Đáp: Một người
tu sĩ và cư sĩ khi diệt trừ được
ngã thì tâm họ
như đất dù
ai có đổ các
chất bẩn trên đất thì đất cũng không buồn phiền, và nếu ai
có đổ vàng
ngọc trên đất
thì đất cũng chẳng mừng vui.
Người diệt
được ngã là người sống trong trạng thái tâm không phóng dật, tâm không
phóng dật là
tâm định trên
thân, tâm định trên
thân là tâm bất động,
tâm bất động
là một trạng thái “Diệt Đế”, tức là một chân lý trong bốn chân lý của đạo
Phật.
Những người
tu sĩ và cư sĩ bị cô Út thử thách bỏ ra đi
là những người
không diệt ngã vì
họ là người
tu sai pháp,
không chịu xả tâm
mà tu ức chế tâm vì tu cách đó là nuôi ngã.
Ý THỨC THANH
TÐNH
Câu hỏi của
Diệu Thanh
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Khi tư
duy quán xét thì phải sinh
trí tuệ. Trí tuệ đó
có phải thuộc về ý thức
thanh tịnh không thưa Thầy?
Nếu là ý thức
thanh tịnh thì cần phải lưu giữ và phát triển, như vậy
thì ý nào phải dừng lại? Có phải là những
ý niệm lăng xăng phóng dật không thưa Thầy?
Đáp: Sự tư
duy quán xét không phải là trí tuệ,
vì trí tuệ phải
phát sanh từ thiền định, nhưng
bây giờ các
con chưa có thiền định,
sao lại gọi ý thức là trí tuệ được?
Sự tư duy
quán xét thì ý thức
đó được gọi là
tri kiến mà thôi,
cho nên Phật dạy:
“Tri kiến ở đâu
thì giới luật ở
đó, giới luật ở
đâu thì tri kiến ở
đó”. Những tu
sĩ và cư sĩ phạm
giới phá giới
là những tu
sĩ và cư sĩ
không có tri kiến Phật pháp, mà họ có tri kiến phàm phu tục
tử, nên chỉ những tu
sĩ và cư sĩ này chạy theo dục vọng vật chất thế
gian.
Phật dạy
tiếp: “Giới luật
làm thanh tịnh tri kiến, tri kiến
làm thanh tịnh giới luật”. Cho
nên, ý thức thanh tịnh là nhờ giới luật,
ngoài giới luật
ra thì không có pháp
nào làm thanh tịnh
ý thức. Vậy
ý thức thanh
tịnh là ý thức của giới luật. Những tu sĩ và cư sĩ này chạy theo dục lạc vật chất
thế gian chùa
to Phật lớn tiền
nhiều là những
tu sĩ và cư
sĩ ý thức không thanh tịnh.
Ý Thức
thanh tịnh cũng
chưa được gọi là trí tuệ, ý
thức thanh tịnh chỉ được gọi tri kiến giải thoát.
Ý THỨC CĨ MÇY
LỘI?
Câu hỏi của
Diệu Thanh
Hỏi: Kính xin
Thầy giảng cho
chúng con được rõ về
ý thức có đến mấy loại? Và ý
nào cần phải phát triển ý nào cần phải dừng? Kính xin Thầy từ bi chỉ dạy.
Đáp: Có hai
loại ý thức:
1/ Ý thức
thiện.
2/ Ý thức
ác.
Ý thức thiện
cần phải phát triển. Ý thức ác cần phải ngăn diệt
Theo kinh Tứ
Chánh Cần Phật đã dạy: “Ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện”. Kinh Pháp
Cú Phật dạy:
“Các pháp ác chớ làm, nên làm các
pháp thiện”.
Nhờ biết được ý thức có hai loại nên Đức Phật
mới dạy chúng ta tu tập luôn luôn phải ngăn và diệt ý thức ác, không được nuôi
dưỡng và tăng trưởng nó, khi nó đến thì phải diệt tức khắc ngay liền, diệt sớm
chừng nào tốt chừng nấy, vì càng diệt sớm thì tâm càng được giải thoát sớm, sớm phút
nào tốt phút nấy. Bởi vì
đạo Phật là đạo giải thoát mà để pháp ác trong tâm thì làm
sao được gọi là
tu theo đạo Phật.
Đó chính
là mục đích pháp hành của đạo Phật là vậy.
Pháp hành
như vậy được đức Phật gọi là phương
pháp tu tập
thiền định (Định tư
cụ). Vậy pháp tu tập thiền
định của đạo Phật là pháp ngăn diệt ác pháp trong tâm. Khi nào
không còn ác
pháp trong tâm
thì người ấy nhập
định, chứ không
giống như loại
thiền định ức chế tâm của tà giáo ngoại đạo.
Ý thức
thiện vô lậu của
đạo Phật thì không
ngoài tâm thanh
thản, an lạc và
vô sự, vì thế đức Phật bảo phải
tăng trưởng và kéo
dài ra cái ý thức này.
Đó là một
phương pháp tu tập giải
thoát tuyệt vời
mà không có một
pháp thiền nào
sánh kịp. Chính ý thức thanh thản,
an lạc và vô sự là trạng thái
sung mãn của Tứ Niệm Xứ; là trạng thái bất động của
thân tâm
không bị một ác pháp nào tác động vào được. Con đường
tu hành theo
Phật giáo chỉ cần chứng đạt được chân
lí này cũng đủ mãn nguyện cho một đời tu tập của chúng ta
không uổng. Hãy cố gắng lên các bạn ạ! Đường đi không khó vì ngăn sông cách
núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Phật pháp không khó vì
tu tập, mà
khó vì lòng
người chẳng muốn lìa tham, sân,
si.
Buông xuống
đi! Hãy buông xuống đi! Chớ giữ làm chi có ích gì?
Thở ra chẳng
lại còn chi nữa.
Vạn pháp vô
thường buông xuống đi!
Đời người là
như vậy, có buông bỏ hay không buông bỏ, mọi vật đều buông bỏ chúng ta mà đi.
Ngày mai khi xuôi
tay vào lòng đất thì chúng ta mới thấy Phật pháp là chân thật,
không lừa đảo ai hết. Phải không các bạn?
CÁC HÀNH
CĨ ÁC VÀ THIỆN
Pháp Thoại
1/ Trong các
hành có thiện và có ác, khi người khởi một ý niệm ác hoặc một hành động ác là
đã gieo một từ trường
ác trong không gian.
Trong không
gian liên tục tiếp nhận những từ trường thiện
và những từ trường ác. Do
đó, khi có một cơn mưa hay một cơn bão
lụt cũng là do nhân quả thiện ác
của những từ trường đó tạo thành.
2/ Thân
là vô thường
nên phải có bệnh
đau, do có bệnh đau nên thân mới hoại diệt. Thân bệnh,
đau và hoại, diệt đều do nhân
quả thiện ác của mình tạo tác.
Bởi vậy
chúng ta hằng
ngày phải tu tập
tỉnh giác chánh niệm. Tu tập chánh niệm
tỉnh giác để làm gì?
Để tỉnh giác
trên từng hành độâng thân, miệng, ý của
chúng ta và
như vậy ta
đã làm chủ được đường đi của nhân
quả; để tỉnh giác trên từng các pháp chung quanh ta và như vậy
mới hàng phục được chúng; để tỉnh giác trên từng
tâm niệm của ta và như vậy ta mới khắc phục
được những nỗi
ưu phiền trên
tâm; để tỉnh giác
trên từng thân
hành của ta
và như vậy ta mới khắc phục được
những sự đau đớn bệnh tật trên
thân ta. Nhờ
có tỉnh giác
như vậy thì ta mới làm chủ được các hành. Làm chủ được các
hành là làm chủ được nhân quả thiện ác. Làm chủ được nhân quả thiện
ác là làm chủ được sanh, già, bệnh, chết. Làm chủ được sanh, già, bệnh, chết là
chấm dứt sự khổ đau của kiếp sinh
ra làm người.
Đó là mục
đích của đạo Phật,
chứ không phải
kiến tánh thành
Phật hay niệm Phật để cầu vãng sanh Cực Lạc Tây Phương. Xin các bạn lưu
ý: đạo Phật
ra đời là đem lại
cho mỗi con
người có đạo đức sống không
làm khổ mình,
khổ người, nhờ
đó xây dựng cho đời đẹp đẽ hơn.
Phải không các bạn?
TÂM SẮC DỤC
Pháp Thoại
1) Tâm
sắc dục rất
nguy hiểm, người tu
nếu không xả
được khi tâm sắc dục để nó khởi
lên, người đó sẽ lồng lộn lên như con trâu
điên khó kìm giữ,
có thể lời
nói và hành động bất nhã còn hơn người chưa tu.
Muốn xả
tâm sắc dục,
người tu phải thường quán thân bất tịnh, phải biết
phòng hộ sáu căn, phải ly dục ly ác pháp và dùng câu tác ý diệt tâm sắc dục khi
nó vừa móng khởi lên từ trong ý niệm.
2) Người tu phải xả
tâm phân biệt
trọng nam khinh nữ.
Tuy 2 hình thế
nam nữ khác nhau nhưng tâm thể thì tương đồng.
Tâm không
hình tướng thì nào
phân biệt được nam hay nữ?
Do đó, nếu người
nữ quyết tâm
tu giải thoát, nghiêm
túc giữ gìn giới
luật, biết phòng hộ
6 căn, phải
ly dục ly ác pháp,
không vi phạm một lỗi nhỏ nhặt
nào thì sự chứng đắc cũng y như người nam vậy.
3) Phải xả
tâm tỉnh thức,
khi bất chợt có người hỏi thì phải nhạy bén đối đáp, không
thể ngơ ngơ mất tỉnh thức được.
Phải luôn
luôn quán tâm, khi tâm thanh thản biết tâm
đang thanh thản, khi tâm
khởi niệm biết tâm đang khởi niệm, thì dùng câu pháp hướng
đánh bạt niệm
khởi xuống rồi,
buông niệm, buông luôn câu pháp hướng không được
ôm giữ khư khư câu pháp hướng, có nghĩa là quán xét xả tâm trong trạng thái câu
pháp hướng đó, chứ không phải niệm pháp hướng.
Xong rồi để
tâm trở về trạng thái bình thường, thanh thản, an lạc và vô sự.
4) Người tu
thiền phải thận trọng về âm thanh, khi ngồi thiền nghe tiếng chim hót hoặc những tiếng
hay lạ khác
mà đắm chìm
trong âm thanh đó thì
sẽ bị
hư nhĩ căn, người tu thiền phải luôn luôn cảnh giác.
5) Người nữ
tu phải xả tâm phân biệt nam nữ.
Khi tiếp xúc với người nam phải biết vượt
qua những thường
tình nữ tính,
phải dũng mãnh tự
xem mình là người nam
như họ để không còn e thẹn không còn rụt rè, để tâm
không bị
dao động về những
ý niệm, những cảm thọ về ái dục. Và nhất là không nhận
sự giúp đỡ, thọ
ân của họ.
Vì thọ ân thì
tâm dễ sanh ra ái dục.
Tiếp xúc với người
nam hay nữ với một tâm hồn vô tư trong sáng. Do đó, không thể
phạm giới, giữ
trọn vẹn đức hạnh của một
người chơn tu.
6) Dừng
cái ý có
nghĩa là ý khởi niệm
gì thì không duyên theo
ý niệm đó, nếu duyên theo
ý niệm đó
là hành động
theo dục, nó sẽ
đưa đến hại mình, hại người và hại cả
hai.
Ví dụ: Thấy
người làm sai một điều
gì thì không được nói,
không được nhắc
nhở họ, chỉ có thể nói cho Thầy biết để sửa đổi họ mà
thôi. Do đó, tâm không duyên theo cảnh mà khởi động. Tại
vì mình còn
đang tu tập nên
dù có nhắc họ, nhưng họ cũng
không nghe theo.
7) Sống
trong Tu Viện mọi người phải giữ hạnh
độc cư nên không
được nói chuyện
với nhau. Nói chuyện sẽ có nhiều bất lợi trong việc tu có hại cho
mình và cho
người, làm động mình,
động người.
Thứ nhất,
nói chuyện thì tâm
duyên theo cảnh không nhiếp tâm
trong thiền định xả tâm được. Không tỉnh giác trong lúc đang làm việc, lúc đang
đi đứng. Vì vậy tâm thường phóng dật.
Thứ hai, nói
chuyện dễ sanh kết bạn, kết phe
nhóm, nói xấu
người này người
kia làm động trong chúng, rối loạn trong tu viện. Đó là điều không lợi
ích, là sự tai hại cho mình,
cho người.
Vì vậy,
người tu hành
phải giữ hạnh độc
cư cho đúng, không được nói chuyện, chỉ nói những điều cần thiết mà thôi.
8) Người
tu phải luôn
diệt trừ tâm
ngã mạn. Bản ngã càng nhỏ bé thì con đường tu càng tiến bộ.
Khi bản
ngã khởi lên
thấy mình hơn người
thì phải tự
quán xét mình
và tác ý: “Mình hơn người này, nhưng còn nhiều người khác
hơn mình, mình phải
bỏ cái tâm ngã mạn đó
đi”. Và khi thấy
người hơn mình thì không sanh tâm ganh ghét
đố kị. Đó cũng là một thứ ngã mạn.
Khi
quán xét
và tác ý
như vậy thì người đó dần dần sẽ xả được tâm ngã mạn.
9) Người tu
tập phải tự rèn cho mình có ý chí tự lập,
việc gì mình cũng có thể làm được, không có tính ỷ lại vào người khác.
10) Khi gặp ác
pháp đến người tu phải tự xét
hỏi: “Ác pháp
đến ta phải
làm gì? Không lý
ác pháp đến
ta lại cột
mình vào ác pháp, phải sống trong ác pháp hay sao? Phải biết xả, xả cho
thật sạch, không còn một chút ác pháp nào dính mắc trong tâm ta được”.
11) Những
người đạo cao chức trọng và những người kiến
thức sâu rộng
hoặc giàu có hơn người khác mà không xả tâm được thì bản
ngã càng
ngày càng to lớn theo đạo cao chức trọng, sự hiểu biết
và sự giàu
sang của họ, thì con đường tu của họ không đi đến đâu cả.
Người tu mà
xả được bản ngã thì không thấy mình hơn
người, không thấy mình đạo cao chức trọng,
đi đến đâu gặp người
tiếp đón ân cần nồng hậu thì không mừng, nếu gặp người
tiếp đón lơ là thì cũng không buồn.
12) Hằng ngày
ta phải tập
ngăn ác diệt ác, khi ý khởi làm cái này muốn cái kia
ta phải chủ động dùng pháp hướng để điều khiển cái ý, không để lệ thuộc theo ý.
Khi ta điều
khiển ý được
thuần thục đến lúc bệnh đau hoặc trước giờ lâm chung, ta
giữ được tâm thanh thản, an vui. Nhờ đó tâm được an nhiên tự tại ra đi do sức tự
lực điều khiển ý của mình, chứ không phải
dùng tưởng lực.
13) Người tu khi
làm một
việc gì thì phải tùy thuận,
bằng lòng theo
ý của mọi
người khác, không được
tùy theo ý
mình mà làm, phải
tỉnh thức và tự lực
trong việc làm,
như vậy tu mới tiến bộ được.
14) Tâm dục
do từ nơi ý khởi lên, vì vậy phải
ngăn ác diệt
ác thì sẽ không
còn thấy ham thích, không còn muốn
hơn thua tranh chấp.
Ngăn ác diệt
ác thì tâm phát khởi sáng, nhận thức đúng những sự việc của mình của người mà
không bao giờ lầm lạc.
15) Người tu
cần phải có ý chí kiên nhẫn, chịu đựng khắc phục những khó
khăn, để dũng mãnh vượt qua,
quyết chí cố tiến lên,
chứ không lùi bước
trước một khó
khăn, một trở ngại nào.
16) Hằng
ngày chúng ta phải quan sát và chủ động điều khiển ý thức.
Khi gặp
chuyện buồn ta biết đó
là ác pháp, ta tác ý cho chuyện
buồn rơi rụng xuống, tâm ta trở lại thanh
thản, bình thường
hoặc gặp chuyện mừng vui thì tâm ta vẫn bình thản không mừng, vì mừng vui hoặc buồn khổ
quá độ sẽ khiến ta mất tự chủ, ảnh hưởng không tốt đến việc tu.
17) Người tu khi
ăn một
món ngon muốn ăn thêm nữa thì phải
biết rằng: Đây
là tâm tham vẫn còn nên tác ý chủ động điều khiển ý
tham ấy dừng lại: “Bao
nhiêu đó đủ rồi,
không còn tham ăn nữa”.
Nếu thấy
ăn ngon, vẫn ăn cho
thỏa thích như người
thế gian thì còn
gì đạo hạnh của
người tu.
Xả tâm sân
giận cần có tình thương đi đôi thì xả tâm nhanh
chóng và dễ dàng. Nếu thiếu tình thương trong đó mà thêm
cái ghét thì rất khó
xả. Có tập xả thì
cũng xả tâm trong sự
ức chế mà thôi.
Vì vậy, người
tu tập hằng ngày nên rèn luyện cho mình có cái tâm thương tất cả mọi người, nên
nhìn thấy cái tốt của mọi
người mà thương. Trước
sau không còn một người
nào mình ghét thì sự tu tập xả
tâm mới tốt được.
19) Khi
mình làm
được điều gì có
lợi ích cho đời, cho người thì
nên âm thầm im lặng không nói cho ai biết, có người hỏi cũng không nói. Nếu nói
cho người biết là tâm danh còn, nó làm cho bản ngã càng thêm lớn, rất có hại
cho người tu. Vì vậy, người tu hành cần nên cảnh giác trong
lời nói của
mình suy xét cho kỹ
rồi mới nói.
20) Người tu
luôn luôn quán xét tâm mình, nếu thấy có làm điều gì lỗi lầm thì tự răn mình
sửa đổi
không nên đổ lỗi cho người
này người kia, là
tu sai rồi.
Phải nhìn thấy
lỗi mình trước, chứ đừng
nhìn thấy lỗi của người.
21) Khi gặp
ác pháp thì ta phải tư duy quán xét cho tận
nguồn gốc, ta
có làm điều
gì lỗi hay không?
Khi đã nhận ra lỗi
lầm thì xả cho thật sạch, không
còn một chút buồn giận nào dính mắc trong tâm ta nữa.
Lúc đang
buồn giận vì bị la rầy mà vào
thất đọc
sách hay nghe băng thì buồn
giận sẽ lướt qua trong sự ức chế
đè nén là đào lấp sự buồn giận chứ không phải là xả tâm.
Muốn xả tâm
cho rốt ráo ta phải đào bứng cho tận gốc rễ sự buồn giận bằng cách tư duy quán
xét nhận cho ra lỗi lầm là thiếu sự tùy thuận,
rồi dùng câu
tác ý mà xả cho sạch
và diệt bản ngã bằng sự sám hối, nói lời xin lỗi.
22) Không
dính mắc vào sự khen chê có nghĩa
là khi có người
khen mình, mình
không khởi tâm vui mừng vì mừng vui
thì bản ngã càng lớn là tâm danh
còn. Và khi bị người chê, thì ta không buồn giận, nhưng phải quán xét ta có làm
điều gì sai quấy hay không mà bị người chê.
Nếu có sai quấy lỗi lầm thì tự
răn, mình sửa đổi, còn nếu không
có lỗi lầm thì an nhiên tự tại trước lời khen chê, phải tự tin nơi mình.
23) Khi nghe
có người nói xấu mình một
điều gì thì đừng vội tin, vì tin liền là mình
mất tự chủ, mà phải suy xét cho kỹ nếu đúng thì ta tự răn
mình và sám hối, sửa đổi. Còn nếu lời nói sai thì ta xả, không quan tâm tới nữa.
24) Trong
sự giao tiếp
sinh hoạt hằng ngày, sự quán xét tư duy là quan trọng.
Nếu thiếu quán xét
thì công việc dễ bị lệch lạc, dễ bị hư hao thất bại. Vì vậy, người tu hành
cần phải thường xuyên
quán xét, quán
xét tâm niệm, quán xét sự việc để
tâm lúc nào cũng ở trong trạng thái tỉnh thức qua lời dạy của Thầy và những thử
thách trên bước đường tu tập.
ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ
Câu hỏi của
Minh Nghĩa
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Con tu tập
như sau: “Hít vào
tôi biết tôi
hít vào, thở ra tôi
biết tôi thở ra”. Vừa nhắc
thầm câu pháp
hướng trên đồng thời cũng vừa hít vô đến khi hơi thở dứt thì câu pháp hướng cũng vừa đủ. Câu pháp hướng đồng
một lúc với hơi thở ra, vô
tùy theo
đặc tướng
hơi thở của mỗi người dài hay ngắn mà chọn câu
pháp hướng phù hợp, với
chiều dài hơi thở, nếu câu
pháp hướng dài
quá mà hơi thở của mình ngắn quá thì
phải kéo dài hơi thở thêm một chút nữa như vậy nó mất đi tính tự nhiên của
hơi thở bình thường, con hiểu như vậy có đúng không thưa Thầy?
Đáp: Người
mới tu tập
thì pháp hướng tâm đi liền
với hành động hít thở ra vô, để dễ nhiếp tâm.
Nhưng khi chuyên sâu
vào hơi thở cho
đúng theo phương
pháp Định Niệm
Hơi Thở thì pháp hướng tâm phải đi trước rồi hành động thở sẽ theo sau,
cho nên trong bài kinh Thân Hành Niệm Đức Phật dạy về hơi thở “sẽ” hít vô “sẽ”
thở ra. Chữ “sẽ”
có nghĩa là
tác ý trước khi hít thở.
Trong khi tu
tập hơi thở thứ năm dứt, ta nín
thở tác ý. Sau khi tác ý xong ta mới hít vô và thở ra. Đúng năm hơi thở
lại tác ý một lần, cứ tu tập như thế cho đến hết giờ.
Về hơi thở
các bạn nên lưu ý nó là thân hành nội, khi thở
không đúng cách
nó có thể gây
rối loạn nội tạng của các bạn như: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết
v.v..
Muốn tu tập hơi thở phải
được một vị
Thầy có kinh nghiệm
tu chứng đạt chân lí dạy
thì mời được
phép tu tập,
còn không thì các bạn
nên tu tập tỉnh giác
chánh niệm tức
là đi kinh hành. Chánh niệm tỉnh
giác đi kinh hành có bốn giai đoạn tỉnh thức xin hẹn lại
các bạn khi nào tu tập chánh niệm
tỉnh giác thì chúng tôi sẽ trực tiếp
chỉ dạy cho. Còn về
pháp môn hơi thở
có 16 đề mục, mỗi đề mục của
hơi thở là một
pháp môn tu hành để đối trị thân tâm, khi bị các ác pháp tác động.
Định Niệm
Hơi Thở là một pháp môn diệt ác pháp rất tuyệt vời. Vậy các bạn hãy tu tập cẩn
thận kỹ lưỡng từng đề mục, khi nào tu tập đề
mục này có kết quả rồi mới
tu tập tới đề
mục khác.
Tu tập về Định
Niệm Hơi
Thở có lợi
ích rất lớn trên
đường ly dục ly ác
pháp để đạt được cứu cánh.
ƯỚC NGUYỆN LOÀI
VẬT
NHỎ BÉ ĐƯỢC
SINH LÀM NGƯỜI
Câu hỏi của
Minh Nghĩa
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Mỗi buổi
sáng con thường quét sân, dù
có cẩn thận cách mấy cũng không
thể tránh khỏi sự vô tình giẫm đạp lên
loài chúng sanh nhỏ bé dưới đất, những lúc như
vậy trong lòng con rất
ray rứt, xót xa
cho loài kiến, sanh ra làm loài
thân phận thấp bé, mạng sống mong
manh nhiều khi con không muốn quét mà chịu khó ngồi lượm từng chiếc lá như vậy
mình giảm bớt sự chết
chóc của loài kiến
vì mỗi đợt chổi quét
đi thì vô số
sanh mạng nhỏ nhoi này đau đớn giãy dụa.
Làm sao để
phá tâm trạng ray rứt này. Vì con hàng ngày phải quét sân dọn dẹp nhà cửa.
Xin Thầy cho con một lời khuyên.
Đáp: Nếu tâm
từ con đã thực hiện được là rất tốt. Vậy mỗi
khi làm việc gì, chỗ nào có
kiến và
côn trùng nhiều
thì con nên tránh bằng cách lượm lá chứ không nên quét,
chỗ nào không có côn trùng thì con quét.
Tâm từ giúp
con có nhiều tiến bộ trong sự tỉnh giác, nhờ sự tỉnh giác đó mà con ly dục ly
ác pháp
dễ dàng hơn.
Muốn phá tâm
ray rứt này khi làm việc con nên cẩn thận và kỹ lưỡng từng hành động đó
cũng là cách
tu tập tỉnh thức
tốt nhất. Và
cũng nhờ đó
mà từng việc làm
con đều rất cẩn thận kỹ lưỡng; và
cũng nhờ đó mà tâm từ bi con phát triển mạnh; và cũng nhờ
đó mà tâm tỉnh thức mỗi ngày một
gia tăng, gia tăng đến khi tâm định tỉnh
hoàn toàn.
ỨC CHẾ
Câu hỏi của
Minh Nghĩa
Hỏi:
Kính thưa Thầy!
Trong lúc tu
Định Niệm
Hơi Thở, dọc sóng mũi luôn có cảm giác
và vùng trán
căng như vậy
là ức chế
hơi thở phải không thưa Thầy? Làm
sao khắc phục tình trạng này?
Đáp: Nếu có
cảm giác tê tê nặng đầu, hay căng đầu là do tu tập sai pháp, do dùng hơi thở ức chế
tâm, chứ không phải tu Định Niệm
Hơi
Thở.
Vì Định Niệm Hơi Thở là
phương pháp dẫn tâm chứ không tập
trung ức chế tâm như các loại thiền khác để hết vọng tưởng. Con nên tu tập lại cho đúng
cách, nhẹ nhàng
dẫn tâm như ru con ngủ sẽ khắc phục
được. Nếu vì đã tu tập pháp ức chế tâm
quen, nên mỗi khi nhiếp tâm vào hơi thở là có cảm giác căng
đầu thì con nên xả bỏ không tu tập về hơi thở nữa, mà tu thân hành
ngoại như đi
kinh hành tập tỉnh thức nơi bước đi, nếu chú ý bước đi mà bị
căng đầu nữa thì con tu Tứ Niệm Xứ, tức là ngồi kiết già quan sát bốn chỗ thân,
thọ, tâm và pháp, thấy có chướng ngại gì trên đó thì tác ý xả bỏ, tác ý chừng
nào chướng ngại pháp đó rời khỏi bốn chỗ đó mới thôi. Pháp tu tập này không có
căng đầu, vì không có đối tượng để tập trung tâm. Tu tập như người
vô sự, an nhàn, chỉ khi nào có chướng ngại pháp mới dùng tri kiến
tác ý để
giúp cho thân tâm
thanh thản an lạc
và vô sự.
TÁC Ý PHÁ CÂM THỌ
Câu hỏi của
Minh Nghĩa
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Khi thân
có một cảm thọ đau xuất hiện, con
hướng tâm đuổi nó đi, mỗi lần hướng tâm
xong con để cho tâm nó lặng đi khoảng năm
hoặc mười hơi thở con lại tác ý tiếp, hay con phải hướng tâm
liên tục?
Đáp: Khi thân
có cảm giác
thọ đau thì nên tác ý liên tục để tâm ôm chặt pháp
hơi thở mà quên đi thọ khổ. Trong Định Niệm Hơi Thở Đức Phật dạy: Khi thân bị
thọ khổ thì nên hướng tâm nhắc “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô,
an tịnh thân hành
tôi biết tôi thở
ra”. Cứ nương theo
hơi thở mà dẫn tâm như vậy thì sẽ không còn đau khổ nữa. Nhưng con phải thiện xảo dùng câu pháp
hướng nhẹ nhàng, êm ái theo
nhịp của hơi thở
ra, vô như người mẹ ru
con theo nhịp đung đưa của
chiếc võng. Đó là người mới tu, còn người tu lâu thì trạng thái thân an
tịnh một cách rất tuyệt vời, khiến cho các cảm thọ không tác động được vào
thân. Dù
các cảm thọ
có đau đến đâu, nó
cũng
nhiếp phục
được. Đó là một phương pháp
làm chủ bệnh rất tuyệt hảo.
TỨ QUÂ VÀ TỨ
THÁNH ĐÐNH CĨ GIỐNG NHAU
KHƠNG?
Câu hỏi của
Minh Nghĩa
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Trong Tứ Thánh Định và Tứ Quả của Sa Môn: Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A
Na Hàm
và A La Hán,
có những điều nào giống
và khác
nhau? Có một vị
Thầy giảng rằng trong Tứ Thánh Định tùy theo mức độ tâm
thanh tịnh của hành
giả đến đâu
thì nhập vào những trạng thái định mức đó, còn đứng về phía Tứ Quả Sa
Môn là căn cứ vào giá trị đạo đức của vị ấy sâu hay cạn. Như vậy có đúng không
thưa Thầy?
Đáp: Câu hỏi
này có hai phần: 1/ Hỏi về bốn quả giống nhau và khác nhau. Bốn quả là bốn kết
quả của bốn thiền, chứ không phải bốn quả
khác bốn thiền
khác. Vì bốn
thiền tu tập, để có bốn kết quả. Nếu khác nhau thì cần
gì để tu tập bốn
thiền? Bốn thiền
là pháp tu tập để
giúp cho người
tu tập ly dục ly ác pháp. Ly dục ly
ác pháp
là đức Thánh
hạnh của vị
tu sĩ ấy. Nếu không tu bốn thiền này thì làm sao có
bốn Thánh quả. Bốn
thiền là bốn cấp bực
Thánh hạnh của vị Sa
Môn từ thấp đến cao. Nhà
học giả giảng bốn quả khác bốn thiền
là nhà học giả
không hiểu bốn
thiền và bốn quả. Trong kinh Sa Môn Quả, đức Phật không dùng những
danh từ suông để chỉ bốn quả “Tu Đà Hoàn, Tư Đà
Hàm, A Na
Hàm, A La
Hán” mà xác định
bốn trạng thái kết quả của bốn
thiền rất rõ ràng và cụ thể. Những trạng thái tuyệt vời,
chứ không có lý luận suông như các học giả.
Trong chân
lý “Đạo Đế” có tám nẻo và nẻo cuối cùng là Chánh Định, nhưng Chánh Định Đức Phật
đã xác định là bốn thiền. Bốn thiền được
xem là phương pháp
thiền độc đáo nhất
của Phật giáo.
Khi chúng
ta mới bước
vào Thiền Thứ Nhất
thì Đức Phật đã chẳng bảo:
Ly dục ly ác bất thiện pháp mới nhập được Sơ Thiền.
Thưa các bạn!
Một người chưa ly dục ly ác pháp có được nhập vào dòng Thánh hay chăng? Họ tu
pháp gì có thể ly dục
ly ác pháp? Bảo rằng
căn cứ vào đạo đức của họ
sâu cạn. Vậy
đạo đức chỗ
nào mà có ra đây? Pháp nào mà họ tu tập có đạo đức?
Sơ Thiền
giúp chúng ta thấy được đạo đức của người tu
hành. Đó là ly
dục ly ác pháp,
ly dục ly ác pháp không phải là một đạo đức sao? Ly dục ly
ác pháp
là đạo đức
không làm khổ mình,
khổ người. Người
mà không làm khổ
mình, khổ người, không phải là người được
vào dòng Thánh hay sao? Người mà được
vào dòng Thánh thì không phải
người chứng quả Tu
Đà Hoàn sao?
Bốn thiền là
bốn phương pháp nhập định, mỗi định có một kết quả của nó. Như Sơ Thiền kết quả của nó
là ly dục ly ác
pháp, người ly dục ly ác pháp là người được vào dòng
Thánh.
Như vậy, quả
Tu Đà Hoàn là do tu tập Sơ Thiền. Ngoài Sơ Thiền không có quả Tu Đà Hoàn; ngoài
Nhị Thiền không có quả Tư Đà Hàm;
ngoài Tam Thiền
không có quả
A Na Hàm; và
ngoài Tứ Thiền
và Tam Minh
thì không có quả A La Hán.
Theo kiến giải
của các học giả giải thích bốn quả là không đúng trong kinh sách Nguyên Thủy của
Phật giáo. Đó là ảnh hưởng kiến giải, tưởng giải của các
nhà học giả Đại Thừa thuộc về
tà thuyết ngoại
đạo nhất là
đã chịu ảnh hưởng
tư tưởng giáo
pháp của Bà
La Môn Ấn
Độ; Lão Giáo
và Nho Giáo của Trung Hoa.
HƠI NÓNG CHỖ NÀO THÌ
TÁI SINH CHỖ ĐÓ
Câu hỏi của
Minh Nghĩa
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Có nhiều sách viết rằng: Khi một người tắt hơi thở rồi, nếu sờ vào mình
người đó mà
hơi nóng dồn
vào chỗ nào đó, tất cả chỗ khác đều lạnh hết,
thì biết được rõ chỗ tái sanh của họ.
Ví dụ: Ở hai
bàn chân nóng là sanh địa ngục, ở trái
tim là người,
ở mắt là trời, v.v.. Căn
cứ vào đâu
mà họ nói
như vậy hay do
tưởng tượng mà nói? Xin Thầy chỉ dạy.
Đáp: Cơ thể khi chết
đều có sự hoại
diệt của cơ thể, chỗ
nào hoại diệt trước
là chỗ đó lạnh
trước, chỗ nào hoại diệt sau là
chỗ đó lạnh sau. Sự
hoại diệt đều do
căn bệnh của cơ
thể.
Trong thư
con ghi những lời giải thích của các
nhà học giả đều là
sai, không có
căn cứ
lôgic khoa học, đó
là tưởng giải của các
giáo phái tà đạo.
Đạo Phật
xác định sáu nẻo
luân hồi rất rõ ràng:
1/ Cõi Trời
bằng một trạng thái tâm Thập thiện, còn tưởng thức dục.
2/ Cõi
Người bằng trạng
thái tâm năm giới còn ý thức dục.
3/ Cõi A Tu
La bằng trạng thái tâm sân, thuộc về ý thức dục và tưởng dục.
4/ Cõi Ngạ
Quỷ bằng trạng thái thân tâm đói khát, thuộc về ý thức dục và tưởng dục.
5/ Cõi Súc
Sanh bằng trạng thái thân tâm ích kỷ, nhỏ mọn, hẹp hòi, bẩn thỉu, ăn uống đồ bất tịnh,
hôi thối, rượu
chè say sưa quậy phá v.v.., thuộc về ý thức dục và tưởng dục.
6/ Cõi Địa
Ngục bằng trạng thái thân tâm đau khổ, nhức nhối, phiền não, bất an, bất toại
nguyện v.v.., thuộc về ý thức dục và tưởng dục.
Trong sáu
trạng thái tâm
này khi còn đang sống cũng như lúc sắp lâm chung đã
xác định hướng đi rõ
ràng của người
này khi tiếp tục tái sanh.
Đó là một điều xác định sáu nẻo luân hồi rất khoa học, thực tế và cụ thể của đạo Phật
mà không có một tôn giáo nào xác định đúng được
như vậy. Bởi
vì, đạo Phật là một chân
lí của loài người, nên nó là một sự thật, không hề có một
chút sai lệch
nào được. Chỉ
vì các tôn giáo
đều có thế giới siêu
hình, họ cho có
thế giới siêu hình
nên hơi ấm ở chân
là sanh vào cõi địa ngục, ở tim
sanh làm người, ở mắt sanh lên cõi Trời v.v..
Họ căn cứ
vào kinh sách phát triển là một loại kinh sách tưởng giải của các nhà học giả
thiền tưởng, tưởng giải ra cho hơi nóng xuất ra ở hai
bàn chân là địa ngục, ở tim là
người, ở mắt là Trời v.v..
Vì những điều
này họ không căn cứ và biết chắc được cõi Trời, cõi
Địa Ngục ở đâu? Chỉ nói trong ảo tưởng mà thôi.
Kính thưa
các bạn! Có bao
giờ các
bạn đi đến cõi Trời và
cõi Địa ngục
chưa? Dù cho các vị Thầy Tổ sơ khởi
là những người viết ra kinh sách
phát triển cũng
chưa biết cõi Trời
và cõi Địa ngục ở đâu?
Cô Ba
Cháo Gà và
Lâm Tử Kỳ
du địa ngục, chỉ là một giấc mơ
trong tưởng uẩn. Hình ảnh do nhà văn
giàu tưởng tượng
viết ra kinh Địa Tạng Kinh Thập
Vương.
Các Phật tử đừng tin theo
luận điệu mê tín lừa đảo người mà hầu hết kinh sách Đại
Thừa, kinh nào cũng có. Không lừa gạt thế này thì lừa gạt thế khác,
không dụ dỗ thế này
thì dụ dỗ thế khác. Thường kinh sách này đưa chúng ta
vào thế giới
siêu hình mơ hồ, ảo tưởng.
Chúng ta
nên căn cứ
vào việc làm
thiện hay ác của
con người mà
xác định được nẻo
luân hồi của họ ở kiếp sau. Chứ không phải hơi ấm trên thân người. Dựa vào hơi ấm
trên thân người đều sai.
KẾT QUÂ TU TẬP
Câu hỏi của
Minh Nghĩa
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Trong
khoảng thời gian ngồi
thiền hay đi kinh
hành, cảm giác thân
và tâm như thế nào để đánh
giá mình tu đúng pháp hay không?
Đáp: Mỗi đề
mục hơi thở trong khi tu hay đi kinh
hành trong khi hành
thiền mà tâm thanh
thản, nhẹ nhàng,
an lạc không
phóng
dật,
phóng tâm là
đúng, nhưng phải
lưu ý không được tập trung ức chế
tâm, còn có những trạng thái khác là sai.
Ngồi thiền
mà có hỷ lạc nhiều là sai (xúc tưởng hỷ lạc).
Ngồi thiền mà
thấy các sắc tưởng hiện ra là sai.
Ngồi thiền
mà nghe thinh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng và pháp tưởng là sai. Nói
chung 18 loại tưởng và còn vô số các loại tưởng khác nữa. Có trạng thái tưởng
nào đến đều là sai.
Theo từng đề
mục tác ý dẫn tâm vào trạng thái của đề mục ấy mà thấy kết quả rõ ràng là không
sai.
Ví dụ: Đề mục thứ tư
trong Định Niệm Hơi Thở “An tịnh
thân hành tôi biết
tôi hít vô, an tịnh thân
hành tôi biết
tôi thở ra”. Nếu khi ngồi hít thở dẫn tâm như vậy mà
thấy có sự an tịnh
thì đó là kết quả đúng,
còn khi không dẫn mà có thì coi
chừng đó là sai.
Chữ an tịnh
thân hành ở đây
có nghĩa là sự
an ổn của thân không bị mỏi mệt, không bị đau nhức, không
bị bệnh tật khổ đau. Vì
thế
dùng
câu tác ý
trên có nghĩa
là làm chủ được
bệnh.
Tu đúng khi
nào dẫn tâm có kết quả theo pháp hướng, chứ không phải ngồi ức
chế tâm. Ngồi xả tâm bằng pháp
hướng là đúng.
Ngồi làm thinh tập trung
tâm vào pháp tịnh, pháp động đều là sai. Ngồi vừa hướng tâm, vừa
tập trung tâm vào pháp động là đúng. Ngồi mà tập trung tâm vào bốn
chỗ thân, thọ, tâm và pháp để tác ý đẩy lui các ác pháp trên bốn
chỗ đó là đúng. Ngồi mà
không làm theo mọi ý niệm là tu tập đúng pháp.
NHÌN ĐỜI BẰNG
NHÂN QUÂ
Câu hỏi của
Minh Nghĩa
Hỏi:
Kính thưa Thầy! Một người học Phật phải nhìn
cuộc đời như thế nào để không
bị đắm chìm, lôi cuốn theo những lạc thú tầm thường của
thế gian, nhưng
cũng không bị người đời lên án là tiêu cực, vô cảm,
lãnh đạm v.v..
Đáp: Một người học Phật phải nhìn đời bằng đôi
mắt nhân quả, nên không tiêu cực, vô cảm, lãnh đạm.
Người học Phật
phải có tri kiến nhân quả, tri kiến Thập Nhị
Nhân Duyên, tri kiến
Thập Thất kiết sử,
tri kiến ngũ uẩn,
tri kiến ngũ triền cái, tri kiến
về các pháp bất tịnh, tri kiến các
pháp vô thường,
khổ, không, vô
ngã, tri kiến về lòng từ bi, hỷ,
xả v.v..
Nếu có những tri kiến
như vậy thì người này sẽ không bị đắm chìm, lôi cuốn
theo những lạc thú tầm
thường của thế
gian. Muốn có những tri kiến này thì người học Phật nên
nghiên cứu kinh sách Nguyên Thủy, vì trong đó dạy rất đầy đủ và dễ hiểu. Không
nên nghiên cứu kinh sách phát
triển vì kinh sách
này sẽ gieo vào đầu óc của các bạn
một thế giới ảo tưởng, mơ hồ, trừu tượng, phi
đạo đức. Một khi các bạn đã chịu ảnh hưởng của
nó thì các bạn giống như người nghiện thuốc phiện. Muốn
bỏ mà rất khó bỏ.
Những người
Cư sĩ Phật tử hiểu
sao về
Phật giáo có
tiêu cực, vô cảm, lãnh đạm không?
Về Phật giáo
là phải có một tinh thần tích cực, tự lực
trong sự tu tập các
pháp môn; phải tích cực, tự lực chiến đấu với nội tâm của
mình
khi có ác
pháp xâm chiếm để đem lại sự thanh bình cho tâm hồn; phải tích cực chiến đấu với
ngoại pháp để đem lại cho mọi người một sự an ổn, một xã hội có trật tự.
Về Phật giáo
có hai giới tu tập:
1/ Cư sĩ
2/ Tu sĩ
Cư sĩ thì phải
tu theo pháp của người
cư sĩ. Pháp của người cư sĩ
tu tập là một nền đạo đức
nhân bản –
nhân quả không
làm khổ mình, khổ
người thì làm sao có
sự tiêu cực,
vô cảm, lãnh đạm…
được. Nếu tiêu cực, vô cảm,
lãnh đạm là làm khổ mình,
khổ người thì đâu có
đúng chánh pháp. Có lẽ người
cư sĩ Phật tử đã
hiểu sai pháp
Phật, không hiểu về pháp
tu tập của người
tu sĩ. Phần
nhiều người cư sĩ Phật
tử mới vào đạo đều được dạy tu
tập Thọ Bát Quan Trai và
được tham dự học tu
vào lớp Chánh kiến đầu tiên của
Phật giáo.
Người cư sĩ
chỉ sống có một ngày Thọ Bát Quan Trai
như người tu sĩ
mà thôi. Một tháng chỉ
sống có một hoặc
hai ngày thì đâu thể nào gọi là tiêu cực, vô cảm, lãnh đạm được.
Phật dạy
chúng ta biết ác pháp và thiện pháp, ác pháp thì nên tránh và diệt để đem lại cho
mình cho người hạnh
phúc an vui chứ
đâu phải lãnh đạm, vô cảm.
Ví dụ:
Trong bữa tiệc mọi người
ép chúng ta uống rượu, chúng ta từ
chối không tùy thuận theo các
ác pháp này
thì bảo rằng chúng
ta lãnh đạm thì không đúng.
Chúng ta
cương quyết làm được
điều này là làm gương tốt đẹp cho
người khác, để mọi người tránh thứ độc dược hại này.
Cho nên, đạo
Phật không phải là đạo yếm thế, tiêu cực, lãnh đạm, vô cảm v.v.. Người hiểu đạo
Phật yếm thế, lãnh đạm, vô cảm... là người hiểu sai đạo Phật.
Đạo Phật
là đạo đức của loài
người, nhờ đạo đức mới xây dựng
thế gian này được an ổn và yên vui cho mọi
người; nhờ đạo đức mà con
người không làm khổ cho nhau.
Vậy chúng ta là
con người cần phải học đạo đức
nhân bản – nhân quả. Nếu chúng ta không học đạo đức
thì chúng ta tự
làm khổ cho nhau
và cuộc sống trên thế gian này trở thành địa ngục. Phải
không các bạn? Bằng chứng
hiện giờ chúng
ta đã chứng kiến cảnh địa ngục:
Chiến tranh, khủng bố, thiên tai hỏa hoạn,
bão tố, động đất, sóng thần, lũ lụt v.v..
Ví dụ: Tình
nghĩa vợ chồng
là phải gần gũi nhau, chia sẻ nhau những nỗi buồn
vui, thế mà xa lánh nhau, lạt lẽo, lãnh đạm tình chồng nghĩa vợ để gọi là tuyệt
dục thì đức Phật đâu có dạy bao giờ. Mà đức Phật dạy không
nên tà dâm, dâm dục phải
tiết độ, vì
tà dâm là làm
hại gia
đình mất hạnh
phúc, dâm dục
không tiết độ sẽ
đem đến thân bệnh tật,
mà thân bệnh tật, đau khổ
thì sự an vui hạnh
phúc gia đình mất.
Đạo Phật
nói đời khổ
là để vượt
qua mọi sự đau khổ của cuộc đới, chứ không có nghĩa là trốn tránh khổ,
nói cách khác cho đúng nghĩa của đạo Phật
là làm cho đời
hết khổ. Làm cho đời
hết khổ là phải tích cực hết
mình. Vì thế, mà đạo đức của đạo
Phật là đạo đức không làm khổ mình, khổ
người.
CĂN CỨ VÀO
MƯỜI THÁNH HÄNH SADI
Câu hỏi của
Minh Nghĩa
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Để đánh giá
một người tu sĩ
có phải là một bậc
Thánh. Để cho cư sĩ
thân cận học hỏi giáo
pháp thì phải
căn cứ vào những tiêu
chuẩn như thế nào để đánh giá?
Để khỏi uổng
phí thời gian
tu tập của mình,
nếu vị tu
sĩ này xuất
gia không phải vì lý tưởng giác ngộ giải thoát.
Đáp: Đánh
giá một người
tu sĩ Phật giáo
là phải đánh giá ở chỗ Thánh hạnh của vị tu sĩ ấy, nghĩa là vị tu sĩ không vi
phạm giới luật.
Muốn đánh
giá đúng một
tu sĩ đạo Phật
thì hãy đem một trăm hai
mươi giới (120 giới) đức Thánh Tăng mà kê ra thì thấy rất
rõ ràng. Phàm Tăng và Thánh Tăng không giống nhau. Cũng như
chúng ta nhìn
vào một đoàn
dê và bò, bò thì ra bò mà dê thì
ra dê, không thể lầm lẫn được.
Ngày xưa
trong thời đức Phật còn tại thế, vua Ba Tư Nặc hỏi:
- Bạch Thế Tôn! Chúng con thấy một đoàn khất
sĩ đi qua,
muốn biết người chứng
quả A La Hán,
thì chúng con phải làm sao?
Đức Phật trả
lời:
- Muốn
biết ai là người
chứng quả A La
Hán thì nên ở gần người ấy nhận
xét oai nghi tế hạnh giới luật.
Đức Phật ngày
xưa đã dạy như vậy, thì bây giờ chúng ta cứ theo đó mà nhận xét
giới luật đức hạnh của tu
sĩ thì biết ngay vị tu sĩ
nào là
ngoại đạo Bà La Môn và vị tu
sĩ nào là Thánh Tăng đệ tử của Phật giáo. Xin quý Phật
tử nên nhớ: “Giới luật còn là Phật giáo còn, Giới luật mất là Phật giáo mất”.
Người tu sĩ Phật giáo sống
đúng giới là Phật giáo
còn, người tu sĩ Phật giáo
phạm giới, phá giới bẻ vụn giới
là Phật giáo mất. Thánh Tăng từ giới mà
sinh ra. Giới luật
sinh các bậc A
La Hán, chứ không phải những tu sĩ có thần
thông hoặc ngồi thiền 5,7
ngày, hoặc kiến
tánh thành Phật hoặc
trực vãng Tây
Phương cõi Cực Lạc
hay Thiên Đàng.
BÂN NGÃ
Câu hỏi của
Minh Nghĩa
Hỏi:
Kính thưa Thầy! Có một số người
khi mới phát
tâm tu, hoặc làm công quả ở chùa làm chức hướng
dẫn cư sĩ và
làm từ thiện
xã hội mấy năm đầu thì thấy khuôn
mặt rất dễ
thương,
nhưng khoảng thời gian sau thì nhìn khuôn mặt thấy quậy beo, đụng việc người
khác làm trái ý
mình thì nổi
sân đùng đùng.
Có phải những người này làm phước mà còn cầu phước, không có phương pháp
tu tập để kiểm soát bản ngã của mình? Khi thấy mình có công đôi
chút, thì tỏ vẻ hơn
người, nên khi
ai làm trái ý họ, thì họ bực tức.
Con hiểu như vậy có đúng không? Thưa Thầy.
Đáp: Phần
đông người ta
tu phước hữu lậu, nên làm có chút ít công đức thì bản
ngã to ra, con hiểu như vậy rất đúng.
Người có phước hữu lậu thì bản
ngã theo phước đó mà to lớn ra,
không những riêng cư sĩ mà cả tu sĩ nữa. Cho nên, các vị tôn túc Hòa Thượng, Thượng
Tọa, Đại Đức
Tăng, Ni hiện giờ hầu hết đều
không tu tập đúng pháp ly dục ly ác pháp của Phật giáo Nguyên Thủy. Cứ theo lộ trình Bồ
Tát đạo tu phước hữu lậu thì bản ngã sẽ to lớn vĩ đại. To lớn theo tiền
bạc, chùa to, Phật lớn,
danh cao, chức trọng
v.v.. Vì thế các
vị này dễ
sân, dễ phiền
não, đời sống của
họ trong dục lạc của thế gian, ăn ngủ
phi thời. Họ chẳng bao giờ nếm được mùi
vị giải thoát chân thật của Phật giáo.
HIỂU SAI PHẬT
PHÁP
Câu hỏi của
Minh Thành
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Chúng con
xét thấy lâu nay,
những người cư sĩ
tu theo kinh sách phát
triển, đa số họ
không biết hiểu
như thế nào? Khi chưa biết đạo thì
còn đỡ, khi biết đạo rồi, lánh vợ, xa con, lánh con, xa chồng, để cho những
người trong gia đình phải buồn khổ và
thù ghét đạo Phật. Thưa Thầy theo cái hiểu
cạn cợt
của chúng con
có phải họ
hành sai pháp không?
Đáp: Họ
không hành sai pháp, vì kinh sách phát triển và các Thầy ấy đã dạy chung chung
như vậy, không phân biệt rõ ràng: pháp nào
tu tập của
người cư sĩ và
pháp nào tu tập
của người tu sĩ, cứ ngồi
thiền, niệm Phật, tụng kinh, lạy
sám hối v.v.. Tu sĩ cũng tu như vậy và cư sĩ
cũng tu như vậy.
Cho nên, người cư sĩ
tu hành cũng giống
như người tu
sĩ. Vì thế
gia đình đảo lộn,
tình nghĩa chồng vợ dường như lạt
lẽo, bỏ bê con
cái và
nghề nghiệp như
con đã nói ở trên. Thật là vô cùng tai hại.
Tu như vậy
có bốn điều đáng trách:
1/ Thiếu đạo đức làm
người, không tròn bổn phận, trách nhiệm đối với bản thân,
vợ và con.
2/ Tu như vậy,
đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo (Cư sĩ
mà tu pháp của tu
sĩ là một điều rất sai).
3/ Tu
như vậy
chẳng đi đến
đâu, mất thì giờ, uổng phí công sức, uổng phí một đời
người.
4/ Tu như vậy, bản ngã của người
cư sĩ càng ngày càng một to lớn hơn, do đó người cư sĩ không tìm thấy sự
giải thoát chân thật chỉ sống giải
thoát trong ảo tưởng. Cho nên, thích tranh luận hơn thua dựa
theo lý giải giáo pháp phát triển tranh luận hơn thua.
5/ Tu như vậy,
người cư sĩ chỉ đạt được miệng lưỡi nói
pháp rất hay,
nhưng kết quả làm
chủ sanh tử chấm dứt
luân hồi thì chẳng có gì.
Vì thế,
hiện giờ người
cư sĩ tu rất
nhiều, đi chùa rất
đông, nhưng nhìn
lại toàn là số
không. Tham, sân,
si, mạn, nghi
vẫn còn nguyên vẹn,
chưa có một vị cư
sĩ nào
làm chủ được đời sống, làm chủ được
sự già yếu, làm chủ được bệnh đau và làm chủ được sự chết (tự tại trong khi tử).
Để khắc phục
tình trạng này,
Thầy sẽ soạn thảo cho ra một bộ
sách giáo trình tu tập riêng cho người cư sĩ đúng theo đường lối tu tập của Phật
giáo Nguyên Thủy.
Các con hãy chờ đợi
“Bộ sách Đạo Đức Làm
Người” ra đời xong thì “Giáo Trình Tu Tập
Cho Người Cư
Sĩ” sẽ xuất hiện.
Đó là câu trả lời
cho những câu hỏi của con.
LÀNG NGUYÊN
THỦY
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Chúng con kính xin
ý kiến của Thầy: Nếu muốn làm những
ngôi làng Phật giáo Nguyên Thủy thì phải tổ chức như thế nào? Cộng đồng
đó sinh sống
ra sao? Sinh hoạt tu viện như thế nào?
Thầy hãy cho chúng con xin
một mô hình để sau này, nếu đủ duyên thì chính quyền cùng
các cư sĩ chúng con sẽ thành lập.
Đáp: Đây
là bản dự
thảo Phương án thành lập mô hình của một làng Phật giáo
Nguyên Thủy.
Các con
nên đóng góp thêm những ý kiến với Thầy để chúng ta hoàn chỉnh được bản
dự thảo mô hình
này, “Một cây
làm chẳng nên non,
ba cây dụm lại
nên hòn núi
cao”. Thầy chỉ mới sơ
thảo phác họa những nét đại
cương, còn các con góp ý thêm do học thức chuyên môn
và năng tài của mọi
người, thì đó là chúng ta làm một cuộc chấn hưng Phật giáo đem lại lợi ích
cho đất nước
quê hương của chúng ta. Phải không hỡi các con?
Vì lợi ích của mọi
người trên hành tinh này; vì đạo đức
nhân bản - nhân quả của loài người; vì Phật giáo phải
được trường tồn và
vì đạo đức
dân tộc quê hương
xứ sở của
chúng ta, nên
chúng ta phải góp mọi ý kiến để
mô hình “Làng Phật giáo Nguyên Thủy” được hoàn thành
và sau
đó chúng ta sẽ đệ
trình lên nhà nước xin
phép “Nhà nước
và nhân dân cùng làm”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!