơi Thở, định diệt tầm giữ tứ, tu tập
pháp hướng tâm, tu tập định diệt tứ.
Tóm lại, tầm tứ là sự tác ý và sự tư duy,
suy nghĩ của ý thức. Con nên đọc thêm bài
kinh Song Tầm và An Trú Tầm, thì mới rõ
nghĩa tầm tứ một cách cụ thể hơn, mà đức Phật
đã chỉ dạy một cách tường tận trên bước đường
hành thiền theo Phật giáo. Chính Ngài cũng
nhờ sự tu tập này mà thành Chánh giác.
Muốn diệt tầm tứ, chỉ có Tứ Thần Túc thì
diệt tầm tứ rất dễ dàng, ngoài Tứ Thần Túc
diệt tầm tứ rất khó khăn.
“Chư Tỳ Kheo, trước khi Ta giác ngộ,
khi chưa thành Chánh Giác và còn là Bồ
Tát, Ta suy nghĩ như sau: “Ta sống suy tư
và chia hai suy tầm. Chư Tỳ Kheo, phàm
có dục tầm nào, (Dục tầm là lòng ham
muốn khởi lên trong ta, bất cứ một sự ham
muốn điều gì đều là dục tầm)”.
Ví dụ: Chúng ta đang tu tập giữ gìn tâ m
không phóng dật, thì bỗng dưng khởi niệm
thần thông, nếu tu tập có thần thông mình sẽ phóng hào quang hoặc tịnh chỉ hơi thở cho
phóng viên báo chí, truyền thanh, truyền hình
biết, để loan tin thì chắc chắn người ta sẽ theo
đạo Phật nhiều và như vậy chúng ta sẽ chấn
hưng Phật giáo rất nhanh. Những niệm khởi
như vậy gọi là dục tầm. Sân tầm nào, (Sân tầm
là lòng tức giận khởi lên trong ta), hại tầm
nào, (Hại tầm là lòng nham hiểm, độc ác khởi
lên tìm cách này cách nọ để nói xấu người
khác, hoặc tìm mưu cách hãm hại khiến cho
người khác đau khổ, khiến cho người khác mất
uy tín, khiến cho tín đồ không còn theo tu tập,

khiến cho người khác mất nghề nghiệp đói khổ
v.v..).
“Ta phân thành phần thứ nhất; phàm
có ly dục tầm nào (ly dục tầm là lìa lòng
ham muốn), vô sân tầm nào (vô sân tầm là
tâm không còn giận hờn), vô hại tầm nào
(vô hại tầm nào là tâm không còn mưu đồ
tính toán hại người, nói xấu người) Ta
phân làm phần thứ hai. Chư Tỳ Kheo, rồi
Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm tinh
cần. Khi dục tầm khởi lên, Ta tuệ tri: “Dục
tầm này khởi lên nơi Ta và dục tầm này
đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa
đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết Bàn. Chư
Tỳ Kheo khi Ta suy tư: “Dục tầm này đưa
đến tự hại”, dục tầm này được biến mất.
Chư Tỳ Kheo khi Ta suy tư: “Dục tầm đưa
đến hại người”, dục tầm được biến mất.
Chư Tỳ Kheo khi Ta suy tư: “Dục tầm đưa
đến hại cả hai”, dục tầm được biến mất.
Chư Tỳ Kheo khi Ta suy tư: “Dục tầm diệt
trí tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa
đến Niết Bàn”, dục tầm được biến mất.
Chư Tỳ Kheo, như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ,
xả ly và đoạn tận dục tầm, sân tầm, hại
tầm”.
Qua đoạn kinh này chúng ta xét thấy một
phương pháp tu thiền định rất thực tế của đạo
Phật. Ở đây, chúng ta không thấy đức Phật dạy
ngồi thiền, nhiếp tâm bằng cách này, cách
khác mà chỉ dạy chúng ta cách thức tư duy, suy
nghĩ về lòng ham muốn của mình, xem coi lòng
ham muốn của mình có còn ham muốn cái gì
không. Nếu còn thì Đức Phật gọi là “Dục Tầm”,
nếu thấy lòng mình không còn có ham muốn
thì đức Phật gọi đó là “Ly Dục Tầm”, nếu
chúng ta còn dục tầm thì đức Phật dạy chúng
ta quán xét dục tầm, dục tầm sẽ đưa đến tự hại
ta, hại người và hại cả hai. Bởi vì còn dục tầm sẽ làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả
chúng sanh, do hiểu biết như vậy ta liền xa lìa
dục tầm, nhờ có xa lìa dục tầm ta mới thấy
được tâm thanh thản, an lạc và vô sự; tâm
thanh thản, an lạc và vô sự là tâm ly dục ly ác
pháp; tâm ly dục ly ác pháp là tâm nhập Sơ
Thiền; tâm nhập Sơ Thiền là tâm lìa tham,
sân, si; tâm lìa tham sân, si là tâm thanh tịnh;
tâm thanh tịnh ấy là thiền định của đạo Phật.
Như vậy, bài Kinh Song Tầm là bài kinh
dạy chúng ta tu thiền định của đạo Phật.
Chúng ta nên đọc thêm một bài kinh nữa,
đó là bài kinh An Trú Tầm. Bài kinh Song
Tầm đức Phật dạy chúng ta lựa chọn tầm
thiện, loại trừ tầm ác ra khỏi tâ m.
Qua bài kinh này, chúng ta đã biết cách
lựa chọn tầm thiện, nhưng chưa biết cách sống
trong tầm thiện, vì thế đến bài kinh An Trú
Tầm, đức Phật dạy chúng ta cách thức tu tập
để được an trú trong tầm thiện, đó là một
phương pháp rất đặc biệt của Phật giáo trong
việc nhập định, mà không có một giáo pháp
nào của ngoại đạo có được. “Chư Tỳ Kheo, Tỳ Kheo muốn thực
hiện tu tăng thượng tâm cần phải thường
thường tác ý năm tướng. Thế nào là năm?
Tỳ Kheo y cứ tướng nào, tác ý tướng
nào, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục,
liên hệ đến sân, liên hệ đến si sanh khởi,
thời này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ấy cần phải
tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện
không phải tướng kia. Nhờ tác ý một
tướng khác liên hệ đến thiện, không phải
tướng kia, thì các ác bất thiện tầm liên hệ
đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si
được diệt trừ, đi đến diệt vong. Chính nhờ
diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an
tịnh, nhất tâm định tỉnh”. Đây là phương
pháp thứ nhất mà Đức Phật dạy: Khi trong
thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta có ác pháp
xâm chiếm, thì phải tác ý một tướng khác
tướng ác đó, tức là một tướng thiện, tướng
thiện là một tướng đi ngược lại với tướng ác đó.
Nhờ có tác ý một tướng thiện đối trị lại tướng
ác đó, nên tướng ác đó bị đoạn trừ và tiêu diệt,
lúc bây giờ tâm chúng ta mới đẩy lùi chướng
ngại pháp, tức là ngăn ác, diệt ác pháp để tâm
được an trú trong tầm thiện, để được an trú, an
tịnh, nhất tâm, định tỉnh tức là nhập định. “Chư Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo ấy tác ý
một tướng khác với tướng kia, liên hệ đến
thiện mà các ác bất thiện tầm liên hệ đến
dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn
khởi lên. Thời này chư Tỳ Kheo, Tỳ Kheo
ấy cần phải quan sát các nguy hiểm của
những tầm ấy: “Đây là những tầm bất
thiện, đây là những tầm có tội, đây là
những tầm có khổ báo. Nhờ quan sát các
nguy hiểm của những tầm ấy, các ác bất
thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân,
liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt
vong. Chính nhờ diệt trừ chún g, nội tâm
được an trú an tịnh, nhất tâm định tỉnh”.
Đây là phương pháp thứ hai, dùng quán tư
duy để ngăn ác diệt ác pháp, để tâm được an
trú trong tầm thiện, tức là an trú trong định.
Một người tu thiền định để tìm sự giải thoát,
thì không thể thiếu phương pháp tu tập này
được.
“Chư Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo ấy trong
khi quán sát các nguy hiểm của những
tầm ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến
dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn
còn khởi lên, thời này chư Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ấy cần phải không ức niệm, không
tác ý những tầm ấy. Nhờ không ức niệm,
không tác ý các tầm ấy, các ác bất thiện
tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên
hệ đến si được diệt trừ, đi đến diệt vong.
Nhờ chính diệt trừ chúng, nội tâm được
an trú, an tịnh, nhất tâm, định tỉnh”.
Đây là phương pháp thứ ba, để an trú
trong tầm thiện, tức là ngăn ác diệt ác pháp,
để tâm ly dục ly ác pháp nhập bất động tâm
(Sơ thiền), do ly dục tầm mới được tầm tứ
thiện, mới được nhất tâm, định tỉnh. Phương
pháp tu tập này cũng giống như người không
muốn nhìn thấy các sắc pháp nên nhắm mắt
hoặc nhìn chỗ khác.
“Chư Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo ấy trong
khi không ức niệm, không tác ý các tầm
ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục,
lên hệ sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên.
Chư Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo ấy cần phải tác ý
đến hành tướng các tầm và sự an trú các
tầm. Nhờ tác ý đến hành tướng các tầm và
sự an trú các tầm ấy, các ác bất thiện tầm
liên hệ đến dục, đến sân, đến si được an
trú, an tịnh, nhất tâm, định tỉnh”. Đây là phương pháp thứ tư, để an trú
trong tầm thiện bằng cách tác ý các hành
trong thân và giảm các hành dần để đi đến an
trú, an tịnh, nhất tâm, định tỉnh, nhờ có an
trú, an tịnh, nhất tâm, định tỉnh thì tâm mới
không phóng dật, tâm không phóng dật thì
tâm mới ly dục, ly ác pháp dễ dàng. Phương
pháp ngăn ác diệt ác pháp này, tu tập có hiệu
quả hay không, là do đặc tướng của mỗi hành
giả.
Pháp này được xem là pháp môn tu tập
trong Thân Hành Niệm để an trú tầm thiện và
rất có hiệu quả khi một người có nhiệt tâm tu
hành.
“Chư Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo ấy trong
khi tác ý đến hành tướng các tầm và sự an
trú các tầm, các ác bất thiện tầm liên hệ
đến dục, đến sân, đến si vẫn khởi lên, thời
chư Tỳ Kheo, Tỳ Kheo phải nghiến răng,
dán chặt lưỡi lên nóc họng. Lấy tâm chế
ngự tâm, nhiếp phục tâm đánh bại tâm.
Nhờ nghiến răng dán chặt lưỡi lên nóc
họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục
tâm đánh bại tâm, các ác bất thiện tầm
liên hệ đến dục, liên hệ đến sân và si được
trừ diệt, đi đến diệt vong”. Đây là phương pháp thứ năm, của pháp an
trú tầm thiện cũng là phương pháp cuối cùng
trong khi chiến đấu với các ác bất thiện pháp.
Phương pháp này chúng tôi thường gọi là
niệm lực hay là pháp gom tâm vào tụ điểm để
nhẫn nhục trước các ác bất thiện pháp, để diệt
trừ tâm loạn động, để diệt trừ tâm si mê ham
ngủ nghỉ (hôn trầm thùy miên vô ký), để diệ t
trừ tâm tham dục, để diệt trừ tâm đang tức
giận, để diệt trừ tâm đang khi thân bị bệnh
khổ, v.v.. Phương pháp này là phương pháp
chống trả lại các ác pháp rất mãnh liệt để tận
diệt cho bằng được các ác bất thiện phá p.
Tóm lại, trong năm phương pháp tu tập để
an trú tầm thiện, đức Phật đã trao cho chúng
ta tất cả kinh nghiệm tu hành để đưa đến chỗ
tâm không phóng dật.
Năm phương pháp an trú tầm là năm
phương pháp dùng để ngăn ác diệ t ác pháp
tuyệt vời, mà một người tu tập phải luôn luôn
sống với pháp môn này như hơi thở mà chúng
ta đang thở, nếu hơi thở dừng thì chúng ta ra
người thiên cổ, còn pháp môn này rời khỏi
chúng ta thì chúng ta sống trong hỏa ngục cũng
như người chết chưa chôn
Trên đường về xứ Phật, đức Phật đã trang
bị cho chúng ta đủ mọi thứ cần thiết để vượt
qua những đoạn đường gian nan khốn khổ và
nguy hiểm, nếu chúng ta bền chí, kiên cường,
dũng cảm thì chắc chắn sẽ đến nơi, đến chốn
an toàn.

BỒ TÁT QUAN ÂM DO TƯỞNG
SAO CĨ SỰ LINH THIÊNG?
Câu hỏi của Diệu Tâm
Hỏi:Kính thưa Thầy! Bồ Tát Quan Thế
Âm do tưởng mà có, nhưng cũng có sự linh
thiêng và cứu độ? Xin Thầy giả ng cho chúng
con được hiểu.
Đáp: Chính vì người ta thấy những bóng
ma phảng phất, những sự linh thiêng của
những nhân vật tưởng tượng nên thế giới siêu
hình mới có. Không ai giải thích được những
hiện tượng kỳ lạ đó, do đâu mà có, khoa học
cũng đành bó tay. Chỉ có những người nhập
được chánh định, vượt qua cảnh giới hữu sắc và vô sắc tức là vượt qua các loại định tưởng thì
mới thấy được thế giới siêu hình rõ ràng và sự
linh thiêng đó do đâu mà có.
Thân chúng ta gồm năm ấm: sắc, thọ,
tưởng, hành, thức.
- Sắc là thế giới hữu hình.
- Tưởng là thế giới vô hình.
Người ta hiểu tưởng là do sự tưởng tượng.
Tưởng ở đây không phải là tưởng tượng, là
tưởng ấm cũng như sắc ấm vậy, chứ không phải
sự tưởng tượng. Sắc ấm có cảnh giới của sắc ấm
như: nhà cửa, cây cỏ, vạn vật, cầm thú, vạn
hữu, v.v.. thì cảnh giới tưởng ấm cũng vậy nó
chỉ khác là vô sắc. Vì nó là hình ảnh bóng
dáng theo khuôn mẫu của thế giới sắc ấm (hữu
hình), nó cũng giống như cây cổ thụ kia, hình
và bóng của nó. Cây là thế giới hữu hình, còn
bóng của nó là thế giới siêu hình, cho nên cây
không có thì bóng cũng khô ng có. Vì thế, thân
người mất thì linh hồn người cũng không còn.
Cảnh giới hữu hình và siêu hình của một
người nó theo nhau như hình với bóng. Phước
đến thì nó hiện ra giải nạn do một niềm tin ở
vị Thần, Thánh nào đó, ngược lại người đó không tin Thần, Thánh thì nó khiến người đó
lỡ tàu, lỡ xe để thoát nạn.
Đồng thời mọi người cùng thấy ở một góc
độ nào đó, thì đó là do cộng nghiệp và do lòng
tin, nhưng nó còn tùy ở tưởng ấm hoạt động
giao cảm mạnh hay yếu.
Người tu tập thiền định, trạng thái tưởng
xuất hiện kỳ lạ, nếu không có thiện hữu tri
thức thì không thể nào ngồi yên nổi để tu.
Trường hợp đó người tu nào cũng đều cho đó là
thế giới oan hồn đến phá. Thấy một tảng đá,
hoặc một người ngồi giữa đường, người lái xe
lạc tay lái, gây tai nạn, đó là nghiệp ác đến,
tưởng ấm xuất hiện ra. Một người té xuống
sông, có cảm giác như có người lôi họ xuống
nước, đó là nghiệp ác lôi họ xuống, nhờ tạo
thiện nên có người cứu thoát họ.
Luật nhân quả nghiệp báo sử dụng sắc ấm
và tưởng ấm rất là vi diệu mà loài người không
thể lường được.
Hàng ngày, một người không tu tập và
không trau dồi thân tâm bằng thiện pháp,
nhân quả nghiệp báo sai sắc ấm của họ làm
những điều tội ác mà họ không hề hay biết,
đến khi tội khổ thì họ lại than trời trách đất,
đi cầu khẩn Thần, Thánh gia hộ. Còn nhân quả nghiệp báo sai tưởng ấm
của họ gây tai họa hoặc cứu họ thoát chết thì
họ cho oan hồn, quỷ ma tác họa, ngược lại được
phước báo thì cho là Thần Thánh, chư Phật,
chư Bồ Tát gia hộ bình an.
Mọi người sống trong thế giới đố i đãi mà
không thấy đối đãi. Sống trong thế giới nhân
quả mà không thấy nhân quả.
Con người từ nhân quả sanh ra, chết đi về
nhân quả, lại không thấy, cho rằng có những
linh hồn người chết, có những Thần, Thánh,
quỷ, ma. Cho nên Đức Phật dạy: “Con người
là thừa tự nhân quả”. Đã thừa tự nhân quả
thì làm sao có ma được? Có thế giới linh hồn
người chết được?
Tất cả các tôn giáo khác đều không vén
màn vô minh này, nên tôn giáo nào cũ ng xây
dựng thế giới siêu hình có thật. Và vì thế , cuộc
đời này đã làm mất đi sự công bằng và công lý
của loài người.
Người ta theo các tôn giáo thì được cứu
rỗi, được gia hộ; còn ai không theo tôn giáo thì
chẳng được ai cứu rỗi và gia hộ cả. Như vậy có
bất công không? Chỉ có Phật giáo dám xác định
thế giới siêu hình khách quan không có, mà có
thế giới siêu hình chủ quan do từ tưởng ấm lưu xuất. Khi một người còn sống thì có, nhưng khi
đã chết thì không có. Vì thế, đức Phật cả quyết
xác định thế giới siêu hình là do tưởng tri sản
xuất sanh ra chứ không có thế giới thật:
“Tưởng tri chứ không phải Liễu tri”.

CĨ CÕI TRỜI KHƠNG?
Câu hỏi của Diệu Tâm
Hỏi:Kính thưa Thầy! Trời có phải là
một trong sáu nẻo luân hồi, nếu làm thiện
tương xứng sẽ sanh ở đó. Trong kinh có nói 18
tầng trời hoặc 36 cõi trời. Xin Thầy chỉ cho con
rõ?
Đáp: Sáu nẻo luân hồi chỉ là một sự diễn
biến nhân quả nghiệp báo, do con người và
chúng sanh vì vô minh tạo ra mà phải gánh
chịu.
Mười tám tầng trời chỉ cho 18 trạng thái
thiện.
Ba mươi sáu cõi trời chỉ cho ba mươi sáu
pháp thiện. Ví dụ: Thầy nhập Sơ Thiền tức là Thầy đã
ở cõi Sơ Thiền Thiên, nhập Không vô biên xứ
tưởng tức là Thầy đã ở cõi Không vô biên xứ
Thiên, nhập nhẫn nhục tức là Thầy đã ở cõi
Đâu suất Thiên... Như vậy có phải đợi chết rồi
mới sanh về đó đâu? Chỉ cầ n thực hiện diệt
một ác pháp, tăng trưởng một thiện pháp là
sanh vào cõi trời đó ngay liền, nhưng con phải
hiểu thiện pháp có rất nhiều, nên có 33 cõi
thiện pháp mà trong kinh gọi là 33 cõi trời, 33
cõi trời tức là 33 trạng thái thiện pháp.
Đó là một trạng thái giải thoát của tâm,
khi tâm đã đạt mức độ thiện ở đó, thì tương
xứng với cảnh giới Thiệân ở đó. Có hiểu được
như vậy mới hiểu được đạo Phật.
Dù cho có các cõi Trời thật sự đi nữa mà
tâm chẳng thiện thì cũng chẳng có ích lợi gì
cho chúng ta, phải không hỡi con ?
Dù cho không có các cõi Trời đi nữa, mà
tâm chúng ta sống trong thiện pháp thì tâm
chúng ta cũng được an vui, hạnh phúc như
thường. Và như vậy, không phải sống trong cõi
Trời sao? Chứ đâu phải chết mới được sanh về
đó. Chết được sanh về cõi trời đó là một ảo
tưởng, một giấc mộng mơ hồ của những người
thiếu óc thực tế khoa học , vô minh không sáng suốt bị các tôn giáo lừa đảo.
Sống đang ở trong cõi Trời thì chết về đâu
các con có biết không? Hỏi tức là trả lời. Do thế
ngay từ trong cảnh sống ở thế gian mà người
nào biết ngăn ác, diệt ác pháp thì người ấy
đang sống trong Thiên Đàng chứ không phải
Thiên Đàng ở cõi giới nào cả.
Thế giới siêu hình Thiên Đàng là do các
tôn giáo dựng lên, chỉ là một cảnh giới do
tưởng ấm sanh ra, để an ủi tinh thần của
những người yếu đuối đang gặp khổ đau tai
nạn, để nuôi hy vọng làm thiện được sanh về
đó...
Người tu sĩ đạo Phật vì thấu rõ nhân quả
nghiệp báo, nên tự lực cứu mình bằng cách
sống trong thiện pháp: “Các con hãy tự thắp
đuốc lên mà đi”. Đây là lời kêu gọi thiết tha
do lòng đại từ bi của đức Phật đối với chúng ta.
Nói đến thế giới thì chúng ta phải nói đến
sự duyên hợp, có nhiều duyên hợp lại mới
thành thế giới, vì thế một thần thức (thức ấm)
đơn độc không thể là thế giới được. Vì thế giới
hữu hình không có thì thế giới siêu hình và
linh hồn cũng không có.
Ví dụ: Chúng ta lấy một cây cột mà bảo rằng là cái nhà thì không thể được, vì cái nhà
phải có nhiều duyên hợp lại như: cột, kèo, cửa
sổ, cửa cái, vách, đòn tay, ngói gạch hợp lại thì
mới gọi là cái nhà được.
Tóm lại, thế giới siêu hình không có mà
chỉ có những trạng thái, từ trường thiện, ác
pháp của nhân quả đang phóng xuất theo thân
hành, khẩu hành và ý hành của sự vận hành
nhân quả.

CHÁNH KIẾN
Câu hỏi của Từ Tuệ
Hỏi:Kính thưa Thầy! Con kính trình
Thầy những vấn đề con nhận thức được sau
thời gian được Thầy chỉ dạy và cả những câu
hỏi xin Thầy giảng dạy để con thấu hiểu hơn.
1- Thầy dạy câu: “Chỉ có tâm ly dục mới
hiểu được mình, được người bằng chánh kiến”.
Con đã suy tư và nhận thấy:
Tâm không ly dục ly ác pháp là tâm còn
vẩn đục, đen đúa, ví như cái kiếng đen mà còn
bị chà xước làm sao thấy được người đúng như thật. Tâm ly dục là tâm trong sáng như pha lê,
thấy người như thật có và thấy mình như thật
có. Con nghĩ như vậy có đúng không thưa
Thầy?
Đáp: Đúng vậy, con đã hiểu những lời
Thầy dạy, mặc dù các kinh có giải thích về
Chánh kiến; thấy thân, thọ, tâm, pháp là vô
thường, khổ, không, vô ngã; thấy 12 nhân
duyên hợp là thế giới khổ; thấy 12 nhân duyên
rã là hết khổ; thấy thân ngũ uẩn không phải là
ta, không phải của ta, không phải tự ngã của
ta. Thấy biết đúng như vậy gọi là Chánh kiến.
Chánh kiến ở đây là giải nghĩa Chánh kiến,
chứ không phải Chánh kiến trong Bát Chánh
Đạo. Vì Chánh kiến trong Bát Chánh Đạo là
lớp học đầu tiên của Phật giáo trong tám lớp.
Tuy dựa theo các kinh để hiểu biết, nhưng
không phải như vậy, vì thế tâm vẫn còn chấp
ngã, tham, sân, si vẫn đầy dẫy thì làm sao gọi
là “Chánh kiến” được, chỉ khi nào tâm ly dục
ly ác pháp thì mới thấy thân, thọ, tâm, pháp,
vô thường, khổ, không, vô ngã như thật (Chánh
kiến).
Tóm lại, khi nhìn thấy hình sắc xấu, tốt
cũng như khi nghe âm thinh thuận tai, chướng
tai, khi cảm giác êm ấm, thoái mái dễ chịu, khi ngửi một mùi thơm hay thối đều không có
chướng ngại thân tâm thì đó là Chánh kiến;
khi lục căn tiếp xúc lục trần không dính mắc là
Chánh kiến, tức là một sự hiểu biết mà không
có khổ đau, đó là Chánh kiến.
Một sự hiểu biết mà không có sự dối trá,
gian xảo, không có sự lừa đảo, lường gạt, không
có sự phi đạo đức thì đó là Chánh kiến.
Một sự hiểu biết mà không có ảo tưởng,
trừu tượng, không có tưởng tri thì đó là Chánh
kiến.
Ví dụ: Không có thế giới siêu hình mà cho
rằng có, là không phải Chánh kiến. Không có
Cực Lạc, Tây Phương, không có Thiên Đàng mà
cho rằng có, là không có Chánh kiến.
Không có thần thức, không có linh hồn,
không có Phật tánh, không có đại ngã, không
có tiểu ngã, không có bản thể vạn hữu mà cho
rằng có, đó là không có Chánh kiến.
Chánh kiến nơi đâu thì nơi đó có đời sống
giới luật, nơi đâu có đời sống giới luật thì nơi
đó có Chánh kiến. Nơi đâu sống đời sống phạm

giới, phá giới thì nơi đó không có Chánh kiến.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!