Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT - TẬP 3 -10

Vậy chúng ta hãy đọc: “TÌM HÀI CỐT LIỆT
SĨ, MỘT HÀNH TRÌNH ĐẦY BÍ ẨN” của Giáo sư
Trần Phương viết.
“Tôi có cô em gái, kém tôi hai tuổi (sanh
năm 1929), tên là Vũ Thị Kính, thuở nhỏ gọi
tránh là Cánh. Từ hồi kháng chiến chống Pháp
được biết đến cái bí danh Trần Thị Khang. Cô
tham gia cách mạng 16 tuổi, tỏ ra là một giao
liên gan dạ, một cán bộ phụ vận có uy tín.
Năm 1950 cô là Huyện Ủy viên của Đảng bộ
Phù Cừ (ĐCSVN), Bí thư phụ nữ cứu quốc
Huyện, người tổ chức chỉ huy đội nữ du kích
Hoàng Ngân trong Huyện. Tháng 6 năm đó ,
địch bắt được cô từ hầm bí mật, đưa về bót La
Tiến (bót đóng ngay trên bến đò La Tiến), là
một bót khét tiếng tàn ác, một đồn binh lớn án
ngữ phía Nam tỉnh Hưng Yên, phía Bắc tỉnh
Thái Bình và phía Tây tỉnh Hải Dương. Chúng
biết cô là ai, vì vậy đã dùng mọi cực hình tra
tấn, hòng buộc cô khai báo và đầu hàng. Trước
khí tiết không lay chuyển của cô, chúng đã giết
chết cô và vất xác cô xuống sông Luộc. Sau
ngày cô hy sinh, đội nữ du kích Hoàng Ngân
của Huyện đã phát động: “Tuần lễ giết giặc, trả

thù cho chị Khang”. Chánh phủ đã truy tặng cô
Huân chương kháng chiến hạng nhì. Huyện Ủy và đội du kích Hoàng Ngân đã
tổ chức đi tìm xác cô, nhưng không thấy. Đây
là nỗi ray rứt xót xa của gia đình tôi suốt mấy
chục năm. Mặc dù vẫn biết rằng người chết thì
mọi nỗi đau cũng chấm dứt. Mẹ tôi hồi còn
sống, thỉnh thoảng lại hỏi tôi: “có tìm thấy xác
em không?”. Tôi đành tìm lời an ủi: “Bao giờ
chiến tranh hết, con sẽ tổ chức việc tìm kiếm,
chắc là được mẹ ạ!”. Nói thế mà lòng tôi muốn
khóc, vì biết mình bất lực trước nỗi đau của
mẹ. Cả một dòng sông Luộc mênh mông như
thế trôi ra biển cả, biết tìm kiếm nơi đâu?
Mươi năm lại đây, nghe tin nhiều người
tìm được hài cốt người thân, bằng gọi hồn,
bằng ngoại cảm, bằng thấu thị. Tóm lại là
bằng những phương pháp, được xem là thần bí,
chưa ai lý giải được. Tôi vốn được đào tạo theo
tinh thần khoa học thực nghiệm, cái gì chứng
minh được mới tin là có, cái gì chưa chứng
minh được thì dứt khoát không tin. Trong đời,
tôi chưa bao giờ tin có linh hồn, Thần, Thánh,
ma, quỷ. Ngay những ngày giỗ bố mẹ, tôi cũng
không làm cơm cúng, không thắp hương, chỉ
sửa một lọ hoa tươi để tự mình tưởng nhớ. Vậy
mà khi nghe những tin trên, trong lòng tôi hé
lên một niềm hy vọng mong manh: biết đâu đấy? Nếu bằng phương pháp thần bí mà tìm
được hài cốt em tôi thì có gì phải câu nệ? Miễn
là có cái gì đó để nhận biết hài cốt ấy đúng là
của em tôi. Và điều này mới chính là điều khó
nhất. Sau hơn năm chục năm trôi dạt, hài cốt
có còn gì không để nhận ra em tôi? Nếu còn thì
may ra là còn được hàm răng không nhuộm
đen. Nhưng thời đó, thiếu gì con gái không
nhuộm răng đen? Đã có lần bạn bè mách bảo
tôi một bộ hài cốt vô thừa nhận mà đặc biệt là
hàm răng không nhuộm đen. Lúc đó, chính tôi
đã phân vân: nhận một hài cốt mà trong lòng
nghi hoặc, mỗi khi tưởng niệm thì có ý nghĩa
gì? Còn khám nghiệm AND ? Đó là chuyện xa
vời. Trong tình cảnh bất lực của chính mình và
của khoa học thực nghiệm thì bất cứ phương
pháp nào giải tỏa được nỗi ray rứt trong tôi và
gia đình tôi đều phải được xem trọng. Nghĩ thế
tôi bèn tìm cách tiếp cận các nhà ngoại cảm có
tiếng tăm. Một số thông tin báo rằng hài cốt
vẫn còn, nhưng chưa có ai chỉ rõ được nơi chôn
cất.
Giữa lúc ấy thì tôi gặp chị Tuyết Nga là
người đã nhờ ông Liên tìm được mộ bà mẹ bị
giặc sát hại từ những năm 60. Chị khuyên tôi
nên tìm đến bạn chị là anh Nguyễn Văn Nhã, một người nổi tiếng ở miền Nam, vì đã tìm
thấy nhiều mộ liệt sĩ. Chị gọi điện cho anh
Nhã, và ngay chiều hôm đó anh bay ra Hà Nội.
Sớm ngày hôm sau, ngày 25.7.1999, tôi
gặp anh Nhã, anh chưa đến 50 tuổi, là một kỹ
sư Hóa, Đảng viên, nhiều năm làm công tác ở
đoàn viên thanh niên Cộng Sản thành phố Hồ
Chí Minh. Theo anh nói thì anh mới có khả
năng đặc biệt này từ trước Tết và không được
ai huấn luyện cả. Anh đã vẽ hơn sáu trăm ngôi
mộ, tỷ lệ trúng đạt sáu chục phần trăm. Có
những trường hợp trúng đến mức chính anh
cũng phải kinh ngạc. “Thông tin” đến với anh
như thế nào thì anh vẽ như thế ấy. Còn thông
tin từ đâu đến, trúng hay trật, đối với chính
anh cũng là điều bí ẩn.
Trong căn phòng làm việc của tôi, không
có hương khói gì cả, anh hỏi tôi và vợ tôi mấy
thông tin đơn giản: Cô em tên là gì? Sinh năm
nào? Hy sinh ngày tháng nào? Ở đâu? Người đi
tìm tên là gì? Anh lại hỏi bến đò La Tiến thuộc
xã nào? Huyện Phù Cứ thuộc tỉnh nào? Bến đò
ấy có cây cầu không? (chứng tỏ anh không biết
gì về vùng đất đó cả). Rồi anh lấy một tờ giấy
to và mấy cây bút màu ra vẽ bản đồ, vẽ một cách thư thả, lưu loát, không gạch xóa gì cả.
Mọi việc chỉ diễn ra trong vòng mười phút.
Nhìn vào bản đồ, tôi thấy anh vẽ con sông
uốn lượn đường to đường nhỏ giao nhau, rồi
ghi: từ bến đò La Tiến đi về hướng Đông Nam
thấy một trường học đi chừng 1 km6 thì đến
một ngã tư, phía trái ngã tư thấy một quán tạp
hóa có cửa màu xanh dương, lúc đó rẽ tay phải,
thấy một cái đình, đi chừng một km thì rẽ trái
vào một con đường nhỏ, đi chừng 60 mét thì rẽ
phải, đi chừng 45 mét nữa thì đến mộ. Mộ nằm
trên đất cô Nhường 47 tuổi đối diện với mộ về
hướng Tây là quán ông An 56 tuổi. Mộ chôn về
hướng Tây, cách một gốc cây độ 4 mét, trên mộ
có một khúc cây dài 4 tấc, một cục gạch vỡ màu
nâu đỏ và năm cây cỏ dại có hoa màu tím nhạt.
Rồi anh hỏi tôi: Bao giờ thì đi tìm mộ?
Tôi trả lời: Để chuẩn bị thì cũng phải 2 tuần
nữa. Anh nói chậm quá, nên đi sớm. Tôi quyết
định: 3 ngày nữa thì đi. Anh nói: tôi phải cho
anh một tín hiệu để dễ tìm. Hai con bướm nhé?
Tôi nói: Hai con bướm thì sợ khó tìm. Anh
ngẫm nghĩ mấy giây rồi nói: Vậy thì một bé gái
nhé? Rồi anh ghi tiếp vào tấm bản đồ 13h30
ngày thứ tư 28 tháng 7 sẽ có một bé gái chừng
11 tuổi, mặc áo hoa xanh đến gần mộ (Tôi thật không hiểu anh làm cách nào mà điều được cho
tôi một cô bé đến vào ngày đó, giờ đó) rồi anh
dặn: Nếu anh đến sớm thì năm cây cỏ dại có 10
bông hoa tím, nếu anh đến muộn thì chỉ còn 5
bông.
Ngạc nhiên quá tôi hỏi anh: Anh không
biết gì về vùng đất đó cả, vậy dựa vào cái gì
mà anh vẽ ra tấm bản đồ chi tiết như vậy?
Anh nói: Tôi thấy trong đầu tôi hiện ra
như thế nào thì tôi vẽ như thế nấy tôi cũng
chẳng hiểu nữa.
Tôi lại hỏi: Còn những tên người kia? Tại
sao gọi là đất cô Nhường, là quán ông An?
Anh nói: Tôi thấy trong tai tôi như có âm
thanh ấy có thể là Nhương, Nhường, Nhượng gì
đó, cũng có thể là 47 tuổi hay 87 tuổi, còn An
thì cũng có thể là Am. Anh còn dặn thêm: Có
thể phải xem cái bản đồ này từ âm bản. Lời
dặn này, lúc ấy tôi không để ý lắm.
Vẽ bản đồ trao đổi trong vòng nửa tiếng
xong, anh Nhã chia tay tôi, để vội vã bay về
thành phố Hồ Chí Minh, nơi anh đang phải
điều hành một công ty tư vấn. Về phần tôi, tin hay không tin thì vẫn
phải làm theo chỉ dẫn của anh. Còn có cách
nào khác đâu?
Tìm mộ ngày thứ nhất.
Đúng hẹn ngày 28 tháng 7 cả gia đình tôi
phóng về bến đò La Tiến, cách Hà Nội chừng
100 km. Chúng tôi chia nhau làm nhiều ngả,
đối chiếu với bản đồ mà tìm. Tất cả các ngả
đều không tìm được những dấu hiệu khớp với
bản đồ, trừ một ngả hướng thẳng vào giữa làng
La Tiến, hướng này do anh Đạt, một cán bộ về
hưu có cái quán giải khát ở bến đò, chỉ dẫn.
Khi xem bản đồ, cụ Yến, cũng đang ngồi ở
quán giải khát nói: Cái bản đồ này vẽ theo
đường ngày xưa, ang áng như bây giờ thôi, có
mấy đoạn đã được nắn lại. Tuy nhiên, đường
từ bến đò đến nơi ghi là phần mộ lại rất ngắn,
chỉ bằng một phần ba cự ly ghi trong bản đồ.
Tôi dùng điện thoại di động hỏi anh Nhã, anh
trả lời: miễn là tìm thấy các dấu hiệu đã ghi,
nhất là 4 dấu hiệu nơi phần mộ, còn cự ly thì
có thể là do anh ước lượng không chính xác.
Lần theo hướng ghi trên bản đồ và các
dấu hiệu trên đường (trường học, đình, quán
tạp hóa có cửa màu xanh nước biển, đến ngã tư
rẽ phải, rồi rẽ trái, rồi lại rẽ phải tất cả đều đúng) chúng tôi đến đất nhà anh Điển, một
nông dân kiêm thợ nề trên 60 tuổi. Cả hai vợ
chồng đều gầy gò ốm yếu nhưng tốt bụng. Ông
bà sẵn sàng cho chúng tôi tìm bới hài cốt liệt
sĩ, mặc dù không tin rằng đất trong đê lại có
thể có hài cốt liệt sĩ. Ông bà Điển cũng như
nhiều người khác đều chỉ chúng tôi ra dải đất
bãi phía ngoài đê, cạnh vụng Quạ (gọi thế là vì
có nhiều quạ bay tới vụng để ăn xác chết bị
cuốn vào vụng) mà từ nhà ông Điển nhìn ra thì
về hướng Đông, chưa đến nửa cây số cạnh vụng
quạ, vẫn còn ba cái mộ vô thừa nhận. Chúng
tôi đến đó xem xét rất kỹ, nhưng không thấy
một dấu hiệu nào như anh Nhã đã cho, đành
quay về nhà ông Điển, theo đúng bản đồ.
Giữa mảnh đất rộng chừng hai sào, có một
ngôi nhà gạch hướng Đông Nam, trước nhà là
sân gạch tường hoa, một dải vườn đẹp lơ thơ
mấy vạt dây lang rồi đến một cái ao to. Tiếp đó
là đường làng, một cái đầm sen mênh mông,
rồi đến con đê sông Luộc chạy dài từ Tây sang
Đông. Sau nhà là một vườn chuối được dọn
sạch sẽ, không một ngọn cỏ. Đầu hồi phía Đông
là đường vào ngôi nhà. Vậy chỉ còn tìm kiếm ở
đầu hồi phía Tây. Vườn ở phía này rộng, trồng
táo và mít um tùm, dưới gốc đầy cỏ dại, toàn một loại có hoa bằng hạt thóc, màu tím nhạt.
Tìm một ngàn cây thì được, chứ tìm 5 cây thì
biết chọn cây nào? Còn cành cây khô và mảnh
gạch vỡ thì bừa bãi, đâu cũng có. Sục tìm một
hồi lâu, chúng tôi đành thất vọng quay ra.
Đứng trước cửa nhà, nhìn về chân đê sông
Luộc, chệch về phía Tây, là ngôi nhà của anh
An, 45 tuổi nhà xây bằng gạch để ở, chứ không
bày biện như một quán hàng. Anh cho biết vợ
anh có một gian quán bán lòng lợn ở chợ La
Tiến, hàng ngày gánh hàng đến đó, nhưng có
ai cần mua tại nhà thì vẫn dành lại để bán.
Như vậy thì nhà anh có đáng gọi là một quán
hàng không? Tôi phân vân như cứ tạm cho là
được đi.
Còn đất bà Nhường? Cả làng không có ai
tên là Nhường hay Nhượng. Chỉ có một bà tên
là Nhương, khoảng 70 tuổi. Bà này thì tôi biết
vì cùng hoạt động với em gái tôi. Chính Bà
mấy năm trước, thông qua Bà Tiến, đã nhắn
tôi về nhận một bộ hài cốt vô thừa nhận mà
căn cứ vào hàm răng trắng, Bà cho là hài cốt
của cô Khang.
Dấu hiệu dẫn đến ngôi mộ thì có đủ,
nhưng dấu hiệu của chính ngôi mộ thì không
thấy. Tôi đành chờ đến 13h30. Vào giờ này, giữa trưa hè oi ả, giữa cái làng hẻo lánh giáp
đê sông Luộc này thì kiếm đâu ra một bé gái
mặc áo hoa xanh? Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn
chia nhau đón các ngả đường dẫn đến nhà ông
Điển. Đường sá vắng tanh. Cả vùng như ngừng
thở với ánh nắng chói chang.
Quá 10 phút rồi 15 phút. Bỗng một tốp
thiếu niên ồn ào đạp xe từ cuối làng tới. Nhưng
tất cả đều là con trai. Mấy phút sau, có một tốp
con gái cũng từ cuối làng đi bộ tới. Chúng tôi
giữ các em lại hỏi thăm. Các em chỉ nhà bà
Nhương ở gần ngã tư, sau cái đình. Ba em
hăng hái dẫn chú em tôi tới đó, còn một em
không muốn mà đứng lại. Em mặc áo màu
xanh lá cây, có hai bông hoa to in trước ngực
em khai tuổi 15, nhưng vóc người thì nhỏ hơn
tuổi. Hỏi về những ngôi mộ vô thừa nhận, em
chỉ mấy ngôi ở vườn chùa ngay cạnh đó đây là
mộ của những người chết đói năm 45. Em lại
chỉ 3 ngôi mộ ở phía ngoài đê, cạnh vụng quạ.
Chúng tôi đã đến đó vào sáng nay. Em đứ ng
lại với chúng tôi chừng nửa tiếng bên bờ cái ao
to trước nhà ông Điển mà không có mục đích gì
cả, phải chăng đó là tín hiệu mà ông Nhã điều
cho tôi? Nhưng khai thác được gì ở em thì
không được gì cả. Xế chiều gần như mất phương hướng, tôi
lại gọi điện cho anh Nhã. Anh hỏi: Có thấy cái
lạch nước không? Có thấy cái cống không?
(dường như từ Sài Gòn, anh nhìn thấy những
cái đó!) rồi anh bảo tôi đi tìm ngôi nhà mà 4
mặt đều sơn màu trắng lốp, trước nhà đầy hoa
đỏ.
Cái cống lớn xây bằng gạch cạnh đất
chùa, kế nhà ông Điển, thì chính tôi đã ngồi
trên đó để hỏi chuyện bé gái. Còn cái lạch
nước, hỏi ông Điển hồi lâu mới biết: ba chục
năm trước đây, chính cái đầm sen là một vùng
ruộng trũng ở giữa có một con đường bờ vùng
chạy song song với một con lạch, dẫn nước qua
cống của chùa vào vùng ruộng mạ mà nay là
đất ở của ông và mấy nhà chung quanh. Cuối
những năm 60, để lấy đất bồi đắp con đê sông
Luộc, người ta đã biến vùng ruộng trũng thành
cái đầm sen bây giờ, nó chạy dài gần một cây
số ven đê và ruộng vài trăm mét. Con đường và
cái lạch nước cũng biến mất trong lòng cái đầm
sen ấy.
Chúng tôi ngó nghiêng khắp làng để tìm
“ngôi nhà mà 4 mặt đều sơn màu trắng lốp”.
Chẳng có cái nào cả, mọi nhà đều quét vôi
vàng hoặc xám. Bỗng anh Tân Cương (một cộng sự của tôi đã từng nhiều lần đi tìm mộ)
chỉ vào cái quán bên đường, hay là cái này? Đó
là cái quán nước mà chúng tôi vẫn qua lại từ
sáng đến giờ. Quán nhỏ và thấp lè tè, xây bằng
gạch, đủ kê một cái giường và một cái chõng
bày bán mấy gói kẹo và mấy chai nước ngọt.
Quán mới xây, cả bốn mặt đều quét vôi trắng
xóa. Một cái quán nhỏ cũng có thể xem là một
cái nhà được chứ? Tạm cho là như vậy. Nhưng
còn hoa đỏ? Tìm tòi hồi lâu, anh Tân Cương
chỉ cho tôi cái đầm sen trước mặt. Giữa mùa
hè, đầm sen là cả một biển hoa đỏ có thể là
như vậy chăng?
Chủ quán là một bà lão hom hem. Nhà cụ
giáp nhà ông Điển, về phía Tây, cụ xây cái
quán ngay cạnh đường làng, lối đi vào nhà cụ
mà cũng là một cái bờ ao nhà ông Điển. Hỏi
tên tuổi thì cụ cho biết tên là Mân đó là tên
chồng, còn tên thật của cụ là Nguyễn Thị Nhờ,
năm nay 81 tuổi.
Sục sạo đến tối mịt, chúng tôi đành quay
về Hà Nội. Tôi gọi điện cho anh Nhã. Anh bảo
tìm được cái quán trắng làm mốc là tốt rồi. Cự
ly so với bến đò có gần hơn, không sao. Có
trường học, có ngã tư, có quán màu xanh
dương, có cái đình rồi. Có cái cống không? (tôi báo cáo cho anh biết kết quả điều tra được).
Anh động viên: nên tìm kiếm liên tục. Hôm nay
chưa thấy thì ngày mai lại đi. “Chỉnh mộä là
một quá trình vất vả lắm đấy, không thể một
lần mà trúng ngay được”.
Rồi anh chỉ dẫn cho tôi ngày mai làm gì ?
Tám giờ sáng phải có mặt ở cái quán
trắng. Tôi hoặc con tôi (phải là người ruột thịt
của cô Khang) thắp 20 nén hương ở lối đi bên
cạnh. Khoảng 8 giờ rưỡi, có một con chó vàng
nâu đến cách đó chừng 10 mét, nó nhìn mình
xem mình có đi theo nó không, hãy đi theo nó,
giữ một khoảng cách. Nó sẽ đi hơn 100 mét, rồi
dừng lại, ngửi và bới. Nhớ lấy chỗ đó, rồi quan
sát, tìm những dấu hiệu phần mộ như đã ghi
trên bản đồ.
Nếu tín hiệu trên không xuất hiện thì chờ
đến 8 giờ 30 - 9giờ tìm kiếm quanh vùng sẽ
thấy một con chó vàng nằm một chỗ như ốm.
Đánh dấu lấy chỗ đó mà đào. Đào thấy thì con
chó sẽ hết ốm. Khi nào thấy tín hiệu thì gọi
điện lại để anh chỉ dẫn tiếp.
Tìm mộ ngày thứ hai.
Chúng tôi lại đến làng La Tiến, làm đúng
những việc mà anh Nhã dặn. Chúng tôi chia nhau đi các ngả để xem có con chó vàng nâu
nào tiến về phía quán trắng không. Quá 8 giờ
30 mà không thấy tín hiệu thứ nhất xuất hiện,
chúng tôi bèn chia nhau đến các nhà quanh
vùng. Nhà nào cũng nuôi chó vàng, thấy người
lạ vào là chúng nhảy ra sủa inh ỏi, không có
con nào nằm một chỗ như ốm. Cô em tôi mấy
lần vào ra nhà cụ Nhờ, ngó nghiêng mọi xó
xỉnh cuối cùng, cô phát hiện thấy phía sâu bên
trong gian nhà phụ, dưới gậm giường, có một
con chó vàng nằm ệp. Chúng tôi lần lượt vào
ngó, nhưng nó vẫn nằm im, chỉ ngước nhìn mà
không sủa. Hỏi chủ nhà thì biết nó chửa, chê
cơm mấy hôm nay. Tôi liền điện cho anh Nhã.
Anh bảo: Tìm kiếm trong vòng bán kính 10
mét xem có những dấu hiệu phần mộ không.
Từ chỗ con chó nằm, tôi vạch một vòng
tròn có bán kính 10 mét. Hầu hết vòng tròn bao
lấy nhà và sân gạch của cụ Nhờ, chỉ một mẩu
nhỏ lấn sang dải vườn hẹp trước tường hoa nhà
ông Điển. Dải vườn này, hôm trước chúng tôi
đã đi qua mà không thèm để ý đến mấy vạt rau
lang. Hôm nay tập trung vào một diện tích hẹp,
anh Tân Cương là người đầu tiên phát hiện ra
một gốc cây đổ vùi lấp dưới lớp dây lang, gốc
cây to bằng bắp chân, dài hơn gang tay, nằm sát đất, trên thân cây lơ thơ mấy cái chồi cằn
cỗi. Ông Điển cho biết đó là cây nhót mà ông
đã chặt đi năm ngoái, nhưng chưa kịp đánh
gốc. Cách gốc cây nhót về hướng Đông chừng
hai mét, chúng tôi thấy ngay nửa viên gạch vỡ
màu nâu đỏ nằm cạnh một cành cây khô to
bằng cổ tay, dài nửa mét. Nhìn tiếp về hướng
Đông chừng 3 mét nữa, dưới tán cây cam thấp
lùn, chúng tôi reo lên khi thấy cả một dãy cây
hoa màu tím nhạt vượt lên đám rau lang, đếm
được đúng 5 gốc mỗi gốc mang hai bông hoa to
và dài bằng ngón tay. Cây hoa mọc theo một
đường thẳng dài 3 mét từ tường hoa ra phía bờ
ao. Ông Điển cho biết mấy năm trước ông trồng
làm cảnh, sau chán, vất ra vườn.
Sau khi soát xét lại kỹ càng, tôi gọ i điện
cho anh Nhã. Anh bảo: Từ gốc cây đổ đến dãy
hoa tím, vẽ thành hình tam giác, rồi đứng vào
giữa, đánh dấu lại. Lấy một chiếc đũa cắm vào
chỗ đó, rồi tự tay tôi (phải là người ruột thịt)
đặt một quả trứng lên đỉnh chiếc đũa, nếu quả
trứng nằm im là đúng. Nếu quả trứng không
nằm im thì cắm chiếc đũa lùi ra nửa mét.
Bà Điển vội vã rút từ ống đũa cho tôi một
chiếc, rồi chạy vào ổ gà lấy quả trứng mới đẻ.
Nhìn chiếc đũa tre còn mới, tôi thầm nghĩ: Nghèo quá, đến chiếc đũa tre cũng khẳng khiu!
Với chiếc đũa này, lão Nhã đánh đố mình đây.
Rồi tôi suy luận: Chẳng lẽ xác cô em mình lại
có sức hút mạnh hơn trọng lực trái đất ư ? Vấn
đề chỉ là ở chỗ ngắm cho thật cân và không
được xúc động!
Tôi loay hoay mãi với quả trứng. Ngắm
nghía thật lâu rồi mới đặt xuống nhiều lần như
vậy. Đặt nằm rồi lại đặt đứng. Nó vẫn lăn bo
xuống đất. Người tôi vã mồ hôi. Mấy chục
người chung quanh dán mắt vào quả trứng như
nín thở, tôi nghĩ chỉ tại cái đũa chết tiệt ! Tiết
diện nhỏ quá mà lại không phẳng, tài gì mà
đặt được quả trứng cho cân!
Tôi bèn lùi lại nửa mét, mặt vẫn hướng
vào tường hoa. Cắm chiếc đũa thật thẳng rồi
nhẹ nhàng đặt quả trứng xuống như mọi lần.
Kỳ lạ quá, nó nằm im trên đầu đũa, tựa như có
chất keo gắn vào đầu đũa. Tôi không tin có sự
can thiệp của cô em tôi (vì làm gì có linh hồn
mà can thiệp? Mà nếu có thì linh hồn đâu phải
là một lực tác động vật chất?) nhưng vẫn thở
phào nhẹ nhõm vì nếu không qua được thử
thách này thì không thể đi tiếp bước sau.
Tôi gọi điện cho anh Nhã. Anh bảo: Lấy
quả trứng làm tâm, vẽ một hình chữ nhật dài 2 mét, rộng 1 mét 2 rồi đào sâu xuống 1 mét 5
cho đến lớp cát đen. Hài cốt không nằm sâu
hơn lớp cát đen đó.
Lúc ấy đã gần trưa. Chúng tôi tạm nghỉ,
ra bến đò La Tiến ăn cơm hà ng. Trời đang
nắng gắt bỗng ập xuống một cơn mưa như trút
nước kèm theo gió to kéo dài gần một tiếng.
Chúng tôi bảo nhau phen này thì đền quả
trứng của bà Điển thì cái chắc. Khi quay về thì
lạ quá, quả trứng vẫn yên vị trên đầu chiếc đũa
chẳng lẽ khi mưa, bao giờ cũng có hai giọt nước
rơi cân bằng xuống hai đầu quả trứng? Còn gió
to nữa, chẳng lẽ nó không tác động gì đến quả
trứng?
Để chuẩn bị cho thợ đào đất, tôi gỡ quả
trứng ra khỏi chiếc đũa hai tay tôi cảm nhận
thấy một sức hút nhẹ. Phải chăng nước mưa đã
làm giãn hở vỏ trứng và chiếc đũa tre, khiến
cho quả trứng gắn chặt vào đầu đũa?
Hai tốp thợ thay nhau đào. Sâu 1,2 mét
thì hết lớp đất màu nâu là lớp “vượt thổ”, đến
lớp bùn đen pha cát, vừa đào, chúng tôi vừa
soát xét từng xẻng đất đào lên xem có hài cốt
không? đến độ sâu 1,5 mét vẫn không thấy gì
cả. Tôi gọi điện cho anh Nhã. Anh bảo: Phát
triển về hướng Nam và đào sâu thêm 4 tấc nữa.
Chiều rộng của cái hố được mở thêm nửa mét
ra phía bờ ao và đến tối mịt thì chiều sâu đạt
tới 2,8 mét. Vẫn không thấy gì cả. Chúng tôi
quay về Hà Nội.
Tôi gọi điện cho anh Nhã. Anh bảo: Thử
đào sâu thêm vài tấc nữa. Thực ra thì cái hố
đã được đào sâu quá mức ấy rồi. Tôi cảm thấy
“thầy” đã hết phép. Mặc dù vậy, tôi vẫn quyết
định ngày mai đi tiếp.
Tìm mộ ngày thứ ba.
Qua hai ngày, dậy từ bốn giờ sáng, mãi 11
giờ khuya mới về đến nhà, cái tuổi 72 của tôi
đã cảm thấy đuối sức. Tôi ủy nhiệm cho các
con cùng bà chị tôi và anh Tân Cương đi tiếp.
Tôi dặn: Không đào sâu thêm nữa làm gì, chỉ
soát lại đống cát đen đào xới lên, họa may tìm
thấy mảnh hài cốt nào thì đem về, nếu không
thì thu dọn chiến trường mà về. Họ làm đúng
như thế.
Thấy chúng tôi không thu được kết quả gì,
nhiều cụ già, nhất là các cụ về hưu, xúm lại bài
bác: Đã bảo mà! Tìm ở ngoài đê, quanh cái
vụng Quạ thì không lại đi tìm ở trong đê! Làm
gì có xác trôi sông vượt qua được con đê để vào tận trong đồng! Chị Tiến và chị Nhương cũng
có mặt, hai chị khuyên chúng tôi nhận lấy bộ
hài cốt răng trắng chôn ở góc đa phía trên bến
đò.
Duy có anh Thìn, con cụ Giám, hiện là
Hiệu Trưởng trường cấp hai, thì nói: bố anh
hồi ấy có vớt được ba cái xác hai nữ một nam-
kéo qua đê, rồi chôn ở cánh đồng nà y. Cụ
Giám, theo dân làng nói, là người rất nghèo
(làm nghề đơm đó và đánh dậm) nhưng bạo
gan, nhà ai có việc đào huyệt, bốc mộ thì đều
nhờ đến cụ, cả những cháu bé bị chết, cụ cũng
sẵn sàng vác lên vai đem đi chôn giúp. Từ hồi
kháng chiến chống Pháp, có nhiều xác chết nổi
lên ở vụng Quạ, làng cũng giao cho cụ vớt lên
chôn cất. Cụ Yến xác nhận rằng cụ Giám được
làng phụ cấp để làm việc đó, nếu có xác chết
chôn ở đây thì chỉ là nhờ tay cụ Giám thôi. Cụ
Trọng thì nhất quyết bài bác: làm gì có chuyện
đó! Anh Thìn đưa ra thông tin trên là đưa vào
tiết lộ của cụ Giám, nhưng cụ Giám thì mất
cách đây 18 năm. Hồi còn sống, cụ đã được
tặng bằng khen vì những thành tích trong
kháng chiến chống Pháp.
Tôi gọi điện cho anh Nhã. Anh nói: Nghe
gia đình đã báo cáo tìm thấy đủ các dấu hiệu thì tôi cũng tin, tuy rằng cự ly có phần không
đúng. Bây giờ thì phải lật cái bản đồ mà xem
từ âm bản. Tôi hỏi: Như vậy có nghĩa là phần
mộ sẽ nằm ở bên kia sông, tức là trên đất Thái
Bình? Anh nói: Phải vậy đó. Rồi anh dặn tiếp:
Phải tìm đến một cái vụng xoáy, “một cái vụng
do nước xoáy vào bãi sông mà tạo thành” ở đó
có một xóm mới, dân mới ra ở đó khoảng hai
chục năm, trong đó có cô Nhường, có ông An.
Mộ nằm trên đất cô Nhường, trên mộ vẫn
những dấu hiệu như đã chỉ.
Tìm mộ ngày thứ tư và thứ năm.
Các con tôi, vốn đã không tin vào phương
pháp thần bí, đều không muốn đi tiếp. Các lão
già (chị và các em tôi) thì đều đã mệt mỏi. Chỉ
có anh Tân Cương là vẫn vững lòng tin, vì
chính anh đã nhờ vào các nhà ngoại cảm mà
tìm được mồ mả gia tiên. Anh nhận giúp tôi
tìm kiếm tiếp. Anh cùng anh Đạt vượt bến đò
La Tiến sang đất Thái Bình, đi dọc sông để
tìm cái vụng xoáy, chốc chốc lại gọi điện thoại
di động về. Xế chiều, cách bến đò La Tiến
chừng 8 cây số, một cụ già bảo anh: phía Thái
Bình không có vụng xoáy đâu. Vì nước sông ở
đoạn này quật sang đất Hưng Yên. Cụ chỉ sang
vụng bà Khán Mỹ bên kia sông. Gọi thế là vì bà Khán Mỹ nhiều năm sinh sống trên vụng đó
bằng thuyền đánh cá. Vậy là lại phải qua sông
để trở về đất Hưng Yên. Cạnh vụng bà Khán
Mỹ. Trên đất bãi có một xóm mới, trong đó có
một chị tên là Nhường, có một anh tên là An có
mấy ngôi mộ vô thừa nhận, nhưng chẳng có
dấu hiệu nào khớp với bản đồ mà anh Nhã đã
cho.
Anh Tân Cương đi tiếp một ngày nữa, từ
vụng bà Khán Mỹ ngược lên vụng Quạ. Nơi nào
có mộ vô thừa nhận là anh đến. Nhưng chẳng
đâu tìm thấy đủ những dấu hiệu mà anh Nhã
cho.
Cuộc tìm kiếm theo đủ mọi hướng đến đây
xem như tắc tị. Cái tính hoài nghi khoa học
vốn có của tôi trỗi dậy: Tôi nghĩ: Lão Nhã này,
hắn đánh đố mình! Hắn bày ra cả một “trận đồ
bát quái”, nào là dấu hiệu, tín hiệu, tên người
và tên đất, rồi bảo mình phải đi tìm cho đủ.
Lục tìm cả cái đất nước này, chưa chắc đã có
nơi nào khớp được với cái trận đồ bát quái của
hắn!
Nghĩ thế rồi tự trách mình là vô lý. Đã
chấp nhận đi theo “thầy Nhã mà tỷ lệ trúng mộ
chỉ đạt 60% thì lý gì lại thắc mắc khi trường
hợp của mình rơi vào 40% kia?”. Đã chấp nhận tìm đến con đường thần bí như nguồn hy vọng
cuối cùng thì lý gì lại đòi hỏi phải lý giải cái
“Trận đồ bát quái kia?”

GỌI HỒN
Theo đuổi hai nhà ngoại cảm nổi tiếng
đã vẽ trúng hàng trăm ngôi mộ liệt sĩ, nhưng
đến lượt mình thì không có duyên, tôi bàn với
anh Tân Cương chỉ còn cách là tìm đến những
người có khả năng gọi hồn. Theo tin của anh
thì cô Phan Thị Bích Hằng đã mất năng lực đó
vài năm nay rồi, anh đang giúp tôi liên hệ với
một bà ở Cẩm Giang và một bà ở Hải Phòng.
Chị Tuyết Nga cũng khuyên tôi tìm kiếm theo
hướng đó. Chị cho tôi một địa chỉ điện thoại
mà điều tra ra thì đó chính là địa chỉ của cô
Bích Hằng. Trong quá trình tìm mộ, tôi thường
hay kể lại với bạn bè khi rảnh rỗi. Tình cờ một
hôm, anh Trần Công Bảy biết tôi có ý định gọi
hồn, liền nhận giúp tôi liên hệ với cô Bích
Hằng. Cô nhận giúp tôi vào chiều ngày
9.8.1999.

Ngày 9.8.1999 tiếp xúc với linh hồn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!