phải gieo nhân tu như thế
nào? Và làm sao để được như nguyện?
Đáp: Phải sống
đúng giới luật, đời sống phải ba y một bát, đi xin ăn, sống không nhà cửa, không
gia đình, tâm hồn luôn
luôn phải giữ gìn trắng bạch
như vỏ ốc,
phóng khoáng như hư không, đó là
gieo nhân chứng quả A La Hán Toàn Giác.
Nhờ gieo nhân
như vậy tâm mới ly dục ly ác pháp, tâm có ly dục ly
ác pháp thì tâm mới có
vô lậu. Nếu đời sống,
không sống đúng như vậy thì muôn đời ngàn kiếp chẳng bao giờ chứng quả A
la Hán Toàn Giác.
Làm sao để
đạt được như
nguyện? Muốn đạt được
như nguyện thì phải
tu tập bảy nẻo
trong Đạo Đế,
có nghĩa là phải tu tập hằng ngày bốn loại định ngăn ác diệt ác, sanh
thiện tăng trưởng thiện pháp trên bảy nẻo của Bát Chánh Đạo tức là: Chánh Kiến,
Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm.
Có sống như
trên đã nói, có tu tập hằng ngày
như vậy thì quả
A La Hán Toàn
Giác sẽ đạt được như ý nguyện.
MỘT VỊ A LA HÁN CÓ VÀO SANH
RA TỬ ĐỂ ĐỘ CHÚNG SANH KHÔNG?
Câu hỏi của
sư Thông Vân
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Một người đã chứng quả A La Hán Thanh Văn cũng như một người chứng quả A La Hán Độc
Giác có thể thị hiện vào sanh ra tử hành Bồ Tát Đạo để thành tựu quả A
La Hán
Toàn Giác (như
kinh sách phát triển
nói) không? Hay
người đã chứng
A La Hán Thanh
Văn Giác mà
thôi, có nghĩa
là chỉ thành Phật
Thanh Văn Giác.
Độc Giác cũng vậy,
chứ không thể
thành Phật Toàn Giác.
Kính thưa Thầy, con có lòng tin nơi Thầy, kính xin Thầy chỉ dạy cho con tất cả sự thật và hỗ
trợ cho con để tương lai con thành một vị A La Hán Toàn Giác, làm lợi ích rộng
lớn như huyễn cho tất cả chúng sanh.
Đáp: Ở
đây con phải
phân biệt cho rõ
ràng:
1. Pháp tu
chứng
2. Quả tu chứng
3. Năng lực tu chứng
• Pháp tu chứng
như thế nào?
- Tự tìm
pháp tu, chứng quả vô lậu, có đầy đủ năng lực như Phật, nên tên gọi là Độc Giác
A La Hán hay là Độc Giác Phật
- Nghe Phật dạy hoặc
đọc kinh sách thấu hiểu lời dạy của đức Phật mà tu tập
chứng quả vô lậu, có đầy đủ
năng lực như Phật, nên
tên gọi là Thanh Văn A La Hán hay
là Thanh Văn Phật.
• Quả tu chứng
như thế nào?
Quả tu chứng là
tâm vô lậu
tên gọi của tâm vô lậu là A La Hán.
Nếu tự tìm
pháp tu mà tâm vô lậu thì gọi là chứng quả A La Hán Độc Giác còn nếu nghe Phật dạy
hay đọc kinh sách
lời dạy của đức
Phật mà
tu chứng thì gọi
là chứng quả
A La Hán Thinh Văn.
Nếu quả vô lậu
chưa tròn đủ có nghĩa tâm vô lậu từng phần, vô lậu từ ít đến nhiều, vô lậu từ thô đến tế,
vô lậu từ từ. Vô lậu như vậy
không được gọi là vô
lậu trọn vẹn. Và như vậy không được gọi là
vô lậu bậc A La Hán. Ví dụ: Một người tu tập vô lậu được
99 phần trăm, chỉ còn một phần trăm li ti nữa, thì cũng chưa được gọi là vô lậu
trong đạo Phật. Mà chưa được gọi là vô lậu trong đạo Phật thì cũng chưa được gọi
là chứng quả A La Hán. Phật giáo phát triển không hiểu vô lậu như thế nào, nên
quá xem thường quả A La Hán vô lậu của Phật giáo. Do vì không biết tầm mức vô lậu của bậc A La
Hán như thế nào, nên đặt ra có nhiều quả A La Hán để dễ đánh lận người khác và
còn dùng câu để che mắt mọi người:
“Chứng quả A la Hán mà còn thấy mình
chứng quả A
La Hán là chưa chứng quả A La Hán”.
• Năng lực
tu chứng như thế nào?
Năng lực
tu chứng của Phật như thế nào thì năng
lực tu chứng
của các bậc
A La Hán cũng
như vậy có
nghĩa là Phật
có 10 lực và
minh, hạnh đầy đủ thì các bậc A La Hán
cũng có được như vậy. Phật có gì thì họ cũng đều có nấy. Họ chỉ thua Phật là vì
Phật là người sáng lập ra đạo Phật
mà thôi. Tại
sao năng lực tu chứng lại giống nhau như vậy?
Bởi vì pháp
tu của Phật giúp cho tâm mọi người thanh tịnh, vô lậu, chứ
không phải pháp tu tập để tạo ra năng lực có cao có thấp, vì thế
tâm mọi
người thanh tịnh,
vô lậu thì giống nhau, từ tâm thanh tịnh vô lậu lưu
xuất ra bảy năng lực Giác
Chi. Bảy năng lực Giác
Chi tạo
ra Bốn Thần Túc. Do đó, người tu sĩ nào tu tập
tu chứng
đạt chân lí đều
có Tứ Thần
Túc, nên năng lực phải giống nhau.
Xin các bạn
đừng hiểu rằng năng lực là do độ chúng sanh mà có, hiểu như vậy không đúng các
bạn ạ! Bồ Tát Hạnh chẳng qua đó là trả nợ cơm ăn áo mặc cho đàn na thí chủ chứ
chẳng có công đức gì cả.
Người tu Bồ Tát Đạo hành Bồ Tát Hạnh
là người
mang nợ đàn na
thí chủ nhiều nhất, nên phải trả nợ, chứ không phải tu Bồ
Tát Đạo hành Bồ Tát Hạnh
là có
nhiều công đức và
năng lực. Người
tu sĩ tu Bồ Tát Đạo hành Bồ
Tát hạnh
là những người
tu chưa chứng
của Phật giáo phát triển. Còn người tu theo Phật giáo đã chứng đạt chân
lí, thực hành Bồ Tát Hạnh là để trả nợ cơm áo
của đàn na thí chủ hoặc tạo duyên mới để độ mọi người
nên gọi là hóa duyên độ chúng sanh.
Khi tâm thanh
tịnh (Vô lậu)
thì từ nơi tâm thanh tịnh đó lưu
xuất ra năng lực mà chúng tôi đã
nói ở trên,
chứ không phải
do pháp tu hành tạo ra năng lực.
Một người tập
pháp môn thiền định để mong nhập được định thì định ấy là tà định không phải
chánh định.
Người
muốn tu tập
thiền định để được
nhập chánh định, thì phải tu
pháp môn ly dục ly ác pháp. Khi
tâm đã ly dục ác pháp sạch thì tâm
thanh tịnh (hết
tham, sân, si).
Tâm hết tham sân
si thì lưu xuất
ra 7 năng lực (thất giác chi) để tự điều khiển thân tâm nhập
định, chứ không phải do pháp tu mà nhập định được. Nhập định như vậy mới gọi là
chánh định.
Muốn hành Bồ
Tát Đạo thực hiện Bồ Tát Hạnh thì phải
nên tu chứng
quả A La Hán
xong thì mới đi độ chúng sanh, còn tu tâm chưa vô lậu
thì đừng mơ ước độ chúng
sanh. Vì chúng sanh nghiệp chướng
sâu dày, không độ được chúng sanh mà chúng sanh lại xỏ mũi, dắt mình theo danh và lợi thì rất uổng phí một đời
tu hành
của một kiếp
người. Bằng chứng
các nhà tu hành theo Phật giáo phát triển, các vị Thiền sư
đang bị chúng
sanh xỏ mũi
trong danh lợi chức phẩm, tiền bạc, ăn ngủ phi thời, chùa to Phật lớn v.v..
MỤC ĐÍCH CON MUỐN XUÇT GIA VỚI THỈY
Lời trần
tình của NC
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Kính bạch Thầy!
Dẫu biết rằng:
“Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng” nhưng con vẫn quý chuộng sự thật. Ghét những
gì hoa mị, giả dối, hình thức.
Dòng họ
bên nội con
tuy đạo Cao
Đài, nhưng riêng con lại thích tìm hiểu, nghiên cứu kinh sách về đạo
Phật. Con tu học theo Phật giáo phát triển 10 năm nhưng theo Thầy chỉ 5 năm thôi.
Con cũng biết
đường lối, quan điểm của Thầy
không đồng nhất
với Phật giáo
phát triển. Vốn tính hiếu kỳ con đứng giữa cả hai để xem lời nhận
xét của Phật
giáo phát triển
nói về Thầy là đúng hay sai?
“Thầy Thông
Lạc tu theo pháp môn Nguyên Thủy hành xác cực độ, Thầy chủ trương thọ dụng thực
phẩm không thấy, không nghe, không
nghi chẳng khác
gì Nam Tông. Thầy
viết kinh sách cố
ý đâm
thẳng Phật giáo phát triển gây chia rẽ tôn
giáo với mưu
đồ định làm “bá chủ”.
Đây vừa là lời
lên án vừa là lời kết tội Thầy. Họ dựa
trên cơ sở Thầy
quá khắt khe việc giữ giới ăn ngày một bữa và lời chỉ
trích thẳng thắn của Thầy trong
kinh sách khi đề cập đến Phật
giáo phát triển.
Tuy nhiên, họ
đã quên rằng ăn ngày một bữa là giới luật Phật đưa ra, chứ không phải Thầy đưa ra. Nếu
nói pháp môn Thầy tu quá
khổ hạnh hành xác thì tại sao vẫn có nhiều người tu
theo Thầy trong
số, có cả cụ già và
tầng lớp giới trẻ như chúng con? Nếu ai đã một lần đến tu viện Chơn Như
hãy quan sát tất cả tu
sinh xem có phải
ai cũng gầy
còm, ốm yếu, lực kiệt trí mòn không? Hay tu sinh đang
sống trong cảnh giới
Phật. Trong trạng
thái tâm thanh thản, an lạc và vô
sự?
Còn việc thọ
dụng thực phẩm không thấy, không nghe,
không nghi có nghĩa là được phép ăn mặn như Nam Tông. Có ai thấy Thầy Thông Lạc
thọ dụng thực phẩm động vật bao giờ?
Tu theo
Thầy thời gian
ngắn con hoàn toàn phủ nhận lời lên án của Phật giáo
phát triển. Còn lời kết tội “Thầy viết kinh sách cố ý đâm thẳng Đại Thừa gây
chia rẽ tôn
giáo với mưu đồ
định làm bá chủ”,
nói như thế chẳng khác nào Thầy Thông Lạc dùng bút như dùng
cung bắn từng tu
sĩ ngoại đạo,
tâm danh lợi cao ngút ngàn với “mưu đồ định làm bá chủ”.
Nghe điều
này con cũng suy tư:
Nếu như Đại Thừa thực sự tốt thì
sợ gì người ta nói xấu? Thầy vạch lỗi, chỉ trích Đại Thừa ở những lỗi nào, điều
nào mà so ra thực tế có đúng như vậy không hay là Thầy Thông Lạc cố ý bịa chuyện,
cố tình gây chia rẽ tôn giáo?
Có người bảo
rằng: Tu tập phải có đạo lực để làm chủ sanh tử và chấm dứt luân hồi. Phải nhập
được Bốn Thiền, phải có cõi Cực Lạc, phải có
Phật tánh, phải
biết ngày giờ chết, sống chết ra đi tự tại
v.v.. Nghĩ như vậy các bạn đã đi
lạc đề, đối với Phật giáo các bạn không thể nghĩ như vậy.
Nghĩ như vậy
vô tình các bạn biến Phật giáo thành một tôn giáo thần thông; nghĩ như vậy vô
tình các bạn biến
Phật giáo thành một tôn giáo để làm gạch nối giữa con
người và thế giới siêu hình, thành một bản
thể thường hằng vĩ đại của vạn hữu;
nghĩ như vậy
nên vô tình các
bạn lý luận
đưa ra những triết lý cao
siêu tuyệt đỉnh của
trí tuệ bát nhã
(Tánh không),
biến Phật
giáo thành một triết học vi
diệu cao siêu để tranh luận hơn thua với
các hệ phái khác, tôn giáo khác và cũng chính để lý luận đánh lừa mọi người.
“Kính
thưa các bạn! Phật giáo không phải là
tôn giáo; không phải một đế quốc, lợi dụng thần quyền cai trị thế giới. Phật
giáo chỉ là một nền đạo đức nhân bản - nhân quả của loài người. Phật
chỉ nhắc lại
những gì của
con người đã có sẵn, chứ
không sáng tạo ra
cái gì mới cả mà cũng không bịa đặt ra
và thêu dệt những chuyện ảo tưởng, hư cấu và
cũng không sử dụng quyền
năng siêu việt của bản thân
mình để
lừa đảo mọi người
khuyến dụ họ theo tôn giáo
mình. Cho nên, những
điều của Phật dạy qua ngôn ngữ thay vì hiểu nghĩa rất
tầm thường, giản dị và bình dân thì các nhà học giả Đại Thừa lại hiểu một cách
cao siêu, ảo tưởng, hư cấu thành
sai nghĩa”. (Trích lời nói đầu trong Văn Hóa Phật Giáo tập IV
trang 10)
Con đồng ý với
quan điểm của Thầy vì bất cứ tôn giáo
nào, hệ phái
nào cũng đều
khuyên con người ngăn ác, hành thiện, cũng đều công nhận Tứ Diệu Đế của đạo Phật là
chân lí. Người nói thế giới Thiên
Đàng, Cực Lạc, Niết Bàn mà lại
chưa đặt chân đến
cõi đó lần
nào thử hỏi làm
sao con tin? Người lúc sống tạo
nhiều điều ác đến khi chết con cháu bỏ tiền thỉnh
Tăng, Ni cầu siêu thoát, vãng sanh về cõi giới lành thì còn gì là luật nhân quả?
Con
không phải người
nhẹ dạ, cả tin khi nghe điều gì ngoài
sự hiểu biết của mình, vượt qua khỏi ý thức sang vô thức.
Chính vì thế, khi nghe
người ta kết tội
Thầy con không chỉ tìm đọc hết
kinh sách của Thầy mà còn tìm cách gần gũi, về tu viện Chơn Như Thọ Bát
Quan Trai với mục đích là dò xét, tìm hiểu.
NHỮNG
GÌ CON ĐÃ THẤY
1) Đó
là những trang
tiểu sử kể về cuộc đời
tu hành quá vất vả
gian truân của Thầy
trên mạng Internet (nguyên
thủy chơn như
nét).
2) Đó
là lời thỉnh
cầu Thầy khoan
vội nhập Niết Bàn của HT.
Thanh Từ, lời ca
ngợi sư huynh Thông Lạc “Đại
tinh tấn” của Thầy Chân Quang
trong quyển Người Chiến Thắng tập 1.
3) Đó
là cái cốc
đơn sơ Thầy ở, 3 y vải thô
Thầy mặc, đôi dép lào giản
dị Thầy mang, một lối sống thanh bần đúng nghĩa “Khất sĩ” của Thầy. Là một Thầy
viện chủ đa đoan công việc, thế
mà sáng nào
cũng cầm cây chổi ra
quét
sân. Có mấy
ai quan hệ, cư xử
với chúng thương yêu và bình đẳng
như Thầy ?
NHỮNG
GÌ CON ĐÃ NGHE?
1) Lời giảng dạy pháp ôn hòa, từ tốn, lời góp
ý khuyên nhủ tế nhị của Thầy
những lần con sai phạm phá hạnh độc
cư.
2) Nhưng
tiếng reo vui của bao người khi được gặp Thầy, gặp chánh pháp chan hòa với
dòng lệ ngân dài trên đôi má.
3) Sự khẳng định cương quyết chấp hành
đúng giới luật,
không xem thường
những lỗi nhỏ nhặt của Thầy mà đức
Phật đã từng dạy: “Giới luật còn
là đạo Phật
còn, giới luật mất là đạo Phật mất”.
NHỮNG
GÌ CON ĐÃ BIẾT
1) Nếu
Thầy là người thực sự tham
danh thì Thầy đã phơi bày những thần lực siêu phàm của A La Hán để thu
hút Phật tử về phía mình cớ chi phải đuổi hết những đệ tử đòi theo Thầy học thần thông sang Tây Tạng mà học. Cớ
chi Thầy chịu nhọc nhằn, ghi từng
lời dạy đạo đức làm người; cớ
chi Thầy giữ bất động
tâm trước những lời lên án và kết tội vô căn cứ của Đại Thừa.
2)
Pháp môn tu của Thầy
đưa đến giải thoát làm chủ sanh,
già, bệnh, chết – bốn nỗi khổ của kiếp người.
3) Để Phật tử vững chắc
niềm tin nơi Thầy, nên
con xin Thầy kể
rõ tiểu sử để con viết
bài “Những sự
thật về Thầy
Thông Lạc”. Thầy từ chối lời thỉnh cầu của con cũng như
của M.H xin
Thầy được viết
tiếp người Chiến Thắng tập 2, Thầy
bảo: “Các con làm thế thì đời sẽ hiểu lầm Thầy là người tu mà
còn tham danh lợi. Nếu con muốn
ghi tiểu sử của Thầy thì hãy đợi sau này Thầy tịch rồi viết”.
Lời thỉnh
cầu thiết tha của con
tuy bị Thầy từ chối nhưng
con rất vui vì biết được Thầy mình
không phải là người có
tâm danh lợi ngút
ngàn như các học giả
phát triển bàn
tán.
Sau thời
gian dài tầm đạo con
đã cảm thấy chán nản và mỏi mệt.
Nay con quyết định dừng chân tại
tu viện Chơn
Như. Con muốn được
xuất gia làm đệ tử của Thầy.
Kính xin Thầy xót thương mà thâu
nhận con.
Mục đích con
muốn xuất gia với Thầy không cầu học thần thông
làm A La
Hán mà
con chỉ
cầu học nền đạo đức
nhân bản - nhân quả không làm khổ mình, khổ người.
Kính bạch Thầy!
Ngày 23
tháng 8 con cùng đoàn từ thiện TP.HCM đến cứu trợ đồng
bào miền Trung
bị hạn hán. Con nhìn cảnh sống của người dân Hơrê, Bana ở đây chẳng khác nào tại địa ngục thế gian: trời nắng gắt thật oi bức,
khó chịu thiếu nước, thiếu lương thực trầm trọng, cỏ cây khó vươn
mình giữ mầm
xanh sự sống,
con không thể cầm lòng trước cảnh đói khổ của họ. Nếu có thể con xin
được đưa vai gánh
thay họ những nỗi khổ đau đó.
Đối với
con niềm vui
của chúng sanh chính
là niềm vui của con, nỗi
khổ của chúng sanh
chính là nỗi khổ của
con. Những thực phẩm
con chu cấp cho họ bất
quá chỉ cứu khổ
họ trong
một tháng chẳng
bằng khuyên họ sống
thiện, làm thiện
đặng chuyển nghiệp nhân quả – cứu khổ họ đời đời.
Nhưng hai con người, hai thế giới, hai tiếng nói khác
nhau con biết giúp họ làm sao đây?
Xe lăn bánh
trở về thành phố mà lòng con nhói đau,
nước mắt con tuôn trào vì từ
nhỏ tới lớn con chưa từng
nhìn thấy cảnh người ta sống khổ sở như
thế này Thầy a!
Mục đích con muốn xuất gia theo Thầy trước cứu độ mình,
sau cứu độ người
thực hành theo hạnh nguyện tự lợi lợi tha. Con thiết nghĩ: Nếu đời này
con không quyết tâm tu tự giải thoát cho
mình thì làm sao con thấu
suốt lộ trình giải thoát để dẫn dắt
cho người?
Con muốn sống một cuộc đời đạo đức –
đạo đức thực
sự.
Con muốn
đem đến niềm
an vui hạnh phúc cho muôn loài.
Con muốn
nhân loại đối xử với nhau bằng tình người đừng tranh đấu sát hại lẫn nhau, đừng
làm khổ nhau.
Con sẽ phá
tan cõi Địa Ngục tại Ta Bà. Con dám đánh đổi cả mạng sống của mình
để đạt thành
tâm nguyện đó. Nhưng đứng giữa
muôn ngàn
cái khó Thầy có thể từ bi trợ duyên giúp con không?
Con đề cao đạo
đức, ca ngợi đạo đức và chỉ muốn mình là
một con người sống có đạo đức.
Kính xin Thầy xót
thương mà hóa độ cho con.
TP HCM,
ngày 27/8/ 2005
Kính bút
N.C
SÓNG GIÓ CHƠN NHƯ
Sóng gió
Chơn Như là một giai đoạn chuyển mình tiến
lên để chấn chỉnh Phật giáo tốt
hơn. Nhờ đó mới có nhiều phương
án xây dựng chương
trình giáo dục đào tạo đạo đức
nhân bản
– nhân quả của Phật
giáo đến với mọi người.
Kính thưa quý Phật tử, quý Thầy, quý Sư đang
tu tập
tại tu viện
Chơn Như hãy giữ gìn tâm
bất động trước
mọi biến cố để tu viện
Chơn Như chuyển mình qua một giai đoạn mới.
Hãy lo tu tập quét sạch tâm trên bốn chỗ thân, thọ, tâm,
pháp, để tâm
lúc nào cũng thanh
thản an lạc và vô sự. Còn mỗi việc lớn nhỏ đều có Thầy. Đừng vì một lý do gì mà
quý Phật tử, quý Sư, quý Thầy bỏ cuộc tu hành quá uổng. Tu là xả
tâm trước các
ác pháp. Vậy
mà khi gặp các ác pháp đến thì
quý vị dao động tâm, muốn bỏ cuộc, như vậy quý vị tu hành như thế nào?
Mục đích tu
tập theo Phật giáo là ngăn ác diệt
ác pháp, sinh
thiện tăng trưởng
thiện pháp trong tâm của mỗi người. Ngăn và diệt ác pháp là
giúp cho thân tâm
quý vị thanh
thản, an lạc và vô sự, tức là hết khổ đau.
Người tu tập được như vậy có hai phương pháp
mà quý vị cần phải nhớ kỹ:
1/ Bất động
trước các ác pháp trong cuộc sống hằng ngày.
2/ Bất động
từng tâm niệm trên thân, thọ, tâm, pháp của mình.
Ở đây Thầy
xin giảng nói về: “Bất động trước các ác pháp trong cuộc sống hằng ngày”.
Như đã nói ở
trên bất động trước các ác pháp trong cuộc sống hằng ngày thì phải dùng tri kiến giải thoát. Muốn có tri kiến giải thoát thì quý Sư, quý Thầy và
quý Phật tử phải quán sát, tư duy từ tâm, bi tâm, hỷ tâm, xả tâm, luật nhân quả,
thân ngũ uẩn, mười bảy kiết sử, ngũ triền
cái, năm dục
trưởng dưỡng, mười
hai nhân duyên và
quán xét thấu
rõ thật sự các
pháp vô thường, vô ngã, khổ và không có pháp nào còn tồn tại mãi trên thế gian
này.
Nếu hằng
ngày rèn luyện, tư duy, quán xét các
pháp như vậy
thì tri kiến giải thoát
càng lớn mạnh. Tri kiến giải thoát này lớn mạnh thì không có một ác
pháp nào làm
dao động tâm quý vị được.
Như vậy, chánh tri kiến giải thoát của quý vị đã trở thành
một bức tường
thành kiên cố bảo
vệ thân tâm của quý vị trong
cuộc sống, biến tâm quý vị bất động
im lặng như Thánh.
Do chỗ bất động
tâm này mà đức Phật dạy có tám pháp
duy nhất, chỉ cần tu một pháp cũng đi đến cứu cánh giải
thoát hoàn toàn. Đó là Tứ Vô Lượng
Tâm và Tứ Thánh Định.
Do tư duy
quán xét tu tâm từ mà ông Phú Lâu
Na và em trai
ông Cấp Cô Độc đã chứng
quả A La Hán.
Vậy quý vị
hãy lắng nghe đức Phật trắc nghiệm ông Phú Lâu Na tu tập từ tâm vô lượng và cuối
cùng đức Phật phải chấp nhận Ông chứng quả A La Hán.
Một hôm
ông Phú Lâu
Na xin Phật đến
một đất
nước khác để hướng dẫn dạy
người tu
tập.
Đức Phật bảo: “Dân
nước đó ác độc lắm,
họ sẽ mắng
chửi ông”.
Ông Phú Lâu
Na đáp: “Dân nước đó mắng
chửi con, nhưng họ còn thương
con, vì họ chưa đánh con”.
Đức Phật bảo:
“Họ đánh con”.
Ông
Phú Lâu Na
đáp: “Họ đánh
con, nhưng họ còn thương con, vì
họ chưa dùng dao, mác, vũ khí giết con”.
Đức Phật bảo: “Dân xứ đó sẽ dùng
dao, mác, vũ khí giết con”.
Ông Phú Lâu
Na đáp: “Dân xứ đó dùng vũ khí giết con, nhưng
họ còn thương
con, vì họ biết con còn mang thân
này có nhiều tai nạn, bệnh tật, già yếu thường khổ đau”.
Đức Phật bảo:
“Thôi đủ rồi! Ông cứ đi! Đi!
Đi!”
Chỉ có quán xét tư duy làm cho tâm từ lớn
mạnh thì quý vị sẽ được tâm bất động. Mặc dù
quý vị đang sống trong các ác pháp bủa vây, nhưng có tri
kiến giải thoát
thì ở đâu, bất cứ
chỗ nào cũng được giải thoát.
Như vậy đạo
Phật tu hành đâu phải khó khăn, khó khăn là ở chỗ lòng yêu thương chân thật của
quý vị chưa có?
Chánh tri kiến giải thoát bắt nguồn từ lòng yêu thương chân
thật của mình mà
không một ác
pháp nào xâm chiếm và làm động tâm quý vị được.
Đó là các bạn
tu tâm xả bằng từ tâm vô lượng. Vậy từ đây các bạn hãy noi theo gương ông Phú
Lâu Na mà tu tập
lòng yêu thương.
Chỉ
có lòng yêu
thương mà được
giải thoát hoàn toàn; chỉ có lòng
yêu thương mà các bạn chứng quả vô lậu A
La Hán. Xin các bạn lưu ý cho trên đường tu tập.
Chỉ có lòng yêu thương mà sóng gió Chơn Như trở thành bất động, bất diệt của đạo
Phật trong lòng của
mọi người; chỉ
có lòng yêu thương mà tất cả
ác pháp đều được chuyển đổi thành ly nước
mát dịu, đem lại sức sống cho mọi người; chỉ có lòng yêu thương mà chuyển
hóa được nhân quả, chấm dứt sanh tử luân hồi; chỉ có
lòng yêu thương mà đạo đức
nhân bản - nhân quả mới thực hiện
được trọn vẹn sống không làm khổ
mình, khổ người.
Vì thế, đạo Phật được gọi là “ĐẠO TỪ BI”.
Tu việân
Chơn Như ngày nay được chấn chỉnh với lòng yêu thương đối với mọi người thì
tu viện mới hưng thịnh. Nếu nơi
đây không có lòng yêu thương, chỉ có toàn sự tị hiềm, ganh ghét thì tu
việân sẽ đi vào bóng đen âm u trong những đêm dài vô tận.
Trước hoàn cảnh
như vậy, người tu sĩ Phật giáo
không đầu hàng
mà phải vượt
qua nhân quả của chúng
sanh, chuyển đổi
nhân quả ác, tạo phước, gieo duyên lành để trở thành
nơi tu hành tốt đẹp
hơn. Cho nên, cần phải
có nhiều
tu viện Chơn Như hơn nữa để quét sạch những
đám mây
mù đang bao trùm lấy
tu viện Chơn Như hiện nay. Phải không quý vị?
Ngày 27
tháng 8 năm 2005
Kính ghi
Thầy của các
con
THỌ HÀNH TỨ
NIỆM XỨ
Câu hỏi của
Mỹ Linh
Hỏi: Kính
thưa Thầy! Sau khi được đọc “bức Tâm
thư” Thầy gửi
cho các cụ,
các bác. Mặc dù
thư dạy người
lớn tuổi, nhưng
vô thường không phân
biệt ai, nên
con cố gắng thực hành theo lời Thầy
dạy là: “luôn giữ tâm thanh thản, an lạc
và vô sự”.
Thưa Thầy
trong việc tu tập Tứ Niệm Xứ suốt
ngày, sao con thấy phần
thọ và pháp thường
tác động lên
thân và tâm.
Do đó, con chỉ tập
trung lên thân
và tâm để
quét hết những gì cần
quét, để trở về tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Như vậy có được không
thưa Thầy?
Đáp: Được! Con tu tập như vậy cũng giống như
ông Châu Lợi Bàn Đặc suốt ngày đêm ngồi quét tâm, đến khi nào quét hết chướng
ngại pháp trên thân, thọ, tâm và pháp là tu xong. Ông Châu Lợi Bàn
Đặc khi quét xong ông bèn ra lệnh cho thân ông biến ra một
ngàn ông Châu Lợi Bàn Đặc ngồi đầy rừng.
Còn chướng
ngại trên bốn chỗ thân, thọ, tâm và pháp
thì còn tu tập, nếu hết
chướng ngại pháp là con
đã tu
xong. Muốn quét sạch các chướng ngại thì phải biết dùng pháp
như lý tác ý và phải tập
an trú cho được
trên thân hành nội và thân hành
ngoại. Tác ý phải đúng đối tượng của nó thì nó mới đi, còn tác ý không đúng đối
tượng thì nó không đi.
Tu tập như vậy gọi
là tu tập
chánh niệm Tứ Niệm Xứ, con hãy lắng
nghe Đức Phật dạy: “Và này các Tỳ Kheo, thế nào là Tỳ Kheo chánh niệm? Ở đây
này các Tỳ
Kheo, Tỳ kheo trú quán thân trên
thân nhiệt tâm tỉnh giác chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời;
trú quán thọ trên các thọ nhiệt tâm tỉnh giác chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở
đời; trú quán
tâm trên tâm
nhiệt tâm tỉnh giác chánh niệm,
nhiếp phục tham ưu ở đời;
trú quán pháp
trên các pháp
nhiệt
tâm tỉnh giác
chánh niệm nhiếp
phục tham ưu ở đời.
Như vậy, này
các Tỳ Kheo là Tỳ Kheo chánh niệm”.
Ở đây, chúng ta phải hiểu chữ “chánh niệm”.
Chánh niệm trên Thân, thọ, tâm và pháp của chúng
ta là niệm
thanh thản, an lạc và vô sự. Còn tà niệm trên thân, thọ,
tâm và pháp như thế nào?
Tà niệm trên
thân, thọ, tâm và pháp là chướng ngại pháp,
là đau khổ, là buồn rầu,
lo sợ, là giận hờn, thương ghét v.v..
Đức Phật
thường nhắc nhở
chúng ta “Phải khắc
phục tham ưu ở đời”. Vậy muốn khắc phục
tham ưu ở đời
chúng ta phải
tu tập như thế nào?
Nếu thân
chúng ta có những bệnh khổ đau thì chúng
ta nên áp dụng pháp
Thân Hành Niệm nội
hay ngoại bằng phương pháp
như lý tác ý. Đây pháp
Thân Hành Niệm nội: “An tịnh thân
hành tôi biết
tôi hít vô, an tịnh
thân hành tôi biết tôi thở ra”. Nếu ai khéo thiện xảo
dùng pháp này cộng với tưởng cảm thọ
của thân bệnh
theo hơi thở
đi ra thì thân sẽ hết đau. Khi
tâm chúng ta phiền não hay tức giận một điều gì thì chúng ta cũng áp dụng như
trên
nhưng thay vào
“chữ thân hành bằng
chữ tâm hành”.
Đây là
Thân Hành Niệm nội, khi bị
hôn trầm, thùy miên, vô ký, hôn tịch, ngoan không v.v.. thì chúng ta
áp dụng phương pháp như lý tác
ý theo hơi thở ra, hơi
thở vô như câu
dưới đây: “Với tâm định
tỉnh tôi
biết tôi hít vô, với tâm định tỉnh tôi biết tôi thở
ra”.
Còn đây là
pháp Thân Hành Niệm ngoại để đối trị hôn trầm, thùy miên, vô ký, hôn tịch,
ngoan không v.v.. thì nên
áp dụng pháp
môn như lý tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay
ra, an tịnh thân hành
tôi biết tôi đưa tay vô”. Nếu ai khéo thiện xảo dùng pháp này cộng với tưởng
cảm thọ của thân
bệnh thì theo cánh tay đưa ra đưa
vô ra thì thân sẽ hết bệnh. Khi tâm chúng ta phiền não hay tức giận một điều gì
thì chúng ta cũng áp dụng như trên nhưng thay
vào “chữ thân
hành bằng chữ tâm hành”.
Trong lúc tu
tập pháp môn chánh niệm Tứ Niệm Xứ thì chúng ta phải thiện xảo về câu tác ý
cũng như về thân hành, có khi thì dùng thân hành nội, nhưng cũng có khi phải
dùng thân hành ngoại. Tu tập như thế nào khắc phục những tham ưu trên thân, thọ, tâm và
pháp mà
không còn chướng ngại thì đó là tu đúng chánh
pháp.
Ở đây
chúng ta đừng
hiểu chánh niệm theo kiểu kiến giải của học giả phát triển
là dùng thân hành ức chế
tâm, có nghĩa
là chỉ biết duy nhất có thân hành
nội hay ngoại mà không có một niệm nào khác xen vào, đó là chánh niệm sai.
THIỆN PHÁP
Câu hỏi của Mỹ Linh
Hỏi: Và cuối câu pháp hướng con đều có
thêm ba chữ
“Tăng trưởng thiện” để tóm tắt nhắc
con “Tứ Chánh Cần”.
Con cảm nhận rằng thiện pháp đúng là vũ khí sắc bén trợ lực
cho tâm xả. Có đúng như vậy không thưa Thầy?
Đáp: Đúng!
Dùng câu tác
ý thiện pháp vừa để chuyển ác pháp bên ngoài (nhân
ác) vừa để chuyển ác pháp trong tâm (quả ác). Cho nên đức Phật dạy: “Ta không
thấy một pháp nào khác, này các Tỳ kheo,
có như lý tác ý lậu
hoặc
chưa sinh thì không sinh, đã sinh thì
bị diệt mất”.
Nhớ lời dạy
này của đức Phật ta nên áp dụng vào cuộc sống hằng
ngày, nếu ác
pháp chưa sinh thì ta nên tác ý ly tham, sân, si. Còn ác pháp đã sinh
thì ngay trên ác pháp mà tác ý thiện pháp như ông Phú Lâu Na xin Phật đi độ
chúng sanh ở một nước khác. Đức Phật hỏi:
- “Người dân ở
nước đó, họ sẽ chửi mắng ông. Ông nghĩ thế nào?
- Con sẽ thấy
người dân ở nước đó còn
thương con, chưa đến đổi lấy
đá ném
con.
- Họ
lấy đá ném
ông. Ông nghĩ
thế nào?
- Con
sẽ thấy người
dân ở nước
đó còn thương con, chưa
đến đổi lấy dao giết con
- Họ lấy dao giết ông. Ông nghĩ thế nào?
- Con sẽ thấy
người dân ở nước đó còn
thương con, họ lấy
dao giết là vì
con còn mang cái
thân nghiệp có nhiều khổ đau”.
Đấy
các con thấy đức hạnh
giải thoát của ông Phú Lâu Na chưa? Luôn luôn thấy thiện
pháp, chứ không thấy ác pháp, luôn luôn thấy người tốt chứ không bao giờ thấy
người xấu. Có đúng như vậy không các con? Vì vậy pháp của Phật bao giờ cũng
là thiện pháp,
thấy mọi người bao giờ cũng là thấy
người tốt, là người thương mình, là người
giúp mình v.v..
Đoạn kinh
trên đây là để trả lời những ai đã hiểu lầm về Phật
giáo Nguyên Thủy,
cho Phật giáo Nguyên
Thủy là Tiểu Thừa,
là cỗ xe nhỏ tự độ không có lợi tha. Đoạn kinh trên
đây có ba nghĩa:
- Nghĩa
thứ nhất người
ta cho người
tu theo Phật giáo
Nguyên Thủy, chỉ
tu cho mình, ích kỷ, cá
nhân, nên gọi
là Tiểu Thừa,
không độ chúng sanh như Đại Thừa vừa tu vừa độ.
Theo đức Phật
chủ trương người tu chứng đạo mới được giảng đạo, còn tu chưa chứng thì không được dạy
đạo. Tạo sao vậy?
Tu chứng mới
có kinh nghiệm dạy người, còn tu chưa chứng thì biết gì mà dạy
người, giống như Đại Thừa tu
chưa chứng mà dạy
người cũng như
người mù dẫn một đám
người mù đi.
- Nghĩa thứ
hai đoạn kinh trên đây là một phương pháp xả tâm, xả tâm bằng một phương pháp
nhìn đời toàn thiện pháp, toàn sự tốt đẹp,
thương yêu, chứ
không nhìn đời bằng đôi mắt
ác pháp,
bằng sự xấu
xa, tức giận, căm
ghét, thù hận v.v..
- Nghĩa thứ
ba bài pháp trên đây không những chỉ cho người tu chứng sống với tâm bất động,
thanh thản, an lạc và vô sự mà
người tu chưa chứng vẫn phải lấy nó
làm pháp xả tâm
rất tuyệt vời. Cho nên, các con hãy lấy nó làm vũ khí chống lại bất cứ một pháp
ác nào tác động trên thân tâm.
Ở đây mọi người về tu viện tu tập, ai cũng biết Tứ
Chánh Cần là
pháp ngăn ác diệt ác, luôn luôn sinh thiện tăng trưởng thiện,
thế mà mọi người ai cũng hiểu và cũng nói được, nhưng dưới mắt Thầy thì không
ai làm được. Cho nên gặp cô Diệu
Quang cho một trận tá hỏa tam tinh thấy
toàn là ác
pháp, còn thiện
pháp thì chạy mất.
Vì thế, 27
năm trôi qua biết bao nhiêu
người về tu viện tu tập, nhưng
chỉ một vài giây
phút trắc nghiệm
thì bao nhiêu công lao tu tập đều
đổ sông, đổ biển.
Gương hạnh
ông Phú Lâu Na còn đó, nó là một bài học đạo đức giải thoát tuyệt vời, nó dạy cho
chúng ta
cách thức đạo hạnh không
làm khổ mình, khổ người mà được
cô Diệu Quang là một đối tượng trắc nghiệm. Tu Phật mà được có người trắc nghiệm
tức là tu có đối tượng.
Có như vậy mới
biết mình tu tập tới
đâu; có như vậy mới biết mình
tu tập có giải thoát hay không giải thoát; có như vậy mới biết
mình tu đúng tu sai. Phải không các con?
Tại sao Thầy
lại nhắc nhở
các con tu tập như ông Phú Lâu Na nhiều lần?
Vì đạo Phật
là ĐẠO TỪ BI, nhờ lòng từ bi mà các con chứng đạt chân lí tức
là tâm thanh thản, an lạc
và vô sự; nhờ lòng từ bi
mà các con mới sống
không làm khổ
mình, khổ người và khổ cả hai; nhờ lòng từ bi mà quả A
La Hán trong lòng bàn
tay của các
con. Vì thế,
mà Thầy thường nhắc
đến vị Thánh
Tăng này nhiều lần, nhất là trong
tập sách Đường Về Xứ Phật tập IV này.
MƯỜI NĂM
TRONG THẤT KHÔNG BẰNG TU MỘT NĂM TRONG ĐỘNG
Câu hỏi của
Mỹ Linh
Hỏi: Về
Pháp môn Thân
Hành Niệm, nghe lời Thầy
và Út con tu
tập rất ít chỉ
một hai vòng. Nhưng khi
tâm con được thanh
thản trước mọi hoàn cảnh mọi đối tượng, con hết sức biết ơn Thầy
và cô Úùt
đã khéo léo
rèn luyện cho chúng con. Con hằng
mong sao 100% thiền sinh của tu viện Chơn
Như đều ý thức cao ở “giai đọan ly dục ly ác pháp” mà tự giác xin cô Út dạy cho cách
thực hành, thì
may ra mới có điểm tựa, mới có nền móng
tiến xa hơn, nhập vào Tứ Thánh Định. Con có cái suy
nghĩ như vậy có
đúng không thưa
Thầy? Con còn nhớ năm nào Thầy dạy: Mười năm trong thất
không bằng một năm tu trong động.
Đáp: Đúng vậy,
mười năm trong thất không bằng một năm tu trong động. Tu trong động có hai phần
rất rõ nét:
1- Ức chế tâm chịu đựng
2- Xả tâm ly tham ly ác pháp
• Ức chế
tâm chịu đựng
có nghĩa là khi
gặp những chuyện bất toại nguyện, bị người khác vu oan, nói xấu hoặc bị chửi mắng, mạ lị, mạt sát
v.v.. tâm sinh
ra tức giận,
nhưng không dám nói thẳng ra, cứ
ấm ức trong
lòng, tâm hồn buồn
bã, khóc than,
khi gặp ai nói theo
thì đem dòng tâm sự nói
ra cho người khác nghe để vơi bớt nỗi khổ trong
lòng. Khi dòng tâm sự tuôn trào thì thường nói những lời phê phán và kết án người
khác ác độc, làm sai không đúng, có khi
lại nói
xấu kẻ khác để hả cơn giận, để trả đũa lại. Điều này tất cả
mọi người tâm còn phàm phu thì không
tránh khỏi những điều ác pháp này. Vì thế, đức Phật dạy:
“Không nên
nhìn lỗi người Người làm hay không làm Nên tự nhìn thân ta
Có làm hay
không làm”
(Kinh Pháp Cú)
Lời khuyên ấy
rất tuyệt vời, nhưng người đời có mấy ai biết lời khuyên dạy quý báu này, nếu biết
áp dụng vào đời sống hằng ngày
thì tâm thanh thản, an lạc và
vô sự, thật là hạnh phúc biết bao.
Trong
đời tu hành của chúng
ta tại tu viện,
có được một
người như cô Diệu Quang cũng rất hiếm. Cô dùng tất cả những
ngôn ngữ để tận tình giúp đỡ chúng ta tu tập mau giải thoát, còn nếu tu tập không
buông xả thì chỉ còn có nước là rút lui êm ái, nhưng
lúc nào tâm cũng tức giận oán ghét cô Út không nguôi.
• Xả tâm ly
tham, ly ác pháp
có nghĩa là sống và
tu tập như ông Phú Lâu
Na, luôn luôn thấy mọi người
đều tốt, đều
thương mình. Vì nghĩ
mọi người khác đều tốt, đều thương
yêu mình nên tâm
mình không có đau
khổ, không có phiền não, luôn luôn tâm
thanh thản, an lạc và vô sự. Do
tâm thanh thản,
an lạc và vô sự
nên tâm không tức giận, phiền não. Không tức giận phiền
não nên không
nói xấu người.
Vì thế, mới gọi
là xả tâm,
ly dục ly ác pháp, mới gọi là sinh thiện tăng trưởng thiện
pháp.
NIỆM PHẬT KHƠNG PHÂI LÀ
PHÁP MƠN XÂ TÂM
Câu hỏi của
Mỹ Linh
Hỏi: Con
nghe những người tu Tịnh Độ nói: “Niệm Phật cũng là phương pháp xả tâm”. Có
phải như vậy
không thưa Thầy? Những
người tu Tịnh Độ
dẫn chứng rằng: Khi đang giận, buồn, tức một điều gì đó
thì cứ nhớ niệm Phật là cơn tức giận buồn
lo sẽ biến mất. Những người tu Tịnh Độ
còn cho biết:
“Cứ niệm Phật mãi,
niệm mãi” đến một ngày
nào đó nó sẽ “vỡ ra” thì sẽ được tâm rỗng rang sáng
suốt.
Đáp: Niệm Phật
là một phương pháp ức chế tâm, chứ không phải
niệm Phật là phương pháp xả tâm, nhưng mọi người đã hiểu lầm
ức chế và xả tâm. Chính ngay những vị Thầy
dạy về pháp môn Tịnh Độ họ cũng chẳng biết pháp môn đó
là pháp môn ức chế
tâm huống là những tín đồ. Vậy ức chế tâm như thế nào?
Và xả tâm như thế nào?
• Ức chế tâm có nghĩa là nén tâm, chịu đựng,
ép buộc hay bắt buộc làm cho tâm không khởi niệm (vọng tưởng) v.v..
Pháp ức chế
tâm gồm có: Niệm Phật A Di Đà, niệm thần chú, biết vọng liền buông, chẳng niệm thiện
niệm ác, chăn
trâu, ưng vô sở trụ
nhi sanh
kỳ tâm, Lục Diệu Pháp
Môn, Thiền Minh Sát Tuệ, tham
thoại đầu, tham
công án v.v.. Tất cả những
pháp tu trên
đây đều là những pháp ức chế tâm. Người tu Tịnh Độ hiểu
lầm nên
cho ví dụ: Khi đang
giận, buồn, tức một điều gì đó thì cứ nhớ niệm Phật là
cơn tức giận buồn lo sẽ biến mất. Đó
là cách thức ức
chế tâm bằng câu niệm Phật mà người tu Tịnh
Độ không
biết cho rằng xả
tâm. Tu theo Tịnh Độ dù tu một ngàn kiếp cũng chẳng bao giờ
hết tham, sân, si, chỉ vì ức chế tâm.
• Xả
tâm có nghĩa
là trước khi xả
một niệm nào trong tâm phải có sự tư duy suy nghĩ cho thấu đáo nghĩa lý
của niệm đó và còn phải biết áp dụng đức hạnh của giới
luật vào niệm đó
để chuyển hóa niệm. Sự
chuyển hóa niệm gọi là xả tâm, cho nên Đức Phật bảo:
“Tri kiến ở đâu thì đức
hạnh giới luật ở đó,
đức hạnh giới luật làm thanh tịnh tri kiến, tri kiến làm
thanh tịnh đức hạnh
giới luật”.
Lời dạy trên đây là cách thức xả tâm rất tuyệt
vời của
kinh sách Nguyên Thủy,
còn toàn bộ kinh sách
phát triển đều dạy
ức chế
tâm, nên chẳng cần tư duy theo niệm,
chỉ cố ức chế tâm vượt qua những lúc tâm giận hờn phiền não
mà thôi. Khi ức chế
tâm thấy tâm
sân không còn tưởng là
xả tâm vì vậy tâm
sân không bao giờ hết.
Nếu bảo rằng niệm
Phật xả tâm
phiền não được, thì niệm
Phật cũng xả được các cảm
thọ, như
khi bị bệnh đau nhức nơi
thân thì niệm Phật
phải hết đau. Hết đau
sao người niệm Phật lại đi
bác sĩ
nằm nhà thương nhiều như vậy?
Các cảm thọ
nơi thân là do bị bệnh đau nhức, đó là niệm thọ khổ của thân. Vậy niệm Phật có xả niệm
thọ khổ của
thân có không? Hay lại phải đi bác sĩ, vào bệnh viện như trên đã nói.
Trong thân
chúng ta có bốn chỗ để xả:
1- Thân; 2- Thọ; 3- Tâm; 4- Pháp. Nếu niệm Phật xả tâm được thì xả thân được; xả
thân được thì xả thọ được; xả thọ được thì xả pháp được. Như vậy các bạn có làm
được chưa? Nếu chưa làm được như vậy
thì các bạn chỉ ức chế
tâm mà thôi.
Trên đời
ai nói gì
cũng được nhưng
làm cho được thì không phải dễ, nhất
là hiểu sai chữ nghĩa thì làm sao tu hành đúng được.
Phải không các bạn?
Từ xưa đến nay người ta đã
hiểu sai Phật pháp nên chẳng có ai tu chứng làm chủ bốn
sự đau khổ. Đến giờ này các Phật tử cũng còn hiểu sai là do
các Thầy
Tổ khéo léo
bưng bít che đậy, hướng dẫn một
cách sai lầm.
Người ta
không biết pháp môn Tịnh Độ là một pháp môn ảo tưởng nên bị các thầy lừa đảo
như câu nói này: “Cứ niệm Phật mãi, niệm mãi đến một ngày nào đó nó sẽ “vỡ ra”
thì sẽ được tâm rỗng rang sáng suốt”.
Theo lời dạy này thật là mơ hồ trừu tượng thiếu thực tế, không khoa học.
Tôi xin hỏi
các bạn, các bạn cứ thành thật trả lời. Vậy “vỡ ra”
là vỡ ra cái
gì? Tâm rỗng rang sáng suốt để làm gì?
Những danh từ “vỡ
ra” và “tâm
rỗng rang sáng suốt” là những danh từ của Thiền Tông mà Tịnh
Độ Tông
đã chịu ảnh hưởng rồi vay mượn, chứ Tịnh Độ Tông có biết vỡ ra
là vỡ ra cái gì
không? Như trên
đã nói. Còn
tâm rỗng rang là tâm như thế nào? Trong
khi pháp
môn Tịnh Độ dạy: “Thất nhựt nhất tâm bất loạn chuyên
trì danh hiệu A Di
Đà Phật”. Vậy thì làm sao mà rỗng
rang được, thật là phi lý, bắt chước
mà không hiểu
nghĩa cũng giống như người mù rờ voi, cũng giống như người
ăn bánh mà không biết mùi vị.
Tu hành với
mục đích là phải làm chủ bốn sự khổ đau của kiếp
người: sanh, già, bệnh,
chết, chứ tu
hành đâu phải mục đích để tâm rỗng rang sáng suốt. Tâm rỗng rang sáng suốt để làm gì?
Pháp môn Tịnh Độ là pháp
môn ảo tưởng nên tu hành không
làm chủ sanh, già, bệnh, chết, nên các Tổ Tịnh Độ chỉ còn biết cầu nguyện:
“Cầu cho tôi
chết biết ngày,
Biết giờ, biết
khắc, biết rày tánh linh
Cầu cho bệnh
khổ khỏi mình.
Y như thiền
định họ Bàng thuở xưa”
Đây, các bạn có
thấy những câu sám trên đây
là một sự cầu nguyện
và hy vọng,
chứ không đủ niềm
tin vào pháp niệm
Phật của mình. Vậy
mà bảo: “niệm
mãi, niệm mãi nó
sẽ “vỡ
ra” thì sẽ được
tâm rỗng rang sáng suốt”. Đó
là bắt chước
Thiền Tông nói một
cách mơ hồ không thực tế. Ngược lại, pháp môn
Tứ Niệm
Xứ của Phật
giáo Nguyên Thủy rất
thực tế đẩy lui các sự khổ đau trên bốn chỗ: Thân, thọ,
tâm, pháp: “Này
các Tỳ Kheo, ở đây
này các Tỳ
Kheo, Tỳ kheo
trú quán thân trên thân nhiệt tâm
tỉnh giác chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở
đời; trú quán thọ trên các thọ
nhiệt tâm tỉnh giác chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời;
trú quán tâm trên tâm nhiệt tâm tỉnh giác chánh niệm, nhiếp phục tham ưu
ở đời;
trú quán pháp trên các pháp nhiệt tâm tỉnh giác chánh niệm
nhiếp phục tham
ưu ở đời. Như
vậy, này các
Tỳ Kheo là Tỳ Kheo chánh niệm”.
Đoạn kinh
trên đây chứng tỏ đạo Phật có những
phương pháp để khắc phục
những sự khổ đau của đời người,
chứ không phải cầu nguyện.
So sánh giữa
hai pháp môn Tịnh Độ và Tứ Niệm Xứ chúng ta thấy pháp môn niệm Phật của kinh
sách phát triển giống như một người mù dẫn một số người mù đi thật là nguy hiểm,
tốn công
sức, tốn của cải tài sản một
cách vô ích. Chỉ sống trong ảo tưởng,
mộng mơ, làm gì
có sự làm chủ sự sống chết
và chấm dứt
luân hồi.
Tóm lại,
pháp môn Tịnh Độ là một pháp môn tưởng, pháp
môn dạy mê
tín, pháp môn lừa đảo.
TỨ BẤT HỘI TỊNH
Câu hỏi của
Mỹ Linh
Hỏi: Kính bạch
Thầy! “Tứ Bất Hoại Tịnh” là gì? Ngưỡng mong Thầy dạy lại cho chúng con được thấu
suốt hơn.
Đáp: Tứ Bất Hoại Tịnh là
một pháp môn tu
tập làm cho
thân tâm không
hư hoại sự thanh
tịnh. Tứ Bất Hoại Tịnh
chính là pháp môn niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm
Giới của Phật giáo Nguyên Thủy, nó không giống pháp môn niệm Phật của Phật giáo phát triển (Tịnh Độ Tông)
chuyên niệm hồng danh Phật suông.
Kính thưa các bạn! Theo như kinh Nguyên
Thủy đức Phật
dạy:
1/ Niệm Phật
là sống như
Phật, chứ không phải niệm danh
hiệu Phật (Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật).
2/ Niệm Pháp là sống đúng như pháp, tu tập đúng
như pháp, chứ không phải tụng kinh.
3/ Niệm Tăng là sống hòa hợp như chúng
Tăng, không chống
trái nhau, chứ
không phải trai tăng cúng dàng lạy
lễ các vị Tăng để cầu phước báu.
4/ Niệm Giới là sống đúng Phạm hạnh, không hề vi
phạm một
giới luật nào
và không phạm một lỗi nhỏ nhặt
nào, chứ không phải hằng tháng vào
ngày 30 và
ngày rằm cùng nhau tụng giới.
Bởi không tu
hành nên trên chữ nghĩa các nhà học giả kiến giải niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng,
niệm Giới thì giải
thích niệm là đọc lầm thầm trong ý như câu: “Nam Mô Phật
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni hay Nam Mô Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc,
Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều
Ngự Trượng Phu,
Thiên Nhân Sư Phật, Thế Tôn”. Hay niệm Nam Mô A Di Đà
Phật. Niệm như vậy là niệm theo kiểu Phật giáo
phát triển, niệm ức chế
tâm không có nghĩa lý gì cả, không có sự giải thoát gì
cả. Ở đây, đức Phật dạy niệm tức là sự tư duy Phật, Pháp, Tăng
và Giới để
chúng ta thấu
triệt Phật, Pháp, Tăng và Giới hàm nghĩa giải thoát như thế nào, để
chúng ta noi theo đó mà thực hiện sống và tu
tập đúng như Phật, như Pháp,
như chúng Thánh
Tăng và như Giới luật
đã
dạy.
Bài pháp Tứ Bất Họai Tịnh này
được tu học và
rèn luyện trên lớp Chánh
Kiến. Do tu học trên lớp
Chánh Kiến, nên phải dùng nhãn
căn, nhĩ căn, tỷ căn mà tu tập.
Có hiểu biết
và tu tập như vậy thì mới có giải
thoát thật sự,
còn niệm danh
hiệu Phật, tụng kinh, cúng
dường trai Tăng,
đảnh lễ chư Tăng
và tụng Giới,
dù có niệm Phật, niệm Pháp,
niệm Tăng và niệm Giới
như vậy cho đến muôn kiếp ngàn đời thì cũng chẳng có
giải thoát được chút
nào. Người ta
đã lầm, niệm như vậy là để nhất tâm bất loạn tức là
niệm không có vọng
niệm xen vào, chỉ
duy nhất có câu niệm
Phật mà thôi
thì sẽ được vãng
sanh Tịnh Độ, đó là hiểu
theo kiến giải lầm lạc của Tịnh Độ Tông (Thất nhựt nhất tâm bất loạn
chuyên trì danh hiệu A Di Đà Phật dữ chư Thánh chúng
hiện tại kỳ tiền). Còn hiểu
theo
nghĩa Thiền Tông
thì nhất tâm bất loạn
tức là chẳng niệm thiện niệm ác, chẳng niệm thiện niệm
ác bản lai diện mục hiện tiền
là thiền định, là Phật tánh,
nhưng tất cả những
sự tu
tập như vậy đều sai hết các bạn ạ! Chỗ
nhất tâm
bất loạn của
các bạn sẽ
rơi vào thế giới
tưởng của tưởng
uẩn, nơi đây
là mê hồn trận
của tà giáo
ngoại đạo. Các bạn tu
hành cần nên cảnh
giác nơi hang
hùm nguy hiểm này. Nếu tu tập đến đây các bạn coi chừng
ức chế tâm quá độ thì sẽ bị rối loạn thần kinh trở thành nguy hiểm tánh mạng của
các bạn. Sự tu sai lạc này,
các bạn trở
thành những bệnh thần
kinh, người điên
khùng, người mất
trí v.v.. khi cười, khi khóc hay làm
ra vẻ sống kỳ lạ không giống ai hết.
Đến đây
các bạn đã hiểu sơ sơ về
bài học của lớp Chánh kiến
“TỨ BẤT HOẠI TỊNH”. Sau này có dịp các bạn sẽ gặp lại chúng tôi
trên những giáo trình tu học của lớp này thì còn thú vị hơn nhiều.
Thân ái
chào các bạn,
chúc các bạn dồi
dào sức khoe tu tập xả tâm tốt.
TU LÀ SỬA, CHỨ KHÔNG PHÂI TỤNG KINH, NIỆM
CHÚ,
NIỆM PHẬT, CÚNG BÁI, NGỒI THIỀN
Câu hỏi của
Mỹ Linh
Hỏi: Những
Lời Phật Dạy được Thầy triển
khai minh bạch,
logic và khoa học làm sao gửi
đến giáo hội cấp
cao để
cùng nghiên cứu lại,
cùng nhìn nhận
sự thật để kịp thời chấn chỉnh lại Phật giáo. Con hằng mong ước: Ngày Đại hội Phật giáo sẽ là ngày
thanh lọc lại những gì đạo Phật nên duy
trì và những gì cần loại bỏ (mê
tín) thì may ra
mới còn
giữ đúng nghĩa chữ
“tu”. Vì tu
là sửa. Mà
giáo pháp không sửa
đúng, cứ cố chấp bảo thủ mãi những
giáo pháp không
đúng của Phật
giáo, thì làm sao thực hành theo
giáo pháp ấy mà thành tựu đạo quả.
Đáp: Phải
tùy duyên con ạ! Phước chúng sanh chưa đủ, dù chúng ta có muốn cũng không làm
được.
Không phải
thời mạt pháp, mà chỉ vì con người sống trong ác pháp, phóng xuất vô lượng
từ trường ác
trong bầu khí quyển, làm cho môi
trường sống xấu đi, từ đó chánh pháp của Phật bị chôn vùi dưới lớp bụi mù kiến
giải của những nhà học giả và của ngoại đạo.
Một Phật
giáo truyền thừa đã sai lệch từ mấy
ngàn năm qua, đã
ăn sâu vào
tâm tư của mọi
người, một truyền
thống văn hoá
mê tín lạc hậu của Tịnh Độ
Tông, của Mật
Tông, một trạng thái ảo tưởng mơ hồ lầm lạc của Thiền Tông. Muốn gội rửa
những tư
tưởng này không thể một thời
gian ngắn mà được, phải
có thời gian con ạ! Vậy chúng ta
phải kiên gan bền chí lần lượt từng giờ, từng phút, từng giây để chấn chỉnh lại
những kinh sách, những giới luật, những đạo đức làm Người, làm Thánh của Phật
giáo. Và còn
mạnh dạn thẳng
thắn chỉ rõ những
chỗ sai lầm,
những kiến giải
không đúng, những giáo pháp của ngoại đạo đang trộn lẫn vào chánh pháp của
Phật, khiến cho tín đồ Phật giáo không
biết pháp môn
nào là của Phật, pháp môn nào là của ngoại đạo. Ngơ
ngác trước một rừng pháp môn của kinh sách phát triển.
Trên đường
chấn chỉnh lại Phật giáo
là một sự cam
go và đầy
gian nan thử
thách. Nhưng con người có
ý chí thì dời
núi và lấp
biển cũng không phải là khó khăn. Khó là vì
chúng ta
không đoàn kết,
chỉ biết sống
cho cá nhân của mình,
chỉ vì danh lợi hão của riêng mình,
chỉ vì
tham mê tiền
tài vật chất
vô thường, muốn cho mình
có nhiều, không
thấy sự ích lợi chung cho mọi người, không thấy nền văn hoá tôn giáo mê
tín lạc hậu đã làm suy yếu đạo đức nhân bản của loài người.
Phải chờ đợi con ạ!
Chúng ta mọi
người đều ý thức được sự đời là một cuộc sống vô thường, một cuộc sống
không có ý
nghĩa gì cả, sự an vui đâu là bao, toàn là sự khổ đau nhiều. Phải không
con?
“Các pháp thế
gian Là pháp vô thường Các pháp vô thường Là pháp khổ đau”
Do ý thức được
điều này nên mỗi người
trong chúng
ta phải nỗ lực tu tập xả
tâm cho thật rốt
ráo, nhờ có xả tâm rốt ráo
chúng ta mới sống đúng đời sống đạo
đức không làm khổ mình, khổ người. Đó là
chúng ta đã chấn chỉnh lại Phật giáo con ạ! Chúng ta đã làm cho Phật giáo sống bằng thân
giáo của chúng
ta, bằng đạo đức
nhân bản –
nhân quả, bằng một tâm
hồn
thanh thản, an
vui trước các
ác pháp và các cảm thọ.
Đừng mong đợi
vào ai và cũng đừng mong đợi vào tập thể nào cả mà
hãy mong đợi
nơi chính mình. Mong đợi nơi chính mình
thì phải cố gắng xả tâm, làm một điều thiện là con đã chấn chỉnh lại Phật
giáo rồi đấy con ạ!
CHẤN CHỈNH PHẬT GIÁO
Câu hỏi của
Mỹ Linh
Hỏi: Con
kính bạch thầy! Sao trong thực tế: tu
là sửa. Mà người đi tu
là cả một sự
nghiệp chuyển biến của tư tưởng từ nhận thức đến sự quyết tâm. Thế mà khi đã đi
tu rồi còn có đòi hỏi cả một
nghị lực và sự bền
chí, gan dạ mới thắng được từng
tâm niệm tham, sân, si của mình. Có người tự bỏ cuộc,
có người lại chết khi chưa toại nguyện. Và rồi người
chứng đạo lại càng hiếm
có hơn. Đó là con
muốn nói cả một đời tu với bao tâm
huyết. Thế nhưng đại
đa số người
cứ tin vào sự cầu
siêu cho hương linh được
về Cực Lạc
thì điều này
con
thấy lạ
quá. Làm
sao giúp mọi người tín đồ hiểu được điều này thưa Thầy? Vì khi
còn sống khuyên đừng sát sanh - không
làm được. Khuyên đừng uống rượu - không
nghe. Khuyên sống hòa thuận - không làm. Khuyên xem sách đạo đức - lại làm ngơ.
Thế mà cứ chết là cầu siêu? Làm sao siêu được!
Kính bạch Thầy! Hay là
trong Giáo Hội hay pháp môn Tịnh
Độ có cái nhìn, cái lý luận đúng như thế nào
mà con không
được biết. Thậm chí các Thầy tụng
kinh niệm Phật cũng ăn thịt chúng sanh, cũng uống rượu
thì còn độ ai vào cõi siêu nào nữa!
Con thật
không biết đến
bao giờ mới có được
những ngày huy
hoàng là Mặt Trận
Tổ Quốc cấp cao (cơ quan nối liền
các ngành), Giáo Hội Phật Giáo cấp
cao (cơ quan đại diện cho tiếng
nói đúng đắn của Phật
giáo). Cùng vì tương lai
của thế hệ mai sau, mà
cùng bàn bạc với Thầy về việc
xây dựng nền đạo đức
nhân bản - nhân quả
trong toàn dân. Từ ấy mới
bắt đầu dựng lại cuộc sống quốc thái dân an, ngày ấy toàn
dân được học
và hành đạo đức nhân bản
- nhân quả
không làm khổ
mình, khổ người. Ngày ấy không
còn cảnh bận rộn cầu siêu,
cầu khẩn xin điểm lên lớp vậy v.v..
Nếu bản thân mọi người
lo học tập và
hành đạo đức thì ngày ấy giảm đi số người
liều mạng phạm pháp và ngày ấy ngành công an được nâng
cao tâm trí được rèn
luyện chuyên môn để cùng nhẹ
nhàng hỗ trợ nền đạo đức, hỗ trợ cuộc sống
toàn dân cao hơn
nữa để quân bình sự tiến bộ của khoa học và đạo đức.
Thầy ơi! Sao
con thấy điều này quá cần thiết và cấp
bách nhưng biết bao giờ
mới được thực hiện?
Hay là nói
như bao người là thời
mạt pháp phải chịu nền đạo đức tồi tệ như thế để loài người đi đến diệt vong?
Lâu lắm rồi con mới
viết thư trình Thầy. Con kính mong Thầy chỉ dạy thêm cho con.
Đáp: Đúng vậy, tu
theo đạo Phật
là cả một đời
tu với bao tâm
huyết mới diệt
được lòng tham, sân, si, cho nên nhiều
người không ý chí,
không nghị lực,
không gan da,
kiên cườngï bền chí
nên bỏ cuộc
tu hành. Vì thế,
Phật giáo phát triển biết rõ tâm lý của những người này
nên sinh ra pháp
môn Tịnh Độ để lôi
họ vào mê hồn trận ảo tưởng
của thế giới siêu hình tưởng tri. Những người không ý
chí, không nghị lực, không gan dạ, không kiên cường, không
bền chí, lười
biếng thì thích tu theo pháp môn này. Do đó, Phật giáo trở
thành Thần giáo mê tín lạc hậu làm mất chánh pháp của Phật.
Trước cái
sai của Phật
giáo quá nhiều,
ai đã từng đọc sách đạo đức nhân bản làm người đều có sự mong ước như
con, nhưng làm sao được hỡi con!
Tôn giáo là
lãnh đạo tinh thần của mọi người, là truyền thống văn hoá đạo đức cho con người, thế
mà tôn giáo lại dạy
người mê tín, phi mất đạo đức nhân bản - nhân quả như
kinh sách phát triển
thì chúng ta hết
ý kiến. Pháp môn Tịnh Độ là một pháp môn phi đạo đức.
Tại sao pháp môn Tịnh Độ lại là pháp môn phi đạo đức?
dạy:
Con hãy
lắng nghe lời Đức Phật A Di
Đà
“Thiện nam
tín nữ các người Chí thành tưởng Phật niệm
mười tiếng ra
Ta không rước
ở nước Ta
Thệ không
làm Phật chắc đà không sai”
Trên đây
là một lời
nguyện trong bốn mươi tám lời nguyện của đức Phật Di Đà,
khi Ngài phát tâm độ chúng
sanh như vậy có thật đúng như vậy không?
Không đúng các
con ạ!
Một trăm lần
không đúng. Tâm tham, sân, si một bụng mà chỉ niệm
có mười câu Phật mà được
rước về cõi Cực Lạc
Tây Phương thì sự việc đó không bao giờ có, thì lời nguyện
của đức Phật Di Đà là lời lường gạt người là lời nói láo không thật.
Chỉ niệm 10
tiếng A Di Đà Phật là được Ngài rước về nước Cực Lạc mà
không có một điều
kiện gì cả. Lờøi dạy
này có đúng
không? Nếu có một
người gian ác cướp của, giết
người, hiếp dâm, phạm vào tội tử hình, lúc bây giờ người này chỉ cần niệm Phật A
Di Đà
thì đức Phật liền rước người này về cõi Cực Lạc. Ý nghĩ về cõi Cực Lạc
này thì con nghĩ sao? Nếu
đức Phật A Di Đà mà rước người ác này về nước của mình như vậy, thì đất
nước này sẽ
là một đất nước
trộm cướp. Một
người còn tham,
sân, si mà tụng kinh Di Đà sẽ được
siêu sanh Tịnh Độ, thật là lừa đảo vô đạo đức! Làm sao niệm Phật mà hết
tham, sân, si được. Cho nên pháp
môn Tịnh Độ là pháp môn phi đạo đức lừa đảo người khác.
Khi nào những
pháp môn mê tín này được quét sạch ra khỏi Phật giáo thì nền đạo đức nhân bản
– nhân quả mới được
phổ biến rộng khắp nơi. Nhưng tất
cả đều do phước duyên của
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!