Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT- TẬP 9 -2

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Như  vậy,  Niết  Bàn  không  phải  là  một cảnh giới mà  là  một trạng thái  của tâm  không còn tham, sân, si nữa phải không quý vị?

Cho nên, Niết Bàn là một trạng thái của tâm mình,  khi người tu chứng có về đâu? Ngay chỗ  trạng  thái  tâm  hết  tham,  sân,  si,  mạn, nghi là chỗ về. Chỗ trạng thái tâm hết tham, sân, si, mạn, nghi là Niết Bàn, chứ đâu có cảnh giới  Niết  Bàn  để  về.  Khi tu  xong  tâm  không còn  tham,  sân,  si  nữa,  thì chỗ  tâm  không  còn tham,  sân,  si,  mạn,  nghi  chính  là  Niết  Bàn, chứ  không  còn  chỗ  nào  khác  gọi  là  Niết  Bàn như  trên  đã  nói.  Còn  có  chỗ  nào  khác  gọi  là Niết  Bàn  thì chỗ  ấy là  cõi  tưởng,  cõi  không  có
thật.

Niết Bàn cũng như một bàn tay có mặt và trái, trái là tham, sân, si, mạn nghi; mặt là không  tham,  sân,  si,  mạn,  nghi.  Vậy  trái  và mặt  của  một  bàn  tay  có  phải  là  một  bàn  tay hay  là  hai  bàn  tay?  Chỉ  có  một  bàn  tay  mà thôi,  nhưng  mặt  trái  của  bàn  tay  thì không giống mặt phải của bàn tay. Mặt trái là sự khổ đau, mặt  phải là  sự  hết  khổ  đau. Do đó, chúng ta suy ra Niết Bàn không phải là một cảnh giới mà là một trạng thái của tâm mình  không còn tham, sân, si, mạn nghi nữa.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP IX


Niết Bàn là một danh từ để chỉ cho một trạng  thái  của  tâm,  chứ  không  phải  Niết  Bàn là  một  cảnh giới theo  kiểu của  các  nhà  học  giả dựa theo kinh sách phát triển giàu tưởng tượng bịa đặt ra để lừa đảo con người.

Vì thế, người tu chứng đạo  khi bỏ  thân tứ đại  này  thì không  có  về  cõi  Niết  Bàn  mà  họ đang ở trong Niết Bàn, vì ngay khi còn sống họ tu  chứng  thì luôn  luôn  sống  trong  trạng  thái Niết Bàn của tâm họ, mà ở trên Thầy đã dạy: “Bất Động Tâm Định”.

Nếu chúng ta không gọi nó là Niết bàn mà gọi  nó  là  “TÂM  KHÔNG  THAM, SÂN,  SI,  MẠN, NGHI” hay gọi cách khác nữa là “TÂM THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰï” hay gọi khác nữa là “DIỆT  ĐẾ”  như trong kinh TỨ  DIỆU  ĐẾ  hay gọi là “ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN – NHÂN QUẢ SỐNG KHÔNG  LÀM  KHỔ  MÌNH, KHỔ  NGƯỜI  VÀ  KHỔ CẢ HAI”  thì có gì là khác đâu.

NGƯỜI TU HÀNH CHƯA GIẢI THOÁT HOÀN TOÀN CÓ  BỊ VÔ MINH CHE MỜ VÀ CẦN TIẾP  TỤC TÁI SANH KHƠNG?

Câu hỏi của cháu Dũng

Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Người  tu  chưa giải thoát hoàn toàn, lỡ giữa đường tu chết đi, người  ấy  có  bị  tái  sanh  không?  Họ  có  bị  vô minh  che lấp  không?  Họ  có  biết  mình  là  ai  ở kiếp trước tu những gì không?
Đáp: Người tu hành đúng chánh pháp của Phật  là  phải  sống  đúng  giới  luật,  sống  đúng giới  luật  tức  là  sống  trong  thiện  pháp,  sống trong  thiện  pháp  thì tâm  tham,  sân,  si  của  họ giảm bớt rất nhiều, do sống trong thiện pháp nên  họ  thường  tạo  nghiệp  thiện,  nghiệp  thiện thì không  còn  tái  sanh  làm  người  và  như  vậy Thầy  đã   trả   lời   câu   hỏi   thứ   nhất   của  con, nhưng  ở  đây  con nên  nhớ:  Pháp  thiện  có  hữu lậu và vô lậu. Thiện hữu lậu vẫn còn tiếp tục đi tái sinh luân hồi, chỉ có thiện vô lậu mới chấm dứt tái sinh. Đó là điều chắc chắn mà không ai phủ nhận được.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP IX


Người  sống  trong  thiện  pháp  còn  bị  vô minh che lấp hay không? Không, tại sao vậy?
Vì đối  với  đạo  Phật  người  có  tri kiến  giải thoát ở đâu là đạo đức ở đó, đạo đức ở đâu là tri kiến giải thoát ở đó. Vậy đạo đức là gì? Đạo đức là  giới  luật,  là  thiện  pháp,  là  pháp  không làm khổ  mình,   khổ  người.  Người  không  làm  khổ mình,  khổ  người  là  không  bị  vô  minh  che lấp và  như  vậy  khi chết  bỏ  thân  này  họ  đều  biết kiếp  trước  của  mình  là  ai?  Ở    làng  nào,  tỉnh nào,  nước  nào?  Tên  họ  của  kiếp  trước  là  gì? Cha  mẹ  là  ai?  Làm  nghề  nghiệp  gì?  Tu pháp môn gì? Sống như thế nào ? Và chết như thế nào? Như vậy, Thầy đã trả lời câu hỏi thứ hai của con.
Những  người  tu  hành  không  đúng  pháp của Phật nghĩa là họ không tu “Giới,  định,  tuệ” tức  là  không  tu  đức  hạnh  thiện  pháp  đạo  đức mà tu luyện theo tà giáo ngoại đạo thì phải tái sanh luân hồi và bị vô minh che lấp. Trước khi chết  họ  thường  phải  thọ  lấy  bệnh  tật  khổ  đau như  người  thế  tục  và  mê  man  không  tỉnh  táo nên  bị  nghiệp  lực  tương ưng với  môi  trường  ác bất tịnh tái sanh nên không còn biết gì cả (mê muội).


  
NGƯỜI ĐIẾC KHÔNG SỢ SÚNG

Câu hỏi của cháu Dũng

Hỏi: Kính bạch Thầy! Người kiếp này khổ  đau  nghèo  khó  xét  theo luật  nhân  quả  là kiếp trước họ làm nhiều điều không tốt, làm ác, nói chung là thường làm khổ mình, khổ người hoặc  kiếp  này  làm  nhiều  điều  ác  không  tốt khiến mình  khổ  người  khác  khổ  và kiếp sau sẽ thọ quả khổ, xong cả hai kiếp quá khứ và vị lai cũng  không  biết  mình  là  ai  cả,  cũng  như  con hiện giờ đây, con đâu có biết kiếp trước mình  là ai? Ở  đâu vậy? Vì thế họ đâu có sợ làm điều ác, vì kiếp sau họ đâu biết họ là ai để mà đau, mà khổ, mà hối tiếc, mà ân hận v.v.. Vậy định luật nhân  quả  có  hạn  chế  không?  Mong  Thầy  giải thích  cho con hiểu.
Đáp:  Định  luật  nhân  quả  như  cháu  đã hiểu đó là luật nhân quả của kinh sách phát triển, chứ không phải là đạo đức nhân quả. Đạo đức nhân bản - nhân quả tức là đạo đức gốc của con  người.  Ví  dụ  một  lời  nói  làm  cho  người khác  buồn  khổ  là  mình   thiếu  đạo  đức  nhân bản. Cho nên, đạo đức nhân bản - nhân quả rất thực tế, không mơ hồ, trừu tượng như nhân quả

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP IX


của  kinh sách  phát  triển,  nhân  kiếp  trước  thọ quả  kiếp  này, nhân kiếp này thọ  quả  kiếp sau, đó là một hình thức mơ hồ, trừu tượng, không logic, kẻ gieo nhân và người gặt quả không chủ thể,  khiến  cho  người  ta  không  đủ  lòng  tin. Kinh sách phát triển thường dạy nhân quả trừu tượng  để  lừa  đảo   con  người  và  đã   biến  luật nhân quả  trở  thành luật  định mệnh hay gọi là số mệnh.
Luật nhân quả của đạo Phật không phải là luật số mệnh, vì luật số mệnh có nghĩa là có sự cố định không thay đổi được. Nếu có luật nhân quả cố định nào như vậy thì đạo Phật sẽ không xuất hiện trên đời này vì không giải quyết mọi sự khổ đau của loài người và tất cả chúng sanh.
Đối với đạo Phật thì luật nhân quả là những hành động sống hằng ngày trong môi trường duyên hợp, duyên tan của các pháp vô thường, thường thay đổi di dịch, biến động liên tục theo các hành của nó. Nếu hành động ác thì sự  đau  khổ  tăng  lên  nhiều,  nếu  hành  động thiện thì sự khổ đau giảm xuống và giảm xuống dần rồi đi đến hết khổ đau mà đạo Phật gọi là giải  thoát  hay  là  Niết  Bàn,  ngược  lại  hành động  càng  ác  thì sự  khổ  đau càng  tăng  dần  đi

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


đến  khổ  đau tận  cùng  mà  đức  Phật  gọi  là  Địa ngục.
Vì rõ  thấu  môi  trường sống của luật  nhân quả vô thường như vậy, nên đạo Phật ra đời, ra đời xây dựng cho loài người một nền đạo đức nhân bản – nhân quả để mọi người cùng sống không  làm  khổ  mình,   khổ  người   bằng  cách ngăn  ác  diệt  ác  pháp  trong  tâm,  sống  thiện tăng trưởng thiện pháp.
Nhân quả  của kiếp  trước tạo nên một môi trường  sống  cho  hiện  tại  chứ  nó  không  còn nhân quả nối tiếp với hiện tại nữa. Nhân quả quá khứ ví như đám ruộng. Đám ruộng bạc mầu chai  xấu  không  mầu  mỡ  là  nhân  quả  quá  khứ ác, còn đám ruộng mầu mỡ đất phù sa là nhân quả quá khứ thiện.
Nhân quả hiện tại ví như hạt giống tốt, ngọt, ngon, béo v.v.. mà được gieo trồng trên mảnh  đất  xấu,  không  mầu  mỡ  (nhân  quả  quá khứ ác) thì sự chăm sóc rất vất vả và cực nhọc mới   có   quả   tốt   để   hưởng.   Thiện  chuyển  ác thành phước báo.
Nhân quả hiện tại ví như hạt giống xấu, chua, cay, đắng v.v.. mà được gieo trồng trên mảnh đất xấu “nhân quả quá khứ ác”, thì sự chăm  sóc  phải  gian  nan  cực  nhọc,  nhưng  lại

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP IX


hưởng  quả  chua,  cay,  đắng  và  còn  cay  đắng hơn, đó là quả Địa Ngục. Ác cộng ác thành Địa Ngục.
Mảnh đất tốt mầu mỡ (nhân quả quá khứ thiện) được gieo hạt giống tốt ngọt ngon (nhân quả hiện tại thiện) thì thọ hưởng quả an vui, phước báo, hạnh phúc, an lạc v.v..
Mảnh đất tốt mầu mỡ (nhân quả quá khứ thiện)   nhưng   lại   được   gieo   trồng   hạt   giống chua, cay, đắng (nhân quả hiện tại ác) thì cũng phải  gặt  lấy sự  khổ  đau, mặc  dù  nhân quả  quá khứ  tốt  thiện, nhưng  cũng không mang lại  cho chúng  ta  hạnh  phúc,  an vui  được,  bởi  vì  nhân quả quá khứ không còn là nhân quả nữa, nó chỉ còn là  một  môi  trường sống của muôn loài  vạn vật đang sống chung nhau mà thôi, chỉ có nhân quả hiện tại mới đáng cho chúng ta lưu ý, khổ, vui, hạnh phúc hay không hạnh phúc đều do nhân  quả  hiện  tại  mà  có.  Do quy luật  chuyển đổi được nhân quả này, đạo Phật ra đời dạy chúng ta ngăn ác pháp diệt ác pháp, sống thiện tăng trưởng thiện là để chúng ta thoát khổ, chứ không  có  nghĩa  dạy chúng  ta  đi  tìm một  cảnh giới Niết Bàn ở đâu xa mà cũng không có nghĩa đi  tìm nhân  quả  quá  khứ  để  biết  mình  kiếp trước  là  ai?  Làm  gì?  Sống  ở  đâu?  Tỉnh  nào,

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


huyện  nào,  xã  nào  và  nước  nào?  Tìm  như  vậy có ích lợi gì?
Phỏng  chừng  khi biết  quả  quá  khứ  như vậy  thì có  lợi  ích những  gì cho chúng  ta trong hiện giờ chăng? Đó là một lối hý luận của kinh sách  phát   triển  để   biến  đạo   đức   nhân  quả thành một triết thuyết nhân quả suông chuyên tranh luận hơn thua.
Suy ra sự khổ đau của con người là ở nhân quả hiện kiếp chứ nhân quả quá khứ và vị lai không có nghĩa lý gì cả đối với một người sống thiện, hành thiện trong hiện tại. Sống thiện, hành  thiện  trong  hiện  tại  là  có  một  cuộc  sống an  vui,   hạnh  phúc,   còn  ngược   lại   cho  rằng chẳng  biết  mình  ở  quá  khứ  và  vị  lai  là  ai  để chịu  đau khổ, ân hận, hối  tiếc  về  sau, thì hiện tại  cứ  làm  ác  đâu  sợ  vì kiếp  sau có  biết  ai  đâu để  mà  đau, mà  khổ,  mà  tiếc,  mà  ân  hận  v.v.. Nghĩ như vậy thì cứ làm rồi kết quả hiện tại sẽ thấy.  Ví  dụ:  cứ  đi  ăn  trộm,  ăn  cướp,  hiếp  dâm lấy  vợ  người  thì sẽ  thấy  quả  khổ  của  nó  ngay liền,  bị  người  bắt  đánh  đập  và  tù  tội  có  khi mang án tử hình, v.v.. Đó là quả hiện tại chứ đừng  bảo  sẽ  trả  quả  ở  tương  lai  ai  trả  mặc  kệ họ.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP IX



Sự tư duy như vậy là không hiểu nhân quả của đạo Phật. Đức Phật dạy:
“Quá khứ không truy tìm

Vị lai không ước vọng

Chỉ có pháp hiện tại”

Ba  câu  kệ  trên  đây  đức  Phật  khéo  nhắc nhở chúng ta, nhân quả quá khứ và vị lai đừng truy tìm,  vì  có  truy tìm thì cũng  chẳng  có  ích lợi  gì, chỉ có nhân quả  hiện tại là  đáng kể  cho đời sống của chúng ta, vui buồn, khổ đau phiền não đều do nhân quả hiện tại.
Con người sống chỉ có khổ hay vui trong kiếp  hiện  tại  mà  thôi,  trong  hiện  tại  mà  làm ác,  sống  ác,  tức  là  làm  khổ  mình,  khổ  người, khổ  tất  cả  chúng  sanh,  điều  này  không  thể chạy  trốn  đâu  khỏi  sự  đau khổ,  luật  nhân  quả rất  công  bằng  và  công  lý,  không  tha  thứ  và  vị tình ai  cả  trong  hiện  tại,  ngược  lại  trong  hiện tại làm thiện, sống thiện tức là không làm khổ mình,  khổ  người,  khổ  tất  cả  chúng  sanh,  điều này dù muốn dù không người này vẫn phải hưởng phước báo  an vui, hạnh phúc trong hiện
tại.

Luật  nhân  quả  xử  phạt  công  minh  trong hiện  kiếp,  là  do hành  động  ác  thiện  của  mình

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


mà  mình   thọ  hưởng  quả  khổ  vui  trong  hiện kiếp,  còn  nhân  quả  quá  khứ  và  vị  lai  thì chỉ còn là một nền tảng cho nhân quả hiện kiếp do nhân quả mới đâm chồi nảy lộc.
Nhân  quả  thiện  ác  trong  hiện  kiếp  trả chưa xong còn  tồn  động  dư thừa,  khi người  ấy chết  thì sự  thọ  khổ  vui  cũng  tan  biến  thành một   môi   trường   sống,   nếu   làm   ác   thì  môi trường sống ấy trở thành một  hoàn cảnh thiếu trước hụt sau, khi nhân quả sanh ra trong một đời  sống  cơ cực,  ba  chìm  bảy  nổi,  vất  vả  vô cùng,  còn  ngược  lại  làm  thiện,  sống  thiện  thì môi  trường  sống kế  tiếp  khi nhân quả  sanh ra không thiếu trước hụt sau, đời sống không cơ cực,  không  ba chìm  bảy  nổi,  lúc  nào  cũng  gặp may  mắn,  tiền  của  dư thừa,  có  khi nhân  quả vừa  sanh  ra trong  môi  trường  (hoàn  cảnh)  thì có kẻ hầu người hạ, được học hành đến nơi đến chốn và còn được học đạo đức làm người sống toàn thiện.
Luật nhân quả không tha thứ giảm tội cho những kẻ vô tình làm ác. Vô tình làm ác thì cũng phải  trả  vay sự  khổ  đau như kẻ  hữu ý, vì thế đức Phật nói vì vô minh mà chúng sanh tự làm  khổ,  vô  minh  tức  là  vô  tình,  vô  ý  chứ

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP IX


không có nghĩa là ngu si tối tăm như mọi người hiểu.

Vô  minh  không  phải  là  không  biết  mà biết sai sự thật, biết không chánh kiến, biết sai sự  thật,  không  chánh  kiến  tức  là  vô  tình làm ác. Do vô tình hiểu  biết  không chân chánh tức là không có chánh kiến như trên đã nói. Vì thế con người  mới  làm  ác.  Làm  ác  nên  cuối  cùng phải chịu lấy muôn ngàn sự khổ đau trong kiếp hiện tại.
Người   không   biết   nhân   quả   không   sợ nhân quả mà cứ làm ác thì cũng chịu đủ mọi sự khổ đau trong hiện kiếp.
Sau này  có  dịp  được  đọc  sách  Đạo  Đức Làm  Người thì cháu  sẽ  hiểu  nhiều  hơn về môn đạo đức này.


  
CÓ THÂN  NGƯỜI MỚI ĐỦ
ĐIỀU KIỆN TU HÀNH THÓAT KHỔ

Câu hỏi của cháu Dũng


Hỏi: Kính bạch Thầy! Trong sách của Thầy có nói: “Người đánh mất thân này đến muôn ngàn kiếp sau cũng khó mà được làm người, ví như con rùa mù tìm bọng cây ngoài biển”,  theo con hiểu  đó  là  sau lúc  chết  đi,  đến kiếp sau họ đâu còn biết họ là ai nữa, đó là cái nghiệp  khổ của họ, chứ không phải  họ chết rồi bị  đi đầu  thai  làm  các  con vật  khác,  phải  vậy không thưa Thầy?
Đáp: Sự hiểu biết của cháu là sự hiểu biết chấp  đoạn,  cái  nghiệp  ác  kia tiếp  tục  đi  tái sanh luân hồi, cái nghiệp đó do ai làm ra? Có phải chính  trong cuộc sống của chúng ta đã tạo ra nó không? Khi con người còn sống thường huân tập ác và thiện do lòng ham muốn tạo ra. Khi người  chết  chẳng  còn  một  vật  gì cả  nghĩa là  không  có  thần  thức,  Phật  tánh  hoặc  linh hồn, tất cả đều hoại diệt theo thân xác của họ, nhưng cái còn lại là gì?

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP IX


Hành động thiện ác của chúng ta còn lại, nó  trở  thành  một  cái  lực  rất  mạnh,  nên  kinh gọi nó là nghiệp lực. Nghiệp lực cũng giống như đứa  con của  chúng  ta  sanh  ra, tạo  ra, rồi  đứa con nghiệp lực của chúng ta lại sanh ra cháu nghiệp lực của chúng ta, cháu nghiệp lực của chúng ta lại  sanh ra chít  nghiệp lực  của chúng ta và cứ thế mãi mãi sanh ra trong vô lượng kiếp.  Và  mỗi  nghiệp  lực  sanh  ra như  vậy  đều do chúng ta mà có, thế mà chúng ta vô trách nhiệm  với  những  nghiệp  lực  này  sao?  Khi mà những nghiệp lực này mang đầy đau khổ lúc nó thọ  lấy  thân  người  hoặc  thân  chúng  sanh  và mãi  mãi  muôn  đời  muôn  kiếp  thì chúng  ta  là người cha (thân ngũ uẩn) sanh nó ra, cớ sao chúng ta không thấy trách nhiệm mình  sao?
Trong  thư  con hỏi:  “Sau  lúc  chết  đi,  đến kiếp sau, họ đâu còn biết họ là ai nữa, đó là cái nghiệp  khổ  của  họ,  chứ  không  phải  là  họ  chết đi bị đầu thai làm các con vật, phải không thưa Thầy?”.
Ví dụ: Như cháu có một đứa con, cháu có muốn cho đứa con ngoan tốt, hiền lành có hiếu thảo, chăm học, không ham chơi hay muốn có một  đứa  con  không  ngoan  tốt,  hung  dữ,  bất hiếu, không chăm học, thích chơi đùa không?

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Nếu cháu có một đứa con ngoan tốt hiền lành, có hiếu thì cháu có sung sướng không? Chắc   hẳn   là   sung  sướng   phải   không   cháu? Bằng  ngược  lại  cháu  có  một  đứa  con  không ngoan tốt,  tánh  tình hung ác,  bất  hiếu  thường thích chơi, không thích học thì cháu có khổ không? Chắc hẳn là khổ rồi phải không cháu? Và như vậy, dù biết hay không biết về nghiệp của  cháu  ở  quá  khứ  hay  vị  lai,  cháu  cũng  đều phải có trách nhiệm trong hành động thiện, ác của cháu đối với nghiệp. Vả lại, trong hiện kiếp của cháu, sự khổ vui của đời cháu đều do chính hành  động  nghiệp  thiện  ác  của  cháu,  nhưng trong   thư   cháu   bảo:   “Cũng   không   biết   kiếp trước mình  là  ai cả, cũng như  con, giờ đây  con đâu  biết kiếp trước  mình  là  ai? Ở  đâu? Do vậy họ  đâu  có  sợ  làm  điều  ác,  vì  kiếp  sau họ  đâu biết  họ  là  ai  để  mà  đau,  mà  tiếc,  mà  ân  hận v.v..”.
Như  Thầy  đã   dạy:  Dù  con  có  biết  hay không biết kiếp đã qua và kiếp vị lai của con là ai?  Nhưng  trong  hiện  tại  con làm  điều  ác  thì con không thể tránh khỏi mọi sự khổ đau. Vì thế, con phải có trách nhiệm bổn phận về đời sống hiện tại của con, nhất là con phải thấy và hiểu  biết  trách  nhiệm  và  bổn  phận  của  con

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP IX


trong cuộc sống hiện tại là con không nên làm khổ con, không nên làm khổ người khác bằng những hành động ác thân miệng ý của con, vì những hành động ác ấy trong hiện tại đã khiến cho đời  sống hiện kiếp  của con phải  gặp nhiều sự bất hạnh, khổ đau, bất toại nguyện và cay đắng,  v.v..  Con  có  biết  không?  Cho  nên,  con còn phải hiểu biết về luật nhân quả đang chi phối những hành động nghiệp thiện ác của con ở  tương lai sau này, vì những hành động thiện ác  của con trong hiện kiếp  mà  vị lai  bao nhiêu chúng sanh do nghiệp thiện ác ấy sanh ra phải chịu khổ đau, vui buồn, bất an, bất toại nguyện, v.v.. Đó  là  trách  nhiệm  đạo  đức  làm  người  con ạ! Con không thể thờ ơ để cho hành động thiện ác  của  con đi  tái  sanh mặc  khổ  vui  kệ  nó.  Bởi vậy đức Phật dạy: “chúng  sanh là  những  người thừa kế  của nghiệp, nghiệp  là cha đẻ ra chúng sanh”,  thừa  kế  của  nghiệp  tức  là  nghiệp  sanh ra chúng ta ra.
Nếu chúng ta có đôi mắt nhìn  xuyên thủng qua lớp áo thân nghiệp của chúng sanh thì chúng  ta  sẽ  thấy  tất  cả  chúng  sanh  đều  do nghiệp  lực  của  chúng  ta  sanh  ra,  chừng  đó chúng ta có nỡ lòng nào ăn thịt chúng sanh không? Vì cầm dao cắt cổ gà, đập đầu cá là cầm

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


dao cắt  cổ  cha mẹ  mình,  là  đập  đầu  con cháu mình,  thì thử  hỏi  con người  có  tình cảm,  biết khổ  đau biết  thương khóc, biết nức  nở  khi mất cha,  mất  mẹ  thì làm  sao chúng  ta  có  những hành động ác ấy được. Còn ăn thịt chúng sanh là  như ăn  thịt  cha mẹ,  con cháu  của  mình  chứ đâu phải ai xa lạ, chỉ có loài thú vật mới không có  sự  hiểu  biết,  mới  ăn  thịt  cha mẹ  con cháu như  vậy,  nhưng  con người  thì chúng  ta  sao nỡ có  những  hành  động  ác  độc  ấy  được,  là  con người thì không thể sống như con thú vật được, vì con người sống có đạo đức làm người, sống có tình cảm,  sống  có  trí tuệ  hiểu  biết  thì không thể nào sống man rợ hung ác như loài cầm thú được.
Ví dụ: Để cháu  thấy nghiệp lực một  người bình  thường  không  có  sân,  đến  khi gặp  việc trái ý, nghịch lòng, người ấy tức giận giống như một con thú dữ, đó gọi là nghiệp lực của sân.
Chúng  ta  giết  hại  chúng  sanh  để  ăn  thịt lâu ngày thành thói quen ăn thịt, thói quen ăn thịt tức là nghiệp lực nên khi ăn uống không có thịt chúng sanh thì ăn uống không ngon, do đó nghiệp thích ăn thịt chúng sanh vẫn còn nên tương ưng với thịt chúng sanh mà tái sanh làm chúng  sanh,  một  nghiệp  lực  như  vậy  có  thể

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP IX


sanh ra làm trăm muôn con vật để rồi tiếp tục sanh  tử  theo  nghiệp  của  nó,  vay  trả  trả  vay, còn  những  nghiệp  lực  thiện  cũng  tiếp  tục  tái sanh  làm  người,  một  nghiệp  lực  thiện  có  thể sanh ra nhiều  người  tùy  theo  môi  trường  sống của hành tinh, tức là môi trường nhân quả trên quả địa cầu này.
Mặc dù họ không biết họ là ai trong kiếp kế, nhưng nghiệp lực thiện ác của họ luôn luôn tiếp  tục  tái  sanh luân  hồi  làm  mọi  thân chúng sanh  khi cuộc  sống  hiện  tại  họ  đã   giết  hại chúng  sanh  như  thế  nào  thì họ  phải  vay  trả như  thế  nấy.  Làm  thân  chúng  sanh  chỉ  biết khổ  đau mà  không  biết  cách  thoát  khổ,  nghĩa là làm thân chúng sanh không biết thiện ác, chúng  làm  theo  bản  năng  tự  nhiên  của  chúng để  bảo  vệ  sự  sống,  vì thế  chúng  phải  chịu  khổ vô vàn trong vô lượng ngàn muôn kiếp.



ĐƯỢC THÂN NGƯỜI KHÓ

Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Người  đánh  mất thân này đến muôn ngàn kiếp sau cũng khó mà

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


được  làm  người,  ví  như  con rùa  mù  tìm  bọng cây  ngoài  biển,  xin  Thầy  chỉ  dạy  cho con được
rõ.

Đáp:  Đức  Phật  dạy:  “được  thân  người là  khó”, khó  có  nghĩa là khó được thân người, chứ không phải là không được thân người, khi hành  động  thiện  ác  của  con đã  trải  qua một thời gian trả nghiệp của nó thì nghiệp ấy lại được sanh làm người.
Một người làm ác luôn luôn làm khổ mình, khổ người  và khổ tất cả chúng sanh thì nghiệp ác  ấy chẳng bao giờ trở lại làm  người, cho nên đức  Phật  ví  dụ  bọng  cây  và  con rùa  mù  giữa biển,  có  nghĩa  là  nghiệp  ác  không  bao giờ  trở lại làm thân người nữa được, phải thời gian lâu lắm  trả  cho hết  nghiệp  ác  đã  làm,  khi trả  hết nghiệp  ác  đã  làm  thì nghiệp  còn lại  tương ưng với loài người thì mới sanh ra làm người. Ở  đây con nên  hiểu  mang  lốt  nghiệp  chúng  sanh  là mang  lốt  nghiệp  trả  nợ  máu  xương  mà  con người   đã   từng   gieo   rắc,   đến   chừng   trả   hết nghiệp  ác  của  mình  đã  gây  ra, thì mới  tương ưng với nghiệp làm người tức là mới đủ duyên sanh làm người.
Vấn đề  tái  sanh luân hồi  và  nghiệp  thiện ác  không  phải  là  vấn  đề  để  cho người  còn  trí

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP IX


hữu hạn hiểu biết, càng luận về nhân quả luân hồi càng bị tưởng tri lừa đảo thành ra hiểu sai mất, vấn đề này phải là người có trí vô hạn không  bị  ngăn  cách  bởi  không  gian  và  thời gian  mới  thấu  suốt,  không  bị  tưởng  tri đánh
lừa.

Vấn  đề  này  là  vấn  đề  không  ích  lợi  nên đức  Phật  gọi  là  hý  luận.  Trong  lúc  con người còn  bản  năng  loài  cầm  thú  hung  dữ,  chà  đạp lên nhau vì miếng cơm manh áo và vật chất, kẻ mạnh  ăn  hiếp  kẻ  yếu,  cuộc  sống  con  người không còn có đạo đức  khiến cho loài  người  quá khổ đau vì phải bon chen trong cuộc sống.
Vấn  đề  Phật  giáo  là  vấn  đề  lợi  ích  cho cuộc  sống  của  con người,  đó  là  đạo  đức  nhân bản   không   làm   khổ   mình,   khổ   người,   chứ không phải ngồi thiền, niệm chú, tụng kinh, niệm Phật hay để tìm hiểu nhân quả ba đời mà khiến cho con người  hết khổ. Ngồi  thiền, niệm chú,  niệm  Phật,  tụng  kinh sám  hối  hay  tìm hiểu nhân quả ba đời đó là những điều dễ bị tưởng lừa đảo dối gạt người.
Đạo Phật có mặt trên đất nước Việt Nam hơn 2000 năm, chùa cất khắp nơi đâu đâu cũng có,  mà  dân  tộc  Việt  Nam  có  hết  khổ  chưa?

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Chùa càng nhiều càng tạo ra nhiều việc mê tín, lừa đảo, tiền mất tật mang. Hiện giờ chùa tháp xây cất hàng tỷ, tỷ bạc, chùa nào cũng đẹp đẽ khang  trang như cung vàng điện ngọc, tiền bạc của  tín đồ  đổ  vào  như  nước  mà  có  ích  lợi  gì? Đời  khổ  vẫn còn khổ  như vậy và  còn khổ hơn. Đạo đức con người càng ngày càng xuống dốc, ngồi thiền, niệm Phật, niệm chú, tụng kinh, sám  hối,  v.v..  có  giải  quyết  được  những  gì  lợi ích cho xã hội đâu, hay là một sự tránh né của những  người  tiêu  cực  hoặc  của  những  người mượn sự vô minh của người khác làm giàu trên mồ hôi nước mắt bằng danh nghĩa tôn giáo.
Trong  lúc  nhân  dân  Việt  Nam  nói  riêng và  con  người  trên  hành  tinh này  nói  chung đang cần có  một  nền đạo đức  để  con người  đối xử với con người đừng làm khổ cho nhau.
Bởi vậy cháu hỏi những điều này là những điều  lừa  bịp  của  các  tôn  giáo  nói  về  con người bằng  cách  này  hay  bằng  cách  khác  chứ  không bao giờ nói đúng về con người cả.
Được thân người khó, là khó ở năm tiêu chuẩn làm người, chứ không phải khó ở thân người. Thân người cũng giống như thân của loài động vật. Động vật sinh ra trùng trùng thì con

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP IX


người  cũng  sinh  ra trùng  trùng.  Như  vậy  thân người như thân động vật thì không khó, nhưng thân người khó là khó ở chỗ năm đức hạnh.



CON NGƯỜI NGÀY MỘT ĐÔNG HƠN

Câu hỏi của cháu Dũng

Hỏi: Kính bạch Thầy! Hiện nay trên thế giới,  dân  số  ngày  một  đông  hơn  mà  điều  ác càng ngày càng tinh  vi và xảo quyệt hơn tức là càng có nhiều điều ác hơn trước, vậy mà loài người càng lúc càng đông hơn. Vậy có trái với luật nhân quả hay không?
Thưa   Thầy,   vì  nhiều   người   làm  ác  thì không được làm  người  càng nhiều  sau khi  chết mà sao dân số càng đông lên là sao vậy?
Thưa Thầy, theo luật nhân quả thì người phải  ít đi mà  súc  vật  phải  nhiều  mới  đúng, mong Thầy giải thích  cho con hiểu?
Đáp: Theo kinh sách của đức Phật đã  dạy và   xác   định  luật   nhân   quả   rõ   ràng:   “Chư Thiên  giảm  thì con người tăng”, có nghĩa là

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


thiện pháp giảm, ác pháp tăng. Câu hỏi của cháu  trong  thư  ở  trên:  “Theo  luật  nhân  quả như  con hiểu  thì  người  phải  ít đi mà  súc  vật phải  nhiều  mới  đúng”,  con hiểu  luật  nhân  quả tái sinh như vậy không đúng, con hiểu như vậy là  hiểu  theo  linh hồn  đi  tái  sinh  chứ  không phải theo nghiệp thiện ác đi tái sanh. Con nên hiểu  con người  cũng  chỉ  là  một  loài  động  vật như  bao nhiêu  loài  động  vật  khác,  nhưng  nó được xem là một loài động vật cao cấp hơn các loài  động  vật  khác  mà  thôi,  người  ta  ví  loài người  là  một  loài  động  vật  ác  độc  nhất  trong các loài động vật trên hành tinh này, nó có thể diệt  tất  cả  các  loài  động  vật  trên  hành  tinh này, nhưng môi trường sống nhân quả sẽ không cho phép  nó.  Vì thế,  nó  càng  ác  độc  thì nó  lại càng  sanh sôi  này  nở  nhiều  hơn để  làm  gì, để nó tự giết nó và tự nó nó sẽ diệt toàn bộ loài người  trên  hành  tinh này,  nếu  không  có  một nền đạo đức nhân bản – nhân quả để giúp nó thoát ra khỏi bản chất của loài động vật thì nó tự diệt chủng lấy nó.
Tất cả các loài vật khác sanh ra với bản chất   hiền   lành   tự   nhiên   của   chúng,   chúng chẳng có  sự  tư  duy và  biết  thiện, ác, phải trái, v.v.. như con người, chúng chỉ biết sống và bảo

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP IX


vệ sự sống, nên có lúc chúng ta thấy chúng rất hung dữ, cái hung dữ của chúng là bản năng tự vệ chứ không phải cái hung dữ như con người.
Trong   môi  trường  sống  thì có  bốn  loại

sinh:
  
1-        Thấp sanh

2-        Noãn sanh

3-        Thai sanh

4-        Hóa sanh

Thấp  sanh  là  những  vật  sanh  ra nơi  ẩm

ướt như cỏ cây và những loài vi sinh vật, những loài   vật   này   sanh   trước   tiên   (thuộc   về   ác nghiệp).
Noãn sanh là những loài sanh trứng như loài  chim,  loài  bò  sát,  là  những  loài  vật  này được  sanh ra sau các  loại  thấp  sanh (thuộc  về ác nghiệp).
Thai sanh là những loài vật sanh con, những loài  vật  này được  sanh ra sau loài sanh trứng (thuộc về ác nghiệp).
Hóa sanh là những từ trường thiện được sanh ra do hành động làm thiện của con người, nó luôn luôn có sự hiện diện trong môi trường sống của chúng ta. Nếu con người làm ác nhiều

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


thì từ trường thiện sẽ giảm đi và con người làm thiện nhiều thì từ trường thiện tăng lên, từ trường  thiện  tăng  lên  thì con người  và  tất  cả loài vật trên hành tinh này đều sống an vui, hạnh phúc, không bệnh tật, không tai nạn và không khổ đau, môi trường sống sẽ  không bị  ô nhiễm, sức khỏe của con người và loài vật được bảo đảm an toàn, lúc bấây giờ bệnh viện chỉ còn là  một  cổ  tàng  viện  để  con  người  đến  tham quan vui chơi chứ không có bệnh nhân.
Với  đôi  mắt  của  đức  Phật  nhìn  suốt  qua lốt nghiệp của mọi chúng sanh nên chỉ thấy nó toàn là ác nghiệp chứ không phải có người và loài vật, tức là từ con người cho đến những loài vật  khác  nhỏ  nhít như  loài  côn  trùng  sâu  bọ đều là con người đang trả vay của một đạo luật nhân quả rất công bằng và công lý, khi vô tình hay hữu ý họ đã làm những điều ác, mà giờ này họ phải làm thân chúng sanh để trả quả, trả chừng nào hết thì họ mới được tái sanh làm người,  khi làm  người  họ  không  biết  thiện  ác nên chạy theo tâm ham muốn sanh ra nhiều ác pháp  làm  khổ  mình,  khổ  người  và  khổ  chúng sanh tạo thành nghiệp ác hay nói cho rõ hơn là từ trường ác, từ trường ác ấy tiếp tục sanh làm các  loài  vật  để  thọ  lấy  những  sự  khổ  đau mà



không có phương pháp nào giải cứu được, ngoại trừ  chỉ  có  loài  người  nhờ  có  trí tuệ  phân  biệt được thiện ác, nên đức Phật, Ngài để lại cho chúng  ta  một  kinh nghiệm  sống  của  con người thoát khổ, chấm dứt sự trôi lăn trong sáu nẻo luân  hồi  và  mãi  mãi  ở  trong  từ  trường  thiện vĩnh viễn.
Vì  thế  đức  Phật  dạy:  “Chư  Thiên  tăng thì con người giảm, chư thiên giảm thì con người  tăng”  có  nghĩa  là  từ  trường  thiện  tăng thì từ  trường ác  giảm, từ  trường ác  tăng thì từ trường  thiện  giảm.  Nói  cách  khác  cho dễ  hiểu hơn nhân quả thiện tăng thì nhân quả ác giảm, nhân  quả  ác  tăng  thì nhân  quả  thiện  giảm. Bằng chứng con người sanh nhiều và làm ác nhiều thì nhân quả ác tăng, nhân quả thiện giảm.  Nhân  quả  ác  tăng,  nhân  quả  thiện giảm thì con người trên hành tinh này khổ nhiều từ thiên  tai  dịch  họa  đến  những  sự  gian  xảo  lừa đảo  giết  hại  nhau  và  những  bệnh  tật  đủ  mọi thứ  cho đến  những  bệnh  thời  đại  không  thuốc
trị.

Bức thư của cháu so sánh ở trên con người và con vật thì không đúng luật nhân quả. So sánh luật nhân quả là so sánh thiện và ác, cho
  
nên trong sáu nẻo luân hồi của đạo Phật là sáu trạng thái của tâm:
1-  Trời là trạng thái tâm sống trong 10 điều lành gọi là thập thiện.
2-   Người  là  trạng  thái  tâm  sống  trong năm điều lành gọi là ngũ giới.
3-   A tu la là trạng thái nóng giận, la hét, chửi mắng, đấm ngực, cào mặt.
4-  Ngạ quỷ là trạng thái đang bị đói mà không có thực phẩm ăn.
5-   Súc  sanh  là   trạng  thái   ti tiện  nhỏ mọn, ích kỷ.
6-   Địa ngục  là  trạng  thái  đau  khổ  như đang đau nhức do bệnh tật, do bị đánh đập.
Trong  sáu  nẻo  này  theo  nhân  quả  được chia ra làm hai phần: thiện và ác.
1-   Trời  là  cõi  thập  thiện  có  33 cõi  Trời tức  là  có  33  từ  trường  thiện,  hay  là  33  cấp thiện của Trời.
2-  Người là cõi ngũ giới, Cõi ngũ giới có năm đức:
a-        Đức hiếu sinh

b-        Đức từ bỏ lấy của không cho c- Đức chung thủy



d-        Đức thành thật e-   Đức Minh mẫn
Người giữ gìn và sống năm giới trọn vẹn mới  thật  sự  là  ở  cõi  người,  còn  không  giữ  gìn trọn  vẹn  như  vậy  thì không  được  gọi  là  cõi người  mà  là  mang  hình  người  nhưng  ở  trong các  cõi  giới  khác  như:  A  tu  la,  ngạ  quỷ,  súc sanh và  địa ngục. Người  và  các loài  động đang ở  trạng  thái  này  đều  được  gọi  là  ở  cõi  ác,  cõi khổ đau.
Người  làm  ác  phải  thọ  chịu  những  quả khổ. Những người đó được gọi là A tu la, ngạ quỷ,  súc  sanh,  địa  ngục;  A tu  la,  ngạ  quỷ,  súc sanh, địa ngục là những cấp bực khổ của con người, và sự khổ tận cùng là địa ngục.
Trên đây là sự phân chia nhân quả để chúng  ta  khái  niệm  hình  dung  một  mô  hình nhân quả  thiện ác của  trời,  người, A tu la, ngạ quỷ và súc sanh, đó là một trạng thái thật sự, chứ  không  phải  chúng  ta  tưởng  tượng  ra cảnh giới của sáu cõi luân hồi vừa siêu hình,  vừa hữu hình.  Cho nên, kinh sách giàu tưởng tượng nói ra như vậy là kinh sách lại còn sai biệt mù.
Như  trong thư cháu nói: “Theo luật nhân quả  người  phải  ít đi mà  súc  vật  nhiều  mới



đúng”.  Có  lẽ  cháu  đã   hiểu  câu:  “   Được  thân người  là  khó”  nên  mới  suy luận  nhân  quả  như
vậy.

Ý  của  đức  Phật  ở  đây  so sánh  trong  các loài động vật thì loài người nhờ có bộ óc thông minh hơn các loài vật khác, nhờ đó loài người mới  vượt thoát  ra bốn sự  đau khổ  và  chấm  dứt luân hồi, còn các  loài  động vật  khác  thì không thể  vượt  thoát  được,  khi một  người  mất  thân khó tìm lại được thân chứ không phải đức Phật nói  con  người  ít đi,  giảm  đi  hoặc  con  người không sanh ra nữa.
Điều này không phải cách đây 2500 năm trong thời đức Phật còn tại thế, loài động vật trên hành tinh này gồm chung cả loài người thì số lượng loài vật và người so sánh với hiện giờ thì chỉ bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần triệu. Còn hiện giờ loài động vật mà người  ta  ăn  thịt  vừa  săn  bắt  những  loài  động vật  hoang dã  và  vừa những loài động vật nuôi, một  ngày  loài  người  đã  giết  bao nhiêu  loài  vật trên  hành  tinh  này,   để   cung  cấp  làm  thực phẩm  nhu  cầu  hằng  ngày  cho con người  như vậy số  lượng đâu  phải  ít, chỉ  có loài  vật  hoang



dã  thì giảm  và  có  loài  động  vật  bị  loài  người diệt chủng.
Loài  người  càng  sanh  ra nhiều  mà  sống trong ác pháp thì đó là một nỗi lo âu của những người  trí,  vì  nó  sẽ  diệt  các  loài  động  vật  khác mà  còn  tự  diệt  nó  bằng  trí óc  thông  minh  của nó,  bằng  chứng  hiện  giờ  “Kế   hoạch   hóa   gia đình” là một hiện tượng con người giết con người.
Cháu phải hiểu nhân quả tái sinh chứ không phải linh hồn tái sinh. Vì thế, một người còn  sống  mà  đã  tạo  ra nhân  quả  thì nhân  quả tiếp  đi tái  sinh những con người  và  những con vật khác, những người ấy vẫn còn sống và tiếp tục  những  hành  động  nhân  quả  thiện  ác  khác rồi những hành động này tương ưng tiếp tục tái sinh cho đến khi những hành động cận tử nghiệp của người ấy đi tái sinh, khi người ấy chết.  Cho  nên,  nhân  quả  trùng  trùng  duyên sanh và  cũng trùng trùng duyên diệt. Đó là lời đức Phật đã dạy: “Nhân quả trùng trùng sinh khởi”.
Cháu  hãy  nhìn  cây  đu đủ  kia, trong  một quả đu đủ có nhiều hạt, mỗi hạt lên một cây đu
đủ; mỗi cây đu đủ cho nhiều trái; mỗi trái có nhiều  hạt;  mỗi  hạt  lên  một  cây,  nhưng  cây  đu đủ mẹ vẫn còn sống. So sánh nhân quả của cây đu đủ  và  nhân  quả  của  con người  thì có  khác chi đâu. Vì mọi vật trên thế gian này được sinh ra đều do nhân quả, sống trong nhân quả và chết cũng đi về nhân quả trừ những người tu chứng, họ đã  ra ngoài qui luật nhân quả không còn bị chi phối.
Chúc cháu vui mạnh và sống đúng đạo đức làm người không làm khổ mình,  khổ người.

Kính  thư.


Tái bút: Sách của Thầy viết là triển khai lại  lời  dạy  của  đức  Phật  Thích  Ca  Mâu  Ni, Người  đã   dạy  không  có   thế   giới   siêu  hình, Thiên  Đàng,  Địa Ngục,  những  cảnh  giới  siêu hình  toàn là cảnh giới tưởng tri. Sách của Thầy Chơn Quang viết nói có thế giới siêu hình  là do ảnh hưởng của kinh sách phát triển Bà La Môn và các tôn giáo khác nhất là không đúng theo ý Phật dạy trong kinh Nikaya (Nguyên Thủy).
Người tu giải thoát không có đi về đâu vì không  có  cõi  Niết  Bàn  để  đi.  Niết  Bàn  chẳng qua là  một  danh  từ  để  chỉ  cho chân  lí thứ  ba (Diệt  đế).  Diệt  đế  là  một  trạng  thái  tâm  hết



tham  sân,  si  tức  là  một  trạng  thái  tâm  ly dục ly ác pháp v.v..
Cho nên,  một  trạng  thái  tâm  ly dục  ly ác pháp là cảnh giới của người giải thoát ở đó. Đó là một từ trường, không còn có cảnh giới nào khác nữa.
Khi tâm  ly dục  ly ác  pháp  thì không  còn nghiệp nên không có tái sanh luân hồi.
Khi người còn sống, tâm ly dục ly ác pháp thì giới  luật  nghiêm  chỉnh,  không  hề  vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào. Người giới luật nghiêm chỉnh, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào là ly dục, ly ác pháp  hoàn  toàn, là người có tri kiến  giải  thoát.  Tri kiến  giải  thoát  là  “Minh” chứ không còn “Vô minh” nữa. Trong Minh gồm có  giới  luật  và  tri kiến  giải  thoát,  nên  Phật dạy: “Tri kiến ở đâu thì giới luật ở đó, Giới luật ở đâu thì tri kiến ở đó. Tri kiến làm thanh  tịnh giới  luật,  giới  luật  làm  thanh  tịnh   tri   kiến”. Như vậy, chỗ Niết Bàn đâu phải chỗ hết niệm, vì hết niệm làm sao có tri kiến, có giới luật?
Tóm lại, Niết Bàn không phải là một cõi giới siêu hình,  nó chỉ là chỗ tâm bất động trước các ác pháp và các cảm tho.ï

Chơn Như ngày 19-5-2000
  
KHỈ VƯỢN CÓPHÂI LÀ
THỦY TỔ CỦA LOÀI  NGƯỜI KHÔNG?

Câu hỏi của cháu Dũng

Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Từ  trước  tới  nay khoa học đều khẳng định rằng con người là do khỉ  vượn sinh  ra tức  là  thủy  tổ  của loài  người, đó  là  thuyết  tiến  hóa.  Vậy  đạo  Phật  Nguyên Thủy  và  theo  trí vô  hạn  của  Thầy  thì  nguồn gốc loài người và rộng hơn là nguồn gốc vũ trụ là thế nào?
Đáp: Con khỉ không phải là Thủy Tổ của loài  người  như  các  nhà  khoa  học  đã   khẳng định, con khỉ  chỉ là con khỉ, một loài động vật như các loài động vật khác.
Theo  đạo  Phật  con  khỉ  chỉ  là  một  loài động vật cao cấp gần giống như con người. Nếu lấy con người làm tiêu chuẩn thì con khỉ chỉ là con khỉ  mà  thôi,  chứ  không  thể  tiến  hoá  làm con người  được,  chỉ  có  nghiệp  lực  của  con khỉ, khi con khỉ  chết  nó  sẽ  tiếp  tục  luân  hồi  tái sanh làm người.
Từ  con  người  “Cổ  Sơ”  sống  đơn  giản,  dựa vào  thiên nhiên. Mức sống của thiên nhiên thì có hạn, còn con người sanh sản thì vô hạn nên con người  buộc  phải  tiến hoá  dần để  bảo vệ  sự


sống còn của mình  duy trì cho đến ngày nay, do đó  con người  trở  thành  văn  minh  phát  triển theo chiều hướng khoa học hiện đại hóa, để sản xuất ra vật chất phục vụ cho đời sống con người như hiện nay.
Loài khỉ sống thanh tịnh trong sạch hơn các loài động vật khác, nhờ hành động sống tự nhiên theo nghiệp nhân quả thiện tạo thành nghiệp  lực  thiện.  Khi con khỉ  chết,  nghiệp  lực thiện chiêu cảm môi trường thiện luân hồi tái sanh  thành  con  người.   Đừng  hiểu  rằng  con người  chết  là  sẽ  tiếp  tục  sanh  làm  con người nữa,  hiểu  như  vậy  là  không  đúng  luật  nhân quả. đức Phật dạy: “được  thân  người là khó, khó  như   con  rùa  mù  tìm bọng  cây  giữa biển  khơi”. Chỗ này có dịp Thầy sẽ giảng dạy để hiểu biết rõ ràng hơn.

Trí  hữu hạn của con người không cho phép các nhà khoa học hiểu hơn, cho nên các Ngài dùng sự so sánh những hành động và sự cơ cấu cơ thể của loài khỉ vượn giống như những hành động và cơ cấu của cơ thể của loài người cổ xưa “tiền  sử”  mà  cho  rằng  thủy  tổ  của  loài  người  là khỉ  vượn.  Đó  là  cái  hiểu  chưa tới  của  các  nhà khoa học.
Muốn  gây tạo  giống  con người  thì phải  có môi  trường thích hợp  với  con người. Chính  các



duyên của con người, chứ chưa có các duyên của con người  thì không thể  nào  gây tạo  giống con người được, cho nên thuyết  tiến hóa từ con vật thành con người thì mơ hồ, trừu tượng không chính  xác. Bởi phần sắc uẩn của con người đầy đủ hơn loài động vật, nhất là sự cấu tạo bộ óc của  con người  về  tế  bào  não,  phần  sử  dụng  về tinh thần tưởng uẩn và thức uẩn thì loài khỉ vượn không thể có được.
Còn  nữa,  cái  chưa tới  của  các  nhà  khoa học,  đó  là:  Trí  tuệ  của loài  khỉ  vượn  và  trí tuệ của  những  người  tiền  sử  đều  sống  dựa  trên thiên  nhiên,  loài  khỉ  vượn  trí tuệ  không  sáng tạo và phát minh những cái gọi là văn minh và sáng tạo của loài khỉ vượn được. Cho nên, khỉ vượn  ngàn  đời  chỉ  là  khỉ  vượn,  còn  người  tiền sử đời sống cũng giống như loài khỉ vượn nhưng lại biết phát minh và sáng tạo nên để lại cho chúng ta sau này một kho tàng văn minh vĩ đại từ  ngôn  ngữ,  toán  học,  y học,  sử  học,  đạo  đức học, đến khoa học, v.v.. Chúng ta chỉ là  những người  thừa  kế  và  dựa  theo  cơ sở  đó  mà  phát triển  khoa  học  hiện  đại,  nếu  không  có  văn minh của người tiền sử để lại liệu chúng ta có thể có một nền văn minh khoa học hiện đại và kỹ nghệ hóa như ngày hôm nay chăng?
Cho nên loài khỉ vượn không có trí tuệ thông  minh  như  con  người,  nó  thường  sống


theo bản năng tự nhiên, thường bắt chước loài người   hơn  là   sáng   tạo   phát   minh   như  con người.
Thủy tổ của loài người rất thông minh, khi con người  có  mặt  trên  hành  tinh này,  nếu  loài người không có sự thông minh thì nó đã bị diệt chủng ngay từ lúc ban đầu. Tại sao vậy?
Vì  cấu  trúc  cơ cấu  cơ thể  của  loài  người, tuy  có  giống  như  loài  khỉ  vượn,  nhưng  hoàn toàn không giống hẳn, có những chỗ còn sai khác,  vì  thế  con  người  không  thể  dùng  sức mạnh  để  bảo  vệ  sự  sống  như  loài  mãnh  thú, cũng không thể trốn chạy chuyền nhảy nhanh nhẹ như loài khỉ vượn, hươu nai được.

Loài người bảo vệ sự sống bằngï trí tuệ thông  minh  của  mình,  nên  thường  phát  minh và  sáng  tạo  đều  do bộ  óc,  đó  là  điều  cần  thiết của loài người mà các loài động vật khác không thể  có  được,  cho nên  loài  khỉ  vượn  là  thủy  tổ của  loài  người  là  mơ hồ  trừu  tượng,  chỉ  có  qua sự so sánh những bộ xương của người tiền sử và những  bộ  xương của  loài  khỉ  vượn  giống  nhau rồi các nhà khoa học đã suy ra và tuyên bố. Những chứng minh khoa học đó chưa đủ để xác chứng thuỷ tổ của loài người là khỉ vượn.
Luật nhân quả đã xác định mọi tiêu chuẩn của mọi  loài  chúng sanh, nếu  chúng sanh sống
và  tạo  những  tiêu  chuẩn  đó  thì sẽ  sanh  làm loài vật đó, chứ không phải tiêu chuẩn đó mà làm  loài  vật  khác  được,  có  nghĩa  là  loài  động vật  đó  sống  thiện  ở  cấp  độ  thiện  đó  sẽ  sanh làm loài chúng sanh đó, còn ngược lại sống ác ở cấp  độ  ác  đó  thì sẽ  sanh  làm  loại  chúng  sanh đó, luật nhân quả rất công bằng và công lý nên tiêu  chuẩn  thiện  ác  của  nó  rõ  ràng,  không  thể sai  khác  được  mà  với  trí tuệ  vô  hạn  của  đức Phật, Ngài đã thấu suốt luật nhân quả, do đó Ngài dạy cho chúng ta cách thức sống năm tiêu chuẩn  thiện  để  còn  tiếp  tục  làm  thân  người thiện và chỉ có thân người thiện mới đủ trí tuệ thông minh rèn luyện tu tập chấm dứt khổ đau và luân hồi.
Các pháp vô thường luôn luôn theo sát những hành động nhân quả của muôn loài, vì thế, các pháp liên tục thay đổi tạo thành một nghiệp lực, nghiệp lực đó tiếp tục tiến hóa tái sanh làm loài vật cao cấp như loài Trời, Người, mà  nghiệp  lực  đó  thoái  hóa  thì phải  tái  sanh làm loài động vật hạ cấp, đó là một đạo luật công  bằng  và  công  lý  đối  với  tất  cả  các  loài động  vật  trên  hành  tinh này,  nó  không  áp dụng  riêng  cho  con  người  mà  cho  tất  cả,  vì muôn  loài  vật  do  môi  trường  sống  vô  minh
duyên  hợp  sinh  ra, do đó  từ  con vật  lớn,  nhỏ cho  đến  loài   người   đều   vô   minh  lầm  chấp, nhưng   loài   người   nhờ   trí  tuệ   thông   minh thường  tìm tòi  sáng  tạo  và  phát  minh  nên  đã thấy  sự  vô  minh  của  mình,  khi đã  thấy  sự  vô minh của mình  thì đó là minh, mà đã  có minh thì con người làm chủ được môi trường sống của mình,  làm chủ môi trường sống của mình  tức là làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Làm chủ sanh, già, bệnh, chết là làm chủ nhân quả. Làm chủ nhân  quả  là  làm  chủ  mọi  sự  đau khổ  và  chấm dứt tái sanh luân hồi. Chấm dứt tái sanh luân hồi tức là giải thoát ra khỏi thân nghiệp.



NGUỒN GỐC VŨ TRỤ

Câu hỏi của cháu Dũng

Hỏi: Kính bạch Thầy! Nguồn gốc vũ trụ như  thế  nào?  Xin  Thầy  chỉ  dạy  cho chúng  con được rõ.
Đáp: Nguồn gốc vũ trụ chỉ là một môi trường  sống  hoặc  chết  đối  với  trí hữu  hạn  của chúng  ta,  nếu  muốn  tìm hiểu  biết  rõ  hơn  nữa
thì trí hữu  hạn không cho phép  chúng ta hiểu, còn  trí vô  hạn  của  chúng  ta  chưa có  mà  chúng ta  muốn  hiểu  thì chúng  ta  sẽ  hiểu  bằng  tưởng tri, mà hiểu bằng tưởng tri thì sai sự thật, cho nên bây giờ chúng ta nên tìm hiểu cái gì có lợi ích thiết thực cho chúng ta và mọi người thì không phí  thì giờ  quý  báu, thì giờ  đó  chúng ta làm  những  việc  ích  lợi  khác  còn  có  ý  nghĩa
hơn.

Cho nên, ngày xưa có những ai hỏi Phật những điều không ích lợi, những hý luận ảo tưởng mơ hồ thì đức Phật làm thinh, không trả lời.  Còn ở  đây  Thầy  cố  gắng  giải  thích  để  mọi người hiểu một cách đại khái về nguồn gốc của vũ trụ. Dù chúng ta có biết rõ về nguồn gốc của vũ  trụ  thì cũng  chẳng  có  ích  lợi  gì  cho cuộc sống mà  hằng ngày chúng ta thọ  chịu  biết  bao nhiêu  là  sự  khổ  đau.  Bấy  giờ  cháu  hãy  lắng nghe cho kỹ nguồn gốc của vũ trụ:
Chỗ  nào  có  môi  trường  sống  là  nơi  đó  có cỏ  cây và  loài  động vật  xuất  hiện, còn  chỗ  nào không có môi trường sống thì nơi đó là môi trường chết. Chết ở đây nghĩa là chưa có muôn loài vật sống, chứ riêng hành tinh ấy vẫn sống



vì nó đang hoạt động, đang đi trên quỹ đạo của nó, cho nên nói nó chết là không đúng.
Những phi thuyền thám hiểm cung trăng và  được  các  nhà  khoa học  nghiên  cứu  cho biết mặt  trăng  là  hành  tinh chết.  Điều  này  không đúng, vì mặt  trăng đang đi quanh trái  đất. Nó đang  hoạt  động  như  vậy  sao bảo  là  nó  chết. Mặt  trăng  đang  vận  hành  như  vậy  thì nó  sẽ tạo duyên hợp cho các duyên hiện có thành những duyên mới, những duyên mới hợp với những duyên cũ tạo thành những duyên mới khác  nữa.  Khi duyên  hợp  trùng  trùng  như  vậy thì một  ngày  kia mưa gió  sẽ  thuận  hoà  và  cỏ cây  sẽ  xuất  hiện.  Cỏ  cây  sẽ  xuất  hiện,  thì lần lượt loài động vật xuất hiện. Loài động vật xuất hiện  thì loài  người  trên  cung  trăng  sẽ  xuất hiện.  Như  vậy,  một  vài  triệu  năm  nữa  cung trăng cũng có môi trường sống như trái đất của chúng ta.
Nói đến môi trường thì không thể nào nói đến môi trường đơn điệu được. Tại sao vậy?
Vì khi có cái này thì phải có cái kia, vì thế đức  Phật  dạy:  “Thế   giới   là   do  các   duyên hợp”, có duyên hợp mới có thế giới. Có thế giới
mới  có  vũ  trụ,  nhưng  ở  đây  ai  tạo  ra duyên hợp?

Chính các hành đấy. Không có hành thì không có duyên hợp, không có duyên hợp thì không có thế giới, không có vũ trụ. Đến đây chúng  ta  bảo  rằng  các  hành  là  nguồn  gốc  của vũ  trụ  thì chưa đúng.  Vì  các  hành  phải  có  sự điều  khiển của ai  đó. Vậy ai  đó  điều  khiển các hành?
Xin   thưa,   không   có   ai   điều   khiển   các hành, vì các hành thường hoạt động theo sự vô minh của mình,  nên Phật dạy: “Vô  minh”. Như vậy vô  minh là  nguồn gốc của vũ trụ  ư? Không đúng đâu!
Nguồn gốc của vũ trụ là 12 nhân duyên, chứ   không   thể   một   nhân   duyên   mà   thành nguồn gốc của vũ trụ được. 12 nhân duyên gồm
có:

1-        Duyên Vô minh

2-        Duyên Hành

3-        Duyên Thức

4-        Duyên Danh sắc

5-        Duyên Lục nhập

6-        Duyên Xúc



7-        Duyên Thọ

8-        Duyên Ái

9-        Duyên Hữu

10- Duyên Thủ

11- Duyên Sanh

12-  Duyên Ưu bi, sầu khổ, bệnh tử

Đó là nguồn gốc vũ trụ hiện bày một thế giới quan đầy khổ đau của loài người mà đức Phật đã xác định rõ ràng.
Bài  pháp  12 nhân  duyên  là  đức  Phật  đã chỉ rõ cho mọi người biết nguồn gốc vũ trụ. Nếu
12 nhân duyên này không có thì vũ trụ này không có. Vũ trụ này không có thì con người và vạn vật  không có. Con người  và  vạn vật  có  thì vũ  trụ  này  có.  Con người  và  vạn  vật  có  đều  do
12 nhân  duyên.  Vì  thế,  gốc  vũ  trụ  là  12 nhân
duyên như trên đã xác định.


NGƯỜI HOÀN HẢO

Câu hỏi của cháu Dũng


Hỏi: Đến nay con gặp được Phật pháp chân chánh của Thầy, con rất mừng như người chết đuối  giữa dòng nước  vớ  được  cọc. Khi  gặp được  Phật  pháp  chân  chánh  là  con đã  có  gia đình  vợ dại, con thơ. Để sống đúng lời dạy của Thầy  “không  làm  khổ  mình khổ  ngưòi”  thì con phải nuôi dạy cháu đến trưởng thành, sau đó mới  có  thể  đi tu  được,  đó  là  cái  thiệt  thòi  của
con.

Con biết có nhiều người đã quy y Tam Bảo từ  lâu, xong cả  đời họ chẳng có  một ngày sống mà  giữ  gìn một  giới  trong năm  giới  cấm  dành cho người cư sĩ. Con thì không muốn vậy, con muốn rằng một khi đã quy y Tam Bảo thì  phải thực hiện Tam Quy Ngũ Giới nghiêm chỉnh, thì phải  sống  đúng  một  cuộc  sống  của  người  cư sĩ đệ tử chân chánh của đức Phật, còn nếu vì bất cứ  một  lý  do gì  mà  thấy  không  làm  được  thì thôi  chứ  không nên sống nửa đời  nửa đạo  như Thầy  đã  nói,  vì  điều  đó  cũng  làm  khổ  mình, khổ  người,  vì sẽ  làm  vợ  con hoang mang buồn khổ, cuộc sống gia đình  nghi kỵ lẫn nhau,  hiểu



lầm  nhau,  đó  là  điều  con không  muốn.  Chính vì vậy mà đến nay con vẫn chưa quy y.
Đáp:  Tu theo  đạo  Phật  đâu  cần  phải  quy y,  xưa có  một  Bà  La  Môn  khi nghe  đức  Phật sống một đời sống phạm hạnh giải thoát như vậy, ông liền bắt chước sống theo, đến khi gặp Phật ông chẳng biết Phật là ai. Lúc bấy giờ đức Phật lấy làm lạ sao lại có một Bà La Môn sống y như mình,  nên đức Phật hỏi:
-           “Thầy của Hiền Giả là ai?

Vị Bà La Môn trả lời:

-           Thưa   Hiền  Giả,  Thầy  của  tôi  là  đức
Phật Gotama.

Đức Phật hỏi tiếp:

-           Có  bao giờ  Hiền  Giả  đến  gặp  đức  Phật
Gotama chăng?

Vị Bà La Môn trả lời:

-   Thưa  Hiền  Giả,  chưa  bao giờ  tôi  gặp Thầy  tôi  cả,  vì  Thầy  tôi  ở  tận  nước  Xá  Vệ  tại tịnh xá Kỳ Hoàn.
Đức Phật hỏi tiếp:

-           Phỏng  chừng  hiện  giờ   gặp   đức   Phật
Gotama Hiền Giả có nhận ra chăng?

Vị Bà La Môn đáp:



-   Thưa  Hiền Giả, làm sao tôi có thể nhận ra được Ngài?
Thấy  thế  đức  Phật  rất  thương  tâm  Ngài bảo rằng:
-           Chính ta là đức Phật Gotama đây”.

Trên   đây   là   một   mẩu   chuyện   để   thấy người tu theo đạo Phật đâu cần phải quy y Tam Bảo mà chỉ sống đạo đức nhân bản – nhân quả không  làm  khổ  mình,  khổ  người  tức  là  sống đúng  phạm  hạnh  Tam  Bảo,  là  quy y Tam Bảo rồi.  Bởi  vậy  thời  nay có  hằng  vạn  người  quy y Tam Bảo, nhưng sống làm khổ mình,  khổ người thì quy y Tam  Bảo  có  nghĩa  lý  gì mà  còn  làm thêm tội cho Phật pháp. Vì thế, đức Phật bảo rằng:  “Chỉ  có  những  người  đệ  tử  của  Ta mới giết đạo Ta chết”.
Tu theo đạo Phật không có nghĩa là phải vào chùa hay phải vào rừng sâu núi thẳm để xa lánh thế tục, ngồi thiền, tụng kinh, niệm chú, niệm  Phật  hoặc  lạy  hồng  danh  sám  hối  cho tiêu tai giải nghiệp, hoặc được chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ.
Tu theo đạo Phật là phải tu tập đúng   như lời đức Phật đã dạy: “Chư ác mạc tác. Chúng thiện  phụng  hành”,  có  nghĩa  là  người  muốn



tu tập theo đạo Phật thì phải tập sống làm một con người hoàn hảo tức là không còn mang bản chất của loài cầm thú nữa.
Một  con người  hoàn hảo  là  một  con người có  đạo  đức  nhân  bản  –  nhân  quả  sống  không làm khổ mình,  khổ người và không làm khổ tất cả chúng sanh. Vì thế, trong cuộc sống hằng ngày  đối  với  ông  bà,  cha mẹ,  anh  em, chị  em, vợ chồng, con cái, bà con quyến thuộc, bạn bè thân hữu, chòm xóm láng giềng, v.v.. luôn luôn phải đối xử với nhau biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng và còn phải biết tha thứ thương yêu, đùm  bọc  lẫn nhau, nhờ  đó  mới  không làm  khổ mình,  khổ người.
Những  hành  động  sống  này  chính  là  tu theo đạo Phật, đạo giải thoát thật sự ngay liền, một bằng chứng cụ thể đó là giải thoát đời sống con người  khiến  cho con người  có  một  đạo  đức nhân bản – nhân quả cao thượïng tuyệt vời. Đây là  giai  đoạn  tu  tập  giải  thoát  thứ  nhất  mà người cư sĩ và tu sĩ đạo Phật nào muốn cầu giải thoát thì cũng đều phải tu tập cho viên mãn, nếu  giai  đoạn  này  tu  tập  chưa xong mà  muốn tìm cầu  sự  giải  thoát  cao hơn  như  ngồi  thiền nhập định tịnh chỉ hơi thở thì đó chỉ là một sự mơ mộng viển vông mà thôi.



Khi nào  trong  cuộc  sống  đã  giữ  gìn  được đạo  đức  nhân  bản  –  nhân  quả  tự  sống  không làm  khổ  mình,  khổ  người  thì mới  xin bước  vào tu hành ở giai đoạn hai. Nếu trong cuộc sống còn  làm  khổ  mình,  khổ  người  thì đừng  nên  tu tập thêm bước thứ hai, và cũng đừng xin tu Tứ Niệm  Xứ,  vì Tứ  Niệm  Xứ  là  ở  giai  đoạn tu  tập Chánh  niệm  trong  Bát  Chánh  Đạo,  nên  nó  là giai  đoạn  thứ  hai.  Nếu  ham tu  tập  ở  giai đoạn hai thì thiếu căn bản, nên kết quả chẳng có gì. Vì  thế  tu  hành  chỉ  hoài  công  vô  ích  mà  thôi. Khả năng không đủ mà tu tập vượt lớp như vậy đôi khi sẽ bị ức chế, khiến cho thân tâm thành bệnh,  có  khi rối  loạn  thần  kinh  hoặc  tẩu  hỏa nhập ma, điên khùng.





NÊO VỀ ĐẠO ĐỨC

Câu hỏi của cháu Dũng


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  “Ngăn  ác  diệt  ác pháp”  xong lại phải “không  làm  khổ  mình, khổ người”,  trước  đây  con  thấy  nó  là  mâu  thuẫn nhau,  từ  lá  thư của  Thầy  chỉ  bảo  cho con, con



sáng tỏ được nhiều, con hiểu rằng muốn thực hiện được điều đó còn đòi hỏi sự khéo léo phải không thưa Thầy?
Mình  thấy cái ác, cái làm khổ mình, khổ người,  cái  vô  lý  thì  phải  chống  lại  nó,  xong phải  làm  sao cho người  ác  hiểu  ra mà  không được dùng lời nói hành động làm họ đau đớn phải không thưa Thầy?
Trong mọi cuốn sách của Thầy, cuốn nào con cũng  thấy  Thầy  nhắc  đi nhắc  lại  “không làm  khổ  mình,  khổ  người”  đến  nay  con hiểu rằng đó là cứu cánh, nếu thực hiện đúng thì cuộc  sống  của  chúng  ta dễ  chịu biết  bao và  đó là Niết Bàn tại thế, có phải không thưa Thầy?
Đáp:  Đúng  vậy,  ngăn  ác  diệt  ác  pháp  tức là không làm khổ mình,  khổ người. Không làm khổ mình,  khổ người là một đạo đức cao thượng tuyệt  vời.  Vì  thế,  không  những  phải  khéo  léo mà còn phải thiện xảo trong mọi hành động từ lời  ăn tiếng nói đến những cử  chỉ  và  sự  tư  duy suy  nghĩ,  phải  khéo  léo  thiện  xảo  tỉnh  thức hoàn toàn.
Đúng vậy, thấy cái ác, cái làm khổ mình, khổ  người,  cái  vô  lý,  cái  phi  đạo  đức  thì mình phải chống lại để đem lại sự an vui hạnh phúc cho nhiều người bằng một sự công bằng và công



lý,  chứ  không  phải  chỉ  có  đem  lại  sự  an  vui hạnh phúc cho một cá nhân của mình.
Vì  chống  lại  sự  bất  công,  sự  vô  lý,  sự  phi đạo đức, thì phải có sự va chạm, sự va chạm ấy chúng ta phải  khéo  léo  thiện xảo  khiến cho sự va  chạm  ấy  trở  thành  mát  lạnh,  vì  thế  mọi người mới được an vui.
Cũng  như  Thầy  viết  kinh sách  nói  thẳng nói thật, vì biết những lời nói này sẽ mang lại ích lợi lớn cho nhiều  người  và  chỉ  va chạm  với một  số  ít người  đang bị  danh  lợi  làm  mờ  mắt, nhưng  cũng là  tiếng cảnh tỉnh cho họ  và sẽ  có lợi ích cho họ sau này.
Ngăn ác diệt ác là một việc làm rất tế nhị, thiện xảo, khéo léo, cho nên nó nêu rõ hành động  của  chúng  ta  khi gặp  đối  tượng  có  cả  hai vế một lượt: “không làm khổ mình, khổ người”. Nếu một vế thì chúng ta rất dễ làm, còn hai vế là một điều rất khó, nếu chúng ta không  thiện  xảo  khéo  léo  thì không  thể  nào thực hiện được đạo đức nhân bản này. Cho nên đức Phật dạy: “Thiện xảo nhập vào thiện pháp, thiện xảo an trú sống trong thiện pháp”. Phần nhiều thiện xảo là cố tránh né va chạm, cho nên lấy nhẫn nhục làm đầu cuộc đấu tranh tư tưởng, kế đó mới tùy thuận nhưng tùy
  
thuận không bị lôi cuốn  là một thiện xảo tuyệt vời  giúp  cho mình  vui,  người  khác  vui,  vì  thế mới  được  gọi  là  bằng  lòng  cả  hai  mình   và người.
Đúng  vậy,  con  đã  hiểu  không  làm  khổ mình, khổ người là một cảnh giới Niết bàn, là Thiên đàng  tại  thế  gian  chứ  đâu  còn  tìm kiếm nơi đâu.
Sự tu hành theo đạo Phật chỉ có bấy nhiêu đây  thôi:  “Không  làm  khổ  mình, khổ người”. Nhưng nó là một trường kỳ chiến đấu với  nội  tâm  chứ  không  phải  tu  một  ngày  một bữa  là  xong. Sự  chiến  đấu  này  phải  có  đầy  đủ nghị lực kiên cường, bền chí gan dạ phi  thường và  còn  phải  có  trí tuệ  sáng  suốt,  khéo  léo  và thiện xảo trong mọi hành động đối xử với các pháp  thì mới  không làm  khổ  mình,  khổ  người, bởi  chính  nó là  nền đạo  đức  nhân bản của đạo Phật.
Vài   hàng   cháu   rõ   thăm   và   chúc   cháu thành  tựu  đạo  đức  nhân  bản  không  làm  khổ mình,  khổ  người  trong  mọi  hoàn  cảnh  để  đem lại  cho mình  cho người  một  hạnh  phúc  chân
thật.

Kính  ghi



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!