chúng sanh
con ạ! Chúng ta
hãy chờ đợi và
trong khi chờ đợi
thì chúng ta hãy sống đạo đức
không làm khổ mình, khổ
người và khổ cả hai
thì đó là đem nền đạo đức nhân bản – nhân quả vào đời.
LỒI THỰC VẬT CÓ CẢM NHẬN SỰ ĐAU KHỔ KHÔNG?
Câu hỏi của
Mỹ Linh
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Con là người mới bước vào
tìm hiểu và tu
theo Phật giáo, con có một thắc mắc nhỏ, xin mạo muội
được đưa ra và kính mong Thầy giải đáp giùm!
Với đôi mắt
bình thường (nhục nhãn)
của con. Con chỉ thấy các
con vật (động vật)
kêu đau khổ, vì vậy con rất
thương hại chúng;
con muốn hỏi Thầy: Những loài thực vật như cây đậu phộng, cây mè, cây đậu
nành, các loài rau và
cây ăn quả.
Khi chúng ta nhổ
chúng để ăn thì chúng có biết đau đớn không ạ?
Thắc mắc của
con là như thế đấy. Chúng con nhìn vạn vật với đôi mắt bình thường thì không thấy
các loại cây đau đớn khi bị nhổ lên làm
thực phẩm. Nhưng
với trí Tuệ Tam
Minh và thiên nhãn của Thầy thì
Thầy có cảm nhận được nỗi đau của thực vật không? (Cây lương thực, cây
ăn quả, rau…).
Thắc mắc
trên của con có vẻ rất đơn giản và
buồn cười, nhưng
con thực sự kính
mong Thầy giải thích giùm để con
thông suốt!
Con
kính chúc Thầy sức khỏe an lạc!
Kính thư
Đáp: Câu hỏi
của con là một câu hỏi mà nhiều người muốn
thưa hỏi, nhưng
e ngại không dám hỏi và không biết
ai để hỏi.
Con hãy lắng
nghe, Thầy sẽ giảng nói cho con hiểu: Nếu Thầy
dùng Tam Minh giảng
nói cho con nghe loài thực vật có cảm giác đau đớn thì con không đủ lòng
tin nơi Thầy. Tại sao vậy? Vì các con không có Tam Minh. Cho nên, Thầy dùng ý
thức giải thích để các con dễ hiểu.
Hành tinh chúng
ta đang nương tựa sống là hành tinh sống mà ai cũng biết. Vì thế, mọi vật trên
hành tinh này đều
có sự sống
như nhau. Từ loài thực vật rong rêu, cỏ cây đến loài
động vật nhỏ nhất như:
vi khuẩn, côn trùng; lớn nhất như loài chim đại bàng,
kình ngư đều có sự sống.
Mọi vật đều
có sự sống thì phải có sự cảm nhận.
Loài động vật
thì ai cũng biết
chúng có sự cảm nhận rõ
ràng như nhau. Còn
loài thực vật chúng có cảm nhận
không?
Câu hỏi của
con trên đây là muốn biết loài thực vật có cảm nhận đau đớn hay không?
Có con ạ! Tại
sao chúng ta biết như vậy?
Có nhiều trường
hợp chúng ta quan sát sẽ thấy những loài
thực vật có cảm nhận như: tất cả cây thảo mộc, nhất là cây trinh nữ (mắc
cỡ). Để chứng minh
điều này, khi chúng
ta đụng vào cây trinh nữ thì cây liền
co cành lá xuống. Còn tất cả
các loài cây thảo mộc
khác khi bị che khuất
áng sáng thì
chúng đều nghiêng mình
theo hướng có ánh sáng hoặc chúng ta đổ một đống phân, một thời gian sau
chúng ta đều thấy những rễ cây hướng về đống phân.
Như vậy, tất cả
loài thảo mộc đều có sự
cảm nhận, có sự cảm nhận là có sự đau đớn, nhưng chúng ta không phát hiện ra được
âm thanh của những
loài thảo mộc
kêu khóc, thở than như loài động vật. Nhưng chúng có những hiện tượng héo úa, tàn tạ, nơi
cành lá, chứng tỏ chúng cũng sầu khổ trước
cảnh chia ly cùng mọi vật vào cõi vĩnh hằng. Con có
nhìn thấy không con?
Khi nhận ra
được những điều này. Đứng trước sự sống
và sự đau khổ
của mọi loài
và lòng thương yêu sự sống của muôn vật thì chúng ta phải làm sao hỡi con?
Chúng ta biết
sống, biết đau khổ, biết thương yêu sự sống, biết
khóc thương sự đau
khổ của
mình, của người,
của muôn loài vật
sống khác nhau. Sao chúng ta lại nỡ nhẫn tâm nuôi sống
thân mình bằng
những sự đau khổ, sự
sống của muôn
loài vật khác?
Sao chúng ta lại nỡ nhẫn tâm nhai
nuốt được những sự đau khổ, những sự sống của muôn loài vật khác? Lòng yêu
thương có cho phép
chúng ta sống như vậy
trên sự sống
và sự đau khổ
của muôn loài không hỡi con?
Phải chấm dứt
sự tái sinh luân hồi
con ạ! Phải thoát ra khỏi
kiếp làm người,
làm chúng sanh con ạ!
Muốn được vậy thì chỉ
có một con đường duy nhất, đó
là con đường Bát
Chánh Đạo của Phật giáo. Con đường ấy sẽ giúp chúng ta
thoát kiếp làm người,
làm chúng sanh
và sống trọn vẹn
trong lòng yêu
thương của một
con người thật là người muôn thuở. Phải không con?
Xét cho tận
cùng sự sống trên hành tinh này là một sự khổ
đau. Loài này ăn thịt loài kia để
sống, loài kia
ăn thịt loài
này để sống thì thật là đau lòng. Phải không con?
Chính chúng
ta là những người ăn thực phẩm thực vật để sống,
khi biết cây cỏ thảo
mộc có
cảm nhận sự đau
khổ thì chúng ta chỉ
còn quyết tu tập cho ra khỏi nhà sinh tử, chấm dứt luân hồi, chứ
không còn tha
thiết sống trong sự phải
ăn với nhau để sống. Sống trong sự
đau khổ của nhau.
Xét cho tận
cùng, mọi sự sống trên
thế gian này là một sự đau khổ tận cùng của sự đau khổ, chúng
ta hãy vượt
ra những sự đau khổ này
các con ạ! Như đức Phật
đã dạy: “Đứng lại
thì chìm xuống, tiến tới thì trôi
dạt, chỉ có vượt
qua”. Nhưng vượt qua bằng
cách nào? Bằng chân lí thứ ba “Diệt Đế” tức là Tâm bất động trước các ác
pháp và các cảm thọ, là tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
Phải cố gắng
lên các con ạ! Đời có gì vui toàn
là sự khổ
đau, chúng ta đang sống
thì có bao nhiêu loài thực vật, động vật đau khổ
và chết. Phải không hỡi con?
“Nước mắt
chúng sanh nhiều hơn nước biển”,
lời dạy này
không sai con ạ!
Chúng ta
làm sao đây hỡi
con? Hãy bắt chước Phật. Người đã vượt qua, Thầy đã vượt
qua, bây giờ các con hãy
vượt qua. Cố gắng
lên các con ạ! Có
Thầy, có Phật giúp đỡ chắc
chắn các con cũng sẽ vượt
qua đến bờ bên kia. Chúc các con thành công.
THƯ NGƠ
Kính bạch quý vị Tôn
Túc, quý vị Đại
Lão Hòa
Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức
Tăng, Ni cùng quý vị nam nữ cư
sĩ Phật tử bốn
phương!
Kính thưa quý vị! Tập IV Văn Hóa Phật Giáo Đường Về
Xứ Phật là một tập sách mạnh dạn nói thẳng những sự mê tín, ảo tưởng, hư tưởng
lạc hậu trong kinh sách phát triển đã truyền
thừa trong dân
gian trở thành
một phong tục hủ lậu rất
khó bỏ, để
quý vị biết rằng:
Đó là một loại văn
hóa hư ảo Thần,
Thánh, ma quỷ,
linh hồn người chết
v.v.. để xây dựng một thế giới
siêu hình, làm hư hoại tư tưởng bao thế
hệ của loài
người, khiến cho họ không còn có cái nhìn, cái hiểu biết
chánh tri kiến, làm lệch lạc sự hiểu biết
chân thật của loài người từ ngàn xưa cho đến ngày nay.
Nhưng may mắn
thay trên hành tinh sống này còn có một con người không chấp nhận những tư tưởng
triết học hư ảo ấy, nên Ngài quyết tâm tìm cho ra sự thật và cuối cùng Ngài
đã thấy được sự thật ấy. Đó
là bốn chân lí, nó đã ra đời và
xác định một sự thật của con
người. Một sự thật, đó là một nền đạo đức nhân
bản – nhân quả của loài người mà không có những
hệ tư tưởng
triết học, thần học, giáo điều tôn giáo học, đạo đức học nào có được.
Bởi vì những hệ tư tưởng triết học, thần học, giáo điều tôn giáo học, đạo đức học đều
phi đạo đức nhân bản – nhân quả.
Dựa vào bốn chân
lí này Ngài đã đưa
ra dạy cho loài người, để quyết tâm quét sạch những tư tưởng mê tín lạc hậu; những
tư tưởng mơ mộng, ảo huyền hư cấu hủ lậu v.v.. để dựng lên một nền đạo đức nhân
bản –
nhân quả cho mọi người sống
không làm khổ
mình, khổ người. Cứu thoát loài
người ra khỏi sự đau khổ, tạo cuộc sống thế gian thành Thiên Đàng Cực Lạc bằng
sức tự lực của mọi người.
Ngài đập
phá tất cả những tư tưởng sai lầm
của kinh sách Vệ Đà mà mọi người
cho là Thánh giáo, Thánh kinh, là Văn Minh của nước Ấn Độ, của nhân loại.
Một tư tưởng sai lệch, lạc hậu, mê tín đã
giết chết bao thế
hệ con người sau này, không
những ở đất nước Ấn Độ, mà còn biết bao nhiêu đất nước khác nữa trên
trái đất này. Cho nên,
kinh sách là những
món ăn tinh thần, nó rất quan
trọng. Kinh sách phi đạo đức là món ăn sai lầm, là món ăn độc,
khi đã ăn vào
thì rất khó nôn ra
lắm các bạn ạ!
Biết kinh sách sai lầm, nó sẽ làm hư hoại biết
bao nhiều tư tưởng thế hệ con người.
Xin các vị lãnh đạo đất nước, các vị lãnh đạo
các tôn giáo
và nhất là
các vị lãnh đạo
Phật giáo đừng
vì chùa to, Phật lớn, đừng vì danh
lợi hão huyền
mà quên đi
trách nhiệm bổn phận làm lợi ích
cho loài người, cho tín đồ, nên quý vị cần phải quan tâm những loại kinh
sách có
hệ tư tưởng
phi đạo đức,
mê tín, ảo tưởng, thần quyền, thần
thông tưởng, xuất hồn, nhập cốt, bói
toán, chiêm tinh v.v..
đốt sạch, dẹp sạch để cứu
dân ra khỏi những
hủ tục tai hại.
Đó là những
loại kinh sách gieo rắc tư tưởng u mê, tha lực, làm mất tự lực của mọi
người.
Tóm lại tập
sách này, chúng tôi kính gửi đến mọi người
trên hành tinh này với một tinh thần xây dựng đạo đức nhân bản – nhân quả sống
không làm khổ mình, khổ người cho đúng
nghĩa của nó.
Cuối cùng nếu
có điều chi trong tập sách này viết
không đúng sự thật thì xin quý vị chỉ giáo góp ý, chúng tôi thành tâm biết ơn.
--------
HẾT TẬP IV
MỤC LỤC
Lời nói đầu..........................................................
5
Trí vô hạn và hữu hạn.....................................
31
Kiến giải
........................................................... 34
Thiện pháp
....................................................... 38
Phật
tánh.......................................................... 43
Vô minh
............................................................ 47
Như lý tác ý
...................................................... 52
Phước hữu lậu
................................................... 54
Xá lợi
................................................................. 59
Phật và A la
hán.............................................. 61
Bản thể tuyệt
đối ............................................. 66
Chánh pháp,
tà pháp....................................... 70
Sinh hoạt Phật
giáo ......................................... 73
Tha thứ..............................................................
75
Lòng yêu
thương............................................... 77
Cận tử nghiệp...................................................
79
Linh hồn
........................................................... 82
Tục lệ...............................................................
113
Áo lục thù, áo hải hội
.................................... 115
Chiếc áo
không che được mắt thánh ............ 119
Sát sanh
siêu cực lạc ...................................... 122
Bốc mộ
............................................................. 134
Nhân ác
........................................................... 141
Sống đèn dầu,
chết kèn trống ....................... 145
Biến đổi luật
nhân quả .................................. 155
Sát sanh cầu
hạnh phúc................................. 157
Mười hai bà
mụ............................................... 160
Cần xả bỏ mê
tín ............................................ 162
Cách thức tu
tập ............................................. 166
Lạc hậu, mê
tín, tiền mất tật mang ............. 168
Di chúc của
Liễu Kim cho chồng và con ....... 175
Tâm thanh tịnh
là nhò ly dục ly ác pháp .... 180
Giới luật...........................................................
194
Đức hạnh làm
người ....................................... 198
Lòng hiếu
sinh ................................................ 201
Ngăn ác diệt
ác pháp ..................................... 204
Học tập đạo
đức .............................................. 206
Bất động tâm
định ......................................... 208
Thọ bát quan
trai ........................................... 215
Học đạo đức
..................................................... 221
Làm chủ sự sống
chết .................................... 226
Phật tánh
........................................................ 233
Người muốn
tu theo Phật là phải sống đạo đức
.........................................................................
236
Những câu hỏi.................................................
237
Bậc A La Hán
có tâm đại bi không? ............ 240
A La Hán
chưa hết lậu hoặc, xin quý vị đừng phỉ báng, rất tội
............................................. 243
Dùng ái ngữ
thế nào là đúng? ....................... 246
Cái hay của
Đại thừa là cái tưởng của bồ tát
Long Thọ
......................................................... 257
Chính đức Phật dạy thế giới siêu hình không
có...................................................................... 265
Đại thừa có
ý đồ diệt Phật giáo .................... 269
Đức Phật và
chúng thánh tăng đều ăn ngày
một bữa mà
chứng đạo ................................... 274
Phước chúng
sanh chưa đủ tìm một vị A La
Hán rất khó
.................................................... 279
Pháp sai chứ
người không sai ....................... 281
Ăn ngày một
bữa ............................................ 283
Ăn ngọ
............................................................. 284
Nói cái sai
của Đại thừa và Thiền Đông Độ có
gì mà sân
........................................................ 286
Họ chấp nhận
Thầy có gì lợi cho Thầy ........ 289
Lạy lễ hồng danh
sám hối là tiêu trừ tội chướng, tai qua nạn khỏi
............................... 294
A La
Hán......................................................... 297
Những quả A
La Hán của Đại Thừa ............. 298
Chí nguyện
chứng quả A La Hán toàn giác . 300
Một vị A La
Hán có vào sanh ra tử để độ chúng sanh không?
.................................................... 302
Mục đích con
muốn xuất gia với Thầy .......... 307
Sóng gió
Chơn Như ........................................ 316
Thọ hành Tứ
niệm xứ..................................... 321
Thiện pháp
...................................................... 325
Mười năm
trong thất không bằng một năm trong động
....................................................... 330
Niệm Phật
không phải là xả tâm ................. 333
Tứ bất hoại
tịnh.............................................. 339
Tu là sửa,
chứ không phải tụng kinh, niệm chú, cúng bái, ngồi thiền........................................
343
Chấn chỉnh
Phật giáo .................................... 346
Loài thực vật
có cảm nhận đau khổ không?. 351
Thư ngỏ............................................................
357
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!