Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 6 -6



học  giả,  chứ  Phật  nào  có  dạy như vậy  đâu?  Vì dạy như vậy trái với đạo tĩnh thức.
Đạo  Phật  là  đạo  trí tuệ,  mỗi  hành  động đều phải có sự tĩnh thức để luôn sống ở trong chánh  kiến  của  đạo  Phật  thì làm  sao có  vô tâm? Người vô tâm, vô phân biệt là người của ngoại  đạo.  Trong  đạo  Phật  Chánh  kiến  chưa đủ, mà còn phải Chánh tư duy.
Nếu Trưởng Lão Cakkhapãla sống trong Chánh  kiến,  Chánh  tư  duy  thì làm  gì  lại  đi kinh hành  để  vô  tâm  sát  hại  chúng  sanh  như
vậy.

Cho nên, bảo rằng: Đức Phật đem ví dụ để xác  định bài  kệ  vô  tâm  giết  hại  chúng sanh là không  tội.  Điều  đó  sai  với  chân  lý  của  đạo Phật, như chúng tôi đã  nói ở trên. Vì đạo Phật có Bát Chánh Đạo. Bát Chánh Đạo không cho phép chúng ta làm việc gì vô tâm cả. Vì vô tâm cũng phải đoạ địa ngục, cũng phải chịu nhiều khổ đau.
Vì vô  tâm  sát  hại  thì người  lái  xe đã  gây ra tai  nạn  giao  thông  cũng  là  vô  tâm,  để  rồi phải  thọ  lãnh  sự  khổ  đau  tù  tội  không  phải riêng  mình  mà  còn  gây  ra cả  bao nhiêu  người khác đau khổ nữa. Cho nên, bài kinh ví dụ này là sai.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VI


Câu  kinh Pháp  Cú  đã  xác  định nghĩa  của đạo Phật rõ ràng:
“Tâm dẫn đầu các pháp”
Tâm  dẫn  đầu  các  pháp  mà  tâm  không sáng  suốt,  tâm  không  tĩnh  thức,  tâm  không định tĩnh thì tâm sẽ dẫn chúng ta vào đau khổ.
Nếu  hành  động  vô  tâm,  tức  là  không  chỉ huy các pháp thì các pháp sẽ dẫn đầu tâm, như vậy   không   thể   gọi   là   “tâm   dẫn   đầu   các pháp”.
Xét  ra tích  chuyện  Pháp  Cú  là  do người sau bịa đặt, làm  sai  ý  nghĩa câu  kinh. Xin quý bạn lưu ý đừng để kiến giải của học giả lừa đảo quí bạn,  làm  mất  ý  nghĩa  pháp  hành  quí báu của đức Phật.
Mới vào đầu câu kệ của kinh Pháp Cú mà các Tổ đã lồng truyện tích làm sai ý pháp Phật, thật là đau lòng.
Chúng ta là đệ tử của Phật phải sáng suốt để bài trừ tà kiến trong Phật giáo.
Tóm  lại,  bài  kệ  này  trong  kinh Pháp  Cú có một giá trị rất lớn về pháp hành trong chân lý Đạo Đế của đạo Phật, tức là nó thuộc về sáu nẻo trong Bát Chánh Đạo: Chánh kiến, Chánh



tư   duy,  Chánh   ngữ,   Chánh   nghiệp,   Chánh mạng, Chánh tinh tấn.
Đứng  về  thiền  định  thì nó  thuộc  về  pháp hành của Tứ Chánh Cần “Ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng”. Còn đứng về giới luật thì nó là “hạnh ly dục ly ác pháp”.
Vì thế, biết áp dụng sáu câu kệ này vào cuộc  sống  hằng  ngày  thì con đường  giải  thoát của đạo Phật ở  ngay trước  mắt  các  bạn và  quả A La Hán cũng ngay tại đó.

LỜI XÁC ĐỊNH THỨ HAI CỦA ĐỨC PHẬT
LỜ I PHẬT DẠY
- 2 -
“ Tâm dẫn đầu mọi pháp Tâm chủ, tâm tạo tác Nếu nói hay hành động Với tâm tư thanh tịnh Hạnh phúc sẽ theo ta
Như bóng không rời hình”.

(Kinh Pháp Cú: I.Yamakavagga.
Phẩm Song Yếu)


CHÚ GIẢ I:

Xin  nhắc  lại  bài  kệ  trên,  tâm  dẫn  đầu các  pháp  ác  thì tâm  khổ  não,  sự  khổ  não  đó theo  ta  cũng  giống  như  xe  theo  con vật  kéo. Nếu tâm không dẫn đầu ác pháp thì tâm không khổ.  Do  tâm  dẫn  đầàu  ác  pháp  nên  tâm  phải chịu  khổ,  sự  khổ  đau đó  không  thể  nào  tránh



khỏi, vì thế nên đức Phật ví nó như xe theo con vật kéo.
Cho  nên,  người  sống  trong  ác  pháp  mà bảo  rằng  có  hạnh  phúc,  an  vui  thì không  thể nào tin được vì quả khổ sẽ theo ta như xe theo con vật  kéo.  Đó  lời  xác  định của  đức  Phật  như vậy.  Cho  nên,  một  người  còn  ăn  thịt  chúng sanh, mà bảo rằng họ sống có hạnh phúc thì chúng ta làm sao tin được.
Qua bài  kệ  thứ  nhất,  chúng  ta  xét  lại  bài kinh Song Tầm, thì bài kệ thứ nhất, tức là tầm ác.
Tầm ác là gì?
Là sự suy tư về một ác pháp để biến ra lời nói hay hành động làm đau khổ mình,  đau khổ người và chúng sanh.
Ví dụ: Hôm nay là ngày Tết mọi nhà đều giết loài  vật  để  ăn Tết. Trước  khi giết  loài  vật để  ăn  Tết  thì chúng  ta  suy tư,  phải  giết  con lợn, con gà, con vịt hay cá tôm, v.v..
Sự suy tư như vậy là tâm dẫn đầu ác pháp.

Khi sai  bảo  người  nhà:  “Con hãy  ra bắt con gà  giết  thịt  làm  cỗ  cúng  ông  bà”,  lời nói này là lời nói ác pháp. Khi ấy, đứa con trai
 ra chuồng  bắt  con gà  cột  hai  chân  lại  đem ra cắt cổ gà.
Hành động bắt gà, cột hai chân và hành động cắt cổ là hành động ác pháp. Cho nên, lời nói  hay  hành  động  ác  pháp  đều  do tâm  dẫn đầu trong ác pháp.
Sự suy nghĩ làm đau khổ và giết con gà chết  là  nhân  ác.  Nhân  ác  thì làm  sao tránh khỏi quả khổ đau, vì thế đức Phật dạy:
“khổ não sẽ theo ta

Như xe  theo vật kéo”.

Ngược lại, bài kệ thứ hai cũng như vậy, nhưng  bài  kệ   thứ  hai  lại  tâm  dẫn  đầu  vào thiện pháp, tức là sự tư duy thiện. Sự tư duy thiện sẽ biến ra lời nói và hành động thiện tức là tầm thiện như trong bài kinh Song Tầm mà Đức   Phật   đã   dạy  phương  pháp   thiền   định “ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng  thiện pháp”.
Người  mà  tâm  dẫn đầu mọi  pháp  thiện thì lời nói hay hành động  đều thiện, tức lời nói và hành động không làm khổ mình,  khổ người và khổ chúng sanh và như vậy đức Phật đã xác
định:

“Hạnh  phúc sẽ theo ta.
 Như bóng không rời hình”.


Đọc  bài  kệ  một  và  bài  kệ  hai  chúng  ta thấy rất rõ, một tâm của chúng mà có hai mặt: thiện  và  ác:  mặt  ác  khổ  đau sẽ  đến  với  chúng ta  mãi  mãi;  mặt  thiện  hạnh  phúc  và  an  vui cũng sẽ theo chúng ta mãi mãi.
Xét qua hai bài kệ này chúng ta thấy được phương pháp tu hành của Đạo Phật rất cụ thể.
Nếu một người muốn tìm đường thoát khổ của kiếp làm người thì bất cứ ở đâu, không cần phải vào chùa, lên non,  núi, rừng… đều tu giải thoát được cả.
Biết tâm là phương pháp dẫn đầu mọi pháp,  nên  chúng  ta  sử  dụng  tâm  dẫn  vào  sự ngăn chặn và diệt ác pháp, không cho dẫn tâm vào  ác  pháp.  Nói  một  cách  khác,  là  chúng  ta điều khiển tâm xa lìa ác pháp và luôn luôn dẫn tâm vào thiện pháp.
Hằng ngày thường dẫn tâm xa lìa ác pháp và  dẫn  tâm  vào  thiện  pháp  như vậy,  thì đó  là cách thức tu tập của đạo Phật.
Hai  bài  kệ  trên  đây  là  một  phương pháp thực hành sống ngăn ác diệt ác pháp và sanh thiện  tăng  trưởng  thiện  pháp  bằng  cách  dẫn tâm  theo  ý  muốn  của  chúng  ta.  Chắc  chắn  kết
 quả:   “Hạnh            phúc   sẽ   theo  ta   như  bóng không rời hình”.
Trong  kinh Pháp  Cú  có  hai  bài  kệ  này  là pháp  môn  tu  hành  tuyệt  vời,  nếu  ai  có  duyên gặp  được  pháp  bảo  này  mà  không  tu  tập  để chịu một đời khổ đau thì người ấy là người ngu.
Đừng dẫn tâm vào ác pháp thì đâu phải khổ đau. Biết ác pháp mà dẫn tâm vào ác pháp thì chỉ  có  người  vô  minh  ngu si  mới  làm  điều
này.

Biết  ác  pháp  là  khổ  đau mà  cứ  dẫn  tâm vào ác pháp thì người ấy chỉ là một con vật ngu
si.

Ví dụ: Biết tâm tham, tâm sân là ác pháp là  khổ  đau mà  cứ dẫn tâm vào chỗ đó  là người ngu si như con thú vật.
Con người  không  thể  là  con vật. Biết  giết hại  ăn  thịt  chúng  sanh  là  khổ  não  sẽ  theo  ta như xe theo vật kéo, thế mà cứ sống và giết hại và  ăn  thịt  chúng  sanh thì làm  sao tránh  khỏi khổ não.
Trên  đời  “khổ  não”  ai  mà  chẳng  sợ,  thế sao lại  dẫn  tâm  vào  ác  pháp,  để  chịu  lấy  khổ não. Người ơi! Sao lại ngu quá vậy?
 Thịt cá chúng sanh là những chất bất tịnh tanh hôi uế trược, có gì thanh tịnh trong sạch đâu?  Mà  lại  thích  ăn,  cái  ngon nơi  miệng  của quí  vị  là  cái  ảo  giác.  Ăn  vào  miệng  có  ngon hoài  đâu?  Nuốt  qua khỏi  cổ  cái  ngon còn  đâu? Như vậy không phải là ảo giác sao?
Người có trí, có ý thức, có sự hiểu biết một chút về điều này thì chắc chắn sẽ dẫn tâm vào thiện pháp  chứ  không điên gì mà  dẫn tâm  vào ác pháp và như vậy người ấy đã thoát khổ.
Hai bài kệ trên đây chính đức Phật dạy chúng  ta  sống  bắt  đầu  cho nền  đạo  đức  nhân bản  -  nhân  quả,  không  làm  khổ  mình,   khổ người  và  khổ  chúng  sanh. Để  kết  luận bài  này chúng ta đọc lại cả hai bài kệ trên:

“Tâm dẫn đầu mọi pháp Tâm chủ, tâm tạo tác Nếu nói hay hành động Với tâm tư ô nhiễm
Khổ não sẽ theo ta. Như  xe theo vật kéo.
--o0o--

“Tâm dẫn đầu mọi pháp

Tâm chủ, tâm tạo tác
 Nếu nói hay hành động Với tâm tư thanh tịnh Hạnh phúc sẽ theo ta
Như bóng không rời hình”.

Đọc  xong  bài  kệ  này  chúng  ta  hãy  lắng nghe dư âm  đang cùng  khắp  trong  không  gian và  thấu tận đáy tâm  hồn của chúng ta với một trạng thái thanh thản, an lạc, hạnh phúc tuyệt vời  trong  môi  trường  sống  của muôn loài, cũng từ đó lòng yêu thương sự sống của chúng ta phủ trùm trên hành tinh này như không khí.

 TẦM ÁC VÀ TẦM THIỆN
LỜ I PHẬT DẠY
- 3 -
“Nó mắng tôi, đánh tôi Nó hại tôi, cướp tôi Ai ôm ấp niệm ấy
Hận thù không thể nguôi”.

- 4 -

“Nó mắng tôi, đánh tôi Nó hại tôi, cướp tôi Không ôm ấp niệm ấy Hận thù sẽ tự nguôi”
(Kinh Pháp Cú: I.Yamakavagga.
Phẩm Song Yếu)
CHÚ GIẢ I:
Hai bài kệ đầu của kinh Pháp Cú, đức Phật  đã  xác  định: “Tâm  dẫn  đầu  mọi  pháp” và  kế  đó  là  những  câu  trong  bài  kệ  đó  là  chỉ
 cho  chúng  ta  cái  sườn  tổng  quát  của  phương pháp hành thiền của đạo Phật.

“Tâm chủ tâm tạo tác Nếu nói hay hành động Với tâm tư ô nhiễm
Khổ não sẽ theo ta

Như xe  theo vật kéo”.

Đến  bài  kệ  thứ  3 và  thứ  4 thì đức  Phật xác định cách thức tu tập đi vào chi tiết rất rõ ràng và cụ thể bằng phương pháp dẫn tâm:
Nếu dẫn tâm bằng ác pháp thì phải dẫn tâm như câu kệ 3 dạy.
Đây là lối dẫn tâm vào ác pháp: “Nó mắng tôi, đánh tôi Nó hại tôi, cướp tôi
Ai ôm ấp niệm ấy

Hận thù không thể nguôi”.

Bốn câu kệ này là phương cách dẫn tâm vào ác pháp.
Đọc  đến  đây,  chắc  quý  bạn  thấy  lối  dẫn tâm của đạo Phật rất rõ ràng. Phải không các bạn?



Bốn  câu  kệ  trên  đó  là  lối  dẫn  tâm  vào  ác pháp  để  mà  chịu  khổ  đau. Phải  không  hỡi  các
bạn?

Nếu là một người ngu si thường hay nghĩ người  ta  chửi  mình,  hại  mình,  ghét  mình,  thì đó là tự mình  chuốc lấy khổ đau cho mình.
Nếu là một người ngu thường hay nghĩ người  ta  nói  xấu  mình,  vu oan, làm  khổ  mình. Đó  là tự mình  dẫn tâm  vào  ác  pháp, chuốc  lấy khổ đau cho mình.
Đối  với  đạo  Phật  chỉ  có  người  vô  minh, ngu si  như loài  vật,  mới  dẫn  tâm  vào  chỗ  khổ đau như  vậy,  còn  người  có  trí không  thể  sống như vậy được.
Bốn câu kệ này đã trở thành chi tiết của pháp  dẫn  tâm  vào  ác  pháp.  Nó  là  câu  trạch pháp của “pháp như lý tác ý ác”.
Nếu  đứng  về  pháp  lậu  hoặc  thì nó  là  tầm ác, tầm ác tức là tà tư duy.
Trong  Bát Chánh Đạo thì tà tư duy không được chấp nhận.
Thưa  các  bạn!  Bốn  câu  kệ  này  được  xếp

loại:



1-        Pháp như lý tác ý ác.



2-        Song tầm thì nó là tầm ác.

3-        Bát Chánh Đạo nó là tà tư duy.

4-        Định Vô Lậu thì nó là Định Hữu Lậu. Ngược lại bài kệ thứ tư:
“Nó mắng tôi, đánh tôi Nó hại tôi, cướp tôi Không ôm ấp niệm ấy Hận thù sẽ tự nguôi”.
Bài kệ thứ tư nếu ai thường tác ý như vậy
thì thân tâm được  thanh thản, an lạc  và vô  sự không  bao giờ  có  phiền  não,  khổ  đau, sợ  hãi v.v..

Nếu  gặp  ác  pháp  mà  ai  cũng  tư  duy như câu  kệ  trên  đây  thì tâm  hồn  sẽ  không  bao giờ có  khổ  đau,  phiền  lụy,  buồn  khổ,  v.v..  Phải không hỡi các bạn?
Người  nào  thường  hay sống  với  Chánh  tư duy như vậy thì chắc chắn cuộc đời của họ làm gì có khổ đau.
Đọc qua bốn bài kệ trong kinh Pháp Cú, chúng ta thấy rất rõ: Kinh Pháp Cú là một loại kinh dạy về  đạo  đức  làm  người,  có  pháp  hành cụ thể, đưa dắt con người vào cuộc đời đầy tình thương  yêu  giữa  mình  và  người;  giữa  người  và mọi loài vật. Và ai cố gắng tu tập sẽ biến cảnh giới  thế  gian  thành  cảnh  giới  Niết  Bàn  một cách  thực  tế.  Nếu  một  người  muốn  tìm tu  giải thoát  thì ngay khi bắt  đầu  vào  bài  kệ  1, 2 thì chúng ta cũng đã nhận ngay ra chỉ có con người mới có một phương tiện ý thức để phân biệt để tiến  tu  đến  giải  thoát  hoàn  toàn  (Bài  kệ  1 và
2).

Bài kệ ba và bốn là chi tiết của pháp tác ý để tiến sâu vào nội tâm giải thoát bằng Chánh tư  duy hay bằng  phương cách  tác  ý  qua những câu kệ trạch pháp trên.
Nếu hằng ngày chúng ta sống với những câu  kinh Pháp  Cú  này,  thường  xuyên  như  lý của nó mà người nào tác ý ra thì chúng tôi xin bảo đảm cùng các bạn: Người ấy là người giải thoát. Đó là con đường giải thoát của đạo Phật đang  ở  trong  tầm  tay  của  quý  bạn.  Các  bạn đừng bỏ qua một pháp môn đức hạnh tuyệt vời, quý báu của loài người, rất uổng các bạn ạ!

 LẤY ÂN BÁO ỐN
LỜ I PHẬT DẠY
- 5 -
“Hận thù diệt hận thù Đời này không thể có Từ bi diệt hận thù
Là định  luật thiên thu”.
- 6 -
“Và người khác không biết Chúng ta đây bị hại Chỗ ấy, ai hiểu được
Tranh luận được lắng êm”.

(Kinh Pháp Cú: I.Yamakavagga.
Phẩm Song Yếu).
CHÚ GIẢ I:
Bài kệ thứ năm hai câu đầu là một tà tư duy giúp cho chúng ta hiểu rõ nghĩa lý sống của
 cuộc  đời:  Không  thể  lấy  hận  thù  diệt  hận  thù được.

“Hận thù diệt hận thù

Đời này không thể có”

Lời  dạy này  là  một  chân  lý  không  thể  ai thay  đổi  được.  Bởi  vì  cuộc  đời  này  không  thể lấy hận thù diệt hận thù được. Mà chỉ có lòng thương yêu của chúng ta mới diệt được hận thù. Hai câu dưới đây mới thật sự là Chánh tư duy:
“Từ bi diệt hận thù

Là định  luật thiên thu”

Sự  tư  duy này  giúp  cho chúng  ta  thấu  rõ định  luật  bất  di  bất  dịch  của  loài  người,  duy nhất  chỉ có lòng thương yêu mới  diệt  được hận
thù.

Khi chúng  ta  tư  duy  suy  nghĩ  như  vậy, giúp cho chúng ta lớn mạnh trong nền đạo đức nhân bản - nhân quả.
Một  bài  kệ  trong  kinh Pháp  Cú  là  một viên  gạch  xây  tòa  lâu  đài  đạo  đức  nhân  bản làm  người. Mỗi một  viên gạch Pháp  Cú  sẽ  làm tăng trưởng tri kiến giải thoát trong ta, sẽ giúp đời sống của chúng ta gắn chặt vào nền đạo đức nhân bản - nhân quả.
 Hỡi  các  bạn  thân thương!  Các  bạn  hãy  tu tập,  rèn  luyện  tâm  mình  theo  kinh Pháp  Cú, thì cuộc sống đạo đức của các bạn càng ngày càng thêm lớn mạnh. Và đời sống của các bạn tràn  đầy  sự  an vui  và  hạnh  phúc.  Các  bạn  có tin chăng? Tin thì có lợi cho các bạn, bằng không tin thì thôi, chứ chúng tôi không có quyền  cám  dỗ  và  lôi  cuốn  các  bạn.  Chúng  tôi chỉ  nói một  sự thật  để may ra ai có  hữu  duyên gặp  pháp  bảo  này sẽ  giúp  họ  có  một  cuộc sống an  lành  thì chúng  tôi  cũng  mãn  nguyện  lắm
rồi.

Nhờ có pháp như thế mà sống giữa các ác pháp,  tâm  bất  động.  Vì  chúng  ta  đã  biết  hận thù không thể diệt hận thù mà chỉ có lòng yêu thương mới được diệt hận thù.
Đến bài kệ thứ sáu:

“Và người khác không biết

Chúng ta đây bị hại”

Một người dùng tâm nhẫn nhục, khởi lòng thương yêu người hung dữ ức hiếp, chửi mắng, làm  hại  mình,   thì người  đời  không  hiểu  cho rằng: chúng ta là kẻ hèn nhát, không dám ăn thua  với  kẻ  kia. Và  vì  sự  nhẫn  nhịn  như  thế mà kẻ dữ hung ác kia sẽ lẫy lừng, ăn hiếp, lấn
 lướt chúng ta nữa. Và nếu chúng ta ăn thua đủ với kẻ hung dữ thì như vậy làm sao gọi: “Từ bi diệt  hận  thù”.  Chính  sự  nhẫn  nhục  và  lòng yêu  thương  đó  mới  gọi  là  “Từ  Bi  diệt  hận thù”.
Xin  thưa  cùng  các  bạn!  Những  điều  suy nghĩ  trên  đây  rất  đúng.  Vì  đã  nhẫn  nhịn  mà còn khởi tâm thương yêu. Nhất là chúng ta còn biết chịu thua rồi chạy. Do đó, người ấy có hung ác  đến  bao nhiêu,  họ  cũng  không  thể  hại  ta được. Vì chúng ta biết nhẫn và biết thương yêu, thì hành động thân, miệng, ý của chúng ta không cho phép chúng ta làm cho người kia tức giận  hơn  nữa.  Vì  thế,  cơn sân  hận  của  họ  sẽ được lắng êm.
Người  ta  hiểu  lầm  khi “lấy  từ   bi diệt hận  thù”  không  có  nghĩa  là  chịu  thua,  không có nghĩa là hèn nhát. Mà có nghĩa là biết sống, sống một đời sống đạo đức cao thượng tránh không làm khổ mình, khổ người. Đó mới xứng đáng  là  đệ  tử  của  Phật,  của  người  thọ  trì kinh Pháp Cú.
Thời nay phần nhiều người ta đọc kinh Pháp Cú thấy nó rất hay, nhưng chẳng mấy ai biết  sống  như  thế  nào  cho đúng  nghĩa  của  nó. Vì   thế,   kinh  Pháp   Cú   cũng   chỉ   giống   như
 những  cuốn  kinh sách  khác  với  một  số  ngôn ngữ răn nhắc làm điều thiện, chứ chưa ai biết thực  hành  như  thế  nào  để  sống  một  đời  sống đạo đức và có thể đi xa hơn nữa là tu tập vô lậu hoàn toàn chứng quả A La Hán.
Nếu  những  ai  có  kinh  nghiệm  biết  rõ  thì kinh Pháp  Cú  có  những  pháp  hành  tu  tập  từ căn bản đến nhập các định và thực hiện Tam Minh, chứng quả A La Hán.
Những  bài  kinh Pháp  Cú  đầu  tiên  này  là dạy chúng ta tu tập ly dục ly ác pháp. Để sống một đời sống đạo đức nhân bản - nhân quả, kế đến  những  bài  kinh khác  dạy  chúng  ta  nhập định và thể hiện Tam Minh một cách cụ thể rõ ràng,  xin  các  bạn  vui  lòng  đọc  tiếp  những  bài kinh sau này.
Từ xưa đến nay, không có người tu chứng nên không triển khai được kinh này thành một giáo trình tu tập của đạo Phật.
Kinh này  dạy  đạo đức  rất  cụ  thể  và  thực tế. Bắt đầu học là có pháp thực hành ngay liền để tâm được giải thoát an vui và hạnh phúc.
Từ chỗ “Từ bi diệt hận thù” người ta đọc tới  đây chỉ  thấy nó  là  một  lý  thuyết  suông của ngôn ngữ Phật giáo. Nhưng Sự thật không phải

vậy:  “Từ  bi diệt  hận  thù”  là  pháp  môn  tu nhẫn nhục  với  tâm  hồn buông xả. Muốn buông xả  được  thì phải  khởi  lòng  thương  yêu  người hận thù mình.  Khởi lòng yêu thương tức là tâm từ  bi,  chỉ  có  tâm  từ  bi  mới  nhẫn  nhục  mà không  bị  ức  chế  tâm.  Từ  bi  là  pháp  môn  chế ngự tâm, hàng phục tâm. Từ bi là pháp môn Tứ Vô  Lượng  Tâm.  Tứ  Vô  Lượng  Tâm  gồm  có:  từ, bi,  hỷ,  xả.  Nếu  muốn  biết  rõ  tu  tập  pháp  này thì hãy  đọc  “Hành  Thập  Thiện  và  Tứ  Vô Lượng Tâm”.
Tại sao lại phải thương yêu người hận thù với mình?
Tại  vì  người  hận  thù  mình  là  người  đang đau khổ nhất, người đang ở trong ác pháp. Biết người đang đau khổ mà ta lại làm cho họ đau khổ  hơn  thì ta  đâu  phải  là  con  người.  Phải không hỡi các bạn?
Chỉ là một con thú mới không biết điều này;  mới  tức  giận  kẻ  chửi  mình.  Nếu  oán ghét người  chửi  mình,  từ  đó  hận  thù  chồng lên  hận
thù.

Bài kinh thứ 6, “Chỗ ấy ai hiểu được”

Khi một  người  tu  hạnh  nhẫn  nhục  biết thương  yêu  và  tha thứ  cho kẻ  khác,  thì khó  có
 người khác nhận ra được điều này. Người ta chỉ thấy người nhẫn nhục là người hèn nhát, dường như người  ấy sẽ  bị  hại, bị  người  khác lấn lướt, nên  kinh dạy:  “Mà  người  khác  không  biết” cho  người   nhẫn   nhục   bị   hại,   bị   chà   đạp: “Chúng ta đây bị hại”.
Người có  hạnh nhẫn nhục, có  lòng thương yêu thì chuyện to trở thành nhỏ, chuyện nhỏ được  lắng  êm  như  không  có  chuyện  gì xảy  ra, nên kinh dạy:
“Chỗ ấy ai hiểu được
Tranh luận được lắng êm”
Tóm lại, bài kệ thứ 3 và thứ 5, là lời của đức Phật dạy về pháp ngăn ác pháp.
Bài kệ thứ 4 và thứ 6 là dạy về pháp diệt ác  pháp. Ai biết rõ  như vậy thì ác pháp  không xâm chiếm tâm mình  được.
Khi áp  dụng  vào  pháp  ngăn  và  pháp  diệt ác  pháp  này,  thì phải  dùng  pháp  như lý  tác  ý, pháp quán vô lậu trong Chánh tư duy, còn diệt ác  pháp  thì phải  dùng  Định  Vô  Lậu  tư  duy quán  xét  để  xả  tâm  khiến  cho ác  pháp  bị  diệt mất không còn tác dụng vào thân, tâm mình được nữa.


PHÒNG HỘ SÁU CĂN
LỜ I PHẬT DẠY
“Ai sống theo dục lạc Không nhiếp hộ các căn Ăn uống thiếu tiết độ
Biếng nhác, chẳng tinh cần Dễ bị ma nhiếp phục Như gió lay cây yếu”.
- 8 -

“Ai sống quán bất tịnh Khéo hộ trì các căn Ăn uống có tiết độ
Có lòng tin, tinh cần Ma không uy hiếp được Như  núi đá trước gió”.
(Kinh Pháp Cú: I.Yamakavagga.
Phẩm Song Yếu)
CHÚ GIẢ I:
 Bài  kệ thứ  bảy là  pháp môn dạy giữ  gìn
sáu  căn.  Câu  kệ  đầu  dạy:  “Ai  sống  theo dục lạc”.   Nghĩa   là   người   tu   theo   đạo   Phật   thì không  nên  sống  theo  dục  lạc.  Vì  dục  lạc  ở  đời dễ cám dỗ con người  đi  vào đường sa đọa, đắm nhiễm ác pháp khiến cho đời người phải chịu nhiều thứ khổ đau. Cho nên, sống không theo dục lạc là sống không bị ác pháp chi phối. Sống không bị ác pháp chi phối, tức là sống ly dục ly ác pháp.
Sống không theo dục lạc là sống Đạo, sống thoát khổ; sống không theo dục lạc là sống đạo đức   không   làm   khổ   mình,   khổ   người;   sống không  theo  dục  lạc  là  sống  ly dục  ly ác  pháp; sống  không  theo  dục  lạc  là  sống  đời  Thánh hạnh;  sống  không  theo  dục  lạc  là  sống  tại  thế gian mà thân tâm ở cảnh giới Niết Bàn.
Cho  nên,  ai  sống  theo  dục  lạc  là  sống trong  ác  pháp;  sống  trong  đau khổ;  sống  theo dục  lạc  tưởng  là  hạnh  phúc,  nhưng  chính  thật là  khổ  đau; sống theo dục lạc là sống không ly dục ly ác pháp. Người ấy dù muốn tu tập thiền định thì chẳng bao giờ có thiền định; sống theo dục  lạc  là  đời  sống  không  bao giờ  có  đạo  đức



làm  người  đối  với  chính  mình,  đừng  nói  chi  có đạo đức đến người khác.

Bài  bảy  câu  2,  “Không   nhiếp   hộ   sáu căn”. Câu kệ này Phật dạy: Người tu hành không  nhiếp  hộ  sáu  căn,  để  6  căn  rong  ruổi theo sáu trần thì còn gì là ý nghĩa của người tu giải thoát.
Bởi sáu căn tiếp  xúc sáu trần sanh ra sáu thức. Do tiếp xúc sáu trần mới có dục (Năm dục trưởng  dưỡng).  Có  dục  thì  dục  mới  đưa  con người vào ác pháp, vào ác pháp thì mới chịu nhiều khổ đau.
Cho nên, trên bước  đường tu  tập theo đạo Phật  thì sự  nhiếp  hộ  6  căn  là  vấn  đề  quan trọng và cũng là hàng đầu trong pháp môn tu tập  của  Bát  Chánh  Đạo:  Chánh  Kiến,  Chánh Tư Duy.
Nhiếp hộ sáu căn có nghĩa là giữ gìn mắt, tai,  mũi,  miệng,  thân,  ý,  đừng  để  cho  chúng chạy theo sáu trần. Chúng chạy theo sáu trần tức là tâm phóng dật.
Ví dụ: Các bạn tu hành mà thích trò chuyện, tiếp  duyên thì đó  là  các  bạn đã  tu  sai, tu như vậy khó ly dục ly ác pháp.
 Trước khi bạn chưa tu, thì bạn nên nghiên cứu,  học  hiểu  nghe băng,  những  điều  cần thiết để thấu suốt đường tu của bạn. Còn nếu bạn bắt đầu tu mà còn nghe băng, đọc kinh sách… Đó là bạn không nhiếp hộ 6 căn thì bạn có tu bao lâu cũng chẳng đến đâu được.
Trước khi bạn tu tập thì bạn còn lao động làm việc này, việc nọ, nhưng khi đã  tu tập, mà bạn  còn  lao  động  làm  việc  này,  việc  nọ,  thì đó là bạn không phòng hộ sáu căn. Do đó, con đường tu của bạn chẳng ích lợi gì thiết thực cho bạn. Bạn có biết không?
Chỉ vì bạn không nhiếp hộ sáu căn, nên mới sinh ra việc làm này, việc làm khác.
Muốn nhiếp “các căn chỉ có phương pháp đôïc  cư  là  nhiếp  hộ  6  căn  đệ  nhất”.  Nó  vừa phòng hộ, vừa nhiếp phục sáu căn của bạn quay vào trong thân.
Cho nên, con đường tu theo đạo Phật thì nhiếp hộ sáu căn là pháp môn cần thiết nhất giúp  bạn ly dục  ly ác  pháp, nhập  các  loại định hữu sắc.
Khi nhiếp hộ sáu căn thì nhiếp phục sự ăn uống  là  điều  tối  ưu quan trọng.  Ăn  uống  phải tiết  độ,  ăn  uống  không  được  ăn  uống  phi  thời.
 Vì ăn uống không tiết độ và phi  thời, thì đó là tâm  bạn chạy theo  dục  lạc. Tâm chạy theo  dục lạc  là  do thiếu  sự  phòng  hộ  và  nhiếp  phục  các
căn.

Ăn  uống  không  tiết  độ,  ăn  uống  phi  thời, thì dễ sanh ra biếng nhác, không tinh cần, thường thích sống trong dục.
Ba câu kệ của bài bảy:

“Không nhiếp hộ sáu căn

Ăn uống thiếu tiết độ

Biếng nhác, chẳng tinh cần”

Ba câu  kệ  này  chỉ  dạy  cho người  mới  tu, nó là pháp chế ngự để phòng hộ nhiếp phục sáu căn, là để ăn uống có tiết độ, không được ăn uống  phi  thời  và  để  siêng  năng  không  được biếng nhác, đó là những điều cần thiết cho những người mới tu tập. Người mới tu tập mà không giữ gìn những đức hạnh này thì cuộc đời tu  của  mình  thật  là  phí  uổng.  Chẳng  bao giờ tìm được sự giải thoát chân thật.
Hai  câu kệ cuối cùng của bài kệ thứ bảy, là để kết luận cho những người tu tập không đúng pháp  hay để  tâm  phóng dật  chạy theo  dục  lạc, không nhiếp hộ sáu căn, thường ăn uống không tiết độ, ăn uống phi thời, do đó tâm dễ sanh ra biếng  nhác,  chẳng  siêng  năng  tập  luyện,  chỉ thích ăn, thích ngủ, thì lúc bấy giờ sáu trần dễ dính mắc và dễ bị cám dỗ, nên kinh dạy:

“Dễ bị ma nhiếp phục

Như gió lay cây yếu”

Ngược  lại,  bài  kệ  thứ  bảy  là  bài  kệ  thứ tám  dạy:  Ai  siêng  năng  tinh cần  không  sống theo dục lạc, thường giữ gìn sáu căn không cho dính  mắc  sáu  trần.  Ăn  uống  có  tiết  độ,  không ăn uống phi thời và lúc nào cũng tinh tấn siêng năng làm đúng, tu đúng, sống đúng như lời dạy trong  bài  kệ  thứ  tám,  thì không  bị  sáu  trần cám   dỗ.   Không   phá   hạnh   độc   cư  nên   tâm không bị sáu trần lay động, do đó tâm không phóng dật, vững vàng như thạch bàn trước gió.
Tóm lại, bài kệ thứ bảy và thứ tám là phương pháp dạy: sống đúng Thánh hạnh của bậc chân tu. Nếu người tu sống ngược lại Thánh hạnh,  thì không  phải  là  đệ  tử  của  Phật.  Vì đang bị  sáu  trần vây hãm, sống như người  thế
tục.

Sau khi thực  hành  được  giải  thoát  theo như  hai  bài  kệ  này.  Chúng  ta  hãy  đọc  lại  mà lắng  nghe tâm  hồn  mình  đang nghĩ  gì, làm  gì cho đúng với chánh pháp của Phật dạy?
 “Ai sống theo dục lạc Không nhiếp hộ sáu căn Ăn uống thiếu tiết độ
Biếng nhác chẳng tinh cần

Dễ bị ma nhiếp phục

Như gió lay cây yếu”.

--o0o--

“Ai sống quán bất tịnh

Khéo hộ trì các căn

Ăn uống có tiết độ

Có lòng tin, tinh cần Ma không uy hiếp được Như  núi đá trước gió”.

 CHỈ ĐỊNH MT THÁNH TĂNG
LỜ I PHẬT DẠY
- 9 -

“Ai mặc áo cà sa Tâm chưa rời uế trược Không tự chế, không thật Không xứng áo cà sa”.
- 10 -

“Ai rời bỏ uế trược Giới luật khéo nghiêm trì Tự chế, sống chân thật Thật xứng áo cà sa”.
(Kinh Pháp Cú: I.Yamakavagga.
Phẩm Song Yếu)
CHÚ GIẢ I:
Tám câu kệ trên đây để xác định một tu sĩ Phật giáo đúng hay là sai.
 Những   người   tu   sĩ   chưa  rời   bỏ   những danh,  lợi  trong  cuộc  đời,  đời  sống  chưa ba  y một bát, chưa thiểu dục tri túc, chưa lấy gốc cây làm  giường  nằm,  chưa   cắt  bỏ  ái  kiết  sử…  thì người  ấy  chưa  rời  uế  trược.  Do  đó,  người  ấy chưa xứng đáng mặc  áo  cà  sa. Như  vậy, những câu  kinh Pháp  Cú  đã  xác  định  một  tu  sĩ  Phật giáo  đúng  tư  cách  của  một  tu  sĩ  rõ  ràng.  Vậy các  bạn  đừng  bảo  rằng:  Đức  Phật  không  xác định đệ tử của Ngài, để các bạn nhận định biết ai là Thánh Tăng, ai là giả Tăng.
“Ai mặc áo cà sa

Tâm chưa rời uế trược Không tự chế, không thật Không xứng áo cà sa”.
Lời  xác  định này,  chúng  ta  nhìn  lại  tu  sĩ
Phật  giáo  hiện giờ  có  xứng đáng là  người tu  sĩ của Phật giáo chưa? Có xứng đáng mặc áo cà sa chưa?
Bài  kệ  thứ  10 đức Phật  đã  xác  định đệ tử của Ngài phải sống đúng như thế này mới thật sự là đệ tử của Ngài:

“Ai rời bỏ uế trược

Giới luật khéo nghiêm trì
 Tự chế, sống chân thật
Thật xứng áo cà sa”.
Người tu sĩ Phật giáo hiện giờ nhìn  chung có  ai  rời  bỏ  uế  trược  đâu.  Uế  trược  ở  đây  có nghĩa danh và lợi. Chưa bỏ danh lợi có nghĩa là chưa ba y một bát; chưa ba y một bát có nghĩa là chưa thiểu dục tri túc; chưa thiểu dục tri túc có nghĩa chưa là trắng bạch như vỏ ốc, tâm hồn chưa phóng khoáng như hư không. Danh lợi ở đây chỉ cho chúng ta thấy tu sĩ hiện giờ là phú Tăng, chùa to Phật lớn như cung đình,  tiền bạc có  hằng  tỉ  tỉ,  vật  chất  sống  đầy  đủ  hơn  người thế gian.
Còn nói đến giới luật thì ít thấy Thầy nào nghiêm trì. Nghiêm trì được giới này thì phạm giới kia. Nghiêm trì được giới kia thì phạm giới này.  Như  vậy,  làm  sao xứng  đáng  là  đệ  tử  của Phật,  là  Thánh  Tăng  được, chỉ  là  Ma Ba Tuần đội lốt Phật giáo.
Đọc bài kệ thứ chín và bài kệ thứ 10 thì chúng ta xác định vị Sư, Thầy nào là đệ tử của Phật và vị Sư, Thầy nào là đệ tử của Ma, chúng ta thấy không mấy khó khăn.



Đức  Phật  đã  nói  lên  hai  bài  kệ  này  là  để cho hàng  cư sĩ  biết  rõ  những  tu  sĩ  giả  danh Phật giáo, lừa đảo tín đồ, hành nghề mê tín…
Cũng  như  trong  một  bầy  bò,  có  lộn  một con dê chúng ta cũng dễ nhận thấy, cũng như một bầy dê có lộn một con bò chúng ta cũng dễ nhận ra.
Bởi vậy, người tu sĩ chân chánh của Phật đâu phải ở chỗ có thần thông, bay lên trời, biết chuyện quá khứ vị lai, ngồi thiền nhiều ngày, mà  ở  chỗ  đức  hạnh  của  bậc  Thánh  Tăng  thì mới  đúng.  Thần  thông,  biết  chuyện  quá  khứ  vị lai,  ngồi  thiền  nhiều  ngày  không làm  nên một đệ tử của Phật. Xin các quý bạn lưu ý.
Chỉ  có  tám  câu  kệ  này  đã   giúp  cho quý Phật tử không lầm thầy mình là Thánh Tăng Phật giáo hay là thầy mình  là một thầy Bà La Môn ngoại đạo.

 SONG TẦM
LỜ I PHẬT DẠY
- 11 -
“Phi chân, tưởng chân thật Chân thật tưởng phi chân Do tư duy tà vạy
Chân thật không thể thành”.
- 12 -
“Chân thật biết chân thật Phi chân biết phi chân Do tư duy chân chánh
Chân thật tự nhiên thành”.
(Kinh Pháp Cú: I.Yamakavagga.
Phẩm Song Yếu)
CHÚ GIẢ I:
Xét  trong  4 chân  lý  của  đạo  Phật:  Khổ, Tập, Diệt, Đạo.
 Chân lý thứ nhất, “Khổ  Đế”  thì khó có ai lầm, nên ngoại đạo không lồng vào được
Chân  lý  thứ  hai,  “Tâïp  Đế”  thì khó  có  ai lầm, vì thế ngoại đạo không bác được.
Chân  lý  thứ  ba, “Diệt  Đế”  thì ngoại  đạo đã lồng vào những hình  ảnh trừu tượng, ảo giác
3để lừa đảo tín đồ.

Chân  lý  thứ  tư,  “Đạo  Đế”  thì được  ngoại đạo và các nhà học giả nghiên cứu giáo pháp, kiến  giải,  tưởng  giải  và  lồng  giáo  pháp  của ngoại đạo vào đã làm lệch lạc “Đạo Đế”.
Vì thế cái phi chân, tưởng là chân thật, chân  thật  tưởng  là  phi   chân.  Do  sự  tư  duy không  đúng  chánh  pháp  nên  từ  các  Tổ  xa xưa cho đến  ngày  nay chưa có  ai  chứng  quả  vô  lậu giải thoát của bậc A La Hán.
Nếu chúng ta cứ theo đúng con đường Đạo Đế  mà  tu  tập  sống  ngăn  ác  diệt  ác  pháp, thấy mọi  pháp  biết  cái  nào  đúng,  cái  nào  sai  không bao giờ  lầm  lạc  thì chẳng  lo  gì  không  chứng
quả vô lậu A La Hán.



3  Cực  Lạc  Tây  Phương,  Niết  Bàn,  chân  tâm  Phật tánh, bản lai diện mục, linh hồn, thần thức…
 Hai   bài   kệ   này  đức   Phật   đã   xác   định phương cách tu tập rất cụ thể rõ ràng: Nếu một người  Chánh  Tư  Duy,  tức  là  luôn  luôn  sống trong tầm thiện (suy nghĩ thiện) và luôn luôn diệt  tầm  ác,  ngăn  diệt  sự  tư  duy ác  thì sự  tư duy chân thật sẽ tự nhiên thành tựu đạo quả vô lậu A La Hán.
Pháp hành của hai bài kệ này, tức là đức Phật dạy chúng ta tu tập theo pháp hành Song Tầm.
• Tầm ác bài kệ thứ 11

• Tầm thiện bài kệ thứ 12

Đây  thuộc  về  Chánh  Tư  Duy  trong  Bát
Chánh Đạo.

Đọc lại hai bài kệ chúng ta sẽ thấy pháp hành ngay liền!
Do tư  duy không chân chánh (Tà  Tư Duy) đưa đến cho ta có cái nhìn  tà kiến thường sống trong ác pháp (tà mạng).
• Tầm ác:

“Phi chân, tưởng chân thật Chân thật, tưởng phi chân Chân thật không thể thành”.
Do tư duy chân chánh dạy ta:
 • Tầm thiện:

“Chân thật biết chân thật Phi chân biết phi chân Chân thật tự nhiên thành”.
Tuy  rằng  những  câu  kinh Pháp  Cú  đơn
giản như vậy, nhưng nó là một bài pháp Song Tầm  ngắn  gọn  dễ  hiểu,  dễ  hành,  dễ  thấy  kết quả ngay liền.

 THIỆN  XÂO TRONG TU TẬP
LỜ I PHẬT DẠY

- 13 -

“Như mái nhà vụng lợp Mưa  thấm dột dễ dàng Cũng vậy tâm vụng tu Tham dục dễ thâm nhập”.
- 14 -

“Như mái nhà khéo lợp Mưa  khó thấm dột vào Cũng vậy tâm khéo tu
Tham dục không xâm nhập”.

(Kinh Pháp Cú: I.Yamakavagga.
Phẩm Song Yếu)
CHÚ GIẢ I:
Bài kệ thứ 13 và bài kệ thứ 14 đức Phật khuyên nhắc chúng ta khi tu tập phải thiện xảo khéo  léo,  đừng  chấp  chặt  những  giáo  điều  khô
 chết mà phải linh động, khéo léùo để ngăn ngừa ác pháp tham dục.
Một  người  tu  tập  không nhiệt  tình, thường tu  lấy có, không thiện xảo  dẫn tâm, không chế ngự được tâm, không nhiếp phục được tâm và không  an  trú  được  tâm,  thì  cũng  giống  như người  lợp  mái  nhà,  làm  nhà  lấy  có,  vụng  lợp nên mái nhà mưa thấm dột dễ dàng.

Ví  dụ:  Một  người  tu  Định  Niệm  Hơi  Thở dẫn tâm định trên hơi thở mà không khéo léo thiện xảo  thì vọng tưởng hôn trầm, thùy miên, vô ký dễ xen vào, giống như mái nhà vụng lợp, mưa  thấm  dột  dễ  dàng.  Còn  người  khéo  tu, thiện xảo, nhiếp phục, an trú thì vọng tưởng, hôn trầm, thùy miên và vô ký khó xen vào.

Người tu tập không khéo léo, không thiện xảo,  không  nhiếp  phục  được  tâm  thì tu  hành mất công vô ích.

Tám  câu  kệ  này  là  một  lời  khuyên  tu  của đức Phật: Nếu muốn tu thì phải tu cho kỹ lưỡng từng hành động, từng hơi thở trong mỗi pháp, không được tu lấy có hình  thức.

Mỗi  lần đọc  lại  hai  bài  kệ  này là  chúng ta thấy  lời  nhắc  nhở  của  đức  Phật  rất  thấm  thía cho sự tu tập của chúng ta.
 “Như mái nhà vụng lợp Mưa  thấm dột dễ dàng Cũng vậy tâm vụng tu Tham dục dễ thâm nhập”.
--o0o--

“Như mái nhà khéo lợp Mưa  khó thấm dột vào Cũng vậy tâm khéo tu
Tham dục không xâm nhập”.

 NHÂN QUÂ 1
LỜ I PHẬT DẠY
- 15 -
“Nay buồn, đời sau buồn Kẻ ác, hai đời buồn Buồn nản, tự hủy diệt
Thấy việc ác mình làm”.

- 16 -

“Nay vui, đời sau vui Kẻ thiện, hai đời vui An vui, quá an vui
Thấy việc thiện mình làm”.

(Kinh Pháp Cú: I.Yamakavagga.
Phẩm Song Yếu)
CHÚ GIẢ I:
Bài  kệ  thứ  15  và  thứ  16  đức  Phật  đã khéo phân biệt quả của pháp ác và pháp thiện.
 Bài kệ này cũng là bài pháp Song Tầm. Nhưng bài này đức Phật xác định kết quả của Song Tầm.
Nếu  đời  nay tư  duy ác, mang ác  pháp  vào tâm  thì tâm  hồn sẽ  buồn khổ, buồn khổ không những một đời mà nhiều đời.

“Nay buồn, đời sau buồn

Kẻ ác, hai đời buồn”

Đời   người   vì  vô   minh  không  hiểu  luật nhân quả, tưởng mình  làm  ác  để  đạt  được mục đích  danh  và  lợi  cho thỏa  mãn  lòng  dục,  nào ngờ quả khổ đến và họ nghĩ rằng: nếu có khổ cũng  chỉ  khổ  một  lúc  mà  thôi.  Nhưng  không phải vậy, quả khổ không phải đến một lúc mà còn duy trì từ đời này sang đời khác. Vì thế, có người sinh ra gặp ngay liền quả khổ, khổ quá không chịu nổi, nên phải tự tử, nhưng tự tử lại là  một  việc  làm  ác,  do  đó  ác  chồng  ác,  khổ chồng khổ.
“Buồn nản tự hủy diệt

Thấy việc ác mình làm”

Bài kệ này chúng ta nhận xét rằng: Nếu cuộc  đời  khổ  vui  là  tự  mình  làm  lấy cho mình, chứ kịch tuồng nhân quả luôn luôn nó diễn biến theo trò ảo thuật của nó mà thôi. Nếu chúng ta
 biết dừng thì nó dừng, còn không biết dừng thì nó vẫn diễn biến mãi mãi không lúc nào dừng nghỉ. Vì thế, khổ vui chồng chất lên mãi.
Nhưng   điều   chắc   chắn,   nếu   chúng   ta không  biết  dừng và  diệt ác  pháp,  luôn tạo  tác và ở  trong ác pháp thì đời  này, đời sau và đời sau nữa mãi mãi sống trong cảnh buồn khổ, dù bất  cứ ở  nơi  cảnh giới  nào  cũng chẳng bao giờ có  sự  an vui  và  hạnh  phúc  cả,  khi mà  đã  ôm vào lòng những ác pháp.
Bài  kệ  thứ  15  này  chính  là  lời  của  đức Phật đã xác định như vậy, mong quý bạn đừng bảo rằng đức Phật không nói lời này.
Lời  cảnh  tỉnh  này  khéo  nhắc  nhở  chúng ta  sống  phải  biết  ngăn  và  diệt ác  pháp,  nếu các bạn không tin thì các bạn sẽ phải chịu khổ đời này sang đời khác, nếu các bạn tin thì các bạn sẽ  trở  thành  người  có  đạo  đức không  làm khổ  mình,  khổ  người  thì đời  sống  của  bạn  là Thiên Đàng, Cực Lạc.
Chúng  tôi  có  một  người  bạn  dám  bảo rằng:  “Này  bạn, làm  sao bạn có  thể  xác  định được lời này  là  đúng  của  Phật  nói,  hay là lời này  là  không  phải đức  Phật  nói?”.  Ví  dụ  như hai câu kệ này:
 “Nay buồn đời sau buồn
Kẻ ác, hai đời buồn”
Bởi vì đạo Phật bắt nguồn từ thiện pháp nên  bộ  giới  luật  đức  hạnh  và  pháp  môn  của Ngài  luôn  dạy  tu  tập  ngăn  ác  diệt  ác  pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện, cũng đủ để xác chứng  những  câu  kệ  trên  là  Phật  nói.  Vì  thế, hai  câu  kệ  này  là  đức  Phật  đã   xác  định,  để chúng  ta  thấu  rõ.  Ai ôm  ác  pháp  đời  sẽ  buồn khổ. Đời buồn khổ sẽ không phải một đời mà nhiều đời. Các bạn cần phải nhớ lời này.
Chúng tôi là đệ tử của Phật nói ra lời nào thì không  dám  nói  sai  lời  Phật  dạy, vì nói  sai lời dạy của đức Phật là phỉ báng Phật, cho nên chúng  tôi  chỉ  có  lập  lại  đúng  ý  nghĩa  của  nó, xin các bạn hiểu cho.
Bởi  vậy,  có  một  số  người  tu  chưa chứng dám lấy kinh Phật thuyết giảng lung tung làm sai  lêïch  ý  Phật,  khiến  cho Phật  giáo  mất  gốc như kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông.
Nếu một người hiểu biết đạo Phật, lúc nào cũng  ngăn  ác  diệt  ác  pháp,  luôn  sống  trong thiện  pháp  thì tâm  hồn  luôn  luôn  thanh  thản, an vui và vô sự. Sự an vui, thanh thản và vô sự
 ấy  không  những  ở  đời  này,  đời  sau và  đời  sau nữa mãi mãi.
Với tâm hồn thanh thản, an vui và vô sự đó,  dù  thời  gian  nào,  ở  bất  cứ  nơi  đâu,  Địa Ngục,  Thiên  Đàng,  Niết  Bàn,  Cực  Lạc…   tâm hồn  cũng  thanh  thản,  an vui  và  vô  sự  đó  mãi mãi bất diệt. Như kinh Pháp Cú dạy:
“Nay vui đời sau vui

Kẻ thiện, hai đời vui”

Đó là lời xác chứng mạnh mẽ, hùng hồn, chân thật. Chỉ có sống trong thiện pháp là giải thoát, là  hết  khổ  đau. Muốn được  vậy thì ngày ngày chúng ta phải  chuyên cần tu  tập  ngăn ác diệt  ác  pháp  không  để  tâm  mình   bị  chướng ngại ác pháp. Đấy là mình  sống cho mình,  sống trong  thiện  pháp;  đấy  là  mình  tu  theo  đúng pháp Phật để ly tham đoạn ác pháp.
Hai bài kệ này đã xác định cho chúng ta thấy  pháp  môn  Tứ  Chánh  Cần  là  tại  nơi  đây. Bài kệ thứ 15 cho chúng ta thấy quả của người không  ngăn  ác  và  diệt  ác  pháp,  đời  này  buồn đời sau tiếp tục buồn. Bài kệ thứ 16 do ngăn ác, diệt ác pháp mà đời này vui, đời sau vui:
“Nay vui đời sau vui

Kẻ thiện, hai đời vui”
Hai  bài  kệ  này  là  chỉ  cho kết  quả  của  Tứ Chánh  Cần  “ngăn   ác   diệt   ác,   sanh  thiện tăng  trưởng  thiện”  là  đem  đến  quả  an  vui. Nói tóm lại, đây là sự giải thoát của đạo Phật chân thật mà không có một pháp nào hơn được.
Phương  pháp  tu  hành  của  đạo  Phật  rất đơn giản, cụ thể, thấm thía và hạnh phúc nhất đối  với  cuộc  đời  của  người  tu  hành.  Chúng  ta hãy lắng tâm đọc lại hai bài kệ này:

“Nay buồn đời sau buồn Kẻ ác, hai đời buồn Buồn mãi tự hủy diệt Thấy việc ác mình làm”.
--o0o--

“Nay vui đời sau vui Kẻ thiện, hai đời vui An vui quá an vui
Thấy việc thiện mình làm”.

Khi đọc  xong các  bạn  cứ  suy ngẫm,  càng suy ngẫm, các  bạn mới thấm  thía lời  dạy chân thành thương yêu của đức Phật đối với chúng sanh. Lòng yêu thương ấy rộng lớn vô bờ bến không thể lấy gì so sánh được. Phải không hỡi các bạn?



Chỉ có sống thiện mới chính đem lại hạnh phúc chân thật cho mình,  cho mọi người.
Chỉ  có  sống  thiện  mới  chính  mình  ở  bờ bên  kia, còn  những  người  sống  ác  thì làm  sao đến bờ bên kia được, luôn luôn phải chịu ở bờ bên nay và mãi mãi chịu.





NHÂN QUÂ 2


LỜ I PHẬT DẠY

- 17 -

“Nay than,  đời sau than

Kẻ ác, hai đời than  Than van: “Mình làm ác” Đọa cõi dữ, than  hơn”.
- 18 -

“Nay sướng, đời sau sướng

Kẻ thiện, hai đời sướng Sung sướng: “Mình làm thiện” Sanh cõi lành, sướng hơn”.
(Kinh Pháp Cú: I.Yamakavagga.
Phẩm Song Yếu)


CHÚ GIẢ I:

Bài kệ thứ 17 và thứ 18 ý nghĩa của nó cũng như hai bài kệ trên nó cũng từ pháp môn Tứ Chánh Cần mà ra.



Xin  các  bạn  hãy  đọc  lại  bài  kệ  và  lắng nghe  tâm  hồn  của  các  bạn.  Các  bạn  sẽ  thấy thấm  thía  lời  dạy  đạo  đức  nhân  bản  –  nhân quả không làm khổ mình,  khổ người và khổ tất cả chúng sanh.

“Nay than,  đời sau than

Kẻ ác, hai đời than

Than van: “Mình làm ác”

Đọa cõi dữ, than  hơn”.

--o0o--

“Nay sướng, đời sau sướng

Kẻ thiện hai đời sướng

Sung sướng: “Mình làm thiện”

Sanh  cõi lành, sướng hơn”.

Trong cuộc sống hiện tại lúc nào các bạn cũng than thở: Vì thiếu  hụt  cơm ăn áo  mặc; vì thiếu  hụt  tiền  tài  vật  chất  không  đủ;  vì  thiếu hụt  công  danh  không  đạt  v.v..  và  v.v..  Đó  là một sự than thở, thở than mà người đời thường đau khổ nhiều về việc đó. Sự than thở ấy trong hiện  tại  nhưng  nhân  quả  của  nó  sẽ  tiếp  diễn trong  tương  lai  hay  từ  đời  này  sang đời  khác. Cho nên, đức Phật dạy: “Nay than, đời sau than”.  Đúng  vậy,  ngay  trong  hiện  tại  không



giải  quyết  được  mọi  sự  khổ  đau  thì mong  gì ngày mai được an vui hạnh phúc.





0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!