Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 8 -7



chuyện thiên hạ để làm gì? Ai tu thế nào thì duyên của họ như thế nấy. Ở đây, tại sao lại  có bài viết về cậu bé Nepal này?
Đầu tiên, chúng tôi đọc báo biết được tin tức này, kế đó được người mang đến tu viện gửi cho chúng tôi một tờ bích chương cũng nói về chú bé này và cuối cùng trên trang Web của chúng tôi lại cũng được một thông tin này nữa.
Ba thông  tin này  chúng  tôi  biết  chắc  quý Phật tử đang chờ đợi sự trả lời của chúng tôi, nếu  chúng  tôi  làm  thinh tức  là  chúng  tôi  đã chấp  nhận  thiền  định  của  cậu  bé  này  là  của Phật  giáo.  Vì  thế,  chúng  tôi  xin  trả  lời  ngắn gọn để quý Phật tử hiểu biết tường tận rõ ràng đâu  là  thiền  của  Phật  và  đâu  không  phải  là thiền của Phật. Bài viết trả lời ngắn gọn của chúng tôi  là  để  những hiện tượng kỳ  lạ  xảy ra khắp  nơi  trên  thế  giới  không  còn  làm  cho quý Phật tử ngạc nhiên nữa.

Ngày 15 tháng 01 năm 2006


PHỤ   BẢN 1
LỜI CÂM NGHĨ  CỦA
TU SINH LỚP CHÁNH KIẾN


Lời giới thiệu


Trong lời  cảm nghĩ của Mỹ Linh

đã nói lên sự tiếp thu những bài học của các con đã học qua lớp Chánh tri kiến, chứng tỏ các con đã thông suốt tri kiến giải thoát, chỉ còn siêng năng áp dụng vào đời sống hằng ngày thì  thân tâm  của các  con  sẽ có một trạng thái bình an với tâm  hồn thanh thản, an  lạc  và vô sự.  Đó chính   là chỗ các con chứng đạo chứ không phải chứng đạo bằng cách ngồi thiền bảy, tám ngày hay  một, hai, ba tháng hay xuất hồn đi vào cảnh giới Cực



Lạc, Thiên Đàng. Chứng đạo kiểu này là
chứng đạo trong tưởng uẩn, trong mơ mộng, chứng đạo  như  vậy có ích  lợi  gì  các  con? Toàn là  ảo tưởng, mơ mộng mà từ xưa  đến nay con người đã xây dựng như  vậy, thật là điên đảo, tốn biết bao  nhiêu là  công lao tu tập nhưng  được lợi ích những gì, chỉ làm khổ mình mà không biết.
Các con  hãy đọc lại bài cảm nghĩ của Mỹ Linh và theo đó sống thì chắc chắn các con tìm  thấy sự  giải thoát ngay  liền. Mỹ Linh đã viết bài này thì sức tri kiến quán xét của Mỹ Linh đã thâm nhập lý   nhân quả thì Mỹ linh đâu cần phải tu  tập nhiều nữa,  chỉ ngồi chơi mà đuổi giặc sinh tử, thì chứng đạo ngay đây chứ đâu còn xa.



Ở đây chỉ cần thâm nhập lý  nhân quả
là  đã chứng đạo rồi. Nếu Mỹ Linh chưa thâm nhập nhân quả thì ác pháp còn tác động vào thân tâm.  Vậy Mỹ Linh hãy cố gắng áp dụng tri kiến nhân quả hằng ngày vào từng tâm  niệm của mình và các chướng ngại pháp đang   tác động thì sẽ xả sạch, nhờ có xả sạch tâm  mới ly dục ly ác pháp hoàn toàn.
Thật đáng thương, đến  giờ này các con còn có người lúng túng không biết mình  phải tu pháp nào và thời khóa tu  như thế nào? Vậy các con hãy đọc kỹ lại bài này để rút ra một bài tu học xả tâm không có thời khóa rất thực tế và cụ thể. Pháp tu  tập này rất cụ thể và thật tuyệt vời cho con đường tu tập giải thoát của các con.



Bài pháp này có cái nhìn đúng như  lời
Phật dạy, thấy lỗi mình  không thấy lỗi người, thấy cái hay của người không thấy cái dỡ của người, thấy cái tốt  không thấy cái xấu của người thật là  pháp vi diệu. Nếu trong lớp Chánh kiến của tu viện Chơn Như này ai cũng đều  tu học có cái nhìn nhân quả như  vậy thì  sự  chứng đạo đâu có còn khó khăn.
Mỹ Linh viết bài này mà sống đúng như  bài viết của con thì  chứng đạt chân li không bao  lâu nữa và đối với sự tu  tập không còn khó khăn, chỉ cần cố gắng độc cư trọn vẹn để  tâm thanh  tịnh hoàn toàn. Hãy cố gắng lên các con  ạ!  Đường đi sắp đến nơi rồi.



Hãy đọc kỹ lại bài này mà áp dụng
vào sự tu tập của các con thì kết quả lợi ích lớn, đừng tu  tập lòng vòng mà mất thì giờ vô ích, phải ngay  đây mà xả tâm cho  rốt ráo. Xả tâm cho  rốt ráo là  chứng đạo ngay
liền.

Bài cảm nghĩ này là  một bài pháp xả
tâm tuyệt vời đúng như  lời Phật dạy, Thầy dạy. Vậy các con hãy cố gắng lên để  chứng đạt chân lí, để  thay Thầy đứng lớp dạy mọi người thực hành sống đời đạo đức  nhân bản
– nhân quả để  đem lại hạnh phúc an vui cho
mọi người.

Kính ghi
Trưởng Lão Thích Thông Lạc



LỜI CÂM NGHĨ  CỦA
TU SINH LỚP CHÁNH KIẾN


Kính  bạch   Thầy   –   Vị   Minh   Sư  của chúng con.
Kính  thưa đại chúng!

Đã trải qua hơn 25 thế kỷ dài  đằng đẳng, hôm  nay  lớp  đào  tạo  bậc  A La  Hán  đã  thành hình.  Là  một tu  sinh của lớp, con kính  ghi  đôi dòng cảm nghĩ.
Vào  ngày  mùng  1 tháng  10 năm  Ất  Dậu (2-11-2005) lớp đào tạo A La Hán đầu tiên được ra đời  trên  hành  tinh này  của  chúng  ta  nói chung, và trên đất nước Việt Nam thân thương nói  riêng.  Cơ sở  lớp  học  được  đặt  tại  tu  viện Chơn Như thuộc ấp Gia lâm, xã Gia Lộc, huyện Trảng  Bàng,  tỉnh  Tây  Ninh.  Với  trên  60  tu sinh  nam  nữ  đầy  lòng  nhiệt  huyết  để  tìm cầu sự giải thoát đang tu học dưới sự hướng dẫn và theo dõi trực tiếp của Trưởng Lão Thích  Thông Lạc, qua chương trình giáo dục đào tạo  của các lớp Bát Chánh Đạo. Và trước tiên là lớp Chánh Kiến đã và đang hoạt động hơn hai tháng nay.



Theo  con  được  biết,  trước  cái  nhìn   thấu suốt  của vị  Minh Sư - Trưởng lão  Thích  Thông Lạc, sau khi đắc đạo  có đủ Tam Minh, Người dùng Thiên nhãn minh hướng về cuộc đời tu hành  của  đức  Phật  Thích  Ca  Mâu  Ni để  đối chiếu  với  sự  chứng nghiệm  của Người, thì thấy kết quả của Người không sai khác.
- Đức Phật đã tu và giữ gìn đúng giới luật, thì Người cũng tu và giữ gìn đúng giới luật.
- Đức Phật đã tu chứng đạt bốn thiền, làm chủ  sự  sống  chết,  thì Người  cũng  tu  chứng  đạt bốn thiền, làm chủ sự sống chết.
- Đức  Phật  có  Tam  Minh,  thì Người  cũng có Tam Minh.
Sau  khi chứng  đạt  chân  lí, Người  nhìn thấy chúng sanh sống không có đạo đức nhân bản – nhân quả nên thường làm khổ mình,  khổ người  và  khổ  tất  cả  chúng  sanh. Vì thế, Người bỏ ý định ra đi tự tại vào năm 1980. Người dẹp sạch  cái  nhà  sàn làm  nơi  chất  củi  đã  chuẩn  bị sẵn sàng cho sự ra đi ấy (Đây là lời của anh Trưởng  công  an  ấp  Gia  Lâm  kể  lại  cho  con nghe).
Qua 25 năm nương vào làn sóng giáo pháp của  Phật  giáo  Đại  Thừa  để  dìu  dắt  “CHÚNG



SANH  NAN   ĐỘ”   này.  Người  luôn  là  ngọn  hải đăng soi sáng về gương hạnh đạo đức và giới luật, Người luôn thẳng thắn chỉ dạy cặn kẻ chỗ tu  sai  lạc  vào  thiền  tưởng,  thiền  ức  chế  tâm. Khi ấy, Người nói rất mạnh như tình một người mẹ  quá  thương  con, thấy  những  đứa  con mình sắp lao xe xuống hố thẳm tưởng giải, sắp ngã nhào  xuống  vực  sâu  của  ngũ  ấm  ma, Người  mẹ ấy  thét  lên:  “Hãy  dừng  lại!  Dừng  lại  các  con ơi!”. Thế  rồi  một  sự  thật  quá  phủ  phàng,  bao khổ  đau,  bao gian  nan  đã   giày  xéo  lên  tắm thân gầy guộc của Người. Và còn tệ hơn nữa  là bao lời sỉ nhục, mạt sát, mạ lị của những người đại diện cho giáo pháp phát triển. Chẳng khác nào  như giáo  pháp  của  Bà  La Môn  đã  từng  lời sỉ nhục, mạt sát, mạ lị và còn hại Phật trong thời xưa vậy.
Chúng  ta  thử  suy  nghĩ  một  điều  là,  nếu đức Phật không có tuệ Tam Minh thì Phật đâu có   nói:   “TRONG   NƯỚC   CÓ   TRÙNG”.   Mà   nếu Thầy  Chơn  Như  không  có  tuệ  Tam  Minh  thì đâu có trả lời với quý phật tử rằng: “KHÔNG CÓ NGÀY TẬN THẾ CỦA NĂM 2000”  hay “KHÔNG CÓ HỘI LONG VÂN, LONG HOA GÌ HẾT – MÀ CŨNG KHÔNG   CÓ   PHẬT   DI   LẶC   RA  ĐỜI   VÀO   NĂM
2000!”  (Sau ngày ra thất  năm  1980 các  phật  tử gần xa thường về hỏi thăm Thầy về đề tài ấy).



Những lời nói  xác  định của Phật, của  Thầy rất nhẹ  nhàng mà  mang tính chất  giá  trị  của thời đại  rất  cao được  con  người  và  khoa  học  đều công nhận.
Chỉ  đơn  cử  vài  câu  trả  lời  trên,  thì con thấy rằng: Đức Phật và Thầy đã nhìn  thấu suốt tâm  can của  những  người  Bà  La  Môn  và  tâm tất  cả  chúng sanh như nhìn  nét  chỉ  trong lòng bàn tay vậy. Và đồng thời các Ngài thấy rất rõ những người có tâm xấu ấy như con thiêu thân bay vào lửa nhân quả.
Song với lòng từ bi vô bờ bến và hạnh nguyện của các Ngài rất vĩ đại, tâm bất động của các Ngài vô cùng kiên cố. Có vậy mới xứng đáng là bậc siêu nhân, có vậy mới được mọi người mến mộ và sùng kính  muôn đời. Đặc biệt là giáo pháp của các Ngài luôn luôn ban bố một cách bình đẳng đến muôn người, không phận biệt  có  tôn  giáo  hay  không  tôn  giáo,  không phân biệt người thương kẻ ghét nào cả.
Ngày  xưa đức  Phật  đã  thiết  lập  nền  đạo đức nhân bản - nhân quả cho loài người. Đây là một giáo lý cốt lõi trong đạo Phật, nhưng nó đã bị  lớp  tư  tưởng  mê  tín, dị  đoan bao bọc,  phủ dầy hơn 2500 năm  nay. Do vậy con người luôn sống  trong  thù   hận,   ác   trược   đầy  khổ  đau.



Chính  vì thế, Minh Sư Thích  Thông Lạc không quản công nhọc nhằn, không chùn bước trước khó  khăn.  Người  xây  dựng  lại  nền  đạo  đức nhân bản – nhân quả ấy, hầu mang lại một hướng đi đúng để nguồn hạnh phúc của loài người trên hành tinh này không bị mai một. Từ nền  tảng  đạo  đức  ấy,  con người  sẽ  luôn  phát huy  tính  thiện  của  mình   và  giúp  cho  muôn người, muôn loài vật khác không còn khổ đau nữa. Và cũng nhờ nền tảng đạo đức nhân bản  - nhân  quả  ấy,  con người  sẽ  được  tiến  xa  hơn trên pháp  môn  “TAM  VÔ  LẬU  HỌC:  GIỚI,  ĐỊNH, TUỆ”,  để từng bước luyện rèn làm chủ được bốn sự  khổ:  sinh,  già,  bệnh,  chết  như  đức  Phật  và như  Thầy  đã   làm  được.  Đây  là  mục  tiêu  cứu cánh của đạo Phật và cũng là mục  đích yêu cầu của lớp đào tạo A La Hán hôm nay vậy.
Ngay  từ  nội  dung  của  lớp  Chánh  Kiến Thầy  đã   khơi  sáng  tầm  nhìn   của  chúng  con giúp chúng con không còn sống trong ảo tưởng, mơ hồ, trừu  tượng nữa; không còn yếu  đuối mê tín cầu  tha  lực  nữa.  Nếu  muốn  thân  không bệnh   đau,  tâm   không   phiền   toái   bất   toại nguyện và muốn thành công trên mọi lãnh vực mà chỉ cầu xin và xem ngày giờ tốt  thì kết quả ấy  có  được  là  người  chỉ  giải  quyết  phần  ngọn




mà  thôi, không bền vững. Bởi  vì sự  cầu  xin và xem ngày  tốt  kia là  chúng  ta  đã  tránh  né  cái quả  xấu  mà  ta  đã   tạo.  Đến  một  lúc  nào  đó nghiệm  lại  sẽ  thấy  bệnh  đau  vẫn  đầy  dẫy, phiền não lo rầu cũng không hết mà như chồng chất thêm, cả sự thất bại ê chề từ việc này đến việc  khác  cũng kéo  theo  bao khổ  não  suốt cuộc đời  tới  chết.  Do  thiếu  đạo  đức  mà  mọi  người quen nói thiếu đức.
Qua lời dạy của Thầy chúng con được biết: muốn  có  cuộc  sống  an vui,  hạnh  phúc  thật  sự bền lâu của thân và tâm, cả sự thành công trên mọi lãnh vực thì điều tiên quyết là nên có niềm tin sâu  về  nhân  quả.  Từ  đó  con người  sẽ  sáng suốt hơn, chủ động hơn về sự thành bại, tốt xấu đều do chính mình  có khả năng làm nên tất cả. Tất nhiên là ai ai cũng muốn đạt nhiều kết quả tốt đẹp về sức khỏe, về tinh thần, về công danh thì ta  hãy  tạo  nhiều  nhân  tốt  như  không  làm cho người và vật bị tổn thương, bị chết chóc; không làm  cho người  và vật  bị đau khổ; không tranh  giành  phá  hoại  người  khác.  Sự  thành công trên đường đời hay đường đạo sẽ đạt được bền  lâu  là  do mọi  người  biết  tự  lực  giải  quyết ngay “PHẦN GỐC ĐẠO ĐỨC”. Nên ông bà xưa thường  nói:  “CÓ   ĐỨC  KHÔNG  SỨC  MÀ   ĂN”   là



vậy.  Và  phần  đạo  đức  gốc  ấy  là  nền  đạo  đức nhân bản - nhân quả của muôn người.
Sự  thật  nhờ  có  Thầy  chúng  con  mới  rõ hơn:  đạo  đức  nhân  bản  -  nhân  quả  là  những đạo  đức  gốc,  đạo  đức  căn  bản  nhất  của  con người. Nó có một con đường đi rõ rệt và xuất pháp  từ  ba  nơi  thân,  khẩu,  ý  của  con  người đồng thời nó được diễn biến như sau.
Ý hành gồm có ba hành động ác gốc:

1-        Tham tức là lòng tham muốn

2-        Sân tức là lòng sân hận

3-        Si tức là tâm mê mờ không hiểu đúng thường mê tín dị đoan.
Miệng gồm có bốn hành động ác gốc:

1-        Nói dối, nói lời không thật.

2-        Nói  thêu  dệt,  nói  phóng đại, nói  thêm

bớt.



3-        Nói  lật  lọng;  nói  trớ  qua trớ  lại,  chối

quanh co.

4-        Nói  lời  hung  dữ;  lời  chửi  mắng,  lời hăm dọa.
Thân gồm có ba hành động ác gốc:

1-        Giết  hại  chúng  sanh,  ăn  thịt  chúng sanh.



2-        Trộm cắp, cướp giựt của người.

3-        Dâm dục.

Nếu   không   có   sự   giảng   giải   của   Thầy chúng con chỉ hiểu nhân quả một cách đại khái và chung chung như: “QUẢ  BÁO  NHÃN  TIỀN”,  “Ở HIỀN   GẶP   LÀNH”   hay  “GIEO   GIÓ   GẶT   BÃO”. Hoặc có khi cũng biết rằng “NHÂN NÀO QUẢ NẤY”  mà con chỉ biết một nhân cho ra một quả mà thôi. Ví dụ: Đánh người, người đánh lại, rồi hết; hay “cười người hôm trước hôm sau người cười”. Song hôm nay, được Thầy mở rộng tầm nhìn   của  chúng  con,  hướng  chánh  kiến  của chúng  con được  thấu  hiểu  tường  tận  hơn:  Từ nhân  quả  của  loài  thảo  mộc  mà  liên  hệ  đến nhân  quả  của  loài  người  đều  giống  như  thế. Điều này khiến cho chúng con có một niềm tin tuyệt  đối  với  cái  nhìn  của  một  vị  Minh  Sư đạt đạo.  Và  với  niềm  tin tuyệt  đối  này,  nhiều  tu sinh nỗ lực tu tập đến nơi đến chốn và sẽ cùng Thầy  nhìn   rõ  mồn  một  nhân  quả  của  chúng sanh bằng tuệ Tam Minh như vậy.
Lạ   quá!   Hay   quá!   Thầy   cung  cấp   cho chúng con nhiều kiến thức mới học qua lớp này. Như “MỘT  NHÂN  QUẢ  RA NHIỀU  QUẢ”.  Nếu đối với loài thảo mộc, cây trái thì dễ nhận biết rồi. Thế  mà  Thầy  tuyên  bố:  “MỘT  NGƯỜI  SINH RA



NHIỀU  NGƯỜI”.  Bởi  vì hành  động  thiện  ác  của con  người  tạo  thành  nhiều  từ  trường,  phóng xuất  vào  không  gian,  kết  hợp  với  những  niềm vui  hay  nỗi  khổ  mới  tạo  ra những  con người mới và con vật mới. Không phải con người chết đi mới tạo con người mới, con vật mới. Và cái cận  tử  nghiệp  mới  là  cái  nghiệp  tạo  con người sau cùng. Do vậy mà người biết tu luôn luôn bằng lòng mọi  nhân quả  đã  tạo, đồng thời  sẵn sàng tăng trưởng nhân thiện mới, cho đến toàn thiện,  tâm  luôn  luôn  thanh  thản,  an lạc  và  vô sự thì cận tử  nghiệp lại là một trạng thái Niết Bàn  –   không  còn  tương  ưng  với  tâm  chúng sanh nên chấm dứt đường sanh tử luân hồi.
Chỉ  mới  đề  tài  nhân  quả  (con tóm  lược) mà  Thầy đã  tỉ  mỉ  dẫn dắt  cho chúng con đi từ nền tảng đạo đức  gốc  NHÂN  BẢN –  NHÂN QUẢ. Luôn  ý  tứ,  dè  dặt  để  tăng  trưởng  từng  niệm thiện  của  thân  khẩu  ý  thì lại  được  trở  thành một  nền  móng  cho mọi  sự  thành  công  ở  đời cũng như trong đạo. Thật là thiết thực vô cùng! Và  rồi  Thầy luôn  nhắc  nhở:  “Hãy  dùng  Chánh kiến  để  nhìn  mọi  sự  việc,  mọi  đối  tượng,  mọi hiện  tượng  bằng  tri kiến  nhân  quả  để  giải  tỏa tâm  mình”  thì lại  còn  là  một  điều  bổ  ích hơn nữa.  Nhờ  vậy  mà  tâm  luôn  an  vui  bằng  lòng



mọi  nhân  quả  cũ  đồng  thời  tạo  nhân  tốt  (tăng trưởng thiện) để có quả tốt trong tương lai.
Trong  lớp  học  này có  nhiều trình độ  khác nhau về Phật học cũng như về kiến thức phổ thông. Song hầu hết ai ai cũng tiếp thu tốt những lời dạy ân cần cặn kẽ mà dễ hiểu của Thầy ban bố cho. Chỉ còn duy nhất nỗ lực thực hành  thì đường  về  xứ  Phật  sẽ  được  thu  ngắn lại, không còn mờ mịt xa xăm nữa.
Nhờ Chánh Kiến mà các  “TÂM  VIÊN”  cũng được dây xích quấn vô cổ và “Ý MÔ  cũng như có được dây cương với người điều khiển kinh nghiệm. Khi người ấy vung chiếc roi  “TRI  KIẾN NHÂN QUẢ” lên thì lập tức tâm ý kia ngoan ngoãn  bình  thản  hơn,  bất  động  hơn  trước  các ác pháp và các cảm thọ.
Ví dụ thỉnh thoảng có người rên rỉ về tâm chướng  của  họ,  có  khi sách  động  con, xúi  dục con tham gia những điều không tốt. Nhớ lời Thầy con luôn dùng đôi mắt  tri kiến nhân quả thì tâm  con được  giải  tỏa  ngay,  không  bị  lôi cuốn rồi con cứ khuyên họ nên trình rõ và nhờ Thầy giải  quyết cho. Thật ra, Thầy đã  dạy cho phương pháp để xả tâm bằng “NHÌN MỌI SỰ NHÂN QUẢ”  thế mà không nỗ lực thực hành, để phá hạnh độc cư, làm động mọi người thì chùm



nhân  quả  kia ảnh  hưởng;  cả  lớp  bị  đuổi  hết, mọi người khóc ròng và xin sám hối với Thầy mấy  ngày  liền.  Đây  cũng  là  một  sự  kiện  đáng ghi vào lịch sử của lớp học này. Có vậy con mới thấy rõ  hơn việc  tu  tập  trước  tiên là  Thầy dạy xả tâm: PHẢI LUÔN LUÔN NHẪN NHỤC – TÙY THUẬN  –  BẰNG  LÒNG  ở  mức  độ  cao. Và  đó  là hạnh độc cư vậy. Muốn trở thành Thánh Nhân thì trước  tiên phải  gạn cho hết, xả cho hết  các tâm ganh ghét, đố kỵ, tị hiềm, chấp ta, ngã mạn... để cùng nương với nhau mà tiến tu.
Những lời sám hối với Thầy hôm nay cũng là  lời  cam  kết,  lời  hứa  quyết  tâm  lo  tu  tập đúng, không phá  hạnh độc  cư nữa. Từ  nay nếu tâm không xả được niệm gì thì chúng con sẽ cố gắng tùy đối tượng của tâm mà dùng tri kiến về “NHÂN QUẢ” hay về “CÁC PHÁP VÔ THƯỜNG” thân vô thường hay thân bất tịnh hoặc tùy đối tượng của tâm mà  “QUÁN  THÂN  BẤT  TỊNH” hay “QUÁN  THỰC  PHẨM  BẤT  TỊNH”.  Luôn  luôn  nhớ và thực hành “THÂN LÀ  VÔ  NGà – KHÔNG PHẢI LÀ TA, KHÔNG PHẢI CỦA TA, KHÔNG PHẢI BẢN NGà CỦA  TA”  thì sẽ  giải  tỏa  được  mọi  vấn  đề của tâm. Đặc biệt là áp dụng “TỨ BẤT HOẠI TỊNH”, con tác ý: “CON  NGUYỆN TÂM CON NHƯ PHẬT   –   CON   NGUYỆN   TÂM   CON   NHƯ   TÂM



THẦY”  thì các niệm linh tinh tâm hẹp hòi thấp hèn kia không ngự trị được nữa, nó sẽ cút mất.
Thực tế chúng con còn khóc nhiều quá tức là chưa thâm nhập “CÁC PHÁP LÀ  VÔ THƯỜNG”. Mới ghi nhận lý thuyết thôi. Song dù sao Thầy cũng  đã  trang  bị  cho nhiều  chiếc  áo  giáp  lắm rồi, mỗi phương cách quán là một chiếc áo giáp để  xông  pha  nơi  trận  mạc.  Chúng  con sẽ  cố gắng  phòng  hộ  hơn,  không  để  bị  thương  tích
nữa.

Một lần làm Thầy buồn là chắc chúng con sẽ  bị  tổn phước, tổn thọ lắm đây! Vì với tất  cả tình thương bao la vô tận Thầy không quản công khó nhọc; vừa giảng dạy, vừa xem bài, vừa kiểm tra – trả lời các câu hỏi khi tu sinh trình sự tu; vừa tiếp khách và giảng pháp riêng khi cần  thiết;  lại  vừa  viết  sách  –  in ấn  –  pho  to v.v..  Thật  con không  ngờ  nổi,  mỗi  ngày  Thầy ăn  (ngọ)  một  bữa,  chỉ  có  vài  muỗng  cơm mà làm việc trên 24/24, cứ hết ngày này sang ngày khác  như vậy!  Điều  này  rõ  ràng  và  Thầy  sống và   làm   việc   bằng   một   lực   thanh   tịnh   phi thường.  Các  anh  của  con  lên  hay  nhận  xét: “Ủa! Thầy đã gần 80 rồi mà tiếng nói của Thầy sao rõ ràng và khỏe quá”. Chúng con cố gắng tu



tập đúng để noi gương thân giáo của Thầy như vậy.

Bên cạnh những chiếc áo giáp kia, Thầy luôn  rèn  luyện  chúng  con  nhiều  thao  tác  để chiến đấu với thân bệnh, tâm bệnh. Với những chiến thuật chiến lược rất chặt chẽ, kiên cố. Thầy  căn  dặn  kỹ  lưỡng  để  biết  sử  dụng  đội hình,  đội  ngũ  sao cho phù  hợp  với  chiến  trận ấy. Lúc nào tu tập “CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC - NHIẾP TÂM AN TRÚ TÂM”  Lúc nào tu tập “THÂN HÀNH NIỆM”  mà còn phải áp dụng “ĐỊNH NIỆM HƠI  THỞ”,  cũng  như  pháp  “NHƯ   LÝ   TÁC   Ý”. Luôn luôn là  đội  quân tiên phong đi đầu trong các  trận. Và  lúc  nào  mới  tu  tập  “TỨ  NIỆM  XỨ”. Phải  nói  rằng  chưa thấy  lớp  học  nào  phức  tạp đủ  mọi  trình độ  như  lớp  đào  tạo  tâm  vô  lậu này.  Từ  tuổi  tác  đến  hình   tướng,  đặc   tướng trình độ đều rất chênh lệnh. Thế mà Thầy nhẹ nhàng, linh động rất chính  xác  khi áp  dụng từ thời khóa đến phương pháp tu tập phù hợp cho từng người, từng người một.
Bên cạnh những tên giặc lợi hại như hôn trầm, thùy miên; ái  kiết  sử, tâm tình cảm, dục thèm ăn v.v.. Thầy luôn luôn nhắc nhở phải cảnh giác với những đòn tâm lý chiến. Khi tâm họ  chướng  họ  thường  phá  hạnh  độc  cư đến  với



mọi người rỉ tai, rù rì làm cho người khác cũng bận  tâm,  rộn  ràng  mất  đoàn  kết.  Những  lúc như  vậy  là  đã   phản  lại  lời  dạy  cao quý  của Thầy  tức  phải  coi  chừng  bị  nhân  quả  cuốn  trôi đi!  Thật  là một  vị  Thầy bao quản lớp  quá chặt chẽ, không bỏ rơi một phật tử nào. Thầy không thu  vào  một  lệ  phí  nào  và  cũng  không  màng chút  danh  lợi  gì cả.  Thầy  chỉ  mong sao các  tu sinh làm chủ được bốn sự đau khổ sinh, già, bệnh,  chết  của  mình.   Thầy  chỉ  đến  lớp  với chiếc  áo  dài  nâu  và  một  đôi  dép  mũ  thường. Thật là một vị Thầy giản dị nhưng lại thanh thoát   làm   sao!  Hình   ảnh   này   có   còn   mãi chăng?  Nếu  không  cấp  tốc  giữ  hạnh  độc  cư để tâm quay vô áp dụng mọi sự tu tập cho đúng để xả  tâm  cho được  thì làm  sao có  được  năm  nén hương  tâm  kịp dâng  lên  bậc  Thầy  đáng  tôn kính? Chắc hẳn là tu sinh của lớp học này ai ai cũng biết rõ năm nén hương ấy là: Giới hương - Định hương - Tuệ  hương –  Giải  thoát  hương – Tri Kiến giải thoát hương. Con hằng mong sao từng  người,  từng  người  một  của  lớp  học  đều năng  nổ  dâng  lên  Thầy  những  sự  tu  tập  đúng và thật đủ chất lượng.
Có ai biết được, trong khi cả lớp được yên ổn học tập  như thế  này thì cô  Út  của chúng ta



lại hy sinh gánh vác mọi việc lớn, nhỏ trong ngoài  tu  viện.  Lúc  nào  cô  cũng  tất  bật  chạy ngược  xuôi,  hết  chạy  xe lại  chạy  bộ,  hết  bưng cơm nước  cho khách,  lại  khuân  vác  cửa  ra cho thợ;  hết  đi  chợ  nấu  ăn,  lại  lăng  xăng  may vá; hết  chạy  lo  giấy  tờ  ngoài  xã,  lại  lo  mua sắm quà Tết cho người nghèo; hết kiểm tra đôn đốc thợ,  lại  khéo  léo  đảo  mắt  quán  xuyến  các  tu sinh.  Ai  đau bệnh,  hoặc  thiếu  sách  kinh cũng mau tìm kiếm  cô  Út. Điện thoại  reo! Cũng  chờ cô Út, chờ cô Út. Ôi! Công việc trăm bề cứ vây quanh và chờ đợi cô Út. Dù Thầy đã  sắp xếp tổ chức  việc  ăn  uống  gọn  nhẹ  rồi  với  mục  đích giúp  cô  Út  được  rảnh  tay,  rảnh  trí hơn. Đã  có ai giơ tay lên: Cho con phụ với Út chưa? Hay là những yêu cầu, yêu sách? Tại sao cô  Út lại quá cực khổ như vậy? Là vì cô Út rất thương kính Thầy. Cô luôn tạo mọi phương tiện để bảo vệ Thầy  và  giải  quyết  mọi  sự  để  giúp  Thầy  rảnh tay  dạy cho lớp  học  thành  công.  Do đó,  con sẽ hết sức cố gắng không vì một lý do gì mà để cô Út khổ thêm. Nhất là cố gắng về sự tu tập phải xả  tâm  thật  sự  không  làm  khổ  mình,  không làm  khổ  người  nữa.  Bằng  mọi  cách,  bằng  mọi giá  phải  nỗ  lực  giữ  đúng  ba hạnh  ăn,  ngủ,  độc cư cho bằng  được.  Có  như  vậy  mới  không  phụ công ơn như Trời, như biển của Thầy và cô  Út.



Sở dĩ lớp học được yên ổn học hành hơn hai tháng nay là nhờ sự giúp đỡ, bao bọc của Chíùnh quyền địa phương. Là  những người  đã  và  đang tạo điều kiện cho Tu Viện Chơn Như khai sinh những người tu chân chánh, đầy đủ giới luật; những vị A La Hán tương lai. Những người này sẽ duy trì mạng mạch của Phật pháp, đồng thời xây dựng lại nền đạo đức nhân bản - nhân quả; đem lại nguồn an vui không làm khổ mình, không  làm  khổ  người  cho đến  nhân  loại.  Với việc  làm  của  Chính  quyền  địa  phương  thật  là giá trị biết bao!
Song song với sự bao bọc của Chính  quyền địa  phương  thì nhóm  phật  tử  Thành  Phố  Hồ Chí  Minh  –  đại  diện  có  cô  Liên  Châu  đã  hết sức  quan  tâm  đến  đời  sống  của  lớp  học  này. Mọi  người  được  đầy đủ  cơm nước  và  những vật dụng cần thiết để yên tâm tu học. Bên cạnh những  vật  chất  thiết  thực  ấy,  cô  còn  đại  điện cho nhóm phật tử nói lên lời khuyên nhủ, lời động viên các tu sinh của Tu Viện. Những lời chân tình ấy như đã  gởi trọn tình thương kính và  niềm  tin tuyệt  đối  gửi  đến  với  quý  tu  sĩ  và cư sĩ chân tu tại đạo tràng Chơn Như này. Thật là một điều hy hữu và thắm thiết vô cùng.



Việc làm của Thầy, của cô Út, của Chính quyền  địa  phương  và  của  quý  Phật  tử  thật  là cao cả, không thể nói lên bằng lời mà hết được. Một lần nữa con xin thay mặt tất cả các tu sinh của Tu Viện Chơn Như thành kính  tri ơn Thầy, tri ơn cô  Út;  cùng  kính  gửi  đến  Chính  quyền các cấp ở địa phương cũng như quý phật tử ở Thành phố Hồ Chí Minh lời kính  chúc sức khỏe ân cần, lời trân trọng biết ơn sâu sắc và lời quyết  tâm  cố  gắng  của  toàn  thể  tu  sinh  trên lĩnh vực tu tập làm chủ sự sống chết của mình.
Nhân  dịp  năm  mới  chúng  con xin  thành kính  chúc Thầy và cô Út pháp thể khinh an để dìu dắt chúng con đến bờ giải thoát.
Hôm nay, con cũng xin thành kính  chúc toàn thể tu sinh của Tu Viện một năm mới tinh tấn  tu  hành  kết  quả  viên  mãn.  Và  cuối  cùng, con xin  thành  kính  chúc  Chính  quyền  các  cấp địa phương và quý Phật tử thân yêu một năm mới  dồi  dào  sức  khỏe  và  thành  công  tốt  đẹp trên mọi lãnh vực.

Con xin kính  bút. Tu sinh Mỹ Linh





PHỤ   BẢN 1I

ĐÄO ĐỨC NHÂN BÂN - NHÂN QUÂ

Tu sinh Kim Quang


LỜI GIỚI THIỆU


Trước đây khi chưa biết Phật pháp cuộc đời của con không có định hướng, sống trong ác pháp mà không biết, chỉ biết sống theo như mọi người khác trong xã hội, chạy theo các đòi hỏi của bản thân để đảm bảo có cuộc sống tốt đẹp. Do đó, thuờng xuyên tích lũy kiến thức thế gian từ  trường  lớp,  xã  hội,  bạn  bè,  sách  báo,…  để gom lại  xây  dựng  cho mình  một  thế  giới  hoàn hảo  dưới  con mắt  của  mình.  Thế  giới  đó  phần nhiều   là   tưởng,   dục   vọng  và   phán  xét   mọi chuyện theo con mắt đúng sai, chứ không hề có khái  niệm  như  thế  nào  là  thiện  ác,  không  bao giờ làm việc gì mà suy nghĩ rằng hành động và lời  nói  này  có  làm  đau  khổ  mình,  khổ  người hay khổ  mọi  loài  chúng sanh khác  hay không? Vì sao vậy?
Trong suốt  30 năm  đầu  của  cuộc  đời,  con không bao giờ có ý thức về tìm  hiểu đạo đức. Ở trường  lớp,  ở  gia  đình,   ở  bạn  bè  và  ở  người



thân  con cũng  không  được  nghe nhắc  tới.  Sau đó  con bắt  đầu  tò  mò  muốn  tìm  hiểu  những đạo lý của người xưa trong đối nhân xử thế từ Khổng Tử, Lão Tử, Mạnh tử, Tôn Tử. Còn Phật giáo  là  một tôn giáo  nên dưới  con mắt của con thì cũng chỉ là dạy con người làm điều lành, tránh xa điều  dữ và  dạy con người cầu  nguyện hay xin xỏ những gì mình muốn. Do đó, con không bao giờ có ý đi tìm sách Phật mà đọc.
Vậy mà sau khi sang Mỹ do tò mò muốn biết thiền là gì, cơ duyên với Phật pháp đã đến với con. Người bạn dẫn con vào thiền viện giải thích  cho con sơ qua cách  ngồi  thiền  và  cách thở, rồi đưa cho con khoảng gần 10 quyển sách về  Phật giáo và thiền.
Từ khi đọc sách về Phật giáo con mới tìm ra được  những câu  trả  lời  cho những thắc mắc của con từ bao lâu và  làm cho con sáng tỏ mọi thứ như luật vô thường của vạn vật, vô ngã, sự bất toại  nguyện của cuộc  đời, mọi  đau khổ  của cuộc đời này là do lòng tham,  lòng sân, lòng si mê, lòng kiêu mạn và lòng nghi ngờ của con người. Và  muốn chấm  dứt mọi  đau khổ  thì chỉ có  cách  diệt  sạch  lòng  tham,  sân,  si,  mạn  và nghi đó.
Chỉ  cần  đọc  đến  đây  thôi  là  lòng  con đã nhẹ nhõm, như tìm thấy một mảnh đất mới của



cuộc  đời. Càng đọc  con càng nhận ra đức Phật là  một  con người  thật  chỉ  dạy  và  phân  tích  rõ những  ác  pháp  xung  quanh  chúng  ta  và  chỉ cách diệt trừ chúng thôi chứ đâu có dạy cầu xin gì đâu. Chỉ  cần bỏ  các  ác  pháp  xuống thì  thân tâm  thanh  thản,  an lạc  và  vô  sự. Con nhạân  ra rằng đạo Phật rất thưc tế, sát với cuộc sống của con người, không trừu tượng và không mơ hồ. Đem lại  hạnh  phúc thật  sự  cho con người  trên hành tinh  này.
Sau này có duyên đọc được sách của Thầy Thông Lạc  thì  càng hiểu  rõ  thêm  về  đạo Phật. Ví  dụ  như  đạo  Phật  dạy  cái  gì,  cái  gì  không phải của Phật giáo và những lời Phật dạy sống và  tu tập  như  thế  nào  để  giúp  cho chính  mình giải thoát khỏi các ác pháp.
Và  càng  nghiên  cứu  nhiều,  cộng  với  áp dụng  các  lời  Phật  dạy  vào  cuộc  sống  thì  con cảm  thấy  có  hiệu  quả  là  tâm  giảm  bớt  tham, sân,  si,  mạn  và  nghi.  Càng  học  nhiều  thì  con mới  nhận  thức  được  toàn  bộ  giáo  lý  của  đạo Phật  chỉ  nhắm  vào  hai   chữ  “đạo  đức”,  đó  là đạo đức nhân bản nhân quả của con người.

Kính  ghi
Kim  Quang




LỜI BẠT


Để  hiểu  rõ  đạo  đức  là  gì ta hãy  bắt đầu tìm  hiểu  Đạo  là  gì? và  Đức  là  gì? Theo  con nghĩ “ĐẠO”  là con đường đúng, là kim  chỉ nam, là lẽ phải. Còn “ĐỨC”  là điều tốt lành. Đạo đức là con đường dẫn tới những điều tốt lành.
Vậy trong cuộc sống của ta đạo đức tồn tại nơi  đâu?  Chỉ  có  con người  có  sự  hiểu  biết,  có suy  tư,  biết  phân  biệt  thiện  ác  và  hiểu  rõ  ý nghĩa  của  đạo  đức.  Vậy  thì   đạo  đức  chỉ  áp dụng cho con người. Môi  trường hoạt động của con người  ở  đâu  thì  ở  nơi  đó  cần  phải  có  đạo đức. Nghĩa là trong mọi lãnh vực trong cuộc sống  và  trong mọi  ngành  nghề,  không  bỏ  sót nơi nào.
Nói  đến  hai  chữ  “ĐẠO  ĐỨC”   thì  ai  cũng biết nhưng  hiểu rõ tiêu chuẩn  của đạo đức dựa trên  cơ sở  nào  thì  ít ai  biết.  Đức  Phật  đã  xác định tiêu chuẩn của đạo đức dựa trên các điều kiện sau:
- Không làm khổ mình.

- Không làm khổ người.

- Không làm khổ chúng sanh.



Chỉ  có  con người  và  các  loài  động  vật  thì thuộc hệ phát triển bậc cao nên có được những cảm xúc như vui mừng, đau, buồn, giận dữ, hài lòng,  lo  lắng…  Ví  dụ  biết  đau  đớn  thì  gương mặt   nhăn  nhó,   miệng  la,  rên,   kêu;   khi   vui mừng  thì  khuôn  mặt  của  con người  cười,  con chó  thì  quẩy  đuôi,  khi  giận  dữ  thì  gương mặt đỏ lên, hai mắt to ra, ánh mắt rất sắc bén và nóng như 2 ngọn lửa, còn con vật thì  nhe răng ra, khuôn  mặt  nghiêm  lại  như  đang  chuẩn  bị tư thế chiến đấu…
Cái chữ “khổ” ở đây là ý chỉ khi thân tâm của  người  hoặc  con vật  bị  đau,  buồn,  giận  dữ, bực  tức,  bất  toại  nguyện,  không  hài  lòng,  bức rức, khó chịu, lo lắng, sợ hãi…
Đạo đức này đức Phật gọi là đạo đức nhân bản nhân quả là nền đạo đức dành cho con người. Giúp cho con người dựa theo những tiêu chuẩn  trên  mà  đối  nhân  xử  thế  với  nhau,  với mọi  loài  vật  khác  và  với  mọi  loài  có  sự  sống trên hành tinh  này.
Cụ thể hơn khi  áp dụng đạo đức vào thực tiễn, chúng ta hãy xem vài khía cạnh gần gủi nhất xảy ra xung quanh cuộc sống của chúng ta
như:

- Đạo đức với chính mình,  với người.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP VIII


- Đạo đức Cha Mẹ và con cái.

- Đạo đức vợ chồng.

- Đạo đức học trò.

- Đạo đức của con người ngoài đường phố.

- Đạo đức của con người ở nơi làm việc.

- Đạo đức của con người với con vật  - Đạo đức hiếu sinh.
- Đạo  đức  của  con người  với  các  loài  thảo

mộc.



- Đạo  đức  của  con người  với  mội  trường

sinh thái v.v..

Qua việc áp dụng những lời của Phật và Thầy dạy vào cuộc sống va chạm của con hằng ngày, con xin thuật lại những gì con hiểu trong việc áp dụng những lời Phật và Thầy dạy.
Những gì được viết sau đây không phải  là những lời khuyên hay kim chỉ nam cho mọi người. Do đó, nó không phải là lời dạy đạo đức. Mà đây là sự trình bày cách xả tâm dưới những hiểu biết của con. Về cách viết văn theo đúng dàn  bài  logic  thì  chắc  con không  làm  được  và con biết  con không  có  khiếu  viết  văn.  Con viết theo  những  nhận  thức  của  con  về  các  pháp



xung quanh;  là  những  gì con cố  gắng  áp  dụng vào đời sống để xả tâm.
Kính  xin Thầy chỉ dạy cho con rõ thêm những gì còn sai sót và thiếu chưa đủ, để con thấy rõ và áp dụng xả tâm cho đúng những lời
Phật và Thầy dạy.

Kính  ghi
Kim  Quang



Ø         À         Ù         Ä         Ä


ĐÄO ĐỨC ĐỐI VỚI MÌNH, VỚI NGƯỜI

Là những hành động, lời nói và ý nghĩ không làm khổ mình.  Vậy không làm khổ mình là như thế nào?
Đó  là  không  mang ác  pháp  vào  thân  tâm để thọ phải những quả xấu như bệnh tật đau nhức  từ  trong  ra ngoài,  bị  phẩu  thuật  mổ  xẻ, tai  nạn,  tù  tội,  bị  mất  của  cải  tài  sản,  thân  bị tật nguyền khiếm khuyết, mất uy tín, mất lòng tin của  người  khác,  bị  người  khác  tránh né,  bị khinh bỉ, chê bai, không thương xót, sống trong tâm trạng lo lắng, sợ hãi, ưu sầu, buồn rầu, phiền muộn, gặp mọi việc bất toại nguyện, luôn gặp  trắc  trở  trong  cuộc  sống,  bị  tai  nạn,  bị đánh  đập,  bị  trộm  cướp,  bị  ăn  hiếp, hay bị  lừa gạt  v.v..  Những  hành  động,  lời  nói  và  ý  nghĩ thể hiện qua các tiêu chuẩn đạo đức như:





ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG SỐNG


Không  khạc  nhổ  lung  tung  (nên  khạc nhổ vào khăn giấy rồi tìm thùng rác bỏ), không xả  rác,  không  vứt  rác  bừa  bãi  (vứt  rác  vào thùng rác công cộng), không làm ô nhiễm môi trường, không ném rác hay xác động vật chết xuống ao, hồ, sông giếng (nên đào hố chôn dưới đất), không tiểu tiện bừa bãi, không chôn xác động  vật  gần  nơi  ở  hoặc  gần  nơi  thanh  tịnh như   nơi   thuyết   pháp,   không   hút   thuốc   lá, không đốt đồ đạc bừa bãi làm khói bay vào nhà mình,  nhà người khác gây thêm bệnh cho mình và cho người v.v..

Đạo đức môi trường giúp ta biết tôn trọng sự  sống  của  mọi  người  trên  hành  tinh này trong đó có chính mình.

Người không có đạo đức môi trường thì không biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác.   Vì  họ   không  nghĩ   đến  cái   hại  do  từ những hành động thiếu văn hoá trên dẫn đến bệnh tật, nhiễm trùng, ô nhiễm môi trường, sông ngòi, ao hồ gây đủ loại bệnh tật về đường hô hấp, tiêu hóa v.v..



Có  một  lần  con thấy  một  nhà  gần  đường cái đốt rác, khói bay là là bao trùm cả một khu vực  và  trong  đó  có  con đường,  sau khi con trở về bằng con đường đó thì con thấy một tai nạn đã xảy ra chỗ đó.

Từ đó, con mới rút ra bài học là trước khi làm  việc  gì thì phải  coi  việc  này  có  hại  mình, hại   người   hay  hại   chúng   sanh   không.   Nếu không biết suy tư như vậy thì hậu quả để lại sẽ không lường được như ví dụ trên.





ĐÄO ĐỨC VỆ SINH

Là vệ sinh cá nhân thường xuyên, ăn mặc  gọn  gàng  tươm  tất,  ăn  uống  có  vệ  sinh, quét  dọn sạch khu  mình  ở  và  xung quanh, dọn dẹp mọi thứ trong nhà, trên bàn ngăn nắp sạch sẽ.  Quần  áo  dơ  thì để  riêng  hoặc  giặt  ngay không để bừa bãi trong phòng bốc mùi hôi thối.
Có giữ gìn đạo đức sạch sẽ thì mới xứng đáng  là  con người  vì  chỉ  có  con người  mới  ý thức được sự sạch sẽ của bản thân. Có như vậy thì người  khác  mới  tôn  trọng,  giao  du và  tiếp



cận với  mình,  vì nếu không có  đạo đức  sạch sẽ là ta không biết tôn trọng ta thì làm sao ta tôn trọng người khác được.
Người có đạo đức vệ sinh là người làm việc ngăn  nắp,  có  trước  có  sau, biết  sắp  xếp  mọi việc, không cẩu thả, làm việc nào ra việc đó.
Người  có  đạo  đức  vệ  sinh  thì thân  không nhiễm  bệnh,  tâm  được  an lành.  Sức  khỏe  tốt, tinh thần luôn phấn khởi vui tươi, thì làm việc gì cũng dễ thành công hơn.
Người  không có  đạo  đức  vệ  sinh thì người đó không khác gì loài thú, vì loài thú không ý thức  được  sự  dơ  dáy  của  mình.  Do  đó,  dễ  bị thân  bệnh  và  bị  người  khác  tránh  xa.  Vì  có tính tình cẩu thả như vậy, cho nên họ sẽ không làm được chuyện gì cả, chỉ làm qua loa đại khái mọi  chuyện  cho có  hình  thức  rồi  cũng  bỏ  dỡ giữa   đường.   Chính   vì   tánh   cẩu   thả   đó   mà không  được  người  khác  tín nhiệm  và  giao  cho công việc hay trọng trách.
Người  có  ý  thức  được  đạo  đức  sạch  sẽ  thì khi đi  đến  đâu,  nơi  đó  cũng  biến  thành  ngăn nắp  và  sạch  sẽ.  Khi đi  làm  việc  thấy  trong phòng  ăn  bừa  bãi  thì tự  ý  dẹp  gọn,  không  cần phải ai nhắc và người đó không cần biết ai bày ra. Khi đi  cửa hàng  mua đồ  thấy đồ  đạc  rơi  từ



kệ trưng bày xuống thì lượm lên. Khi dùng giấy lau  xe không  vứt  ra ngoài  đường  mà  đem  bỏ vào  thùng rác. Khi cần khạc  nhổ  thì khạc  nhổ vào trong phòng rửa mặt hay khăn giấy gói lại đem bỏ vào trong thùng rác. Sáng thức dậy thì xếp  ngăn  nắp  chăn  gối,  trên  bàn  học  tập  thì luôn luôn gọn gàng, sạch sẽ.
Do vậy, ta hãy luôn luôn nhắc tâm luôn luôn  giữ  gìn  đạo  đức  vệ  sinh  này,  có  như  vậy thì tâm  trạng  người  đó  luôn  luôn  khỏe  khoắn, yêu đời và lạc quan.





ĐÄO  ĐỨC CỈN KIỆM

Là  đạo đức  biết  quí trọng mồ  hôi  nước mắt, công sức lao động của mình và của mọi người   như   tiết   kiệm   điện,   nước,   không   xài hoang  phí  bất  cứ  vật  gì  khi thấy  không  cần
thiết,  không  mua sắm  thức  ăn,  đồ  uống,  quần
áo, vật dụng dư thừa rồi sau đó không dùng thì vứt  bỏ,  hay  là  bỏ  vào  tủ  hay  kho  chất  chứa, hoặc  không  xin  ai  bất  cứ  vật  gì  mà  thấy  là không cần thiết.



Đạo đức cần kiệm là đạo đức biết nghĩ đến mồ  hôi  và  công  sức  của  người  làm  ra hay mua vật  đó.  Do  đó,  con sẽ  biết  tôn  trọng  sức  lao động của họ và biết gìn giữ, biết tiết kiệm và không lãng phí.
Còn  nếu  người  tu  mà  nghĩ  rằng  cứ  xài thoải mái, và mình  cứ tu đàng hoàng thì đã trả ơn cho đàn na thí chủ rồi. Nghĩ như vậy thì người  tu  chưa có  đạo  đức  tiết  kiệm  này. Nghĩa là  chưa có  biết  quý  trọng sức lạo  động của mọi người,  chưa có  biết  thương  yêu  mọi  người  phải vất  vả  tìm ra từng  đồng,  từng  cắc  kiếm  miếng cơm bát cháo hằng ngày.
Có  lao  động  cực  khổ  con mới  thấy  thương mọi  người  trong  cuộc  sống  này  quá,  khổ  vì miếng  cơm manh  áo.  Khi con thấy  ai  có  việc làm  thì con rất  mừng  cho họ  vì  họ  sẽ  có  cơm ăn, áo mặc, vì con biết tìm việc làm không phải
dễ.

Càng sống trong đất nước giàu mạnh như nước Mỹ con càng thấy con người làm nô lệ cho vật chất, mọi người xem thường sức khỏe của mình và cố gắng đi làm kiếm tiền càng nhiều càng  tốt,  do  đó  trung  bình  họ  đi  làm  10-16 tiếng mỗi ngày, và có người làm cả cuối tuần không ngày nào  nghỉ. Chính  vì làm  nhiều như



vậy  cho nên  họ  coi  trọng  đồng  tiền,  kể  cả  bà con, bạn bè  dù  cho có  vay nợ  nhau hay là xích mích  không  sòng  phẳng  tiền  bạc  chỉ  vài  trăm đô, họ cũng thưa kiện nhau và đem nhau ra toà xử.  Thật  là  xấu  hổ  cho con người.  Vì càng làm ra nhiều  tiền  và  chạy  theo  các  vật  chất  thế gian,  cho nên  họ  rất  thích  mua sắm,  mua hết cái này đến cái khác, có khi cái áo chỉ mặc qua một  lần  rồi  vứt  bỏ.  Những  thứ  bên  này  vứt  bỏ thì vẫn còn xài được mà còn tốt nữa chứ. Đó là những  hành  vi không  có  đạo  đức  tiết  kiệm.  Vì trên thế giới này có hàng triệu người đang nghèo đói mà không có cái ăn, chỗ ở. Còn ở Mỹ thì con người sống dư thừa, phung phí. Ngay cả ăn uống cũng vậy, số lượng người Mỹ béo phì cũng  chiếm  khoảng  50%, có  người  cả  200-300 kg, mà vẫn thích ăn, suốt ngày ăn uống không biết ngừng. Do đó, họ bị đủ các chứng bệnh như cao máu, tiểu đường, ung thư, thận, gan, đau khớp v.v..
Người  không  có  đạo  đức  tiết  kiệm  thì chỉ làm khổ mình  thôi và sẽ làm khổ người khác.
Còn người biết tôn trọng đạo đức tiết kiệm thì sẽ  biết  tôn  trọng  mình,   tôn  trọng  người, biết  suy tư  quán  xét  mọi  chuyện  trước  sau coi có hại mình  và hại người hay không.



ĐẠO ĐỨC NHẪN NHỤC

Là  đạo  đức  yên  lặng  đem lại  yên  vui cho mình  và cho người vì không phải gây thêm nhân  cho ác  pháp  khởi  lên  khi hiểu  rõ  nhân quả. Hiểu rõ nhân quả thì tâm bất động, vì mọi pháp đến với ta đều là những trò chơi của nhân quả  thôi.  Có  như vậy  thì bao nhiêu  sóng  thần, gió bão cũng sẽ tan hết.

Khi thím con  thường  hay  hỏi  đố  những câu về việc tu hành của con, con nghĩ rằng những câu này sẽ đưa đến tranh luận, con thấy nên  im  lặng  là  tốt  nhất.  Chính   vì  vậy  mà không  có  sự  tranh cãi  bàn  luận,  mất  hoà  khí trong gia đình.

Dù  cho bất  kỳ  ai  nói  gì về  Thầy,  về  pháp hành tu, về  tu  viện, về  cô Út, con không muốn tranh luận  với  họ,  con nghĩ  mọi  người  muốn nghĩ  sao thì nghĩ.  Còn  phần  con, con có  niềm tin con  đường  của  con  chọn,  nên  con  cứ  đi, miễn  sao không  làm  phiền,  ảnh  hưởng  đến  ai cả  là  được  rồi. Do đó  con được  yên tâm, không bị  phá  rối  bởi  các  hiểu  biết  của  người  đời  lôi cuốn và con giữ một  mình  được thanh thản, an lạc và vô sự.



Ở  nhà con cũng không nói là mọi người cúng bái, đốt nhang là sai. Vì con biết con chưa đủ đạo lực để nói cho mọi người nghe theo. Vậy thì hãy vui vẻ im lặng, hãy tôn trọng những gì mọi người làm, không có ý kiến, hành động, lời nói  chống  đối  gây  mâu  thuẫn  là  được  rồi.  Có như  vậy  thì trong  gia  đình  mới  hoà  thuận  vui
vẻ.

Con chỉ  nghĩ  là  không  tranh luận,  không chống  đối  gì  cả,  tôn  trọng  việc  làm  của  mọi người  thì sẽ  tránh  gây  các  nhân  ác  xảy  ra cho mình,  cho người  và  cho cả  hai.  Im  lặng  như thánh và dùng thân giáo thôi.

Người   có   đạo   đức   nhẫn   nhục   khác   với người im lặng ức chế tâm. Người im lặng ức chế tâm  thì đến  một  lúc  nào  đó  cũng  tuôn  trào  ra thôi và sóng to gió lớn thường sẽ biến thành bão,  bao nhiêu  uất  ức  dồn  nén  bao lâu  sẽ  tuôn trào  như thác  đổ. Do đó, nhẫn nhục  mà  không ức chế thì mới gọi là đạo đức. Như lời Phật dạy: “Đứng  lại  thì chìm xuống,  bước  tới  thì trôi  dạt, chỉ có vượt qua”.

Do đó,  muốn  hiểu  rõ  đạo  đức  nhẫn  nhục thì ta phải hiểu rõ nhân quả và phải có lòng thương yêu mình  và thương người. Vì khi ta im lặng  là  ta  đã   không  tạo  duyên  xuất  hiện  ác



pháp  cho ta và cho người. Và sự  im lặng đó  sẽ làm  cho không  khí  không  còn  sôi  động,  mà  từ từ lắng dịu xuống trở nên hòa bình. Có tư duy quán xét và thấy mọi việc xảy ra đúng như vậy thì lòng tin của con càng thêm vững vào giá trị của đạo đức nhẫn nhục. Con nhớ Đức Phật đã dạy:  “Hãy  nhẫn  một  việc  khó  nhẫn,  hãy  làm một việc khó làm”.





ĐÄO ĐỨC TƠN TRỌNG

Là   đạo   đức   biết   tôn  trọng  gồm   rất nhiều hành động, chúng ta cần phải lưu ý:
- Luôn tôn trọng mọi người, không phân biệt  già  hay  trẻ  con, giàu  hay  nghèo,  có  học thức hay không học thức, có chức quyền hay không chức quyền, nam hay nữ, nông thôn hay thành  thị,  không  phân  biệt  dân  tộc,  màu  da, trong  nước  hay  ngoài  nước,  không  phân  biệt tôn giáo, có bệnh tật hay không bệnh tật v.v..

- Tôn trọng những nơi trang nghiêm của các  tôn  giáo,  tôn  trọng  nơi  thuyết  pháp,  tôn trọng những nơi thanh tịnh.



- Tôn trọng nhà của người khác, tôn trọng tài sản của người, “Nhập gia  thì tùy tục”.

- Tôn trọng lời nói, ý nghĩ, hành động, yêu cầu và ý kiến của mọi người (từ chối hay chấp thuận).

- Tôn trọng cuộc sống môi trường sống của tất cả các loài động thực vật.

Đó là những pháp hướng tâm để nhắc tâm con thường  xuyên trong mọi  cảnh,  mọi  nơi  khi con thấy tâm con không hài lòng về ai hay nơi nào v.v..

Có biết sống đúng đạo đức tôn trọng thì ta sẽ xả được cái bản ngã, thấy được lợi ích của sự bình  đẳng,  vui  vẻ  với  mọi  người  và  mọi  vật. Tâm  sẽ  không  còn  sân  giận  ai,  không  phiền não bất cứ chuyện bất toại nguyện nào, không trách  cứ,  chê  bai,  phê  bình,  nhận  xét,  phân tích, hay đánh giá ai đúng ai sai hết.

Còn ngược lại sống không có đạo đức tôn trọng  thì làm  gì có  ai  tôn  trọng  mình,  ai  thấy mình  cũng  tránh  né,  không  thân  cận  và  xua đuổi. Người không có đạo đức tôn trọng thì làm sao ở  gần  được  các  bậc  tiền  bối  và  các  thiện hữu tri thức để mà học tập.



Trong   nhà   con  có   các   cháu,   con  vẫn thường tôn trọng việc làm  của các cháu, không bắt các cháu làm theo ý của mình  và nếu không nghe  lời  thì mắng.  Con chỉ  dùng  lời  nói  giải thích cái tai hại của những việc làm sai, để các cháu  thấy.  Nói  một  lần  không  nghe thì con cố gắng  nói  nhiều  lần,  chứ  không  bao  giờ  lớn tiếng. Và con luôn luôn nhắc tâm mình  biết tôn trọng  mọi  người  kể  cả  các  em bé.  Không  ngờ chỉ  như  vậy  thôi  mà  con  thấy  các  cháu  rất thương  nhớ  con khi đi  xa, còn  ở  nhà  thì thích chơi với con hơn.

Người  sống  có  đạo  đức  tôn  trọng  thì tâm rất  thoải  mái,  không  bao  giờ  nghĩ  sai,  bình luận, phân tích về  bất  cứ  người  nào. Vì dù  cho ai  có  làm  việc  gì, nói  gì thì người  có  đạo  đức tôn trọng luôn tôn trọng việc làm, lời nói đó. Không  bình  luận,  tranh cãi  gì cả.  Vui  vẻ  sống trong  thuận  hòa,  lấy  việc  của  người  làm  việc của mình.

Ngược lại  khi con người  không có  đạo đức tôn trọng thì khi bất kỳ ai nói, hành động việc gì thì người  đó  sẽ  phân  tích,  bình  luận,  nhận xét, tìm ra những cái xấu của nhau, và chỉ sống trong kiến chấp của mình  không biết tôn trọng ai cả.



Đúng  hay  sai,  thành  hay  bại,  được  hay mất đó cũng chỉ là chuyện thường thôi. Đừng quan trọng hóa mọi việc thì tâm sẽ thanh thản, an lạc và vô sự. Nếu ta sống không mong cầu điều  gì thì có  làm  sai thì ta làm lại, có  bại  thì lấy  đó  làm  bài  học  mà  sửa  sai,  có  mất  thì tìm cái khác thay vào chứ có gì đâu mà buồn phiền mà  lo  lắng.  Con chỉ  nghĩ  mọi  việc  con người đều  làm  được  cho nên  không  vội  vàng  không hấp tấp, vạn pháp là vô thường mà. Cứ thanh thản trong hiện tại là vui vẻ nhất.





ĐẠO ĐỨC TÙY THUẬN

Là sự làm theo ý kiến, lời nói, yêu cầu và  hành  động  của  người  khác  luôn  luôn  trong mọi hoàn cảnh và với mọi người.

Người  có  đạo  đức  tùy  thuận  thì đi  đến đâu sẽ thích nghi ở đó, không bao giờ bắt người khác phải tùy thuận theo những cái thích của mình.   Ví  dụ  đến  tu  viện  thì phải  tùy  thuận theo  những  qui  định của  tu  viện,  khi có  khoá học  thì phải  biết  nghe  lời  Thầy  dạy.  Những



chướng ngại trong tâm thì phải xả ngay, không tự suy luận theo ý kiến của mình,  không than vãn, trách móc ai hết, không chạy theo tâm dục của mình  mà thêm bớt cái này cái kia.

Để thân tâm luôn luôn thanh thản, an lạc và vô sự, con thấy không nên làm khổ mình  vì những  cái  thích  hay  cái  muốn  của  mình.  Con nghĩ mình phải điều tâm thích nghi với mọi hoàn cảnh, mọi nơi, mọi điều kiện thời tiết khí hậu, mọi lời nói, từ bỏ mọi chấp kiến từ xưa tới nay đã huân tập vào.

Khi lái xe, con thấy nếu người đi bộ muốn băng  sang đường  (bất  cứ  chỗ  nào)  hoặc  xe từ chỗ đường nhỏ ra đường lớn, hoặc ngược lại con đều dừng xe lại và quẩy tay kêu họ cứ tự nhiên băng ngang hay đi trước. Có tùy thuận vào mọi người  thì con cảm  thấy  mọi  người  vui  vẻ  và mình  cũng vui nữa. Vì lúc đó con biết được mọi người đang muốn gì và đang lo lắng gì. Trong trường hợp trên con nghĩ là những người muốn xin qua đường đang lo lắng không biết khi đi ngang  qua đường  có  chuyện  gì  xảy  ra không, tâm trạng của họ đang sợ sệt và lo lắng. Cho nên, khi con dừng xe lại vẫy tay kêu họ đi qua đường  đi  thì họ  sẽ  yên  tâm  hơn,  giải  toả  được



bao lo lắng cho họ, nghĩa là đem lại sự yên vui cho người.

Có sống trong đạo đức tùy thuận thì con thấy phải xả bỏ mọi chấp kiến, kiến thức, suy tưởng  cá  nhân.  Có  như  vậy  thì đạo  đức  tùy thuận mới trọn vẹn. Còn không thì chỉ là sự chiều  lòng  theo  bằng  hình  thức  bên  ngoài  mà bên trong thì không tùy thuận.

Có  xả  cái  ngã  thì ác  pháp  sẽ  không  còn tác  động  được  nữa,  vì ta  có  mong cầu  đạt  được cái  gì cho ngã  đâu, nếu  không mong cầu thì có sân  giận  ai  làm  gì. Nếu  đã  không  có  ngã  thì mong cầu, sân giận cho ai.

Đạo đức tùy thuận là đạo đức xả ngã tuyệt vời, luôn thấy thanh thản tại nội tâm, lấy việc của  người  khác  làm  việc  của  mình,  chứ  không bắt buộc ai phải theo mình  cả. Có tùy thuận và tôn trọng thì mọi việc sẽ yên ổn thuận buồm xuôi gió.

Người sống không biết tùy thuận thì chỉ làm  khổ  mình  vì  những  kiến  chấp  của  mình, làm mất hạnh phúc riêng tư như trong gia đình thì vợ  chồng ly dị nhau vì không biết  sống tùy thuận nhau.



Người không có đạo đức tùy thuận thì bản ngã  cao, không  coi  ai  ra gì,  không  biết  lắng nghe  ai  cả  cho nên  không  học  hỏi  được  điều hay lẽ  phải,  thất  bại  thì nhiều  mà  thành  công thì ít. Bằng  chứng  là  cuộc  đời  của  con nếm  đủ mùi thất bại vì không biết nghe lời khuyên của người lớn, tham danh lợi cho nên làm ăn cái gì cũng thất  bại. Thêm  nữa người  thân thì không còn khuyên những điều tốt nữa vì họ biết con đâu có nghe họ đâu.

Biết rõ cái xấu và tai hại của bản ngã, con quyết sống sửa sai những lỗi lầm của mình và sống  có  đạo  đức  tùy  thuận.  Con  thấy  sự  tùy thuận giải toả mọi chướng ngại trong cuộc sống rất nhiều, bao nhiêu ác pháp đổ xuống làm cho cuộc đời con thuận buồm xuôi gió hơn.

Khi ai  nói  một  lời  nào,  yêu  cầu  con làm việc  gì con thấy  tâm  con lúc  đầu  ưa phân  tích đúng  sai,  nhưng  sau đó  con  tác  ý  nhắc  tâm “Tâm  phải  tùy  thuận  vào  lời  nói,  ý  kiến  việc làm của mọi người, hãy lấy việc người làm việc của  mình, người  vui  thì mình sẽ  vui”. Có nhắc tâm  vài  lần  như  vậy  thì dần  dần  quen và  khi nghe  ai  nói  điều  gì  thì con  tùy  thuận  ngay, không còn phân tích nữa vì con thấy lợi ích của đạo  đức  tùy  thuận  làm  cho mọi  người  vui  vẻ,



làm  vừa  lòng  mọi  người,  không  gây  cho mọi người những rắc rối, lo âu, bận tâm thêm nữa.





ĐÄO ĐỨC ƠN TỒN, TỪ TỐN

Là  đạo  đức  có  những  hành  động  hay lời  nói  ôn  tồn,  nhã  nhặn,  nhẹ  nhàng,  không hấp tấp. Luôn luôn biết quán xét mọi vấn đề kỹ lưỡng, nói năng phải có đầu có đuôi, có ý tứ và không làm  khổ mình,  khổ  người  và  không khổ chúng sanh.
Oai nghi của người có đạo đức ôn tồn và từ tốn rất khoan thai không hấp tấp, vội vã mà chậm rãi, từ tốn trong mọi công việc và lời nói.
Trước khi hành động việc gì hay nói gì thì phải  tư  duy  chín  chắn  xem  có  hại  mình,  hại người hay hại chúng sanh hay không, lời nói có phải là ái ngữ hay không? Có minh bạch hay không. Rồi từ từ nói ra hay hành động.
Do  đó,  khi làm  việc  gì  thì phải  làm  cho đến nơi đến chốn, tìm hiểu kỹ lưỡng, thấu đáo, không hấp tấp, kiên trì, cẩn thận quan sát học hỏi, rút tỉa kinh nghiệm, học hỏi những ý kiến



của  mọi  người,  nên  biết  lắng  nghe, không  nên nói bừa bãi thiếu suy nghĩ sâu.
Người có đạo đức từ tốn thì sẽ thành công trong cuộc đời.
Sau  khi  Thầy   dạy   cho  chúng   con  về phương  pháp  tu  chánh  niệm  tỉnh  giác,  từng phút  một,  con có  suy nghĩ  về  đạo  đức  này  và con sẽ  cố  gắng  trau  dồi  đạo  đức  từ  tốn  này  để tu  hành  có  chất  lượng  hơn,  chứ  không  sơ sài, qua loa  như  từ  xưa tới  nay  mà  không  có  kết quả. Cám ơn những bài dạy của Thầy.
Người có  đạo đức  ôn tồn và  từ tốn chỉ  nói lời  ái  ngữ,  đẹp  lòng  người  nghe, làm  giảm  bớt sự  lo  lắng,  bất  an cho người,  đem lại  niềm  vui và khích  lệ, hàn gắn mọi rạn nứt quan hệ giữa người và người, không gây chia rẽ bất cứ ai. Do đó, người có đạo đức ôn tồn và từ tốn luôn được mọi  người  yêu  mến.  Họ  có  thể  sống  hòa  hợp giữa các người ly gián nhau mà không đứng về bên nào cả và dùng thân giáo để giáo huấn họ.
Người  có  đạo đức  từ  tốn thì trong mọi  oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, xoay người đều chậm rãi khoan thai, không hấp tấp và vội vã.
Khi ăn thì chậm rãi nhai nuốt từng miếng một,  không  ăn  uống  liên  tục,  nuốt  nhanh  như



người   tham   ăn.   Nhờ   nhai   kỹ   và   nuốt  từng miếng  một  mà  ta  có  thể  kiểm  soát  tâm  tham của mình  trong khi ăn.
Khi  cười  thì  cũng  chỉ  cười  bằng  khuôn mặt, không cười to, không cười sặc sụa.
Khi nhìn  vật gì thì từ từ nhìn  lướt qua chứ không  nhìn  chằm  chằm  vào  bất  kỳ  ai  hay vật gì. Vì có  sự  nhìn  chằm  chằm  vào  vật  gì hay ai thì đã  có tính dục thể hiện tâm tham trong đó
rồi.

Khi  đi  thì từ  từ,  không  vội  vàng,  bước chân đều đều không nhanh  không chậm. Tránh giẫm đạp lên các loài vật, lên cỏ cây.
Trước  khi ngồi  thì nhìn  trên  ghế  có  vật hay loài  vật  nào  không,  ghế  có  chắc  không  rồi
ngồi.

Trước khi nằm thì cũng xem xét trên giường  có  loài  vật  hay  vật  gì không,  kẻo  nằm lên mà không hay biết.
Khi đứng thì phải  đứng thẳng, không đạp lên  bất  cứ  vật  gì, không  chân  cao chân  thấp, hai chân phải ngang nhau.
Khi cần quay lại phía sau thì ta phải xoay cả người lại chứ không phải chỉ xoay cổ thôi.



Oai nghi tế hạnh của một người ngoài đời cần phải chú ý những điều trên thì mới đúng là sống đúng như một người có đạo đức.
Do đó, đạo đức từ tốn giúp cho con người nhìn  lại  bản  thân,  soi  xét  lại  từng  hành  động cử  chỉ  oai  nghi  của  mình,  để  thể  hiện  ra đúng như  người  có  đạo  đức,  toát  ra sự  khoan  thai điềm đạm và trang nhã.
Còn  ngược  lại  người  không  có  đạo  đức  từ tốn thì hấp tấp, vội vã, nói chuyện hay hành động thì không suy nghĩ trước, do đó nói những lời  mất  lòng người  nghe, làm  việc  thì thất  bại, dẫn đến chán nản bỏ bê giữa đường, làm mất lòng tin của người khác.
Để có đạo đức ôn tồn ta phải tập suy nghĩ trước  khi nói  và  hành động, không bao giờ  vội vã  luôn nhắc  tâm  “Thân  tâm  phải  thanh thản, an  lạc và vô sự không hấp tấp vội vã”.





0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!