Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT - TẬP 3 - 11

Qua cô Bích Hằng, tôi hy vọng có được
thông tin về phần mộ em tôi, nhưng điều còn
quan trọng hơn là: Kiểm nghiệm xem có thật
linh hồn còn tồn tại sau khi người ta chết
không. Tôi lục tìm trong trí nhớ những vụ việc
mà chỉ tôi và em tôi biết, để kiểm tra xem có
thật là linh hồn em tôi đang nói với tôi không.
Dự buổi gọi hồn có chị tôi và em gái tôi,
nhưng tôi dặn không ai được nói, đề phòng hớ
hênh, để lộ thông tin cho “thầy bói nói dựa”.
Bích Hằng là một cô gái nhỏ nhắn, xinh
đẹp và thùy mị, năm nay 27 tuổi tốt nghiệp đại
học kinh tế quốc dân, hiện đang làm kế toán
cho một công ty xây dựng của quân đội, đồng
thời vẫn theo học lớp đào tạo thạc sĩ quản lý
kinh doanh do trường đại học Oxtord (Anh) tổ
chức tại Hà Nội.
Tôi hỏi cháu có khả năng đặ c biệt từ bao
giờ. Cô nói: từ khi còn đang học phổ thông, sau
khi bị chó dại cắn, lên cơn nhưng không chết .
Cô bạn cháu cùng bị chó dại cắn thì chết. Một
hôm, giỗ bà nội, cháu nhìn lên bàn thờ thấy bà
ngồi cùng hai đứa bé. Cháu hỏi ông nội: hai
cậu bé ngồi cùng bà nội kia là ai? Sau một hồi
kinh ngạc, ông nội giải thích: người con thứ
nhất của bà được hơn một tuổi thì chết, người con thứ ba sau bố cháu được hơn hai tuổi cũng
chết. Từ đó trở đi, khi qua nghĩa địa, cháu
nhìn thấy vô số là vong hồn người nằm, người
đứng, khi tỏ khi mờ giống như nhìn vào cái
màn hình bị nhiễu. Mới đầu thì rất sợï, sau
cũng quen dần đi.
Tôi lại hỏi: “Có tin nói là khả năng đặc
biệt của cháu suy giảm rồi, có đúng không?”.
Cô trả lời: “Khi cháu có bầu và sinh con, cháu
phải lấy cớ đó để từ chối. Bây giờ con cháu đã
14 tháng, cháu mới nhận giúp bác”.
Khác với anh Nhã, cháu Hằng yêu cầu đặt
lên một cốc nước, một cốc gạo để cắm hương,

một ngọn nến và một bức ảnh của cô Khang
theo cháu nói là để nhận diện vong hồn được
triệu về có đúng là cô không. Cháu mang theo
một xấp giấy tiền đặt lên bàn.
Thắp hương và đốt nến xong, cháu khấn
mời cô Khang bằng một giọng nhỏ nhẹ, tưởng
chừng như cô đang ngồi trước mặt.
Rồi quay sang nói với tôi: Ở căn phòng
này, bác không thờ bao giờ, có thể là khó về.
Nghe Hằng nói, tôi đâm lo. Chẳng những
không thờ bao giờ mà 10 năm nay tôi không ở
nhà này, giao cho con. Nhìn quanh cửa kính đóng kín mít (dễ mở máy điều hòa nhiệt độ) thì
mùi hương bay đi đâu mà cô nhận biết được?
Cháu Hằng có lời mời nhưng cô ở đâu mà nghe
thấy được? Nếu nghe thấy thì tìm sao nổi đến
địa chỉ này giữa cái thành phố ồn ào bát ngát?
Nếu tìm thấy địa chỉ thì lách qua kẽ hở nào mà
vào được?
Một phút chờ đợi căng thẳng trôi qua.
Cháu Hằng vẫn dán mắt vào tấm ảnh. Rồi hai
phút, rồi ba phút. Bỗng cháu Hằng hớn hở:
Cháu chào cô ạ! Cháu là Phan Thị Bích Hằng.
Bác Trần Phương nhờ cháu mời cô về để hỏi cô
hài cốt của cô hiện nay ở đâu?
Rồi Hằng vội quay sang tôi, hạ giọng nói:
Có một người đàn ông, thanh niên đi cùng với
cô. Tôi ngồi im, cố đoán xem người đó là ai.
Cháu Hằng vẫn chăm chú lắng nghe,
thỉnh thoảng lại vâng à, à, thế ạ! à, cái gì
ngân, cô Ngân hay là cái gì?
Qua phiên dịch của cháu Hằng, cô Khang
nói: người thanh niên đi cùng em chính là anh
Sơn đấy. Anh vẫn thường xuyên đến gặp em
(Anh Sơn thật ư? Người anh, người bạn và
người đồng chí thân thiết nhất của tôi! Tôi
muốn reo lên, gọi thật to tên anh. Nhưng tôi cố
nén mình lại, chờ xem sao). Anh không có duyên rồi, anh đi tìm em, đối mặt với em rồi
mà không đến được với em. Từ hôm anh đến
mấy chị với em trong đội Hoàng Ngân của em
cứ bảo sao lâu quá không thấy anh Phương trở
lại. Chỗ em nằm chỉ cách chỗ anh đào 3 bước
chân xoải dài ra phía bờ ao (tôi hỏi: Vậy em
nằm trên vườn hay dưới ao? Đến bờ ao cũng
còn ba bước chân nữa. Phía trên em chừng 2
mét là chị Nguyễn Thị Bê, đội viên đội nữ du
kích Hoàng Ngân, quê ở ngay làng La Tiến.
Cách chỗ em nằm cũng chừng hai mét về phía
Đông là một nam, bị bắt từ Hải Dương về, em
không biết tên. Ba cái mộ gần như nằm trên
một đường thẳng. Hai người kia cùng bị giết
một ngày với em. Chúng cột tay ba người lại
với nhau rồi vất xuống sông vào nửa đêm. Dân
phòng ta có đi tìm nhưng không thấy. Mãi mấy
ngày sau, xác mới nổi lên. Dân vớt được thực
ra, dân cũng là dân phòng giả dạng thôi. Đưa
về đây chôn, vì thế mà ba cái mộ sát gần nhau.
Xa hơn, còn mấy người nữa. Chỗ này còn có cả
thẩy bảy người cơ. Mấy người nổi lên trước thì
dân còn cho được manh chiếu. Còn nổi lên sau
thì đến manh chiếu cũng không có, nói gì đến
quan tài! (vì cháu Hằng hỏi: Chôn cô có quan
tài không?) Rồi cô chỉ dẫn tỉ mỉ chỗ cô nằm, với các
đặc điểm cây cỏ chung quanh, bắt đầu từ cây
nhãn ở góc vườn mà tôi nhận ra ngay. Đó là
cây nhãn giáp với nhà bà Nhờ, tôi đã ngồi ở đó
để theo dõi việc đào mộ.
Tôi hỏi: Em có biết chỗ em nằm thuộc về
đất của ai không? Của bà nào không?
Cô đáp: Em cũng không biết nữa.
Cháu Hằng xem ảnh bác Sơn, bảo đúng,
nhưng trông bác già hơn và gầy hơn trong ảnh.
Thực vậy, bức ảnh chụp năm 1948, trong tư thế
rất bảnh trai, khi anh tôi đang công tác ở Sơn
Tây.
Anh nói: Chú đi tìm em Khang mà chẳng
nói với anh một câu. (Tôi xin lỗi anh. Nhưng
trong bụng vẫn nghĩ: Oan em quá, em đâu có
biết anh còn tồn tại?). Lần sau, chú báo trước
cho anh, anh sẽ dẫn đường cho chú đến tận
nơi. Người trên này có tâm đấy, nhưng mò kim
đáy biển, biết chỗ nào mà đào? Ai khoanh cho
chú chỗ ấy là họ hiểu biết đấy. Cũng may mà
khúc sông ấy hơi cong lại, xác em mình dạt
vào, nếu không thì đã trôi tuột đi rồi.
Mẹ thì khóc thương em nhiều lắm, cứ
muốn em về bên mẹ để mẹ ôm ấp. Còn anh thì anh khuyên em về nghĩa trang liệt sĩ. Vì đấy là
vinh dự của em mình, của gia đình mình cơ
mà. Tổ quốc ghi công mình, đời đời người ta
thắp hương cho mình, chứ đâu chỉ con cháu
trong gia đình mình. Vả lại đời anh chị em
mình đã vậy, chứ đến đời thằng An thì nó còn
biết gì! (Tôi giật mình, vì thằng An chính là
con tôi, 10 năm sau khi hy sinh, nó mới ra đời).
Hôm nào khi đưa em Khang về nghĩa
trang liệt sĩ, chú cũng cần nói lại với bố mẹ
như thế.
Hôm chú đi tìm mộ em Khang, anh cũng
có theo dõi. Chú đào xuyên đến cả lớp đất
nguyên thủy. Em mình đâu có nằm sâu đến
thế. Chỉ hơn một mét là đến lớp cát đen rồi.
Em mình cũng chỉ nằm ở tầm ấy thôi. Lần này
chú để ý sẽ thấy mộ t thanh củi mục. Thực ra,
đấy là cái cán thuổng mà người đào đất đánh
gãy vất lại đó, vô tình như đánh dấu cho mình.
Bỗng cháu Hằng nói như ra lệnh: Pha
chén nước chè!
Tôi hỏi nhỏ cháu sao lại làm như vậy?
Hằng nói Bác Sơn bảo: Nói chuyện khan
thế này thôi à? Cháu Hùng đứng dậy đi ra ngoài, rồi lại
vào ngồi cạnh tôi. Một lát cháu đứng dậy đi ra
cửa, đỡ lấy hai chén trà nóng đặt lên bàn.
Cháu Hằng quay sang tôi nói: Bác Sơn
bảo: Ơ kìa cái thằng An! Nó vào mà không
chào bác.
Cháu Hằng và tôi đều ngồi quay lưng ra
cửa, không để ý ai đã hé cửa đưa chén trà cho
Hùng. Sau mới biết là cháu An, nó vừa đi làm
về.
Bác Sơn nói tiếp: Các cháu học sinh nó
không biết đấy thôi. Người âm không giúp được
gì nhiều, nhưng cũng có lúc đỡ được. Có lần,
chỉ cần anh đến chậm một tý thì cháu Trang
đã gặp nguy hiểm rồi (Tôi kinh ngạc khi anh
nhắc đến tên cháu Trang con của An).
Tôi hỏi: Anh bảo sẽ dẫn đường cho em,
làm cách nào mà em nhận biết được?
Anh nói: Anh không thể nắm tay chú,
nhưng anh sẽ tìm con vật nào đấy: con ong, con
bướm chẳng hạn, sai khiến nó để nó dẫn đường
cho chú. Làm việc này đối với người âm là khó
đấy, nhưng anh sẽ cố. Khi thấy con vật chú gọi
nó lại, rồi đi theo nó đến chỗ nó đậu. Một lúc lâu cháu Hằng không dịch, mà
trao đổi gì đó. Tôi chỉ nghe cháu nói (cháu còn
con nhỏ. Vâng, cháu sẽ cố. Sau này hỏi lại,
Hằng nói: cô Khang cứ thuyết phục cháu đi đến
mộ để cô nói với cháu, chỉ cho cháu đúng chỗ
cô nằm, kẻo lại đào chệch như lần trước. Bác
Sơn cũng dỗ cháu. Bác bảo: Chú Phương chú
ấy quen tác phong chỉ huy, ra lệnh. Còn bác thì
bác nhờ cháu. Bác Sơn bác ấy vui tính lắm. Hễ
bác nói là thấy không khí vui vẻ, phấn khởi
ngay. Còn cô Khang thì có vẻ hơi buồn.
Cháu Hằng lại hỏi: Bác Phương muốn biết
chính xác ngày giỗ của cô. Bác ấy chỉ biết vào
khoảng 20 tháng sáu dương lịch.
Rồi Hằng nói tiếp: Cô cười bảo: Đối với
anh Phương thì ngày nào mà giỗ chẳng được.
Em bị chúng nó bắt, có được bóc lịch đâu mà
biết ngày. Chỉ nhớ một hôm, khoảng 18 hay 19
gì đó, thằng quan tư bảo: “Bọn mày cứng đầu!
Đến ngày 24 mà không khai thì bắn bỏ”, anh
cứ lấy ngày ấy là được. Còn ngày âm lịch em
không biết là ngày nào.
Anh Sơn bổ sung: Cứ qua ngày giết sâu bọ
là em Khang lại bảo anh: Sắp đến ngày giỗ em
rồi đấy. (Sau này tôi tra lịch thì biết: ngày
24.6.1950 là ngày mùng mười tháng năm âm
lịch).
Rồi anh nói tiếp: Hôm nào đi tìm mộ em
Khang, các cô kiếm lấy ít hoa quả, thắp hương
mời chị em. Người ta chết cùng nhau, mình chỉ
hì hục đào tìm em mình thì người ta cũng tủi,
phía trên mộ cô Khang là mộ một chị liên lạc,
cấp dưỡng cho đội du kích, người địa phương
(cô Khang nhắc: chị Nguyễn Thị Bê) nên báo
cho gia đình chị ấy biết mà đến tìm. Chú
Phương kiếm cho anh mấy bao (cháu Hằng nói:
bao gì ạ... à vâng), bao thuốc Cáp tăng để anh
mời anh em. Bây giờ anh cũng chỉ huy cả trung
đoàn đấy.
Bỗng cháu Hằng nói như ra lệnh: Đốt tiền
đi! Sắp đi rồi đấy.
Tôi hỏi nhỏ cháu: Sao lại làm vậy?
Cháu nói: Bác Sơn bảo.
Chúng tôi vội hỏi đôi điều về “đời sống”
của anh tôi và em tôi. Cô Khang nói: Có lần em
về thăm chị Nghĩa, chỉ đứng ngoài mà không
vào được (chị Nghĩa là chị lớn nhất nhà của
chúng tôi). Anh Sơn nói: Em bị chết trôi sông, đã có
ai bắc cầu đâu mà hễ nhớ chị nhớ em thì chỗ
nào cũng đòi vào. Bận sau đi với anh. Bây giờ
công việc ở đây đã xong, đi với anh đến nhà
Quỳnh chơi (Quỳnh là em út của chúng tôi. Tuy
là út, nhưng cũng đã thành một “ông lão ngoại
60 rồi”). Chỉ riêng cách xưng hô đó cũng chỉ
nói lên vị thế và tình cảm của người anh cả đối
với thằng em út.
Nói rồi, biến mất. Cuộn băng ghi âm 90
phút cũng vừa hết.
Sau đó tôi nghe lại băng ghi âm nhiều
lần. Quả thật lại quá nhiều điều bí ẩn do chính
anh tôi nói ra mà tôi không kịp hỏi lại. Nhưng,
qua những tên người trong gia đình được nhắc
đến một cách ngẫu nhiên, qua cách xưng hô, sự
hiểu biết về tính cách từng người còn sống,
cách xử sự và tâm tư tình cảm của người nói,
tôi nhận ra đúng là anh tôi và em tôi. Người
khác, dù biết rõ gia đình tôi đến mấy, cũng
không thể sáng tác ra một kịch bản như thế,
huống hồ là cháu Hằng, một người mà tôi vừa
mới gặp lần đầu. Cháu chỉ đơn thuần đóng vai
người phiên dịch, chăm chú lắng nghe, hỏi lại
cho đúng rồi nói lại. Cháu hỏi han, vâng dạ,
trao đổi với người chết cứ như nói chuyện với người sống đang ngồi trước mặt, hoàn toàn
không phải là một cô đồng nửa tỉnh nửa mê.
Nếu thừa nhận người đang nói đúng là
anh tôi và em tôi thì không thể không thừa
nhận: Sau khi người ta chết đi, vẫn còn lại một
cái gì đó mà ta quen gọi là linh hồn. Nhưng
linh hồn là gì? Tôi tự hỏi. Nó phải tồn tại dưới
một dạng vật chất nào đó thì cháu Hằng mới
nhìn thấy và nhận diện được qua tấm ảnh. Nó
phải phát ra tiếng nói qua một tần số nào đó
thì cháu Hằng mới nghe thấy mà nói lại cho
tôi. Đối với tôi nó là vô hình, nhưng đối với
cháu Hằng thì nó lại là hữu hình. Đối với tôi
nó là câm lặng, nhưng đối với cháu Hằng thì
nó lại phát ra những âm thanh có thể nghe
thấy, những âm thanh này chuyển tải đủ cả
những sắc thái sống động của tình cảm, của tư
duy, hệt như tiếng nói của người sống vậy .
Nếu linh hồn đã là một dạng vật chất có
hình thù và khả năng phát ra âm thanh thì
“theo cách nói của triết học” nó thuộc phạm trù
“Tồn tại” mang tính khách quan, chứ không
thuộc phạm trù ý thức mang tính chủ quan.
Nhận biết nó hay không nhận biết đượ c nó, là
tùy ở khả năng của từng người. Cháu Hằng có
khả năng nhận biết được nó. Còn tôi thì không. Nhưng đâu phải vì tôi không có khả năng nhận
biết được nó mà tôi có quyền phủ nhận sự tồn
tại của nó? Đối với tất cả những gì ta chưa có
khả năng nhận biết được chớ vội vất vào cái sọt
rác mê tín dị đoan thì khoa học còn việc gì để
làm, còn gì để khám phá? Lâu nay, tôi đinh
ninh mình là duy vật, hóa ra chính mình lại là
duy tâm chủ quan: “Cái gì ta cho là tồn tại thì
nó tồn tại, cái gì ta cho là nó không tồn tại thì
nó không tồn tại, nó chỉ là mê tín dị đoan!”.
Lần đầu tiên trong đời tiếp xúc với linh
hồn, tôi nhận ra như thế, hoặc suy ra như thế.
Tuy nhiên, cũng còn phải chờ cuộc đào bới tiếp
mới kiểm nghiệm được những thông tin do linh
hồn cung cấp là đúng hay sai.
Vùng đào bới tiếp lại trùng hợp với vùng
đào bới do anh Nhã chỉ dẫn. Vì vậy, cũng là
một việc để kiểm nghiệm lại cái trận đồ bát
quái của anh.
Hy vọng và hoài nghi lẫn lộn, tôi nóng
lòng chờ ngày hẹn của cháu Hằng để cùng về
La Tiến. Cuối cùng ngày hẹn được ấn định:
17.8.1999.
Ngày 17.8.1999 cuộc đào bới lần thứ hai. Ngay sau khi nhận được hẹn của cháu
Hằng, tức là 4 ngày trước khi tiến hành cuộc
đào bới lần thứ hai, tôi cử chú Quỳnh cùng anh
Tân Cương về La Tiến làm các công việc chuẩn
bị. Khi còn cách La Tiến 40 cây số, anh Tân
Cương gọi điện cho anh Nhã. Anh rất mừng
khi biết tin Bích Hằng vào cuộc. Lần này anh
cho Tân Cương một tín hiệu: 10 giờ hôm đó, sẽ
có hai con bướm màu bay lượn quanh mộ rồi
đậu lại, hãy đánh dấu lấy chỗ đó.
Đến nhà ông Điển, đúng giờ hẹn, anh Tân
Cương ra gốc nhãn ngồi. Cái hố mà chúng tôi
đào hôm trước nay đã được lấp bằng. Một lát,
có hai con bướm đen đốm hoa bay đến, rồi một
con bay đi, một con đậu lại trên cành nhãn.
Anh Tân Cương chiếu thẳng từ cành nhãn
xuống đất cắm một cây que đánh dấu lại. Cây
que cách chỗ tôi đặt quả trứng hôm trước 2 mét
ra phía bờ ao. Ông Điển đứng bên tường hoa
theo dõi, chỉ tủm tỉm cười. Vào trong nhà ông
mới kể: Sau lần đào bới hôm trước, ông mời
“thầy” về cúng, thầy bảo mộ cô nằm cũng ở chỗ
cây que đó.
Nghe anh Tân Cương thuật lại câu
chuyện, tôi chỉ biết ghi nhận. Tất cả còn phải
chờ kết quả cuộc đào bới tiếp. Nhưng nếu đúng thì thật kỳ lạ. Anh Nhã ở tận Sài Gòn, làm sao
điều động được hai con bướm đến một điểm chỉ
cách thành hồ cũ 1 mét? Điểm ấy đúng như ý
anh chỉ đạo lần trước là phát triển về hướng
Nam, nhưng không phải về hướng Nam như tôi
đã thực hiện, mà xa hơn. Còn bà “thầy vườn”?
Chẳng lẽ đất nước này cũng lắm người có tài
năng kỳ bí, chứ không phải chỉ rặt một hạng
người buôn Thần bán Thánh nhảm nhí?
Trong những việc tôi nhờ anh Tân Cương,
có việc điều tra xem trong danh sách liệt sĩ của
xã, có ai là Nguyễn Thị Bê. Anh thất vọng kể
lại: Chẳng những lục tìm sổ sách mà còn đi hỏi
rất nhiều cụ 70 tuổi trong làng, không đâu biết
có một cái tên như thế. Đối với tôi thì sự thất
vọng càng lớn. Vậy là em gái tôi nói sai? Và cả
anh tôi nữa. Thậm chí anh tôi còn nói cụ thể
chị ấy là liên lạc cấp dưỡng của đội du kích.
Em gái tôi và anh tôi thì tôi biết là người
không thể nghi ngờ được. Vậy dấu hỏi phải đặt
vào người nói: Có thật là người nói em gái tôi
và anh tôi không?
Tối hôm 16.8, tôi không quên thắp hương
và báo cáo với anh tôi rằng sớm ngày mai
chúng tôi sẽ về La Tiến tìm mộ em Khang. Đến nơi, chị tôi theo đúng lời dặn của anh
Sơn, bày hoa quả vào mâm đặt lên tường hoa,
cháu Hằng khấn mời. Khấn xong, cháu cầm bó
hương, đi thẳng ra gốc cây vải (cách gốc cây
nhãn 6 mét về hướng Đông, cả hai cây đều sát
bờ ao). Ngắm nghía rồi cắm hương xuống đất.
Lấy bó hương làm tâm, cháu vạch một cái hố
hình chữ nhật để đào. (Sau này Hằng bảo tôi:
Khi cháu đang khấn thì đã thấy bác Sơn và cô
Khang đứng ở gốc cây vải cô vẫy cháu lại rồi
chỉ cho cháu chỗ cắm hương, đầu và chân ngôi
mộ).
Nhìn bó hương của Hằng, tôi thấy nó cách
quả trứng của tôi 3 mét ra phía bờ ao, nhưng
lại lui về hướng Đông dọc theo bờ ao 2 mét
nữa. Cái hố mà cháu vạch không nhằm thẳng
hướng Tây - Đông như cái hố hôm trước mà
đầu về hướng Tây Bắc, cuối về hướng Đông
Nam, sát gốc cây vải nghĩa là gần như vuông
góc với cái hố hôm trước. Cái hố mới nằm
ngoài hình tam giác hôm trước, cạnh của nó là
cạnh đáy của hình tam giác nối dài ra phía bờ
ao.
Trong khi thợ đào đất chuẩn bị làm việc,
Hằng đặt ảnh cô Khang ở dưới gốc cây vải; rồi
nói: - Thưa cô, chỗ cô nằm, cháu đã vạch theo
chỗ cô chỉ. Còn hài cốt thì như hiện trạng cháu
nhìn thấy, còn rất ít, khi bốc lên có thể mủn ra.
Vậy xin cô cho phép bốc lẫn cả đất mang về.
Nếu không được đầy đủ thì cô cũng thông cảm
cho. (sau này tôi hỏi Hằng: Cháu nhìn thấy
hiện trạng của hài cốt thật ư ? Hằng nói: cháu
nhìn thấy.
- Hồi năm 1994, tìm hài cốt 13 liệt sĩ ở
núi Non Nước - Ninh Bình, cháu nhìn thấy hài
cốt bị vùi dưới lớp đất sâu 4,5 mét. Khi đào
đến độ sâu 3 mét, không thấy gì, mọi người đã
nản, nhưng cháu yêu cầu đào thêm, vì cháu đã
nhìn thấy hài cốt ở độ sâu ấy).
- Cô Khang nói: Lần này nhìn thấy cậu
Quỳnh là chị phấn khởi rồi, cậu Quỳnh mà đi
thì chắc là được (Lần trước Quỳnh không đi,
Quỳnh lại là người tin vào thần Phật). Còn anh
Dung (Tôi tên thật là Vũ Văn Dung) thì thần
thánh anh ấy cũng chẳng sợ, có khi chỉ nhiễu
quan trần, còn quan âm thì chẳng ai giúp
mình. Anh Sơn tức anh Nhung nhà mình (tên
thật của anh tôi là Vũ Văn Nhung) cũng ở đây
suốt từ sáng. Anh cứ bảo sao mình chưa đến.
Anh trách cháu An, nếu mà có kiên trì, bình tỉnh thì đã đưa được cô về từ lần trước để thu
dọn chiến trường.
- Cháu Hằng hỏi: Ai là Hậu? Cô gọi chị
Hậu. Chị tôi vội chạy từ trong nhà ra. Cô
Khang nói tiếp:
- Chị đã xuống đây mà không ra với em,
lại cứ ngồi trong ấy. Hài cốt của em thì không
còn nguyên vẹn. Nhưng chị bốc cho em một
nắm đất về quê mình thì em cũng mừng rồi. Ở
đây tuy có nhiều chị em đồng đội, nhưng không
phải là ruột thịt, cả năm cũng chả ai đến thắp
cho một nén hương. Chả lẽ cứ ở đây quấy quả
nhà ông An mãi!
- Bác Sơn nói: Cứ bốc cho bằng hết, dù ít
dù nhiều thì cũng là máu thịt của em mình.
Không bỏ vừa trong tiểu thì đắp lên mộ cho
em. Cái con Uyên là người hợp với em nhất,
được cô cho nhiều lộc nhất, đáng lẽ hôm nay nó
đi thì mới phải (Uyên là con gái út của tôi, nó
đã đi hôm đầu tiên).
- Anh Tân Cương hỏi cô có biết cháu là ai
không?
- Cô Khang nói: Nếu tôi không biết anh
Cương thì hóa ra tôi vô tình quá , Anh lăn lộn
với tôi nhiều. - Bác Sơn bổ sung: Thằng Tuấn Anh chưa
chắc đã lăn lộn với cô bằng anh Cương (Tuấn
Anh là con thứ hai của tôi, nó sinh ra mấy
ngày sau khi anh tôi hy sinh).
- Tân Cương lại hỏi: Ai mai táng cô, cô có
biết không? Nhiều người không tin là thi thể cô
có thể trôi dạt vào đây. Cô vừa nói đến ông An,
là ông An nào, ở đâu?
- Cô Khang nói: Nếu có cách gì là cho cụ
Đặng Đình Giám sống lại thì gia đình mình
khỏi mất công tìm kiếm. Rất tiếc là đã gặp cụ ở
âm phủ mất rồi. Em bị chúng nó ném xuống
sông, khi xác nổi lên, gặp lúc triều cường, dạt
vào một khúc quanh, được cụ Giám vớt lên, kéo
qua một cái rãnh nước rồi dừng lại. Cụ bảo:
Mấy vị chết ở đây, nếu đói khát, khi nào nhà
ông An lên hương thì vào mà xin lộc.
- Được chị động viên, Quỳnh kể về quá
trình đi tìm hài cốt của chị, trong đó có đoạn:
Chị Tiến và chị Nhương báo cho gia đình mình
đến nhận bộ hài cốt chôn ở gốc đa phía trên
bến đò. Người ta bảo cô Chử Thị Dung ở Thái
Bình đã tìm thấy hài cốt của bố cô ấy chôn
cùng với người phụ nữ đó. Để xác minh, em đã
theo dấu chân cô ấy từ Thái Bình đến tận Vũng Tàu. Nhưng cô ấy nói rằng chính cô ấy

cũng tìm thấy hài cốt của bố cô ấy.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!