QUY Y TAM
BÂO
Câu hỏi của
Liễu Tâm
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Hiện nay có
một số cư sĩ mong muốn thiết tha được Thầy chấp nhận cho thọ Tam Quy và
Ngũ Giới, số danh sách này hiện
nay con đang giữ. Với nguyện vọng
tha thiết như vậy thì
có được Thầy
cho phép không ạ! Con xin thưa Thầy hãy giúp đỡ?
Nếu đủ duyên
thì có 2, 3 cư sĩ ước ao được về tu viện,
bái kiến đảnh lễ dưới chân đức Từ Phụ
thì con sẽ gửi danh
sách cho các
cư sĩ mang vào, bằng không thì
con sẽ gửi qua đường bưu điện, xin Thầy vui lòng cho con biết.
Đáp: Con nên
gửi danh sách họ, tên, tuổi và địa chỉ của
các cư sĩ để Thầy làm lễ thọ Tam Quy
Ngũ Giới cho. Nếu
quý cư sĩ không
vào được thì nên chọn ngày đầu tháng hoặc ngày rằm, tập trung lại một điểm
nơi có thờ đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
Trước hình ảnh đức Phật tất cả
các cư sĩ đồng
quỳ xuống chắp
tay cầu xin chư Phật chứng minh theo lời
nguyện dưới đây: “Hôm nay
chúng con nguyện đời đời thọ Tam
Quy Ngũ Giới theo vết chân của đức Phật
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP IX
mãi mãi muôn
đời để cầu được giải thoát sanh
tử luân hồi”.
Nguyện xong
đảnh lễ đức Phật ba lạy, rồi ngồi xuống
mở băng nghe
Thầy truyền Thọ Tam Quy Ngũ Giới. Sau khi Thọ Tam Quy Ngũ
Giới xong. Các cư sĩ
quỳ xuống tác bạch lời
tri ân Phật và tri ân Thầy. Sau khi tác bạch xong Liễu Tâm
thay mặt Thầy
trao pháp quy y cho mọi người.
TRUNG TÂM AN
DƯỠNG CHƠN LẠC
Câu hỏi của
Liễu Tâm
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Ở ngoài Bắc hiện nay có một số các cháu cư sĩ như cháu Tuấn có ước nguyện
khi nào Trung Tâm
An Dưỡng có đủ
duyên được ra đời
để giúp người
nghèo thì các cháu
này cả gia
đình tình nguyện
về nơi đây được đóng góp sức nhỏ
bé của mình dù bất cứ làm việc gì? Miễn
sao là làm theo lời
Thầy chỉ dạy là
các cháu vui mừng lắm.
Ngoài ra, còn có các cô cư sĩ
cũng có ước nguyện như gia đình cháu Tuấn,
con xin kính bạch lên Thầy về
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
những ước
nguyện của chúng
con, ngưỡng mong Thầy tạo đủ duyên
lành cho chúng con để thể hiện được ước nguyện.
Đáp: Hiện giờ
Trung Tâm chưa thành lập, nhưng cơ sở
kinh tế của Trung Tâm được
cư sĩ Hoàng Tâm (Chơn
Tâm) thực hiện, nếu các công
ty hoạt động thì trung
tâm mới thành hình,
chừng đó Thầy sẽ gọi
các cháu. Điều cần thiết, hiện giờ các cháu phải ráng tu tập
và rèn luyện thân tâm, đức nhẫn
nhục, tùy thuận, bằng
lòng trong mọi
hoàn cảnh và mọi đối tượng, nhưng không được để ác pháp lôi cuốn.
Trung Tâm An
Dưỡng là nơi để cho mọi người từ già đến
trẻ được
nghỉ ngơi và học tập đạo đức làm người sống không làm khổ
mình, khổ người. Một đạo đức
làm người mà mọi
người đang sống trên hành tinh này đều cần phải
được trau dồi, học tập
và rèn luyện
để thực hiện một cuộc sống mang đầy đủ ý nghĩa làm người
xứng đáng là
con người của Phật
giáo đầy đủ trí tuệ
và lòng yêu thương tha thứ mọi lỗi lầm của những người
khác.
ĐƯỜNG ĐI
NHÂN QUÂ
Câu hỏi của
Liễu Tâm
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Vừa qua con có nghe một số câu hỏi, khiến cho tâm con bất an, vì con
còn si
mê, nên việc ấy con có
suy tư để tự mình phân tích và trả
lời cho tâm mình? Có chỗ con thông hiểu và có chỗ con chưa thông hiểu, nay
con xin mạnh
dạn hỏi thẳng
vào những chỗ con chưa hiểu
thấu đáo, để từ đây con không còn u tối và cả những
vị đặt ra câu hỏi cũng đã được thông suốt.
Đáp: Để trả
lời câu hỏi thứ nhất:
Với trí hữu
hạn người ta
không thể thấy loài
gia súc là những người
thân thương của mình,
vì ái kiết sử chưa đoạn, nên khi bỏ thân người, tình cảm
thương yêu con cháu
vẫn còn, do cuộc sống tạo tội ác
ăn thịt chúng
sanh, thành nghiệp nên những người thân của chúng ta phải tái sanh làm
thân gia súc, để được gần gũi con cháu.
Cô Diệu
Quang nuôi mèo chó, không bao giờ đánh đập chúng, quý trọng hơn thân mình,
có thể
liều chết cứu
mèo chó, cô đối xử với
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
chúng
là đối
xử theo luật
nhân quả của ái kiết sử để đoạn dứt
nhân quả tiền
kiếp bằng cách lấy
thiện chuyển nghiệp
chứ không phải
nuôi để tạo nghiệp mới.
Nếu một người
nuôi gia súc bằng cách đi mua hoặc xin về nuôi là tạo nhân quả mới, còn từ đâu
loài súc vật đến
nhà mình, đó
là duyên nhân quả kiếp trước phải
trả.
Cô Diệu
Quang trả nợ
nhân quả, nhưng trả
bằng cách nào
mà người trả
và người vay đều
trong thiện pháp
có nghĩa là
không làm khổ mình,
khổ người nữa, tức là
không gieo nhân quả mới của kiếp
tới.
Loài chó mèo
là loài thú ăn thịt sống, chúng thường săn đuổi bắt các loài vật khác ăn thịt. Ở đây cô Diệu Quang cho chúng ăn cá bể:
1. Thứ
nhất cho chúng
ăn chay chúng thèm thịt nên ăn rất ít và hay tạo tác
bắt loài vật khác ăn thịt, làm nên tội tự sát sanh.
2. Thứ
hai cho chúng
ăn cá bể
là mục đích giúp cho chúng đừng tự
sát sanh vì nghiệp tự sát sanh là tội rất nặng, nhưng loài chó mèo đã tạo
nghiệp ác nhiều
đời nên nay
đã thành thói quen như vậy. Tạo
cho chúng gián tiếp sát
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP IX
sanh tội nhẹ
hơn là để tự
chúng đi săn bắt và giết các loài
vật khác.
3. Thứ
ba thấy chúng ăn chay chưa quen nên
ăn ít quá thân gầy ốm.
Ví dụ như
mình nuôi cha mẹ mà cha
mẹ ăn
chay không được thân
gầy ốm thì mình
phải làm sao? Để cho cha mẹ ăn được vàø ít tộâi lỗi tự sát
sanh hơn. Do suy nghĩ đó cô không ngại người ta chỉ trích cô, cô cứ nghĩ
khen chê là bề mặt của danh ở
đời, không thực chất của đạo,
còn bây giờ
cô đang trả nghiệp
nhân quả. Loài mèo chó từ đâu đến
chứ cô
không thích nuôi
chúng, nhưng chúng đến
cô phải nuôi tạân tình như
nuôi cha mẹ mình
vậy. Cô nghĩ rằng loài
gia súc là cha mẹ nhiều đời của
mình có
duyên mà gặp lại trong đời nay là do lòng thương yêu chưa
dứt thì phải hết lòng cung phụng dù ai có nói gì cô sẵn sàng chấp nhận, miễn là
làm tròn bổn phận đạo đức làm người. Việc
làm này ai
hiểu được, trừ những người có đôi mắt nhân quả hoặc có
Tam Minh thì mới rõ.
Loài chó mèo
là loài ăn thịt sống, chúng thường săn đuổi bắt các loài vật khác ăn thịt. Nếu
không cho chúng ăn cá bể thì chúng sẽ bắt
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
những con vật
khác hiền lành vô tội để ăn thịt thì phạm vào tọâi tự sát sanh, tội rất nặng như Thầy đã nói ở trên, còn nếu cho chúng
ăn cá bể ôi thúi, thì chúng ít tạo tội tự sát sanh, vậy mà chúng còn bắt giết
những con vật khác
vô tội như: rắn, rắn mối, cóc,
nhái, cào cào, chuột và gà, vịt của người
khác, tuy chúng
không ăn, vì được
cô Út nuôi chúng no đủ, vậy mà bản chất sát
sanh hung ác,
chúng thường giết
chết những loài vật hiền lành này, nhờ ăn cá bể nên chúng ít đi săn
lùng.
Nhờ cho ăn
cá bể mà chó mèo ở đây ít tạo tội ác tự sát sanh, đó là việc làm của cô Diệu
Quang giúp những người thân của mình hay
nói cách khác là giúp cho loài chúng sanh có duyên với cô sớm thoát khỏi thân
mèo chó.
Vì nợ nhân
quả đời trước nên đời này chó mèo
vây quanh cô Út để đòi nợ. Khi cô
trả nợ xong, mèo chó cũng sẽ chết
hết. Để rồi các con xem hiện giờ tất cả
mèo đã chết hết rồi,
chỉ còn mấy con chó mà thôi, nhưng rồi đây khi cô Út hết nợ nó cũng sẽ
ra đi vĩnh viễn.
Người không
hiểu biết còn ở trí hữu
hạn cho cô Út mua cá
bể cho chó ăn là
làm tội ác,
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP IX
đó là không
thấy được nhân quả nên kết tội kẻ khác, kết tội kẻ khác tức là tạo tội cho
mình, vì luật nhân quả rất công bằng xử
phạt ngay liền không thể tránh
khỏi, khi mình kết
án người là chướng
ngại pháp đến với tâm
mình khiến cho mình bất an, cho nên đức Phật dạy: “đừng biết chuyện
người mà hãy
biết chuyện mình”.
Ví dụ:
Quý phật tử
nuôi cha mẹ, cha mẹ ăn
chay không được thì quý
phật tử nghĩ
sao? Phải cho cha mẹ ăn thứ gì? Trong lúc cha mẹ thèm thịt và cá?
Việc làm của
cô Út có hai việc lợi ích:
1/ Làm giảm bớt tội lỗi
cho loài chúng sanh.
2/ Để thử
thách những người tu có theo đúng lời Phật dạy hay
không “Biết chuyện mình đừng nên biết chuyện
người”, thế mà các cô tu hành
luôn biết chuyện người, tu như vậy
có đúng lời
Phật dạy hay
không? Nếu thuận duyên
thì đâu thấy được
tâm người tu, nhờ có nghịch duyên này mới rõ được các
cô không xả mà ức chế
tâm, luôn biết
chuyện
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
người, thấy
phải, thấy trái, thấy tốt, thấy xấu, thấy thiện, thấy ác của người khác mà sao
không thấy phải, trái, tốt, xấu, thiện, ác, trắng, đen của
mình. Khi mình đem việc của
người khác nói ra mình là người tốt
lắm sao? Nhất là người tu hành mở miệng nói xấu người ân của mình, người
giúp đỡ mình từ miếng
cơm manh áo, từ pháp
tu hành, từ lời nhắc
nhở, khuyên răn đến những lời la
rầy chạm tự ái để mình được giải thoát.
Không lẽ người
đi tu cầu giải
thoát mà vì những
lời la rầy,
chạm tự ái, để mình xả tâm mà
ôm ấp trong lòng sanh ra thù hận
nói xấu, thù hận nói xấu để được
những gì? Hay để tạo thêm nhân quả ác cho mình, trong khi cô Diệu Quang la rầy, chạm tự ái để
mong mình xả tâm sống đúng đức hạnh
nhẫn nhục, tùy
thuận, bằng lòng là thắp sáng ngọn đèn Phật giáo.
Biết chuyện
mình tức là biết lỗi mình để không làm lỗi nữa; biết chuyện mình tức là biết chướng ngại pháp trong tâm
mình để mình đẩy lui
chướng ngại pháp
trong tâm thì tâm
mình được an vui
thanh thản, không
phải là giải thoát
hạnh phúc sao? Biết
chuyện mình có lợi
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP IX
ích lớn
như vậy thế
mà các cô
tu hành luôn luôn cứ biết chuyện người mà chẳng hề biết
chuyện mình. Biết chuyện người có lợi ích cho mình những gì đâu mà còn làm hại
cho con đường tu của mình là không xả
tâm được.
Do nhờ chuyện
nuôi mèo chó mà cô biết được tâm của mọi người tu không xả, nên cô càng đập mạnh
hơn nữa, nhất là các cô đã xuất gia, tu theo kiểu ức chế tâm, không chịu xả, cứ
thích ngồi trong
thất rồi đi
nói chuyện phiếm và
kiếm chuyện nói xấu người
này người kia trong
khi cô hết sức
giúp đỡ cho các
cô về đời sống
và tu tập,
thế mà các
cô trả ơn bằng
những lời chỉ
trích nói xấu,
không hiểu việc làm
của cô như thế nào. Tâm
mình còn xấu ác nên thấy việc người đều xấu ác, tâm mình hết
xấu ác nên thấy việc người không xấu ác, đó là ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện
tăng trưởng thiện pháp.
Đập mạnh của cô
Út có nghĩa là
giúp cho các cô xả tâm diệt ngã để
hoàn thành được đạo giải thoát, tâm bất động, còn nếu không xả tâm thì rời khỏi
tu viện, đừng lấy sự tu hành mà lường gạt người khác ngồi mát ăn bát vàng, lợi
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
dụng mồ
hôi nước mắt và sức
lao động của người khác làm ra cơm ăn áo mặc đem cúng
dường, để rồi
tu chẳng ra gì
mà mang hình thức tu sĩ để ăn không ngồi rồi cho khoẻ
thân.
Năm năm
trời tu tập
ngồi trong thất không làm động móng tay, Minh Tông
đã bị
cô Út đập cho một trận liền rơi xuống vực thẳm, thế mới biết tâm
như đất chưa? Mục
đích của đạo Phật là
tâm bất động, cho nên người Phật tử dễ nhận ra người tu chơn và người tu
giả.
Chính vì các cô nói xấu cô Diệu Quang mà con đường
tu chẳng ra gì, còn mang nghiệp quả rất
nặng, bằng chứng
cháu Liễu Ngọc
đã nghe lời các cô nặng nhẹ nói xấu
cô Út mà thọ quả điên khùng, hiện giờ lại còn bị phỏng nặng, rồi đây các
cô đã, đang, sẽ
thọ những quả
khi mà cô Diệu Quang chịu muôn vàn sự cực khổ mọi mặt và nhiều tiếng
tai không tốt,
nhưng cô quyết chí để thắp sáng lại
ngọn đèn Phật giáo, làm lợi ích cho người đời sau.
NGƯỜI CƯ SĨ
ĂN PHI THỜI
Câu hỏi của
Liễu Tâm
Đáp: Các cô
ăn phi thời, vì các cô còn là cư sĩ chưa thọ đại giới. Theo cô Diệu Quang: “Chiếc áo
cư sĩ tập
tu đạo đức
làm người chưa xong, tâm còn sân hận ầm ầm, lòng còn
ham muốn đủ thứ,
lúc nào cũng
sanh tâm ganh tỵ hơn thua và còn tệ hơn nữa là tâm hay thù
vặt tìm kẽ hở của người khác mà nói xấu”.
Ăn cơm ngọ
ngày một bữa
là hàng xuất gia chứ không phải cư sĩ tại gia, cho
nên các cô nói cô Diệu
Quang và các cô phụ nhà bếp sao ăn phi
thời, điều phê phán này sai, phải chi cô Diệu Quang và
các cô phụ nhà bếp đã xuất
gia mà còn ăn phi thời là không
đúng, rõ ràng các cô xuất gia
mà so bì như vậy
là các cô
không hiểu giới luật của Phật chỉ vì bị cô Diệu Quang đập mà thù ghét đặt
ra nói xấu mà thôi.
Tâm ô uế hôi thúi
bẩn thỉu như một đống rác
thành phố mà vội xuất
gia tu hành với
chiếc áo cà sa và cái đầu trọc để làm hình
thức lừa đảo thiên hạ mà còn bảo rằng ăn ngọ, ngày một bữa và ăn lén lút
hoặc thấy người khác ăn lại sanh tâm
thèm khát, đó là lừa gạt
người
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
khác thà
là làm cư sĩ
ăn phi thời không có
tội lỗi.
Thời nay tu
sĩ nói ngày ăn một bữa chứ kỳ thực là ba bữa, sáng ăn bánh mì uống sữa hoặc ăn
phở, mì gói, chiều ăn trái cây, uống bột ngũ cốc. Đối với những tu sĩ này cô Út
đập phá rất mạnh, tu được
thì tu cho đúng, còn
tu không được thì nên đi về đời
mà sống như mọi người, đừng có mượn chiếc
áo đạo mà tạo cuộc đời. Tu không chịu xả
tâm tham, sân,
si, hễ ai làm
theo ý
của mình thì ưa thích, ai
làm trái ý mình
thì ghét cay ghét đắng,
tu như vậy thế
mà muốn mọi người, kẻ hầu người hạ bưng cơm dâng nước cho mình.
Đối với Phật
giáo người tu sĩ phải giữ 10 giới nghiêm chỉnh thì sự tu tập mới có kết quả,
còn người cư sĩ thì năm
giới phải sống
trọn vẹn, không hề
trái phạm một lỗi nào
thì đạo đức làm người mới không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng
sanh. Đó là những
tiêu chuẩn mà cư sĩ theo năm giới và tu sĩ theo mười giới. Vì thế, chúng ta đừng
đứng góc này mà phê phán góc kia thì không đúng cách. Phê phán giới không đúng
cách, người ta biết mình chưa thông hiểu giới luật mà nói giới luật, đó làm trò
cười cho mọi người.
ĐỨC PHẬT KHÔNG CÓ DẠY PHÁP MÔN ĐẬP PHÁ
Câu hỏi của Liễu
Tâm
Đáp: Trong
kinh Nguyên Thủy
có bài kinh “Khu Rừng”
đức Phật dạy:
“Chỗ nào có cơm
ăn áo mặc,
nhà ở đầy
đủ tiện nghi sống một đời sống sung sướng mà tu hành
tâm tham, sân, si, và các ác pháp khác
không từ
bỏ được, không
xa lìa được thì nên bỏ đi
dù có mời thỉnh ở cũng không ở
lại”.
“Chỗ nào
không có cơm
ăn áo mặc nhà ở đầy đủ tiện nghi và không có đời sống
sung sướng mà tu hành ly tham, sân, si và đoạn diệt các ác pháp thì dù ở đó có đói khát, có khổ sở, có đánh đập, có chửi
mắng, có
đuổi đi, có bỏ đói
thì nhất định cũng không đi”.
Chúng ta học
theo đạo Phật ai cũng biết “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện
pháp”. Và trong mọi thời gian lúc nào cũng cảnh giác đẩy lui các chướng ngại
pháp, đó là những pháp tu
hành của đạo Phật,
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
cho nên, chỗ
không có cơm ăn áo mặc thì đó không phải là
chướng ngại pháp
sao? Mà chướng ngại
pháp thì không phải
là ác pháp
sao?
Nếu biết diệt
ác pháp, đẩy lui chướng ngại pháp thì tâm có an vui, thanh thản không?
Câu kế đức Phật dạy: “Dù
có chửi mắng đuổi đi” câu này có phải là ác pháp
không?
Nếu người
không có kinh nghiệm tu hành thì sẽ hiểu bài kinh Khu Rừng là một
bài kinh yếm thế tránh né ác pháp. Theo đạo Phật tu hành mà
tránh né ác
pháp tức là ức chế
tâm chứ không phải xả tâm, ức chế tâm thì tu hành không bao giờ có giải
thoát.
Đọc bài
kinh Khu Rừng này,
rõ ràng đức Phật
không có dạy
chúng ta tu
hành đi tìm cảnh thuận theo ý muốn của mình mà hãy
tìm nghịch cảnh để xả chướng
ngại pháp trong
tâm.
Cô Diệu
Quang tạo cảnh chướng ngại pháp trong tâm giúp cho quý vị tu hành xả tâm chướng ngại để được
giải thoát thì quý
vị bảo rằng trong kinh sách Phật
không có dạy như cô Diệu Quang.
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP IX
May mắn
thay! Trong kinh Nguyên
Thủy còn có những
bài kinh như: kinh Song Tầm, kinh An Trú Tầm, kinh Khu Rừng,
kinh Tứ Chánh Cần, kinh Pháp
Cú và Thời
Khóa Tu Tập Trong thời Đức Phật,
đủ để xác chứng, nếu không có những
lời đức Phật dạy
này thì chắc chắn quý vị bảo
cô Diệu Quang
dạy không đúng.
Chính ngày xưa khi đức Phật
còn tại thế, Ngài đã dạy: “Chớ có
tin những lời Ta nói... mà hãy tin những gì Ta
dạy tu tập
có kết quả lợi
ích cho mình, cho người”. Lời dạy này chúng ta nghiệm thấy rất rõ khi
cô Út
Diệu Quang đập phá mà chúng ta xả
được tâm, tâm như đất thì đó không phải là lợi
ích lớn cho chúng ta sao? Chỗ
tu hành có lợi
ích thiết thực như vậy, cho nên đức Phật bảo: “đuổi cũng
không đi”.
Nếu quý vị đã
nghe lời cô Út Diệu Quang dạy từ
lúc đầu thì bây giờ
quý vị đã giải thoát từ lâu, tâm quý vị bất động như đất, chỉ
vì quý vị không tin người thiện hữu tri thức của mình, người thân cận, người
luôn tạo ra nghịch cảnh để cho quý vị xả tâm, mong cho
quý vị tu hành sớm giải thoát,
cô hết sức tận
lực giúp
đỡ cơm ăn áo mặc
và còn chọc tức
quý vị để
quý vị xả tâm mà không hề sợ quý vị thù ghét, tai tiếng,
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
nói xấu của quý vị, miễn
sao quý vị tu
hành tâm bất động
như đất là thắp sáng lại ngọn đèn
chánh pháp của Phật, đó
là điều mơ ước
của cô Diệu Quang, cô
quyết tâm lấy thân tâm mình lót đường cho quý vị đi, để
thắp sáng lại ngọn đèn Phật giáo, cô
không hề mơ ước danh và lợi, chỉ làm
sao mà giúp cho mọi
người xả tâm ác pháp để đi đến giải
thoát hoàn toàn, dù cho ai có khen hay chê cô cũng chẳng màng, ngược lại
quý vị không
hiểu tâm ý tốt của cô
nên sanh ra hờn giận
căm ghét và
còn đặt ra nhiều điều nói xấu người bạn thân cận tốt
nhất của mình, vì vậy đến giờ này
quý vị còn phải
chịu lận
đận trên đường
tu tập và
mang đầy một tâm trạng hoang mang
về sự tu hành của mình.
Ở đời,
người ta ai
cũng thích những
lời ngon ngọt, nịnh
hót, a dua,
còn những lời thẳng thừng nghịch ý trái lòng thì ai
cũng không ưa, nhưng người
tu theo đạo Phật với mục đích là phải đạt được tâm bất động
trước các pháp và
các cảm thọ,
do đó gặp
chướng ngại pháp như gió
mùa hè khiến
cho tâm hồn mát mẻ
vô cùng, trái lại quý vị tu
theo đạo Phật mà gặp chướng ngại
pháp thì tâm quý vị
như lửa
cháy mà đổ
thêm dầu khiến
cho lòng
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP IX
quý vị
sôi sục căm tức nên mới có những điều nói
xấu theo tưởng
tượng đặt ra. Những
điều này được đặt ra
chứng tỏ
quý vị không
có xả tâm màø
chính quý vị
đã mở cửa địa ngục
cho mình bước vào,
còn ngược lại
quý vị thấy cô
Diệu Quang có thù oán ghét quý vị không? Mặc dù cô biết rất rõ mọi người nói xấu
cô như thế nào, nhưng khi quý
vị trở lại
tu viện thì cô Diệu
Quang vẫn tiếp tục dạy
bảo và
phân tiùch tỉ mỉ cách
thức xả tâm để cho quý
vị tu cho bằng
được, để tìm thấy
sự giải thoát
nơi thân tâm của quý vị, một người
như cô Diệu Quang không biết thù giận ai cả
mà chỉ biết giúp
cho người tu bằng được sự giải thoát.
Quý vị có nhớ
không? Nếu không có duyên Liễu Tâm hỏi những câu
này thì muôn đời quý vị mãi còn
ôm ấp sự nghi ngờ đối với cô Diệu Quang. Có
hỏi Thầy mới nói
ra, còn không hỏi thì chẳng bao giờ các con được nghe những điều này, những
lời đức Phật đã dạy từ ngàn xưa mà cô Diệu Quang đã dạy lại các con.
Trong thời
khóa biểu ngày xưa của đức Phật, Ngài dạy chúng ta tu tập đẩy lui các chướng ngại
pháp, nếu quý vị tránh
né trốn chạy các chướng ngại pháp
thì quý vị lấy pháp gì chướng
ngại ở đâu
mà tu tập đẩy lui?
Cho
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
nên, niệm Phật,
ngồi thiền tụng kinh, bái sám, niệm chú, luyện tập Yoga, v.v.. làm sao đẩy lui
các chướng ngại pháp trong tâm được, đó là quý vị đã bị kinh
sách phát triển
lừa đảo, ảnh hưởng tu tập những điều sai này đã thành thói quen nhiều đời, từ các Tổ ngày xưa
cho đến các Thầy của chúng ta ngày nay, rồi đến các bạn bè thân hữu của chúng
ta cùng với những cư sĩ hằng ngày đến chùa cúng dường tứ sự cho
tu sĩ, họ đều nỗ lực tu
hành hết sức,
nhưng kết quả thời gian mấy chục năm nay đối với chúng
ta, còn Thầy Tổ của chúng ta biết bao nhiêu người tu hành
có cả trăm
năm, ngàn năm
mà chẳng có người nào làm chủ được
sự sống chết, hình thức tu hành thì có nhưng kết quả thì không.
Vậy, hiện giờ
ai là người tu tập theo Tịnh Độ, Mật Tông,
Thiền Tông mà
tâm đã hết tham, sân, si tức là tâm bất động làm chủ
được tâm mình? ai là người tu tập theo ba tông phái này làm chủ được bệnh hay
phải đi bác sĩ, bệnh viện trị bệnh? ai là người tu tập theo ba tông phái này
làm chủ được sự chết
hay phải chịu chết trong sự bất lực đối với nó?
Bởi ảnh hưởng của ba tông
phái này, nên nói đến tu là người ta nghĩ ngay đến nhập
thất, tránh duyên, tìm cảnh tịnh
để luyện bùa, ngồi
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP IX
thiền, nhập
định, hoặc luyện tập Yoga, v.v.. Sự thật
tu luyện theo
kiểu này tức
là ức chế
tâm và thân, tự làm khổ mình nhiều
hơn.
Ví dụ: Ngồi thiền
hai chân đau, tê,
nóng mà phải cố gắng cắn răng chịu đau cho hết giờ, thật là tự mình
làm khổ mình,
tu là phải
có giải thoát ngay
liền như đức
Phật đã dạy: “Pháp thiết thực, cụ thể, hiện tại không có thời gian”, còn bây giờ Tổ dạy
tu sao mà khổ quá
vậy? Đời đã khổ vì
sanh, già, bệnh,
chết thế mà đi tu là làm cho mình
lại bệnh khổ hơn, nhưng thói quen tu
tập này đã
thành nghiệp nên rất
khó bỏ. Từ
đó, người ta
tu tập nói xả
tâm chứ kỳ thật mọi người đang tu tập ức chế tâm. Do sự
tu sai này,
chúng ta kiểm
điểm lại tất cả huynh đệ của chúng ta, hiện giờ có người tu trên bốn
năm chục năm có người được Giáo hội Phật giáo tấn phong làm Hòa Thượng, Thượng Tọa,
Viện Chủ, Viện
Trưởng, Trụ Trì v.v.. nhưng nhìn lại Thầy nào cũng bệnh
đau, sống bằng thuốc, bằng gạo lức muối mè, ngồi thiền thì hai ba tiếng đồng hồ, lần chuỗi niệm Phật suốt
ngày đêm lúc nào tay cũng không rời xâu
chuỗi thế mà
không tịnh chỉ được hơi thở
thì làm sao làm chủ sự sống
chết được. Nói chung
tín đồ Phật giáo
hiện giờ gồm
chung
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
tăng, ni và
cư sĩ nam nữ
đang tu theo
giáo pháp kinh sách phát triển hướng dẫn, nếu không tỉnh
giác sớm trở về con đường giáo pháp Nguyên Thủy của đức Phật thì phí cả
một cuộc đời tu hành của mình chẳng đi về
đâu, đến đâu cả.
Cô Diệu
Quang đã hết sức tạân
tình tạo mọi phương tiện để giúp cho quý vị tu tập đúng như lời đức Phật
đã dạy: “Đẩy lui các chướng ngại pháp”, “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng
trưởng thiện pháp”,
“Chư ác mạc tác chúng thiện phụng
hành”, “Biết chuyện mình đừng nên biết chuyện người”, “Đứng lại
thì chìm xuống, tiến tới
thì trôi dạt, chỉ có vượt qua v.v..”.
Quý vị hãy bỏ
những lối tu theo kiểu kinh sách
phát triển dạy,
thì ngay đó quý vị tìm thấy sự giải thoát liền, tâm quý vị thanh
thản, an lạc và vô sự.
Bây giờ quý
vị đã rõ đức Phật dạy đẩy lui các “chướng ngại
pháp” và phương tiện cô Diệu
Quang tạo “chướng
ngại pháp” để cho
quý vị đẩy lui thì có khác gì đức Phật dạy
đâu, nếu không tạo chướng ngại pháp như vậy thì quý vị tu tập sẽ bị ức chế
tâm theo kiểu
kinh sách
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP IX
phát triển
và như vậy tu suốt đời quý vị chẳng tìm được sự giải thoát.
Thời gian
quá dài gần bảy tám năm trời quý cô đã chịu ảnh của các hệ phái trên nên không
nhìn thấy sự tu tập sai của mình, tới giờ này quý cô chẳng biết tu cái gì, tâm
quý côâ dao động và bất
an, theo quý cô
nghĩ đi tu
là xuất gia cạo tóc mặc áo
cà sa ngồi thiền, niệm chú, tụng kinh, sám hối, ức chế
tâm không vọng tưởng, chừng nào hết vọng tưởng là xong, nghĩ như vậy là sai, tu
như vậy không có giải thoát mà còn sanh bệnh, cho nên quý cô và quý
thầy tu sai mà thành bệnh.
Cô Diệu Quang
tạo các chướng ngại pháp như Thầy đã nói ở trên để các cô tu tập hạnh nhẫn nhục,
tùy thuận và bằng lòng làm tấm gương sáng cho quý phật tử soi nhưng các cô
không biết lấy
đó làm đối tượng tu tập tâm mình
để được giải
thoát, ngược lại lấy
đó
làm oán hận sanh ra đặt điều nói xấu nào là mua cá cho chó mèo ăn, nào
là gây chướng ngại làm động, Phật không có dạy như vậy, nào là các cô ăn phi thời,
nào là lấy bột sắn của phật tử cúng dường cho chó uống, v.v.. Khi nói như vậy phật tử không hiểu tin theo
và căm ghét cô Diệu Quang chứ phật tử đâu biết rằng khi những con
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
chó bị đau
cô mới lấy một ít bột sắn làm thuốc trị bệnh cho chúng, những việc làm của cô
Diệu Quang đều thể hiện một lòng
yêu thương bình đẳng, từ con người
đến con vật, cô làm với tánh cách tự nhiên ước nguyện đời trước của mình,
không có
tính toán danh lợi,
khen chê nên không làm bề mặt khéo che, khéo đậy phật
tử. Vì thế cô không ghét, không thù, không oán ai hết, mặc dù mọi người đang oán
ghét dùng những lời lẽ thêm bớt nói xấu,
làm mất
uy tín cô, quý cô
còn lại khiến
cháu Ngọc giả
điên dùng những lời lẽ của các cô để sỉ mạ cô Diệu Quang một cách thậm tệ,
nhưng cô vẫn thản nhiên, chính sự thản nhiên này mà cháu
Ngọc thành điên thật, khiến cả gia đình và mẹ của cháu phải khổ sở vô
cùng, gần như hạt giống Phật đã bị
ung thúi nếu mẹ cháu
Ngọc đời trước không gieo duyên
sâu dày thì hôm nay chắc không còn tu hành gì cả.
Hoàn cảnh
đưa cô Diệu Quang vào vị trí hướng dẫn quý cô tu tập chứ cô chẳng cầu, cũng chẳng
mong điều này.
Luật nhân quả
hết sức công bằng và
công lý, quý cô và quý thầy tu hành không vì sự nghiệp giải
thoát mà vì tự ái, bản ngã của
mình quyết hạ nhục cô Diệu Quang
là một
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP IX
thiện hữu
tri thức thân cận
giúp đỡ mình từ
cơm ăn
áo mặc đến những pháp
tu hành xả tâm để được giải thoát ra khỏi nhà sanh tử,
ơn không có mà oán lại chất đầy, vì thế
nên phải trả một giá
quá đắt, lận đận
trên đường tu và mất hướng tu giải thoát.
Người tu
theo đạo Phật hiện giờ đang chịu ảnh hưởng và thường dính mắc kiến chấp của ngoại đạo,
nhất là tu thiền ức chế tâm
mong cho hết vọng
tưởng nên đã
thành một thói quen khó bỏ.
Cho nên, việc
thưa hỏi của các con là một điều rất cần thiết để hiểu đúng giáo pháp của đức
Phật, nhờ có thưa hỏi các con mới biết giáo pháp đúng sai đểø tu tập mới có kết
quả, nếu không thưa hỏi thì những điều quý cô cũng như quý thầy đã có cái nhìn
lệch lạc, đưa ra những điều
nghi vấn và
còn tưởng ra những điều không
đúng chánh pháp, bóp
méo sự thật
giáo pháp của đức Phật như
cô Diệu Tịnh
đã nói: Kinh sách Nguyên Thủy đức
Phật không có dạy đập phá bản
ngã. Nhưng trong kinh
Nguyên Thủy đức Phật chẳng những dạy đập phá bản ngã mà
còn dạy phải
diệt bản ngã nữa. Đó là
lối đưa ra lý luận
nuôi bản ngã của các
cô mà chính những
điều này đã
làm lệch hướng
của
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
đạo Phật khiến
tâm mọi người dao động nghi ngờ giáo
pháp mà cô Diệu Quang đã dạy là
sai không đúng lời Phật dạy, cũng như Thầy Chơn Đức đặt ra
câu nghi
vấn khiến cho mọi
người dao động: “Coi chừng
Thầy Thông Lạc lấy đệ tử làm thí nghiệm pháp môn của mình”.
Này các
con! Xưa đức Phật đã dạy:
“Xuất gia sống không
nhà cửa, không
gia đình, chỉ còn
ba y một
bát”. Lời dạy
này có phải của
Thầy hay của đức Phật? Nếu ai thấy được đời sống như vậy là giải thoát
thì nên theo đạo Phật tu hành, còn thấy bỏ nhà cửa, xa vợ
con không được thì có
ai ép buộc
đâu, mà đi tu rồi lại
cảnh giác bằng lời nói
phi Phật giáo
như vậy! Lời dạy này đức Phật dạy chứ không phải Thầy dạy. Thầy dạy những
gì mà đức Phật đã dạy, Thầy đâu
có bảo họ bỏ gia
đình, vợ con, nhà
cửa, của cải,
tài sản đi
tu, mà Thầy bảo
phải sống có đạo đức không làm khổ mình,
khổ người, phải giải
quyết mọi mặt
cho hết bổn phận
đạo đức làm
người thì mới đủ
duyên tu theo đạo Phật, chứ đừng vào
chùa ngồi tu mà
nhớ vợ
con, tiếc của cải, tài sản thì không đúng. Lời Phật dạy rõ ràng như vậy
mà Thầy Chơn Đức bảo
“phải coi chừng
pháp môn của Thầy
thí nghiệm đệ tử”,
làm như thầy mới chế
ra một thứ
thuốc để thí nghiệm bệnh nhân, cũng giống như cô
Diệu Tịnh nói: “Trong
kinh sách Nguyên Thủy Phật dạy không có đập phá ngã” mà Thầy đã
nói ở trên:
- Vậy câu: “Diệt ngã
xả tâm ly dục ly
ác pháp” là
ai đã dạy lời này?
Không phải ở
trong kinh Nguyên Thủy sao? Cô Diệu Quang đập ngã là còn ít, đức
Phật dạy diệt ngã mới là nhiều.
Đã đi
tu theo đạo Phật mục
đích là phải đập phá diệt ngã và xả bỏ tất cả mọi thứ
trói buộc là chính, đức Phật đã dạy như
vậy và còn nhắc đi nhắc lại rất
nhiều lần, thế
mà quý Thầy và quý cô đặt ra nghi
vấn để làm cho mọi người thối tâm, nếu Liễu
Tâm không thưa hỏi
thì Thầy không bao giờ đem sự việc này ra dạy bảo, mặc dù Thầy biết rất rõ những
điều quý cô nói về cô Diệu Quang. Thầy nghĩ rằng nếu
con người không đủ phước thì dù
có muốn giúp cho họ tu hành giải
thoát thì cũng chẳng bao giờ được, mọi pháp trên thế gian này đều do duyên,
duyên của mọi người đã
gieo trong tà pháp
thì dù có muốn
lôi họ vào
chánh pháp cũng
phải chịu nhọc nhằn và vô cùng khó khăn. Vì lợi ích cho loài người
và thắp sáng lại
ngọn đèn Phật giáo, nên Thầy và cô Diệu Quang phải đem hết sức ra làm
việc để mong sao ngày
nào đó tuy
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
đốm lửa nhỏ
nhưng sẽ toả sáng ngày một rộng hơn.
Nếu có điều gì nghi
ngờ thắc mắc
thì các con nên thưa hỏi, hỏi để
không còn nghi
ngờ, hỏi để thấu rõ con đường mình
đang đi có đúng hay sai, hỏi để tránh khỏi những sự lừa đảo của những người
đã vì tự
ái mặc cảm với tâm
ích kỷ nhỏ mọn và vì danh, vì lợi mà bẻ cong giáo pháp của đức Phật. Hỏi
để biết mà tránh sự lừa đảo của các
tôn giáo, vì
chính những người đang lãnh đạo
tôn giáo đó họ vẫn bị tôn
giáo của họ lừa đảo như
thường, mà chẳng
bao giờ họ biết.
Chính Thầy trả
lời những câu hỏi của
các con là đã làm
sáng tỏ nhiều
vấn đề thuộc
về tôn giáo, nhất
là đạo Phật.
Bộ sách Đường
Về Xứ Phật có một sự lợi ích rất
lớn cho các con nói
riêng và lợi
ích cho mọi người
nói chung. Các con đừng sợ Thầy mệt nhọc mà sợ đời
sau không ai dám trả lời
như Thầy thì lấy
gì các con hiểu để tránh những cạm bẫy của những kẻ manh tâm
gian ác dùng lý
luận giết Phật
giáo như Ngài Long Thọ, Ngài Thế Thân, Ngài Vô Trước, v.v.. Hiện giờ còn
biết bao nhiêu người khác nữa, tu theo đạo Phật mà không chịu diệt ngã xả tâm,
đạo thì muốn tu mà đời không chịu
bỏ rồi
sanh ra những lý luận giết
Phật giáo như các Tổ, nhất là Tổ
Long Thọ đã làm và bây giờ cũng có một số người vô
tình lý luận bóp méo sự thật để diệt Phật giáo.
Đạo Phật ra
đời vốn không ép buộc cũng không cám dỗ ai theo đạo mình, chỉ có những người nào
ý thức được đời là khổ và biết khổ như thật thì xả bỏ hết các pháp thế gian
để tìm đường giải thoát
thì mới mong thấy
được sự giải thoát. Người nào tu
hành chẳng biết buông xả tâm mình,
thì đời chẳng ra đời mà đạo
chẳng ra đạo, vì thế làm gì thấy được sự giải thoát của đạo Phật. Sự giải thoát
của đạo Phật rất đơn giản,
chỉ cần ngăn
ác diệt ác
pháp, sống thiện tăng trưởng thiện pháp là có giải thoát ngay liền.
Ai biết ngăn
ác pháp, ai biết diệt ác pháp thì người ấy là Phật tại thế gian, chứ đâu phải
Phật ngồi thiền, niệm
chú, tụng kinh bái sám,
v.v..
Quý cô và
quý thầy tu hành chẳng ngăn ác pháp, chẳng diệt
ác pháp mà tu theo đạo
Phật thì chỉ phí công
mà thôi, lại
còn mang nợ của đàn na thí chủ, sống trong địa ngục của
miệng lưỡi mà không hay biết, thật là đáng thương.
NGÀY SINH NHẬT
Câu hỏi của
Liễu Tâm
Hỏi:
Kính thưa Thầy! Đã từ lâu con ước mong
biết được ngày sinh nhật của Thầy? Ngày đó là ngày ghi khắc để chúng con
xin nỗ lực tu hành, lấy
công đức dâng
lên xin tâm
thành cung kính cúng dàng Thầy
cũng như ngày Đản sanh của đức Phật
Thích Ca Mưu Ni vậy.
Con cúi xin Thầy từ bi hoan hỷ
đáp ứng lòng mong cầu của chúng con ạ thưa Thầy.
Đáp: Ngày
sinh của Thầy 17/9/1928 dương lịch, tức là ngày mùng 4/8 - năm Mậu Thìn âm lịch. Các
con đã biết được
ngày sanh của Thầy thì nên nhớ, không
nên làm lễ
sinh nhật của Thầy rườm rà và hao tốn tiền bạc, các con
nên lấy ngày sinh nhật của Thầy mà:
1- Thứ nhất lấy ngày ấy làm ngày tu tập
rèn luyện thân
tâm của các
con “ngăn ác diệt ác
pháp” sống đúng đạo đức
nhân bản không làm khổ
mình, khổ người,
đó là mừng
ngày sanh nhật của Thầy.
2- Thứ hai lấy ngày đó làm ngày an ủi những người
bất hạnh trong
xã hội, khi Thầy còn
sống cũng như Thầy đã chết, các
con nên
dành ra một
ít quà bánh, thuốc thang, sữa, đường, v.v.. giúp cho những người bất hạnh. Đó
là cách thiết thực nhất - Thầy mong.
THỌ BÁT QUAN
TRAI LÀ GIEO DUYÊN PHẬT PHÁP Ở NGÀY MAI
Câu hỏi của
Liễu Tâm
Hỏi: Kính thưa
Thầy! Chúng con
xin hứa khả trước bậc Thầy tôn kính là: “chúng con xin cố gắng
nỗ lực
hơn nữa, rèn luyện và khắc kỷ
tinh tấn nhiều hơn nữa, để
làm tròn những lời dạy bảo
răn nhắc của Thầy về đức hạnh làm
người cho tròn
và ước nguyện
con còn muốn đi xa hơn nữa. Đó là
theo bước chân của Phật và của Thầy đã đi qua, cô Út Diệu Quang đang đi tới. Con còn phải
tu tập xả tâm
tham, sân, si, mạn,
nghi và các kiết sử cho
rốt ráo hơn nữa, nhẫn nhục, tùy thuận, bằng
lòng là chặng đường con mới đặt chân lên, con tự thấy con còn yếu ớt quá,
không hiểu rồi
đây, kiếp đời này
con có làm được
như ý nguyện
lớn lao này không?
Tuổi đời cũng
đã cao, gia duyên
con còn nặng
quá! Sức khỏe vô thường không biết
nó sẽ chi phối lâu
mau, như lời dạy của Thầy:
“Các con hiện giờ như chiếc
xe cũ... lại đổ
dốc...”. Ôi! Chắc đôi mắt “thông
suốt đường đi lối về của nhân quả” mà Thầy của chúng con
nay đã nhìn thấy.
Chúng con đang chơi
vơi ở đáy sông đáy biển mà không
hay biết gì cả. Chúng con chỉ còn một cách
là tự cứu
mình như lời dạy của
Thầy. Con xin ghi khắc
và cố gắng xả
tâm diệt ngã để cho mau
chóng “tâm như cục đất...”.
Kính thưa Thầy, lá thư con dâng lên trình Thầy vào
đúng ngày 15/4/2000 âm lịch gọi
là ngày Đản Sinh Phật Thích Ca Mâu Ni.
Chúng con nguyện ngày hôm nay là ngày thọ tám giới. Chúng con cố gắng sức
nỗ lực tinh tấn hơn các ngày khác để lấy
công đức tu hành nhỏ bé này dâng lên cúng dàng Phật Tổ và đức Từ Phụ để tỏ lòng
biết ơn sâu dầy đến bậc Chánh Đẳng Chánh Giác đã tìm ra, và tìm lại con đường
Chánh Pháp mà bấy lâu nay đã dần tắt ngấm.
Đáp: Đức Phật
đã hiểu rõ hoàn cảnh của người cư
sĩ không
thể nào xuất
gia tu hành ngay liền được,
nên Ngài đã chỉ dạy cho cư sĩ trong mỗi tháng nên tu
tập một hoặc
hai ngày “Thọ Bát Quan Trai”,
tức là tập sống đúng như
Phật và
chúng Thánh Tăng, trong ngày ấy
giữ gìn tám giới thanh tịnh và ôm pháp tu tập, tức là không lìa pháp nghĩa là
ngày ấy lấy pháp ngăn ác diệt ác pháp, sống thiện tăng trưởng thiện pháp, vì thế
ngày ấy phải sống trầm lặng độc cư không được nói chuyện tào lao, nói chuyện Phật
pháp, nghe băng, luận đạo v.v.. Ngày ấy được
xem là ngày
làm Phật, làm Thánh Tăng, làm Thánh Ni, làm bậc Hiền
Thánh trong đạo Phật; ngày ấy được
xem như là một ngày quan trọng nhất của đời người, vì ngày ấy là ngày giải
thoát sanh tử và chấm dứt luân hồi muôn đời muôn kiếp.
Cho nên, các
con hãy xem ngày thọ Bát Quan Trai
là một ngày
cao thượng và cao đẹp nhất của đời sống làm người của các
con. Một ngày sống toàn
thiện cho chính bản
thân các con, cho mọi người và mọi
loài chúng sanh.
Các con có
trân trọng và tôn quý ngày ấy thì các con không
vi phạm những lỗi lầm nhỏ nhặt,
những lỗi lầm
thường xảy ra trong
ngày ấy là: nói chuyện, nghe băng pháp, lo ăn uống, hỏi những điều thắc
mắc chưa rõ, lý luận, tranh cãi, cho cái này đúng cái kia sai, v.v.. Tất cả những
sự việc này phải dẹp qua một bên. Ngày
ấy các
con đến đây để
làm Thánh thì phải
im lặng như Thánh,
phải sống đơn
giản như Thánh, phải
ăn uống như
Thánh, phải ngủ nghỉ
như Thánh, phải
tôn trọng những
người bạn Hiền Thánh của mình, những người đồng một chí hướng với mình.
Nếu các
con thực hiện đúng
được như vậy và trước giờ xả Bát
Quan Trai, các con kiểm điểm lại từ
sáng đến chiều
các con tu tập có
lầm lỗi một điều gì chăng? Có vi phạm một lỗi lầm nào không? Nếu hoàn toàn
không có thì ngày ấy chính
là ngày các
con đã hưởng trọn một ngày thanh thản, an lạc và vô sự,
ngày ấy là ngày giải
thoát hoàn toàn
không còn ác pháp,
ngày ấy là
ngày các con đã
tập làm chủ nhân
quả nghiệp báo,
ngày ấy là
ngày thanh bình nhất trong tâm hồn
của các con.
Nếu cuộc đời
của các con chưa đủ duyên tu hành
trong kiếp này
thì ngày thọ Bát
Quan Trai là ngày
mà các con tạo nghiệp
Thánh thiện để kiếp sau nối tiếp duyên tu hành cho đến nơi đến chốn
giải thoát hoàn
toàn, chấm dứt luân hồi.
Cho nên,
ngày thọ Bát Quan Trai các con hãy
tu tập cho
đúng pháp, trong
cuộc sống hiện tại của các con,
các con sẽ là người có đức hạnh
không làm khổ
mình, khổ người,
luôn biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, tạo cảnh sống cho mình cho người một mùa xuân an lạc, một mùa xuân
vĩnh cửu.
Nếu ngược
lại các con còn
thấy mình có lầm
lỗi thì hãy rút ra
những kinh nghiệm của lần tu tập này, để kỳ thọ Bát Quan Trai tới sẽ không còn phạm phải
nữa.
HÃY TIẾT KIỆM
Câu hỏi của
Liễu Tâm
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Sắp tới đây cháu Tuấn lại có
dịp về tu viện đảnh lễ Thầy và cô Diệu
Quang, con xin gởi thêm 10 hộp giấy loại
70 Bãi Bằng về để Thầy soạn giáo án,
con mong rằng công việc nặng nhọc này, giá mà Thầy giao cho một cư sĩ
nào đó thì
chúng con mừng lắm, nếu
không có ai đỡ Thầy để
Thầy
làm hết từ A đến Z thì chúng con lo
lắng lắm, sức khỏe của Thầy chóng suy yếu thì chúng con và
chúng sanh bị
thiếu phước thiếu
duyên nhiều quá, ngày nào Thầy còn tại
thế thì ngày ấy
còn ánh sáng của Đạo,
và ngược lại sẽ bị khổ đau, đen tối vô minh.
Đáp: Các
con gửi giấy về nhiều thì Thầy đỡ
xin phật tử,
nhưng các con đều
lớn tuổi cả rồi
không có làm ra
tiền, chỉ còn tiền dành dụm
chút ít để tiêu
xài trong lúc tuổi già yếu,
đừng mua
giấy gửi vào
trong này nữa, nếu
không có
giấy photo thầy sẽ xin phật tử còn
đang làm ra tiền, các con có chút ít nên góp với nhau để khi
Thầy gửûi bản gốc ra các
con sẽ photo cho mỗi người một bản, nhờ đó các con được nghe lời Thầy nhắc
nhở sách tấn tu hành.
Thầy cố gắng
phục hồi sức khỏe của mình để trả lời hết những câu hỏi và những nghi vấn của các
con, để làm sáng tỏ và lợi ích cho loài người trên hành tinh này, để đem lại
một nền đạo đức
nhân bản giúp
cho con người không còn làm khổ
mình, khổ người nữa, và làm sáng tỏ lại
Phật giáo chừng ấy Thầy ra đi là vừa đủ.
Vài hàng các
con rõ chúc các
con tu hành xả tâm tốt, sống đúng
đạo đức không làm khổ mình, khổ người.
Kính ghi
NHÓM TU HỌC NGUYÊN THỦY HOA KỲ
Thạch, Kim,
Tú thưa hỏi
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Chúng con, một nhóm
phật tử miền
Nam California, bấy
lâu nay đọc sách và nghe băng giảng của Thầy, rất mến mộ Thầy, nên tự
đặt cho mình một nhóm gọi là
Nhóm Tu Học
Chơn Như để
phân biệt với nhóm Nụ Hồng, Khóm
Hồng (tu theo Thầy Nhất Hạnh), và nhóm Tam Hòa (tu theo Hòa Thượng
Thanh Từ). Chúng con làm như vậy không
biết có được không? Kính xin Thầy và cô
Út Diệu Quang từ bi chỉ dạy, hoặc cho một
cái tên khác để chúng con cùng nhau sách tấn trên đường tu hành.
Đáp: Câu hỏi thứ nhất: Các
con nên đọc kỹ lại
nhiều lần những
câu trả lời của Thầy dưới
đây để suy ngẫm,
nếu có lợi
ích cho các con và cho những
người khác thật sự thì các con nên tin và
làm theo, còn bằng không
thì thôi xem như là những lời nói suông của Thầy.
Trong các bạn
đạo cùng tu một pháp môn theo giáo lý Nguyên Thủy của đạo Phật,
thì các con nên lấy tên: “Nhóm Tu Học Nguyên Thủy”, nhưng vì ở Mỹ
nên các con thêm
vào hai chữ nữa
để xác định
nhóm tu học của các
con rõ ràng, nó trùng tên với các nhóm tu học nguyên thủy khác: “Nhóm Tu
Học Nguyên Thủy Hoa Kỳ” vì đây
là những lời dạy của đức Phật
mà các con đồng
tu để sửa
thân tâm của
mình trong thiện pháp, Thầy cũng do những lời dạy này mà tu tập đi đến
giải thoát.
THỈNH KINH
Thạch, Kim,
Tú thưa hỏi
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Tháng 7/2000 chúng con sẽ họp mặt để cùng
nhau ôn lại những
điều đã thu
thập nơi pháp
môn của Thầy. Thỉnh thoảng chúng
con cũng có chuyện trò với nhau qua điện
thoại, trao đổi về một số hiện tượng tu học, làm phước mà bấy lâu nay
chúng con cứ nghĩ
là đúng, là phải. Giờ
đây đem ra soi rọi với lời giảng của Thầy, chúng
con thấy rất
rõ đâu là tu thật, đâu là tu giả. Chúng
con rất mong ước được Thầy
và cô Út cho chúng con quyển Đường Về Xứ Phật tập
7, Đạo Đức Nhân Quả, Những Lời Phật Dạy,
v.v.. Ở đây chúng con mong mỏi đọc sách của Thầy như hạn hán trông mưa. Sách
của Thầy chúng con đọc đi đọc lại nhiều lần, đọc hoài không chán. Chúng con đọc sách của Thầy
thay vì đi tụng kinh. Mỗi khi rảnh rỗi chúng con chỉ cần giở ra đọc
vài trang mà chúng
con ưa thích là cảm thấy tâm hồn
thanh thản an vui.
Đáp: Tập
7 Thầy nhuận
lại chưa xong, khi nào
nhuận xong Thầy sẽ gửi đến
cho các con. Thầy đang nhuận lại
từ tập 1 đến tập
10, vì trước kia Thầy
không có nghĩ
soạn và viết kinh sách, mà chỉ nghĩ thuyết giảng dạy
người tu tập mà thôi.
Người viết
kinh sách là
có ý danh lợi
trong đó, xưa đức Phật không viết kinh sách là lý do
này, danh, lợi
có một sức
cám dỗ rất mạnh,
người tu chưa tới đâu
hãy coi chừng, kinh sách của những người
này sẽ trở lại giết họ và giết người, không phải giết một
người mà giết nhiều người, không phải những chỉ giết nhiều người mà còn giết
nhiều thế hệ.
Thầy không
có ý định
viết sách, nhưng suốt 17, 18 năm trời hướng dẫn người tu
hành, chỉ có ba giới đức của bậc
Thánh Tăng mà không có
một tu sĩ nào sống
đúng, thấy cơ thể vô thường của Thầy sắp đến giờ phút tan rã mà đường lối tu tập
chưa có ai rõ, nên suốt ba mùa hạ an cư
Thầy giảng giáo
án đường lối
tu tập của đạo
Phật, nhưng khi
giảng xong, Thầy nhận một bản in vi tính của cháu Trúc gởi
đến, khi đọc lại Thầy cảm thấy cần phải nhuận lại, nhất là những câu hỏi đạo, chứ
không thể nào kinh sách mà viết cẩu thả
như thế này được,
nào là
chưa hết ý; nào
là lỗi văn phạm, chính tả, nào là lập đi lập một ý, v.v.. cho
nên phải biên tập lại thì cuốn sách mới có giá trị, do đó việc làm không thể
nhanh chóng được, phải đọc đi đọc lại nhiều
lần thế mà vẫn còn
sót, có nhiều chỗ
chưa diễn tả hết
ý khiến cho người đọc
khó hiểu. Ở
đây Thầy cố gắng tránh
lý luận, nhưng không tránh hết được.
Trong năm
nay Thầy cố gắng nhuận cho xong 10 tập Đường Về Xứ Phật và sang năm sẽ cho in bộ sách
“Đạo Đức Không
Làm Khổ Mình, Khổ Người”, bộ
sách “Giới Đức Làm Thánh” và bộ sách “Những Lời Phật Dạy”.
Mỗi bộ
sách được in ra là
Thầy sẽ tìm cách
gửi đến cho con, nhưng con hãy
ráng tu tập để được tâm hồn thanh
thản, an lạc và vô
sự, để được tâm bất động trước
các ác pháp
và các cảm thọ
thì đó là các
con không phụ lòng Thầy.
Thầy cảm
thông và thương yêu các con vô cùng, khi đọc thư con có những đoạn: “Ở đây
chúng con mong mỏi đọc sách của Thầy
như hạn hán trông
mưa. Sách của Thầy chúng
con đọc đi đọc lại nhiều lần, đọc hoài không chán. Mỗi khi rảnh
rỗi chúng con chỉ cần giở
ra đọc vài trang mà chúng
con ưa thích là cảm thấy
tâm hồn thanh thản, an vui”.
Thầy viết
sách là đem lại
sự lợi ích
cho con người, nếu quả thực có lợi ích thì làm
sao Thầy không đem hết tâm lực của mình
ra viết, viết để các con đọc, đọc để các con có sự an vui, thanh thản, đọc
để các con sống không làm khổ mình, khổ
người và thế gian này đã biến thành cảnh
giới Thiên đàng,
Cực lạc thì đó
là niềm vui hân hoan của Thầy.
Đọc sách
Thầy mà gia
đình các con được an
vui, hạnh phúc,
mọi người trong
gia đình đối xử nhau biết nhẫn nhục,
tùy thuận, bằng lòng và không làm khổ mình,
khổ người thì đó
là sự
cúng dàng cao quý
nhất và biết
ơn Thầy mà không có sự cúng dàng nào cao quý và biết ơn nào hơn được.
Mặc dù năm
nay Thầy trên bảy mươi tuổi, sức khỏe tuy yếu, nhưng Thầy cố gắng phục hồi và
an dưỡng để viết xong bộ sách đạo đức nhân bản
– nhân quả,
ngõ hầu giúp
cho con người trên hành tinh này
sống không còn
làm khổ cho nhau.
XÁ LỢI CÓ
PHÂI DO TU THIỀN KHÔNG?
Thạch, Kim,
Tú thưa hỏi
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Sau đây
chúng con có một vài thắc mắc, cúi xin
Thầy và cô Út từ bi xót
thương và chỉ dạy cho chúng
con dứt những điều nghi và an tâm tu tập:
1/ Xá Lợi có
nhất thiết là kết quả tất yếu của người tu thiền hay không? Có một
cư sĩ là cựu sĩ
quan VNCH xuất
gia, tu hành
được vài năm (chưa hẳn là tu thiền
hoàn toàn), tên là Thầy Minh Đạt, khi chết thiêu xác thì người ta bảo Thầy ấy có xá lợi rất đẹp.
Đệ tử của HT
Tuyên Hóa chụp nhiều ảnh cho thấy
HT có quá nhiều xá lợi, từ những cục to
nhỏ, đến các mảnh xương dẹp hình răng
cưa thật to. Chúng con có cảm tưởng là người ta cố tình thiêu chưa hết hoàn toàn nên mới có nhiều mảnh xương như
vậy. Chúng con nhớ
đã đọc hay nghe các
Thầy ngày xưa dạy rằng:
“xá lợi là kết
tinh của người
đồng ấu xuất
gia. Nó là tinh, là
tủy của người
tu hành chân
chánh”. Xin Thầy từ bi chỉ dạy.
Đáp: Trong
kinh Nguyên Thủy đức Phật không bao giờ ca ngợi tán thán xá lợi hay là để lại nhục
thân hoặc cho rằng do công
đức tu hành thiền như thế này,
như thế kia mới có xá lợi hay nhập định
để lại nhục thân, chỉ có
dạy ông A Nan, khi đức Phật tịch
lấy những mảnh
xương vụn đốt cháy
còn sót (Xá lợi)3 lại
xây
tháp mà thờ:
“Này A Nan, khi trà tỳ xong, nhặt lấy những
mảnh xương vụn dựng tháp
treo phan, tại ngã
tư đường, để những người
đi
ngang qua
trông thấy tháp Phật mà
tưởng nhớ
3 Xá lợi
là những mảnh xương thiêu cháy không hết
còn sót lại, người
đời sau vì kính trọng
những mảnh xương của
Phật nên gọi
là xá lợi
cho có vẻ tôn trọng và
cung kính, chứ nó là một chất bẩn
thỉu uế trược, bất tịnh của thân tứ đại.
đức Như Lai
đã dùng chánh pháp giáo hóa chúng sanh, ngõ hầu sống được phước lợi, thác được
sanh Thiên”.
Lời dạy trên
đây là cách thức để chúng ta nhớ ơn Phật,
nhớ đến ơn Phật là phải thực hiện
những lời Ngài dạy để
có lợi ích
trong cuộc sống hiện tại, nhưng
đến khi chết cũng được sanh vào cõi thiện hưởng được sự an
vui.
Xá lợi là một
danh từ cung kính tôn trọng nắm xương
tàn của đức Phật, chứ
không có nghĩa lý gì về sự tu tập
thiền định kết tinh lại thành.
Các Tổ sau
này đã
tự vẽ ra lừa
đảo lường gạt tín đồ:
“Xá lợi là kết tinh của
người đồng ấu xuất
gia, nó là
tinh, là tủy của
người tu hành chân
chánh, của những người
nhập được thiền định”.
Lời dạy này rất sai
vì đức Phật đâu
phải là đồng ấu xuất
gia mà khi trà tỳ
xá lợi quá nhiều đem chia cho tám nước, còn bảo rằng do tu
thiền kết tinh lại
thành xá lợi,
thì lại còn sai hơn nữa, có nhiều người không tu thiền, thiêu xác vẫn có
xá lợi.
Đức Phật đã
chẳng bảo: “Thân người là những chất bất tịnh do bốn đại: đất, nước gió, lửa hòa hợp mà
thành”, thì có cái gì gọi là kết
tinh, kết tủy để thành xá lợi, dù có kết tinh kết
tủy như thế nào
thì nó cũng chỉ
là vật vô thường,
bất tịnh có gì
cho chúng ta quý trọng.
Vậy mà các Tổ dựng lên do “Công phu tu
hành kết tinh mà có”
theo kiểu tưởng của thiền Tiên đạo
luyện tinh, khí, thần.
Đạo Phật không
có loại thiền lừa đảo đó, vì xá lợi
là những vật vô thường bất tịnh
đó chẳng có ích
lợi gì cho con người trên hành tinh này.
Đạo Phật vốn
quý trọng ở chỗ đạo đức không làm khổ
mình, khổ người
(giải thoát) chứ không phải
quý trọng chỗ thân trường thọ bất tử hoặc tu luyện như thế
nào, đến khi chết để lại nhục thân không hoại diệt, như bộ xương khô hoặc để lại
xá lợi rất
nhiều thì như vậy mới gọi làø người đắc thiền, đắc đạo. Đức
Phật không có tuyên bố điều này. Thiền đạo này không lợi
ích thiết thực cho con người
mà chỉ là một trò lừa đảo để làm
tiền thiên hạ với những ai quá tin mù quáng.
Người ở đời
thấy ai tu hành có thần thông pháp thuật hoặc để lại nhục thân hoặc để lại nhiều xá lợi là
cho chứng đạo,
chứng thiền, thiền đạo
đó là những
thứ thiền không
đúng của đạo Phật,
thiền đạo của đạo Phật sống
không làm khổ mình, khổ người, tâm hồn
luôn luôn bất động
trước các pháp
và các cảm thọ,
nên thường
ở trong trạng
thái thanh thản,
an lạc và vô sự mà đức Phật gọi là nhập Bất Động Tâm Định. Bất Động Tâm
Định là một trạng thái Diệt Đế trong Tứ Diệu Đế tức là Niết Bàn, đến khi đức
Phật diệt độ
Ngài xuất Tứ Thiền
và nhập vào trạng thái bất động tâm này. Đây là
một trạng thái
khi sống tu hành
xong cũng như lúc chết đức Phật đều an trú trong đó, một trạng thái thực
tế và cụ thể không mơ hồ chút nào, cho
nên Tứ Diệu Đế gọi là bốn chân lý của đạo Phật thật là xứng đáng chân lý của
loài người, một chân lý mà lúc sống cũng như chết người ta đều cũng tìm được hạnh
phúc ở nơi đó và nơi đó là nơi toàn là mùa Xuân vĩnh cửu an lạc, yên vui.
Những bộ
xương khô và xá lợi dù có để lại hay không
có để lại
thì nó cũng chỉ
là một di tích
lịch sử của những ai
đã làm lợi
ích cho nhân loại, nhìn thấy những
di tích này hay không thấy con người
vẫn mãi biết
ơn và luôn luôn tỏ lòng cung
kính, tôn trọng, còn những bộ xương khô
và xá lợi của những ai làm hại nhân loại để lại bao nhiêu kinh sách dạy con người
những điều mê
tín, phi đạo đức, lừa đảo lường
gạt từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này đến thế hệ
khác, thì chúng ta
xem như là những
thứ bất tịnh, không
xứng đáng cho chúng
ta cung kính và tôn trọng.
Cho nên, người
tu theo đạo Phật là tu theo đạo trí tuệ, đạo trí tuệ thì phải
luôn luôn sống trong chánh kiến chứ không bao giờ sống trong tà kiến.
Như đức Phật đã xác định “Trí Tuệ ở đâu là giới luật (đức hạnh) ở đó, đức hạnh ở đâu là trí tuệ ở đó. Đức hạnh làm thanh tịnh giới
luật, giới luật
làm thanh tịnh đức hạnh”. Còn những bộ xương khô và xá lợi
là những điều lừa đảo
và lường gạt người bằng cách thêu dệt cho rằng những thứ bất tịnh này là kết tinh của sự chứng thiền,
chứng đạo do tu hành chân chánh mới có, đó là một điều điên đảo lừa đảo mà
trong kinh sách Phật không có dạy như trên chúng tôi đã nói.
Có một số
người tu theo hạnh Bồ Tát thường cầu chư Phật
gia hộ cho thế
giới hòa bình và
chúng sanh hết khổ. Những
hành trì này chúng sanh có hết khổ
đâu và thế giới có hòa bình chưa? Hay
chỉ là một
trò hà hơi rờ
vuốt hết
bệnh tức khắc
nhưng rồi bệnh
thiên hạ vẫn trở lại như thường?
Biết bao nhiêu ông thầy thuốc, thầy thuốc Nam, thầy thuốc Bắc,
thầy thuốc Tây, thầy rờ, thầy vuốt, thầy nước lạnh, thầy nhịn ăn, thầy gạo lứt
muối mè, thầy
dùng khí
công trị bệnh,
thầy dùng nhân
điện v.v.. nhưng có bao giờ
thế gian hết người bệnh không? Bồ Tát Quan Thế Âm cứu khổ
cứu nạn chúng sanh, mà hiện giờ
chúng sanh có hết
khổ nạn
bệnh tật hay
không? Từ xưa đến
giờ cái trò lừa đảo lường
gạt người quá
nhiều đủ mọi loại mánh khóe gian
xảo bằng mọi hình thức tôn giáo, bằng các loại tưởng uẩn của con người. Chỉ
vì chúng ta u
mê không
chịu sống trong đạo đức nhân bản – nhân
quả làm người không làm khổ
mình, khổ người
mà đức Phật đã
dạy: “Trí tuệ
đâu ở thì đức
hạnh ở đó”. Chúng
ta không sống
trong đức hạnh
làm người mà cứ chạy theo
và dựa lưng
vào những sự mê tín thế giới siêu
hình, thần thánh gia hộ ông thầy
này bà cốt nọ thì có
bao giờ hết khổ
đâu.
Những điều
như trên đã nói là những điều không đức hạnh
thì chúng ta không
nên tin, luật nhân
quả là một đạo luật
công bằng và công lý luôn luôn áp dụng cho loài người
trên hành tinh này. Tai nạn bệnh tật khổ
đau của loài người là do con người làm ra thì con người phải chịu lấy quả
khổ do chính mình, chứ có Bồ Tát nào chịu
thế cho ai được đâu và cũng không bao giờ
cầu khẩn được
cho ai cả, chỉ
có con
người sống đừng
làm khổ mình, khổ người thì bệnh tật tai nạn kia sẽ chấm dứt, cho nên có những người
làm việc mê tín
gọi là
độ chúng sanh, còn dùng những
danh từ rất kêu “cứu thế độ
dân” lừa bịp
thiên hạ, làm
như mình là Thánh
Thần quá thương
yêu chúng sanh
“Bồ Tát bệnh vì chúng sanh bệnh”, mới nghe thì tưởng là
có lòng thương
yêu chúng sanh đệ
nhất không còn ai hơn, nhưng không ngờ đó là một sự lừa đảo đệ nhất.
Đến khi chết
những hàng đệ tử khôn khéo này lại còn
dùng những mảnh
xương vụn bất tịnh để lừa cướp
tiền của thiên
hạ giữa ban ngày mà pháp luật không kết tội được. Khi
còn sống các Thầy Tổ này dạy toàn là những pháp mê tín phi đạo đức, phi Phật giáo,
đến khi chết thì học trò tiếp nối lừa đảo người làm giàu trên mồ hôi nước mắt của
tín đồ.
Đạo Phật
nhìn các sắc
pháp của thế
gian là vô thường thì có sự kết tinh nào cũng đều là vô thường,
“Hữu sắc là hữu hoại”.
Nên xá lợi đối
với đạo Phật
không có nghĩa
lý gì cả, nó
cũng chỉ là những vật bất tịnh tầm thường như những vật khác trong thế gian
này.
Những mảnh
xương bẩn thỉu đó cho dù có kết tinh thành kim cương, ngọc bích thì đối với
người tu
theo đạo Phật lại càng
tránh xa và cũng không cần tu những loại thiền định có sự kết tinh những vật quý giá
như vậy, dù vật quý giá hoặc không quý giá thì đối với đạo Phật nó cũng là pháp
vô thường.
Những mảnh
xương vụn đó chỉ nói
lên được lòng cung
kính, tôn trọng
biết ơn của chúng ta đối với những người quá cố làm lợi
ích cho loài người, chứ
nó không phải
là kết quả tất yếu của người tu thiền định.
Xá lợi là
một hiện tượng rất bình thường, vì
thân người có những đặc tướng khác
nhau; có người trong thân có nhiều chất vôi, khi chết đem thiêu
xương cháy không
hết nên còn lại
rất nhiều, chứ không phải do tu mà có; có người trong thân ít chất vôi khi chết
đem thiêu xương thịt cháy hết.
Pháp môn của đạo Phật không
có luyện tinh khí thần
như ngoại đạo,
mà chỉ có sống
một đời sống ngăn ác, diệt ác pháp để cho cuộc sống của
mình được giải
thoát mà không
làm khổ mình, khổ
người, nhờ thế cuộc sống của
mọi người ai
ai cũng có một tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự.
Còn thiền định
của đạo Phật thì không có tu tập rèn
luyện cơ thể bằng
cách này bằng
cách khác
như thiền Yoga mà chỉ có dùng pháp hướng
tịnh chỉ các
hành trong thân để nhập các định làm chủ sự sống chết.
Mục đích của đạo
Phật rất rõ ràng là làm chủ sanh, già, bênh, chết chứ
không có lừa đảo lường gạt người bằng những việc kỳ lạ tưởng tri như: “Nào là
xá lợi kết tinh do sự tu hành chân
chánh; nào là để lại nhục thân do nhập thiền định”. Trong
khi chưa biết thiền định
là như thế nào? Nhập định phải
làm sao? Trước khi nhập định phải
tu tập cái
gì? Chứ đâu phải
ngồi khoanh chân
kiết già rồi ức chế
tâm cho hết vọng tưởng, tức là
không còn niệm thiện niệm ác mà cho đó là thiền định thì thật là vô minh, thật
là thiếu hiểu
biết, vì tu thiền định như vậy, cho nên phải tưởng tri xá lợi
và nhục thân khô đét
như con khỉ khô
là kết tinh của thiền định. Thiền định của các Tổ là
một loại thiền định tưởng, có
nghĩa là các Tổ tưởng
ra cho nó là thiền định chứ kỳ thực nó không phải là thiền định. Bởi vậy,
thiền định mà không có người tu hành
chứng được thì người
sau tưởng ra mà tu tập
thành ra tu thiền tà, thiền ngoại
đạo, may
là kinh sách
Nguyên Thủy của đức
Phật còn ghi lại rõ ràng chứ nếu không thì biết đâu mà
tu. Con người trên
hành tinh này làm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!