Ø À Ù Ä Ä
ĐÄO ĐỨC BIẾT
ƠN
Là sự biết ơn với
những người giúp đỡ mình
trưởng thành, giúp
mình hiểu biết,
giúp đỡ mình trên mọi phương diện
trong cuộc sống từ việc nhỏ tới việc lớn.
Đạo đức biết
ơn thể hiện qua câu cám ơn, cái mỉm cười,
cái gật đầu, cái chấp 2 tay xá, sự tặng quà và sự thăm viếng nhau.
Đạo đức biết ơn giúp
cho con người tăng đạo đức
nhân bản, luôn
biết giúp đỡ, phục vụ mọi
người, không kể
công lao, sẵn
sàng làm việc tốt
hy sinh cả bản thân,
mong rằng đem lại niềm vui cho mọi
người và mọi loài vật.
Trong thưc tế đời sống hằng
ngày chúng ta đã từng kinh nghiệm
qua bản thân rất nhiều từ nhỏ cho tới lớn, ví dụ như:
- Nhớ ơn Thầy,
Cô giáo dạy ở các trường. Đối với con thì không thể nào quên được những
công ơn
của những người
tạo duyên cho
con biết được Phật
pháp, và công
chỉ bảo dạy dỗ
của Thầy, Cô Út.
- Biết ơn sự
chăm sóc và khám bệnh của các y tá, Bác sĩ.
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
- Biết ơn
công nuôi dạy của Cha Mẹ, và những lời chỉ dạy của từng người
trong gia đình, bà con, bạn bè.
Chúng ta
hãy biết ơn tất cả mọi người giúp
đỡ ta trong
cuộc sống hằng
ngày. Đừng xem những
công việc bình
thường đó không ảnh
hưởng đến sự
trôi chảy, thuận
buồm xuôi gió của cuộc sống của chúng
ta. Hãy cám ơn
mọi người để mọi người
biết giá trị việc làm của mình.
Biết ơn anh
tài xế xe buýt, anh lái xe ôm, xe xích lô, anh bán vé, các chị bán đồ ăn ngoài
chợ, các
người quét rác, đổ rác,
anh đưa thơ, anh tính tiền
điện, tiền nước,
tiền điện thoại
v.v..
Con có một
anh bạn luôn
oán trách một bác
làm ăn chung với
anh ta. Bác
đó đã dạy cho anh ta nghề sửa máy, khuyên và động
viên anh ta học xong đại học, cho cổ phần
tiệm sửa máy cho anh
ta 50%. Đối xử với anh
ta như con, luôn luôn
chỉ những khuyết
điểm của anh ta cho anh ta thấy để
sửa sai. Vậy mà khi làm ăn chung thì tiền
bạc không sòng
phẳng thì anh ta giận bác và thường
nói xấu sau lưng bác. Con chỉ biết khuyên rằng anh ta nên bỏ những ý nghĩ xấu
đó đi và hãy sống tôn trọng và biết
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP VIII
ơn bác như một
người cha. Nhưng anh ta thì không chịu nghe
và con thấy điều
đó làm cho anh ta khổ quá và thật tội nghiệp cho anh
ta.
Sự biết ơn
là nghệ thuật nhạy cảm đối với những hành động thiện chí của mọi người. Từ một việc
nhỏ cho tới việc lớn, ví dụ khi mình đang
nói chuyện với bạn bè thì
các em trong nhà hay cháu làm nước, mang
bánh ra mời, lúc đó mình phải nói lời cảm
ơn, với cái nhìn mỉm cười, nói một câu
khen tặng để động viên
các em hoặc cháu trong tương lai.
Đôi khi có
trường hợp thật khó cho những người không biết cách tỏ lòng biết ơn, nhưng nếu ta thật lòng,
muốn thể hiện tấm
lòng biết ơn thì dù cho có
ngại ngùng, câu
văn không trôi chảy vẫn làm cho
người nghe hiểu được và vui mừng.
Người có đạo đức biết ơn
luôn thấy mọi điều thiện từ mọi người, nghĩa là mọi người
dù có nói, hành động như thế nào thì ta biết rằng mọi người
đều muốn tốt
cho ta. Dù đó
là một lời nói
trái ý, một
câu la mắng,
một lời ngăn
cản.
Người không
có đạo đức biết ơn thì
khó gặp được mọi
người giúp đỡ,
và nếu có thì
chỉ có một lần thôi. Vì khi được người khác giúp đỡ
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
mà ta không tỏ
thái độ biết
ơn thì người ta sẽ ngại tiếp xúc với ta.
Và khi có thái độ không biết ơn thì sẽ làm nhụt chí của những
người có thiện tâm. Vì thái độ biết ơn là cách để động viên những người có thiện
tâm.
Do đó, chúng
ta đừng quên nói lời nói biết ơn, một lời cảm tạ, một vật tặng nhỏ, một cái mỉm cười, cái nhìn
tri ân v.v.. đều
là những kích tố cho
đạo đức
nhân bản của
con người trên hành tinh này, và từ những sự biết ơn này mà bao cuộc
sống của những người khác sẽ tốt
hơn.
ĐÄO ĐỨC HIẾU SINH
Là đạo
đức biết thương
yêu mình, thương người và vật,
không muốn làm cho ai phải đau khổ cả,
và thấy rất là thương xót khi có
ai đó đang sống
trong đau khổ. Để
có được như vậy
con tự tư duy
trong cuộc sống hằng
ngày con phải làm gì để thể hiện đạo đức
hiếu sinh đó qua những
điều đức Phật dạy
và Thầy
dạy, chẳng hạn
như:
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP VIII
- Không giết hại mình, hại người và hại chúng
sanh.
- Không
ỷ mạnh hiếp yếu như giết các loài
côn trùng sâu bọ, kiến,
mối, ốc sên,
gián, dế, cào cào, châu chấu, chuột, giun, lăng quăng, muỗi, v.v..
- Không phí phạm sức khỏe của mình vào những công việc quá sức, không ham làm việc
chạy theo các cám dỗ của danh và lợi.
- Không
bóc lột sức
lao động của
người khác.
- Không
đối xử dùng gậy, cây,
dây roi đánh đập người và vật.
Không dùng dao, búa, kiếm, mã tấu chém người. Không dùng súng, ná bắn người và
vật. Không dùng điện châm chết các loài vật như cá, heo, bò, trâu, v.v..
- Không
làm nghề chài
lưới, câu cá,
tôm
v.v..
- Không săn bắn các loài động vật.
- Không
ăn thịt động vật, không
uống
những thứ có
sự đau khổ của chúng sanh trong đó
như sữa bò, sữa dê, rượu rắn,
rượu tắc kè, cao hổ, v.v..
- Không nấu rượu, bán rượu hay các
chất gây say và tích trữ chúng.
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
- Không dùng các loại đồ vật được làm từ
thân thể
của các loài động
vật như dây nịt da cá sấu, đeo răng heo,
răng cọp, áo da, áo lông, quần da, nón
lông, nón da, giày da, dép da, bóp da, túi da, khăn choàng lông thú, v.v..
- Không dùng các thân thể động vật làm đồ trang
trí trong nhà như sừng nai,
lông hổ, lông báo, răng voi,
v.v..
- Không dùng sức lao động của các loài động vật
để kéo xe như bò, trâu kéo cày, cưỡi ngựa,
cưỡi lừa, cưỡi lạc đà.
- Không mua vui trên sự đau khổ của các
loài động vật
như đi xem vườn
thú, xem xiếc, xem biểu diễn cá
heo, xem đua ngựa, đua chó,
v.v..
- Không nuôi các loài động vật để lấy các bộ
phận bên trong như mật gấu.
- Không
kinh doanh động vật
như nuôi cá, tôm, rắn, cá sấu, ba ba, thỏ,
gà, bò, trâu, các loại chim, v.v..
- Không mở các khu vui chơi bằng cá, câu tôm,
bắt rắn.
- Không
buôn bán kinh doanh
các món thịt chín được nấu từ các
loài động vật.
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP VIII
- Không
buôn bán kinh doanh người như phụ nữ, trẻ em, thanh niên, v.v..
- Không làm các dụng cụ săn bắn, bắt cá, tôm
(như sản xuất súng, đạn, dao, lưỡi câu, lưới bắt cá, rọ bắt cá tôm) làm bẫy bắt
thú.
- Không làm nghề trung gian buôn bán người và động
vật.
- Không
làm nghề chuyên
chở, vận tải kinh doanh buôn bán người và động vật.
- Không
mở các lò giết làm thịt chúng sanh.
- Không mở các điểm thu mua thịt chúng sanh.
- Không làm các nghề huấn luyện chúng sanh như huấn luyện
các con vật
làm xiếc (nghề này thường xuyên
dùng dây roi đánh đập chúng sanh).
- Không làm các nghề hát cải lương, hát vọng cổ
gợi lên thất tình lục dục của con người làm cho con người đã khổ lại càng khổ
thêm và sống trong ảo tưởng bi quan về cuộc sống.
- Không
nói lời nói
và có ý
nghĩ đồng tình hoặc xúi giục người
khác tự tử, hại người hay hại chúng sanh.
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
- Không
tham gia học
võ, dưỡng sinh, múa
kiếm, múa côn,
múa đao. Vì các môn
này làm cho tâm tánh hay giận tức, nóng lên rồi ỷ có học võ rồi đánh người, đánh vật.
Biết được những điều trên là ác thì chúng ta không
nên có ý nghĩ hay
nói lời nói với
người khác về việc đồng
tình, khuyến khích, xúi giục
hay mừng rỡ vui mừng với
những việc làm ác.
Biết được những
điều trên là ác nên con không làm nữa,
nghĩa là các
ác pháp đã
làm
thì chấm dứt, còn
chưa có thì diệt luôn
không cho xuất hiện nữa. Nghĩa là
khi con bỏ một ác pháp
xuống thì thiện pháp
xuất hiện, nhưng con vẫn
thấy chưa đủ cho nên
con muốn thiện pháp phải toàn vẹn. Mà cái toàn vẹn thiện mỹ thì con thấy chỉ
có Tứ Vô Lượng Tâm
cho nên con đọc sách Tứ vô lượng tâm của Thầy viết và con nhận ra rằng
trong đó toàn
là pháp hành chỉ dạy con cách thức tu tập để làm cho
tâm từ, bi, hỷ, xả xuất hiện. Đầu tiên
con tự viết lại theo
đặc tướng của
con và sau đó mỗi
ngày cố gắng tư duy về Tứ vô lượng
tâm theo dàn bài có sẵn. Bài Tứ Vô Lượng Tâm con tính là chèn thêm vào chỗ này để thấy
được muốn có đạo
đức hiếu sinh thì phải trau dồi tâm Từ, Bi, Hỷ,
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP VIII
Xả, nhưng
vì bài dài
quá cho nên
con làm thành một
bài riêng với
tên là “Quán
Tứ Vô Lượng Tâm”.
Sau khi tu tập
một thời gian con đã nhận ra sự công hiệu của Tứ vô lượng
tâm là luôn luôn biết yêu thương mọi người và mọi loài vật, dù là người đó có hại
mình đi chăng nữa.
Có sống đúng
đạo đức hiếu sinh thì con luôn thấy hài hòa giữa muôn vật, luôn luôn muốn đem hạnh
phúc đến cho mình, cho người và mọi
loài; luôn thông cảm nỗi khổ của chúng sanh;
biết thương xót
chúng sanh đang sống
trong ác
pháp; từ đó những lời
nói và hành động
của con không còn muốn làm
cho ai khổ cả, lúc đó thì làm sao
mà có thể giận dữ với ai được và oán trách ai cả.
Cách áp dụng vào
tu tập: Được
Thầy chỉ dạy phương pháp như lý
tác ý, con hằng ngày nhắc tâm những câu xả ly ác pháp qua thập thiện, bảy kiết
sử, ngũ triền cái và các ác pháp có trong
con. Tại sao con dùng phương
pháp như lý tác
ý. Như con đã
nói tâm con toàn
là ác, do huân tập 30
năm nay
ngoài đời không biết đâu là thiện đâu là ác, do đó con
tự nhắc tâm mình để nhớ mà ly dục ly ác
pháp. Có một lần con đọc sách
nói về kinh doanh
thì người viết sách cũng có kể ra phương pháp tự kỷ ám
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
thị để nhắc
tâm những thói quen tốt. Con tin phương pháp
nhắc tâm sẽ
có hiệu quả cho nên con tu tập nhắc tâm mỗi ngày và đến
khi đã thấm nhuần và hiểu rõ
các ác pháp
con thấy tâm nhạy bén với các ác pháp và xã ly nó. Con nhớ đức Phật
đã dạy rằng: “Với như lý
tác ý ác pháp chưa sanh được diệt
tận, đã sanh thì được diệt trừ, còn thiện
pháp chưa sanh thì sanh, đã sanh thì
tăng trưởng”.
Và con thấy
trong tâm con muốn có từ, bi, hỷ, xả thì chỉ có cách là dùng phương pháp như lý
tác ý thôi.
Mỗi sáng con
đi bộ ngoài công viên và chỉ nhìn xuống đất nhắc tâm “Thân Phật đi kinh hành
tránh giẫm đạp
chúng sanh, thân con đi kinh hành
giống thân Phật, mắt phải nhìn xuống đất để
tránh giẫm đạp
chúng sanh và các
loài thảo mộc”
và khi đi thì con tránh đạp kiến,
giun, các loài côn trùng và cỏ. Sau 1-3 tháng tu tập con thấy tâm con bắt đầu có
lòng yêu thương chúng
sanh. Cơ thể rất nhạy bén khi đi ngoài đường, nếu nghi ngờ dưới đất
có chúng sanh thì chân
tự động tránh
bước sang chỗ khác
hoặc nhảy sang chỗ khác, khi gặp
cỏ cũng không bước
lên cỏ mà
tránh sang chỗ khác, phản xạ rất tự nhiên.
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP VIII
Ngoài ra từ
những hành động cầm nắm bất
cứ vật gì, ngồi, nằm, đứng con đều
nhắc tâm thì sau 1 thời gian
tâm rất cảnh
giác gây hại đến các loài vật ở
khắp mọi nơi.
Hơn nữa khi
con bắt đầu đi công viên, nếu con thấy các
con giun bò ra giữa đường đi, con
nghĩ sẽ có người đạp làm giun chết, con ngồi xuống lấy lá khô bỏ giun lên và
đưa vào bãi cỏ bỏ xuống, có bao
nhiêu giun trên
đường đi con ngồi
xuống và làm
như vậy. Lúc đầu cái
tâm chưa quen có cảm giác sợ người
ta nhìn mình, nói
mình điên, rồi
sau đó có cảm
giác sợ phải gặp giun hay bất cứ con vật nào giữa đường
(vì cái tâm không
muốn ngồi xuống
cứu các loài côn trùng). Con tự nhắc ta đang trau dồi
tâm từ bi thì phải mạnh dạn làm những công việc này, thân này đâu phải của ta
đâu mà ta sợ người ta chê cười, họ
nói gì mặc kệ, phải cứu các bạn
giun này trước.
Từ những
hành động như vậy cộng với thường xuyên quán xét, nhắc tâm về từ, bi, hỷ, xả mà
cái tâm bắt đầu thấm nhuần biết yêu thương
mọi người, biết
thương xót mọi
người đang sống trong ác
pháp, bị tai nạn, bị
tù tội, bị tật nguyền, bị bệnh
hay bị gặp những điều không may mắn.
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
Sau đó
con thấy lời
nói, ngôn ngữ
con dùng hằng ngày cũng thay đổi, biết
nói lời nói yêu
thương mọi người
xung quanh và
chúng sanh hơn, không muốn nói một lời nào làm hại đến chúng sanh.
Giống như
con có duyên với
pháp từ, bi, hỷ,
xả cho nên con thấy
luôn luôn giải
thoát khi áp dụng các phương
pháp này vào cuộc
sống, giảm bớt được tâm sân giận hận thù, ác ý v.v.. Con nghĩ con sẽ cố gắng
trau dồi thêm nữa vì đức Phật dạy phải luôn tăng trưởng thiện pháp.
Sau khi học được
bài lớp chánh
kiến đến bài nhân quả
con người, con nghiệm lại những
hành động ác của con trong quá khứ như bẻ cổ bồ câu làm thịt ăn. Sau này khi đi
làm cho một công ty thì con có tâm
tham, báo giá
mua cao hơn để lấy bớt tiền mua nguyên vật liệu. Cho nên, một lần khi con cầm
tiền của công
ty đi đổi ngoại tệ,
con bị cướp cầm
dao bổ vào đầu mấy
cái chảy máu
và cướp tiền
(đúng là một quả có nhiều nhân). Sau đó con nhìn lại những hành động của mình phải có làm sai cái gì mới bị nhân quả như vậy.
Từ một chuyện bẻ cổ con bồ câu cho đến hôm nay bị người khác đập đầu, chảy
máu và
sau đó con còn bị nhiều vật năng
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP VIII
rơi vào đầu làm
cho thần kinh mắt bị chấn thương
khiến mắt thấy
hai ảnh. Còn
chuyện tham lam tiền thì sau này con cũng bị mất cắp tiền, hay bị lường
gạt. Nhưng vì
con tư duy theo nhân quả, có làm chuyện ác thì phải
chấp nhận lãnh quả
báo ác cho nên con không giận những người hại con,
và sau này khi biết tứ vô lượng tâm thì con còn thương họ nữa. Thầy dạy một
nhân ác thì có nhiều quả, cho nên con nghĩ vì
một nhân giết hại bồ
câu mà bao nhiêu
bồ câu được sanh
ra. Con nghĩ chắc là
đúng như vậy vì sau
này khi đi làm
nghề lái xe
buýt, trong sân bãi đậu xe có vài chục con bồ câu, không hiểu
sao con có ý
cho chúng ăn mỗi
ngày. Con nghĩ phải
có nhân duyên
với nhau thì ngày nay ta
mới gặp chúng,
lúc đó con chỉ nhớ tới hành động giết bồ câu của
con. Chỉ một lần phạm tội
sát sanh như vậy mà
trong đời phải chịu
tai hoạ thật khủng
khiếp, sống chết sao mà dễ thế như một sợi mành.
Con còn nhớ
khi con còn đi làm,
các anh bạn thường mua dê về giết
chiêu đãi con, sau này con nghĩ lại
chính mình bây giờ mặc dầu
đã ăn chay, nhưng vẫn phải nghe tới các câu chuyện ăn lẩu dê,
con nghĩ chắc
là cũng do nhân
quả của con mà
ngày nay con phải nghe
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
những câu
chuyện đáng thương đó, biết đâu những con dê đó chính do mình tạo ra. Rồi một nhân đó tạo ra nhiều quả, khiến
nhiều người trong gia đình ăn, lúc đó trong quả này lại có nhân sanh
ra biết bao
con dê đáng
thương. Đúng là nhân quả trùng trùng, thật ghê sợ.
Thấy rõ được những
hành động ác của
mình thì con càng cố gắng trau dồi tâm Từ,
Bi, Hỷ, Xả nhiều hơn, để chuyển hoá từng ý nghĩ, việc làm và lời nói luôn luôn
thiện.
Mong rằng mọi
người khác cũng thấy được rõ nhân quả
như những gì con
thấy, và
biết cách áp dụng
các phương pháp
hành thực tế trên
vào cuộc sống của mỗi
người. Khi đó mọi người sẽ thấy được hạnh phúc chân thật của
cuộc đời.
ĐÄO ĐỨC
BUƠNG XÂ LY THAM
Là những
hành động không
lấy cắp bất cứ vật gì của người
khác từ vật nhỏ như đầu mũi kim cho đến vật lớn, tài
sản của cải. Không chỉ có
tài sản vật chất
mà kể cả những
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP VIII
sáng kiến của người
khác ta cũng
không được ăn cắp như ý kiến kinh
doanh, ý kiến sáng tạo phát minh, ý kiến ứng dụng khoa học vào đời sống xã hội và những thành
tựu khoa học, sức lao động của người khác v.v..
Chính vì
lòng tham không đáy và không biết quí trọng sức
lao động làm ra
của cải
vật chất của người khác cho nên ta có những hành động và suy nghĩ
vô đạo đức như vậy.
Và cũng chính vì lòng tham đó mà chỉ biết có bản thân thôi,
không nghĩ đến lợi ích chung, không nghĩ đến
lâu dài, không
nghĩ đến tình cảm
giữa người và người và coi thường những hành động sai phạm nhỏ nhặt.
Người có đạo đức
buông xả luôn luôn
tỉnh giác trong từng
ý nghĩ, hành động và lời nói của mình
trong cuộc sống lao động hằng ngày ở nhà, ở nơi làm việc và ngoài phố.
Không được khởi tâm ý chạy theo
những cám dỗ vật chất bên ngoài.
- Khi ở nhà
thì không tham bất cứ vật gì của anh chị em và người thân trong gia
đình. Đừng nghĩ là
vì trong gia
đình nên ta
có thể lấy đồ đạc của nhau xài mà
không thưa hỏi. Trước khi lấy bất cứ vật gì
xài hoặc
ăn uống mà không
phải do chính
bàn tay ta
làm ra
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
hoặc mua về
thì ta nên hỏi xin phép, khi được
phép thì lúc đó mới lấy.
Ví dụ từ
cây viết, quyển tập,
trò chơi, cái
bánh, trái chuối,
cây kem, bịch chè v.v.. Biết được
nhà hàng xóm có trồng cây ăn
trái, dây trầu bà, hoa hồng đẹp to hoặc bất cứ cây kiểng nào thì ta không nên
hái bứt khi chưa xin phép.
- Khi ở nơi
làm việc cũng vậy,
ta
không nên lấy đồ của văn
phòng mà dùng
vào việc riêng cho mình
như cái kẹp giấy, cây
bút, tờ giấy trắng, sử dụng máy
photocopy copy những giấy tờ dùng
cho cá nhân, sử dụng máy điện
thoại của công ty nói chuyện việc riêng.
Khi đi làm thì không nên tới trễ, về sớm,
trong khi làm việc
không nên đọc
báo, mang sách
vào đọc hoặc học
bài, đó là những hành động ăn cắp
thời gian làm việc của
công ty. Ta phải thẳng
thắn nhìn nhận lỗi lầm của mình,
biết xin lỗi khi sai phạm. Muốn lấy bất cứ vật gì dùng cho cá nhân thì
nên xin hỏi cấp trên, khi có sự cho phép
thì lúc đó mới được xài đồ của công ty cho cá nhân.
- Nếu mình
là chủ thì không
được ăn cắp sức lao động của người khác, cố ý tính
toán sai tiền lương. Phải sòng phẳng trên mọi phương diện, thật thà và có đạo đức.
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP VIII
- Không nên
lợi dụng chức quyền, địa vị hoặc
vai trò của
mình trong công
ty mà có ý tham lấy cắp tài sản công ty đem ra ngoài bán,
hoặc khi mua nguyên vật liệu cho sản xuất thì báo
giá cao hơn giá
mình mua cho công ty để ăn chênh lệch bỏ túi riêng. Hoặc khi biết công ty có những
quỹ ngoại giao,
giao dịch tiếp
đãi khách thì ta không nên lợi dụng điều kiện này dẫn người nhà, bạn bè
đi nhà hàng ăn nhậu rồi dùng phiếu thanh
toán tiền đó về công
ty thanh toán.
- Trong đời sống chúng
ta thấy các
công trình xây dựng ngoài
phố như mở rộng
đường, xây dựng đường mới, cầu mới, những công trình đó xài được vài
tháng hoặc vài năm là xuống cấp, nứt nẻ. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư không
làm đúng kỹ thuật, giảm bớt lượng xi măng, sắt thép, gạch để bỏ túi riêng.
- Khi đi
đăng ký số xe thì ai cũng phải bỏ tiền
ra mua số chứ không
phải theo thứ tự
trước sau. Đó
là những hành động lợi dụng
công việc để đẻ ra cách kiếm tiền, ăn cắp thêm tiền của
người dân bỏ
vào túi riêng
của các nhân viên.
- Trong
tu viện khi thấy
thất của mình chưa
có chổi, cốc,
ly, muổng, đũa, bóng đèn,
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
v.v.. còn cốc bên cạnh không
có ai ở
mà có những thứ đó thì chạy qua
đó lấy về, đó cũng là hành động ăn cắp tinh vi.
- Khi
đi nhận những
đồ cứu trợ,
phần mình mình lấy, không được thấy có cái gì dư nhiều rồi tham mà lấy
thêm. Ví dụ, phần mình chỉ có 1 ổ bánh
mì, nhưng trên
bàn còn dư nhiều
thì mình cũng
không tự ý lấy thêm. Muốn lấy thêm thì phải thưa hỏi người
quản lý chứ không được tự tiện.
- Trong cuộc
sống hàng ngày tiếp xúc nói chuyện với bạn
bè trong công
ty, ta sẽ nghe được
những sáng kiến,
dự tính ứng dụng
công nghệ mới, nếu là đồng nghiệp tốt thì cùng hợp sức làm,
còn ngược lại
là đồng nghiệp
ác thì tìm cách hãm hại nhau
giành kết quả nghiên cứu mang tên mình.
- Các công
ty một số nước thường hay nhái mẫu mã của các
công ty lớn làm hàng giả tung ra thị trường.
- Để chạy
đua kinh tế, quân sự,
chính trị giữa các nước trên thế
giới, nhiều nước huấn luyện điệp viên để cài vào các nước khác để ăn cắp những
công trình khoa học, những tài
liệu bí mật quốc gia và những kế hoạch phát triển kinh tế trong mọi lãnh
vực.
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP VIII
- Đối với vấn đề kinh
doanh buôn bán, đóng thuế là nghĩa vụ của người chủ,
nhưng đại đa số ai cũng
muốn trốn thuế.
Thuế nhà nước thu được được dùng vào các mục đích xã hội
xây dựng trường học, thư viện, khu văn hoá, đường phố, công viên, cầu cống, v.v..
Chúng ta phải thấy rõ lợi ích của những việc làm như vậy thì ta
hãy tự nhắc
nhở mình đóng
thuế là đang xây dựng đất nước. Chứ đừng nghĩ rằng
nhà nước muốn cướp
tiền của ta. Việc ta trốn thuế đó mới là hành động ăn cắp tiền của nhà
nước vì trước khi ta
đăng ký kinh
doanh ta đã biết rõ nghĩa vụ của mình là phải đóng thuế.
- Không phải
chỉ có công ty kinh doanh là đóng thuế, tai các nước tư bản mỗi cá nhân đều phải đóng
thuế sau mỗi năm
làm việc. Số tiền
đóng thuế không
phải ít khoảng 15%-35% tùy theo mức
thu nhập. Nhưng
ngược lại khi số tiền
kiếm được trong
vòng 1 năm
không đủ sống (dưới mức qui định
tối thiểu) thì nhà nước không bắt buộc đóng thuế mà nhà nước còn cho thêm. Số
tiền đóng thuế được dùng làm gì thì nhà nước sẽ liệt kê rõ ra cho mọi người thấy
chẳng hạn như giúp
đỡ những gia
đình nghèo, cho tiền trợ cấp
người già, người mất việc,
cho thuốc men, khám bệnh và chữa bệnh miễn phí,
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
người mẹ có
con còn nhỏ, phân phát thức ăn và thức uống cho trẻ em và người già trên 60 tuổi
hàng ngày, sửa
nhà cho các gia
đình có thu nhập thấp, xây nhà ở cho những người có
thu nhập thấp, v.v.. Biết
bao nhiêu những điều lợi
ích khi ta đóng thuế.
Có như vậy thì đất
nước mới giàu mạnh,
người dân biết
yêu thương nhau, do đó ta thấy
người Mỹ họ quí trọng từng sinh mạng một,
và có rất
nhiều hội từ thiện
lớn có tiếng khắp thế giới. Chúng ta nên ý thức việc làm
có giá trị
này và hãy tự nguyện
đóng thuế, cùng nhau mỗi người góp 1
phần sức vào cùng xây dựng đất nước thêm
giàu mạnh. Đừng vì cá nhân ích kỷ mà trốn thuế, khai gian thuế, tìm cách
lèo lách gian lận. Bao nhiêu người cá nhân
hay công ty sau một thời
gian trốn thuế rồi cuối cùng cũng bị sở thuế tìm ra và
bị phạt, hơn nữa thì bị tịch thu tài sản hoặc ở tù.
- Và cũng vậy ta
không nên có những ý nghĩ hay lời nói với người khác về nhưng việc
làm ác trên như khuyến khích, đồng tình, xúi giục, vui vẻ khi thấy người khác
làm ác.
Người sống
có đạo đức buông xả luôn thấy được những hành động phi đạo đức tham lam trộm cắp
này và tránh xa, không vì một lợi ích cho bản
thân mà hại
nhiều người khác.
Vì có
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP VIII
tâm ý tham
lam trôm cắp mà con người thường gặp phải những tình cảnh mất trộm, bị ăn cắp,
bị móc
túi, bị giựt đồ, bị ngồi
tù, bị tố tụng, bị kiện tụng tranh chấp, bị đánh đập, bị chém, giết, bị
bắn, bị thương tật, tai nạn, bị người đời xua đuổi, bị bạn bè xa lánh, ít bạn,
chỉ làm bạn với người xấu v.v..
Kẻ có
tâm ý tham
lam thì luôn luôn sợ
sệt, sống chui rúc trong bóng đêm, ban ngày không dám lò mặt ra, chỉ dám hành sự
vào ban
đêm.
Người sống
có đạo đức
buông xả luôn
biết quí trọng tài sản của mọi người,
vui mừng những gì người khác
có và đạt được, không khởi ý tham vì biết được vạn vật là vô
thường, không có gì trường tồn mãi và
không có cái gì của ta cả. Sự dính mắc vào
tài sản vật chất sẽ làm cho tâm lo lắng, sợ hãi, buồn phiền,
thất vọng và giận dữ. Càng
có vật chất
nhiều thì ngủ không ngon, luôn sợ
mất trộm, đi xa không yên tâm, không
tin tưởng ai để
giao phó, và suốt đời làm nô lệ cho những thứ vật chất
đó.
Hôm nay con
nhận lương, trong tờ phiếu tiền con thấy số tiền nhiều
hơn bình thường, trong tâm con có ý nghĩ là chắc là
công ty nghĩ sao đó mà trả lương cao hơn, chứ không phải là
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
họ làm
sai đâu. Vậy
thì ta cứ ra nhà
băng rút tiền ra xài thôi, chứ
không cần báo lại cho cấp trên đâu. Nhưng khi con quán nhân quả về việc trên
thì con thấy đó là cái tâm tham, biết là công
ty trả tiền dư mà
ta không báo
thì đó là ta tham, ăn cắp tiền của
công ty. Biết được hành
động ăn cắp
là không tốt
thì chắc chắn tâm sẽ xôn xao, khó
chịu, lo lắng, bất an và cái quả của tâm tham lam ăn cắp là bị mất của cải, tiền
bạc, bị đánh đập ăn cắp cướp giật, và là nhân
ác cho bao nhiêu chúng
sanh được sanh ra v.v.. Và tại sao ta phải tham như vậy
vì khi ai biết được
lòng tham của ta
thì thật quá xấu hổ trước mặt mọi người, rồi bị đuổi ra
công ty luôn. Mặt khác, nếu số tiền này mà công ty không trả sai cho con thì có
thể dùng vào nhiều mục đích có ích lợi cho nhiều người, và biết đâu đủ để mướn
thêm người, tạo thêm việc làm cho mọi
người. Vậy thì tại
sao ta lại tham
cơ chứ. Do đó, con quyết
định chiều nay gặp xếp để
trình bày việc này chứ không được gian lận im miệng bỏ qua trường hợp này. Con
nhắc tâm “tiền bạc là
con rắn độc
và đôi giày
rách, tâm tham phải
cút đi khỏi cái
tâm này”. Và con
thấy cái
tâm trở về
thanh thản, an lạc
và vô sự. (Cám ơn Thầy đã dạy cho chúng con về lớp chánh kiến).
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP VIII
Chỉ có bậc
tu hành theo đạo Phật biết buông xả mọi thứ thế
gian là có cuộc sống phóng khoáng nhất, tâm không lo
lắng, không sợ hãi bị mất trộm,
tâm luôn biết đủ và vui
lòng với cuộc sống như vậy.
ĐÄO ĐỨC
THANH TỊNH
Đó là những hành động, lời
nói và ý nghĩ không phạm vào các tà hạnh, tà dâm hay
dâm dục.
Người không
có đạo đức thanh tịnh thì lúc nào cũng
nghĩ đến cái thân của mình, làm
sao cho nó đẹp và được người khác phái chú ý.
Vì vô
minh nên con người
chấp vào cái thân
này là của
mình, là của
ta hay là tự ngã
của ta cho nên suốt cuộc đời lo, chăm sóc, trang sức cho nó, phục vụ và chiều
chuộng nó, nuôi nó bằng đủ loại chất bổ, dinh
dưỡng, ăn uống thái quá chạy theo
các dục ăn, ngủ và
dâm dục. Chính vì vậy mà mỗi mỗi chuyện trên đời ngày
nay đều
có dính dáng nội dung ăn,
ngủ, dâm dục, danh và lợi.
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
Do nhiễm phải
quá nhiều nguồn thông tin về những hoạt động
này
mà con người ngày nay ngoài cái ăn, ngủ, tiền bạc thì ai
cũng xem dâm dục là một phần không thể thiếu được của cuộc sống.
Có nhiều bài
báo nói về lợi ích của nó nữa chứ.
Trong dâm dục thì cũng có chánh hạnh và tà hạnh. Đối
với vợ chồng thì điều đó xem như chánh hạnh, còn ngoài ra khác là tà hạnh như:
- Chồng
hay vợ có ngoại tình với
người khác giới.
- Tự thủ dâm một mình.
Tâm dâm dục thường
thể hiện qua vài
dạng sau:
- Khi thấy bất kỳ người khác giới nào thì muốn
chiếm đoạt họ.
- Thường xuyên nói về cái đẹp và tiêu chuẩn của
người khác phái.
- Thường nói chuyện về các tà hạnh, dâm
dục.
- Thường nói chuyện về người khác giới.
- Thích
tập trung thân cận nói
chuyện
với người
khác giới.
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP VIII
- Thích
ưa nhìn người
khác giới ngoài đường
phố rồi khen
chê, lấy đó làm đề tài
nói chuyện.
- Trong
các chuyện vui cười, kịch hát, cải lương, phim ảnh, truyện cũng lấy nội dung dâm dục làm trò
cười.
- Xem phim ảnh khêu gợi dâm dục.
- Đọc truyện, báo chí hoặc những tập san về
dâm dục càng ngày càng phổ biến khắp nơi.
- Lên internet tìm hiểu về dâm dục qua quảng
cáo, phim ảnh, đọc truyện, tham gia những câu lạc bộ của người thích dâm dục,
v.v..
- Thích
nhìn soi kiếng
khuôn mặt, thân hình
của mình.
Sự bất tịnh,
hôi hám của thân như vậy mà con người cứ mò vào. Họ cho là họ rất thơm vì được gội tắm bằng những loại xà
bông hay mỹ phẩm đắt tiền. Khi ra đường thì nam cũng như nữ xịt dầu thơm
hay trang sức
xanh đỏ vàng lên
để quyến rũ nhau và tự xem
mình rất là thơm,
là đẹp. Nếu
thơm thì đâu cần tắm làm gì, nếu
thơm thì đâu cần xịt dầu
thơm làm gì. Tất
cả chỉ là những cái giả tạo như những ông hề làm xiếc. Những hành động
đó đã là có tính dâm dục trong đó rồi.
Từ trong gia
đình đến ngoài xã hội ở đâu cũng đem những đề
tài nam nữ ra nói
chuyện. Con thấy ai cũng than khổ sau khi có gia đình nhưng vẫn cứ thích
nói chuyện về chuyện tìm người yêu, tìm chồng, tìm vợ, hoặc giới thiệu cô
này, anh
nọ cho nhau. Cái
thân thì hôi thúi, toàn
đồ giả tạo, là
thân vô thường
không phải của mình
mà vẫn cứ tìm
cách thoả mãn
tâm dục chiều chuộng
nó, thấy nó đẹp, thấy
nó khỏe. Cứ nghĩ khi mình lấy vợ
mình sẽ làm cái gì để có hạnh phúc, sẽ
lo cho nhau như thế nào, sẽ sanh bao
nhiêu con, sẽ dạy dỗ
con như thế nào, và mong ước con
mình trở thành ai. Tất cả toàn là ảo tưởng.
Với đạo đức không
thanh tịnh thì
con người mất rất nhiều thời gian cho nó, lãng phí sức lực, tiền bạc,
làm cho tâm u tối, vì chỉ biết sống trong các ý nghĩ về tà hạnh, làm nô lệ cho
tâm tham dâm dục, giống như các loài thú.
Con nhớ khi
con chưa biết Phật pháp, tâm con
luôn sống không
thanh tịnh, hằng
ngày chải chuốt, xức dầu thơm,
thích mặc quần
áo đẹp, thích nói chuyện với người khác phái, luôn luôn ngó nhìn nhận xét bất cứ người khác phái nào. Nếu có dịp
làm quen ai thì làm quen ngay không cần
biết người đó
gia đình có
đàng
hoàng không,
có học thức
văn hóa hay không, cái con quan tâm là làm sao chiếm
được họ, và bằng mọi cách từ dùng tiền bạc, lời nói lừa đảo, vật chất dụ dỗ người ta. Rồi từ từ có một lần con quen cả những người đã có gia
đình và con cái. Nghĩ lại thật
là xấu hỗ với những
hành động không đạo đức của
mình. Sau một thời gian ăn chơi quá độ con mới cảm thấy sức
lực yếu dần không còn như cách đó năm năm. Con mới biết sự nguy hại của những
hành động dâm dục của mình.
Thấy rõ những
tác hại của những hành vi không đạo đức trên
con luôn luôn
phòng hộ mình bằng cách tránh những duyên đưa đến sự sanh
khởi dâm dục như:
- Không nói chuyện với người khác phái.
- Khi thấy những người khác
phái tụ tập nói chuyện thì tránh xa.
- Không
hỏi người khác về chuyện
bạn trai, bạn gái, về chồng, về vợ của họ. Không đi ăn đám cưới, tiệc
tùng, nhậu nhẹt, hay tới các chỗ đông người.
- Tránh
mọi duyên tiếp
xúc với người khác phái.
- Khi ra đường nhìn thấy người khác giới thì quán xương trắng,
quán bất tịnh hôi thúi, quán cái thân vô thường và vô ngã.
- Không
coi phim ảnh,
sách báo, có những hình ảnh khiêu dâm và các truyện cười.
- Tránh soi kiếng thường xuyên.
- Từ bỏ dùng các loại mỹ phẩm.
- Từ bỏ đeo nữ trang, đồ trang sức.
- Từ bỏ tâm
ham thích đi
mua sắm, đi cửa hàng, siêu thị.
- Biết
đủ với quần
áo và các vật dụng khác. Không mua sắm thêm.
- Quyết
từ bỏ ăn những rau
làm sanh khởi sự
dâm dục trong
cơ thể (phần này
con chưa làm được vì mẹ
nấu cơm chay cho con ăn thì
có gì ăn
đó, đôi khi mẹ
vẫn bỏ tỏi,
hành, hẹ, rau diếp cá, nhưng con sẽ không tự ý lấy những rau này ăn).
- Quán
cái thân của
con là bất tịnh
hôi thúi, là vô thường thay đổi (từ từ sẽ mất sinh khí,
sinh lực phục vụ cho sự dâm dục, hoặc quán
bộ phận sinh dục là
vô thường, là bất
tịnh, bất lực...).
Khi con nghe
băng Thầy giảng về người chứng đạo không
còn xuất tinh nữa
và con tin là như vậy. Vì thực tế
trên thân của
con con cảm thấy dần dần sự xuất tinh thưa dần, có lúc con nghĩ là không
còn nữa, nhưng vẫn chưa hết hẳn vì con
biết tâm
con chưa ly dục hết. Thật là
hạnh phúc khi chiến
thắng được tâm
tham dục này. Đối với người đời thì họ sợ không còn khả năng xuất tinh,
nhưng con nghĩ đối với người tu theo đạo Phật
thì đó là một bằng
chứng cụ thể về tâm ly dục, ly ác pháp của bản thân người đó.
Tâm dâm dục
cũng rất tinh vi lắm. Mỗi người đều tự
hào trên thân
thể có chi tiết nào đó
đẹp, cho nên khi có
người khác phái
nhìn mình thì ý liền xuất hiện
“Chắc là
họ để ý đến bộ phận đẹp này của mình”, đó là tâm dâm
dục đó, ta phải quán ngay là bộ phận đó cũng vô thường thay đổi, khi chết
thì cũng trở thành hôi thúi và dùng câu tác ý đuổi ngay.
Một phần
nào nhờ con cạo
đầu, lòi mấy cái
thẹo xấu ra ngoài, ăn chay 1 ngày
một bữa mà thân thể
ốm hơn, mắt hốc
hác. Cho nên ít được ai chú ý và dễ dàng tránh các duyên tham dục nổi
lên.
Khi ngồi
trong cốc tu, các hình ảnh
người yêu cũ cứ
lai vãng hết
người này đến
người khác, thật là xấu hổ khi
bị tâm
dâm dục nó lảng vảng hoài. Con phải quán sự
bất tịnh của thân họ, quán nhân
quả, quán ái kiết sử,
quán xương trắng và
quán cái thân
vô thường để đuổi cho bằng được cái tâm tham sắc dục
này.
Rồi khi ngủ
con cũng thấy tâm sắc dục xuất
hiện, đôi khi nó
còn thấy mình đang làm tình với người
khác phái. Do đó, trước
khi ngủ con phải nhắc
cái tâm “Tâm
phải luôn tỉnh thức
để ly dục,
ly ác pháp,
ly tưởng và
ly các chiêm bao” để con tỉnh thức
mà đuổi cái tưởng
dâm dục đó trong khi ngủ luôn. Còn nếu không được thì khi con thức dậy, con
quán xét cái giấc mơ dâm dục
đó và dùng
tác ý đuổi
đi. Con siêng năng đuổi nó thường
xuyên cho nên con nhận thấy từ từ cái niệm dâm dục hay tưởng dâm dục đó càng
thưa dần.
Ngày nay,
con được học Phật và biết con đường dâm dục là con đường của sanh tử luân hồi, vậy
thì ngu dại gì mà dính
vào, làm khổ mình,
khổ người và khổ bao nhiêu
thế hệ kế tiếp nhau. Con nghĩ ai cũng sợ đến già
không người chăm sóc. Vậy mục đích của người đời vì ích kỷ cá nhân mà sanh con, để sau này con
cái
lo cho khi về
già có phải chăng? Nếu con cái không
lo cho thì sao? Lúc
đó mắng chửi
con hay sao?
Con thấy rằng
khi biết được Phật pháp thì đâu có sợ
sanh, già, bệnh và chết nữa (mặc dù chưa
làm chủ, sanh,
già, bệnh, chết).
Nếu không sợ thì cần
gì ai lo khi về
già đâu, mọi ràng buộc chỉ là những sợi dây ái kiết sử
kéo ta luân hồi hoài
thôi. Một mình sống độc
cư, độc bộ và độc
hành là khỏe
nhất (phần này
con chưa làm được, con chỉ có cảm giác là thích như vậy thôi
và đang chuẩn
bị đến giai
đoạn đó). Có sống
được như vậy
thì thân tâm luôn
luôn thanh tịnh, thanh thản, an lạc và vô sự.
ĐÄO ĐỨC CHÂN
THẬT
Là đạo đức không
nói dối gạt
người, luôn nói lời chân thật, không nói lật lọng, thêu dệt, thêm bớt, phóng
đại, không nói
sai sự thật, không
nói đùa, không
nói dối dù
là điều đó không làm hại ai.
Vì lòng
tham, vì lợi
ích cho cá nhân hay cho người
khác, vì mưu
mô, tính toán có âm
mưu trước, vì che đậy
những việc làm
ác của mình, vì muốn gạt
người khác, vì muốn hại ai, vì
cái bản ngã
kiêu mạn, mà
con người có những lời nói thiếu đạo đức chân thật.
Người có đạo
đức chân thật luôn luôn kiên cường, không sợ một hiểm nguy nào, sẵn sàng đối mặt
với mọi thử thách, vì đã hiểu thành bại của mọi sự việc cũng là do những trò
chơi nhân quả mà thôi.
Người có đạo đức chân thật luôn nói
những lời nói thật chân
lý, không xu nịnh ai, ai sai thì nói sai, ai đúng thì
nói đúng.
Người đời
vì huân tập
quen cái tánh nói dối cho nên họ sợ nghe sự thật, họ nói rằng
sự thật là quá phủ phàng, đau lòng, nhưng đối với người có đạo đức
chân thật thì sự
thật không thể không
nói, có nói
như vậy mới
làm thức tỉnh mọi
người, mới gọi
là thương người,
còn nói dối là lường gạt
người, là có
âm mưu gian dối trong tính toán
và không có tình thương chân thật.
Cũng vì
cái ăn, cái mặc, danh lợi và sắc
dục mà
con người tự huỷ
báng mình, chà đạp
danh dự
mình mà nói lời không
thật thà. Từ đó, khiến cho người khác mất hết niềm tin
vào
mình, xem rẻ
lời nói của
mình, và họ sẽ đánh giá mình
là người không có thể chơi thân được như rác bị vứt đi, đó là do tự
mình hại mình.
Trong cuộc sống
con có vài nhận xét sau:
- Người
nói nhiều, thích
tụ tập nói chuyện là những người thích nói dối.
- Những người buôn bán kinh doanh thì luôn luôn
nói dối.
- Những người bói toán, coi ngày, bói quẻ, coi
tử vi, tướng số, v.v .. là những người nói dối, lường gạt người.
- Những
người làm nghề
kế toán thì không
tránh khai gian
trốn thuế, cho
nên không có đạo đức chân thật.
- Những
người hay nói
chuyện cười, chuyện vui cũng là
những người không có đạo đức chân thật.
Người có đạo đức
chân thật thì phải
biết sợ từng lỗi nhỏ nhặt
trong cuộc sống,
không nên để phạm
vào bất cứ
sai phạm nào,
phải biết xấu hổ,
ăn năn sám hối thì ta
sẽ sống đúng đạo đức chân thật.
Người có đạo
đức chân thật không bao giờ nói dối kể cả những lời nói dối không hại ai.
Nhưng đâu ai ngờ rằng
nó hại mình
đó, vì từ
việc nhỏ huân tập
như vậy thì đến
lúc nào đó ta sẽ nói dối mà không biết.
Nói dối là
tiêu chuẩn cao để đánh giá đạo đức của con người, nếu không có đạo đức chân thật này
thì con người sẽ phạm tất cả
các đạo đức khác.
Có một thời gian
con thích nghiên cứu tử
vi, coi tướng, xem tay, coi phong thủy.
Sau khi biết được chút ít thì bắt đầu nói năng tùm lum, gặp ai
cũng nói cuộc đời của họ. Chỉ biết nhai lại từ những quyển sách mê tín bán đầy
đường đó, mà con không biết mình đang
làm cái nghề lường gạt người. Sau này con nghĩ lại lúc đó sao con ngu thế và
làm cho mọi người sống trong điên đảo, làm hại cuộc đời của họ mà
không biết. Nghĩ lại thật là xấu hổ và ăn năn.
Nhờ vào Phật
pháp mà con hiểu được những cái mê tín trên là
xảo trá và lường
gạt. Nó lường gạt người nói và người nghe luôn. Con luôn nhớ lời Phật dạy “Nếu
các người thấy
có sự tưởng trong lời nói của
Ta thì có sự
nói dối trong Ta”. Lời dạy này của
đức Phật đánh thức con biết rằng tất cả
những điều mê tín trên là ảo tưởng,
không căn cứ,
không cơ sở, ngoài
sự hiểu biết của con người, do đó nó là sự lừa đảo. Vậy mà bây giờ tại
các chùa các vị tăng ni vẫn
chưa hiểu được
câu nói của đức Phật
và biết chắc là các môn mê tín
trên là không phải của đức Phật dạy, vậy
thì phải bỏ xuống
ngay chứ còn giữ đó
làm gì mà gạt
người, hại người,
rồi hại mình luôn.
Chỉ có con
đường của đạo Phật vạch rõ ra cho con thấy phải nhìn mọi vật với con mắt chánh kiến, có chánh tư
duy, có sự hiểu rõ bằng ý thức thì con sẽ sống có đạo đức chân thật. Chân thật
với mình và
chân thật với
mọi người.
Từng hành động,
lời nói và ý nghĩ hằng ngày con
luôn quán xét
xem có sự dối
trá của con hay không, cương quyết
nói những lời chân thật, con không sợ gì
cả. Con có lòng
tin vào Phật, vào lời dạy của Phật
và vào Thầy, do đó con rất vững
tâm. Vì đức Phật có
nói “Người nói dối thì
không bỏ
qua một ác
pháp nào”. Con không muốn sống
trong ác pháp, do đó con phải bằng mọi
cách giữ cho được
đạo đức chân thật này và biết sợ
từng lỗi nhỏ nhặt.
ĐÄO ĐỨC MINH
MẪN SÁNG SUỐT
Là đạo đức biết
tôn trọng mình,
tôn trọng người bằng
cách không đem các
chất có hại vào cơ thể khiến cho
cơ thể suy nhược, làm cho đầu óc
không còn sáng
suốt, mất đi sự
minh mẫn
nhận định các sự việc bằng
ý thức như người
bình thường. Đó
là các thói
quen uống bia, uống
các loại rượu,
ăn uống các thực
phẩm có men
say như cơm rượu, hút thuốc, hút
xì ke ma
túy, uống các loại thuốc ngủ, uống các loại thuốc giúp bớt đau có chất mócphin
trong đó, uống cà phê, uống trà, kể cả dùng dầu xanh và các chất kích thích,
v.v..
Người không
có đạo đức minh mẫn thường hay la lối,
nói năng không
ý tứ, không
suy nghĩ, không biết
tôn trọng người
khác, hay nóng giận mang tính
hung bạo dễ dàng gây sự và rất liều mạng,
chân đi đứng
loạng choạng, tay thì múa may
lung tung, đầu thì lắc qua lắc lại, thân
thể thì như cọng bún.
Các chất độc trên ảnh hưởng
đến não bộ rất
nhiều làm cho trí não
kém đi, mất
trí nhớ dần dần, tánh hung bạo tăng dần vì không còn biết kềm chế cơn sân
giận của mình,
dễ dàng
bị lôi cuốn vào các dục lạc thế gian, luôn thích những cảm giác êm ái, mềm mại,
thích nghe những lời dịu ngọt êm tai, cho nên rất dễ bị dụ dỗ. Họ
không còn phân
biệt được thiện
và ác, tà hay chánh nữa.
Việc chung đụng
tiếp xúc với mọi tầng lớp xã hội hằng
ngày, con người
khó tránh bị những phong tục, tập quán của xã hội huân
tập vào. Ví dụ
như tại Việt
Nam, mỗi chiều
sau những giờ làm việc mệt nhọc đại đa số đàn ông đều kéo nhau tụm lại
thành từng nhóm rủ nhau vào các quán
bia, rượu. Có đủ mọi
quán rượu bia cho mọi tầng lớp người
trong xã hội từ
người đạp xích lô, công nhân viên thường, các trưởng phó phòng, giám đốc hay
khách nước ngoài. Có tiền là sẽ có đủ rượu bia cho những người đó. Do
đó mà
tai nạn nhiều
là do uống rượu bia. Cãi vã, đánh
lộn, chửi mắng, đâm chém nhau cũng do từ rượu bia. Hạnh phúc gia đình tan nát
vợ chồng ly dị, con mất cha hoặc mẹ cũng do rượu bia. Cha mẹ mất con
cái cũng do hút xì ke chích ma túy. Rồi con cái cần tiền hút sách,
cho nên về nhà
ăn cắp tiền của cha me, đi
ăn cướp giựt đồ, ăn trộm, chém
mướn, giết thuê. Ôi thật là thảm thương
cho những con người không có đạo đức minh mẫn.
Những người
thích uống rượu
bia không thể nào không tránh được
giết hại chúng sanh, vì khi uống rượu
bia thì phải có
cái gì để làm mồi, mà mồi đây là thịt các loài chúng
sanh, họ săn lùng đủ mọi loài vật trên
thế gian này từ
con côn trùng gián, dế, bò cạp, rắn, ba ba cho đến các
loài vật quý hiếm, và họ còn tự hào khoe khoang là
đã ăn các loài vật đó rồi. Thật là tội
nghiệp cho những người
bị vô minh
che lấp không có tình thương chúng sanh một chút nào cả. Vậy thì hỏi
tại sao mà không
bị bệnh này, bệnh kia.
Do đó, những người
này rất khó
thuyết phục họ về đạo đức,
vì muốn sống
có đạo đức thì phải đi ngược lại những gì họ đang
làm. Chỉ có khi họ được
biết họ đang bị
bệnh gần chết sống
không bao lâu nữa
thì họ mới chịu từ bỏ những
thói quen xấu đó,
nhưng lúc đó thì
đã trễ rồi, vì lúc
đó các bộ phận
cơ thể bên trong người họ gần như bị hủy
hoại do các chất có hại trên như gan thì
cháy hết, phổi
nám rỗ nhiều chấm
đen, thận thì yếu hư không
lọc được các chất bẩn nữa, mật thì hư, huyết áp thì
quá cao trung bình là 14-18, tiểu đường cao, v.v..
Ngày nay, với cách sống như vậy đã ăn
thâm vào
đầu óc lớp trẻ là phải biết uống bia
rượu khi ra
đời. Vì sao? Vì chỉ qua ly bia hay ly rượu
người ta mới bắt đầu bàn chuyện làm ăn, giao
kèo, mánh mung,
nhờ cậy, biếu tặng, hối lộ. Họ chỉ nghĩ đến danh và lợi chứ họ có
nghĩ đến cái hại của
các chất
kích thích đó
đâu. Có người thì vì miếng ăn hằng
ngày mà đi làm cái nghề uống rượu thay thế cho giám đốc.
Có phải
chăng đời quá khổ và buồn tẻ mà con người
tìm đến những cảm
giác hưng phấn khác, họ
cũng biết hút
thuốc, uống rượu
bia là có hại
nhưng nếu không dùng
các chất kích thích
như vậy thì họ
có cảm giác
như thấy trống trải, tẻ nhạt. Đó
là những thứ dễ dàng kiếm được khi cần
đến mà không
cần phí sức, còn
danh, lợi, sắc
thì phải mất thời
gian và công sức
nên khó hơn.
Do đó, đại
đa số con người
ít ai tránh được sự cám dỗ của
các loại chất kích thích này.
Ai ai cũng
biết rõ cái hại của rượu, bia, thuốc
lá. Con mong
sao đến lúc nào
đó nhà nước ta cũng thấy điều này
mà quyết định đóng cửa những nhà mày sản xuất thuốc lá, rượu, bia và cấm kinh
doanh các sản phẩm trên.
Người có đạo
đức minh mẫn sẽ không bao giờ đụng đến các chất có hại trên, không quyến
rũ hay cám dỗ người khác sử dụng
nó và phải
nên khuyên
răn người khác từ bỏ những chất kích thích này.
Để tránh
rơi phạm vào
đạo đức thiếu minh mẫn ngoài việc thấy những tác hại
của chúng, chúng ta còn nên tránh các duyên đưa dẫn đến
dùng các chất
kích thích này.
Ví dụ như tránh
xa những người
dùng và buôn
bán các chất kích thích này, không tàng trữ, buôn bán các chất kích
thích, tránh ở gần những khu buôn bán các chất kích thích, tránh tham gia
vào các
tiệc tùng chiêu đãi
như đám cưới, đám giỗ, sinh nhật,
đám ma, ăn tân gia, v.v.., tránh tụ họp bạn bè, không cho tặng kính biếu
rượu, thuốc lá, bia cho mọi người.
Người có đạo
đức minh mẫn nên dùng thời gian rãnh rỗi của mình quán chiếu những hành động lời nói, suy nghĩ
hằng ngày của mình để thấy rõ thiện ác, giữ tâm luôn sống trong thiện pháp,
nghĩa là luôn giữ tâm thanh thản, an lạc và
vô sự thì lúc đó đâu có cảm thấy buồn chán và tẻ nhạt.
Con nhớ lại
lúc xưa kia cuộc sống của con không rời khỏi chai rượu, hằng
ngày con đều uống rượu, mỗi tối khi ăn cơm là có ly rượu bên cạnh, trong nhà
lúc nào cũng có rượu bia để khi bạn bè đến thì có cái để vui với bạn bè. Con lấy
rượu làm
niềm vui, để
giải buồn, để
khoe khoang mình không
thua kém ai, để giải sầu,
để chữa
bệnh cảm, bệnh
ho, bệnh ho đàm và đau nhức. Con còn lý luận cứ nghĩ rượu là
nước thì uống dễ dàng không còn khó nữa và khuyên mọi người
như vậy. Rồi dần dần
con thấy trí nhớ không còn minh mẫn
nữa, dễ sân giận với mọi người, nói năng không ý tứ, nói những lời nói hung dữ
thô bạo, không có tính người gì cả như một người không có giáo dục, không phân
biệt được việc
đúng sai, phải
trái nữa, tay
run run khi cầm đũa ăn
mà không sao kềm
được, bản ngã càng
ngày càng cao, không
còn biết tôn trọng
ý kiến của
ai hết, chỉ
nhìn thấy cái sai
của người khác,
luôn phê bình,
chê bai ý kiến của người khác. Nghĩ lại thì thật đáng
thương cho con lúc đó.
Rồi từ từ con nhận
ra sức khoẻ kém dần
đi, khả năng uống rượu không còn như cách đó
5 năm nữa,
và thấy rõ hơn những tác hại của rượu
bia khi nghe nói
nhiều người uống
rượu bia mà bị
tai nạn xe, gan
cháy và chết sớm.
Con lúc đó mới cảm thấy được sự vô thường của vạn vật,
nhưng chưa có khái
niệm cụ thể mà
mới chỉ biết sơ sơ khái quát thôi.
Còn bây giờ
từ khi biết được đạo đức minh mẫn thì con thấy rất hạnh phúc, con không còn cần
phải lo mua rượu, sắm rượu nữa, mà coi nó như
thuốc độc, không
bao giờ nghĩ
là mua những thứ độc đó đem tặng
cho bà con, bạn bè nữa, không đi dự các tiệc tùng, tụ họp cùng bạn bè ăn uống nữa. Sức khỏe
thì càng ngày càng hồi
phục lại, tay
không còn run, chân
không còn yếu và lưng không còn đau nữa. Vì không còn uống rượu cho nên
bạn bè, bà con cũng không mời đi
chơi cho nên tránh
được những nơi đông người tụ tập,
do đó tránh được các duyên xấu.
Ước mong sao cho tất cả mọi người
nhận thức được tai hại khi tiếp
xúc với các chất độc trên, và ta hãy luôn nhắc tâm “Rượu,
bia, thuốc lá, v.v.. là thuốc độc giết
người, tâm ham muốn các chất độc này là ác phải lui đi”.
ĐÄO ĐỨC TỰ
NHIÊN
Là những
hành động sống giản dị, không trang điểm
phấn son, xức dầu thơm,
không ăn mặc
chạy theo thời trang, không ăn mặc màu mè, không nhuộm tóc vàng, đỏ, nâu,
không uốn tóc, ủi tóc thẳng, không
mang đồ trang sức
từ đồng hồ,
cây viết, dây
chuỗi, nhẫn, đeo bông, không mang guốc hoặc giày, dép cao, v.v..
Người có đạo
đức tự
nhiên là người sống giản dị không cầu kỳ, không bao giờ phải
nghĩ chăm lo tô điểm, săn sóc, bận tâm cho cái thân hôi thối này.
Người có đạo đức tự nhiên hiểu rằng thân này là vô thường,
là thay đổi, là bất tịnh, là vô ngã không phải của họ, không phải là họ và
không phải là tự ngã của họ.
Cho nên, không để mất thời gian
làm chi cho nó.
Cuộc sống
đơn giản, giản dị làm cho thân tâm
luôn nhẹ nhàng
thanh thản. Ai sống với đạo
đức tự nhiên thì sẽ
có được sự thanh
tịnh này. Không cần để ý đến lời khen chê và danh lợi cũng không cần.
Người không
có đạo đức tự nhiên là người có tính dâm
dục và có tính ham muốn sắc dục. Luôn luôn muốn mọi người để ý tới mình, thích người
khác khen. Thích
gần và giao
du với người khác phái.
Tâm dục
là tâm của
sanh tử luân hồi, là tâm đau khổ.
Con làm nghề
lái xe cho những người
già và bệnh tật,
cho nên có lần con chở những người già yếu phải đi bằng gậy. Vậy mà
có khi mỗi tuần họ vẫn đi tiệm
uốn tóc, chăm sóc tóc
1 lần. Con
nghĩ là thân thể họ đã không còn gì
nữa để trang
điểm, bây giờ chỉ còn lại bộ tóc là có thể chăm lo cho nó đẹp thôi, cho nên họ
tận dụng đến giây phút cuối cùng của cuộc
đời làm đẹp được
gì cho thân thể họ thì
họ làm.
Đúng là tâm dục của con người
biến con người trở nên con rối trên sân khấu mà không biết.
Người có tâm
dục thì bản ngã cao lắm, họ ít để ý đến người xung quanh, chỉ biết họ thôi, họ xức dầu thơm
thì rất nặng mùi,
làm người khác nghẹt cả mũi,
trang điểm thì loè loẹt như con công, thân già như khúc gỗ khô nhăn nheo mà vẫn
thích đeo đủ loại trang sức với đủ màu sắc.
Con nghĩ rằng chắc họ muốn
khi chết họ cũng đẹp như tiên,
cho nên bên Mỹ họ có tiết mục trang điểm cho xác chết. Những người này khi ai đụng
đến họ trái ý phật lòng thì họ nghĩ là bị xúc phạm và rất hay giận dữ
và nóng tính.
Người có
tính dâm dục hay khen chê người khác
qua hình sắc
bên ngoài, đánh
giá con người chỉ qua bề ngoài
thôi.
Tiếp xúc nhiều
với nhiều người là môi trường dễ bị ảnh hưởng tâm sắc dục và ưa thích nhận xét
người khác, xem
phim, đọc báo phụ
nữ nhiều cũng là các nguồn làm khêu gợi tâm sắc dục của con người. Do đó con rất
tránh những nguồn kích
thích đó. Quyết
từ bỏ tâm ham
trang điểm, lo cho
cái thân
này, và con cạo
tóc ngắn để
không cần phải
lo cho nó. Vì khi có
tóc thì phải soi kiếng, chải đầu. Khi soi kiếng thì bắt
đầu nhìn những
bộ phận khác trong cơ thể, xem chỗ nào cần sửa lại
cho chỉnh tề hơn. Do
đó, chiếc gương soi
cũng là thêm một duyên làm cho tâm dục phát khởi.
Nhiều khi
con nghĩ thật là tội nghiệp cho những
người bị
mê say trong dục vọng, có một chút rãnh thời gian nào thì lo
cho cái thân hôi thúi này, nhất là mỗi lần mà họ được ai mời đi tiệc. Toàn là
những thứ giả đắp vá chỗ này chỗ kia mà họ không thấy. Đôi khi con nghĩ nếu họ
hỏi con họ có đẹp không thì con nghĩ là
cái đồ trang sức đẹp chứ
thân họ thì có
gì đâu mà đẹp,
thì biết trả lời
sao đây, chắc là
im lặng thôi.
Đạo đức tự nhiên
giúp cho con cởi bỏ mọi
ràng buộc vật chất, thấy rõ
tất cả chúng
là đồ giả, và con mới hiểu câu Phật
nói “Do
vô minh nên con người mới có những
hành động điên cuồng này”.
Dù cho
chúng ta có
ăn mặc, sửa
soạn trang điểm như thế nào đi chăng nữa, cũng không qua được
mắt của người có trí, hiểu biết cái thân này là hôi thúi, bất
tịnh như thế nào. Rồi cuối ngày
người đó cũng rữa
mặt, quét hết các
lớp sơn xuống,
lòi ra lớp da
nhăn, mụn nhọt, giống như màn kịch
cuối ngày đã tàn thì rửa mặt thôi. Rồi
sáng ngày mai họ lại bắt đầu đóng một vai mới, lại bắt đầu trang điểm, mặc quần
áo đủ
màu để chuẩn bị ra sân khấu đóng
tuồng.
Nếu ai hiểu
rõ điều này thì hãy bỏ dẹp xuống những trò hề đó
đi, sống tự
nhiên. Cha mẹ sanh ra ta có
khuôn mặt như thế nào thay kệ,
ta hãy tập học và sống đúng đạo đức, luôn nghĩ, nói và làm điều thiện thì tâm
ta luôn vui vẻ và hạnh
phúc. Cái hạnh
phúc đó là
chân thật, còn cái hạnh phúc bằng trang điểm là giả, không thật
và chỉ làm
trò cười cho người khác thôi.
ĐÄO ĐỨC TRỈM
LẶNG
Là đạo đức
thích sống ở nơi yên lặng, yên vắng, tôn trọng sự yên lặng và
đem lại sự yên lặng cho mọi người.
Người có đạo đức trầm lặng
này thường thích sống một mình,
sống một mình
là sống cho mình,
có thời gian
nhìn lại tâm
mình, phân tích từng tâm niệm, thấy được những nhược điểm mà sửa sai.
Nhược điểm ở đây được nhắc tới là ác pháp chứ không phải là sai là đúng. Vì nếu
ta nhìn sự việc dưới con mắt đúng
sai, thì ta rất dễ và
coi chừng đang chạy
theo dục vọng mà không biết.
Có sống một
mình thì luôn muốn tìm hiểu những cái
hay của đời
và thích thân cận các bậc trí thức giải thoát, giúp ta khai mở,
hiểu rõ những chân lý của cuộc đời.
Có sống
đúng đạo đức trầm lặng
thì tâm luôn quán xét những hành động hằng ngày xảy ra với mình
và xả bỏ những ác
pháp, đem lại sự thanh thản, an
vui và vô sự cho thân tâm.
Người không
thích sống trầm
lặng thì luôn bị đời sống vật chất,
tiền bạc, của cải, ăn,
uống, sắc,
danh và lợi lôi cuốn chạy theo hết ngày này qua ngày khác cho tới hơi thở cuối
cùng.
Họ chỉ
là những người
đóng tuồng trên sân khấu, hết kịch bản này đến kịch bản
khác. Họ bị nhân
quả xỏ mũi dẫn đi
mà không biết, đang làm nô lệ
cho nhân quả sai sử mà không biết. Rồi bao nhiêu ác pháp xuất hiện,
trùng trùng sanh khởi liên tục. Rồi hằng giây, hằng phút họ tạo thêm
bao nhiêu nghiệp mà
không biết, trừ những phút ngủ nghỉ mà thôi. Thật là đáng thương cho những
người như vậy!
Về phần con,
muốn có được đời sống trầm lặng thì con suy tư quán xét và từ bỏ các duyên
ác như
không xem ti vi,
không nghe radio, không xem phim ảnh, xem báo chí, đọc truyện, đọc sách
các giáo phái
khác, không đi mua
sắm, tránh các duyên tiếp xúc với bạn bè như không đi chơi viếng thăm ai cả,
không gọi điện thoại hẹn hò ra
ngoài, rất sợ người khác
kiếm mình hoặc họ gọi điện
thoại cho mình vì con
thấy rằng các đề tài
nói chuyện toàn là những vấn đề hạ liệt không à. Và con chỉ thích
ở nhà một mình, khi đó
dù cho ai có gọi điện
thoại đến thì cũng không
muốn nghe, trừ những
lúc xả nghỉ.
Bởi vì
đó là các
nguồn kích dục,
cám dỗ tâm tham,
sân, si của
con người. Người
mà thích coi ti vi là
người dễ bị
ô nhiễm, cám dỗ
bởi đủ loại quảng cáo, tranh ảnh, tuyên truyền, làm cho tâm
dục chạy theo những cái
đó, khởi tâm tham sân si lên mà không biết.
Biết được những
nguy hiểm này mà ngày xưa đức Phật đã đề ra giới
cấm xem, nghe ca hát
hay tự hát.
Do đó, cuộc sống sẽ trở nên trầm lặng, không bị ai quấy rầy.
Có sống
như vậy và thấy lợi
ích của đạo đức trầm lặng thì con cũng
tôn trọng sự trầm
lặng và đời sống của người khác. Sống trong xã hội thì con có ý thức không làm
phiền hàng xóm. Còn trong tu viện con nhớ lại lúc sau này con về
tu tập không
giữ đúng hạnh độc cư, thích
nói chuyện với mọi người.
Con xin sám hối với Thầy về
chuyện này và hứa rằng
sau này sẽ không còn tái phạm nữa.
Con nghĩ người
có đạo đức trầm lặng thì không thể nào sống tại trung tâm thành phố được vì
trong thành phố
quá là ồn
ào, có nhà bật
xem phim cả ngày,
có nhà thì nghe nhạc, có nhà
thì hát karaoke, có nhà thì là
nơi sản xuất, có
nhà thì tiếng trẻ
con đùa vui, có nhà
thì bán buôn ồn ào người ra vô, cộng với những
người bán rong
rao bán cả
ngày, tiếng xe máy chạy
ra vô qua lại cộng vời tiếng
còi của xe nữa,
v.v.. Do đó, những người
sống tại thành phố và các khu đơng dân cư sẽ không có
đạo đức trầm lặng. Tâm họ luôn
luôn phóng dật
suy nghĩ hết cái này đến cái khác và chạy theo những suy nghĩ đó, không
lúc nào nằm yên một
chỗ.
Có bao giờ
con người nghĩ là tại sao tâm luôn luôn suy nghĩ, luôn luôn muốn
làm một cái gì, còn bình thường không muốn
làm cái gì thì tâm có yên không? Và tại sao cái tâm nó thích động thế? Nguyên
nhân do cái gì?
Tất cả đều
do cái dục, lòng ham muốn của con người. Nếu
diệt trừ được dục
thì chắc chắn tâm sẽ yên lặng thôi các bạn à. Đó là sự thanh thản, an lạc và
vô sự mà mọi người
đều hướng tới, nhưng
có ai đạt được đâu
vì không ai chỉ
dạy cho.
Nhưng mọi người không ngờ cách đây hơn
2500 năm đức
Phật đã nói lên điều này qua bài Tứ Diệu Đế
là bốn chân lý của loài
người. Vậy mà suốt từ đó đến nay không ai biết triển khai nó vào cuộc sống,
thật là tiếc cho con người.
Người có Đạo
đức trầm lặng là người sẽ không làm khổ mình
và không làm khổ
người.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!