Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

đường về xứ phật - tập 2-9

sự thật mình có ăn trộm ăn cắp đâu mà sợ. Con
người ở đời thường sống trong tưởng tức là sống
trong tà kiến nên luôn luôn chịu khổ đau tức
giận sanh ra thù hận không nguôi, tạo ra nhiều
điều ác đức tội lỗi, rồi lại còn tiếp tục bằng
cách trả thù, trả oán cho đã cơn giận.
Cho nên, khi chúng ta biết áp dụng Định
Vô Lậu kết hợp với Tập Đế thì chúng ta không
còn sống trong tưởng, nói cách khác là chúng
ta không còn sống trong tà kiến.

CHÂN LÝ THỨ BA “DIỆT ĐẾ”
Trướckhi muốn quán xét Diệt Đế để
thực hiện Định Vô Lậu thì chúng ta phải hiểu
Diệt Đế là gì?
Diệt tức là tiêu diệt, trừ diệt, diệt ở đây
tức là diệt lòng tham muốn của mình và diệt
các ác pháp.
Đế có nghĩa là lý lẽ chắc thật, đúng đắn
do trí tuệ sáng suốt soi thấu một cách rõ ràng
không có mờ mịt, trừu tượng, ảo tưởng bằng
tưởng tri. Diệt Đế là một trạng thái tâm đã đoạn
diệt lòng ham muốn và các ác pháp, người sống
trong trạng thái này được xem là đã giải thoát
hoàn toàn tức là người đã làm chủ sự sống chết
của mình, người làm chủ sự sống chết của mình
là người hạnh phúc nhất trên thế gian này.
Người ta thường bảo Diệt Đế là Niết Bàn
như thế này, như thế nọ, đó là tưởng tri của các
nhà học giả, nhất là các nhà học giả phát triển
thì lại bịa ra đủ loại Niết Bàn
Diệt Đế không phải là một cảnh giới siêu
hình như các nhà Đại Thừa thường tưởng tượng
và cho đó là nơi chư Phật thường trú. Nếu một
người đoạn diệt lòng tham muốn và các ác
pháp thì cuộc sống của họ là Niết Bàn, chứ
không phải ở nơi đâu cả.

Đức Phật gọi Diệt Đế là một chơn lý thật
sự, một trạng thái tâm lý thật sự không còn
khổ đau của kiếp người, chứ không giống như
các nhà học giả phát triển xây dựng những
cảnh giới Niết Bàn mơ hồ, trừu tượng, ảo
tưởng. Những loại Niết Bàn này không được gọi
là chân lý, vì nó là những cảnh giới tưởng
tượng của con người, cho nên nó không thật có,
chỉ duy nhất có Diệt Đế của đạo Phật mới được gọi là chơn lý của loài người mà thôi vì nó có
thật.
Khi chúng ta quán xét Diệt Đế rõ thấu
trạng thái thật sự giải thoát của đạo Phật là
chỗ đoạn diệt lòng ham muốn và các ác pháp.
Rõ thấu được như vậy chúng ta mới có phương
hướng nhắm vào từng giây, từng phút đẩy lui
toàn bộ lòng tham muốn và các ác pháp trong
ta. Khi đẩy lui lòng tham muốn và các ác pháp
trong ta thì đó là Diệt Đế; thì đó là chúng ta
đã đạt được chơn lý của kiếp sống làm người.
Chơn lý của kiếp sống con người không
phải là thần thông phép thuật, thế mà người
đời nói đến tu hành là nói đến thần thông
pháp thuật, thần thông pháp thuật chỉ là một
điều huyễn hóa lừa đảo thiên hạ bằng cách làm
trò ảo thuật hoặc nói láo truyền miệng, mà
Ngài Thường Chiếu nói: “Một con chó sủa một
bầy chó sủa theo”. Dù nếu có thần thông thật
sự đi nữa thì đó cũng chỉ là một trò ảo thuật
giải trí cho những người thừa thì giờ nhàn rỗi,
chứ chẳng ích lợi gì cho loài người trên hành
tinh này. Từ xưa đến nay, chúng ta đã từng
nghe tin tức qua báo chí hoặc phim ảnh có
nhiều đạo sĩ tu tập rất vất vả, nhưng lại thị
hiện làm trò ảo thuật cho mọi người xem chơi, tạo danh cho cá nhân của mình, lợi dụng lò ng
ham mê thần thông của con người, nên mở ra
rất nhiều thiền đường, giảng đường để lừa đảo
thiên hạ làm hao tốn biết bao nhiêu tiền của và
công sức của mọi người nhưng nhìn lại có ích
lợi gì cho ai đâu.
Niết Bàn của Phật giáo chân thật như
vậy, với trí hữu hạn của chúng ta đều nhận biết
rõ ràng thực tế và cụ thể, không có một sự
tưởng tượng nào trong trạng thái này. Vì Chân
lý của đạo Phật rất thực tế trong đời sống của
chúng tôi, nên chúng tôi chọn đạo Phật, lấy đạo
Phật làm những bài học để xây dựng cho mình
trở thành những con người có một đạo đức
không làm khổ mình, khổ người và như vậy có
lợi ích cho mình và cho người, đó là nguyện
vọng của chúng tôi khi đến với đạo Phật và tu
tập Định Vô Lậu câu hữu Diệt Đế.
Diệt Đế là một chân lý thật sự, có thật,
mà con người thực hiện được, làm được, sống
được chứ không phải là một lý luận suông, như
những lý luận của các tôn giáo và các tông phái
khác.
 ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP II
CHÂN LÝ THỨ TƯ “ĐẠO ĐẾ”
Tu tập quán xét Định Vô Lậu câu hữu với
Đạo Đế tức là chúng ta tư duy quán xét về Đạo
Đế. Đạo Đế là mọât chơn lý thứ tư của đạo Phật.
Vậy Đạo Đế là gì?
Đạo có nghĩa là con đường đi, đạo có
nghĩa là phương pháp cách thức tu tập rèn
luyện trau dồi để tu sửa lại thân tâm con người,
vì thân tâm con người thường hành động theo
lòng ham muốn tạo ra biết bao nhiêu là sự lầm
lạc, sai quấy khiến cho mình khổ , người khác
khổ và tất cả chúng sinh đều đau khổ.
Đế có nghĩa là sự thật, chơn thật, không
sai, đúng như thật, không dối gạt , không lừa
đảo.
Đạo Đế là phương pháp dạy người tu hành
có kết quả giải thoát thật sự. Đạo Đế là phương
pháp tu sửa, rèn luyện thân tâm con người có
đạo đức nhân bản không làm khổ mình, khổ
người chân thật biến cảnh sống thế gian thành
cảnh giới Thiên đàng Cực lạc. Đạo Đế còn là
phương pháp tu tập có đủ tâm lực tỉnh thức làm
chủ sanh, già, bịnh, chết thật sự. Đạo Đế là một chân lý thật sự đúng đắn
không dối gạt, không lừa đảo người, mọi người
nếu ai có nhiệt tâm muốn thoát ra cảnh khổ
của thế gian, với đầy đủ nhiệt tâm , nhiệt huyết
xả bỏ những ác pháp và xa lìa lòng ham muốn
của mình thường đẩy lui các chướng ngại pháp
trong tâm, cố gắng áp dụng và thực hành như
vậy thì đều có kết quả giải thoát như nhau.
Đạo Đế là một chương trình giáo dục đà o
tạo rèn luyện con người để chứng quả vô lậu A
La Hán. Một quả vị giải thoát cao nhất trong
đạo Phật (Làm chủ sanh, già, bệnh, chết).
Cho nên, Đạo Đế được chia ra làm tám lớp
học (phương thức chân chánh) để trau dồi thâ n
tâm, từ lớp thấp đến lớp cao, gọi là Bát Chánh
Đạo.
Bát Chánh Đạo gồm có:
1/ Chánh Kiến
2/ Chánh Tư Duy
3/ Chánh Ngữ
4/ Chánh Nghiệp
5/ Chánh Mạng
6/ Chánh Tinh Tấn
7/ Chánh Niệm 8/ Chánh Định
Tám lớp (phương thức) này gọi là tám nẻo,
tám nẻo này để cho người mới bắt đầu tu tập
cho đến khi thành tựu viên mãn đạo giải thoát.
Người mới bắt đầu học tu phải vào lớp
Chánh kiến rồi lần lượt theo các lớp mà tiến
lên học tất cả những lớ p cao hơn mà đức Phật
đã dạy rất đầy đủ những giáo trình tu học
trong các bộ kinh Nguyên Thủy về mỗi lớp
Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ,
Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn,
Chánh Niệm và Chánh Định. Những bài vở
nào ở lớp nào rất rõ ràng và cụ thể, nhưng các
Tổ kết tập kinh sách làm lộn xộn, nên hiện giờ
khó có người hiểu đúng chương trình giáo dục
đào tạo A La Hán của đức Phật.

LỚP THỨ NHẤT: “CHÁNH KIẾN”
Họcvề lớp Chánh Kiến. Vậy lớp học
Chánh kiến như thế nào?
Trước khi muốn học lớp Chánh Kiến thì
chúng ta phải hiểu nghĩa chữ Chánh Kiến. Chánh Kiến có nghĩa là thấy nghe, hay
biết một cách ngay thẳng, công minh, chánh
trực, rõ ràng, cụ thể, không chủ quan. Sự vật
như thế nào thì thấy nghe hiểu biết như thế
nấy, không sống trong tưởng tri trừu tượng mê
tín, không dựa bên này, không dựa bên kia,
không lấy trắng làm đen, không lấy đen làm
trắng, không lấy xấu làm tốt, không lấy tốt
làm xấu, không lấy dở làm hay, không lấy hay
làm dở, không lấy trái làm phải, không lấy
phải làm trái. Sự nhận xét thấy biết không bị
tập quán, thành kiến, dục vọng. Người có
Chánh Kiến luôn luôn biết phân biệt cái nào
giả, cái nào thật. Ví dụ, như các nhà học giả họ
không phân biệt pháp nào của Phật, pháp nào
của Bà La Môn. Vì thế, họ đã bị kinh sách phát
triển lừa đảo, tưởng đó là giáo pháp của đức
Phật. Chính chỗ này xác định các nhà học giả
và các bậc Thầy Tổ của chúng ta không có
Chánh Kiến vì không có Chánh Kiến nên con
người dễ bị các học thuyết và các tôn giáo khác
lừa đảo, để rồi suốt một đời chạy theo ảo ảnh
mà chẳng có được những gì. Đức Phật hiểu rất
rõ điều này, sau khi Ngài chứng đạo, trước kia
Ngài chưa có Chánh Kiến nên đã bị các tôn
giáo lừa đảo Ngài tu hành gần như muốn chết,
cuối cùng Ngài tư duy tất cả giáo pháp của ngoại đạo không đưa con người đến chỗ giải
thoát hoàn toàn mà đưa con người đi vào chỗ
chết, chỗ thân không khổ đau mà làm cho khổ
đau, ví dụ, như quý vị ngồi tréo chân kiết già
để tu tập thiền tưởng, hai chân đau gần chết
mà cố gắng chịu đau, mồ hôi mẹ mồ hôi con đổ
ra ướt đầm đìa cả áo, đó là thiếu Chánh Kiến,
cho nên đức Phật dạy chúng ta học về Chánh
Kiến đầu tiên, vì Chánh Kiến nên Ngài dạy
chúng ta cũng không nên tin ở Ngài mà hãy tin
những pháp môn gì mà người trí khen ngợi và
thực hiện áp dụng vào đời sống có kết quả an
vui thật sự ngay liền cho mình, cho người thì
hãy tin. “Này Kàlàmà! Chớ có tin vì nghe
truyền thuyết, chớ có tin vì theo truyền
thống, chớ có tin vì nghe người ta nói
(đồn), chớ có tin vì được kinh tạng truyền
tụng, chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình,
chớ có tin vì đúng theo một lập trường,
chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dự
kiện, chớ có tin vì phù hợp với định kiến
của mình, chớ có tin vì xuất phát nơi có uy
quyền, chớ có tin vì bậc Sa Môn là Đạo Sư
của mình, v.v..
Nhưng này các Kàlàmà! Khi nào tự
mình biết rõ như sau: “Các pháp này bất thiện, các pháp này có tội lỗi, các pháp
này bị người có trí hiểu biết chỉ trích, các
pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa
đến bất hạnh khổ đau”. Thời này Kàlàmà !
Hãy từ bỏ chúng không nên theo”. Như vậy,
đức Phật đã dạy chúng ta về Chánh Kiến có
nghĩa là làm lợi ích thật sự cho mình cho
người.
Tóm lại, Chánh Kiến tức là thấy nghe
hiểu biết mọi sự, mọi việc và mọi vật bằng
pháp thiện, nếu có ác pháp xen vào thì không
còn là Chánh Kiến nữa, cho nên Chánh Kiến
toàn là thiện pháp, người có Chánh Kiến
không làm khổ mình, khổ người. Thấy, nghe,
hiểu biết mà không làm khổ mình, khổ người,
đó là cái thấy nghe của Chánh Kiến, của
Thánh Nhân, chứ không phải của kẻ phàm phu
mà thấy nghe hiểu biết như vậy được.
Chúng ta đã hiểu nghĩa Chánh Kiến rồi,
vậy bây giờ chúng ta học Chánh Kiến như
trong kinh đức Phật đã dạy: “Này chư Hiền!
Khi Thánh đệ tử tuệ tri2 được bất thiện3 và
2
Tuệ tri có nghĩa là hiểu biết
3
Bất thiện có nghĩa là ác pháp tuệ tri được căn bản4 bất thiện, Này chư
Hiền! Khi Thánh đệ tử có Chánh Tri Kiến,
có Tri Kiến Chánh Trực, có lòng tin pháp
tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này”.
Nếu một người hiểu rõ lời dạy này thì tâm
bất động trước các pháp, chứ đâu cần phải tu
tập gì nhiều. Người ta nói Chánh Tri Kiến thì
rất nhiều mà người hiểu và sống trong Chánh
Tri Kiến thì chẳng có mấy ai. Tại sao vậy?
Tại vì mọi người đã không hiểu Chánh Tri
Kiến bằng thức tri mà lại hiểu Chánh Tri Kiến
bằng tưởng tri, cho nên người nào cũng hiểu
mà hiểu bằng chữ nghĩa suông để nói vọng ngữ,
lừa đảo kẻ khác, vì thế không ích lợi gì cho
mình cho người. Câu kinh trên đây dạy có
nghĩa là khi Thánh đệ tử nghe, thấy, hiểu biết
rõ các pháp ác và nguồn gốc của các pháp ác,
thì đó chính là có tri kiến chân chánh, có tri
kiến chánh trực, nếu người có Chánh Tri Kiến,
có tri kiến chánh trực và đã có lòng tin “Bát
Chánh Đạo” tuyệt đối thì người này sẽ ly dục ly
ác pháp, ly dục ly ác pháp thì sẽ có tâm hồn
thanh thản, an lạc và vô sự. Lúc nào cũng có
4
Căn bản có nghĩa là nguồn gốc tâm hồn an lạc, thảnh thơi và vô sự, người được
như vậy là người giải thoát hoàn toàn.
Ở trên đây, chúng ta mới bước chân vào
lớp thứ nhất mà đã thấy được sự giải thoát
thiết thực cụ thể như vậy, nếu chúng ta học
hiểu và áp dụng vào đời sống luôn cả tám lớp
thì thế gian này là Niết Bàn, Cực Lạc.
Như trên đã nói về Chánh kiến để chúng
ta hiểu tổng thể của lớp học này, đó là lý
thuyết khái lược của giáo trình tu học . Bắt đầu
tu học phải theo giáo trình tu học từ thấp đến
cao của lớp này chứ không thể nói suông như
trên được mà phải bắt đầu thực hành, pháp nào
học hiểu phải cần học hiểu; pháp nào tu tập
phải cần tu tập, chứ không được nói chung
chung như kiểu kinh sách phát triển.
“Này chư Hiền! Thế nào là bất thiện,
thế nào là căn bản bất thiện, thế nào là
thiện, thế nào là căn bản thiện ?”.
Trên đây, đức Phật nêu ra những câu hỏi
để rồi giải thích cho chúng ta hiểu thế nào là
thiện và bất thiện, thế nào là nguồn gốc thiện
và nguồn gốc bất thiện. Nếu quý vị không học
thì làm sao quý vị biết được, mà đã không biết
được thì cái sai vẫn cho là cái đúng, cũng như cái đúng vẫn thấy nó là sai, và như thế thì làm
sao được gọi là Chánh Kiến? Cầu siêu, cầu an,
cúng vong tiễn linh cúng sao giải hạn, xem
ngày giờ tốt xấu, quý vị đều cho là đúng, nếu
không đúng sao quý vị lại vào chùa làm những
điều mê tín này? Nếu những việc làm này là
đúng thì nó là Chánh Kiến sao? Chánh Kiến gì
mà việc làm không rõ, mơ hồ, trừu tượng không
cụ thể, không thiết thực. Cũng như người ta gọi
Phật Tánh là lấy cái ý thức chẳng niệm thiện
niệm ác, để rồi tưởng tượng ra xây dựng thành
bản thể Chân Không nhưng lại sợ đồng với cái
không, nên mới thêm vào cái diệu hữu để người
ta đừng hiểu nó là không ngơ “Sắc tức thị
không, không tức thị sắc”, nhưng dù luận như
thế nào, nó cũng chỉ là tưởng tri hý luận, chứ
không có. Vì thế một người chết, ý thức cũng
tiêu ma ra cát bụi, bởi vì ngoài thân ngũ uẩn
ra, không có cái thức nào khác cả, cho nên
thân ngũ uẩn hoại diệt thì thức nào cũng không
còn. Cái thấy biết như vậy, không thể nào gọi
là Chánh Kiến, đó là Tà Kiến mà ngoại đạo
hay lấy bản thể vạn hữu mà luận thuyết như
thế này hoặc như thế khác, để xây dựng một
thế giới thường hằng bất biến. Chánh Kiến như
vậy, không có ích lợi thiết thực, chỉ là một hý
luận suông. Chúng ta từ môi trường sống sanh ra, mà
môi trường sống là vật chất phải có trước như:
không khí, thời tiết, mưa gió, đất, đá, gò, nổng,
núi, sông, rồi rong rêu cỏ cây thảo mộc, kế đó
mới vạn vật xuất hiện và như vậy mới gọi là
môi trường sống. Khi có môi trường sống thì
chỗ đó có cái biết sống, rồi biết đau đớn khổ sở,
rồi biết thiện biết ác , như vậy cái biết có sau
vật chất.
Ví dụ: Vật chất gồm các tế bào, kết hợp
cấu tạo thành một môi trường sống, ở đó chúng
chuyên làm một phận sự, như môi trường tế
bào sống ở tai thì chúng có nhiệm vụ để nghe,
ở mắt để thấy, ở miệng để ăn và nhận biết mùi
vị, ở mũi để thở và biết mùi thơm thúi, ở thân
thì cảm xúc nóng lạnh, ở ý thì chỉ có biết, cho
nên khi môi trường của ý (ý căn) hoại diệt thì
cái biết của ý đâu còn, môi trường sống không
có thì cái biết cũng không có. Kinh sách Đại
Thừa và Thiền Đông Độ là loại kinh sách tưởng
tri xây dựng trên tưởng thức để lừa đảo thiên
hạ, chứ tu hành có đi đến đâu chỉ là một trò ảo
ảnh huyễn hóa, cái thấy biết đó không thể gọi
là Chánh Kiến được, mà đó là Tà Kiến, từ xưa
đến nay các tôn giáo đều sống trong Tà Kiến
này. Trong kinh Nguyên Thủy đức Phật dạy:
“Nếu còn một chút xíu “Thức” như đất
trong móng tay Ta, thì đạo Ta không ra
đời vì loài người không giải thoát khổ
được”. Như vậy cái thấy biết, có một bản thể
thường hằng bất biến là cái thấy biết của Tà
Kiến, cái thấy biết không đúng sự thật, cái
thấy biết không có thật chỉ là một ảo tưởng của
các nhà giàu tưởng tượng, sống trong tưởng.
Đây, chúng ta hãy nghe đức Phật dạy về
Chánh Kiến: “Này chư Hiền! Sát sanh là
bất thiện, lấy của không cho là bất thiện,
tà hạnh trong dục là bất thiện, nói láo là
bất thiện, nói lưỡi hai chiều là bất thiện,
nói lời phù phiếm là bất thiện, nói lời
hung ác là bất thiện, tham dục là bất
thiện, sân là bất thiện, tà kiến là bất
thiện. Này chư Hiền, như vậy gọi là bất
thiện. Và này chư Hiền! Thế nào là căn
bản bất thiện? Tham là căn bản bất thiện,
sân là căn bản bất thiện, si là căn bản bất
thiện”.
Trên đây, đức Phật đã chỉ cho chúng ta
thấy, có mười pháp ác và ba cội nguồn gốc ác.
Hằng ngày mọi sự việc xảy ra, chúng ta đều
quan sát nơi thân, thọ, tâm và các pháp, nếu có mười pháp ác xảy ra trên thân, thọ, tâm và các
pháp thì chúng ta biết được không? Nếu không
học thì chúng ta không biết, còn đã học thì
chúng ta đều biết mà biết như vậy có phải là
Chánh Kiến không? Đức Phật đã dạy, thấy biết
như vậy là Chánh Kiến rõ ràng.
Thưa quý vị! Chánh Kiến có khó biết
không? Chắc là không, phải không quý vị?
Nhưng quý vị nên lưu ý gốc ác pháp đó là tâm
tham, sân, si; tâm tham, sân, si có một nghiệp
lực rất mạnh, cho nên dù quý vị đã có Chánh
Kiến nhưng quý vị không dừøng lại được gốc
tham, sân, si thì cái thấy Chánh Kiến của quý
vị sẽ thành Tà Kiến.
Ví dụ: Như quý vị biết nói láo là Tà Kiến
nhưng vì lực tham thúc đẩy, quý vị sẽ phải nói
láo, mà không còn cách nào kềm giữ gìn lại
được thành ra phải nói láo, nhưng khi nói ra
rồi rất là hối hận, mặc dù nói láo đó không hại
ai cả.
Muốn thấy Chánh Kiến và hành đúng
Chánh Kiến thì quý vị phải hằng ngày trau dồi
pháp hướng tâm để tận trừ nguồn gốc của các
ác pháp: “Tâm như cục đất phải lìa tham,
sân, si cho thật sạch”. Khi tu tập pháp hướng
tâm có hiệu quả thì lúc bây giờ Chánh Kiến ở đâu thì tâm ly dục ly ác pháp ở đó và ở đó có
giải thoát liền, nếu pháp hướng tâm chưa có
hiệu quả thì dù có Chánh Kiến biết đúng,
nhưng tâm không ly dục ly ác pháp, thì vẫn là
Tà Kiến.
Cho nên, ai cũng học Chánh Kiến, biết rất
rõ thập ác và thập thiện, nhưng mấy ai sống
đúng thập thiện và loại trừ thập ác, ai nói
Chánh Kiến cũng được, nhưng sống đúng
Chánh Kiến thì không ai làm được. Đây là
những người đã có Chánh Kiến mà còn sống
chưa được, huống là những người còn đang sống
trong Tà Kiến như: Mật Tông, Thiề n Tông và
Tịnh Độ Tông v.v..
- Chánh Kiến có hai giai đoạn tu tập:
1/ Giai đoạn học tập Chánh Kiến để loại
trừ Tà Kiến.
2/ Giai đoạn tu tập Chánh Kiến là giai
đoạn áp dụng Chánh Kiến vào đời sống hằng
ngày bằng Định Vô Lậu và pháp hướng tâm.
Lớp Chánh Kiến học thì thấy dễ nhưng tu
tập phải đúng pháp, đúng bài bản giáo trình
thì mới có hiệu quả, cho nên chúng tôi nói:
“Chỉ khi nào tâm ly dục ly ác pháp thì mới
có Chánh Kiến”. Như trên chúng tôi đã nói, nếu ai biết tu
tập pháp hướng tâm để quét sạch nguồn gốc ác
pháp tham, sân, si đang ngủ ngầm trong chúng
ta, thì phải cố gắng hằng ngày đừng quên nhắc
tâm lìa tham, sân, si hoặc tâm như đất, nhờ
vậy mới đủ sức lực đoạn trừ tậân gốc tham, sân,
si. Vậy, chúng ta hằng ngày phải thường tỉnh
thức quan sát thân, thọ, tâm và pháp để đẩy lui
các ác pháp không cho chúng xâm chiếm bốn
chỗ này. Nên đức Phật dạy: “Này chư Hiền!
Khi nào Thánh đệ tử tuệ tri bất thiện như
vậy, tuệ tri căn bản bất thiện như vậy, tuệ
tri thiện như vậy, tuệ tri căn bản thiện
như vậy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy
miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc
kiến mạn tùy miên “Tôi là”, đoạn trừ vô
minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ
đau ngay trong hiện tại”. (Trung Bộ Kinh tập
1 trang 113).
Ở đây, quý vị có nghe lời đức Phật dạy
không? Quý vị chỉ cần tu tập có Chánh Tri
Kiến là đã diệt tận khổ đau trong hiện tại. Nếu
quý vị chỉ cần có Chánh Tri Kiến thì ngay đó,
quý vị đã đoạn trừ vô minh, khiến minh sanh
khởi, đây là mục đích của đạo Phật. Tóm lại, trong lớp Chánh Tri Kiến này,
nếu quý vị tin sâu lời dạy của đức Phật hằng
ngày chỉ cần thấy pháp thiện biết ngay liền
pháp thiện, thấy pháp ác biết ngay liền pháp
ác, đó là Chánh Kiến, và khi gặp pháp ác thì
cố gắng đẩy lui khỏi tâm tư của mình để cho
tâm hồn lúc nào cũng thanh thản, an vui, và vô
sự.
Tóm lại, trong đời sống hằng ngày của
chúng ta, nếu biết áp dụng Chánh Tri Kiến như
trên đã dạy, thì chắc chắn chúng ta sẽ có một
đời sống an vui, hạnh phúc biết bao không
những cho mình mà cho cả những người thân
thương của mình và xã hội quanh ta, nhưng các
bạn nên nhớ: đó là lớp học cơ bản đầu tiên của
Phật giáo, nó không phải khó và không phải
dễ, nếu giới luật không giữ gìn nghiêm túc thì
sự tu học của lớp này các bạn sẽ không thành
công.
 Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
LỚP THỨ HAI: “CHÁNH TƯ DUY”
Lớp thứ hai trong tám lớp của Đạo Đế
là lớp Chánh Tư Duy. Vậy Chánh Tư Duy có
nghĩa là gì?
Chánh Tư Duy có nghĩa là suy tư, suy
ngẫm về mười điều thiện và mười điều ác, do sự
tư duy như vậy ta nhất định sống trong mười
điều lành và luôn luôn loại trừ mười điều ác,
mỗi khi có điều gì khởi lên trong ta, ta tư duy
suy ngẫm và hiểu rõ nó thiện hay là ác, nếu là
ác pháp thì ngay đó ta liền đẩy lui ra khỏi tâm
ta, như trong kinh Song Tầm đức Phật dạy:
“Này chư Tỳ Kheo! Trước khi Ta chưa giác
ngộ, chưa thành chánh giác và còn là Bồ
Tát, Ta suy nghĩ như sau: “Ta sốn g suy tư
và chia hai suy tầm”. Này chư Tỳ Kheo,
phàm có dục tầm5 nào, sân tầm6 nào, hại
tầm7 nào, đó là Ta phân làm phần thứ
nhất; phàm có ly dục tầm nào, vô sân tầm
5
Dục tầm là ý niệm về dục khởi lên
6
Sân tầm là ý niệm về sân khởi lên
7
Hại tầm là ý niệm về tai hại khởi lên nào, vô hại tầm nào, đó là Ta phân làm
phần thứ hai. Này chư Tỳ Kheo! Rồi Ta
sống không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần.
Khi dục tầm khởi lên Ta tuệ tri: “Dục tầm
này khởi lên nơi Ta, và dục tầm này đưa
đến tự hại Ta, đưa đến hại người, đưa đến
hại cả hai, dục tầm này đưa đến diệt trí
tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa
đến Niết Bàn (tức là không đưa đến tâm
thanh thản an lạc và vô sự cho mình cho
người)”. Này chư Tỳ Kheo! Khi Ta suy tư:
“Dục tầm này đưa đến tự hại Ta”, dục tầm
tự biến mất. Này chư Tỳ Kheo! Khi Ta suy
tư: “Dục tầm đưa đến hại người”, dục tầm
tự biến mất. Này chư Tỳ Kheo! Khi Ta suy
tư: “Dục tầm đưa đến hại cả hai Ta và
người”, dục tầm được biến mất. Này chư
Tỳ Kheo, khi Ta suy tư: “Dục tầm diệt trí
tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa
đến Niết Bàn”, dục tầm này được biến
mất. Này chư Tỳ Kheo! Như vậy Ta cứ
Chánh Tư Duy tiếp tục trừ bỏ, xả ly và
đoạn diệt dục tầm”. (Trung Bộ Kinh tập 1
trang 262).
Đoạn kinh trên đây, đức Phật đã dạy

chúng ta tu học trong lớp Chánh Tư Duy, nhờ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!