Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 3 -3

tránh né và sự tránh né tức là nuôi ngã và các
ác pháp. Do đó, tội lỗi càng lớn mạnh hơn.
Tóm lại, muốn vượt qua nhân quả tội lỗi
này thì điều thứ nhất là phải tự giác sám hối
và hứa khả với tâm mình là phải từ bỏ những
lỗi lầm mình đã gây ra không còn tái phạm lại
nữa.
Điều thứ hai là đến trước một vị Thầy giới
đức thanh tịnh, nghĩa là vị Thầy đó không hề
vi phạm một lỗi lầm nhỏ nhặt nào cả, phát lồ
tất cả những lỗi lầm của mình và nhờ vị ấy
chứng minh cho mình sám hối những lỗi lầm
và hứa khả từ đây mình không còn tái phạm
những lỗi lầm đó nữa.
Có sám hối những lỗi lầm đúng cách như
vậy thì những tội lỗi mới được hóa giải, tâm
hồn mới thanh thản, an lạc và vô sự.
Pháp Phật vi diệu và đặc biệt dù bất cứ ở
nơi đâu mà đã làm tội lỗi thì chỉ có tự mình
sám hối ăn năn chừa cải, hoặc bằng cách phải
phát lồ với một vị Thầy thanh tịnh giới đức thì
tội lỗi mới được hóa giải.
 TU ĐỊNH VƠ LẬU TRONG
TẤT CÂ HÀNH ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
Câu hỏi của Mỹ Linh
Hỏi:Kính thưa Thầy! Từ nay con tu tập
Định Vô Lậu nhiều hơn, có khi ngay cả trong
giờ làm việc và cả giờ tối tu Định Niệm Hơi
Thở có được không thưa Thầy?
Đáp: Được, càng tu tập Định Vô Lậu càng
xả tâm nhanh chóng, càng thấy kết quả nhanh
hơn:
1- Thân được an vui, thanh thản.
2- Tâm bất động như cục đất trước các đối
tượng.
3- Tâm được chánh định, không rơi vào tà
định (tưởng định).
4- Pháp hướng có hiệu quả và hiệu quả
mầu nhiệm siêu việt lạ lùng.
Nhưng có một điều con cần lưu ý tất cả
pháp hành trong Phật Giáo đều nhắm vào một
mục đích duy nhất là vô lậu. Vậy lúc nào tu
Định Vô Lậu để quán vô lậu; lúc nào tu Định
Niệm Hơi Thở để quán vô lậu; lúc nào đi kinh hành để quán vô lậu; lúc nào làm việc để quán
vô lậu; lúc nào tu Định Niệm Hơi Thở để tác ý
vô lậu; lúc nào đi kinh hành để tác ý vô lậu, lúc
nào làm việc để tác ý vô lậu, đó là những điều
cần thiết vừa đủ để tu tập tâm vô lậu nhưng
phải rất thiện xảo và phải luôn nhớ đừng quên,
đây là cốt lõi trên đường tu tập giải thoát của
đạo Phật.

Đọc trong thư con, thì sự hiểu biết của con
về Phật pháp chỉ mới trang bị cho sự bắt đầu
những điều chân chánh để tu tập, nhưng còn áp
dụng vào cuộc sống thì lại là một điều khác.
Muốn có kết quả giải thoát thân tâm thì
phải:
1- Thường xuyên thưa hỏi mọi tâm niệm
xảy ra của mình để được thông suốt và hóa giải
do người thiện hữu trí thức thân cận.
2- Phải siêng năng tu tập chánh niệm
tỉnh giác trong tất cả mọi hành động và trong
tất cả việc làm, không chỉ riêng tu Định Niệm
Hơi Thở, mà còn phải tu luôn cả Định Vô Lậu.
Nhưng phải lưu ý tỉnh giác không phải chỉ biết
có tỉnh giác trong thân hành niệm nội và ngoại
mà còn phải tỉnh giác trong chánh niệm, tức là
biết hành động của thân, khẩu, ý của mình
đang làm việc gì thiện hay ác. Lại còn phải biết các pháp bên ngoài thiện hay ác để ngăn
chặn và diệt, còn thiện pháp thì tăng trưởng.
Có như vậy mới được gọi là tỉnh giác trong
chánh niệm của cuộc sống.
3- Siêng năng tu tập Định Vô Lậu, quán
xét tư duy về đời sống là khổ, lòng ham muốn
là khổ, nhân quả là khổ, ái dục là khổ, sân hận
là khổ, nhớ thương là khổ. Thân, thọ, tâm,
pháp vô thường bất tịnh là khổ, thực phẩm bất
tịnh thường ăn vào sinh ra bệnh tật, ái dục bất
tịnh sinh ra dục lạc khiến tâm mê mờ tạo
nhiều ác nghiệp là khổ v.v.. Quán tưởng nhàm
chán cuộc sống thế gian là khổ, vì vui đó rồi lại
khổ đó, khổ đó rồi lại vui. Cuộc sống của con
người giống như một vở tuồng trên sân khấu,
không có gì bảo đảm.
4- Phải dứt khoát xả tâm cho thật sạch
(tâm như cục đất) thì mới mong có sự thanh
thản, an lạc và vô sự.
Đó chỉ là mới có sự bắt đầu cho một cuộc
sống biết tu hành, chứ chưa phải là thấm
nhuần sự giải thoát. Cho nên “hiểu biết chỉ là
một sự mới bắt đầu tỉnh thức cho một điều
kiện nhân quả thiện để chuyển đổi nhân
quả ác”. CĨ SỰ ĐIỀU KHIỂN TRONG
HƠI THỞ LÀ CHƯA NHẬP ĐỊNH
Câu hỏi của Từ Đức
Hỏi:Kính thưa Thầy! Khi hơi thở thật
nhẹ, rất thông và dài, nhưng cũng có sự điều
khiển phải không thưa Thầy?
Đáp: Khi hơi thở thông nhẹ và dài mà
còn có sự điều khiển bằng pháp hướng hoặc
bằng sự vận dụng thì đó là đang tập tu nhiếp
tâm, chứ không phải nhập định. Nhất là đang
tu định diệt tầm giữ tứ thì mọi sự điều khiển
và sự hướng tâm là rất cần thiết cho định này.
Hơi thở nhẹ, dài và thông suốt, phải coi
chừng hơi thở này là hơi thở tưởng, tức là
tưởng tức, khi có tưởng tức xuất hiện ngay liền
thì có trạng thái khinh an. Đó là do công phu
ức chế tâm mà rơi vào trạng thái của định
tưởng.
Khi gặp hơi thở này thì chúng ta cố nhớ
tác ý: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô,
quán ly tham tôi biết tôi thở ra” hay “Quán
tâm như đất tôi biết tôi hít vô, quán tâm như đất tôi biết tôi thở ra” hay “Tâm hãy
ly dục ly ác pháp bất động tâm”
Nhờ có tác ý như vậy mà phá được tưởng
thức, và đồng thời có lợi lạc rất lớn là xả được
tâm ác, lìa tham, sân, si là tâm có năng lực
không tham, sân, si, năng lực không tham, sân,
si là năng lực của tâm thanh tịnh, năng lực
tâm thanh tịnh tức là phương tiện điều khiển
thân tâm nhập các loại định sau này.

TRÄNG THÁI AN ỔN KHƠNG CĨ LIÊN TỤC
Câu hỏi của Từ Đức
Hỏi:Kính thưa Thầy! Khi hơi thở bắt
đầu quá nhẹ, đi vào trạng thái an ổn thì
khoảng 5' bung ra, khi bung ra khoảng 5', 10'
mới an ổn trở lại. Kính thưa Thầy! Như vậy
làm cách nào để nó được an ổn luôn luôn?
Đáp: Khi đã bắt đầu đi vào trạng thái an
ổn, chỉ trong thời gian ngắn, không thể kéo dài
ra được có ba trường hợp:
1- Xả tứ quá sớm. 2- Sức tỉnh thức chưa đủ để xả tâm có
nghĩa là sự tỉnh thức chưa đủ để sống trong
chánh niệm.
3- Lậu hoặc chưa sạch.
Đó là thiếu thiện xảo an trú trong an ổn,
có người được 5' hoặc 10'. Có người được 30' lại
có người được 1 giờ cho đến 3, 4 giờ lại bung ra.
Muốn được an trú kéo dài thời gian an ổn
đó (yên lặng) thì phải tu tập các định:
1- Định diệt tầm giữ tứ.
2- Định chánh niệm tỉnh giác.
3- Định vô lậu quét sạch lậu hoặc.
Nếu không tu ba loại định này cho thuần
thục thì trạng thái an ổn kia chỉ là một xúc
tưởng hỷ lạc sẽ đưa hành giả vào một loại định
tưởng (tà định) hoặc lúc có lúc không và trạng
thái đó không được duy trì lâu bền.
Chính người tu thiền định ngày nay đều
rơi vào trạng thái an ổn của các loại tà định
này, nên sinh ra kiến giải, tưởng giải, từ đó
ngã chấp to lớn xem như mình đã chứng đạo
(kiến tánh thành Phật, Phật mà chưa hết tâm
tham, sân, si còn tham ăn, tham ngủ, tham
tiền, tham bạc, tham sắc, tham danh, tham lợi,
v.v..). Tóm lại, khi tu thiền mà tâm chưa ly dục
ly ác pháp hoàn toàn mà có trạng thái hỷ lạc,
khinh an thì nên đề cao cảnh giác coi chừng tu
sai pháp rồi đó.
Điều cần thiết khi có cảm giác khinh an
hay hỷ lạc thì phải mau mau đến thưa hỏi với
một Thiện hữu tri thức có kinh nghiệm trong
sự tu tập này, để giải nghi cho, chứ đừng có tự
ý tu tập thì không tốt có thể xảy ra bệnh tật
hoặc điên khùng như người mất trí.

CĨ TRẠNG THÁI AN ỔN
RỒI MỚI NHẬP ĐỊNH
Câu hỏi của Từ Đức
Hỏi:Kínhthưa Thầy! Khi ngồi thiền
lần lần hơi thở đi đến nhẹ nhàng, vào trạng
thái an rồi mới nhập được định. Có phải vậy
không thưa Thầy?
Đáp: Đúng vậy, nhưng đừng để tâm ở
trạng thái “an lạc” mà phải ở trạng thái “yên
lặng”. An có nghĩa là khinh an, nhưng khinh an
hiện giờ có là do ức chế tâm mà sinh ra, do ức
chế tâm sinh ra thì an đó là khinh an của
tưởng, chứ không phải khinh an do ly dục ly ác
pháp sinh ra, tu đến đây coi chừng nhập vào
định tưởng, cần cảnh giác.
Khi nào nhập định là lúc bây giờ tâm phải
ly dục ly ác pháp hoàn toàn thì mới nhập đúng
chánh định, còn tâm chưa ly dục ly ác pháp mà
nhập định thì phải đề cao cảnh giác tránh rơi
vào các định tưởng như trên đã nói.
Hiện giờ, con nên tu Tứ Niệm Xứ trên Tứ
Niệm Xứ để đẩy lui các chướng ngại pháp trong
tâm; để khắc phục tâm tham, sân, si của con
hơn là thiền định, vì thiền định chân chánh
của Phật sẽ không chấp nhận tâm chưa ly dục
ly ác pháp.
Tâm còn giận hờn phiền não mà muốn
nhập định thì đó là định của ngoại đạo, chúng
ta hãy nghe Đức Phật dạy: “Ta thành Chánh
Giác là nhờ tâm không phóng dật, muôn
pháp lành đều nhờ đó sinh ra”. Lời nhắc
nhở này làm sao chúng ta quên được, làm sao
chúng ta tu lạc vào thiền của ngoại đạo được
phải không hỡi các con? Vậy, tâm con hiện giờ còn như đống rác
bất tịnh, tham, sân, si, mạn, nghi còn dẫy đầy
ác pháp, thì làm gì con nhập định được, nếu
theo sự an ổn của tưởng kia mà nhập định thì
định ấy là tà định con ạ!
Nhập tà định có ích lợi gì cho bản thân
con, có lợi ích gì cho mọi người khác đâu, tà
định sẽ đưa con vào con đường tội lỗi, rồi đây
tham, sân, si của con còn nhiều hơn.
1- Thứ nhất, con làm tội cho con vì tâm
ngã mạn, cống cao, khiến con có nhiều khổ đau
và bất toại nguyện.
2- Thứ hai, con đường tu của con sai lạc
rơi vào thiền tưởng, đó là bước đường cùng của
sự tu tập.
Khi tu hành đúng pháp, tâm ly dục ly ác
pháp thì con cảm thấy mình an lạc bất động
trước các ác pháp, do đó tâm con giải thoát, dù
bất cứ ai làm gì con, con cũng an nhiên không
có mống tâm phiền não, sân hận một chút nào
cả, còn ngược lại thì con khổ đau vô vàn.
Cho nên, sự tu tập có những trạng thái
khinh an thì đừng lưu ý đến nó mà hãy lưu ý
đến pháp hành con đang tu tập và ôm pháp cho
thật chặt như người vượt biển ôm phao, khi gặp sóng gió ba đào. Nếu buông phao là chết chìm
dưới biển, mạng sống như chỉ mành treo
chuông. Người tu hành có khinh an hỷ lạc cũng
giống như người ôm phao vậy.

NGỒI THIỀN LƯNG ĐAU,
NHỨC VÀ CHÂN TÊ CỨNG
Câu hỏi của Từ Đức
Hỏi:Kính thưa Thầy! Con tu một thời
từ 25' đến 30', lúc gần hết giờ, còn khoảng 5'
đến 10' con bị trạo cử ngồi không an, đau buốt
cái lưng, nhức và tê cứng đôi bàn chân, chịu
không muốn nổi, buộc con phải xả sớm hơn. Có
khi con ám thị thì nó hết, có khi lại không hết.
Cúi mong Thầy chỉ dẫn cho con.
Đáp: Khi ngồi thiền, gần hết giờ bị đau,
nhức, tê chịu không nổi, thì con nên dùng pháp
hướng mà nhắn nhủ như thế này: “Ta quyết
định chết bỏ dù cho xương tan thịt nát,
máu trong thân này có khô cạn, ta cũng chẳng bao giờ xả ra, ta quyết tu xem mày
làm gì?”.
Khi ám thị xong câu này, con tiếp tục
hướng tâm ra lệnh: “Sáu thức phải gom chặt
vào tụ điểm, tâm phải định tỉnh trong
thân cho chặt không được phóng theo
thọ”. Khi hướng tâm xong, bắt đầu con vận
dụng hơi thở chậm chậm và nhẹ từng hơi thở
một, để cho tâm gom thật kỹ. Khi tâm gom
chặt thì con tác ý: “An tịnh thân hành tôi
biết hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi
thở ra”. Tác ý như vậy được một lúc sau con
không thấy đau và tê nữa.
Nhớ đừng động thân, phải giữ thân cho
thật chặt dù có đau nhức đến đâu cũng giữ thân
bất động và tâm phải bám chặt hơi thở thì sẽ
hết đau, đây là phương cách thứ nhất để chiến
đấu với cảm thọ, còn phương cách thứ hai con
phải thực hiện Tứ Niệm Xứ, trên bốn chỗ
Thân, Thọ, Tâm, Pháp để khắc phục tham ưu,
đẩy lui các chướng ngại pháp trên đó. Khi con
gặp chướng ngại của Thọ thì con không nên
ngồi ráng thêm một phút giây nào cả mà phải
đứng dậy đi kinh hành ngay liền, tâm con luôn
giữ gìn tỉnh thức khi đứng dậy, khi hướng tâm,
khi bước đi giống như con đang ngồi tỉnh thức trong hơi thở vậy. Và như vậy con đã xả Thọ,
con sẽ có cảm giác giải thoát ngay liền khi con
đứng dậy không còn thấy tê và đau chân nữa,
đó là tu theo pháp xả của Tứ Niệm Xứ, cho nên
Đức Phật gọi là: “Trên thọ quán thọ để khắc
phục tham ưu là vậy”.
Dưới đây là hai phương pháp tu hành:
1- Ức chế thân tâm để nhập định, phương
pháp này rất nguy hiểm, dễ rơi vào tà định, dễ
rối loạn thần kinh, dễ sinh ra những bệ nh
hiểm nghèo như tê, bại, xịu, v.v..
2- Xả các chướng ngại pháp để nhập định,
phương pháp này bảo đảm hơn vì có xả là có
giải thoát, nên thân tâm nhập vào chánh định
dễ dàng, không có khó khăn, không mệt nhọc.
Tâm hồn từ bắt đầu tu cho đến khi xả không có
một cảm giác khó chịu hay bất toại nguyện,
luôn luôn thanh thản, an lạc và vô sự.
Tóm lại, người mới bắt đầu tu tập đều
phải tùy theo đặc tướng của cơ thể, chứ không
bắt buộc ngồi kiết già để chịu tê, đau nhức, còn
bắt buộc ngồi kiết già chịu đau, tê nhức, nóng
đó là mục đích rèn luyện nghị lực, can đảm,
gan dạ, chịu đựng, bền chí v.v.. Và đó cũng là
sự rèn luyện để chuẩn bị trên cuộc hành trình
đường xa. LƯNG THỤNG
Câu hỏi của Từ Đức
Hỏi:Kính thưa Thầy! Khi con ngồi lúc
đầu thì thẳng lưng, nhưng từ từ lại bị thụng
xuống. Con sửa lại và ám thị “cái thọ hãy ngồi
thẳng lưng, không được thụng xuống” có lúc nó
nghe, có lúc nó không nghe, con lại tự nghĩ
chắc con bị đau lưng phải không Thầy?
Đáp: Không phải lưng con đau mà là một
thói quen hay thụng. Khi ngồi thiền con nên
tìm chỗ tựa lưng cho thẳng, nhờ điểm tựa lưng
đó, sau này con ngồi không có điểm tựa, lưng
vẫn thẳng hết thụng, phải tập ngồi tựa lưng,
một thời gian khá lâu rồi mới bỏ được.
Lưng thụng là vì sức con ngồi ít mà ráng
ngồi nhiều, ngồi lâu nên dễ bị thụng bị
nghiêng, bị ngửa, v.v..
Lưng thụng mà con ám thị thọ là không
đúng mà phải ám thị cột sống: “Cột sống phải
thẳng đứng không được thụng” hoặc “Lưng
phải thẳng đứng không được thụng”. Nhưng con nên nhớ, khi hướng tâm như
vậy thì con phải cố gắng giữ gìn lưng phải thật
thẳng, đừng để thụng nữa, vì để lưng thụng sẽ
thành thói quen khó sửa.
Thầy chỉ có lời khuyên chân thật con nên
ngồi ít lại, đi kinh hành nhiều là tốt, nhất là
thiền định ở tâm lìa tham, sân, si chứ không
phải ở chỗ ngồi, ngồi chỉ là một hình tướng
gom tâm dễ dàng, nhưng gom tâm không phải
thiền định, gom tâm chỉ là một phương tiện để
giữ tâm tỉnh thức mà thôi. Tỉnh thức không
phải chỉ để tỉnh thức ở chỗ đi, đứng, nằm, ngồi,
nói, nín, hơi thở, v.v.. mà ở chỗ chánh niệm để
luôn luôn lúc nào tâm cũng thanh thản, an lạc
và vô sự.

NGỒI THIỀN BỊ KIẾN BỊ
Câu hỏi của Từ Đức
Hỏi:Kính thưa Thầy! Khi ngồi thiền,
con thường bị kiến bò ray rứt khiến tâm con
bất an, con phải làm sao thưa Thầy? Đáp: Khi tâm chưa đủ định lực, con nên
dùng tay phủi nhẹ, khi phủi xong thì tâm con
được an ổn liền.
Từ khinh an, lưng thụng, đến kiến bò v.v..
mà con đã trình bày ở trên đều do sự hiểu lầm
thiền định của Phật. Tuy rằng Phật có dạy
khinh an, ngồi thẳng lưng, trạo cử, trạo hối,
hôn trầm, thùy miên, vô ký v.v.. nhưng những
điều này đâu có quan trọng mà quan trọng ở
chỗ tâm ly dục ly ác pháp, ở chỗ tâm bất động,
ở chỗ tâm không phóng dật.
Thầy xin nhắc lại để con đừng quên khi
tu tập thiền định của Phật, không phải chỗ
ngồi, nằm, đi, đứng, không phải chỗ hết vọng
tưởng mà chỗ ngăn ác diệt ác pháp sanh thiện
tăng trưởng thiện pháp hay trên Tứ Niệm Xứ
đẩy lui các chướng ngại pháp, thì dù đi, dù
đứng, ngồi, nằm đều tu hành được cả, đó là
những pháp hành để ly dục ly ác pháp; đó là
những pháp hành để thực hiện đạo đức giải
thoát; đó là những pháp hành để triển khai trí
tuệ giới đức làm người làm Thánh; đó là những
pháp hành thực hiện tâm bất động giải thoát.
Vì thế khinh an, lưng thụng, kiến bò không
phải là vấn đề làm tâm mất định.
 SỰ TỴNH THỨC TỰ NHIÊN LÀ ĐỊNH
Câu hỏi của Từ Đức
Hỏi:Kính thưa Thầy! Khi ngồi thiền sự
tỉnh thức quá cao, cứ chăm chú theo dõi từng
hơi thở một, không đi vào trạng thái lặng hoặc
mơ mơ, màng màng gì hết. Thưa Thầy, sức tỉnh
thức đó có thể đi vào định được không?
Đáp: Sức tỉnh thức đó là định tỉnh chánh
niệm, nên không cần phải đi vào định tỉnh nào
khác nữa, nhưng con phải hiểu, sức tỉnh thức
đó không phải do ức chế tâm mà có được, sức
tỉnh thức đó có được là nhờ tâm ly dục, ly ác
pháp, nhưng không phải nhìn đăm đăm hơi
thở, sức tỉnh thức đó là sức tỉnh thức rất tự
nhiên không có sự bắt buộc và gò bó của những
loại thiền ức chế tâm, mà do tâm không phóng
dật, sức tỉnh thức đó là sự nhận biết nhanh
chóng ra các ác pháp trong sát na (nháy mắt).
Muốn tâm không phóng dật thì phải tu
tập ngũ căn, tu tập ngũ căn thì phải phòng hộ
năm căn, phòng hộ năm căn thì phải sống
đúng ba đức ba hạnh của một bậc Thánh.
Ba hạnh gồm có: 1- Ăn
2- Ngủ
3- Độc cư
Ba đức gồm có:
1- Nhẫn nhục
2- Tùy thuận.
3- Bằng lòng
Nhờ tu tập ba đức, ba hạnh này mà tâm
không phóng dật, tâm không phóng dật là tâm
tỉnh thức, tâm tỉnh thức này là một loại tâm
tỉnh thức tự nhiên chứ không có ức chế như các
loại thiền định khác.

HẠNH ĐỘC CƯ
Câu hỏi của Từ Đức
Hỏi:Kính thưa Thầy! Giữ hạnh độc cư,
chủ yếu là không nói chuyện, để khỏi bị động
tâm hay là không thốt ra lời? Hoặc không cho
ra hơi nhiều, vì sợ mất đi sức thiền định? Đáp: Độc cư không có nghĩa là câm,
không nói chuyện, không thốt ra lời hay sợ mất
hơi mà không nhập được định.
Độc cư có nghĩa là không tụ họp, không
nói chuyện tào lao, chuyện phiếm, tập ít nói,
lựa lời đáng nói mới nói, lời không đáng nói
nhất định không nói.
Độc cư còn có nghĩa là Thọ Bát Quan Trai,
Thọ Bát Quan Trai tức là tu tập học sống làm
Phật trong một ngày.
Độc cư còn có nghĩa là nhập thất để sống
cho mình hay nói cách khác là để tẩy trừ
những chướng ngại pháp trên thân, thọ , tâm và
các pháp.
Độc cư chính là phòng hộ sáu căn giữ gìn
không cho dính mắc sáu trần, đó là pháp đệ
nhất tu tập ngũ căn.
Độc cư là Thánh hạnh, phàm phu không
thể sống được, nếu phàm phu không tập sống
Thánh hạnh thì chẳng bao giờ nhập được
Thánh Định, bằng chứng hiện giờ chư Tăng
phạm giới, phá giới, vì thế Thánh Định chỉ là
những bài thuyết giảng suông.
Độc cư là bí quyết thành tựu Tứ Thánh
Định, thế nhưng ai là người sống đúng hạnh độc cư, hơn 200 người về đây tu tập với Thầy,
không có ai là người sống đúng, vì thế chẳng
bao giờ ly dục ly ác pháp được, tức là họ sống
không phòng hộ sáu căn hay nói cách khác là
sống không hàng phục tâm, thường để tâm
phóng dật, đó là hành động phá hạnh độc cư
tâm mình.
Người tu hành theo Phật giáo mà phá
hạnh độc cư thì tu hành phí công vô ích tức là
tự phá hoại đời sống tu hành của mình thì đi tu
làm chi cho mất công vô ích.

HƠI THỞ THIỀN ĐỊNH
Câu hỏi của Từ Đức
Hỏi:Kính thưa Thầy! Theo con nhận
xét riêng, bản thân của con, con thấy hơi thở
thiền định nó khác với hơi thở bình thường.
Hơi thở thiền định thì có sự điều khiển chậm,
nhẹ, dài và có lực. Thưa Thầy có đúng không?
Đáp: Hơi thở chậm, nhẹ, dài, có lực và có
sự điều khiển là tu Định Niệm Hơi Thở có kết
quả tỉnh thức, chứ không phải hơi thở là thiền định, mà cũng không phải có thiền định mà
hơi thở sanh ra chậm, nhẹ, có lực và có sự điều
khiển.
Tất cả những sự tưởng ra trạng thái thiền
định như thế này, như thế khác đều là sai cả,
đều là do tưởng. Có những trạng thái thiền xảy
ra trong khi tu tập ức chế tâm không vọng
tưởng là tà thiền, tà định của ngoại đạo.
Thiền định của Phật chỉ khi nào tâm ly
dục ly ác pháp hay nói cách khác là tâm lìa
tham, sân, si thì đó mới chính là thiền định
của đạo Phật.
Như vậy khi tu thiền có trạng thái này
trạng thái nọ, thì phải mau mau xả tất cả
những trạng thái đó, chứ đừng có cho nó là
định tướng, thì bước đường tu hành sẽ là bước
đường cùng, tu hành chẳng đi đến đâu cả, chỉ
uổng cho một đời tu hành mà thôi.
 LÀM SAY MÊ QUÊN HƯỚNG
TÂM CĨ MỘT TỴNH THỨC KHƠNG?
Câu hỏi của Từ Đức
Hỏi:Kínhthưa Thầy! Con thường có
thói quen, làm công việc gì, làm mải miết cho
xong, quên nhắc tâm tỉnh thức, như vậy có mất
tỉnh thức không thưa Thầy?
Đáp: Làm mải miết cho xong mà không
có suy tư và cũng không quên mình đang làm
là tỉnh thức, không cần hướng tâm.
Làm mải miết mà có suy tư là thất niệm
(bị vọng tưởng).
Làm mải miết không có suy tư mà cũng
không nhớ đang làm (làm theo thói quen) là
thất niệm vô ký. Phải dùng pháp hướng nhắc
tâm tỉnh thức.
Người ta hiểu lầm tu tập tỉnh thức chỉ biết
có tỉnh thức trong hành động của thân hành
động nội hay ngoại thì điều đó sai không có ý
nghĩa gì cả của sự tu hành.
Người ta tập tỉnh thức để tỉnh thức nhận
biết được ác pháp để đẩy lui chúng ra khỏi thân tâm của chúng ta, để đem lại cho thân
tâm chúng ta một sự thanh thản, an lạc và vô
sự, đó mới chính là sự giải thoát của đạo Phật.
Bởi tỉnh thức không có nghĩa biết tỉnh
thức mà tỉnh thức phải biết đâu là chánh niệm
và đâu là tà niệm.
Như vậy sự tu tập tỉnh thức mới thực sự có
ích lợi lớn cho mình cho người, còn tu tập tỉnh
thức mà chỉ biết tỉnh thức thì đó là tu sai
không ích lợi, mất thời giờ vô ích và mất công
sức mỏi mệt.

MỘT NGƯỜI CHỨNG TỨ THIỀN,
ĐÍC TAM MINH CĨ KHI NÀO CHẾT BẤT
NGỜ KHƠNG?
Câu hỏi của Từ Đức
Hỏi:Kính thưa Thầy! Một người chứng
đến Tứ Thiền, đắc Tam Minh có khi nào vô
thường đến dẫn đi không thưa Thầy? Có nghĩa
là cái chết đến bất ngờ họ không kịp làm chủ. Đáp: Một người chứng Tứ Thiền, đắc Tam
Minh là đã làm chủ sanh tử luân hồi thì không
có sự chết bất ngờ, vì họ đã biết trước mọi
nhân quả xảy ra, không thể có một vật gì che
mắt tuệ Tam Minh họ được.
Khi nhập Tứ Thiền chứng Tam Minh thì
dưới đôi mắt tuệ của họ không còn có một điều
gì mà họ không hiểu.
Không gian có trải dài, thời gian có chia
cắt nhưng không thể vì thế mà che mắt tuệ họ
được, thì làm sao có sự vô thường đến với họ
thình lình.
Người tu hành đến nơi đến chốn, họ đã
làm chủ được sự sống chết, thì không còn có
một chướng ngại nào mà họ không thông suốt,
chỉ có người tu chưa đến nơi đến chốn thì chịu
mờ mịt trước uy lực của nhân quả.
Tóm lại, người tu đến nơi đến chốn thì
không có sự thình lình ngẫu nhiên, mà có sự
chủ động từ sự sống đến sự chết.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!