Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 5 - 1



TIẾNG CHUÔNG CẢNH TỈNH
“Tiếng chuông cảnh tỉnh răn trần thế
Giọng mõ từ bi nhắc mọi người Phật pháp hiện giờ mê tín quá Ai ơi! Nên hiểu chớ lầm mê”
 Lời nói đầu
Từ nay về sau trong phần vấn đạo, để trả lời mỗi câu hỏi, chúng tôi sẽ giải đáp,  thành một  bài pháp,  chỉ thẳng những pháp nào của  đạo Phật  và những pháp nào không phải của đạo Phật, bằng  cách chứng minh  cụ thể, xác thực qua những bài kinh Nguyên  Thủy của đức  Phật, để quý vị tránh  khỏi bị  tà giáo ngoại  đạo  lấy pháp của mình mạo danh   là giáo pháp của Phật
giáo.
Ngoài đời, trên thương trường có biết bao nhiêu mặt hàng giả mạo bằng những bao bì, nhãn hiệu, nhưng  bên trong toàn là  đồ “dỏm”. Trong Phật giáo cũng thế, chắc chắn phải có pháp môn giả. Tại sao chúng tôi biết như  vậy?
Vì trải qua nhiều thời gian năm tháng, trước kia chúng tôi  chỉ nghe các bậc tôn túc thuật lại   sự  tu chứng đắc của các Tổ mà không trực tiếp thấy, còn hiện giờ chúng tôi đã thấy biết  rất rõ ràng với thời gian hơn thế kỷ nay (100 năm). Thầy Tổ của chúng tôi từ người nầy đến  người khác qua đời (viên tịch), không để  lại  cho chúng tôi  một niềm tin sâu với Phật pháp. Khi còn sống các Ngài thuyết pháp rất hay, nào là  thấy
các pháp như  mộng, như huyễn; nào là  tiếp xúc với sáu trần như hoa đốm giữa hư không; nào là  chết biết  ngày, biết  giờ, biết  khắc, biết  được tánh  linh; nào là làm  chủ sự  sống chết. Nhưng đến giờ phút cuối cùng, chúng tôi  chỉ thấy một hình  ảnh đau  thương  nằm trên giường bệnh mệt nhọc khổ sở, đau đớn trăn trở và còn có lúc lại  mê man chẳng còn biết gì  cả trước khi viên tịch (chết).
Thầy Tổ chúng tôi, họ đều là  bậc chơn tu, tinh cần siêng năng, thức khuya, dậy sớm, xâu chuỗi không rời tay, lúc  nào cũng thấy ngồi thiền,  niệm Phật, công phu, bái sám không thời nào không có mặt, trừ khi làm Phật sự hoặc bệnh đau.
Từ  lúc   bé,  tám  tuổi  chúng  tôi   được
vào chùa tu học với các Thầy Tổ, đến ở chùa nào cũng mang  dòng phái Thiền Tông, Lâm Tế, Tào Động, Liễu Quán, Thái Thượng v.v..  Nhưng không thấy Thầy Tổ tu Thiền Tông, mà lại tu Tịnh Độ Tông.
Sau những  năm tháng theo Thầy  tu học, lòng tin tưởng pháp môn Tịnh Độ, noi theo gương hạnh của Thầy Tổ tu tập, nuôi hy vọng niệm Phật cầu vãng sinh để  về cõi Cực Lạc  Tây Phương.
Thời gian ấy, bỗng dưng   làn gió Thiền Tông thổi đến, kinh   sách Thiền rộ nở như  hoa  mùa xuân: nào là  Pháp Bảo Đàn  Kinh,  Thủ  Lăng   Nghiêm  Kinh, Kim  Cang  Kinh;  nào  là   Nguồn  Thiền,
 Luận Tối Thượng Thừa, Sáu Cửa Vào
Động  Thiếu  Thất,  Thiền  Luận,  Thiền
Đốn Ngộ v.v..
Càng đọc những kinh  sách này, chúng tôi càng say mê và tưởng mình như được của báu. Chúng tôi được theo tu học thiền,  lớp học  đầu tiên tại tu  viện Chơn  Không, do Hòa Thượng Thích Thanh Từ đảm trách hướng dẫn, ba tháng an cư tu học ở đó, sau ba tháng tu học, chúng tôi  liền rời khỏi tu viện về Trảng Bàng thuộc tỉnh Tây Ninh, nhập thất tu  tập suốt chín năm trời, chuyên cần tu tập pháp môn “Tri vọng” (Biết vọng liền buông), và hằng ngày thường sống nhìn các pháp như mộng, như huyễn, thấy lục trần như hoa đốm giữa hư  không. Gần chín năm mài miệt tu hành, chúng tôi ngộ tất cả “công án Thiền Tông,  ngồi thiền  thì  không  còn
vọng tưởng, (chẳng niệm thiện niệm ác) trạng thái tâm  hồn yên lặng như  hoà mình trong vũ trụ, lúc  bây giờ chúng tôi tỉnh thức rất rõ. Nhưng xét lại không biết  cách nào làm  chủ sự  sống chết,  tâm  mình   cũng  vẫn còn bất an, bất toại nguyện, phiền não, (tham, sân, si), biết  rằng gặp những việc bất toại nguyện thì thấy những việc đó như mộng, như huyễn, như hoa đốm giữa  hư không. Dù biết vậy, nhưng   tâm vẫn còn phiền não chưa  thật sạch, phải đợi có thời gian nữa, nhưng phải đợi đến  bao  lâu? Hay đời này hết qua đời khác... Các Tổ dạy: “Tuỳ duyên tiêu cựu nghiệp”, có chỗ dạy: “Hồn nhiên” câu nói này là  một lý   thuyết suông, “tuỳ duyên” như  thế nào để  tiêu cựu nghiệp?  Không  có  pháp  hành  cụ  thể  rõ ràng, lời nói suông để lừa người.
Đối với các pháp Đại Thừa, từ Tịnh Độ Tông cho   đến Mật Tông, sự  tu  tập đối với chúng tôi  gần như mất hy vọng. Vì chính  ông thân của chúng tôi   là  một tu sĩ Mật Tông, chú thuật của ông có nhiều thần lực lạ  kỳ, nhưng lại  để   trị bệnh, bói toán như một phù thủy, bùa chú tuy linh hiển nhưng  chúng tôi  không thấy nó làm  chủ sự sống chết,  tự tại an vui trong cuộc sống mà chỉ làm  chuyện danh  lợi  như các nghề khác trong thế gian.
Chúng tôi tư duy, suy nghĩ và rất khắc khoải trong lòng, nghĩ đến mình tu hành đến giờ nầy "Đời chẳng ra đời, Đạo chẳng ra đạo”. Nếu bây giờ chúng tôi  trở ra đời thì



quá muộn màng, tuổi đã 44 rồi còn gì nữa,
ở trong đạo thì  biết pháp nào tu cho đến nơi đến  chốn đây: “Ưng vô sở trụ nhi sanh  kỳ tâm, độ hết chúng sanh thì thành Phật”. Những điều kinh sách phát triển đã dạy, chúng tôi   đều  chuyên cần siêng  năng,  tinh tấn tu hành không dám biếng trễ, thế mà xét lại  tâm mình  chưa  được làm  chủ, cuộc sống còn nhiều bất toại nguyện, tâm vẫn còn ham muốn “danh  lợi, ăn ngủ  còn thích,  thấy nữ sắc còn muốn nhìn”, gần suốt chín năm trời, sự  tu hành dường như tránh né và trốn chạy các pháp thế gian,  không tìm thấy một sự giải thoát chân thật ở nội tâm  mình, chúng tôi tư  duy  và suy  nghĩ: “có phải  chăng các pháp môn của hệ phái phát triển là   pháp môn ức  chế tâm chăng?”.
 Để được trả lời  câu hỏi này một cách
cụ thể. Sau này chúng tôi tự tu “Giới, Định, Tuệ” pháp môn của đức  Phật, theo kinh sách Nguyên Thủy dạy, chúng tôi thấy kết quả xả tâm ngay  khi bắt đầu tu rất rõ ràng. Nhờ có tu tập, có kết quả trong pháp môn, “Tam Vô Lậu Học”. Bây giờ chúng tôi  đã thấu biết  được rõ và mới dám quả quyết xác định “kinh  sách phát triển là pháp môn ức  chế tâm thuộc loại thiền tưởng” (tà thiền).
“Chẳng niệm thiện niệm ác, thấy các pháp  như  mộng, như  huyễn,  thấy  sáu  trần như hoa  đốm giữa hư  không”, chúng tôi đã thực hiện những câu này đã nằm lòng, hễ có các pháp đến thì   những câu này xuất hiện nhanh chóng, chúng tôi dùng nó đuổi các ác
 pháp đi hoặc tâm tham muốn của mình (tâm
dục), đuổi một lúc nó mới chịu tan  biến. Đuổi mãi chúng, chúng mới đi,  nhưng chẳng bao giờ diệt chúng được, một bằng chứng hiển nhiên, vì không có đối tượng thì chúng không có mặt, mà hễ có đối tượng thì chúng hiện ra. Thấm thoát thời gian gần chín năm trời mà tâm chúng tôi vẫn chưa an. Tự cảm thấy như  mình   là kẻ trốn chạy các pháp thế gian, tránh né sáu trần và cuối cùng xét lại các pháp môn tu  hành của Đại Thừa và Thiền Đông Độ này không thể giải thoát được thân tâm.
Không biết  giờ này các bạn đồng tu của chúng tôi, tu  hành ra sao? Riêng chúng tôi  lúc  này (năm 1980), chúng tôi  rất ngao ngán với số phận làm  thầy tu.  Một  hình



ảnh đen   tối  đến với chúng tôi,  và tự nghĩ:
“hay mình tìm một nơi đâu, trong rừng hoang vắng rồi tự tử cho xong đời (kiếp đời tu sĩ)”, nhưng một hình ảnh hiện lên trong chúng tôi, một người mẹ già yếu đuối, tóc  bạc phơ, lưng  còm, tuổi đời gần chín  mươi, sự  sống không còn bao   lâu nữa, hằng ngày nấu cơm bưng vào thất, giúp chúng tôi  sống tu hành. Nhờ hình  ảnh ấy, nếu không có mẹ,  chắc chúng tôi  không thể sống và tiếp tục tu theo con đường giải thoát của đạo Phật, niềm hy vọng tu hành giải thoát đã trở thành mây
khói.
Trong  lúc   tâm   hồn  chúng  tôi   đang chán nản tận cùng, trước mặt là  bước đường cùng của kiếp đời tu sĩ.
 Bỗng nhiên, chúng tôi  nhớ đến lời  của
Hòa Thượng Minh Châu, Ngài đã nói trong bài tựa kinh Trung Bộ tập 2  Pàli- Việt đối chiếu: “Càng dịch chúng tôi càng thấy rõ ác ý của các nhà Bà La Môn đã dùng danh từ Tiểu Thừa để  gán vào những lời dạy thực  sự Nguyên Thủy của đức Phật và khiến cho các Phật tử, không dám đọc, không dám học, không dám tu  những pháp môn ấy. Càng dịch  càng thấy rõ dụng tâm  hiểm độc  của các  Bà La Môn, đã khôn khéo xuyên tạc  đạo Phật, khiến cho những giáo lý  căn bản, tinh  hoa cao đẹp nhất của tư tưởng nhân loại, đã bị  những tư tưởng tà  giáo xen  lẫn, bị  ruồng bỏ, bị che giấu không được biết  đến,  không được  học hỏi tu hành. Nhưng chân lý bao  giờ cũng là
 chân  lý.   Mặt  trời  bao  giờ  cũng  là   mặt trời”.
Nhớ đến  đây, những lời  này, chúng
tôi cố tìm lại bộ kinh Nguyên Thủy Pàli- Việt để   trên tủ   sách trong thất, do  Hòa Thượng Minh Châu dịch  lần đầu tiên. Tôi lấy xuống và bắt đầu nghiên cứu lại bộ kinh sách này. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu lời Phật dạy rất kỹ, chúng tôi  sống và tu tập đúng theo  lời dạy của đức  Phật: “Giới, Định, Tuệ”.
Theo lộ  trình “Tam Vô Lậu Học”, sống đúng giới hạnh, lấy giới luật phòng hộ sáu căn, đời sống thiểu dục ít muốn, biết đủ luôn theo pháp “Định Tư Cụ”, ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng  trưởng thiện. Nhờ đó, kết quả tâm hồn thanh thản, an lạc, tâm thường quay  vô, không phóng dật,  biết  rõ
những hoạt  động trong nội thân, tâm  luôn không để  ý sáu trần, nên thấy rõ thân tâm có một cuộc sống giải thoát an lạc, vô sự.
Càng giữ gìn   “Giới luật”, càng tu  tập “Tứ Chánh Cần” thì kết quả thân tâm  giải thoát  rất  rõ ràng và cụ thể.  Càng tu  lại càng ham thích,  tự tâm  siêng năng và tinh tấn  không cần cố gắng nhiều và bắt buộc mình, tự nó siêng năng tinh tấn.
Nhờ sự nghiên cứu và tu tập các pháp môn này kết quả tâm bất động trước các pháp, nên trí tuệ được triển khai,  nhờ thế chúng tôi  rất am tường thông hiểu kinh sách Nguyên Thủy và có đầy đủ kinh nghiệm, vì vừa nghiên cứu lý  thuyết, vừa thực  hành lời dạy của đức  Phật nên từng bài kinh, từng câu, từng chữ trong tạng  kinh Pàli chúng
tôi hiểu rất vững vàng.
Riêng về kinh sách Đại Thừa và Thiền Đông Độ, chúng tôi đã bỏ công tu tập chín  năm trời, nên những trạng thái ức chế  tâm,  tu  tập các  pháp  hành  của  thiền Đông Độ và Đại Thừa chúng tôi  đều biết rất rõ. Vì vậy, khi được hỏi điều gì  đến những trạng thái định có liên quan đến Phật giáo dù ở bộ kinh nào của: Đại Thừa, Thiền Tông và Nguyên Thủy của Đại Thừa, Thiền Tông và Nguyên Thủy. Chúng tôi xin trình bày ngay đến quý vị, đáp ứng các yêu cầu để  làm   sáng tỏ lại   Phật giáo, còn nếu không có ai hỏi thì thôi. Đối với chúng tôi  ai tu sao cũng được, có giải thoát hay không giải thoát là  quý vị nhờ và chịu   lấy.  Chuyện  Phật  Pháp  không  phải
chuyện riêng của chúng tôi  mà là  của chung mọi người.
Chúng tôi trả lời đây, vì duyên của quý vị hỏi,  chứ không phải tự chúng tôi  đặt ra câu hỏi để  trả lời  nhằm có mục đích gì. Mặc dù, chúng tôi biết  phật giáo phát triển đã truyền vào đất nước Việt-Nam đầu thế kỷ thứ ba   cuối thế kỷ thứ  hai và Thiền Tông truyền vào thế kỷ thứ  năm, thành một truyền thống dân tộc của đất nước này, muốn xóa nó không phải là  một việc dễ làm, nhưng chúng tôi  nghĩ đến  số phận của những người tu như chúng tôi, nên chúng tôi nói,  ai có tin thì tin, không tin thì thôi, tu hành có được thì quý vị nhờ, không được thì quý vị chịu, giải thoát cho quý vị đâu có lien quan gì đến chúng tôi.
Chúng tôi  trả lời vì  sự  bắt buộc ở câu hỏi của quý vị, nếu không trả lời, chúng tôi phụ lòng quý vị,  mà trả lời cho  quý vị thì phải nói thẳng, nói đúng, nói cái sai, cái không đúng của đạo Phật; nói cái sai tu hành sanh ra  bệnh tật  điên khùng; nói cái sai để  quý vị không bị  kẻ khác lừa đảo bởi những pháp mê tín, phi đạo đức;  nói cái sai để   quý vị khỏi bị  kẻ khác lường gạt,   làm tiền, làm  danh, hoặc buôn Phật, bán pháp (kinh doanh   tôn giáo).
Vì cảm thông sự  tu hành rất khó khăn và dễ bị  lầm   đường lạc lối. Do đó, chúng tôi  nói ra cái sai để  quý vị không uổng phí một đời tu hành, ngược lại quý vị cho rằng



chúng tôi bài bác các Tổ sư, chống trái kinh
sách phát triển.
Kính thưa quý vị! Chúng tôi  chống trái để làm   gì? Khi chúng tôi  cũng là một nạn nhân của các pháp môn này, chúng tôi nói ra vì quý vị, quý vị có hiểu thấu chăng? Chúng tôi  là chiếc xe đã lọt hố muốn cho các xe sau đừng lọt  hố nữa nên cảm thông những câu hỏi của quý vị mà chúng tôi trả lời,  biết như thế nào chúng tôi  nói như thế nấy, đúng sai quý vị còn suy ngẫm.
Khi chúng tôi  trả lời,  chỉ mong quý vị suy  ngẫm kỹ lời  chúng tôi  nói và lời kinh Nguyên Thủy dạy, có tương  ưng,  có phù hợp,  có  đúng  nghĩa  hay  không? Đúng thì quý vị tin chúng tôi,  bằng không đúng thì quý  vị đừng tin và cũng đừng cười chê vì chúng tôi cũng chỉ là con  người như quý vị.
Chúng tôi  cũng là  một con người phàm phu như quý vị, nhờ sống đúng giới hạnh và giới đức, tu  tập đúng các pháp của Phật đã dạy. Từ đó, chúng tôi  sống trong đạo đức “Nhân quả không làm  khổ mình, khổ người”. Hằng ngày tu  tập tỉnh thức trong mọi oai nghi tế hạnh, cả niệm hơi thở, chúng tôi   đều  hướng tâm  ly  tham, sân, si và ái dục, nhờ thế chúng tôi thấy được tâm  mình giải thoát, đó cũng là mãn nguyện lắm rồi.
Vì đã không làm  khổ mình, khổ người, chúng tôi  thấy rất rõ là  tâm  chúng tôi đã “ly dục, ly ác pháp”. Ly dục ly ác pháp, tức là  chúng tôi đã làm chủ được cuộc sống của chúng tôi. Làm   chủ cuộc sống, tức là làm chủ  được  “Sanh”  như  trong  kinh  Phật  đã
dạy.  Sanh  là   một  trong  bốn  cái  khổ  của kiếp con người.
Chúng tôi trở về pháp môn Nguyên Thủy, tu  tập chỉ trong vòng sáu tháng, làm chủ được tâm, không còn thấy các pháp như mộng, như huyễn, sáu trần như hoa đốm giữa hư không nữa mà lại được giải thoát.

Nhờ tu tập có kinh nghiệm và nghiên cứu toàn bộ kinh  Nguyên Thủy, nên lập trường trả lời của chúng tôi  đều dựa vào đó dựng lại Phật giáo, trong lúc giáo pháp của Phật đã bị dìm  mất, ít có người được biết   đến.  Vì vậy, chúng tôi  trả lời  quý vị không ngoài lời  Phật dạy. Tin hay  không tin, đó là  quyền của quý vị, chúng tôi thì  nói thẳng, nói thật mà thôi, chứ không có tâm
phỉ báng giáo pháp ai hết.
Xin thưa cùng quý vị, chúng tôi biết rằng,  “lời  thật  mất  lòng”,  nhưng  vì  bị hỏi chúng tôi  phải nói toạc sự  thật thẳng thừng để  cho mọi người không bị  tà giáo ngoại đạo của kinh sách phát triển lừa đảo và những người đang tu hành không lầm lạc  pháp môn của ngoại đạo này đã tu dở chết dở sống (Đời chẳng ra đời, Đạo chẳng ra đạo) giống như  chúng tôi tu  hành  ở những  năm
1980. Chúng tôi  cảm thông với những người tu sĩ ấy, có nhiệt tâm có quyết tâm tìm đường giải thoát trong đạo Phật như chúng tôi lúc trước.
Chúng tôi  chỉ ước mong  những câu trả lời  của chúng tôi  sẽ làm  sáng tỏ  những gì của đạo Phật đang  bị che mờ bởi giáo pháp
của Bà La Môn. Với thâm ý của chúng tôi không muốn chống trái ai hết, ai có duyên tu pháp môn nào cũng được, nhưng có tu giải thoát được thì dạy người, bằng tu chưa có kết quả thì đừng dùng lý  thuyết suông lừa đảo gạt người, gây mê tín, dị đoan khiến cho mọi người khổ sở, phí hết kiếp người và cũng đừng vì quyền lợi, ích kỉ, nhỏ mọn mà gán các pháp môn của ngoại đạo đó cho  là của Phật giáo, thì chúng tôi rất đau lòng.
Phật giáo không có các pháp môn thiền tưởng, không có pháp mê tín, trừu tượng, mơ  hồ. Vì thế, buộc lòng chúng tôi phải nói thẳng để cho   người đời sau  đừng lầm lạc một cách đáng thương.
 Chúng tôi tu  hành theo Phật giáo mà
đã bị lừa gạt và lầm lạc  pháp môn của ngoại đạo, nhiều khi chúng tôi muốn chết hơn là  sống. Vì sống làm gì “Đời chẳng ra đời, Đạo chẳng ra đạo”, sống bằng ba  tấc lưỡi, gạt người, bỏ cha, bỏ mẹ,  bỏ gia đình, vợ con, bỏ cả thân bằng quyến thuộc, bỏ của cải, tài  sản, sự  nghiệp, nhà cửa,  để đi tu, mong tìm  đường giải thoát thân tâm  mình, chứ đâu phải để  thành tên lừa đảo có sách
vở.
Vì cảm thông nỗi khổ đau  của những
người đồng “bệnh”, nên chúng tôi  nói thẳng, chẳng hề sợ hãi trước thế lực quyền uy của kẻ khác, dù chúng tôi có ra sao và như thế nào, chúng tôi cũng vui mừng, vì đã nói một sự  thật, có lợi  ích  cho  muôn người, không phải vì cá nhân của chúng tôi.
Chúng tôi  trả lời thẳng vì tín đồ Phật giáo khắp năm châu bốn biển đang   hướng về Phật giáo chân chánh.
Chúng tôi  trả lời  thẳng vì đạo đức  của Phật giáo đã bị  đánh mất, bởi giáo pháp của ngoại đạo (Đại Thừa), thay  thế vào một đạo đức  mê tín,   làm cho  nhân loại mất đi một nền đạo đức  sống thực, một nguồn hạnh phúc, an vui của mọi người.
Chúng tôi trả lời thẳng, chỉ vì con người trên hành tinh  này đang  cần một  nền đạo đức  “nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người”.
 Trên cuộc đời này duy chỉ có đạo Phật
mới có một  nền đạo đức   công lý   và công bằng đúng đắn như vậy mà thôi.
Chúng tôi nói thẳng vì lợi ích chung cho con người trên hành tinh này, dù ai có nghĩ sao về chúng tôi, cho chúng tôi là  điên khùng, dốt nát,  không thông suốt kinh sách Phật giáo, không hiểu giới luật Phật là gì, nói bậy bạ không trúng vào đâu, chúng tôi  vui lòng chấp nhận cả. Nhưng xin mọi người hãy theo đúng giáo pháp Nguyên Thủy của đức  Phật mà tu  tập và sửa những gì sai trái để  xây dựng cho mình  một tâm  hồn thấm nhuần đạo đức  nhân quả của đạo Phật (không làm khổ mình, khổ người) thì chúng tôi đã mãn nguyện lắm rồi.
 Trải qua thời gian  tu  tập chúng tôi biết
rất rõ con đường nào tu  tập đi  đến  kết quả làm chủ sanh, già, bệnh, chết của Phật giáo. Con đường ấy không phải để  cho những người tu hành phạm giới, bẻ vụn giới, phá giới như  các  vị  Tỳ Kheo của Phật  giáo phát triển bây giờ. Phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới, sống không đúng giới đức, giới hạnh, đời sống không thiểu  dục tri túc, không lấy  giới bổn phòng hộ sáu căn, ăn uống ngủ nghỉ phi thời, không sống độc cư thì dù họ có tu trăm ngàn kiếp vẫn không đến đâu, chỉ uổng cho một đời tu mà thôi.
Trả lời  những câu hỏi của quý vị,  nói thẳng sẽ đụng chạm  rất nhiều, mong  quý vị vui lòng tha thứ cho  và quý vị hãy suy ngẫm những lời chúng tôi nói, nếu sai xin quý vị bỏ
 qua  cho, còn đúng xin cầu chúc quý vị may
mắn gặp thiện  hữu tri thức  có kinh nghiệm hướng dẫn tu tập  đến nơi đến chốn.
Tu hành giải thoát làm  chủ thân tâm không phải việc dễ  làm, nếu tu  tập một mình, giống như  người đi  biển không có la bàn, vào rừng không có người hướng đạo.
Nếu chúng tôi có trả lời điều chi sai sót xin  những bậc cao  minh, chân tu, thạc đức chỉ giáo, chúng tôi thành kính tri ân.
Kính ghi
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Ngày 11- 12- 1998
BỒ TÁT BỆNH VÌ CHÚNG SANH BỆNH
Câu hỏi của Diệu Quang
Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Như  trong kinh Duy Ma Cật dạy: “Bồ tát bệnh vì chúng sanh bệnh”,  câu  kinh  này  dạy  có  đúng  theo giáo  lý của  đạo  Phật  hay  không?  Kính  xin  Thầy  chỉ dạy cho chúng con được rõ.
Đáp:   Kinh  Duy  Ma   Cật   là   kinh   phát triển. Kinh giáo phát triển là kinh sách chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo khác nhau và những phong tục tập quán của con người trên hành  tinh này  mà  thành  lập  ra giáo  lý  của mình,  nó không có gì đặc biệt riêng của nó, chỉ khéo  dùng  những  danh  từ  thật  kêu  và  cũng giống  như  vẽ  rắn  thêm  chân,  thêm  râu,  khiến cho mọi  người  dễ  bị  lầm  tưởng  là  rồng  thật. Giáo lý kinh sách phát triển cũng lường gạt tín đồ  như vậy, tưởng là  một  chân lý  siêu  việt  của đạo Phật, nào  ngờ  là  một  giáo lý  chắp  vá, như chiếc áo may nhiều loại vải thô xấu.
Câu:  “Bồ   tát  bệnh  vì   chúng  sanh  bệnh”
cũng giống như câu: “Chúa chịu đóng  đinh trên thánh  giá  là  vì  Chúa  chịu khổ  thay  cho con
người”.
Trên bước đường hoằng hóa độ sanh của Phật  giáo,  các  vị  lãnh  đạo  Phật  giáo,  lúc  bấy giờ  nguồn  gốc  là  những  giáo  sĩ  Bà  La Môn  và lục  sư ngoại  đạo. Vì  thế,  kinh sách  phát  triển do các vị này biên soạn và viết ra, nên các ngài cố tình dìm giáo lý của đức Phật xuống và lồng giáo lý của mình vào, để phát triển một Phật giáo mới mang tên mới theo ý  mình.
Trước  khi nhập  diệt,  Đức  Phật  đã   nhìn thấy đám môn đồ của mình  chưa có ai là người đủ  khả  năng lãnh  đạo giáo  hội  và  duy trì giáo pháp của mình.
Ngài biết rất rõ, những kẻ có khả năng, có trí tuệ,  có  học  thức  đều  xuất  thân  từ  trong  các gia  đình  của  Bà  La  Môn  và  Lục  sư ngoại  đạo, họ còn mang đầy ắp những kiến chấp trong tôn giáo của họ. Do những kiến chấp này họ không thực hiện theo giáo pháp của đức Phật. Và cũng vì thế, họ tu hành không giải thoát, không chứng đạt. Còn những đệ tử của đức Phật đã  tu chứng  thì họ  đã  nhập  diệt  trước  Phật  còn  lại một số ít, khi đức Phật nhập diệt xong và giáo đoàn bị phân hóa chia làm nhiều bộ phái, do những người có trình độ kiến thức tranh danh,
 đạt  lợi  với  nhau.  Vì  thế,  đức  Phật  biết  rất  rõ trong  số   những  đệ   tử   này,   nên  không  trao quyền  thừa  kế  lãnh  đạo  Giáo  Hội  Phật  Giáo cho ai cả, chỉ nhắc nhở các đệ tử của mình  nên lấy giới luật và giáo pháp làm thầy, không nên nương  tựa  vào  ai  cả.  Ngài  đã   từng  dạy:  con người có ba tướng:
1-        Nhân tướng
2-        Hành tướng
3-        Đặc tướng
Do ba đặc  tướng  ấy  nên  con người  không ai giống ai được. Vì thế, đức Phật không trao quyền  thừa  kế  cho người  đệ  tử  nào  hết,  nếu được  trao  quyền, họ  sẽ  dạy đạo theo  đặc  tướng riêng  của  họ,  thì  Phật  Pháp  sẽ  bị  lệch  đi, không còn đúng chánh pháp, dù đó là những người đệ tử đã  tu chứng, còn những hạng đệ tử tu không chứng, thì lại còn không được trao quyền thừa kế hơn nữa. Vậy mà sau này, các vị giáo sĩ Bà La Môn còn bịa chuyện “Niêm hoa” trên  núi  Linh  Thứu  rằng  đức  Phật  đã   trao quyền  cho Ngài  Ca Diếp  thừa  kế  làm  tổ  thứ nhất. Đó là một câu chuyện bịa đặt thế mà mọi người  vẫn  tin và  còn  tiếp  tục  xây  dựng  thành
33 vị Tổ Sư Thiền Đông Độ.
 Tuy rằng, không được  trao  quyền thừa kế, nhưng  họ  đã   khéo  léo  biến  Phật  giáo  thành thần  giáo.  Giáo  lý  của  Phật  biến  thành  một giáo lý chấp ngã, thần quyền, mê tín, mơ hồ, trừu  tượng,  lạc  hậu,  phi  đạo  đức  đi  ngược  lại giáo lý chân chánh của đạo Phật.
Những vị giáo sĩ Bà La Môn và giáo sĩ của Lục  Sư Ngoại  đạo   đã  theo  Ngài  tu  hành  đạt được  đạo  giải  thoát  thì lần  lượt  họ  đã  thị  tịch trước hoặc sau Ngài không bao lâu, còn lại những người tu chưa chứng đắc, tâm danh lợi còn  dẫy  đầy.  Những  vị  Tỳø  Kheo này  là  những Tỳ Kheo phá giới, phạm giới, sống không đúng Phạm  hạnh,  tu  không  đúng  lời  dạy  của  Ngài, họ là những người ngoại đạo, với những thâm ý sâu  độc,  mang lớp  tu  sĩ  Phật  giáo,  ẩn  núp  chờ khi đức  Phật  thị  tịch là  sẽ  biến  giáo  pháp  của Phật thành giáo pháp Bà La Môn và Ấn Độ Giáo.
Quý  vị,  nên  đọc  lại  kinh Phạm  Võng  “Bồ Tát  Giới”  cấm  không  cho tu  sĩ  và  cư sĩ  học  và tu  theo  pháp  môn  Nguyên  Thủy,  Bồ  Tát  Giới cho giáo  pháp  Nguyên  Thủy  của  Phật  là  ngoại đạo, là Thinh Văn Thừa, là Nhị Thừa, là Phàm Phu Thiền v.v..
 Đọc “Bồ Tát Giới” chúng ta mới thấy rõ thâm  ý  ác  đôïc  của  ngoại  đạo  quyết  tâm  diệt Phật giáo, có thủ đoạn và sách lược rõ ràng với ý đồ lật đổ đức Phật Thích Ca Mâu Ni thay vào bằng đức Phật Di Lặc, để dễ sử dụng toàn bộ giáo pháp Đại Thừa mà không còn ai nghi ngờ. Và sẽ cấm không cho tín đồ tu và học theo giáo pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, kinh sách và giáo lý của đức Phật Thích  Ca Mâu Ni sẽ bị đốt sạch.
Đúng  vậy,  sau  khi đức  Phật  tịch,  trong giáo hội chia làm hai bộ phái:
1-  Thượng Tọa Bộ
2-  Đại Chúng Bộ
Thượng Tọa Bộ là những tu sĩ già thủ cựu, cố giữ nguyên giáo lý căn bản Nguyên Thủy của đức  Phật  không  cho ai  thêm  bớt  một  chữ  nào cả.  Đem  kinh  sách  này  hoằng  hóa  và  phát triển đi về phương Nam nên người thời bấy giờ gọi là Phật giáo Nam Tông.
Trên  đường  hoằng  hóa  độ  sanh,  Thượng Tọa  Bộ  tuy  cố  giữ  gốc  Nguyên  Thủy,  nhưng  vì các  vị  tu  hành  chưa chứng  đắc  nên  có  sự  kiến giải  trong  giáo  lý  ấy  bằng  trí tuệ  học  giả  hoặc bằng  những  kinh  nghiệm  chưa  đến  nơi  đến
 chốn như: Thiền sư Mahàsi (Miến Điện), Thiền sư  A-Chaan-chah   (Thái   Lan).   Hai   Ngài   có những   bài   kinh  soạn   theo   kiến   giải   kinh nghiệm tu hành của mình như: Mặt Hồ Tĩnh Lặng,  Thiền  Minh  Sát  Tuệ   v.v..  Làm  sai  ý nghĩa và giáo pháp của đức Phật rất lớn.
Vì tu  hành  chưa tới  nơi  tới  chốn,  nên  các Ngài biên soạn những loại kinh sách này trong hiện tại và mai sau sẽ để lại cho loài người những  tai  hại  rất  lớn,  làm  hao tài  tốn  của  và phí  cả  cuộc  đời  của  họ  chẳng ích lợi  gì, khi họ theo tu những pháp môn này.
Trong thế kỷ này tín đồ Phật giáo khắp năm châu bốn biển đua nhau tu tập thiền Minh Sát  Tuệ.  Tu tập  thiền này  phải  tập  trung theo cơ  bụng  (Phồng,  xẹp)  nhằm  diệt  “vọng  tưởng”, loại  thiền  ấy  thuộc  về  thiền  ức  chế  tâm  nó không  phải  là  thiền  của  đạo  Phật,  thiền  của Phật  giáo  là  loại  thiền  xả  tâm  “ly  dục  ly  ác pháp” lấy giới luật đức hạnh chuyển hóa nhân quả, làm chủ nhân quả (Các pháp ác không nên làm, nên làm các pháp thiện hoặc ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp). Mục  đích  tu  hành  của  đạo  Phật  là  phải  khắc phục  cho bằng  được  tâm  tham  ưu, tức  là  diệt ngã xả tâm ly dục ly ác pháp, để đạt được tâm
 thanh  tịnh  bất   động.   Theo  kinh  nghiệm   tu hành  của  những  người  đã  trải  qua  thì tâm thanh   tịnh   bất   động   ấy   là   tâm   không   còn tham, sân, si. Khi tâm không còn tham, sân, si thì tâm  có  đủ  bảy  năng lực  Giác  Chi  (đạo lực). Từ bảy năng lực Giác Chi mới có đủ Tứ Thần Túc. Tứ Thần Túc là những năng lực siêu việt điều khiển làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.
Năng lực điều khiển làm chủ sự sống chết của kiếp người mà đức Phật gọi là “Bốn Như  Ý Muốn”.  Bốn  Như   Ý  Muốn  tức  là  Tứ  Thần  Túc chứ không phải “Minh Sát’’ theo kiểu thiền sư Mahàsi dạy.
Cũng trong thế kỷ này, thiền sư A Chaan- Chah người Thái Lan đã kiến giải qua kinh nghiệm tu hành của mình  sản xuất ra một  loại thiền “Tĩnh Lặng”.
Qua hồi  ký  tu  hành  của  Ngài,  do ức  chế tâm  hết  vọng  tưởng,  Ngài  đã   rơi  vào  thiền tưởng,  thay vì  Ngài  tu đúng  pháp  “ly dục  ly  ác pháp”  thì tâm  Ngài  thanh tịnh,  khi  tâm  Ngài thanh tịnh thì Ngài nhập được Nhị Thiền, Tam Thiền đến Tứ Thiền và thực hiện Tam Minh, làm  chủ  sanh,  già,  bệnh,  chết  một  cách  dễ dàng,  không  có  khó  khăn  mệt  nhọc.  Nhưng  vì
 ức chế tâm để được tâm tĩnh lặng nên thanh tưởng phát ra tiếng nổ trong đầu Ngài. Ngài cảm thấy như cả vũ trụ đều tan biến (giống như thiền sư Đông Độ lúc  ngộ  đạo), rồi từ đó  tưởng giải phát ra. Ngài đối đáp vấn đạo giống như thiền sư Đông Độ không khác.
Cho nên, kinh sách Nguyên Thủy hiện giờ bên phái Nam Tông chưa hẳn đã là Nguyên Thủy. Vì các nhà học giả mượn lời Phật dạy rồi thêm bớt rất nhiều theo tưởng giải của mình, khiến cho người đời sau sưu tầm và nghiên cứu những  lời  Phật  dạy,  không  biết  đâu  là  đúng, đâu là sai. Thật khó cho những ai ở đời sau, muốn tu theo đạo Phật, nhưng vì không rõ nên lại  rơi  vào  pháp  ngoại  đạo, rồi  chấp  nhận giáo pháp của ngoại đạo là giáo pháp của Phật, thật đau lòng.
Ở  đây nói  về  kinh sách Nam  Tông, tức  là kinh sách Nguyên Thủy mà các sư còn dám thêm  bớt  và  còn nghĩ  tưởng theo  kiến giải  của mình  biên  soạn  và  viết  ra, thì làm  sao đúng  ý của Phật được, bằng chứng chúng ta thấy rất rõ thiền  sư Mahàsi  đã  dám  làm  thì các  vị  trước kia làm sao không dám thêm bớt. Thế mà kinh sách này lại được phổ biến rộng rãi khắp các nước trên thế giới.
 Kinh sách Bắc Tông với sự phát triển theo kiến  giải  phóng  túng  của  các  nhà  học  giả  thì thử  hỏi  sự  sai  biệt  với  lời  Phật  dạy  còn  gấp trăm ngàn lần.
Vả  lại,  kinh  sách  Đại  Thừa  bị  thế  tục  mê tín lạc hậu hóa rất nhiều. Ví dụ: một sự mê tín trong dân gian, ngày hai ba tháng chạp, tất cả mọi  gia  đình  đều  làm  lễ  cúng  đưa  “Ông  Táo” chầu  trời  thì trong  chùa  cũng  làm  lễ  cúng  bái đưa  “Chư  Thiên”.  Như   vậy  các  bạn  nghĩ  sao? Phật  giáo mà  bị  tư tưởng hủ  tục thế  gian đồng hóa thì Phật giáo còn có nghĩa tự thắp đuốc lên mà  đi  hay  không?  Còn  có  trên  Trời  dưới  Trời con người là duy nhất không?
Từ  khi Tăng  Đoàn  Phật  giáo  được  chia làm hai nhóm:
1-  Thượng Tọa Bộ
2-  Đại Chúng Bộ
Sự   phân   chia   này,   thì  Đại   Chúng   Bộ không còn bị sự kềm chế của Thượng Tọa Bộ, nên  kinh sách  tự  do phát  triển  theo  kiến  giải học giả, không cần có kinh nghiệm tu hành, phần nhiều chịu ảnh hưởng của các tôn giáo khác và phong tục tập quán của dân gian.
 Lợi dụng Phật giáo không có người tu chứng điều khiển, nên mặc sức phát triển theo tâm  danh  lợi  của  họ.  Do  đó,  kinh sách  phát triển  ra đời  với  một  khối  lượng  vĩ  đại.  Những người có khả năng viết lách, ai muốn viết muốn luận  như  thế  nào,  cứ  mặc  tình viết  và  lý  luận miễn  luận  sao có  lý,  nghe xuôi  tai  là  được,  đời sau tu  được  hay  không  được  mặc  kệ.  Chỉ  bây giờ ngòi bút phóng túng viết cho thỏa thích mà
thôi.

Muốn truyền bá loại kinh sách này – kinh sách phát triển không thể hướng phương Nam được,  vì  nơi  đó  đã  có  kinh sách  Nguyên  Thủy do Thượng  Tọa  Bộ  truyền  bá,  nên  tín đồ  ở  đó xem  kinh sách  này  (kinh sách  phát  triển)  là kinh sách Bà La Môn giáo, chẳng ai thèm theo và đọc.
Vì thế, kinh sách này truyền về phương Bắc,  những  người  dân ở  phương Bắc  chưa hiểu gì  về   Phật   giáo,   nên   kinh  sách   phát   triển truyền đến đâu đều được họ chấp nhận ngay, là vì các họ đã  biết dựa theo phong tục mê tín lạc hậu   của   người   dân   địa   phương),  triển   khai thành  kinh sách  và  sử  dụng thần  thông, kỳ  lạ v.v..   Do  thế   kinh   sách   này   phát   triển   về
 phương Bắc dễ dàng, nên gọi là Phật Giáo Bắc Tông.
Trên đường hoằng hóa độ sanh về phương Bắc  gặp  tôn  giáo  nào  thì nó  thu  thập  tinh ba của  tôn  giáo  ấy  rồi  biến  thành  giáo  lý  của mình,  như đến  Trung  Hoa lấy tinh ba của  Lão Giáo biến thành giáo lý Tối Thượng Thừa của mình,   mà  các  nhà  khoa  học,  tâm  lý  học  gọi “Thiền Tông” là Phật giáo bị thế tục hóa.
Đến Việt Nam không có tôn giáo nào đặc biệt,  không  có  tinh ba triết  lý  nào  vĩ  đại  nên nó  đã   dung  hợp  ba  tôn  giáo  lớn:  Phật  (Đại Thừa), Lão (Tiên Đạo), Khổng (Nho Đạo) lại thành một Phật Giáo Việt Nam.
“Vạn Hạnh  dung  tam tế”.
Sinh hoạt  của  “Phật  Giáo  Mới”  này  tiếp tục  triển khai  kinh sách  phát  triển, bằng cách dựa theo phong tục tập quán dân gian biến dần thành kinh sách của mình,  để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng  của  dân  gian,  cho nên  trong  chùa thờ đủ loại; Thần, Thánh, Tiên, Phật, Ma, quỷ, cô,  cậu,  các  bà  chúa,  Quan  Thánh  Đế  Quân, Thập Điện Minh Vương, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Long Thần Hộ Pháp, Bát Bộ Kim  Cang, cô hồn,  các  đảng,  thập  loại  âm  binh,  Nam  Tào, Bắc   Đẩu,   hài   cốt  loài   hổ   và   vong  linh của những   người   chết   trận   mạc   (Chiến   sĩ   trận vong) v.v..
Kinh sách phát triển dạy đầy ắp những điều  mê  tín, nào  là  cúng  vong,  tiễn  linh, thí thực cô hồn các đảng, nào là cúng sao, giải hạn, cúng ếm Thần Trù, quỷ dữ, nào là cầu siêu, cầu an,  xin  xăm,  bói  quẻ,  xem  ngày  tốt  xấu,  trừ linh, trừ thần v.v.. Mỗi chiều ở các chùa cổ xưa đều cúng thí thực cô hồn các đảng, quỷ chùa, bạch hổ bằng gạo muối v.v.. Phung phí của đàn na thí chủ vô ích.
Hình  thức cúng bái tạo ra có vẻ thật sự có thế  giới  siêu  hình  đang  sống  chung  đụng  với thế  giới  hữu  hình  của  con người,  mà  mỗi  tai ương, hoạn nạn, tật bệnh của loài người đều do con người  của  thế  giới  siêu  hình  tạo  ra thưởng phạt.
Kinh sách phát triển đã lừa đảo con người bằng một thế giới siêu hình mang nhiều hình thức  mê  tín, lại  còn  gạt  người  khác  bằng  cách hy  sinh  to  lớn  với  lòng  đại  từ,  đại  bi  “Bồ  Tát bệnh vì chúng sanh bịnh”.
Có  bao  giờ  Bồ  Tát  “bệnh”  để  chia   sẻ  nỗi
khổ đau của chúng sanh được chăng?
 Đạo  Phật  đã  dạy  cho chúng  ta  biết  rất  rõ ràng: Nhân nào quả nấy, ai đã  tạo nhân ác thì phải  gặt  lấy  quả  khổ,  không  ai  chịu  thay  quả khổ  đó  cho ai  được,  đó  là  một  đạo  luật  nhân quả  công  bằng  và  công  lý  của  nhân  loại.  Vậy mà có Bồ Tát chịu khổ, chịu bệnh thay cho chúng  sanh,  hành  động  của  Bồ  Tát  làm  như vậy  có  phi  đạo  đức  chăng?  Con người  sanh  ra trên  thế  gian  này,  đức  Phật  đã   xác  định,  từ nhân  quả  sanh  ra, sống  trong  nhân  quả,  chết về nhân quả. Xác định như vậy thì không có đấng tạo hóa nào sanh ra con người. Vì thế, không  có  kẻ  nào  ban phước  giáng  họa  cho con người,  mà  cũng  không  có  kẻ  nào  thay  thế  sự khổ đau của con người được.
Cho nên câu: “Bồ  Tát  bệnh  vì  chúng  sanh bệnh” là câu lừa đảo gạt người của kinh sách phát triển, để chứng tỏ Bồ Tát là kẻ vĩ đại, Bồ Tát  có  lòng  từ  bi  rộng  lớn  thương  xót  đối  với tất cả chúng sanh, nhưng không ngờ lời nói dối trá,  thành  phi  đạo  đức.  Đối  với  đạo  Phật  câu nói này là câu nói gian xảo, lừa bịp người đệ nhất.
Vì  thế,  ai  đã  tạo  nhân  ác  thì phải  gánh chịu  quả  khổ,  không  một  ai  chịu  thay  cho ai
 được, đó  là  luật  nhân quả  công bằng tuyệt  đối, không sai một hào li nào cả.
Khi còn tại thế đức Phật đã từ chối:  “Các con tự thắp đuốc lên mà đi, ta chỉ là một người  hướng  đạo  chỉ  đường  mà  thôi”.  Lời dạy này đức Phật đã khẳng định sự từ chối không cứu độ ai hết mà mọi người phải tự cứu mình.  Cho  nên,  những  lời  dạy  của  Ngài  luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải tự hành thiện, chỉ có hành thiện mới đem lại sự an vui cho mình, cho người và cho tất cả muôn loài sanh linh.
Vậy mà lại có một Duy Ma Cật dám bệnh thay cho chúng sanh, dám  chia sẻ  nỗi  khổ  đau của chúng sanh, thật là gan dạ dám phá bỏ luật nhân  quả.  Nếu  có  một  Duy  Ma  Cật  làm  được như vậy thì đạo đức trong thế gian này còn gì?
Chúng sanh do không hiểu  (vô  minh)  làm điều  ác,  tạo  tội  lỗi  rồi  phải  chịu  nhiều  thống khổ  do hành  động  đó.  Đạo  Phật  ra đời  chỉ  có mục  đích  cứu  giúp  con người  thoát  khổ  bằng cách  chỉ  dạy  cho họ  thấu  hiểu  những  điều  họ làm là  ác, là  bất  thiện và  sẽ  đem đến quả  khổ đau cho họ, chứ không ai làm cho họ khổ mà chính  họ. Để chứng minh lộ trình nhân quả cụ thể cho họ thấy và hiểu rõ hơn thì từ đó họ không  còn  hành  động  làm  ác,  làm  khổ  mình,
 khổ  người  nữa;  thì chừng  đó  họ  sẽ  không  còn chịu sự khổ đau nữa, tâm hồn họ sẽ được thanh thản,  an  lạc  và  luôn  sống  tùy  thuận  hòa  hợp với mọi người.
Đạo  Phật  cứu  người là  giúp  con người  vén sạch màn “vô minh”, để từ đó họ sáng suốt hiểu rõ không còn lầm lạc trong hành động ác, để không tự tạo khổ cho mình cho người nữa. Sự hiểu biết tránh làm điều ác và luôn thực hiện làm điều lành, nên đạo Phật gọi sự hiểu biết đó là trí tuệ hay gọi là tri kiến giải thoát. Nhờ có tri kiến giải thoát, nên đạo Phật gọi là đạo giải thoát,  tri kiến  giải  thoát  đó  không  phải  của  ai khác  mà  phải  chính  của  mình  mới  giải  thoát cho mình  được.
Cho nên  câu  nói:  “Bồ  Tát  bệnh  vì  chúng sanh bệnh”  là  câu  nói  nghe  rất  hay  nhưng  ý nghĩa  rất  dở,  vì  phi  đạo  đức,  thiếu  công  bằng và công lý.
Đối với luật nhân quả, không ai có thể đau bệnh hoặc chịu tai nạn thế cho ai được và cũng không  thể  chia  sẻ  nỗi  đau khổ  với  chúng sanh được.
Câu   nói:   “Bồ   Tát   bệnh   vì   chúng   sanh bệnh”  là  câu  nói  láo,  lừa  đảo  thật  sự.  Nếu  quả có một  Bồ  Tát  bệnh thay cho chúng sanh hoặc
 chia  sẻ  nỗi  đau khổ  này,  thì chúng  sanh  phải hết  khổ  và  ít nhất  cũng  phải  giảm  thiểu  được sự  đau khổ,  nhưng  con người  trên  hành  tinh này  có  hết  đau khổ  đâu, vậy  thì Bồ  Tát  nói  có đúng không? Các bạn nghĩ sao?
Nhưng luật nhân quả đã không chấp nhận điều  này, nếu  chấp  nhận điều  này thì thế gian này  còn  lấy  đâu  gọi  là  đạo  đức  công  bằng  và công lý.
Một kẻ làm ác mà có người chịu thay tội khổ,  thì nhà  giàu  có,  người  làm  quan, kẻ  làm vua chắc không bao giờ có khổ đau bệnh tật và tai nạn v.v..
Nhưng  thật  sự  nhìn  cuộc  sống  con người trên thế gian này từ vua chúa, quan, dân, người giàu có và đến những kẻ nghèo cùng, khốn khổ, mỗi  giới, mỗi  giai  cấp  đều có  sự  khổ  đau, bệnh tật  như nhau mà  không  có  ai  thoát  khỏi, nhất là bốn sự khổ: sanh, già, bệnh, chết và cũng chẳng ai thay thế cho ai được bốn sự khổ này chút nào.
Câu nói phi  đạo đức nhân bản  - nhân quả của  Bồ  Tát  Duy Ma Cật  đã  làm  cho kinh sách phát triển mất giá trị, nhất là đạo đức của con người.
 Nếu bảo rằng kinh sách là chỉ để dùng cho bậc  Thánh, Hiền, Bồ  Tát  chư Phật, tâm  không còn sống trong các  pháp  đối  đãi  (bất  nhị), nên lời nói của Bồ Tát Duy Ma Cật vượt thoát các pháp đối đãi. Nếu luận như vậy thì còn sai hơn nữa. Thánh, Hiền, Bồ Tát và chư Phật không còn biết đạo đức làm người nữa hay sao? Tức là không có pháp thiện và cũng không có pháp ác nữa (bất nhị).
Hàn  Sơn,  Thập  Đắc,  Tế  Công  Hòa Thượng, Phật Sống Cựu Kim  Sơn v.v.. Ăn uống dơ bẩn lại còn ăn thịt uống rượu, phạm giới tận cùng, đó là các Ngài sống tự tại vô ngại trong pháp  môn  bất  nhị  của  Đại  Thừa,  vì  thế  các Ngài  không còn là con người mà là loài  ác  quỷ từ  pháp  môn  bất  nhị  đã  sanh  ra và  hiện  giờ trong pháp môn bất nhị ấy còn sanh biết bao nhiêu là loài ác quỷ nữa, nếu chúng ta không chặn đứng được pháp môn bất nhị thì một nguy cơ khiến  cho con người  không  tiến  bộ  mà  còn sống lạc hậu thụt lùi dã man hung ác.
Nếu bảo rằng: “Chấp  giới”  thì phạm hạnh, tức là đạo đức của người tu sĩ Phật giáo ở chỗ nào? Không lẽ đạo Phật không có đạo đức sao? Hay toàn là những thầy tu phạm giới, phá giới
 v.v.. sống ngang nhiên ngoài vòng pháp luật, là những người vô pháp luật, phi đạo đức.
Hai  trăm năm chục giới Tỳ Kheo Tăng và ba trăm bốn mươi tám giới Tỳ Kheo Ni, không phải  là  đạo  đức  của  Phật  giáo  sao?  Phật  giáo còn  nhiều  giới  đức  giới  hạnh  nữa,  chứ  không phải có bây nhiêu giới đó sao?
Người  tu  sĩ  nào  phạm  giới,  phá  giới  là người  tu  sĩ  không có  đạo  đức  và  thiếu  giáo  dục đạo đức.
Đừng dùng những danh từ: “chấp  giới  và tự  tại  vô  ngại  hoặc  thõng  tay  vào  chợ”  để bưng bít hay bịt  miệng  thiên  hạ, để  được  sống chạy  theo  dục  lạc  thế  gian  mà  người  ta  vẫn tưởng đó là Phật sống. Nên các vị giáo sĩ Bà La Môn  dựng lên  những  nhân  vật  phá  giới, phạm giới: Tế Điên Tăng, Phật Sống Cựu Kim Sơn, Hàn Sơn, Thập Đắc, để giúp cho quý thầy của Phật  giáo  phát triển  và  các  Thiền Sư Đông Độ tự do phá giới, sống phạm giới mà tín đồ không dám phê phán, đó là một tấm bình phong che đậy cho những người tu danh, tu lợi.
Kinh sách phát triển đã lầm, hay nói cách khác là không hiểu đạo đức của đạo Phật là gì? Nên thường nói  giọng cao kỳ:  “Đại  Thừa,  Tối
Thượng Thừa”, tự xưng kinh sách của mình  là trên hết, không có kinh sách nào bằng.
Dù Thánh Hiền, chư Phật, chư Bồ Tát, tất cả  phàm  phu  và  chúng  sanh  đều  từ  nhân  quả sanh ra. Mà đã  từ nhân quả sanh ra thì không sống trong hành động thiện, ác sao?
Hành  động  thiện  không  phải  là  đạo  đức sao?  Và  hành  động  ác  không  phải  là  phi  đạo đức ư?
Toàn   bộ   “giới   luật”   của   Phật   đều   dạy chúng ta phải sống và hành động đạo đức làm người, làm Thánh nhân, làm Phật. Cớ sao những   người   thiếu   hành   động   đạo   đức   mà chúng  ta  lại  xem họ  như  Phật.  Họ  chỉ  có  một vài  thần thông tưởng lòe  bịp thiên hạ, chứ  đức hạnh  chẳng  ra gì, thì làm  gì ai  cung kính  tôn trọng ho.ï
Sao mọi  người  vô  minh  điên  đảo,  hễ  thấy ai có chút ít thần thông đều cho họ là Phật, Thánh,  Tiên  cung kính  và  lễ  bái,  cúng  dường trong khi những hành động đạo đức của họ chẳng  ra  gì,  còn  tệ  hơn  người  phàm  phu  là khác nữa.
Phật và Thánh đều là những con người phàm  phu  tu  tập  trau  dồi  thân  tâm  xa lìa  ác



pháp  không  còn  xảo  quyệt,  gian  ngoa, lừa  đảo, luôn  luôn  sống  trong  hành  động  đạo  đức,  thì mới gọi là Thánh nhân, Phật. Có đâu dùng những  lời  hoa mỹ  cao thượng  như:  “tự  tại  vô ngại, chấp giới, thõng tay vào chợ, đói ăn khát uống mệt ngủ liền”, khiến cho những người chưa hiểu đạo đức nhân quả của Phật, dễ bị lầm lạc, họ tưởng những người này là bậc Thánh cao thượng dám hy sinh mình  vì mọi người, chịu khổ đau vì nhân loại, vì loài người dẹp  bỏ  cá  nhân  mình   thật  là  vĩ  đại.  Nhưng trong cái vĩ đại đó, là không vĩ đại gì hết. Vì ai đã  làm ác thì người đó phải chịu gánh quả khổ không thể ai gánh vác được cho ai, dù kẻ đó Thánh, Thần, chư Phật, chư Bồ Tát cũng không thể  gánh chịu  cho ai  được, thế  mới  gọi là công bằng, công lý. Còn có người chịu thay thế được quả khổ đau cho kẻ khác, thì trên thế gian này con người  làm  sao có  một  đạo  luật  gọi  là  công bằng  và  công  lý  được?  Nếu  có  người  chịu  khổ cho kẻ  khác  thì thế  gian  này  sẽ  ra sao?  như trên đã nói.
Nếu trên thế gian này không có một đạo luật  công  bằng  như đạo  luật  nhân  quả,  thì con người chỉ còn là loài ác thú, một loài ác quỷ mà thôi.
 Vì  thế,  những  lời  nói  chịu  khổ  cho nhân loại  là  lời  lừa  đảo,  bịp  người  với  những  người còn đang sống trong giấc mơ “siêu  hình”.  Thế giới   siêu   hình   chịu   khổ   cho  loài   người  hay mang lại tai họa cho loài người!?
Chúng  ta  là  những  người  còn  phàm  phu tục  tử,  còn  sống  trong  cảnh  đối  đãi,  nên  chỉ biết  ở  trong  cảnh  đối  đãi  mà  tu  tập  trau  dồi đạo đức như thế nào, để cùng sống chung nhau, đối  xử  với  nhau  mà  tâm  hồn  thanh  thản,  an lạc,  không  làm  khổ  mình,  khổ  người  thì đó  là chân hạnh phúc của loài người và đó cũng là sự giải thoát của đạo Phật. Giải thoát chung cho loài  người,  chứù  không  riêng  như  kinh Duy Ma Cật  chỉ  dành cho những bậc  Bồ  Tát, Chư Phật và Thánh Hiền với trí tuệ “Bất Nhị”.
Nhìn  chung các tôn giáo hiện  có mặt trên thế  gian  này  đều  xây  dựng  cho loài  người  một thế giới tuyệt vời “bất nhị”. Cái thế giới ấy rất xa vời  với  loài  người,  vì  con người  không  thể với  tới,  không  thể  có  trí tuệ:  “Nhất  nguyên” đó được, chỉ có những bậc Thánh, Hiền như Bồ Tát Duy Ma Cật trong kinh sách phát triển mà thôi. Thậm chí như Đức Phật Thích  Ca Mâu Ni cũng  còn  sống  phạm  hạnh  trong  đạo  đức nhân quả,  vì  thế  Ngài  còn  thua  xa Bồ  Tát  Duy  Ma
 Cật. Chính  Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Ngài cũng  không  dám  sống  trong  pháp  môn  “Bất Nhị” vì đó là pháp môn phi đạo đức.
Những  bậc  Thánh  “Bất  Nhị”  này  lý  luận mơ  hồ,  trừu  tượng,  ảo  tưởng,  hư  tưởng,  tưởng giải, chỉ là giấc mộng đẹp của Bà La Môn  Giáo mà thôi.
Nhìn  chung giáo  lý  của  các  tôn  giáo  đều xây dựng cho loài người một giấc mơ đẹp để an ủi  tinh thần  con  người  trong  cuộc  sống  lầm than và nhiều đau khổ hơn là trên thực tế giải khổ cho họ. Ngoài những giáo lý ấy, có một thứ giáo  lý  khác  được  mang  một  cái  tên  nhỏ  bé “Tiểu Thừa Phật Giáo”.
Tiểu  Thừa  Phật  Giáo  chỉ  mang  một  cái tên như vậy cũng đủ khiến cho người ta xem thường, coi rẻ, người ta tưởng tượng trong đầu giáo pháp đó chẳng ra gì, chẳng bằng ai, không cao  siêu,   vi  diệu,   nhỏ   mọn,   hạn   hẹp,   tầm thường chẳng có gì để cho mọi người đáng quan
tâm.
Chính   chúng  tôi  trong  những  ngày  đầu mới  xuất  gia  tu  học  theo  Phật,  thấy  kinh sách Tiểu Thừa Phật Giáo là chúng tôi cũng có tư tưởng không muốn đọc  và cũng không muốn tu theo nó nữa.
Các bậc Thầy tổ thường ca ngợi kinh sách phát triển, khuyên chúng tôi nên học, đọc và tu theo  những  bộ  kinh như: Pháp  Hoa Kinh, Thủ Lăng Nghiêm Kinh, Viên Giác Kinh, Qui Nguyên Kinh, Đại Bửu Tích Kinh, Huê Nghiêm Kinh, Pháp Bảo Đàn Kinh v.v..
Khi học  và  đọc  những bộ  kinh này, chúng tôi thấy nó quá vĩ đại, lý luận tuyệt vời, chỉ rõ bản  thể  con  người  rất  cụ  thể,  nếu  không  có kinh sách này dạy thì khó mà ai nhận ra được “Phật  Tánh”  từ  đó  chúng  tôi  tin kinh sách này như là của báu.
Các  Tổ,  các  bậc  Tôn  Túc  và  các  Thầy  từ bao nhiêu  thế  kỷ  nay đã  bị  kinh  sách  này  lừa đảo khiến tu hành lầm lạc, cứ tu theo các pháp môn  đó  mà  tu  chẳng  đi  đến  đâu  cả,  kết  quả cũng chẳng có gì, chỉ có cảm giác an lạc của dục tưởng  xúc  và  cuối  cùng  thì có  một  vài  thần thông tưởng, các Thầy Tổ đã tự mãn nguyện, hoặc thấy sắc tưởng, thanh tưởng, phát hiện thấy trước mắt và tiếng nổ trong tai là tự cho mình  tu chứng đạo. Con đường tu như vậy thật là  đau lòng, họ  không biết  chứng đạo là  chứng cái gì? Hay chỉ cần nói: “Vô sở đắc” là đủ mãn nguyện tu hành.
 Phật tánh, thần thông, các cảnh giới siêu hình:   xuất  hồn,  nhập  định,  hay  là  tự  tại  vô ngại, ngũ uẩn giai không, phản bổn hoàn nguyên, phủ  trùm  vạn hữu,  v.v.. đó  chỉ  là sống trong thế giới tưởng của tưởng tri.
Ngộ nhận những trạng thái tưởng này cho là  chứng  đạo,  nên  các  Ngài  truyền  thừa  với nhau  về  phương  Bắc,  nhưng  vì  danh  lợi,  nên hùng cứ một phương chia ra làm năm tông bảy phái (Thiền Tông Trung Quốc).
Đến Việt Nam Thiền Tông thành lập ra phái Thảo Đường, Trúc Lâm, Liễu Quán v.v.. Nhưng  tên  thì có  khác,  khuôn  Thiền  Đông  Độ thì không có gì khác cả, đều phỏng theo khuôn mẫu của Trung Quốc.
Đến thời đại chúng ta vẫn phát triển đều đều,  người  tu  thì đông  vô  số  kể,  mà  đạt  được thì chẳng có gì, chỉ là một trò lừa đảo bịp bợm người mà thôi. Truyền thừa với nhau từ đời này sang đời khác lúc thịnh lúc suy, nhìn chung chẳng  có  ai  tu  đến  đâu  cả,  chỉ  là  diễn  xuất tuồng hát trên sân khấu, hết màn Tịnh Độ Tông, đến màn Thiền Tông; hết màn Thiền Tông,  đến màn  Mật  Tông;  hết  màn  Mật  Tông, đến màn Pháp Hoa Tông v.v.. Cứ những Tông này diễn tới diễn lui chẳng có gì mới mẻ cả.



Người   truyền   Đạo   thì  cũng   chẳng   biết mình  truyền  đúng  hay sai  của đạo Phật, người tu thì lại nhắm mắt tu đùa, chẳng cần suy nghĩ xem  xét   kỹ   lưỡng,   chỉ   nghe  Đại   Thừa,   Tối Thượng Thừa là ngon lành, là siêu việt, còn những  loại  kinh  sách  Tiểu  Thừa  Nguyên  Thủy thì xem chẳng ra gì, liệt kê những loại kinh sách này là ngoại đạo.
Lúc chúng tôi  mới  bước  vào  chùa tu  hành, thích học  được  kinh sách Đại  Thừa và  thích tu thiền Tối Thượng Thừa, xem kinh sách Tiểu Thừa  A Hàm  như  đồ  bỏ  (ngoại  đạo)  mà  trong kinh Phạm Võng Bồ Tát giới đã cấm không cho học và tu giáo lý này.
Tu như ông Xá Lợi Phất và ông Mục Kiền Liên,  tiên  nữ  rắc  hoa còn  dính  mắc,  các  Ngài chỉ là hàng Thinh Văn không bằng Bồ Tát và Phật, uổng công tu  hành chỉ  ở  những bậc thấp lè tè. Đối với Phật giao phát triển lời dạy của đức Phật là ngoại đạo, sao bằng kinh sách Đại Thừa của các Tổ biên soạn ra dạy: kiến tánh thành Phật, nhanh  chóng như trở bàn tay.
Đó   là   quan  niệm   hết   sức   sai   lầm   của chúng  tôi,  do  bị  ảnh  hưởng  kinh  sách  phát triển. Vì Thầy Tổ truyền dạy cho nhau không ngoài  kinh sách  phát  triển  thì làm  sao chúng
 tôi  biết  đâu  là  kinh sách  Phật,  đâu  là  kinh sách của Bà La Môn ngoại đạo.
Xương minh pháp môn Tịnh Độ, Tổ Vĩnh Minh Diên Thọ lại còn khuyến cáo người hơn nữa bằng những từ ngữ rất kiêu: “Người tu Thiền mà không tu Tịnh Độ 10 người chưa được một người tu chứng”. “Người tu thiền mà  tu  thêm  Tịnh  Độ  như  cọp  mọc sừng 10 người đều chứng cả”.
Tịnh Độ còn dùng những lời lẽ cám dỗ. Những  lời  lẽ  ở  trên  đã  đưa đường  dắt  tín đồ một  cách  có  thủ  đoạn.  Tịnh Độ  Tông  cho rằng thời đại chúng ta là thời đại mạt pháp, loài người sắp tận thế chỉ có  pháp môn Tịnh Độ  tu hành dễ chứng và tu chưa chứng đạt cũng được đức  Phật  A Di  Đà  rước  về  cõi  Cực  Lạc  rồi  tiếp tục tu hành.
Sau những  năm  tháng  tu  hành  với  hoài bão làm chủ sanh, già, bệnh, chết, chấm dứt sự khổ  đau  của  kiếp  người.  Nhưng  bị  các  pháp môn của các hệ phái phát triển lừa đảo, đã phí hết thời gian của tuổi thanh xuân. Hơn  nửa đời người đem hết sức lực tu hành theo các pháp môn đó, chúng tôi kiến giải (triệt ngộ) được tất cả  các  công  án  và  đang sống  trong  trạng  thái tĩnh  lặng,  biết  bao nhiêu  trạng  thái  tưởng  xảy
 ra, như thần thông biết  chuyện quá  khứ  vị  lai, dù  biết  như  vậy,  nhưng  xét  kỹ  chúng  tôi  cũng chưa làm chủ sanh, già, bệnh, chết.
Chúng  tôi  đã   trở  về  với  pháp  môn  Tiểu
Thừa may ra, hy vọng còn làm chủ được thân tâm.
Chúng tôi sống độc cư, sống đời sống trầm lặng,  sống  đúng  giới  luật  không  hề  vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào, với đời sống thiểu dục tri túc,  chỉ  xin  cơm ngày  một  bữa  mà  thôi,  chẳng có mong cầu gì khác.
Chúng  tôi   tu   pháp   Tứ   Chánh  Cần,   Tứ Niệm Xứ và  Tứ Thánh Định, kết quả chúng tôi hướng tâm đến Tam Minh, chỉ trong vòng sáu tháng  với  một  nhiệt  tâm  nồng  cháy;  với  một nghị  lực  dũng mãnh; với  một ý chí sắt  đá kiên cường, chúng tôi thành tựu, làm chủ sự sống chết,  tâm  chẳng  hề  dao động  trước  bất  cứ  một đối tượng nào.
Từ đó, chúng tôi xác định rõ, kinh sách phát triển là của tôn giáo khác hoặc bị thế tục hóa tôn giáo, với  dụng tâm của các  vị  Tỳ Kheo giáo  sĩ  Bà  La Môn,  thâm  ý  sâu  độc  muốn  diệt trừ Phật  giáo tận gốc. Chỉ vì Phật giáo  tồn tại và phát triển thì các tôn giáo khác không phát triển được mà còn có thể bị diệt vong.
 Tại sao vậy?
Tại  vì  Phật  giáo  đập  phá  thế  giới  siêu hình,  hủy diệt thần quyền sáng tạo đem lại cho loài  người  một  nền  đạo  đức  giải  thoát  không làm khổ mình, khổ người, biến cảnh thế gian thành Thiên Đường, Niết Bàn. Đó là một chân lí đi  ngược  lại  giáo  điều  giáo  lý  của  các  tôn giáo, làm cho họ không còn đất đứng trên hành tinh này,  chỉ  còn  có  nước  di  cư lên  cung trăng sao hỏa,  sao mộc  mà  xây  dựng  Niết  Bàn,  Cực Lạc, Thiên Đàng v.v..
Đạo  Phật  và  các  tôn  giáo  khác  không  thể đi chung nhau một đường. Vì các tôn giáo khác có  thế  giới  siêu  hình,  có  thần  quyền  sáng  tạo, có cảnh giới mơ hồ, trừu tượng, ảo huyền, có cuộc  sống  sau khi chết.  Ngược  lại,  Phật  giáo thiết  thực  và  cụ  thể  hơn  nhiều,  không  có  thế giới siêu hình, không có thần quyền sáng tạo, không  có  thế  giới  mơ hồ,  trừu  tượng,  ảo  huyền và không có cuộc sống sau khi chết.
Nếu chánh pháp và đạo đức nhân bản – nhân  quả  của  Phật  giáo,  được  phổ  biến  sâu rộng, khiến mọi người am tường và thực thi sửa đổi thói hư tật xấu, thì xã hội loài người mới sống  đúng  đời  sống  công  bằng,  bác  ái,  thì các
 tôn giáo khác làm sao còn có chỗ đất đứng trên hành tinh này như trên đã nói.
Thấy  rõ  điều  lợi  hại  này,  nên  bằng  mọi giá, các tôn giáo khác đều ước muốn biến dần Phật giáo thành một tôn giáo chấp ngã, có bản thể  vạn  hữu  (Phật  tánh,  Đại  ngã)  và  còn  đạo đức  của  Phật  giáo  thì biến  thành  một  thứ  đạo đức  nhân  quả  mê  tín, để  Phật  giáo  cũng  giống như các tôn giáo khác trên hành tinh này.
Cho nên, câu nói “Bồ Tát  bệnh vì chúng sanh bệnh”  cũng  là  một  câu  nói  lừa  đảo  phi đạo đức, nhằm để lường gạt những người chưa hiểu  đạo đức  nhân quả  thiện ác  của Phật  giáo. Chứ  không thể lừa đảo, lường gạt  những người có giới đức và giới hạnh của Phật giáo được.
Hiện  giờ,  mọi  người  chưa  ai  thông  suốt đạo đức  nhân quả  và  luật  nhân quả,  kinh sách nhân  quả  Phật  giáo  phát  triển  là  loại  kinh sách  mê  tín, dị  đoan. Đó  toàn  là  kinh  tưởng, hiện  nay  tín đồ  Phật  giáo  phát  triển  họ  đặt trọn lòng tin những vị Bồ  Tát.  Vì những vị  Bồ Tát này thường ban phước lành và cứu khổ cứu nạn, cùng chia sẻ  những sự đau khổ  của chúng sanh.  Không  ngờ  sự  cứu  khổ,  cứu  nạn  và  chia sẻ  sự  đau  khổ  với  chúng  sanh,  là  một  điều không  thể  làm  được,  không  thể  làm  được  là  vì
 luật  nhân  quả  rất  công  bằng  và  công  lý,  cho nên  hành  động  cứu  khổ  và  chia  sẻ  khổ  nạn  là phi  đạo  đức,  làm  mất  công  bằng  và  công  lý, trong kiếp sống của loài người.

THẾ GIỚI SIÊU HÌNH
Câu hỏi của Cô Châu
Hỏi: Kính thưa Thầy, theo Đạo Phật Thầy đã giảng là không có thế giới siêu hình, nhưng  trong các  kinh  Nguyên  Thủy,  Đức  Phật đã  dạy,  có  33 cõi  Trời  và  các  cõi  địa  ngục,  cõi ngạ quỷ, A Tu  La, súc sanh, và cõi Người, như trong kinh  có thuật lại:
“Một  hôm  Đức  Thế  Tôn  cùng  tôn  giả  A Nan đi khất thực, trên đường về, tôn giả A Nan thấy đức Phật mỉm cười, nên lấy làm lạ, muốn thưa hỏi Phật liền, nhưng giới luật Phật cấm, “Chẳng đặng  nói chuyện trên đường đi”. A Nan chờ sau khi thọ thực xong, Ngài đến thưa hỏi Phật: “Kính bạch Thế Tôn, trong lúc đang đi khất thực về, có duyên cớ gì mà Như Lai mỉm cười?
 Đức Phật bảo:
“Trên  đường  đi khất  thực  về  ta thấy  trên trời có một loài ngạ quỷ đang đói khổ, sau lưng bị một đoàn ó theo cắn rỉa, thật là đau  khổ”.
Kính  bạch Thầy, có  phải  cảnh giới  này  là địa ngục  không?  Nếu  quả  có  địa ngục  thì  phải có  đời  sống  sau khi  chết.  Nếu  có  đời  sống  sau khi chết thì phải có thế giới siêu hình?
Và đây là câu chuyện thứ hai:
“Vào  lúc  cuối  đêm,  đến  chỗ  Đức  Phật  ngự có một Thiên nữ Câu-Ca-Ni có dung sắc tuyệt diệu,  cúi  đầu  lễ  dưới  chân  Phật,  từ  thân  tỏa ánh  sáng  chiếu  khắp  tịnh xá  Sơn  Cốc.  Thiên nữ đọc lên một bài kệ. Khi Đức Phật nghe xong bảo Thiên nữ:
– “Đúng thế! Đúng thế!”
“Thiên   nữ   Câu   Ca  Ni   nghe  Phâït   khen, hoan  hỷ  cúi  đầu  lễ  dưới  chân  Phật  rồi  biến mất”.
Thưa   Thầy,  câu  chuyện  trên  đây  trong kinh   Tạp  A-Hàm  tập  IV   trang  483  kinh  số
1.271. Theo bài  kinh  này  như  vậy  có  cõi  Trời, có  cõi  Trời  tức  là  có  thế  giới  siêu  hình,  có  thế giới  siêu  hình,  tức  là  có  sự  sống  sau khi  chết. Xin  Thầy dạy rõ cho chúng con hiểu?
 Đáp:  Đã  từ  lâu,  cũng  chỉ  vì  thế  giới  siêu hình  điên đảo này, Thầy đã  xác định nhiều lần không có thế giới siêu hình,  mà chỉ có thế giới siêu  hình  tưởng.  Thế  mà  đến  giờ  này  các  con vẫn chưa đủ niềm tin hay sao?
Sự   thật   thế   giới   siêu   hình   không   có, nhưng biết nói làm sao cho các con tin. Một thế giới siêu hình  đã  ăn sâu vào lòng người, từ khi con người  có  mặt  trên  hành  tinh này,  với  một tưởng thức của con người tạo ra. Đó là một điều không thể trách được các con ạ! Các hiện tượng của  thế  giới  siêu  hình  tưởng  hằng  ngày  đang diễn biến chung quanh cuộc sống con người thì thử hỏi làm sao người ta tin rằng không có thế giới siêu hình.
Thêm vào các tôn giáo và cả Phật giáo Đại Thừa đều  xác  định có  thế  giới  siêu  hình  thì dù tiếng  nói  của  Thầy  có  thật  sự  đi  nữa  là  không có,  cũng  khó  có  ai  tin theo  được.  Đức  Phật  đã dạy   kinh  Ngũ   Uẩn,   kinh  Thập   Nhị   Nhân Duyên  mà  Thầy  đã  giảng,  nhưng  các  con chưa đủ  niềm  tin. Bây  giờ  Thầy  sẽ  dẫn  chứng  một bài  kinh khác  cụ  thể  rõ  ràng  hơn  chính  lời Phật đã dạy: “Bài kinh Pháp Môn Căn Bản” trong kinh Trung Bộ tập I trang 9.
 - “Này  các  Thầy  Tỳ  Kheo. Ta sẽ  giảng cho các  Người:  “Pháp  môn  căn  bản  tất  cả pháp”.
“Này các Thầy Tỳ Kheo! Ở  đây có kẻ phàm  phu  ít nghe,  không  được  thấy  các bậc  Thánh,  không  thuần  thục  pháp  của các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh,   không   được   thấy   các   bậc   chân nhân,   không   thuần   thục   pháp   các   bậc chân  nhân,  không  tu  tập  pháp  các  bậc chân nhân, tưởng tri đại địa là đại địa. Vì tưởng tri đại địa là đại địa, người ấy nghĩ đến đại địa (là có thật). Nghĩ đến (tự ngã) đối  chiếu  với  đại  địa thì tự  ngã  có  thật. Cho nên, người ấy nghĩ “Đại địa là của ta” sanh  ra ưa thích chấp đắm đại địa. Vì sao vậy?  Ta  nói  người  ấy  không  liễu  tri đại địa.
Người  ấy  tưởng  tri thủy  đại  là  thủy đại.   Vì  tưởng   tri  thủy   đại   là   thủy   đại người  ấy  nghĩ  đến  thủy  đại  (là  có  thật) nghĩ đến tự  ngã đối chiếu với thủy đại thì tự ngã là có thật, cho nên người ấy nghĩ “Thủy   đại   là   của   ta”   sanh   ra  ưa   thích
 chấp  đắm  thủy  đại.  Vì sao  vậy?  Ta   nói người ấy không liễu tri thủy đại.
Người ấy tưởng tri hỏa đại là hỏa đại: Vì tưởng  tri hỏa  đại  là  hỏa  đại,  người  ấy nghĩ đến hỏa đại (là có thật) nghĩ đến tự ngã  đối  chiếu  với hỏa đại  thì tự ngã  là  có thật, cho nên người ấy nghĩ hỏa đại là của ta,  sanh  ra ưa thích chấp đắm hỏa đại. Vì sao  vậy?  Ta  nói  người  ấy  không  liễu  tri hỏa đại.
Người            ấy        tưởng            tri        phong            đại      là
phong            đại.     Vì  tưởng       tri        phong            đại      là
phong  đại,  người  ấy  nghĩ  đến  phong  đại
(là có thật), nghĩ đến tự ngã đối chiếu với phong đại là tự ngã có thật, cho nên người ấy  nghĩ  phong  đại  là  của  ta,  sanh  ra ưa thích, chấp đắm phong  đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri phong đại.
Người  ấy  tưởng  tri sanh  vật  là  sanh vật.   Vì  tưởng  tri sanh   vật   là  sanh   vật, người  ấy  nghĩ  đến  sanh  vật  (là  có  thật), nghĩ đến tự ngã đối chiếu với sanh  vật thì tự  ngã  có  thật,  cho  nên,  người  ấy  nghĩ “sanh  vật là của ta’’ sanh ra ưa thích chấp
 đắm sanh  vật. Vì sao vậy? Ta  nói người ấy không liễu tri sanh  vật”.
Đọc qua những lời dạy của đức Phật trên đây,  chỉ  cho thế  giới  hữu  hình  của  chúng  ta  là thế  giới  tưởng.  Tưởng  đất  đai,  sông,  núi,  cây, cỏ, vạn vật là có  thật. Vì tưởng nó có thật  nên con người  sanh  ra chấp  đắm,  ham  thích,  rồi mới  tranh chấp  đấu  tranh, giành  giựt  của  cải, tài  sản,  đất  đá,  sông,  rạch,  núi,  rừng,  vàng, bạc, châu, báu v.v.. Giết người, cướp của, dùng mọi thủ đoạn phương tiện lừa đảo, lường gạt người bằng mọi cách, thậm chí có kẻ lợi dụng ngay cả tôn giáo, buôn Phật, bán Pháp, buôn Thần, bán Thánh v.v..
Do  chỗ  không  hiểu  thế  giới  hữu  hình  là thế  giới  tưởng  nên  mới  sanh  tạo  ra nhiều  thứ dính  mắc và tạo biết bao nhiêu sự đau khổ cho mình,  cho người, từ kiếp này đến kiếp  khác  và mãi  mãi  chịu  khổ  đau vô  cùng tận, cũng chỉ  vì “tưởng tri của loài người”.
Đức  Phật  đã  thấy  thế  giới  hữu  hình  của con  người  là  thế  giới  tưởng,  cách  đây  2542 năm,  Người  đánh  tiếng  chuông  cảnh  tỉnh  cho mọi  người, thế  giới  hữu  hình  là  thế  giới  tưởng, nhưng ai là người đã  tin Ngài. Nếu không phải là  người  tu  đúng  giáo  pháp  của  Người  thì làm sao tin được thế giới này là thế giới tưởng.
Thế giới hữu hình  là thế giới tưởng thì thế giới  vô  hình  làm  sao có  thật,  thế  giới  vô  hình là bóng dáng của thế giới hữu hình,  đã  là bóng dáng thì làm gì có sự sống sau khi chết, đó chẳng  qua chỉ  là  một  ảo  tưởng  của  loài  người mà thôi.
Cho  nên,  hiện  giờ  các  tôn  giáo  trên  thế gian  này,  ngay  cả  Đại  Thừa  Phật  Giáo  cũng thấy thế giới hữu hình này là thế giới tạm bợ không  có  thật,  vì  mọi  vật  đều  vô  thường,  như lời đức Phật đã dạy qua bài kinh trên “Pháp môn  căn  bản”.  Từ  đất,  đá,  cỏ,  cây  và  tất  cả sinh  vật  đang sanh sôi  nảy  nở  trên  hành tinh này  đều  do tưởng  tri của  chúng  sanh, tưởng  là có  thật,  chứ  thực  ra thế  giới  hữu  hình  này  là thế giới duyên hợp. Mọi vật có mặt (vạn hữu) trên   hành   tinh  này   đều   do  duyên   hợp   mà thành,   mọi   vật   (vạn  hữu)   hoại   diệt   đều   do duyên  tan  rã  mà  hoại  diệt,  không  có  một  vật nào  thường  còn  bất  biến,  toàn  là  vạn  vật  đều vô thường.
Chỉ  vì  người  thế  gian  với  trí hữu  hạn không  thấu  rõ  thế  giới  hữu  hình  này  cho là thật có. Đối với người có trí vô hạn thì thế giới
 hữu   hình   là   thế   giới   tưởng   của   loài   người. Nhưng  các  tôn  giáo  kể  cả  Đại  Thừa  Giáo  cũng cho thế giới hữu hình  là không thật, nhưng lại xây dựng một thế giới vô hình  có thật, thì đó là đi  ngược  lại  Phật  giáo.  Phật  giáo  cho thế  giới vô hình  là thế giới tưởng tri (không có).
Cũng  trong  bài  kinh Pháp  Môn  Căn  Bản trong  Trung  Bộ  kinh tập  1 trang  11 kinh dạy: “Người  ấy  tưởng  tri Phạm  thiên  là  Phạm thiên... Người ấy tưởng tri Quang  âm thiên là  Quang   âm  thiên...  Người  ấy  tưởng  tri Biến  tịnh thiên  là Biến  tịnh thiên... Người ấy  tưởng  tri Quảng  quả  thiên  là  Quảng quả  thiên....  Người  ấy  tưởng  tri Abhibhù (Thắng  giả)  là  Abhibhù....  Người  ấy  tưởng tri Không  vô  biên  xứ  là  không  vô  biên  xứ thiên... Người ấy tưởng tri Thức vô  biên xứ là Thức vô biên xứ thiên... Người ấy tưởng tri vô  sở  hữu  xứ  là  vô  sở  hữu  xứ  thiên... Người   ấy   tưởng   tri  Phi tưởng   phi  phi tưởng xứ là Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên...  Người  ấy  tưởng  tri Sở  kiến  là  Sở kiến... Người ấy tưởng tri Sở văn là Sở văn...  Người  ấy tưởng tri Sở  tư niệm  là  Sở tư  niệm...  người  ấy  tưởng  tri Sở  tri là  Sở tri...  Người   ấy   tưởng   tri  Đồng   nhất   là
 Đồng nhất... Người ấy tưởng tri Sai biệt là Sai biệt.... Người ấy tưởng tri Tất cả là Tất cả....  Người  ấy  tưởng  tri Niết  Bàn  là  Niết Bàn... Vì tưởng tri Niết Bàn là Niết Bàn người ấy nghĩ đến Niết Bàn (là có thật), nghĩ đến tự ngã đối chiếu Niết Bàn (thì tự ngã có thật nhập Niết Bàn) cho nên, người ấy  nghĩ  “Niết  Bàn  là  của  ta”  sanh  ra ưa thích chấp  đắm  Niết  Bàn  (dục  hỷ).  Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri (không hiểu, không biết) Niết Bàn.”
Phật  giáo  không  chấp  nhận  thế  giới  hữu hình  là có thật tri mà chỉ là tưởng tri, đến thế giới siêu hình  các cõi trời địa ngục và Niết Bàn cũng là tưởng tri chứ không phải thật tri.
Vì, thế giới siêu hình  là bóng dáng của thế giới hữu hình  như trên chúng tôi đã nói. Vì thế, con người  hữu  hình  như  thế  nào  thì thế  giới siêu  hình  con người  giống  như  thế  nấy,  tất  cả núi, sông, đất, đá, cây,  cỏ, thảo, mộc, nhà, cửa, đền,  đài,  cung,  điện  đều  giống  thế  giới  hữu hình.   Chỉ  khác  hơn  ở  thế  giới  hữu  hình   là không có không gian và thời gian mà thôi.
Bởi vậy, những người ông lên, bà xuống, nhập  đồng,  nhập  xác,  nói  chuyện  quá  khứ,  vị lai,  chỉ  nơi  siêu  mồ,  lạc  mả  cho người  lấy  cốt đều đúng không sai một mảy, là nhờ tưởng uẩn không có không gian và thời gian, nhưng khi tưởng  uẩn1  hoạt  động  thì biết  đúng,  nói  không sai, còn khi tưởng uẩn không hoạt động thì không biết, thường nói sai.
Do chỗ  nói  chuyện  quá  khứ,  vị  lai  không sai,  khiến  người  ta  tin rằng  có  linh hồn  người chết,  ông  này,  bà  kia, cậu  nọ  nhập  xác,  lên đồng, nhập cốt v.v..
Bởi tưởng uẩn làm việc như vậy người ta không  rõ,  rồi  tin rằng  có  thế  giới  siêu  hình thật sự.
Từ  tưởng  tri thế  giới  hữu  hình  là  thật  có người  ta  đã  mang đến  cho chính  mình  mọi  sự khổ đau cho đến ngày nằm xuống lòng đất, xuôi tay vẫn còn  đau khổ, thế  mà  có  ai biết  rõ điều này, mọi người đếu vô minh, ngay đến những nhà  khoa  học  cũng  đành  bó  tay  không  giải thích  được  vì  các  hiện  tượng  kỳ  lạ  mà  mọi
người  đều  phải  chấp  nhận  thế  giới  siêu  hình,
1  Tưởng uẩn là danh  từ trong kinh sách Phật để chỉ cho nhóm  tế  bào  thần  kinh  não  hoạt  động  không  có  không gian  và  thời  gian  trong  một  đời  khi nhóm  tế  bào  thần kinh não ý thức (sắc uẩn) ngưng hoạt động.
 cho nên thật khó cho ai không tin thế giới siêu hình  là không có.
Sự sợ hãi và sự đau khổ do các hiện tượng thời tiết của thế giới hữu hình mới khiến con người tạo ra thế giới siêu hình  để có sự phò hộ che chở  giúp  cho tinh thần  con người  được  an ổn, bớt sợ hãi.
Từ khi sản xuất ra thế giới siêu hình,  mọi người luôn tin tưởng có sự gia hộ, che chở, ban phước,  giáng  họa,  nhưng  sự  thật,  không  thể phò  hộ, gia bị, giáng họa, ban phước cho ai  cả, chỉ  con người  tưởng  ra để  an ủi  tinh thần như vậy mà thôi.
Cho nên, sự tưởng ra thế giới siêu hình  lại còn  tạo  thêm  một  lớp  khổ  cho con người  nữa, đã  khổ vì thế giới hữu hình  dính  mắc trói buộc các pháp thế gian, rồi lại bị lường gạt bởi thế giới siêu hình  nữa. Do đó có một số tà sư, ngoại đạo lợi dụng sự vô minh và lòng mê tín này tạo ra  các  vị  thần  linh để  khiến  con  người  tôn sùng,  cung kính,  sợ  hãi  và  chịu  biết  bao nhiêu tốn hao tiền của  và  giết  hại  sanh linh, làm  tội ác  thêm  để  cúng  bái,  tế  lễ,  cầu  khẩn,  van  xin
v.v..

Cách thức làm ăn của bọn tà sư, ngoại đạo này  có  hiệu  quả  làm  giàu  trên  xương máu  của



kẻ  khác  không  phí  sức  lao  động,  chỉ  cần  tụng đọc ê  a, hoặc  vẽ  bùa, đọc  chú, ợ, ợ, ngáp, ngáp nói bậy bạ là hốt tiền bạc của những kẻ đang gặp  nhân  quả  nghiệp  báo  xấu,  nặng  nề,  trong lúc  quá khổ đau, quá  sợ  hãi trước  tai họa hiểm nghèo, trước bệnh tật nan y, trước sự sống chết như  chỉ  mành  treo  chuông,  trí óc  không  còn sáng  suốt.  Lúc  bây  giờ,  bọn  thầy  lừa  đảo  này nói  sao họ  nghe vậy,  họ  làm  tiền  một  cách  dễ dàng (ngồi mát ăn bát vàng).
Lại  có  một  số  tà  sư ngoại  đạo  khéo  léo hơn, dùng ba tấc lưỡi lý luận như Trương  Nghi
– Tô Tần thời Lục Quốc bên Trung Hoa, pháp môn  này,  pháp  môn  nọ,  triết  lý  này  triết  lý kia, chân  lý  này  chân  lý  nọ,  lường  gạt  những kẻ  vô  minh  chạy  theo  pháp  này,  chạy  theo pháp kia tu tập để chứng đạt chân lý này chân lý khác.
Từ xưa đến nay, ai là người đã đi tìm chân lý thoát khổ? Chân lý ấy được bao nhiêu người đạt được? Hay chỉ là một lý luận suông?
Tại sao các người không nói thật? Để biết bao nhiêu con người phải mất công, mất của và còn tốn biết bao công lao khổ công tu tập mà chẳng được những gì. Từ tôn giáo này đến tôn giáo  khác,  từ  pháp  môn  này  đến  pháp  môn
 khác,   để  nuôi  một  hy  vọng   hão   huyền  giải thoát, Thiên Đuờng, Cực Lạc, Niết Bàn v.v..
Danh lợi ở thế gian có nhiều việc làm nên danh,   nên  lợi  mà   rất   “thiện”.   Tại   sao  các người  không làm  việc  kia mà  lại làm  việc này, để lường gạt người khác chi vậy. Biết bao nhiêu thế  hệ  con người  đã  qua, họ  đã  chạy  theo  tu hành và rèn luyện thân tâm, nhưng họ được những gì ở các chân lý ảo tưởng ấy?
Trong  khi đó  họ  đã  đổ  biết  bao nhiêu  mồ hôi, công lực, tiền của và công sức. Giải thoát đâu  không  thấy  chỉ  thấy  khổ  và  khổ,  cho đến lúc chết lại càng khổ hơn, (Các Hòa Thượng khi viên  tịch  quá  khổ  sở)  họ  chỉ  mua  được  cái “danh” và cái “lợi” giả.
Bởi vậy, các thế giới siêu hình tưởng, tai ương bệnh tật đều là tưởng, Thần, Thánh, Tiên, Phật  cũng  đều  là  tưởng,  pháp  môn  tu  hành cũng đều là tưởng, vì thế cái khổ của con người cũng hoàn lại cái khổ.
Do  đó,  Phật  giáo  ra  đời  quyết  đập  tan tành cái thế giới hữu hình  duyên hợp và xé nát cái  thế  giới siêu  hình  tưởng. Giống như một  vị Thần  để  đem lại  sự  công  bằng  và  công  lý  cho loài  người, giúp  họ  sống an vui, thanh thản và



hạnh phúc. Tạo  sự  sống an vui  trên hành tinh này là một cảnh giới Thiên Đàng.
Bài pháp Thân Ngũ Uẩn, Thập Nhị Nhân Duyên, Pháp Môn Căn Bản trong tạng kinh Nikaya  và  kinh A  Hàm  không  đủ  để  chứng minh  đập  phá  thế  giới  siêu  hình  và  hữu  hình này sao?
Nếu đập  phá được cả hai thế giới này,  thì sẽ mang lại cho con người một đời sống thoải mái, thanh thản, an lạc và hạnh phúc. Bằng ngược  lại,  thì con người  phải  chịu  khổ  vô  cùng tận và vô lượng kiếp.
- “Trên  giường  bệnh  hấp  hối  của  một vị  quan  sát  thủ,  được  nhà  vua  đến  thăm căn dặn ông nhiều lần: “Khanh là một vị quan   chuyên   môn   giết   người”   như  vậy khanh  phải   đọa   địa  ngục,   khi  vào   địa ngục,  bằng  mọi  cách  khanh  về  báo  cho trẫm biết, khanh đã xuống địa ngục và địa ngục có thật, khanh nhớ kỹ lời trẫm, đừng phụ lòng trẫm. Vị quan  sát thủ gật đầu và xin  hứa.
Nhà  vua căn  dặn  xong  chẳng  bao lâu  vị quan này chết.
Chờ mãi, chờ mãi từ 1 tháng đến một năm rồi  đến  3 năm  mà  chẳng  có  tin tức  gì cả. Nhà vua đến một vị Đạo sư hỏi:
- “Thưa Ngài, Ngài nói có địa ngục, trẫm có một vị quan  sát thủ trước khi chết trẫm  đã  căn  dặn  đôi  ba lần:  “Khi  xuống địa ngục, bằng mọi cách khanh hãy về báo cho trẫm  biết,  nhưng  đến  nay  đã  ba  năm rồi  chẳng  có  tin tức  gì cả,  như  vậy  theo trẫm nghĩ “chẳng có địa ngục”.
Vị Đạo sư trả lời:
- “Tâu  bệ  hạ,  vị  quan ấy  là  tội  nhân làm sao có quyền đi lại được để về báo cho bệ hạ hay”.
Nhà  vua gật  đầu  chấp  nhận ra về,  sau ba năm nhà vua trở lại thăm vị Đạo sư và hỏi:
- Thưa Ngài, Ngài nói có Thiên Đàng phải không?
Vị Đạo sư tâu:
- Vâng, thưa  bệ hạ, có Thiên Đàng, ai làm  thiện  sẽ  sanh  lên  Thiên  Đàng,  ai làm ác sẽ đọa xuống Địa Ngục.
Nhà vua phán:
 - Ta có một vị quan đại thần suốt đời làm thiện, làm quan  thì cần kiệm, liêm chánh, chí công, vô tư, làm người thì hằng ngày thường trường chay, không sát hại sanh  linh, trước  giờ  phút  lâm  chung,  hấp hối  trẫm  đến  căn  dặn  nhiều  lần:  “Khanh là  một  người  hiền  lành  sống  thì trường chay, chẳng hề giết hại chúng sanh, làm quan   thì  liêm   chánh   ngay   thẳng,   chắc chắn  khi chết  khanh được về  Thiên  Đàng. Vậy   bằng   mọi   cách   sau   khi  chết,   nhà ngươi   về  báo  cho  ta  biết  có  cảnh  Thiên Đàng chân thật hay không? Để trẫm yên lòng”.
Như   thế  đến  nay  đã  ba  năm  mà  ta chẳng được tin tức gì, chắc chắn là chẳng có Thiên Đàng.”
Trong   bài  kinh  này,  Đức  Phật  còn  xác định  thêm:   “Nếu   có   cảnh   giới   siêu   hình thật  thì phải  có  người  đến  và  người  về, đàng này đi thì có, về thì không”.
Như vậy, chứng tỏ không có thế giới siêu hình  mà  chỉ  có  một  thế  giới  siêu  hình  tưởng mà thôi. Kinh Pháp Môn Căn Bản đức Phật đã dạy rất rõ ràng và cụ thể nhất.
 Cho nên,  trong  kinh Nguyên  Thủy  các  vị Trời  đến  bạch  Phật  cũng  như  Ma  Vương,  Ác quỷ  và  quỷ  đói  đều  là  cảnh  giới  tưởng  của  thế giới tưởng ấm của con người tạo ra. Tạo ra như vậy  để  mà  chịu  khổ  thêm  chẳng  ích lợi  gì cho đời sống mà còn làm hao tốn tiền của một cách vô lý.
Các  tôn  giáo  khác,  Phật  Giáo  phát  triển đua  nhau  xây  dựng  thế  giới  siêu  hình   bằng nhiều   hình   thức   và   những  xưng  danh  khác nhau để khéo lừa đảo con người, chứ kỳ thật cũng chỉ là thế giới tưởng mà thôi.
Nên trong kinh Pháp Môn Căn Bản Đức Phật  đã  xác  định  rõ  ràng:  “Người  ấy  tưởng tri Sở kiến là Sở kiến... Người ấy tưởng tri Sở văn là Sở văn.. Người ấy tưởng tri Sở tư niệm là Sở tư niệm.. Người ấy tưởng Tri sở là Tri sở.. Người ấy tưởng tri Đồng nhất là Đồng nhất..  Người  ấy tưởng tri Sai biệt  là Sai biệt... Người ấy tưởng tri Tất cả là Tất cả...  Người  ấy  tưởng  tri Niết  Bàn  là  Niết Bàn..” Đó toàn là sống trong tưởng mà mọi người  mấy  ai  biết.  Trên  đời  chỉ  có  một  mình đức Phật biết rất rõ.
 Bởi  vậy, nhìn  chung các tôn giáo  trên thế gian này đang xây dựng một thế giới siêu hình để thỏa mãn lòng tham vọng của loài người.
Xưa, vua Tần Thủy Hoàng vì tham vọng sống lâu, nên đã  cho người đi tìm thuốc trường sanh  bất  tử.  Theo lời  dạy  của  các  vị  tu  Tiên, nhưng nào có được gì đâu, chỉ hoài công vô ích.
Phương pháp tập dưỡng sinh và đạo Yoga đều tập luyện kéo dài tuổi thọ để đạt được “Trường sanh bất tử’’, nhưng có vị nào không bệnh đau và trường sanh bất tử đâu. Cuối cùng rồi cũng bệnh đau mà chết.
Những  việc  làm  này,  con người  trên  thế gian ai đã  làm được. Đó là một tưởng vọng của loài người, không thể thành sự thật. Như đức Phật  đã  dạy đó  là  sự  tưởng  tri của  loài  người. (tưởng tri là tưởng tri làm sao sự thật được).
Tìm   mọi   cách   để   loài   người   sống   mãi muôn đời, nhưng không thành tựu, nên con người quay lại tìm “sự sống sau khi chết”.  Do đó, mới sản xuất ra cảnh giới Thiên Đàng, Địa Ngục,   Bồng   Lai   Tiên   Cảnh,   Cực   Lạc   Tây Phương, cõi Niết Bàn, Bản Thể Vạn Hữu, Đại Ngã, Phật Tánh v.v..
 Riêng đức Phật, Ngài dạy: “Tưởng  tri  Niết
Bàn là Niết Bàn”.
Câu nói của Ngài có một giá trị rất lớn đối với các Tôn giáo. Toàn bộ tất cả cảnh  giới siêu hình của các Tôn giáo đều đối với đạo Phật là cảnh giới tưởng, không thể lừa đảo lường gạt người  đệ  tử  của  Phật  được,  vì đức  Phật  đã  dạy cho các đệ tử của mình  rất rõ ràng và cụ thể.
Các pháp môn của các tôn giáo này chỉ lừa đảo, lường gạt được những người vô minh, vì cuộc  sống  còn  mang  dẫy  đầy  tham  vọng  nên mới  tìm tu  và  nghe  theo  các  giáo  phái  đó  mà
thôi.
Sáu nẻo luân hồi chỉ là sáu trạng thái của tâm, chứ không phải sáu cõi giới gồm có từ hữu hình  đến siêu hình.  Sáu cõi giới ấy là:
1/ Cõi Trời
2/ Cõi Người
3/ Cõi A Tu La

4/ Cõi súc sanh
5/ Cõi Ngạ quỷ
6/ Địa ngục.
Chỉ trong một thời gian ngắn, nếu một người  không  biết  phương  pháp  tu  theo  Phật
 giáo  thì có  thể  luân  hồi  sáu  nẻo  ngay tại  kiếp sống của họ.
Ví  dụ:  Một  người  đang  sống  trong  mười điều thiện (Thập thiện) thì trạng thái tâm hồn của họ cảm nhận được sự an lạc yên vui hạnh phúc  và  cơ thể  của  họ  không  có  một  chút  nào mỏi   mệt,   đau  nhức   khổ   sở,   mà   người  khác không sống đúng mười điều lành thì không thể cảm  nhận  biết  được.  Nhưng  khi họ  rời  khỏi mười điều lành này mà chỉ còn giữ được năm điều lành (ngũ giới) thì lúc bây giờ họ luân hồi vào cõi người sự bình  an của họ không bình  an và  an vui  bằng  trạng  thái  của  cõi  Trời.  Trong khi họ  đang ở  trong  trạng  thái  tâm  cõi  người họ  không  giữ  gìn  được  tâm  để  cơn sân  bừng cháy trong lòng thì ngay đó họ đã  luân hồi vào cõi A Tu La.
Nếu  ở  trạng  thái  cõi  người  họ  không  giữ gìn năm giới trọn vẹn thường thiếu lòng yêu thương sự  sống của muôn loài, không buông xả các  pháp  ác  cố  chấp  tị  hiềm,  ganh  đua, hơn thiệt, dâm  dục, thiếu  thành thật  nói  những lời hung ác, nói những lời vu khống, chuyện có nói không, chuyện không nói có, tâm hồn họ luôn luôn buồn phiền khổ đau lo sợ, sống bất an, đó
 là  họ  đã  luân  hồi  vào  cõi  súc  sanh  một  trạng thái khổ đau như vậy.
Từ ở trạng thái cõi người họ không giữ gìn tâm sống đúng năm giới, để tâm khởi muốn ăn, muốn uống và bụng cảm giác thấy đói khát rồi đi  ăn  uống  phi  thời,  đó  là  họ  đã  luân  hồi  vào trạng thái cõi giới ngạ quỷ.
Từ ở trạng thái cõi người họ không giữ gìn tâm  sống  đúng  năm  giới,  thường  giết  hại,  ăn thịt chúng sanh và chạy theo khẩu vị ăn những món ăn hảo  hạng ngon miệng, nhưng  trong đó có chất độc, sống không yêu thương sự sống, không giữ vệ sinh chung, thường làm ô nhiễm môi  trường  sống,  nên  cơ thể  dễ  sinh  ra nhiều bệnh  tật  nan  y. Cơ thể  bị  bệnh  đau nhức  khổ sở, đó là luân hồi vào trạng thái địa ngục.
Cho nên, sáu nẻo luân hồi không phải là sáu  cõi  giới  hữu  hình  và  vô  hình  mà  là  sáu trạng  thái  của  tâm  trong  một  con người  như trên đã nói.
Còn  những  câu  chuyện  trên,  Phật  đã  nói với ông A Nan là những câu chuyện của tưởng uẩn   lưu   xuất   phóng   ra  những   hình   ảnh   từ trường trong không gian. Khi nào một người có tưởng uẩn mạnh tức là tưởng uẩn hoạt động thì sẽ   bắt   gặp   những   hình   ảnh   cảnh   giới   của
 những từ trường này. Hình  ảnh này không phải là cõi giới mà là hình  ảnh từ trường của những người còn sống cũng như của những người đã chết phóng xuất còn lưu giữ trong không gian.
Trong kinh Pháp Môn Căn Bản Phật đã dạy:  Tất  cả  cõi  Trời,  cõi  Người,  A  Tu  La,  Súc sanh,  Ngạ  quỷ,  Địa ngục  đều  là  tưởng  tri chứ không phải liểu tri.

GIỚI LUẬT
Hỏi: Kính thưa Thầy! Tại sao tu sĩ Phật giáo  hiện giờ  không giữ  gìn giới  luật, sống phi giới luật, sống bẻ vụn giới luật. Như vậy con đường  tu của  họ  sẽ  đi về  đâu?  Và  có  ích lợi  gì cho kiếp sống tu hành của họ?
Người tu sĩ giữ gìn giới luật nghiêm túc, sống đúng Phạm hạnh, thiểu dục tri túc, phòng hộ các căn đầy đủ, con đường tu của họ sẽ đi về
đâu?

Và có ích lợi gì cho kiếp sống của họ? Con cúi  mong Thầy  chỉ  dạy  để  cho chúng con được rõ.
 Đáp: Như Thầy đã dạy giới luật là một pháp  môn  tu  hành  của  đạo  Phật,  chứ  không phải  là  pháp  luật  của  một  quốc  gia.  Cho nên các bộ giới luật do các Tổ biên soạn thành một bộ  pháp  luật  của  Phật  giáo  hơn  là  một  pháp môn tu tập để tâm được vô lậu.
Pháp môn giới luật cùng với pháp môn Thiền  định  và  pháp  môn  Trí  tuệ,  gọi  chung có tên là “Tam Vô Lậu Học”.
Tam Vô Lậu Học là ba pháp môn tu tập không  còn  lậu  hoặc,  tức  là  ba cấp  tu  tập trong tám  lớp  học  sẽ  chấm  dứt  đau  khổ  của  kiếp người hay nói cách khác là làm chủ sanh, già, bệnh, chết của đạo Phật.
Ba pháp môn vô lậu này, kỳ thật chỉ là ba cấp học đạo đức duy nhất của Phật giáo, nên nó được  chia  ra  làm  ba  giai  đoạn  tu  tập:  Giới, Định, Tuệ.
Ba cấp  học  này chỉ có  giới luật là cấp  học quan trọng nhất và tu tập khó nhất trên đường tìm cầu đạo giải thoát theo đạo Phật.
Bởi  thế,  người  nào  tu  hành  mà  không  giữ gìn giới luật, không tu giới luật, không sống đúng giới luật, thì có tu suốt đời cũng tu chẳng tới  đâu,  chỉ  còn  tu  danh,  tu  lợi,  tu  tưởng,  tu
 chùa to Phật lớn mà thôi (chẳng bao giờ có giải thoát thật sự).
Nếu  không  tu  giới  luật  mà  tu  định,  thì
Thiền định đó là tà thiền, định tưởng.
Nếu không tu giới luật mà tu trí tuệ thì trí tuệ đó là tà tuệ, kiến giải, tưởng giải, là trí tuệ tích  lũy,  nhai  lại  bã  mía  của  người  xưa, thêm râu, thêm ria, vẽ rắn thêm chân.
Từ xưa đến giờ các Tổ chỉ lặp đi, lặp lại lối mòn  của  nhau, chỉ  dùng  từ  hiện  đại  cho lạ  tai mà thôi, chứ lối mòn vẫn là lối mòn, không thể nào lối mòn là đường cái được.
Như trên Thầy đã dạy, giới luật là pháp môn  quan trọng  nhất  trong  Tam  Vô  Lậu  Học. Cho nên,  vì lợi  ích chúng  sanh, vì muốn  thoát ra sự  đau khổ của kiếp  người  đức  Phật  đã  dạy: “Vì hạnh phúc, vì lòng thương tưởng đệ tử, những  việc  ấy  Ta   đã  làm  xong,  vì  lòng thương tưởng Ta đã dạy các ngươi”.
Đây là một bài kinh mà Đức Phật đã khéo nhắc nhở cho các vị Tỳ Kheo tu tập giới luật, vì giới luật rất quan trọng trên đường cầu đạo giải thoát. Bài kinh “Ước  Nguyện”  Trung Bộ tập 1 trang 79 Phật dạy:
 -  “Này   các   Thầy   Tỳ   Kheo,  hãy   sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng  hộ  với  sự  phòng  hộ  của  giới  bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chân chánh lãnh thọ và học tập các học giới”.
Đoạn  kinh này  là  lời  dạy  khuyên  nhắc nhở của đức Phật thấm thía vô cùng, một lời khuyên từ cõi lòng vì thương tưởng chúng sanh đang sống trong cảnh khổ mà chẳng biết đường nào ra. Trên thế gian này chỉ còn có con đường duy  nhất  để  tu  tập,  thoát  ra sự  đau khổ  của kiếp người “Giới, Định, Tuệ”. Không thể còn có con đường thứ hai nào khác được nữa.
Biết rất rõ điều này, trên bước đường tầm sư học  đạo. Ngài  đã  sáu  năm  gian  khổ,  nhưng vẫn  không  tìm ra con đường  giải  thoát.  Bốn mươi chín ngày dưới cội bồ đề trầm tư và nhập Tứ  Thánh  Định, chứng  Tam  Minh.  Ngài  đã  tự tìm ra chân pháp, chân pháp ấy là thầy của Ngài,  đã   dẫn  đường  Ngài  đi  đến  đích,  thoát khỏi  sanh,  già,  bệnh,  chết  và  chấm  dứt  luân
hồi.
Chân pháp ấy là gì?

Chân pháp ấy là “Giới, Định, Tuệ”.  Ngài luôn   luôn   nhắc   nhở   chúng   ta   với   lòng   yêu thương tha thiết đối với chúng ta như con một: “Hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới   bổn,  đầy  đủ   oai   nghi   chánh  hạnh, thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt,  chân  chánh  lãnh  thọ  và học tập  các giới học”.
Thế  mà  người  tu  sĩ  Phật  giáo  hiện giờ lại xem thường giới luật, oai nghi chánh hạnh không có, xem thường trong các lỗi nhỏ nhặt, phạm giới không biết xấu hổ, chẳng bao giờ lấy giới  phòng  hộ  sáu  căn,  sống  ăn  uống  phi  thời, nam nữ trai gái kề cận chẳng biết đó là tai họa khổ  đau, chẳng  biết  đó  là  con đường  sanh  tử luân hồi.
Bài  kinh Ước  Nguyện,  đức  Phật  đã   xây dựng nó trên nền tảng đạo đức nhân bản -nhân quả. Ngài không dạy chúng ta cầu nguyện mà dạy chúng ta ước nguyện.
Muốn   ước   nguyện   được   thành   tựu   sở nguyện thì phải sống đúng giới luật, giới luật là thiện  pháp,  do  nhân  thiện  pháp  thì  chuyển được  ác  pháp.  Vì  thế,  do nhân  thiện  pháp  thì

quả của thiện pháp là ước nguyện của chúng ta viên mãn.
Ví dụ: Một  người có  bệnh tật, tai nạn xảy đến hoặc tai nạn bệnh tật chưa xảy đến nhưng ước nguyện bệnh tật tai nạn sẽ chấm dứt và bệnh tật tai nạn sẽ không  xảy ra, thì người ấy phải sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống  phòng  hộ  với  sự  phòng  hộ  của  giới  bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chân chánh lãnh thọ và học  tập  các  học  giới,  thì ước  nguyện  sẽ  thành
tựu.
Nếu  ai  giữ  gìn giới  luật  đúng  như vậy  thì tai  nạn,  bệnh  tật  sẽ  qua và  không  xảy  đến. Như  vậy,  Ngài  đã   dạy  chúng  ta  tu  tập  giải thoát  trên  nền  đạo  đức  nhân  bản  - nhân  quả, lấy hành động thiện làm gốc, diệt trừ mọi hành động ác và lòng ham muốn.
Trong   bài   kinh  Ước   Nguyện,   Đức   Phật
 dạy:
 “-        Mong             rằng   ta        được  mọi     người
 thương   mến,  yêu  quý,  cung  kính, và  tôn
trọng”.
“-  Mong  rằng  ta  được  các  vật  dụng đầy đủ không thiếu hụt”.
 “- Mong rằng những người bố thí cúng dường các vật dụng sẽ được quả báo và lợi ích lớn”.
“- Mong  rằng những bà con huyết thống với ta, khi bệnh tật tai nạn chết, mệnh chung  với tâm hoan  hỷ, an lạc, được quả báo và lợi ích lớn”.
Trên đây là những ví dụ ước nguyện trong bài kinh, muốn được toại nguyện cho mình  cho người thì chỉ tu tập và giữ gìn giới luật nghiêm túc.
Kinh Phật đã dạy như vậy, thế mà kinh sách phát triển lại dạy cúng tế, cầu khẩn, tụng kinh, niệm chú, niệm Phật, cầu an, cầu siêu để được tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ (do chư Phật, Bồ Tát từ bi gia hộ).
Kinh sách  phát  triển  lối  dạy  tu  tập  đều cầu  tha  lực,  (Tam  bảo  gia  hộ)  cho đến  những ước  nguyện  cho mình,  cho người  đều  dựa  vào tha lực. Còn ngược lại, kinh sách Nguyên Thủy dạy  tự  lực.  Muốn  lợi  mình  lợi  người  thì người ấy  phải  tự  mình  tận  lực  sống  đúng  giới  hạnh, nói cách khác là phải sống đúng thiện pháp không được sống trong ác pháp.

Nói  chung đức  Phật  dạy,  con người  muốn có cuộc sống an vui, hạnh phúc thì phải sống có đầy   đủ   đạo   đức   không   làm   khổ   mình,   khổ người, thì được mọi toại nguyện.
Đọc qua bài kinh Pháp Môn Căn Bản ta thấy  rõ  Phật  giáo  không  đi  nhẩm  lại  lối  mòn của các tôn giáo khác, tự mình  vạch ra một lối đi  độc  đáo,  tự  lực,  cụ  thể  không  mơ hồ,  chính xác để giải quyết kiếp sống con người, thoát ra mọi cảnh khổ, tạo thế gian, có cuộc sống con người thành một cõi Thiên Đàng, Cực Lạc.
Để  chiến  thắng  sự  ưa thích  dục  lạc  thế gian, sự không ưa thích, sự bất toại nguyện, và sự khiếp đảm, sợ hãi, Phật dạy: “- Này các Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo có ước nguyện: Mong rằng ta nhiếp phục lạc và bất lạc, chứ không phải lạc và bất lạc nhiếp phục ta. Mong  rằng  ta  sống  luôn  luôn  nhiếp  phục lạc và bất lạc được khởi lên. Mong rằng ta nhiếp   phục   khiếp   đảm   và   sợ   hãi,   chớ không  phải  khiếp  đảm  và  sợ   hãi   nhiếp phục   ta.   Mong   rằng   ta   sống   luôn   luôn nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi được khởi lên  nơi Tỳ  Kheo, Tỳ  kheo ấy  “phải  thành tựu  viên  mãn  giới  luật,  kiên  trì nội  tâm tịch  tĩnh,  không   gián   đoạn   thiền   định
 (tỉnh thức), thành tựu quán hạnh (vô lậu), thích sống  tại  các  trụ  xứ  không  tịch (độc cư)”.
Lời dạy trên đây rất cụ thể cho người tu, muốn nhiếp  phục  tâm  ham muốn và  sợ  hãi  thì chỉ có giới luật và bốn pháp định, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Niệm Hơi Thở (không gián đoạn thiền định), nội tâm  tịch tĩnh (Định Sáng  Suốt),  thành  tựu  quán  hạnh  (Định  Vô Lậu), thích sống tại  các  trụ  xứ  không tịch (độc cư).
Trong  bài  kinh Ước  Nguyện đức  Phật  dạy nhập Bốn Thánh Định rất rõ ràng và dễ dàng không có khó khăn.
Vì   muốn   nhập   Bốn   Thánh   Định   này không khó  khăn, không có  ức chế tâm  như các nhà  học  giả  kiến  giải  dạy  ra.  Chỉ  cần  sống đúng giới hạnh và tu tập các pháp Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ để xả tâm cho thật sạch (không  còn  tham  sân,  si,  mạn,  nghi)  nữa,  thì chỉ ra lệnh nhập thiền định nào thì nhập ngay thiền định ấy.
“- Này các Thầy Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo có   ước   nguyện:   Mong   rằng,   Tỳ   Kheo   ý muốn,   không   khó   khăn,   không   có   mệt nhọc, không có phí sức, ta chứng được bốn thiền thuộc tăng thượng tâm hiện tại lạc trú, Tỳ Kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới  luật,  kiên  trì nội  tâm  tịch tĩnh  (Sáng Suốt Định), không gián đoạn thiền định (Thân Hành Niệm Nội Ngoại), thành tựu quán hạnh (Định Vô Lậu), thích sống tại các trụ xứ không tịch  (độc cư)”.
Nếu người nào muốn tu tập thiền định của đạo Phật nhập Bốn Thánh Định, làm chủ sanh, già, bệnh, chết, không có khó khăn, chỉ cần thành tựu  viên mãn giới luật, tức là sống đúng giới luật.
Xét ra từ  khi đức  Phật  nhập  diệt  đến giờ, không có ai nhập được Bốn Thánh Định, chỉ vì không thành tựu viên mãn giới luật.
Nếu  đã  có  người  nào  viên  mãn  được  giới luật  sống  đầy  đủ  chánh  hạnh  thì Phật  pháp đâu bị ngoại đạo biến thể như ngày nay và như thế  này. Phật  giáo  ngày nay đã  trở  thành một tôn giáo hỗn tạp mang đủ thứ pháp môn của ngoại  đạo (84 ngàn pháp  môn) mà còn tự xưng những danh từ ngã mạn cống cao khác.
Như  trên Phật  đã  dạy trong bài  kinh Ước
Nguyẹân.  Từ  đức  hạnh  làm  người,  sống  không
 làm  khổ  mình,  khổ  người  và  khổ  chúng  sanh. Để đem lại sự giải thoát, an lạc, hạnh phúc cho nhau  trên  hành  tinh này  thì “Hãy  sống  đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chân chánh lãnh  thọ  và  tu  học  các  học  giới  thì được toại nguyện, mãn nguyện làm người có đạo đức đầy đủ”.
Nếu muốn thành tựu những đức hạnh của bậc Thánh nhân và thực hiện thiền định làm chủ sự sống chết của bậc chân nhân mà người đời thường hay ưa thích tu thiền định, nhưng không biết thiền định nào đúng sai, cứ nghe thiền định là cứ tu, nhắm mắt tu đùa, tu không suy nghĩ đúng sai phải trái, đã mất công sức tu hành lại còn mất tiền mất của, bỏ đời sống thế gian,  bỏ  vợ,  bỏ  con, bỏ  cha,  bỏ  mẹ,  bỏ  thân bằng  quyến  thuộc  v.v.. Chỉ  vì muốn thoát  khỏi mọi sự đau khổ của cuộc đời, để trở thành bậc Thánh nhân, nhưng lại tu sai đường, Thánh nhân  đâu  không  thấy,  giải  thoát  đâu  không thấy,  ngẫm  lại  cuộc  đời  mình  mà  đau lòng,  bị các nhà tôn giáo lừa đảo mà không dám nói ra, ngậm miệng tự an ủi mình,  phải tu nhiều kiếp,
 kiếp  này chưa xong thì kiếp  khác  tu  nữa, Phật Thích Ca ngày xưa còn tu vô lượng kiếp mới thành  Phật,  câu  này  là  câu  an  ủi  nhất  của những  người  bị  lừa  đảo,  tu  lạc  tà  pháp,  họ muốn  hy  vọng  hão  huyền  để  mà  hy  vọng,  để mà sống.
Nhưng  trong  bài  kinh Ước  Nguyện  Phật dạy  tùy   theo   ý   muốn,   không   có   khó  khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, ta chứng được bốn thiền, thuộc tăng thượng tâm hiện tại lạc trú.
Như  vậy,  thiền  định  tu  tập  đâu  có  khó khăn gì, thế mà người tu thiền thời nay lại tu quá  khó  khăn,  tu  mãi  từ  hai  ba  chục  năm, nhưng  không  thành  tựu.  Các  Tổ  như Ngài  Đại An 12 năm, Diệu Cao Phong 30 năm mà chỉ có triệt ngộ những công án mà thôi, còn làm chủ sanh tử thì chẳng biết gì, tâm sân hận thì vẫn còn  cao ngút.  Giải  thoát  đâu  không  thấy,  làm chủ sanh, già, bệnh, chết đâu không thấy, chỉ thấy được  mồm mép  bén nhạy đối đáp  như gió thổi  (cơ phong).  Còn  một  số  người  nữa  lại  tu vào  các  loại  thiền  khác,  xuất  hồn,  Khí  công, Yoga, Mật  Tông  luyện  bùa,  niệm  chú,  bắt  ấn v.v.. Biến thành các tu sĩ này, thay vì tu giải thoát họ lại tu để làm thầy trị bệnh, trừ tà, ếm quỷ  hoặc  tập  luyện  dưỡng  sinh,  tức  là  thiền định biến thái thành phương pháp ngừa bệnh.
Thiền   định   thời   nay   biến   dần   thành phương pháp ngừa bệnh (dưỡng sinh) chứ đâu còn  là  thiền  định  làm  chủ  sự  sống  chết  như thời đức Phật.
Nhìn  sự  tu  hành  của  Phật  giáo  hiện  giờ, ta  rất  buồn  cười,  thiền  định của  Phật  thì dẹp qua không  tu,  mà  lại  tu  thiền  của  ngoại  đạo, chỉ vì thiền của ngoại đạo không có giới luật nghiêm túc, đời sống theo dục lạc dễ dàng, ăn uống ngủ nghỉ phi thời.
Do đó, tu mãi không kết quả, chạy sang tu các   pháp   môn   khác   như  Tịnh  Độ   “vừa   tu Thiền   vừa   niệm   Phật”   như   các   Tổ   Vĩnh Minh, Vân Thê, Từ Vân v.v..
Có   người   chuyển   sang   Tịnh   Độ   hẳn chuyên ròng niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc như  Tổ  Tông  Bổn,  Khánh  Anh,   Thiện  Hoa, Thiện Hòa v.v..
Có  người  chuyển sang vừa tu  Tịnh Độ cầu vãng   sanh   vừa   tu   Mật   Tông;   có   người   lại chuyển sang qua hẳn Mật Tông, chuyên ròng niệm chú, bắt ấn.
 Có  người  tu  Tịnh Độ  lâu  ngày chẳng thấy kết  quả  gì chuyển  qua tu  Thiền  Tông,  lại  cũng có người tu Mật Tông lâu ngày chẳng thấy linh ứng chuyển qua tu  Thiền Tông. Họ chuyển qua pháp  môn  này,  chuyển  lại  pháp  môn  kia, tu mãi  từ  đời  này  sang đời  khác  mà  chẳng ra gì, vẫn chết trong đau khổ và còn đau khổ hơn người thế gian.
Hiện giờ người ta tu theo Phật Giáo Đại Thừa, cứ chạy theo ba pháp môn Thiền, Tịnh, Mật và chuyển qua chuyển lại tu tập, cứ thế tu tập  cho đến  bây  giờ  chẳng  ai  tu  đến  đâu,  cứ loanh  quanh,  lẩn  quẩn  trong  vòng  lẩn  quẩn, loanh quanh.
Có  người  tu  các  loại  tà  thiền  Yoga, xuất hồn lại rơi vào trạng thái Định tưởng; có người tu  Thiền  Đông  Độ  rơi  vào  Pháp  tưởng  nên  gọi là triệt ngộ.
Tịnh Độ Tông thì rơi vào sắc, thanh tưởng thấy  cảnh  giới  Tây  Phương,  Phật  Di  Đà  và Thánh chúng, thấy hoa sen, thấy tên họ được đăng ký trên hoa sen và thấy ánh sáng hào quang, nghe Phật Di Đà thuyết pháp v.v.. Đó toàn là sắc thanh tưởng.
Mật  Tông thì rơi  vào  Tha tâm  tưởng, nên biết chuyện quá khứ vị lai khiến cho mọi người quá nể phục và thường làm trò ảo thuật (thần thông) lừa đảo người.
Tất  cả  những sự  việc đã  xảy ra khiến cho người  tu  tưởng  mình  đã  chứng  đạo,  nên  trong kinh Pháp Môn Căn Bản Phật dạy: “Tất cả những  kết  quả  đó  là  tưởng  tri chứ  không phải thực chứng giải thoát (liễu tri)”.
Bởi  vậy,   một   người   tu   tìm  cầu   sự   giải thoát mà không sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống không phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ của giới bổn, không đầy đủ oai nghi chánh  hạnh,  không  thấy  sự  nguy  hiểm  trong các  lỗi  nhỏ  nhặt,  không  chân  chánh  lãnh  thọ và  tu  học  các  học  giới,  thì  dù  tu  ngàn  đời Thiền, Tịnh, Mật cũng chẳng đi đến đâu, chỉ uổng  phí  một  đời  tu  hành  mà  thôi,  rồi  cũng chạy theo danh, lợi, buôn Phật, bán Pháp mà sống,  sống  trong  cách  thức  lừa  đảo  tín đồ  để ngồi mát ăn bát vàng.
Thần  thông  của  ngoại  đạo  do dùng  tưởng tu  tập  như:  Yoga,  Mật  Tông,  Khí   công,  Nội công v.v.. Do dùng tưởng tu tập nên có thần thông mà tâm dục chưa diệt, ác pháp chưa trừ, nên dễ  sa ngã  trong nữ  sắc, danh, lợi  thế gian v.v..  Do sa ngã  nữ  sắc,  danh,  lợi  thế  gian  nên thần thông mất dần.
Vì  vậy,  có  nhiều  vị  giáo  chủ  mới  xuống núi, thanh sắc đầy đủ, uy nghi chánh hạnh nghiêm trang khiến cho mọi người ai cũng kính nể, lại có thần thông kêu mây, hú gió, sai binh, khiển  tướng,  sái  đậu  thành  binh,  tàng  hình, biến hóa, đi trên nước lửa như đi trên đất bằng, ngồi  trên  hư không  như thuyền  nổi  trên  nước, đi xuyên qua vách đá, chôn dưới đất mà vẫn sống, đi trong hư không như chim bay v.v..
Những hành động trên đã khiến cho mọi người  kính  trọng,  đem dâng  cúng  của  cải,  tài sản và ngay cả sắc đẹp, không có vật gì mà họ
tiếc.
Thử hỏi, thần thông như vậy để làm gì, có ích lợi gì cho loài người đâu? Chỉ là một trò ảo thuật cho người ta xem chơi mà thôi, để cám dỗ những người nhẹ dạ, ham mê thần thông, chứ không thể lường gạt những người đệ tử Phật được.
Chỉ có một hành động lừa đảo gạt người, một vị đạo sư chỉ dùng một tờ báo nấu sôi một nồi  nước  đã  làm  cho mọi  người  kính  nể.  Nấu sôi  một  nồi  nước chỉ  có một  tờ  báo, hành động
 đó  ích lợi  gì cho con người ở  thế  gian. Vậy mà mọi người vô minh đều kính  phục.
Các vị giáo chủ loại này tâm dục chưa trừ, ác  pháp  chưa diệt,  nên  khi thấy  của  cải,  tài sản, sắc  đẹp  thì ham thích nên lần lần sa ngã và thần thông tưởng tiêu mất.
Cho nên, thỉnh thoảng báo chí Công an phát  giác  ra đăng  tin, vị  giáo  chủ  này,  vị  giáo chủ  kia, ông  đạo  này  ông  đạo  kia  làm  chuyện lừa đảo tín đồ nhẹ dạ.
Ngược   lại,   thần   thông   của   đạo   Phật, không do tu tưởng mà có, chỉ dùng pháp hướng như lý đạo tác ý, để ly dục, ly ác pháp, diệt ngã xả tâm, đoạn dứt tâm tham, sân, si, mạn, nghi cùng diệt sạch thất kiết sử. Do tu tập đoạn dứt những   điều   này   mà   tâm   được   thanh   tịnh. Nhưng,  phải  biết  rõ,  muốn  dùng  pháp  hướng tâm  như  lý  tác  ý  có  hiệu  quả,  thì phải  sống đúng giới luật, lấy giới luật phòng hộ sáu căn, sống  đời  sống  thiểu  dục  tri túc,  oai  nghi  tế hạnh hẳn hòi, đi đứng trang nghiêm, đức hạnh trọn vẹn, không hề sai sót một lỗi nhỏ.
Thần thông của đạo Phật là thần thông vô dục, vô ác pháp. Người tu sĩ đạo Phật, phải biết rõ,  vô  dục  vô  ác  pháp  chỉ  do nhờ  có  giới  luật, mới  diệt  trừ  được  dục  và  ác  pháp,  nên  trong



kinh Ước Nguyện Phật  dạy: “Nếu  Tỳ Kheo có ước   nguyện:   “Mong  rằng   ta chứng   được các loại thần thông, một thân ta hiện ra nhiều   thân,   nhiều   thân   ta   hiện   ra một thân ta, hiện hình tất cả các loài vật, biến hình đi  ngang   qua  vách  qua  thành,  qua núi đá như  đi ngang  qua hư không; ta độn thổ   trồi   lên   ngang   qua   đất   liền   như   ở trong  nước;  ta  đi  trên  nước  không  chìm như  trên  đất  liền,  ta  ngồi  kiết  già  đi  trên hư  không  như   con  chim;  với  bàn  tay  ta chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như  vậy ta có  thể,  thân  ta  có  thần  thông bay cho đến Phạm Thiên.
Muốn được vậy, Tỳ Kheo hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ sáu căn với sự phòng hộ của giới bổn đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chân chánh lãnh thọ và tu học các học giới”.
Qua  bài   kinh  Ước   Nguyện  đối   với   đạo Phật,  ta  muốn  những  gì  để  đạt  được  kết  quả theo  ý  muốn  của  mình,  thì đều  phải  thực  hiện tu  tập  và  sống  đúng  giới  luật,  đó  là  một  nền


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!