Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 6 -7

û          õ                   Ï


NGƯỜI HƯC NHIỀU KHƠNG BẰNG NGƯỜI TU TẬP


LỜ I PHẬT DẠY

- 19 -

“Dầu tụng nhiều kinh điển Không hành trì, phóng dật Chẳng khác đếm bò người Không hưởng Sa Môn hạnh”.
- 20 -

“Dầu tụng ít kinh điển Nhưng y giáo phụng hành Từ bỏ tham,  sân, si
Giác tĩnh tâm giải thoát Không chấp trước, hai đời Tất hưởng Sa Môn hạnh”.
(Kinh Pháp Cú: I.Yamakavagga.
Phẩm Song Yếu)


CHÚ GIẢ I:

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VI


Hai bài kệ thứ 19 và thứ 20 này: Nếu dù
người  nào  có  tụng  nhiều  kinh điển  cũng  chẳng có lợi ích gì, chỉ có tu hành từ bỏ tham, sân, si thì mới có lợi ích, mới có sự giải thoát.
Theo con đường tu tập của Phật giáo thì không  có  tụng  kinh ê  a như  các  vị  giáo  sĩ  Bà La  Môn  gọi  là  “tán  tụng”.  Chữ  tụng  ở  đây  có nghĩa  là  học  kinh  điển.  Học  nhiều  kinh điển mà  không  tu  tập  ngăn  ác  diệt  ác  pháp,  không ly dục ly ác pháp như trong bài kệ này nói: “không hành trì” thì chẳng có gì lợi ích.
Trong  kinh Sonadanda  Đức  Phật  đã   bài bác  tụng  niệm  một  cách  ráo  riết.  Trong  giới luật  đức  Phật  cấm  ca hát.  Tụng  niệm  là  một hình  thức ca hát.
Không ly dục ly ác pháp thì tâm sẽ phóng dật. Tâm phóng dật thì dù có hiểu rộng biết nhiều kinh điển của Phật cũng chẳng có lợi ích gì, chẳng thấy được sự giải thoát nào. Chẳng nếm được mùi vị giải thoát của Đạo.
Cho  nên,  người  học  nhiều  kinh sách,  có cấp  bằng  này,  có  cấp  bằng  kia mà  không  chịu hành trì ngăn ác diệt ác pháp, thì người ấy chỉ là người nói láo có sách vở.
 Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
Vì  thế,  bài  kệ  ví  như  người  chăn  bò  chỉ biết đếm bò cho chủ.

“Chẳng khác đếm bò người

Không hưởng Sa Môn hạnh”

Đúng vậy, lời dạy này rất đúng, chúng tôi đã từng gặp các quý Thầy, từng học trong các Phật học cao đẳng, từng học các trường đại học Phật  giáo,  đậu  bằng  tiến  sĩ  Phật  học,  nhưng tâm quý Thầy từng phóng dật, vì thế cuộc đời của quý Thầy chẳng biết được mùi vị giải thoát như  thế  nào.  Mà  chỉ  loanh  quanh  trên  chữ nghĩa  kinh sách  và  đến  khi chết  trong  bệnh tật, đau khổ  một  cách rất  oan uổng một  đời  tu học Phật pháp.
Họ  viết  sách  giảng  kinh chỉ  là  kiến  giải học giả. Người trước nói sao thì người sau kế thừa  nói  vậy,  chứ  chẳng  dám  sửa  sai  dù  một chữ, một lời hay một ý, họ chỉ biết một chữ, “vâng   vâng,   dạ   dạ”   làm   theo   cách   “cha truyền con nối” hay “Tổ Tổ truyền nhau”, chứ có tu hành đâu mà dám sửa sai ai.
Học  để  hiểu  biết  nghĩa  lý  thâm  sâu  của kinh sách cũng  như học  để  hiểu  biết  pháp  nào của  Phật  dạy,  pháp  nào  của  Tổ  dạy,  để  tránh xa những pháp tà ngoại ấy, là sự học kinh sách

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VI
như vậy  mới  có  lợi  ích. Còn  học  kinh sách  chỉ hiểu chung chung cái nào cũng cho là của Phật dạy thì người  học  kinh  sách  như  vậy  là  người vô  minh,  không  biết  sai  đúng,  giống  như  con chim  học nói, chứ chẳng hiểu  nghĩa; giống như con thú chỉ biết ăn mà không biết mùi vị.
Còn kinh sách đúng của Phật dạy, chỉ học hiểu  cho nhiều  mà  không  thực  hành thì có  ích lợi gì cho sự học đó đâu.
Học  kinh sách  để  đi  nói  láo  thì học  kinh sách  mất  công  sức  mà  còn  thêm  tội  lỗi  (tội vọng ngữ).
Mục  đích  kinh sách  dạy  cho đời  là  để  tu tập, là để sống cho đúng đạo đức làm người, không  làm  khổ  mình,   khổ  người,  chứ  không phải  kinh sách Phật  để  chúng ta học  hành thi lấy cấp bằng cao đẳng, đại học v.v..
Người  ta  xem  kinh  sách  Phật  như  một môn học về Phật giáo, giống như các môn học khác ngoài đời. Theo thiển nghĩ của chúng tôi hiểu: Lời Phật dạy không phải là một môn triết lý học suông, mà là một đạo đức nhân bản sống động đem lại sự an vui, hạnh phúc cho mọi người. Vì vậy, học để sống đạo đức, chứ không phải  học  để  hiểu  biết  suông;  để  đi  tranh luận hơn thiệt với mọi người.
 Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
Chúng ta học ít nhưng học tới đâu áp dụng thực hành tới đó và sống cho đúng đạo đức làm người không làm khổ mình,  khổ người, thì mới thấy được sự lợi ích của lời dạy này:
“Dù tụng ít kinh điển Nhưng y giáo phụng hành Từ bỏ tham,  sân, si
Giác tĩnh tâm giải thoát Không chấp trước, hai đời Tất hưởng Sa Môn hạnh”.
Bài  kệ  tuy  đơn giản  nhưng  chúng  ta càng
đọc càng thấm thía cho cuộc đời tu hành. Nếu chúng ta không chịu đọc kỹ lại những lời dạy này,  thì dù  có  tu  cũng  sẽ  tu  sai  pháp,  tu  sai pháp là tại chúng ta không chịu hiểu kỹ, chứ không  phải  tại  đức  Phật  dạy  sai.  Bài  kệ  này, đức  Phật  đã  cảnh  giác  chúng  ta trong  hiện  tại và những người về đời sau nữa, để tránh đi những  loại  kinh  kiến  giải,  tưởng  giải  của  các nhà học giả biên soạn viết xưa nay như: kinh sách Đại Thừa và Thiền Đông Độ.
Những bài kinh Pháp Cú này đã  xác định cho chúng  ta  biết  sự  học  và  sự  tu  khác  nhau chứ  không  giống  nhau.  Sự  học  chỉ  giúp  cho
 ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VI
chúng ta hiểu biết để tu tập, chứ không phải sự học  là  chính,  sự  học  chỉ  là  vấn  đề  phụ,  sự  tu mới là vấn đề chính.
Sa Môn hạnh, tức là Sa Môn quả. Sa Môn quả là kết quả của sự tu tập. Nó để dành riêng cho những người tu tập, chứ không dành cho người học nhiều, hiểu rộng. Người tu tập sẽ có kết quả thanh thản, an lạc và vô sự. Kết quả đó sẽ   hiện  thực  rõ   ràng  qua  hành  động  thân, miệng,  ý  tức  là  oai  nghi  tế  hạnh  trong  cuộc sống  hằng  ngày  của  một  vị  tu  sĩ,  mà  người  ta gọi là Thánh hạnh.

KHÔNG PHÓNG DẬT
LỜ I PHẬT DẠY
- 21 -
“Không phóng dật, bất tử Phóng dật, phải tử sinh Không phóng dật, không chết Phóng dật, như  chết rồi”.
- 22 -

“Biết rõ sự thật ấy Người trí không phóng dật Hoan hỷ không phóng dật An vui trong cõi Thánh”.
(Kinh Pháp Cú: II. Appamàdavagga.
Phẩm Không Phóng Dật)
CHÚ GIẢ I:
Muốn  tâm  không  phóng  dật,  chỉ  có pháp  độc  cư là  đệ  nhất.  Nếu  ai  giữ  gìn  được
 ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VI
pháp độc cư thì sớm muộn gì người ấy tâm cũng sẽ không phóng dật.
Bài   kệ   thứ   21,  đức   Phật   đã   xác   định: Người  không  phóng  dật  là  người  bất  tử,  là người  sống  mãi  muôn  đời.  Đức  Phật  cũng  nói: “Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”.
Cho nên, người thích hội họp, thích nói chuyện, thích tranh luận là người phóng dật; người hay làm thơ văn, viết thư thăm viếng gia đình, bạn  bè…;  người đọc  kinh sách, nghe băng là  người  phóng  dật.  Người  phóng  dật  là  người tu  tập  không bao giờ  có  kết  quả  tốt, chỉ  tu  tập lấy có hình  thức thường dậm chân tại chỗ.
Phóng dật có nghĩa là tâm hướng ra ngoài hay chạy theo các pháp trần.
Đức Phật dạy 42 bài kệ nói về tâm không phóng  dật,  giống  như  con tê  ngưu  một  sừng. Con tê ngưu một sừng là một loài thú vật sống một  mình.  Khi lớn  lên  đến  tuổi  trưởng  thành, thì loài vật này bỏ gia đình  cha mẹ, anh em và chị  em. Không  giao  kết  bạn  bè  với  ai  cả  chỉ sống  một  mình  trong  một  khu  vực  riêng  biệt. Vì  thế,  đức  Phật  dạy:  “Người  sống  độc  cư như con tê ngưu một sừng”.
 Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
Các pháp dạy tâm không phóng dật như: Định niệm  hơi  thở,  Định sáng  suốt,  Định vô lậu,  Định chánh  niệm  tĩnh  giác,  Tứ  niệm  xứ trên  Tứ   niệm  xứ  để  khắc  phục  tham  ưu  và Thân hành niệm.
Trong  bài kệ thứ 21 này, đức Phật đã  xác định rõ ràng sự bất tử hay nói cách khác là sự ra khỏi  sanh tử,  chỉ  duy nhất  là  làm  sao phải đạt cho được kết  quả  là  “tâm  không  phóng dật”.
Cho nên, dù  tu muôn vạn pháp  môn cũng chỉ thực hiện tâm không phóng dật. Nhưng chúng ta phải biết tâm không phóng  dật là do xả ly dục và ác pháp, chứ không phải  do ức chế  tâm.  Chỉ  có  xả  ly  tâm  tham,  sân,  si  mới có sự giải thoát chân thật.
“Không phóng dật bất tử”

Người không phóng dật là người thoát ra vòng  sanh  tử,  nhưng  tu  tập  tâm  không  phóng dật   không   phải   là   một   việc   dễ    làm.   Phải không các bạn?
“Phóng dật phải tử sanh”

Hiện giờ ai ai tâm cũng phóng dật, vì thế mà  mọi  người  đều   phải  chịu  trong  qui  luật sanh tử.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VI


Thưa các bạn, nếu tâm các bạn còn phóng dật  thì các  bạn  chưa được  an ổn  đâu.  Tại  sao
vậy?

Vì bệnh tật và tử thần sẽ đến viếng thăm các  bạn,  bất  cứ  giờ  nào  khi chúng  muốn.  Nên đức Phật bảo: “Phóng dật như chết rồi”.
Các bạn hãy đọc bài kệ thứ 21 này mà suy ngẫm về sự tu tập của các bạn.
Hiện  giờ  tâm  các  bạn  có  còn  phóng  dật hay không? Nếu còn thì các bạn hãy tu tập cho đúng cách để tâm không phóng dật. “Không phóng dật bất tử. Đúng vậy, mục đích của chúng  ta  phải  đạt  được  tâm  không  phóng  dật, vì tâm không phóng dật là tâm bất tử mãi mãi thường hằng.
Tâm không phóng dật là có Bảy năng lực Giác  Chi  xuất  hiện.  Do Bảy năng  lực  Giác  Chi xuất hiện mà đức Phật dạy: “Tâm thuần tịnh, định tĩnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng”.
Nếu  tu  tập  mà  tâm  các  bạn  chưa  thấy Bảy  Giác  Chi  xuất  hiện  là  do tâm  của các  bạn còn phóng dật, còn phóng dật  là  các bạn đã  tu sai,  tu  không  kỹ  lưỡng  hoặc  các  bạn  tu  tập  đã lọt vào thiền Đại Thừa hay Thiền Đông Độ.
 Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
Nếu tâm bạn không phóng dật trong lúc tu tập,  khi xả  ra thì phóng  dật.  Đó  là  bạn  tu  tập ức chế bằng những pháp môn “Chẳng niệm thiện niệm ác” của Thiền Đông Độ. Do tu ức chế tâm như vậy nên Bảy Giác Chi không xuất hiện. Bảy Giác Chi không xuất hiện thì bạn không có đủ năng lực nhập các định, làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.
Chúng  ta  nên  trở  lại  câu  kệ  đầu  trong phẩm “Song Yếu”.
“Tâm dẫn đầu mọi pháp

Tâm làm chủ, tâm tạo tác”


Khi chúng ta biết được tâm dẫn đầu mọi pháp, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Thì chúng ta phải  biết  áp  dụng  vào  pháp  tu  Tứ  Chánh  Cần thì ngay liền có giải thoát. Ngày xưa khi chúng tôi  đọc  đến  hai  câu  kệ  này  và  nhớ  đến  pháp như lý tác ý của Phật dạy thì chúng tôi như bắt được  của  báu.  Nhờ  nó  mà  hôm  nay  chúng  tôi mới  được  yên tâm  ngồi viết sách đạo đức nhân bản  -  nhân  quả  để  giúp  cho mọi  người  sống thoát ra khổ ải của cuộc đời.
Và khi biết rằng: Tâm không phóng dật là bất  tử,  là  không  chết,  biết  rõ  như  thật  điều này, thì chúng tôi đã cố gắng giữ gìn tâm mình

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VI
bằng mọi cách, dùng mọi pháp, nhưng rất cảnh giác  không  được  ức  chế  tâm,  để  xả  tâm  dục  và ác pháp. Và cuối cùng tâm không phóng dật.
Chúng ta là những người tu theo đạo Phật, được  xem là  những  người  trí tuệ,  những  người trí tuệ  xem sự  phóng  dật  của  tâm  là  một  điều tối   kị  nhất   trong  đạo   Phật.  Muốn  làm  chủ sanh, già, bệnh, chết mà tâm còn phóng dật thì chẳng bao giờ làm chủ được.
Cho nên,  giữ  gìn tâm  không phóng dật  là một điều  rất  hoan hỷ  cho cuộc  đời  tu  hành của mình.  Khi tâm thuần thục không phóng dật thì một trạng thái an lạc vô cùng hiện đến, đầu óc rỗng  rang,  khiến  cho  hành  giả  tưởng  chừng mình  đã được vào thế giới thần tiên.
Đúng  vậy,  nếu  tâm  ai  không  phóng  dật, mới thấy sự an vui trong cõi Thánh.
Chỉ có tu tập giữ gìn tâm đừng  cho phóng dật.  Chỉ  có  tâm  không  phóng  dật  mà  sao các bạn tu chẳng vào được?
Nếu  với  sự  nhiệt  tâm  tinh cần  tu  tập  của các bạn, thì chúng tôi tin chắc rằng: các bạn sẽ vào cõi Thánh dễ dàng như trở bàn tay. Bài kệ trong kinh Pháp Cú này đã xác định:
“Biết rõ sự thật ấy
 Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
Người trí không phóng dật”
Khi biết rõ sự thật ấy, người có trí quả quyết, nhất định bằng mọi cách, chúng ta phải giữ gìn tâm không phóng dật.
“Hoan hỷ không phóng dật
An  vui trong cõi Thánh”
Như vậy, con đường tu tập giải thoát của đạo Phật đã xác định rõ ràng: “tâm không phóng dật”. Tâm không phóng dật là một điều hết  sức  quan  trọng  trong  sự  việc  tu  tập  giải thoát sanh tử luân hồi. Được xem nó là đệ nhất pháp.


THIỀN ĐỊNH

LỜ I PHẬT DẠY
- 23 -
Người hằng tu thiền định Thường kiên trì tinh tấn Bậc trí hưởng Niết Bàn Đạt an tịnh  vô thượng”.
(Kinh Pháp Cú: II. Appamàdavagga.
Phẩm Không Phóng Dật)


CHÚ GIẢ I:

Bài   kệ   thứ   23  đức   Phật   khuyên   mọi người phải  hằng tu  thiền định. Vậy thiền định ở đây là loại thiền định nào?
Bài kệ thứ 23 nằm trong phẩm không phóng dật. Như vậy rõ ràng tâm không phóng dật là thiền định, chứ không phải ngồi hít thở, hay niệm  Phật  nhất  tâm,  giữ  tâm  không niệm là thiền định.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Ở  đây, đức Phật chỉ khuyên chúng ta hằng tu  thiền  định,  nhưng  vì  trong  đời  sống  của chúng ta có nhiều loại thiền định như: Thiền Yoga, thiền  Xuất  hồn,  thiền  Vô  vi,  thiền Công án, thiền Đại Thừa, thiền Tổ Sư, thiền Nguyên Thủy, thiền Tối Thượng Thừa, thiền Mật Tông, thiền  Tịnh  Độ  Tông,  v.v..  Với  một  số  thiền định như  thế  này,  thì chúng  ta  biết  loại  thiền định nào cho đúng, để tu tập tâm không phóng
dật?

Do hiểu nghĩa tâm không phóng dật cạn cợt,  nên  phần  đông  người  ta  tu  ức  chế  tâm không còn niệm thiện niệm ác.
Như  kinh Pháp  Bảo  Đàn  đã  hiểu  sai  tâm không  phóng  dật  là  tâm  không  niệm  thiện, niệm ác. Tâm không niệm thiện ác là một lối thiền  ức  chế  tâm,  đó  là  đường  cùng  của  thiền định  ngoại  đạo  tiến  thoái  lưỡng  nan.  Tu  đến chỗ vô niệm thì người ta không còn chỗ tu nữa. Nhưng  nhìn  lại  đời  thì cũng  chẳng  ra đời,  đạo cũng chẳng ra đạo.
Như trong kinh Bát Chánh Đạo, đức Phật đã chỉ rõ loại thiền định nào để chúng ta tu tập không sai, đó là Bốn Thiền hữu sắc. Trong Bát Chánh  Đạo  Bốn  Thiền  là  Chánh  Định. Trong

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VI


Bốn  Thiền  thì Sơ Thiền là  loại  thiền  định thứ nhất.
Loại thiền định thứ nhất chỉ có tu tập ly dục ly ác pháp. Ly dục ly ác pháp chính  là tâm không phóng dật.
Tóm lại, tu tập thiền định là tu tập tâm ly dục  ly ác  pháp.  Ly  dục  ly ác  pháp  mà  không dính  mắc vào năm chi Sơ Thiền thì đó là nhập vào  bất  động  tâm  định.  Trạng  thái  bất  động tâm định là trạng thái Niết Bàn.
Đức Phật dạy: Người hằng tu thiền định, tức  là  hằng  tu  tập  Sơ Thiền,  tu  tập  Sơ Thiền chỉ  có  nhiếp  phục  tâm  để  tâm  ly dục  ly ác pháp,  có  ly dục  ly ác  pháp  thì tâm  mới  không phóng  dật,  mà  tâm  không  phóng  dật  là  Niết Bàn tại thế gian trong cuộc sống này.
Bài kệ này rất quan trọng là chỗ xác định được  “thiền  định”.  Nếu  xác  định  đúng “Chánh định”  thì sự tu tập mới có kết quả đúng. Kết  quả đúng thì mới  có  những năng lực làm  chủ  sanh,  già,  bệnh,  chết.  Còn  nếu  xác định  sai  “Tà  thiền”  thì tu  tập  chẳng  có  kết quả gì, thì không bao giờ làm chủ sanh, già, bệnh, chết được.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
Khi tu  tập  loại  thiền  định  của  đạo  Phật thì chúng ta thường hưởng được những trạng thái Niết Bàn an tịnh, vô thượng. Và lúc nào muốn an tịnh là tâm chúng ta sẽ an tịnh liền.
Nếu  người  nào  hằng  ngày  tu  tập  thiền định, với tâm siêng năng bền chí, không thối chuyển  thì lúc  nào  cũng  nhập  vào  sự  an tịnh, vô   thượng  ấy  được.   Trạng  thái   an  tịnh,   vô thượng  ấy  không  có  một  vật  gì  trên  thế  gian này sánh bằng được.
“Thường kiên trì tinh tấn Bậc trí hưởng Niết Bàn Đạt an tịnh vô thượng”.
Chỉ  có  thiền định của đạo Phật  mới có sự
an tịnh vô thượng. Sự an tịnh vô thượng, nếu ai tu  tập  đúng  pháp,  muốn  có  lúc  nào  là  có  được ngay lúc  nấy. Do vì tu  tập  xả  tâm, nên tâm  tự nhiên không phóng dật mà có.



NỔ LỰC TU TẬP TỨ NIỆM  XỨ


LỜ I PHẬT DẠY

- 24 -

“Nỗ lực, giữ chánh niệm Tịnh hạnh, hành thận trọng Tự điều sống theo pháp
Ai sống không phóng dật

Tiếng lành ngày tăng trưởng”.

- 25 -

“Nỗ lực, không phóng dật Tự điều, khéo chế ngự Bậc trí xây hòn đảo
Nước lụt khó ngập tràn”.

(Kinh Pháp Cú: II. Appamàdavagga.
Phẩm Không Phóng Dật)



CHÚ GIẢ I:

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
TỊNH HẠNH VÀ CHÁNH NIỆM

Bài kệ thứ 24 đức Phật đã xác định pháp hành để chúng ta tu tập tâm không phóng dật. Vậy pháp hành đó là gì?
1- Tịnh Hạnh

2- Chánh Niệm

• Tịnh hạnh tức là giới luật.

• Chánh niệm tức là Tứ Niệm Xứ.

Người  tu  sĩ  hằng  ngày  phải  nỗ  lực  tu  tập Tứ  Niệm  Xứ  và  thận  trọng  giữ  gìn  giới  luật đừng  để  vi phạm, tức  là  tự  điều  chế  tâm trong sự  sống  thiện.  Nếu  tu  tập  đúng  pháp  như vậy, thì thân  tâm  sẽ  không  phóng  dật.  Bài  kệ  trên đây dạy chúng ta chọn pháp  tu  hành cho đúng chánh pháp.
Bài kệ thứ 25 đức Phật đã xác định: Nếu người nào nỗ lực tu tập 2 pháp trên, tự điều và khéo  chế  ngự  tâm  dục  và  ác  pháp  thì cũng  ví như xây trường thành để bảo vệ chống giặc, thì giặc phiền não, giặc tham, sân, si sẽ không bao giờ xâm chiếm được.
Người  trí,  tức  là  người  hiểu  biết,  thì cố gắng tu tập, sự cố gắng tu tập giống như người

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VI
xây  hòn  đảo  nên  nước  không  thể  lọt  và  tràn vào, khiến cho đời sống được an ổn yên vui.
Tâm không phóng dật là một điều quan trọng hết sức trong đạo Phật. Chính ngày xưa đức Phật thành đạo cũng nhờ tâm không phóng dật. Đời nay người tu hành không giữ gìn tâm, nên  tâm  thường phóng dật chạy theo sáu trần, vì thế  mà  chịu trôi lăn trong sáu  nẻo luân hồi, khổ đau vô cùng vô tận.
Người  trí là  người  khôn  ngoan, sống  theo đúng pháp (Tứ niệm xứ, và giới luật) thường tự điều  chế  tâm  mình,  không  cho phóng  dật, nên thường  sống  trong  an ổn.  Chỉ  có  những  người ngu si,  thiếu  trí mới  để  tâm  phóng  dật. Bởi  vì còn có tâm phóng dật là còn có khổ đau; còn có khổ  đau là  còn  bị  sự  chi  phối  của  luật  nhân quả. Tâm không còn khổ đau, phiền lụy, là tâm đã chuyển hóa nhân quả. Tâm đã chuyển hóa nhân  quả  là  tâm  bất  động.  Tâm  bất  động  là tâm không phóng dật.
“Ai sống không phóng dật Tiếng lành ngày tăng trưởng” “Bậc trí xây hòn đảo
Nước lụt khó ngập tràn”
 Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
Đức  Phật  dạy:  “Người   ngu  không   trí tuệ,  chuyên  sống  đời  phóng  dật,  tự  làm khổ mình, khổ người”. Đúng vậy, phóng dật như  chết  rồi  chưa chôn;  phóng  dật  là  tự  đem đau khổ vào cho mình. Người tự đem đau khổ vào  mình,  có  phải  là  người  ngu không  hỡi  các
bạn?
Nhưng  quán  xét  nhìn   lại  đời  này,  ai  là người khôn, tâm không phóng dật?
Những hạng người này rất khó tìm thấy quá. Phải không hỡi các bạn?
Tìm   một   người   tâm   không   phóng   dật trong đời thật là hiếm, là không có.
Người   trí là   người   có   sự   hiểu   biết   thì không  bao giờ  để  tâm  mình  phóng  dật,  luôn luôn nỗ lực giữ gìn chánh niệm, tịnh hạnh. Mỗi hành  động  đều  thận  trọng,  luôn  tự  điều  chế tâm  mình  sống  đúng  giới  hạnh  và  giáo  pháp “chư  ác  mạc  tác,  chúng  thiện  phụng hành”. Đó mới thật sự là người trí.
“Người trí không phóng dật

Như giữ tài sản quí”

Đúng vậy, giữ tâm không phóng dật như giữ gìn tài sản của báu mà tài sản của báu này là vô giá.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VI
“Chớ có buông lung phóng dật
Chớ say mê dục lạc”
Kẻ  nào  sống  phóng  dật  buông  lung,  say mê dục lạc, kẻ ấy như người chết chưa chôn, chỉ là một cái thây ma hôi thối, bẩn thỉu, bất tịnh sống chỉ biết phục vụ cho sự hèn hạ nhất của kiếp  làm  người,  đó  là  ăn,  ngủ,  đi  cầu  và  dâm dục.
Khi tâm không tự chế. Để tự do chạy theo các   pháp   trần,   tức   là   tâm   phóng  dật.  Tâm phóng  dật  thì làm  sao tránh  khỏi  sự  cám  dỗ của  các  pháp  trần.  Các  pháp  trần  đủ  đầy  mọi dục lạc, cho nên người nào tâm buông lung phóng dật  thì không thể tránh khỏi  sự sa đọa, thường  bị  sự  cám  dỗ  dục  lạc  thế  gian lôi  cuốn. Cho nên, người biết tự chế ngự tâm mình,  thực hiện tâm ly dục ly ác pháp (thiền định). Có như vậy,  chúng  ta  mới  thấy  được  sự  giải  thoát  an lạc chân thật của Phật Giáo.
Chúng ta hãy đọc lại bài kệ mà lắng nghe lời  khuyên  dạy chí tình, chí tâm  của  đức  Phật đối với chúng sanh.
“Chớ buông lung phóng dật
Chớ mê say dục lạc
Người tự chế, thiền định
 Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
Mới hưởng đại an lạc”
Sự buông lung phóng dật chỉ có đem lại sự đau khổ cho con người mà thôi. Người  đời mấy ai  đã  để  ý  đến  điều  này.  Vì  thế,  mà  họ  phải chịu  nhiều  sự  khổ  đau, phiền  lụy.  Bởi  vô minh nên họ thọ nhiều sự khổ đau, phiền lụy mà chẳng biết do đâu mà ra.
Thưa các bạn! Sự khổ đau, phiền não do từ tâm  buông  lung  phóng  dật.  Ngoài  tâm  buông lung phóng dật ra thì không còn khổ đau nữa.
Muốn giải thoát khỏi sự sanh, già, bệnh, chết và luân hồi mà các bạn còn để tâm mình buông  lung  phóng  dật,  thì dù  các  bạn  có  tu ngàn  muôn  kiếp  cũng  chẳng  bao giờ  chấm  dứt sanh tử luân hồi được.
Tâm còn buông lung phóng dật thì các bạn đừng vào chùa tu tập. Vì có vào chùa tu tập thì cũng chẳng có ích lợi gì cho các bạn cả, mà còn mất  công  sức  và  làm  tổn  hại  cho Phật  pháp, mang tiếng cho Thầy Tổ.
Nếu  các  bạn  thấy  mình  sống  độc  cư trầm lặng  chưa trọn  vẹn  được,  thì xin  các  bạn  đừng vào  chùa  tu  tập.  Vì  vào  chùa  tu  tập  như  vậy, làm  mang tiếng tu  hành không kết  quả, để  lại cho chùa những tiếng không tốt. Người ta sẽ cười vào mặt các bạn: Đi tu mà lòng tham, sân,
 ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VI
si  như  người  thế  gian.  Còn  đến  khi chết  thì nằm   liệt   trên   giường   bệnh   cũng   giống   như người  thế  tục.  Đi  tu  không  giải  khổ  được  mà còn  khổ  đau hơn  người  đời…  Người  ta  thấy  các bạn tu hành như vậy, họ ngao ngán quá còn ai dám đi tu nữa. Phải không các bạn?
Những bài kệ trong phẩm không phóng dật, đã  xác định được sự quan trọng con đường tu hành của các bạn. Nếu các bạn muốn giữ gìn được  tâm  mình  không  phóng  dật  thì các  bạn hãy chấp hành nghiêm túc hạnh độc cư. Vì chỉ có  hạnh  độc  cư mới  phòng  hộ  giữ  gìn  sáu  căn tuyệt  vời,  giúp  sáu  căn của  các  bạn  không  tiếp xúc  với  sáu  trần,  có  như  vậy  thì tâm  các  bạn mới không phóng dật.
Đây  là  giai  đoạn  bắt  đầu  độc  cư của sự  tu tập tâm không phóng dật. Nếu các bạn không giữ  trọn  giai  đoạn  bắt  đầu  này  thì không  bao giờ tu tập viên mãn. Nếu giai đoạn đầu mà không  thực  hiện  được,  thì còn  mong gì những giai  đoạn kế tiếp, làm sao các bạn tu  nổi được. Vì càng tu cao tâm phóng dật càng vi tế hơn.
Các  bạn  có  nghe chăng?  Lời  di  chúc  năm xưa của  đức  Phật  còn  văng  vẳng  mãi  bên  tai của  các  bạn:  “Ta thành  chánh  giác  là  nhờ

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


tâm  không  phóng  dật.  Muôn  pháp  lành đều nơi tâm không phóng dật mà ra”.
Chỉ có tâm không phóng dật là chứng đạo. Sao các bạn vội quên đi lời di chúc ấy!
Đời  sống  một  tu  sĩ  chỉ  nhờ  sống  vào  mồ hôi  nước  mắt  và  công  lao  của  người  cư sĩ.  Đời sống  của  chúng  ta  có  còn  làm  ích lợi  gì cho ai đâu?  Một  đời  sống  ăn  bám  mà  còn  để  tâm phóng dật, chạy theo dục lạc, ăn ngủ phi thời, phạm giới, phá giới thì còn nghĩa lý gì các bạn ạ!? Thà không đi tu mà đã đi tu thì phải tu tập cho đến nơi đến chốn để không phụ lòng mọi người…
Các  bạn phóng dật  chùa to  Phật  lớn, tiện nghi vật chất đầy đủ bằng mồ hôi nước mắt của người  khác  thì có  hãnh  diện  gì  đâu  các  bạn? Đến khi chết các  bạn có mang theo  một  vật  gì đâu hay chỉ mang theo một món nợ vĩ đại.
Bài kệ thứ 28 này đức Phật đã xác định: “Nếu  một  người  tu hành  diệt  tâm  buông lung không chạy theo vật chất thế gian, sống đời sống độc cư trầm lặng với hạnh không  phóng  dật,  là  người  trí tuệ  tuyệt vời,   là   một   bậc   Thánh   sống”.   Ngược   lại, người phàm phu không thể sống như những bậc Thánh được, nên tâm thường hữu  sự, nay sanh
 ra việc  này,  mai  sanh ra việc  khác,  càng sanh ra nhiều việc, tức là tâm phóng dật càng nhiều, tâm phóng dật càng nhiều thì lo âu và đau khổ càng nhiều.
Người  tu  sĩ  Bà  La  Môn  thường  tu  giả  dối hay dùng những danh từ để che đậy tâm phóng dật  bằng cách nói:  “Làm  Phật  sự”.  Làm  phật sự là tâm phóng dật. Xưa, đức Phật đâu có dạy chúng  ta  xây  chùa  to  Phật  lớn;  đâu  có  dạy chúng ta cúng bái tụng niệm; đâu có dạy chúng ta  đi  thập  tự  trảy  hội  cầu  an, cầu  siêu;  đâu  có dạy  chúng  ta  làm  những  điều  mê  tín; đâu  có dạy chúng ta cày cấy,  làm  vườn,  buôn  bán…  mà chỉ  dạy chúng ta đi xin ăn, sống độc cư, ly dục ly ác pháp, diệt ngã xả tâm; mà chỉ dạy chúng ta ngăn ác diệt ác pháp trong tâm; mà dạy chúng   ta   diệt   tâm   buông   lung,   sống   hạnh không phóng dật; chứ  đâu  có  dạy chúng ta cầu an, cầu siêu, xin xăm, bói quẻ, xem ngày giờ tốt xấu…;  đâu  có  dạy chúng  ta niẹâm  chú,  vẽ  bùa, tụng kinh, niệm Phật, lần chuỗi v.v..
Phật   dạy   chúng   ta   niệm   Phật   là   dạy chúng ta sống như Phật, chứ  đâu  có  dạy chúng ta kêu gọi tên Phật bao giờ.
Trong bài kệ này mục đích chính là dạy chúng   ta   phải   sống   đời   sống   giữ   gìn  hạnh không phóng dật cho trọn vẹn của một người tu sĩ đạo Phật. Có sống một đời sống tâm không phóng dật mới đúng nghĩa của đạo giải thoát.
Đời sống tâm không phóng dật là đời sống thanh  cao, vì  tâm  không  còn  âu  lo,  sợ  hãi  dù bất cứ một điều gì.
Danh   từ   không   phóng   dật   nói   thì  dễ, nhưng sống tâm không phóng dật là khó vô cùng. Vì thế, muốn tâm không phóng dật thì người  tu  sĩ  đạo  Phật  phải  tu  hết  sức  mình,  tu kỹ từng pháp một, tu cho có chất lượng chứ không  phải  tu  lấy  có  hình   thức:  Ngồi  thiền, niệm  Phật,  tụng  kinh, niệm  chú  v.v..  Có  kết quả  gì, chỉ  là  những  hình  thức  tu  hành  lấy  có, lấy  danh  để  lừa  đảo  người  khác,  chứ  không phải tu cho mình  như vậy được.
Người tu hành phải luôn cảnh giác, tĩnh thức  cao độ  trong  mỗi  niệm  thân  hành,  khẩu hành, ý hành, để diệt và xả những niệm ác, có tu  tập  như vậy cũng còn  chưa đủ, mà  còn phải phòng  hộ  sáu  căn  nghiêm  ngặt  như  lính  ngự lâm canh gác thành vua.
Cho nên,  những  câu  kệ  trong  kinh  Pháp Cú  tuy  ngắn  gọn  nhưng  nó  mang  đầy  đủ  tính chất pháp hành, nếu chúng ta không nhận ra được  những  pháp  hành  trong  những  câu  kệ  cô
 đọng  này,  thì kinh Pháp  Cú  chỉ  còn  là  câu  ca dao, tục ngữ, cách ngôn hay theo như lời Hòa Thượng Minh Châu giới thiệu.
Chỉ có những người hiểu biết nhàm chán cuộc  sống  đời  này,  thì  giữ  gìn  hạnh  không phóng dật mới được. Ngược lại, tâm chưa nhàm chán  cuộc  đời, mà  cố  gắng  tu  tập  và  giữ  hạnh, dù  tu  pháp  môn nào, giữ  hạnh gì thì tâm cũng phóng dật như thường.
Bài  kệ  thứ  29 đức  Phật  ví người  tinh cần giữ  gìn  tâm  không  phóng  dật  thì chẳng  khác nào   như  con  tuấn  mã  (tuấn  mã  là  con ngựa
hay).

“Tinh cần giữa phóng dật Tĩnh thức giữa quần mê Người trí như  tuấn mã
Bỏ sau con ngựa hèn”

Ở     đây,   có   nghĩa   là   người   giữ   gìn  tâm không phóng dật là người hơn tất cả mọi người.
Bài   kệ   28  đức   Phật   dạy:  Người   không phóng dật là một bậc Thánh.
“Kẻ trí diệt buông lung

Với hạnh không phóng dật

Leo lầu cao trí tuệ

Bậc Thánh không lo âu”
Khi giữ gìn tâm không phóng dật được rồi, giống như người mù nhìn thấy được ánh sáng. Nhìn   lại  mọi  người  đang  còn  phóng  dật,  thì tâm bàng hoàng kinh hãi thốt ra lời: “Trời  ơi! Con người  sinh ra có  mắt  như mù”.  Phóng dật để trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi mãi mãi, từng  giây  từng  phút  chịu  khổ  đau vô  cùng  vô tận.
“Nhìn quần sanh sợ hãi Chẳng khác lên núi cao Nhìn muôn vật dưới đất”
Bài kệ thứ 30 đức Phật dạy: Người giữ gìn
tâm   không   phóng   dật   như  là   vua  Trời   Đế
Thích.

“Đế Thích nhờ tinh tấn Thành chủ cõi chư Thiên Không phóng dật được khen Phóng dật bị khinh miệt”
Người  phóng  dật  đức  Phật  ví  như  những
người mùø, những con ngựa hèn, những người bị khinh mệt, bị khinh rẻ v.v..

Để kết luận phẩm không phóng dật đức Phật  đã  khen  ngợi  và  ca tụng  người  giữ  hạnh không phóng dật bằng bài kệ thứ 31:
“Tỳ kheo sợ phóng dật

Ưa thích không phóng dật Bước tới như  lửa hừng Thiêu kiết sử lớn nhỏ”
Người sợ phóng dật thường ưa thích không
phóng  dật  thì như đám  lửa  cháy  to,  lửa  không phóng  dật  cháy  đến  đâu  thì thiêu  rụi  các  kiết sử lớn nhỏ đến đó.
Bài kệ thứ 32:

“Tỳ kheo sợ phóng dật

Ưa thích không phóng dật Nhất định gần Niết Bàn Không còn bị đọa lạc”
Nhất  định người  ấy  đến  Niết  Bàn  không
còn  sợ  bị  đọa  lạc.  Đó  là  hai  câu  kệ  xác  định chắc chắn như vậy, xin các bạn hãy tin lời dạy của  Phật  mà  cứu  mình   ra khỏi  nhà  sanh  tử luân  hồi,  đừng  để  kiếp  kiếp,  đời  đời  trôi  lăn trong ba nẻo sáu đường đầy khổ đau.
Đọc  phẩm  không  phóng  dật  trong  kinh
Pháp  Cú  chúng  ta  thấy  đức  Phật  thường  ca
 ngợi hạnh không phóng dật. Như vậy, hạnh không phóng dật là  quan trọng cho cuộc đời tu hành của chúng ta. Phải không các bạn?
Thế  nhưng  nhìn  lại chúng ta quán xét tất cả tu sĩ Phật giáo hiện giờ với hạnh không phóng  dật  thì khó  tìm thấy.  Vì mọi  tu  sĩ  Phật giáo hiện giờ đang chạy theo vật chất danh lợi thì làm sao mà tâm không phóng dật.
Phẩm  tâm  không  phóng  dật  đã   nói  lên mục đích tu hành của đạo Phật, để xác định ai là  người  tu  chứng đạo. Chứng đạo là  chứng cái gì? Có phải là cái tâm không phóng dật không?
“Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”. Đó là lời xác định quả quyết  của  Đức  Phật  để  cho  người  sau không nghi ngờ chánh Phật pháp.
Đúng vậy, tâm không phóng dật là người chứng  đạo,  chứ  đâu  phải  cần  có  thần  thông, ngồi thiền nhiều, niệm Phật nhất tâm, giảng kinh, tụng  đọc...  hay  học  giáo  lý  có  cấp  bằng này, cấp bằng kia, là chứng đạo đâu.


THIỆN  XÂO TU TẬP
LỜ I PHẬT DẠY
- 33 -
“Tâm phàm hay dao động Khó chế khó nhiếp phục Kẻ trí khiến tâm chánh Như thợ khéo nắn tên”.
(Kinh Pháp Cú: III. Cittavagga.
Phẩm Tâm)
CHÚ GIẢ I:
Người  tu  hành  theo  Phật  giáo  ai  cũng biết  chế  ngự  tâm  mình  là  một  điều  rất  khó. Nhưng khó, không có nghĩa là không chế ngự được, không làm được. Muốn nhiếp phục và chế ngự  được  tâm  thì phải  tu  tập  những pháp môn
nào?

1/ Muốn chế ngự tâm thì phải cố gắng giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, sống đúng oai nghi tế hạnh của bậc Thánh Tăng. Lấy giới luật làm khuôn phép sống cho mình.
 2/ Nhiếp phục tâm thì phải tu tập Bát Chánh  Đạo.  Bát  Chánh  đạo  gồm  có:  Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh  Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.
Từ   Chánh   kiến   đến   Chánh   Tinh    Tấn thuộc  về  Giới  luật  tu  tập  giai  đoạn  một.  Giới luật  thì phải  tu  tập  Tứ  Chánh  Cần.  Tứ  Chánh Cần gồm có bốn loại định:
1-        Chánh Niệm Tĩnh Giác

2-        Vô Lậu Định

3-        Sáng Suốt Định

4-   Định Niệm Hơi Thở gồm có 18 đề mục tu tập.
Chánh  Niệm  thuộc  về  giới,  tu  tập  giai đoạn hai gồm có: Tứ Niệm Xứ và Thân Hành Niệm.
Chánh Định gồm có Bốn Thiền:

1-        Sơ Thiền

2-        Nhị Thiền

3-        Tam Thiền

4-        Tứ Thiền

Và cuối cùng, thực hiện Tam Minh gồm có: Tứ Như Ý Túc. Tứ Như Ý Túc gồm có:
 1.       Dục Như Ý Túc

2.        Tinh  Tấn Như Ý Túc

3.        Định Như ý Túc

4.        Tuệ Như Ý Túc

Tất  cả  các  pháp  trên đây, khi tu  tập  phải thiện  xảo,  linh động,  khéo  léo  và  trí tuệ  sáng tạo  trạch pháp  tác  ý  cho có  hiệu  quả mà trong bài kệ dạy: “Như thợ khéo nắn tên”.

 KHEN NGỢI ĐIỀU PHỤC TÂM
LỜ I PHẬT DẠY
- 35 -

“Khó nắm giữ, dao động Tâm phàm, dục chi phối Lành thay, điều phục tâm Tâm điều, hưởng an lạc”.
(Kinh Pháp Cú: III. Cittavagga.
Phẩm Tâm)

CHÚ GIẢ I:

Tâm  dễ  dao động,  nên  dục  lợi  dụng  chỗ ấy  mà  chi  phối  tâm,  khiến  cho tâm  chạy  theo ác pháp, tạo nhân chẳng lành, thọ lấy quả khổ đau từ đời này sang đời khác.
Người học Phật pháp biết mọi cách thiện xảo, chế  ngự, điều phục, v.v.. tâm  mình.  Khiến cho tâm  bất  động,  không  còn  rong  ruổi  chạy theo  sáu  trần. Do đó, dục  không còn điều phục được  tâm  nữa,  nên  tâm  được  an  lạc,  thanh nhàn, yên tịnh. Người làm được như vậy thật là
 đáng  khen,   đáng  ca  ngợi,  đáng  khâm  phục, đáng kính  trọng và tôn quý.

 NGƯỜI CHIẾN THẮNG
LỜ I PHẬT DẠY
- 40 -
“Biết thân như đồ gốm Hộ tâm như  thành trì Dẹp Ma với gươm trí
Hãy giữ gìn chiến thắng

Vượt ngoài mọi nhiễm ô”.

(Kinh Pháp Cú: III. Cittavagga.
Phẩm Tâm)
CHÚ GIẢ I:
Thân  người  như  đồ  gốm  giòn  bở,  dễ  bể, nay  còn,  mai  mất,  như  hoa phù  dung sớm  nở tối tàn; như bóng câu cửa sổ, như bong bóng nước...  Nếu làm  người  không nhận ra điều  này mà  cứ  vui  chơi  trong  dục  lạc  thì phí  một  kiếp người chẳng có nghĩa lý gì cả. Tuy thân người giòn  bở  như  đồ  gốm,  nhưng  được  thân  người đâu phải dễ. Vì thế, câu kệ trong kinh Pháp Cú nhắc nhở chúng ta: “Biết  thân  như đồ  gốm”, thì phải  lo  tu  hành,  sớm  vượt  thoát  ra khỏi kiếp làm người.
Muốn làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân  hồi  thì phải  giữ  gìn  sáu  căn  nghiêm  mật giống  như  giữ  thành  trì,  không  cho các  pháp trần bên ngoài  xâm  chiếm  vào, “nội  bất  xuất ngoại  bất  nhập”.  Tức là giữ hạnh độc cư trọn vẹn. Sống đơn độc như con tê ngưu một sừng, “Hộ tâm như thành trì”.
Trong  cuộc  chiến  đấu  với  giặc  sanh  tử, luôn  luôn  phải  dùng  trí tuệ  quán  xét  từng tâm niệm, trong từng giây, từng phút thì mới mong chiến  thắng  các  loại  Ma  chướng.  Nếu  không cảnh  giác  như  vậy  thì mặt  trận  này  sẽ  khó thắng  mà  còn  thất  bại  ê  chề:  “Dẹp  Ma  với gươm trí”.
Trong mặt trận này, trí tuệ là vũ khí  hàng đầu  để  chiến  thắng  giặc  sanh  tử,  như  các  bạn đã  biết:  Chánh  kiến  và  Chánh  Tư  Duy  trong Bát Chánh Đạo. Không phải là trí tuệ hay sao? Đây là hai phương pháp đầu tiên tu tập của Bát Chánh  Đạo.  Nó  là  đội  quân  tiên  phong  khai sơn phá  thạch để  tiến vào  trận đánh Tứ Niệm Xứ.  Nếu  không  có  nó  thì khó  mà  giữ  gìn phần chiến  thắng  về  mình:   “Hãy   giữ   gìn  chiến thắng”.
Nhờ  có  trí tuệ  Chánh  Kiến  và  Chánh  Tư Duy  thì chúng  ta  mới  ly dục,  ly ác  pháp;  mới diệt ngã, xả tâm. Có như vậy, tâm mới vượt ra khỏi mọi sự ô nhiễm của cuộc đời. Cuộc đời là một bãi rác ô nhiễm, bất tịnh, hôi thối.

 THƯ HƠI ĐẠO
Thư hỏi đạo của Minh Hoàng
Kính gửi các vị đạo hữu ở tu viện!
Trước tiên tôi vô cùng cảm ơn các vị đạo hữu  đã  làm  trang  web  này  phổ  biến  chánh pháp của đức Phật.
Không  biết  qua trang web này  tôi  có  thể hỏi Thầy một số điều nghi vấn không ạ! Nếu có thể  rất  mong các  đạo  hữu  gửi  câu  hỏi  của  tôi đến cho Thầy, vô cùng cảm ơn các bạn.
Thưa   Thầy!  Gần  đây  đại  dịch  cúm  gà đang  trở  thành  một  mối  đe dọa  khủng  khiếp cho  toàn  nhân  loại,  dự  tính   nó  sẽ  giết  chết hằng  triệu  người.  Vậy  đây  có  phải  là  do nhân ác của loài người vẫn ăn thịt động vật không ạ, ngày   nay   nó   quay  lại   tiêu   diệt   loài   người chăng? Với đôi mắt nhân quả của Thầy, xin Thầy chỉ rõ làm thế nào có thể ngăn chặn đại dịch này, cứu giúp hằng triệu người trên thế giới.  Con  tin   rằng  nếu  loài  người  nhận  thức được  về  qui  luật  nhân  quả  ấy  một  cách  khoa học, họ sẽ giảm rất nhiều các hành động ác của mình,  trong đó  có  việc  giết  hại  động  vật.  Vậy
 Thầy có thể bằng trí Tam Minh của mình,  giúp đỡ  các  nhà  khoa học,  để  họ  chứng  minh  phần nào  qui  luật  nhân  quả  không  ạ!  Hoặc  là  hiển thị thần thông giáo hóa, chỉ rõ cho loài người những  tai  hại,  những  hành  động  ác  của  mình. Vì thật ra chỉ có ít người tin  vào luật nhân quả, đơn  giản  vì  chưa có  sự  chứng  minh  xác  đáng nào,  họ  không  tìm  thấy  mối  liên  hệ  giữa  việc sát  sinh  và  bị  giết  hại.  Hơn  nữa  những  người biết  đến  bộ  sách  ĐVXP   là  rất  ít,  nhưng  nếu định luật nhân quả được đăng trên một tạp chi khoa học thì sẽ rất nhiều người biết đến, phải chăng là sẽ có ích hơn không ạ!
Rất mong Thầy, bằng trí tuệ và pháp luật của  một  vị  A La  Hán,  giúp  mọi  người  hiểu  rõ hơn ạ!
Kính  mong  các  đạo  hữu  gửi  câu  hỏi  này đến  cho Thầy  giùm  tôi,  vô  cùng  cảm  ơn  các bạn.




HÜ TRÌ  CÁC CĂN
Kính gửi: Minh Hoàng
 Thầy  đã   nhận  được  thư  con, nhưng  mãi đến  hôm  nay con và  mọi  người  mới  nhận  được thư trả lời của Thầy. Thầy xin lỗi các con đã để cho các con chờ đợi, thật là một điều ngoài ý muốn của Thầy. Vì gần đây Thầy rất bận nhiều việc..., nhất là việc mở lớp đào tạo những người tu để làm chủ: sanh, già, bệnh, chết, nên phải hướng dẫn hành giả triển khai tri kiến giải thoát  bằng  Định Vô  Lậu  và  còn  phải  kiểm  tra cách thức tu tập nhiếp tâm và an trú tâm trong thân hành nội, ngoại tức là tu tập Chánh Niệm Tĩnh Giác  Định. Cho nên,  khi nhận  được  thư thưa hỏi và lời thiết tha kêu gọi Thầy cứu giúp mọi người của con, mà Thầy không trả lời được thật là phụ lòng, không những phụ lòng con mà còn phụ lòng nhiều người nữa. Nhưng quá bận việc Thầy không biết làm sao hơn, mong con cảm thông.
Kính   thưa  các  bạn!  Hiện  tượng  đại  dịch cúm  gia  cầm  là  một  hiện  tượng  trong  nhiều hiện  tượng  của  nhân  quả  đang  xảy  ra  trên hành  tinh này  mà  loài  người  là  nói  riêng,  còn tất cả chúng sanh là nói chung. Vạn vật trên hành tinh này đã và đang trả những quả ác mà chính họ đã gieo nhân không thiện, cho nên họ



đã   được  trừng  trị  theo  qui  luật  công  lý,  công bằng của đạo luật này.
Kính  thưa các bạn! Nhân quả là một đạo luật duyên hợp thành hoại của vạn vật trong vũ trụ. Vì thế, vạn vật có mặt trên hành tinh này là  do các  duyên hợp  lại  mà  thành và  khi vắng mặt cũng đều do các duyên tan rã mà hoại. Do duyên thành hoại nên nó rất rõ ràng, cụ thể chân thật, vì thế gọi nó là khoa học. Luật nhân quả  không  có  một  người  nào  đứng  ra xử  phạt, chỉ  theo  hành  động  thiện  ác  nhiều  ít của  mọi người mà lãnh quả khổ vui nhiều ít. Và cũng vì thế  nó  rất  công  bằng  và  công  lý.  Cho  nên, nhân quả không có gì là mơ hồ, trừu tượng khó hiểu cả, nhưng vì con người không có đôi mắt chánh kiến về nhân quả nên không giải thích tường tận thâm sâu, bao la trùng điệp duyên sanh,  duyên  khởi,  duyên  diệt  để  giúp  cho các bạn dễ hiểu đạo luật này mà thôi.
Tại  sao luật  nhân  quả  công  bằng  và  khoa
 học?
 Nhân  quả  công  bằng  là  vì  gieo  nhân  nào
 thì phải  gặt  lấy quả  nấy,  không thể  gieo nhân này mà  gặt lấy quả khác  được. Phải  không các bạn?
 Nó xác minh và chứng thực mọi sự việc xảy ra chung quanh vạn vật trong vũ trụ một cách cụ thể, rõ ràng nên rất khoa học.
NHÂN QUẢ THẢO MỘC

Muốn  hiểu  biết  nhân  quả  như  thật  thì trước  tiên  chúng  ta  phải  hiểu  biết  nhân  quả thảo mộc. Vậy muốn hiểu biết nhân quả thảo mộc  thì các  bạn hãy hiểu  nghĩa chữ  nhân quả. Vậy nhân quả nghĩa là gì?
Theo chữ Hán, nhân có nghĩa là hạt; quả có  nghĩa  là  trái,  ghép  chung  hai  từ  này  lại thành “nhân quả” có nghĩa là “hạt và trái”.
Ví  dụ:  Hạt  ớt  khi được  gieo  trồng  lớn  lên thành cây ớt, từ cây ớt ra bông kết trái cho quả ớt,  nhưng  quả  ớt  cay; hạt  chanh  khi được  gieo trồng  lên  thành  cây  chanh,  từ  cây  chanh  ra bông kết  trái cho quả chanh, nhưng  quả  chanh chua; hạt  xoài,  khi được  gieo  trồng,  nẩy  mầm lớn lên thành cây xoài. Từ cây xoài ra bông kết trái cho quả xoài, nhưng quả xoài ngọt.
Trên  đây  là  nhân  quả  của  loài  thảo  mộc theo  duyên  hợp  trùng  trùng  tạo  thành  nhân quả,  nhân  nào  thì quả  nấy rất  là  thiết  thực  cụ thể,  cho  nên  chỉ  có  những  người  không  chịu hiểu mới cho rằng không có nhân quả.
 Từ  hạt  cây  đu  đủ  cho quả  đu đủ,  nhưng quả đu đủ ngọt. Cũng từ một hạt cây đu đủ cho nhiều quả đu đủ, nhưng một quả đu đủ có nhiều hạt, như vậy các bạn thấy nhân quả chưa? Một nhân  không  phải  chỉ  cho có  một  quả  mà  phải cho nhiều  quả,  nhưng  một  quả  không  thể  có một nhân mà phải có nhiều nhân. Có đúng như vậy không các bạn?
Trên đây là nói về đặc tính nhân quả cay, đắng,  ngọt,  bùi  của  loài  thảo  mộc  và  còn  xác định  duyên  sinh  khởi  trùng  trùng  của  nhân quả. Cho nên, một nhân có nhiều quả, một quả có  nhiều  nhân.  Lấy  nhân  quả  thảo  mộc  để chứng minh cho nhân quả của con người. Lấy nhân quả thảo mộc làm một bằng chứng cụ thể để các bạn không còn có một lý do gì mà bảo rằng không có nhân quả.
Kính  thưa các bạn! Con người cũng chỉ là một loài sinh vật sống trên hành tinh này như bao  nhiêu  loài  khác,  nên  đều  chịu  chung  số phận của qui luật nhân quả. Và trên hành tinh này  cũng  không  có  một  loài  vật  nào  thoát  ra khỏi qui luật này.
Trên hành tinh này mọi vật gồm có từ cây cỏ  thảo  mộc  cho đến  những  loài  động  vật  đều có một sự sống bình  đẳng như nhau. Có một sự
 sống bình đẳng như nhau thì phải theo qui luật nhân quả điều hành. Nhưng loài động vật trong đó  có  loài  người  vì  vô  minh  không  hiểu  biết chạy theo lòng ham muốn tạo nhiều điều ác độc nên  tự  làm  mất  đi  sự  sống  bình  đẳng,  vì  thế mới có kẻ sang người hèn; mới có kẻ giàu người nghèo  v.v..  Và  do đó,  mới  có  duyên  sinh  hợp của nhân quả vạn trạng thiên hình,  và cũng vì vậy  mà  duyên  tan  hoại  cũng  thiên  hình  vạn trạng. Vì thế, vạn vật sinh diệt liên tục trùng trùng  điệp  điệp  theo  nhân  ác,  còn  ngược  lại theo nhân thiện vô lậu thì sinh diệt chấm dứt. Như đức Phật đã dạy: “Sinh diệt diệt rồi tịch diệt là vui”.
NHÂN QUẢ CON NGƯỜI
Nhân quả của con người không khác gì nhân quả của loài thảo mộc, cũng cụ thể, rõ ràng, xác thực. Nó trừu tượng, nhưng không mơ hồ, ảo tưởng, không thiếu chứng thực, không thiếu khoa học.
“NHÂN”  của con người là hành động thân, khẩu, ý. Hành động thân, khẩu, ý là nguyên nhân để sinh ra mọi điều thiện, ác.
“QUẢ”   của  con  người  là  kết  quả,  là  thọ chịu,  là  nhận  lấy  những  cảm  nhận  vui  buồn, khổ   đau,  phiền  não,   bệnh  tật,   tai   nạn,   tật nguyền v.v..
Như trên đã  nói: Nhân quả của con người không  khác  gì nhân  quả  của  loài  thảo  mộc.  Vì con người  là  một  sinh  vật  sống  như  các  loài sinh  vật  khác  trên  hành  tinh này  nên  đều  bị chi phối theo luật nhân quả như nhau.
Một  nhân có  nhiều  quả, một  quả  có  nhiều nhân. Cho nên, một hành động ác thì phải chịu nhiều  quả  khổ,  những  quả  khổ  ấy  diễn  biến theo các thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai.
Ví dụ: Các bạn mắng chưởi một người nào đó  thì trong  quá  khứ  các  bạn  đã  tức  giận  hay thù  oán  người  đó.  Vì  có  tức  giận  hay  thù  oán các bạn mới chưởi mắng người khác được. Tức giận là QUẢ QUÁ KHỨ, nhưng đang chưởi người là NHÂN HIỆN TẠI. Khi người bị các bạn chưởi mắng lấy cây đánh các bạn; các bạn bị đánh đó là  QUẢ  VỊ  LAI.   Vì  vậy,  nhân  quả  luôn  có  mặt trong  ba thời:  quá  khứ,  vị  lai  và  hiện  tại,  nó tiếp diễn trùng trùng duyên khởi, trùng trùng duyên  sanh  và  trùng  trùng  duyên  diệt.  Đó  là một nhân có nhiều quả và một quả có nhiều nhân. Vì thế, lý nhân quả duyên khởi, duyên sanh, duyên diệt rất cụ  thể, rõ  ràng mà  không ai dám phủ nhận rằng không có nhân quả. Chỉ
 trừ những người sống ảo tưởng thần thánh hoá một đấng siêu hình  tối cao có vạn năng sinh ra vạn  vật  thì mới  không  chấp  nhận  nhân  quả. Bởi vì chấp nhận nhân quả thì làm sao có đấng tối cao ấy được. Phải không các bạn?
Nhân quả còn là một đạo luật rất công bằng, công lý trong môi trường sống trên hành tinh này như trên đã nói. Trên thế gian này không có một toà án nào xử phạt công bằng, công lý hơn được. Vì đạo luật nhân quả xử phạt theo thiện ác của mọi người, mọi loài  sống trên hành tinh này.
Một  hành  động  ác  là  một  nhân,  nhưng một nhân không thể có một quả. Các bạn nên xem xét  lại  nhân  quả  thảo  mộc  thì sẽ  rõ.  Một hạt   đu  đủ   lên  thành  cây,   khi  cây  cho  trái không thể cho một trái mà cho nhiều trái. Phải không các bạn?
Một   người   ăn  cắp   khi  bị   bắt   người  ta không đánh một bạt tai mà đánh nhiều bạt tai và còn bị nhiều đấm, đá khác nữa. Đó là một nhân mà có nhiều quả.
Một quả mà có nhiều nhân như trái đu đủ. Các bạn có lưu ý quả đu đủ chưa? Trong  quả đu đủ có nhiều hạt đấy các bạn ạ!
 Xét nhân quả thảo mộc và con người thì không khác nhau. Vì nhân quả là một định luật chung cho vạn vật trên hành tinh này nên một nhân ăn cắp mà phải nhận lãnh nhiều quả bị đánh  đập  không  sao kể  hết  và  mỗi  hành động bị   đánh   đập   liền   phóng   xuất   ra  những   từ trường ác ấy. Do những từ trường ác này tương ưng những ai có tâm trộm cắp như vậy thì hợp duyên làm con của những người này. Mỗi hành động bị đánh đập là một nhân, một nhân sẽ thành một con người gian tham trộm cắp. Xét theo luật nhân quả thì một người làm ác khi chết  không phải  sinh ra một người  ác  mà sinh ra nhiều người ác.
Một hành động giết hại và ăn thịt chúng sanh tức là một nhân ác. Một nhân ác thì phải trả  nhiều  quả  khổ.  Vì  thế,  quả  giết  hại  và  ăn thịt chúng sanh thì phải nhận lấy quả khổ đau bệnh tật, nhiều thứ bệnh tật, chứ không phải một  thứ  bệnh  tật  và  còn  tai  nạn  nữa,  không phải  một  tai  nạn  mà  nhiều  tai  nạn  không  thể tính hết được. Trong  những quả khổ đau ấy lại có  những nhân từ  trường nghiệp  ác để  tiếp  tục tái  sinh  ra những loài vật  đã  bị  giết  hại và  ăn thịt. Cho nên, một người ăn thịt gà là nhân, nhưng  nhân  ăn  thịt  gà  này  không  phải  sinh
 làm một  con gà mà sinh ra nhiều con gà; cũng như ăn cá tôm thì phải sinh làm cá tôm nhưng không  phải  một  con cá  tôm  mà  nhiều  con cá tôm. Giết hại  và ăn thịt chúng sanh bao nhiêu thì phải  sinh  ra bấy  nhiêu  và  còn  nhiều  hơn nữa.  Vì thế,  trại  nuôi  gia  súc  và  ao hồ  nuôi  cá tôm phát  triển càng nhiều  để đáp ứng nhu cầu ăn uống dục lạc của con người thì nghiệp ác của họ  càng  cao. Nghiệp  ác  của  họ  càng  cao thì sự sinh  khởi  diệt  nghiệp  quả  ác  báo  này  lại  càng cao hơn.  Nhưng  nghiệp  quả  ác  báo  này  không thể  dừng lại  đây,  vì nhân  quả  ác  ngút  trời  của loài động vật, nhất là loài người. Vì thế, từ trường  ác  thải  ra ngút  trời  làm  nhân  quả  thời tiết vũ trụ chuyển động thành thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, sóng thần, động đất, bão tố, chiến tranh, khủng  bố,  các  loại  bệnh  nhất  là  dịch cúm  gia  cầm,  chim  muông,  heo, dê,  bò,  ngựa
v.v..

Cho  nên,  dịch  cúm  gia  cầm  chỉ  là  một hiện tượng nhân quả duyên tan hoại của nhiều hiện  tượng  nhân  quả  duyên  tan  hoại  đang xảy ra trên hành tinh này.
Nếu con người không biết chấm dứt những hành  động  cực  ác  giết  hại  và  ăn  thịt  chúng



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!