Ä
BẬC A LA HÁN
Bậc A La Hán
ra đời như cánh chim trời, tung bay khắp mọi nơi
khiến cho vũ trụ rung chuyển, những
tư tưởng mê tín, dị đoan, lạc hậu của loài người bị đảo lộn, không còn
đứng vững, rơi rụng như những chiếc
lá vàng mùa thu.
Lời nói đầu
Hơn một năm,
tám tập Đường Về Xứ Phật được ra mắt quý vị,
đến nay tập 9 ra đời để góp thêm những phần
còn thiếu sót của bước đường tiến tu về
xứ Phật. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo đã được
giảng dạy trên hai phần ba, làm
sáng tỏ đường lối tu tập của đạo Phật rất cụ thể và rõ
ràng, không còn có chỗ
nào khiến cho quý vị khó hiểu.
Chúng
tôi giảng tới đâu thì pháp hành
kèm
theo tới đó, nếu ai chịu khó tu
tập và lập hạnh sống đúng giới luật của Phật, thì chúng tôi tin chắc rằng
quý vị sẽ tìm thấy sự giải thoát ngay liền. Sự giải thoát ngay liền đó là một tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự. Còn
nếu quý vị không phải là những người đi
tìm sự giải thoát nơi tâm hồn của quý vị, thì
khi đã đọc sách của chúng tôi, (chúng tôi tin chắc rằng) quý vị cũng tự hổ thẹn với
mình vì đã đọc và hiểu những lời dạy đạo
đức của Phật mà không sửa mình lại còn
làm người vô đạo đức với mình, với người, tức là làm
khổ mình, khổ người, và như vậy quý vị sẽ cảm thấy mình chẳng khác nào
như loài cầm thú, nếu quý vị cứ tiếp tục mãi làm khổ mình, khổ người như vậy
thì quý
vị còn tệ
hơn loài cầm thú nữa, đó chỉ là
những loài
ác quỷ (hiểu biết mà còn làm khổ mình, khổ người là loài quỷ dữ,
chứ không phải là loài người nữa). Phải không quý vị?
Tập 9 này
chúng tôi sẽ tiếp tục trả lời tất cả những câu hỏi của quý vị, từ lâu quý vị còn đang ôm ấp trong lòng chưa giải
nghi được.
Chúng
tôi cố gắng trả lời và làm sáng tỏ lại đạo Phật, nhất là đạo đức
nhân bản
- nhân quả của
Phật giáo để mọi người có đủ duyên may gặp
được chánh pháp dạy về đạo đức nhân bản
- nhân quả làm người của đạo Phật. Nhờ đó quý vị thực hiện một đời sống đạo đức cao thượng, một đạo đức đẹp đẽ tuyệt vời. Người sống đúng với đạo
đức ấy, thật xứng đáng làm người giữa
loài
người.
Tập 9, chúng
tôi giảng về Thất Giác Chi để mọi người
biết cách thực hành sống đúng bảy pháp
môn giải thoát của đạo Phật. Mỗi pháp môn thực hành đều có sự giải thoát ngay liền, nên nó được
mang tên là Giác Chi chứ không phải đợi tu hết bảy pháp
Giác Chi mới có sự giải thoát, nhưng mỗi
Giác Chi được tu tập là có sự giải thoát thân tâm của quý vị ngay liền tại
Giác Chi đó.
Trong Bảy
Giác Chi nó gồm đủ “giới, định, tuệ”, nếu một vị tu sĩ mà không giữ gìn giới luật
nghiêm túc thì không thể nào tu tập Bảy Giác Chi được, cũng như không sống đời sống phạm hạnh, không phòng hộ sáu căn, không thiểu dục tri túc, không ba y
một
bát, không
đi xin từng
miếng, từng nhà,
không xả bỏ
của cải tài sản vật chất, không đoạn lìa những tình cảm người thân quyến thuộc, không lấy gốc cây làm
giường nằm mà sống trong chùa to Phật lớn, vì chùa to Phật lớn, giường
cao rộng, mền nệm êm ấm, sống trong nhung lụa sang giàu thì không thể nào tu
theo Bảy Giác Chi được, vì ngay cuộc sống đó là
không “Giác Chi1” thì còn tu tập
cái gì là Giác Chi được nữa.
Tập 9 này
chúng tôi cố gắng vạch rõ sự hiểu lầm của
quý vị, từ lâu quý vị đã cho rằng một bậc Thánh phải có những điều kiện như
sau:
1/ Một vị
Thánh A La Hán phải có thần thông
biến hóa, tàng
hình, phóng
1 Giác Chi
là Bồ Đề, là giải thoát
hào quang,
ngồi xếp bằng bay trên hư không
như chim
v.v..
2/ Một vị
Thánh A La Hán phải biết chuyện quá khứ, vị lai của
mình, của người khác.
3/ Một vị
Thánh A La Hán phải thông suốt tam tạng
kinh điển và còn phải thông hiểu cả vũ trụ, cái gì cũng phải hiểu biết hết.
4/ Một vị
Thánh A La Hán luôn luôn chịu khổ
thay cho mọi người, thậm chí còn phải
hy sinh
tánh mạng để cho người khác sống.
5/ Một vị
Thánh A La Hán chết phải biết ngày biết giờ, sanh ra
phải nhớ nhiều đời nhiều kiếp của
mình.
6/ Một vị
Thánh A La Hán chết phải để lại nhiều xá
lợi, hoặc để lại bộ xương khô (nhục
thân).
Đó là những tư tưởng hiểu lầm lạc về
một bậc
Thánh A La Hán của đạo Phật. Một bậc Thánh của đạo Phật là những
người sống đúng phạm hạnh có nghĩa là một
đời sống được gọi là Thánh Tăng thì phải
ly dục ly ác pháp, sống không làm khổ
mình, khổ người và khổ
tất cả
chúng sanh, đó chính là bậc
Thánh Tăng của đạo Phật.
Bậc Thánh
Tăng là những người sống không phạm giới,
bẻ vụn giới, thấy những lỗi nhỏ nhặt rất sợ hãi, luôn luôn sống đời sống giới
luật nghiêm túc, còn sáu loại Thánh A La Hán ở trên mà quý vị
tưởng tượng ra, đó là sáu loại Thánh “dỏm”, Thánh lừa đảo thiên hạ, tạo nhân ác cho mình, Thánh vô minh làm khổ mình, khổ người mà không
thấy, chỉ
thích chạy theo danh lợi
hão của
cuộc sống tạm
bợ trong thế gian loài người.
Còn một vị
Thánh Tăng của đạo Phật thì sống thật cho mình cho người, chẳng bao giờ làm
khổ mình, khổ người có nghĩa là
chẳng bao giờ hờn giận tức tối ai hết dù ai có khó dễ, mắng chửi mình, mạt sát mình thậm tệ nhưng
mình vẫn an nhiên tự tại vui vẻ và chẳng hề có một lời nặng nhẹ nói xấu ai hết, trước mặt và sau lưng đều đối xử như vậy. Một vị Thánh của đạo Phật
luôn luôn sống có ích lợi cho
mình, cho người, sống biết hòa mình với mọi người, không làm khổ mình, khổ người bằng những đức hạnh: nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, ăn, ngủ không phi thời và sống
độc cư một đời sống
trầm lặng, nhưng
tâm hồn nhẹ
nhàng, thanh
thoát, an vui và trước mọi cảnh
vui cũng như
mọi cảnh buồn đều thanh thản, an nhiên
không hề dao động tâm.
Suốt mười bảy,
mười tám năm trời tu viện Chơn Như mở cửa đón những người có tâm huyết muốn thắp lại ngọn
đèn chánh pháp của Phật giáo và làm
gương sáng cho hàng tín đồ, nhưng đến nay tu
viện vẫn hy vọng có những bậc ấy. Vì vậy, Tu viện cố gắng hết mình để đào tạo những bậc Thánh Tăng, Thánh Ni ấy để chấn chỉnh Phật giáo lại,
nhưng đến giờ này
tuy chưa tìm thấy được một ai nhưng tu viện vẫn hy vọng
và tin rằng sẽ có những người xứng đáng là đệ
tử của đức Phật xuất hiện và nối
tiếp mạng mạch của Phật giáo.
Đúng vậy, đến
nay năm 2006 chúng tôi
đã tìm thấy
những bậc ấy xuất hiện qua lớp đào tạo những bậc chứng đạt chân lý. Khi nhuận lại
tập 9 chúng tôi báo tin mừng này đến quý vị để
quý vị biết rằng Phật giáo đâu phải
là một pháp khó tu tập như
từ lâu người ta đã tưởng: Phật pháp phải tu nhiều đời nhiều kiếp, trong
khi đức Phật xác định sự tu tập của Phật giáo chỉ trong 7 ngày, 7 tháng,
7 năm.
Sự tu tập của đạo Phật chỉ có hai lộ trình “thiện và ác”, kinh sách Phật đã dạy rõ ràng và cụ
thể như vậy, từ cách thức thực hành pháp đến cách thức thực
hiện trong cuộc sống hằng ngày. Càng tu
tập càng thấy sự giải thoát rõ
ràng, càng tu tập đời sống
càng an vui,
hạnh phúc đầy đủ. Thế tại sao
người ta lại
tu theo không nổi?
Tu theo đạo
Phật thì chỉ phải chọn lấy con đường thiện mà đi, cớ sao
các vị tu sĩ của đạo Phật lại đi trên con đường ác, trong khi chúng
tôi đã giảng dạy cố hết sức mình, mong
cho mọi người hiểu rõ sự lợi ích của
con đường thiện và sự
tai hại của con đường ác, thế mà có hàng trăm người về tu viện tu hành,
họ tu như thế nào? Họ hành như thế nào?
Có người đã từng sống
bảy tám năm trời tại tu viện, thế
mà họ vẫn đi theo con đường ác, con
đường khổ đau cho mình, cho người,
có sung sướng gì đâu mà họ lại bước theo con đường ấy!
Bởi lòng người
còn tham dục quá rẫy đầy, còn ôm chặt các ác pháp trong tâm, vì
thế mà giáo
pháp phát triển lợi dụng lòng
tham dục ấy
nên phát triển những giáo pháp lừa đảo, mê tín, trừu tượng, ảo giác, phi đạo đức,
nhưng mang đầy tính chất tham dục trong đó khiến người
tu sĩ đúng sở thích tham dục một cách dễ
dàng của họ mà không bị tín đồ chỉ trích.
Mọi người ai
cũng biết giáo pháp phát triển không phải là giáo pháp của đạo Phật nhưng vì nó
gợi đúng lòng tham dục của thiên hạ, nên mọi người chạy theo nó, tu tập theo
nó. Kinh sách phát triển ai cũng biết là
thần thánh hoá, mê tín phi đạo đức nhưng
không ai bỏ được, nó cũng giống như mọi
người đều biết thuốc lá
và rượu là có hại cho cơ thể,
nhưng thuốc lá và rượu kích thích đúng lòng tham dục của họ, vì thế họ có bị
bệnh lao phổi
hoặc nằm đường, ngủ bụi, ngủ
bờ làm khổ vợ
con dòng họ thì họ cũng không bỏ được. Người tu
theo đạo Phật thời nay cũng vậy, họ đều
rõ con đường ác là con đường khổ đau, con đường thiện là con
đường hạnh phúc, thế mà họ vẫn bám theo mãi con đường ác và chẳng bao giờ
muốn bỏ.
Đạo Phật dạy
con người thoát khổ bằng đạo lộ thiện,
nhưng bản chất con người không
muốn thoát khổ nên không
muốn đi trên lộ trình thiện,
vì thế mà phải đành chịu khổ đau muôn đời
muôn kiếp chẳng bao giờ
dứt.
Suốt mười bảy, mười
tám năm trời
không lúc
nào mà Thầy không nhắc nhở quý thầy và các con: “đây là con đường thiện và
đây là
con đường ác, con đường thiện đưa
đến hạnh phúc an vui không làm khổ mình, khổ người
và đây là con đường ác đưa đến sự
khổ đau, sự phiền toái, sự bất toại nguyện, sự ưu bi
sầu khổ thường làm khổ mình, khổ
người và khổ tất cả muôn loài chúng sanh”.
Con đường chánh pháp của đạo Phật là con đường thiện, con đường lợi
ích thiết thực cho loài người là như
vậy, nhưng mấy ai đã nghe và đã chấp nhận, còn con đường tà pháp, ác kiến, cúng
tế, cầu an, cầu siêu, tụng kinh, niệm chú, bắt ấn, ngồi thiền, lên đồng, nhập
xác v.v.. toàn là những pháp mê tín, phi
đạo đức thì được mọi người tin theo, làm
theo, thực hành theo một cách dễ dàng,
nhưng hoàn toàn chỉ là những sự hy vọng
hão
huyền chứ chẳng
có ích lợi thiết thực cho cuộc
sống con người
chút nào cả. Còn pháp chân chánh đem lại sự lợi
ích thiết thực cho họ thì dường như
họ nghe rất thích nhưng sống và thực hành thì họ thực hành không vô. Bởi vậy, tà pháp và ác pháp thì dễ thực hành, dễ làm, còn chánh pháp và thiện pháp tuy vậy rất khó thực hành và khó làm.
Ví dụ: Mình
chửi người ta hoặc người ta chửi mình thì chuyện đó ai làm cũng được, nhưng
chuyện khó làm là người ta chửi mình mà
mình không chửi lại, mình không chửi lại mà còn vui vẻ không hờn tức giận thì
chuyện đó còn khó làm hơn nữa. Vì thế,
giá trị của người tu theo Phật giáo là ở chỗ này.
Chuyện tụng
kinh niệm chú, bắt ấn, ngồi thiền, niệm
Phật, lạy sám hối,
tập luyện
Yoga, khí công v.v.. thì rất dễ
dàng ai ai
cũng có thể
làm được, nhưng ngồi mà quan sát bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp
trong thân ngũ uẩn để đẩy lui các chướng
ngại pháp ra khỏi bốn chỗ này, để đem lại cho thân tâm một sự giải thoát thật sự, một tâm
hồn an vui, thanh thản, một thân tâm bất động trước các ác pháp và các cảm
thọ, một trạng thái Niết Bàn vĩnh viễn cho những ai biết sống với pháp chân
chánh Tứ Niệm Xứ này thì như lời đức Phật đã từng tuyên bố: “nội trong bảy ngày,
còn chậm là bảy tháng, còn tệ hơn nữa là
bảy năm sẽ chứng đạo hoàn toàn”.
Pháp chân
chánh là tu tập như
vậy, thế mà có người tu đã bảy năm
qua, bản chất như thế nào thì còn nguyên
như thế nấy
không có
thay đổi chút nào cả, có nghĩa là
trong
tâm tham, sân, si, mạn, nghi và ác pháp
vẫn còn nguyên không đổi thay chút nào, thậm chí chúng tôi quan sát xét thấy có phần tham, sân, si, mạn, nghi
còn nhiều hơn vì chính tu sai do ức chế
tâm dồn nén chịu đựng, đến khi chịu đựng
không nổi bao nhiêu ác pháp đổ ra lai láng, vì thế mà nó còn nhiều hơn.
Trong thời đại
khoa học ngày càng tiến tới triển khai một đời sống con người thực tế và cụ thể,
những gì mơ hồ trừu tượng lừa đảo con người từ xưa
đến nay của các tôn giáo sẽ được
phơi bày trước ánh sáng của khoa học và
kỹ nghệ hiện đại, lúc bấy giờ các tôn
giáo sẽ không còn đất đứng trên hành tinh này nữa, nhất là
giáo pháp phát
triển 62 lập
luận của
Bà La Môn lại
càng rõ nét
của sự gian xảo, lừa đảo v.v.., còn nếu Phật
giáo Nguyên Thủy không làm sáng tỏ trong giai đoạn này thì cũng sẽ bị chung số phận như kinh sách phát triển.
Nếu Phật giáo Nguyên Thủy mất đi, là mất đi một nền đạo đức tuyệt vời của loài người và vì thế không còn
có một nền đạo đức nào để cho tinh thần
mọi người quân bình với vật chất của khoa học.
Hiện giờ phải
mở ngay một lớp học và tu tập để đào tạo
con người sống có đạo đức nhân bản - nhân quả. Nhất là trong giai đoạn này phải có người sống có đạo
đức để làm gương sáng cho mọi người
trong xã hội soi, là một điều cần thiết không
thể thiếu được.
Về Phật giáo
có một số người lầm
tưởng khi
vào chùa đi tu là phải ngồi thiền, tụng
kinh, niệm Phật sám hối nhiều, lúc chết
để lại nhục thân hay xá lợi, được trực
vãng Tây phương. Đó là một quan niệm đắc
thiền, chứng đạo như vậy là sai lệch, là
không đúng đường lối tu tập của Phật
giáo. Nhiều khi họ còn hiểu sai lạc hơn nữa, cho rằng: Người đi tu theo Phật chứng
đạo là phải có thần thông, là phải biết chuyện quá khứ vị lai của mọi người; là phải biết
biến hóa, tàng hình, làm mưa,
làm gió; là phải biết đi trên hư không như chim bay, đi
trên nước không chìm v.v..
Những thần
thông trên đây là những trò huyễn hóa lừa
đảo người, chứ những thần thông đó làm lợi
ích gì cho
con người đâu,
nó còn mê hoặc
cho những tâm hồn non yếu
tham đắm những
chuyện mơ hồ, ảo giác, huyễn hóa, do sự tham đắm này mà bỏ cả đạo đức làm người, quên đi bổn phận làm cha, làm mẹ, làm chồng, làm vợ và làm con cái trong gia
đình v.v..
Nói về tôn
giáo thì không tôn giáo nào là không muốn
thực hiện thần thông, vì thần thông dễ
lừa đảo lôi cuốn người theo
tôn giáo mình, chỉ có một tôn
giáo không chấp nhận thần thông, đó là
Phật giáo. Phật giáo không dùng thần thông quyến rũ người, nhưng Phật
giáo không cần và không tu tập thần
thông mà lại có đầy đủ thần thông hơn
các tôn giáo khác.
Nho giáo lấy đạo đức tam
cang ngũ
thường2 dạy người, nhất là lấy lễ làm
hạnh đối xử nhau
trong cuộc sống,
Nho giáo không dùng tưởng thức tập
luyện thần thông hoặc tạo ra những điều mê tín, dị đoan
để lường gạt, lừa đảo người làm
tiền bất chánh, tuy chấp nhận thần thông, nhưng người theo Nho giáo
không bao giờ có thần thông vì giáo pháp của Nho giáo chỉ dạy nhân, nghĩa, lễ,
trí, tín, không tu luyện tưởng lực.
Phật giáo
là một tôn giáo tu tập
rèn luyện đạo đức
nhân bản - nhân
quả làm người không làm khổ mình,
khổ người và khổ
tất cả chúng
sanh, do đạo đức nhân bản này,
2 -Tam cang tức là quân thần cang, phụ tử cang, phu
thê cang.
Ngũ thường tức
là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín
nên đạo Phật
không chấp nhận thế giới siêu
hình và thần
thông, vì có thế giới siêu hình và thần thông là sẽ sinh ra nhiều điều mê
tín, dị đoan. Những điều mê tín, dị đoan là những điều lừa đảo, lường gạt người, đó
là những điều phi đạo đức mà Phật giáo
không chấp nhận.
Người nào tu
theo đạo Phật mà hướng về thần thông và thế giới siêu hình là những người đi
ngược lại Phật giáo, phản bội Phật giáo, làm
ô uế Phật giáo, làm mất thanh danh Phật giáo, làm mất nền đạo đức nhân bản
– nhân quả của loài người thì người đó
phải tự xấu hổ, phải tự cảm thấy mình đã làm một tội ác tày trời.
Hơn hai ngàn
năm trăm năm bởi những tham vọng của con người, Phật giáo đã chia
ra làm nhiều
bộ phái, từ đó nền đạo đức của
Phật giáo đã
bị dìm mất. Con người trên hành tinh này càng ngày càng đông
hơn và càng đông hơn thì nhu cầu của sự sống đòi hỏi phải gia tăng lên, vì thế con người phải trực diện khắc
phục thiên nhiên để đem lại sự sống cho nhau, nhưng vì không có
đạo đức nên con người phải giày xéo lên nhau vì
tâm tham dục; vì miếng cơm manh áo, tranh giành mạnh thắng yếu thua,
gian xảo thì no đủ, giàu sang, còn thật thà thì đói khổ, nghèo cùng.
May mắn thay
trong cuộc sống của loài người còn có một đạo luật nhân quả tuy thưởng phạt vô hình
nhưng rất công
minh, chánh trực, ai làm ác thì
phải lãnh đủ bản
án thọ
bao nhiêu tội khổ, ai làm
thiện thì
hưởng được
phước báo, hạnh phúc, an vui.
Từ tập
1 đến tập
9 Đường Về Xứ Phật đã chỉ cho quý vị rõ nền đạo đức
nhân bản – nhân quả của đạo Phật rất cần thiết và lợi ích rất lớn
cho cuộc sống của
loài người trên hành tinh này. Vì thế,
tăng ni cũng như quý vị nam
nữ cư sĩ phật tử hãy mạnh dạn dẹp bỏ bài trừ những thần thông bùa chú, thế giới
siêu hình và những sự mê tín dị đoan
mà kinh sách phát triển bày vẽ đủ mánh khóe gian xảo để lừa đảo con người.
Nếu quý vị cứ
theo kinh sách phát triển mà thực hiện những điều thần thông bùa chú và những sự mê tín
dị đoan thì làm sao
nền đạo đức nhân bản của Phật
giáo sống lại được, nếu nó không sống lại được
thì loài
người trên hành
tinh này còn khổ
biết bao!
Hôm này
chúng ta không nên để lỡ mất một cơ hội
dựng lại nền đạo đức này, mong
sao mọi người đoàn kết với
nhau để làm một việc làm lợi ích lớn,
có đầy đủ ý nghĩa lịch sử đạo đức của loài người.
Kinh ghi
Trưởng lão
Thích Thông Lạc
KINH VIÊN
GIÁC
Câu hỏi của
Diệu Quang
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Sau khi đọc kinh Viên Giác thấy có một đoạn kinh nghi ngờ, con xin ghi chép ra đây để Thầy dạy
cho chúng con hiểu “- Này thiện
nam! Đây là 25
pháp tu
của Bồ Tát. Vậy các Bồ Tát phải
y theo đây mà tu hành.
Nếu các Bồ Tát hiện tại
và chúng sanh đời sau, muốn y theo 25 pháp môn này mà
tu hành, thì phải
giữ giới thanh
tịnh, tâm suy nghĩ vắng lặng và phải trải qua 21 ngày
thành tâm sám hối, rồi viết 25 pháp môn này vào mỗi miếng giấy,
niêm lại kỹ, để trên
bàn thờ Phật và chí tâm cầu khẩn, rồi tùy tay hành giả
rút một miếng giấy, khi mở ra xem thì
hành giả sẽ biết trình độ của mình
tu pháp Đốn hay Tiệm. Song nếu hành
giả một niệm
nghi ngờ, thì chẳng thành tựu”.
Kính thưa Thầy, con thấy trong kinh dạy làm như vậy chẳng khác nào như bói toán,
làm một việc cầu may. Đây
có phải kinh
Viên Giác dạy làm một việc
mê tín không
thưa Thầy?
ĐƯỜNG VỀ XỨ
PHẬT – TẬP IX
Thấy
kinh dạy như vậy tâm chúng con sinh ra nghi ngờ, mong Thầy giải nghi cho chúng
con.
Đáp: Đến với
câu hỏi này thì đã có một cư sĩ ở miền Bắc nhận ra kinh này là đã dạy điều mê tín, kinh mà dạy điều mê tín là
tà kinh chứ không thể gọi là chân kinh.
Kinh Viên
Giác không phải kinh sách Phật thuyết, do các Tổ thuyết, nhưng các Tổ khôn khéo
gán cho Phật thuyết
để dễ lừa đảo
tín đồ Phật giáo. Tín
đồ Phật giáo
cũng dễ tin tưởng tất cả kinh đều
do Phật thuyết, vì kinh sách
phát triển tập
kinh nào cũng bắt đầu bằng câu:
“Như thị ngã
văn nhất thời
Phật tại Xá Vệ Quốc,
kỳ thọ Cấp Cô độc
viên dữ...”, chỉ nội câu này cũng đủ lừa
đảo người khác rồi.
Kinh sách
phát triển nào
cũng có hai phần:
1. Dụ dỗ
2. Hăm dọa.
Đầu kinh thì dụ
dỗ như kinh Pháp
Hoa
dạy:
“Dù cho tạo
tội hơn núi cả
Diệu Pháp
Liên Hoa tụng mấy dòng”
Cuối kinh
thì hăm dọa: “Ai chê kinh Pháp Hoa và làm não loạn người nói pháp
thì đầu sẽ bể làm bảy mảnh như quả A
lê”.
Kinh
sách phát triển
lần lượt quý vị đọc kỹ
lại sẽ thấy rõ
sự dụ dỗ,
hù dọa, trừu
tượng, lừa đảo, lường gạt, mê tín, phi đạo đức v.v..
Kinh Viên
Giác là
một loại kinh sách của các Tổ đã mượn ý Chân Không của
Ngài Long Thọ rồi dùng danh từ Viên Giác để che mắt tín
đồ.
Những điều
con hỏi là đúng sự thật,
kinh này dạy bói
khoa là một điều mê
tín. Những kinh sách phát triển mê tín lừa đảo này không đáng cho người
phật tử tin cậy.
Từ lâu quý vị
đã lầm
lạc không hiểu,
hôm nay đã hiểu thì quý
vị từ bỏ,
xa lìa nó
như từ bỏ xa
lìa một bệnh truyền nhiễm.
Ø À Ù Ä Ä
ĐỨC PHẬT TU
TẬP PHÁP MƠN NÀO TRONG 49 NGÀY CHỨNG ĐẠO?
Câu hỏi của
Diệu Quang
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Sáu
năm khổ hạnh, đức Phật tu tập
theo pháp môn của ngoại đạo thì không
nói, chỉ nói đến 49 ngày
tu tập mà đức Phật đã chứng đạo. Vậy đức Phật tu pháp môn gì? Xin
Thầy chỉ dạy
cho chúng con được rõõ.
Đáp: Đức Phật cắt
ái xuất gia
tu hành trong thời kỳ Bà La Môn
Giáo chia làm sáu bộ phái, lấy kinh Vệ Đà làm tiêu chuẩn pháp môn tu tập, nhưng
theo tưởng giải riêng biệt của sáu vị Đại sư mà người đương thời gọi là Lục sư,
nhưng sáu bộ
phái này được
xem là một
giai cấp Bà La Môn lãnh đạo tinh thần quần chúng lúc bấy giờ.
Sáu năm tu
khổ hạnh, đức Phật đã thực hành tất cả những pháp môn khổ hạnh của sáu phái
này, nhưng kết quả chẳng tìm thấy sự giải thoát, thậm chí như đức Phật đã nhập đến Phi Tưởng Phi
Phi Tưởng Xứ Định
mà vẫn
không tìm thấy sự giải
thoát, nên đức Phật ném bỏ
các pháp
môn này như
ném bó những
chiếc giày rách, thế
mà đời sau này
các Tổ dám cả
gan đem bốn loại thiền tưởng vô sắc
này ghép vào pháp môn của Phật để lừa đảo tín đồ,
sau này có dịp chúng tôi sẽ nói rõ về bốn loại thiền vô sắc này để quý vị
thấy rõ dã tâm của các vị sư Bà La
Môn lồng giáo
pháp của mình
vào giáo pháp của đức Phật để đánh lừa phật tử. Vì thế, sau này đức Phật
gọi các pháp môn của sáu vị Sư này là ngoại đạo, nên trong kinh Nguyên Thủy thường
có danh từ: “Lục sư ngoại đạo”,
là để chỉ cho pháp tu hành không giải thoát.
Vậy đức Phật
đã tu pháp môn nào chứng đạo? Trong khi các
pháp môn của
ngoại đạo đức Phật đã thực hành
không có một pháp môn nào mà Ngài không tu tập.
Như vậy, được
xem đức Phật đã không còn pháp môn tu tập. Vậy chúng ta trở lại bài kinh Đại Saccaka trong
kinh Trung Bộ tập 1.
Sau khi đức Phật khổ hạnh tận cùng bằng sự ức chế thân để thoát khổ, nhưng cuối
cùng vì tiết thực ăn quá ít cơ thể
kiệt quệ đến nỗi không
đứng dậy được, lúc bấy giờ Ngài hồi tưởng lại lúc còn bé, khi theo
vua cha đến làm lễ hạ điền: “Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau:
“Ta biết, Trong khi phụ
thân Ta, thuộc
dòng Sakka
(Thích Ca)
đang cày ruộng
và Ta đang
ngồi dưới bóng mát cây
(jambu) diêm phù đề (hồng táo),
Ta ly dục ly pháp
bất thiện chứng và trú
Thiền Thứ Nhất,
một trạng thái hỷ lạc do
ly dục sanh có tầm có tứ”. Khi an trú như vậy, Ta nghĩ: “Đạo lộ này có thể
đưa đến giác ngộ chăng?”. Và này
Aggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức
này khởi lên
nơi Ta: “Đây
là đạo lộ đưa
đến giác ngộ”. Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: “Ta
có sợ chăng
lạc thọ này, một lạc thọ
ly dục ly pháp bất thiện?” Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ:
“Ta không sợ lạc thọ
này, một lạc thọ ly dục ly pháp bất thiện”.
Rồi này
Aggivessana, Ta suy nghĩ:
“Nay thật không dễ gì chứng đạt lạc thọ ấy, với thân thể ốm yếu
kinh khủng như thế này. Ta hãy ăn thô thực,
ăn cơm chua trở lại”. Rồi này
Aggivessana, Ta ăn thô thực, ăn cơm
chua trở lại thì lúc bấy giờ, này
Aggivessana, năm vị Tỳ kheo đang hầu hạ Ta
suy nghĩ: “Khi
nào Sa Môn Gotama
chứng pháp, vị ấy sẽ
nói cho chúng ta biết”. Này
Aggivessana, khi thấy Ta ăn thô thực, ăn cơm chua trở lại, các vị ấy
chán ghét Ta, bỏ đi
và nói: “Sa
Môn Gotama nay sống đầy đủ vật chất,
từ bỏ tinh tấn, trở lui đời sống sung
túc”.
Và này
Agivessana, sau khi Ta ăn thô
thực và
được sức lực trở lại,
Ta ly dục
ly bất thiện pháp, chứng và trú
Thiền Thứ Nhất, một trạng thái hỷ lạc do
ly dục sanh, có tầm có tứ. Này
Agivessana, như vậy lạc thọ khởi
lên nơi Ta, được tồn tại nhưng
không chi phối tâm Ta.
Diệt tầm tứ chứng và
trú Thiền Thứ
Hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ nội tĩnh nhất
tâm. Này Agivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta,
được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.
Ly hỷ trú xả,
chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà
các bậc Thánh
gọi là xả niệm
lạc trú, chứng và trú
Thiền Thứ Ba. Này
Agivessana, như vậy lạc thọ khởi lên
nơi Ta, được tồn tại nhưng không
chi phối tâm Ta.
Xả lạc xả khổ
diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền Thứ Tư, không khổ, không lạc, xả
niệm thanh tịnh. Này Agivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại
nhưng không chi phối tâm Ta.
Với tâm định
tĩnh, thuần tịnh, trong sáng không cấu nhiễm,
không phiền não nhu nhuyễn, dễ sử dụng,
vững chắc, bình tĩnh như vậy.
Ta dẫn tâm,
hướng tâm đến
Túc Mạng Minh, Ta nhớ đến các đời sống
quá khứ như
một đời,
hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời,
mười đời, hai mươi đời,
ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời,
một
trăm đời, một
ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại
và nhiều thành kiếp. Ta nhớ rằng: “Tại
chỗ kia Ta có tên
như thế này, dòng họ như thế này,
giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này.
Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh
ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp
như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này”. Như vậy
Ta nhớ đến nhiều
đời sống quá khứ
cùng với các nét đại
cương và các chi tiết.
Này Agivessana, đó là Minh thứ nhất Ta đã chứng được trong đêm canh một, vô
minh diệt, minh sanh,
ám diệt, ánh
sáng sanh, do Ta
sống không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần.
Như vậy, này Agivessana
lạc thọ sanh nơi
Ta được tồn tại nhưng không chi
phối tâm Ta.
Với tâm định
tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu
nhiễm, không phiền
não, nhu nhuyễn, dễ sử dụng,
vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm hướng tâm đến trí tuệ
về sanh tử của chúng
sanh. Ta với
thiên nhãn thuần tịnh
siêu nhân thấy sự sống
chết của chúng
sanh. Ta biết
rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao
sang, người đẹp đẽ kẻ
thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh là ác hạnh về
thân và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến tạo các nghiệp theo tà kiến; những
người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ ác thú đọa xứ địa ngục. Còn những chúng
sanh làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng
các bậc Thánh,
theo chánh kiến tạo các
nghiệp theo chánh kiến;
những vị này
sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên các thiện thú
cõi Trời, trên đời này.
Như vậy Ta với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy
sự sống chết của
chúng sanh. Ta biết rõ rằng
chúng sanh, người
hạ liệt kẻ cao
sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp
của họ. Này
Agivessana, đó là Minh thứ
hai Ta đã chứng được
trong đêm canh giữa,
vô minh diệt,
minh sanh, ám diệt,
ánh sáng sanh,
do ta sống không
phóng dật, nhiệt tâm
tinh cần. Như vậy này Agivessana, lạc thọ sanh nơi Ta, được tồn
tại nhưng không chi phối tâm Ta.
Với tâm định
tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu
nhuyễn, dễ sử
dụng vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm hướng tâm đến lậu tận trí. Ta biết như thật: “Đây là khổ”,
biết như thật: “Đây là nguyên
nhân của khổ”,
biết như thật: “Đây là
sự diệt khổ”,
biết như thật:
“Đây là con đường đưa đến diệt khổ”, biết như thật: “Đây là những lậu hoặc”, biết
như thật: “Đây là sự diệt trừ các lậu hoặc”, biết như thật: “Đây
là con đường đưa đến sự diệt
trừ các lậu hoặc”, nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm
của Ta thoát khỏi dục lậu,
thoát khỏi hữu lậu,
thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân
đã giải thoát như vậy, Ta khởi
lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát”.
Ta đã biết: “Sanh
đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau
đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa”. Này Agivessana, đó
là Minh thứ ba mà
Ta chứng được trong
đêm canh cuối, vô minh
diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta không phóng dật, nhiệt
tâm tinh cần. Như vậy, này Agivessana, lạc
thọ sanh nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi
phối tâm Ta”.
Trên đây là
một đoạn kinh xác định rõ ràng pháp môn
mà đức Phật
đã tu tập chứng
đạo trong 49 ngày dưới cội cây Bồ Đề, thế mà thầy Tổ
không dạy chúng ta tu học
pháp môn
này mà lại dạy
chúng ta ngồi thiền, niệm Phật, tụng kinh, bái sám, niệm chú, kiến tánh thành
Phật v.v.. như vậy có
trái với pháp
môn của Phật chăng?
Nếu đức Phật
tu tập một
pháp môn đã được chứng đạo mà lại dạy chúng ta tu những pháp
khác không phải
là pháp chứng đạo
của Phật, chắc
chắn nếu điều
này khi đức Phật còn tại thế Ngài
không dạy chúng ta như vậy. Vậy ai đã làm điều này xin quý vị suy ngẫm?
Bởi đức Phật
đã rõ tâm danh lợi của người sau, nên
trước khi vào Niết
Bàn Ngài di
chúc: “Này các tỳ
kheo, hãy lấy giới
luật và giáo pháp của Ta mà làm Thầy, làm chỗ nương tựa tu hành vững
chắc”. Lời di chúc này còn đó, nhưng
đệ tử của Người
đã đi theo vết
chân danh lợi của
các Tổ mà
chôn vùi giáo pháp
chân chánh của
Ngài dưới lớp
tà giáo mê
tín, phi đạo đức, trừu tượng, mơ
hồ, lừa đảo, dụ dỗ, dối gạt, hù dọa tín đồ.
Bây giờ quý vị đã
rõ 49 ngày dưới cội cây Bồ
Đề đức Phật
đã tu tập Tứ Thánh
Định. Trong suốt 49 ngày
đêm đức Phật
đã tinh cần năng nổ tu tập Sơ Thiền,
nghĩa là 49 ngày đêm ấy Ngài giữ
gìn tâm mình
không cho phóng dật, nên
Ngài thường nhắc
đi nhắc lại
câu nói
này với
chúng tỳ kheo:
“Do Ta nhiệt
tâm tinh cần sống không
phóng dật mà chứng
được như vậy” (kinh Trung Bộ), và lời di chúc sau cùng của
Ngài trước khi nhắm
mắt lìa đời: “Này các Thầy tỳ
kheo, chớ có phóng
dật. Ta chính nhờ không phóng dật mà thành Chánh Giác, vô lượng điều
lành đều nhờ không phóng dật mà có được.
Tất cả vạn vật đều vô thường, hãy tinh tấn
chớ có phóng
dật”. (kinh Trường
A Hàm).
Cho
nên, trong 49 ngày
đêm tinh cần tu tập
tâm không phóng
dật Ngài đã
thành Chánh Giác. Tâm
không phóng dật tức là tâm
ly dục ly ác pháp, tâm ly dục ly ác pháp là tâm nhập Bất
Động, từ bất
động liền nhập
Sơ Thiền.
Như vậy,
trong suốt 49 ngày đêm đức Phật chuyên cần, năng nổ, tu tập đẩy lui các chướng ngại pháp trên bốn chỗ
thân, thọï, tâm và pháp, nhờ có tu tập như vậy nên
tâm không phóng dật,
tâm không phóng
dật là tâm
có đủ năng lực
nhập các loại định khác
và dẫn tâm đến
Tam Minh
một cách dễ
dàng không có khó
khăn, không có mệt nhọc.
Vì thế, ngày
thứ 49 và đêm đó Ngài đã hoàn tất Tam
Minh chứng quả giải thoát hoàn toàn.
Bây giờ, quý
vị đã rõ pháp môn nào đức Phật tu tập đã thành Chánh Giác, vậy quý vị hãy cố gắng
tu tập không còn sợ sai lạc pháp, Ngài
đã tu được
thì chúng ta cũng tu được như
Ngài, chứ đâu thua gì
Ngài. Hãy cố gắng lên quý vị chớ có chểnh mảng, mất thân rồi
khó kiếm được thân sau.
CÁC
PHÁP ĐỀU KHôNG
Câu hỏi của
Cháu Dũng (ngày 20/4/2000)
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Trong sách Thầy thường hay nói
là người muốn
tu hành giải thoát thì phải thực
hiện không làm khổ mình, khổ người, cắt
ái ly gia,
ly dục ly
ác pháp, hướng thiện tăng trưởng
thiện, diệt ác ly ác pháp, xả tâm
v.v.. còn sách của Thầy
Thanh Từ, thì coi
“Bát Nhã Tâm
Kinh” là cứu
cánh, tức là lấy
cái nhìn mọi sự đều
“không” để tu. Theo con hiểu thì
hai pháp đều
có thể hỗ trợ
cho nhau. Từ
cái nhìn mọi sự đều không hướng ta tới không
làm khổ mình,
khổ người, ly dục
ly ác pháp cũng đâu có mâu thuẫn gì? Vậy con thấy trong sách của Thầy có nói là
kinh sách phát triển
hay thiền định Trung Hoa là xuyên tạc giáo lý của Phật, mong Thầy giải
thích cho con hiểu.
Đáp: Kinh
sách Nguyên Thủy
của đức Phật và
Kinh sách phát triển
tưởng giải về lý
thì giống nhau, nhưng Kinh sách phát triển không có
pháp hành, không
có lối sống
đúng giới luật; thường
sống phạm giới,
phá giới, bẻ vụn
giới luật Phật
và sống trong
ô nhiễm dục lạc
thế gian, nhưng khéo lý luận che đậy bằng cách thấy mọi pháp
đều “Không”, đó là sự lừa đảo bằng ngôn
ngữ để che mắt tín đồõ
Phật giáo. Thấy các pháp đều không sao quý thầy lại không sống không? Vì
thế các thầy theo kinh sách phát triển
sống ô nhiễm
chạy theo dục lạc,
nên có chùa
to Phật lớn, vật chất đầy đủ, ăn uống phi thời, mặc y áo sang đẹp, đắt
tiền giống như nhà
giàu. Đi ra thì như
vua chúa tiền hô, hậu ủng, Phật tử đông đảo kẻ trước
người sau, thế
mà nhìn mọi pháp đều “không”. Như vậy cháu có tin là không chăng?
Nói “không” mà lại “có” và còn chạy theo cái có thì
chúng ta
có tin lời nói của họ
không? Từ chỗ không có một chiếc xe đạp, khi làm trụ
trì một thời gian thì cả xe hơi họ cũng có.
Còn Kinh
sách Nguyên Thủy dạy các vị tu sĩ phải sống
đúng phạm hạnh,
không có chùa to Phật lớn, đời sống chỉ có ba y một
bát, ăn ngày một bữa, mặc y áo thô xấu, mà còn phải luôn luôn cảnh giác
phòng hộ sáu
căn bằng Giới luật để giữ
gìn đức hạnh của một bậc
thánh Tăng. Đối với tu
sĩ Nguyên Thủy,
như vậy chưa được gọi
là ly dục ly ác
pháp mà còn phải
thực hành ngày
đêm liên tục:
“Ngăn ác, diệt ác pháp” để khắc
phục tâm tham, sân, si, mạn, nghi của mình bằng các pháp định như: Định Niệm
Hơi Thở, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác, Định Sáng Suốt, Định Vô Lậu v.v..
Có sống
không ô nhiễm, có thực hiện các pháp định
như vậy, thì mới có thể ly dục ly ác pháp, mới không làm khổ mình, khổ người.
Nếu một người
quyết tâm tu hành để cầu giải thoát mà cứ nhìn
các pháp đến đều thấy nó
là “không”, thì đó
là một lối
tu tập ức chế
tâm, một
lối tu tập chịu đựng,
không phải là giải
thoát. Nếu bảo rằng các
pháp đều không thì chúng ta thử lấy
cây đánh vào
thân ta thì ta
có cảm giác
đau không? Nếu không
đau là
không, còn
có đau là
có, còn có
đau mà nói không đau là nói không thật, hoặc nói đau
mặc kệ nó, đó
là người không
trí sáng suốt, người không hiểu biết, người chai lỳ, v.v.. Bởi
vậy Tổ Sư Tử thấy hiểu biết cái gì cũng không mà phải chịu chết oan mạng, cũng
do “Không” của Bát Nhã Ba La Mật mà ra
nông nỗi
này (Ngũ uẩn giai không).
Kinh sách
phát triển thường
xuyên tạc giáo pháp của đạo Phật
và gọi giáo pháp của Phật làø Tiểu Thừa, Thanh
Văn, ngoại đạo, cấm không
cho tín đồ Phật
giáo tu tập,
còn gọi những người tu theo giáo
lý Nguyên Thủy của Phật là “tiêu
nha bại chủng,
chồi khô mộng
lép”.
Tứ Diệu Đế là bốn chân
lý của đạo Phật
bất di bất dịch, không ai thay đổi được chân lý ấy, thế mà kinh sách phát triển
dạy: “Vô khổ, tập, diệt, đạo”.
Tu mà chỉ biết các
pháp cả thiện lẫn ác đều “không”
là trở thành cây, đá.
Đạo Phật dạy:
“Ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện”. Thiện là pháp không làm khổ mình,
khổ người, pháp
không làm khổ mình, khổ người là
pháp giải thoát, là đạo đức nhân bản - nhân
quả làm người,
còn nếu thấy các pháp thiện cũng là “không” thì trở
thành cây,
đá, tu mà
thành cây, đá
thìø tu làm gì?
Bởi vậy, từ khi có
sự hý luận của Ngài Long
Thọ “Trung Quán
Luận” là một
tai hại rất lớn cho tín đồ Phật
giáo từ thế hệ này đến thế hệ khác
chỉ toàn là
ăn thứ bánh vẽ, cho nên không một vị tu sĩ nào đạt được giải
thoát, đến khi chết không
có vị nào
mà không đau khổ
cả, họ đều
lăn lộn trăn
trở trên giường bệnh
một cách khổ
đau không thua
gì người thế tục.
THẾ GIỚI
SIÊU HÌNH
Câu hỏi của
cháu Dũng
Hỏi: Trong
một cuốn sách
thấy biên soạn từ
Chơn Như, xong
không biết có phải
Thầy viết hay các đệ tử của Thầy có nói rằng: “Có một đứa bé
chăn trâu đột
nhiên ngã lăn ra
ruộng kêu nóng giẫy giụa đau đớn. Sau đó tỉnh lại trên
quần áo có nhiều vết
cháy và nó nói
rằng bị rơi vào một tòa thành lửa, người viết cuốn sách có giải
thích, đó là dư
báo hỏa ngục từ kiếp trước. Sau đó nhiều
cuốn sách của Thầy
lại viết
là không có địa ngục
thiên đàng, thế giới siêu hình chỉ là tưởng thức. Vậy có gì mâu thuẫn giữa
hai cuốn sách này?
Đáp: Cháu
đã được đọc một cuốn
sách của thầy Chân
Quang viết “Luận
Về Nhân Quả”. Trong cuốn sách
này thầy Chân Quang nhờ Thầy đề tựa giới thiệu, chứ Thầy không có viết cuốn
sách này. Cuốn sách này được Thầy góp ý với Thầy Chân Quang “Viết về Nhân Quả
mà dùng tưởng
thì sai” nhưng
Thầy Chơn Quang nghe hay không
nghe đó là quyền của Thầy, cho nên mới
có câu chuyện
hoang tưởng chú bé mục đồng cảm giác lửa cháy rồi người ta huyền thoại
thêm thắt, tạo thành cõi Địa Ngục để lừa bịp mọi người
như vậy, chứ kỳ thực không có cõi Địa Ngục, đó là một loại
hoang tưởng của tưởng tri tạo
ra, nhưng những người không hiểu
biết thì tin theo, còn
ngược lại đối với
những người hiểu biết
thì đó là câu chuyện đời xưa của trẻ con.
Thầy Chân
Quang là một học giả, còn Thầy là một hành giả. Sau khi nhập Tứ Thiền xong Thầy hướng tâm đến Tam Minh,
nhưng quan sát tìm thế giới siêu hình
thì không thấy có cảnh giới nào cả, mà chỉ thấy toàn là cảnh giới tưởng
do tưởng uẩn của
con người tạo ra.
Muốn vào cảnh
giới siêu hình tưởng thì phải ra khỏi Bốn
Thiền, nương theo
hơi thở dừng ý
thức, khi ý thức dừng thì tưởng thức hoạt động, lúc bấy giờ chúng ta đang ở
trong thế giới siêu hình tưởng giống
như người đang nằm chiêm bao. Cho nên, giấc mộng cũng là một thế
giới siêu hình trong tưởng tạo ra.
Hầu như
các kinh sách của học giả đều viết
theo tưởng pháp
do tưởng uẩn tạo
ra. Vì thế kinh sách nào của các Ngài biên soạn đều dựng lên thế giới
siêu hình. Cho nên, chúng ta không nên
trách thầy Chân Quang
KHƠNG CĨ CÂNH GIỚI NIẾT BÀN, TU RỒI VỀ ĐÂU?
Câu hỏi của
cháu Dũng
Hỏi: Kính bạch
Thầy! Người tu giải thoát trong kiếp này thì về đâu thưa Thầy? Vì Thầy nói
là không có cả cảnh
giới Niết bàn, vậy nơi đó gọi là gì?
Đáp: Thầy
đã xác định
không có cảnh giới Niết Bàn mà có trạng thái Niết Bàn,
trạng thái Niết Bàn như đức Phật đã dạy
trong kinh Tứ Diệu Đế, nó được gọi là “Diệt
Đế”. “Diệt Đế” là một trạng thái
lìa xa và đoạn dứt tâm ái dục và các ác pháp. Khi người tu hành xong thì lúc
nào họ
cũng ở trong
trạng thái đó,
như đức Phật thường dạy ở trong
trạng thái đó là nhập vào Bất Động Tâm Định. Nhập vào Bất Động Tâm Định là nhập
vào Niết Bàn. Niết Bàn là một trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự của thân
tâm, dù cho bất cứ các cảm thọ hay các ác pháp nào đến cũng không làm cho họ
dao độâng tâm được.
Chúng ta
hãy lắng nghe đức Phật
xác định Niết Bàn: “Này Bà La Môn, khi vị ấy cảm thọ
tham ái được
đoạn tận, không
có dư tàn, cảm thọ sân đoạn tận không có dư tàn, cảm thọ si được đoạn tận
không có dư tàn. Như vậy này Bà La Môn Niết Bàn là thiết thực hiện tại, không
có thời gian đến để mà thấy,
có khả năng
hướng thượng, được người
trí giác hiểu”. (Tăng
Chi tập 1 trang 285).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!