Người nào
tin có thế giới siêu hình là
người sống
trong tưởng thức, phán xét bằng
tưởng tuệ,
là người không trí tuệ, thường sống
trong ảo
ảnh, mơ hồ, trừu tượng, thiếu thực tế,
thiếu khoa
học. Còn người không tin có thế giới
siêu hình
là người sống trong ý thức, người có
trí tuệ,
người có óc khoa học, thích sống thực
tế.
Người sống
trong tưởng tuệ thường bị
người khác
lừa đảo, thường sống trong cảnh
khổ đau hơn
người sống trong trí tuệ.
Bệnh tật,
tai nạn xảy ra thì những người
sống trong
tưởng thức, khổ đau nhiều hơn
người sống
trong ý thức.
Người sống
trong tưởng thức thường tốn
hao tiền
của một cách ngu si, “tiền mất tật
mang”. Còn
người sống trong ý thức khó ai lừa
đảo họ
được.
Chính
những nhà ngoại cảm, đồng, cốt,
các tôn
giáo và các hệ phái tư tưởng mang màu
sắc siêu
hình khác nhau, đều bị sự lừa đảo của
tưởng thức
mà họ không hề hay biết.
THẦN
GIAO CÁCH CẢM
Câu hỏi
của Đào Thị Vinh
Hỏi:Kính
thưa Thầy, con có một ông
chú họ,
có thể nói được tầm vóc và tính tình
của một
người tương lai sẽ làm dâu của con.
Mặc dù
chưa bao giờ gặp mặt. Đã ba năm rồi
khi con dâu
con về nhà thì con suy ngẫm đúng
hệt như ông
đã nói.
Vậy con
kính bạch Thầy, Thầy dạy cho
con hiểu
thêm.
Đáp: Đây
cũng do tưởng ấm của ông chú
này đã
giao cảm được với cô con dâu của con
mà chưa bao
giờ biết mặt. Tất cả những sự việc
có vẻ siêu
hình và mầu nhiệm, mà hiện nay
con người
không thể giải đáp được, chỉ vì nó
vượt ra
khỏi tầm hiểu biết của ý thức loài
người.
Chỉ có
những người tâm không còn tham,
sân, si thì
mới thấy được năng lực mầu nhiệm
của tưởng
ấm loài người, thật là kỳ lạ và mầu
nhiệm.
Nhưng khi một người đã chết thì thế
giới của
tưởng ấm kia cũng không còn. Trong môi trường sống trên hành tinh
này, nó
đầy đủ các duyên vận chuyển hợp tan
không bao
giờ ngưng nghỉ. Do sự vận chuyển
hợp tan
này mà vạn vật phải vô thường.
Sự vô
thường này chia làm hai mặt:
1/ Sự vô
thường về hữu hình.
2/ Sự vô
thường về vô hình.
Sự vô
thường về hữu hình thì ai cũng rõ,
đó là sự
sanh diệt của vạn hữu. Còn sự vô
thường về
vô hình thì ít ai biết đến. Và người
ta còn lầm
chấp cho rằng thế giới vô hình thì
trường tồn
vĩnh viễn.
Khi con
người chết ở thế giới hữu hình thì
họ trở về
thế giới vô hình vĩnh cửu. Ở thế giới
hữu hình
còn chưa hiểu hết thì làm sao hiểu
được thế
giới vô hình. Vì thế, người ta hiểu thế
giới vô
hình chỉ là một sự “tưởng hiểu”. Tưởng
hiểu nên
thế giới siêu hình không thật sự có.
TƯỞNG ẤM
Câu hỏi
của Đào Thị Vinh
Hỏi:Kính
thưa Thầy, tưởng ấm là gì?
Tưởng ấm
ở đâu?
Đáp: Tưởng
ấm là một duyên trong thân
ngũ ấm.
Thân ngũ ấm gồm có:
1/ Sắc ấm
2/ Thọ ấm
3/ Tưởng
ấm
4/ Hành ấm
5/ Thức ấm
Năm ấm này
hợp lại thành thân người. Vì
thế chia ra
làm hai phần:
1/ Về phần
hữu hình thì duy nhất chỉ có
sắc ấm.
2/ Về siêu
hình gồm có bốn ấm kia: Thọ
ấm, hành
ấm, tưởng ấm và thức ấm.
Nhưng dù
thế giới hữu hình hay siêu hình
đều hoạt
động do phần sắc ấm, phần sắc ấm
rất quan
trọng nhất là bộ óc của con người. Thế
giới hữu
hình và thế giới siêu hình cũng do nó chỉ huy. Vì thế, khi sắc thân
hoại diệt thì bộ
óc cũng
hoại diệt theo. Bộ óc hoại diệt thì thế
giới siêu
hình cũng hoại diệt theo.
Cho nên,
đức Phật dạy: “Khi một người
chết thì
toàn thân ngũ ấm đều hoại diệt
không còn
một ấm nào cả”.
Như vậy
tưởng ấm chỉ là một duyên của
thân ngũ
ấm và nó ở trong thân ngũ ấm. Đó là
thế giới
siêu hình của quý vị, mong quý vị hãy
bỏ đi,
đừng có vô minh, tự làm khổ mình mà
không biết.
Thế giới
siêu hình chẳng có ích lợi gì mà
còn tai hại
cho đời sống của quý vị.
Hãy bỏ
xuống! Hãy bỏ xuống! Đó là một
ảo ảnh,
một hình bóng của thế giới hữu hình
của con
người.
THÂY MA
Câu hỏi
của Đào Thị Vinh
Hỏi:Kính
thưa Thầy! Con đã được đọc
quyển Vanga
của Bungari.Bà Vanga này là một người mù. Bà nói gần đúng như Thầy.
Nhưng
có khác
Thầy là Bà Vanga nói rằng: Bà ấy
nhìn thấy
ma, và ai đến xem về người âm Bà
Vanga có
thể nói về người chết đó hiện nay
đang mặc
quần áo gì, và đang đứng trước mặt
Bà ấy.
Vậy con kính thưa Thầy giải thích cho
con được
rõ thêm.
Đáp: Bà
Vanga là một nhà ngoại cảm,
trường hợp
tưởng thức của bà Vanga giao cảm
với những
từ trường của những người chết hay
nói cách
khác là tưởng thức của bà bắt gặp từ
trường
tưởng thức của người chết còn lưu lại
trong không
gian những hình ảnh, âm thanh và
hành động.
Khi bắt gặp như vậy thì Bà Vanga
thấy người
chết nói chuyện với Bà, và kể lại tất
cả những
sự việc đã xảy ra. Vì thế, Bà thấy ma
và còn
nói chuyện với ma, đó là năng lực tưởng
thức của
Bà tạo ra con ma để kể lại cho Bà
nghe, và
Bà nói lại cho người khác nghe, chứ
con “ma
tưởng” của Bà không thể nói cho người
khác nghe
được mà mượn thân miệng Bà nói
lại.
Trường hợp này cũng giống như lên đồng,
nhập cốt,
nhưng lên đồng, nhập cốt thì thân lúc
lắc hoặc
ợ, ngáp, v.v.. còn Bà Vanga thì rất tự
nhiên, vì
Bà bị mù mắt, nên Bà thường sống
với tưởng
thức của mình nhiều hơn ý thức. Ở đây chúng ta nên hiểu, tưởng của
Bà
giao cảm
với người chết rồi mượn thân miệng
bà nói
lại cho người khác biết.
Ví dụ:
Thân miệng của Bà làm thông ngôn
cho tưởng
ấm của Bà để nói lại cho chúng ta
biết những
gì đã xảy ra của một người đã chết
từ lâu hay
mới chết, chứ không phải có con ma
thật nào
nhập vào Bà.
Do đó, Đức
Phật đã xác định: “Thế giới
siêu hình
là thế giới của “tưởng tri” chứ
không phải
là “liễu tri”. Vậy các con hãy tin
theo lời
Phật dạy: Thế giới siêu hình không
bao giờ có
chỉ là tưở ng tri của con tạo dựng ra.
Các con nên
cảnh giác đừng để mắc lừa người
khác.
NĂNG LỰC CỦA
TƯỞNG
Câu hỏi
của Đào Thị Vinh
Hỏi:Kính
thưa Thầy, người ta vì bốc
mả người
chết mà đổ nước vào trong quan tài
khấn vài
câu, xương nổi lên mặt nước hết vì
sao? Xương
bốc bỏ vào tiểu đầy không hết, đậy nắp không được, nhưng nếu khấn
vài câu tự
nhiên xẹp
xuống và đậy nắp kín. Con kính
mong Thầy
giải thích cho con được rõ?
Đáp: Từ
nhỏ còn bé cho đến hôm nay tuổi
Thầy đã
gần đất xa trời mà chưa có một lần đi
bốc mả,
vì miền Nam không có tục lệ như miền
Bắc. Do
đó, Thầy không có dịp trực tiếp quan
sát những
sự việc xảy ra khi bốc mộ, nhưng
theo sự suy
tư của Thầy có hai trường hợp xảy
ra:
1/ Về khoa
học xương người chết, nước và
không khí
có tác dụng khoa học, khiến xương
nổi lên và
xẹp xuống.
2/ Về phần
tâm linh thuộc về tưởng ấm.
Khi tâm
thành khấn thì năng lực tưởng của
người khấn
phát tác, khiến cho xương nổi lên
và xẹp
xuống đậy kín nắp tiểu.
Ở đây,
chúng ta đừng hiểu theo kiểu mê
tín có
linh hồn người chết khiến cho xương nổi
lên, xương
nổi lên cần gì phải đổ nước vào quan
tài? Nếu
khấn mà linh thiêng thì khấn cho tất
cả xương
đều bay vào tiểu, cần gì người ta phải
lượm xương
chất vào tiểu.
Tất cả
những sự việc trên đây mà con hỏi
cũng đã
khiến cho người ta phải tin rằng có thế giới siêu hình có thật. Vì
không ai hiểu và giải
thích được
của một năng lực tưởng của người
còn sống
siêu thời gian và không gian.
Vì thế,
chỉ có những người tu hành đúng
chánh pháp
của Phật vượt không gian và thời
gian thì
mới thấu rõ được năng lực của tưởng
của người
còn sống thật là vi diệu.
Từ xưa đến
nay, loài người và các tôn giáo
đều không
hiểu rõ năng lực của tưởng nên lầm
lạc cho đó
là thế giới siêu hình. Vì thế, mà thế
giới siêu
hình được duy trì và tồn tại sống mãi
đến ngày
hôm nay. Mặc dù dân trí của loài
người nhờ
khoa học nâng lên tầm hiểu biết khá
sâu rộng,
tuy chưa hoàn chỉnh nhưng cũng tiến
bộ rất
xa... Sự tiến bộ này đã bắt đầu làm rung
chuyển thế
giới siêu hình. Cho nên, một số hệ
phái Phật
giáo phát triển sẽ không còn lừa
phỉnh được
ai.
Rồi đây,
thế giới siêu hình hoàn toàn bị
triệt tiêu
trên hành tinh này do các nhà khoa
học và
đạo đức học. Và loài người không còn bị
lừa đảo
bởi thế giới siêu hình này nữa.
CÂU CHUYỆN
LIÊU TRAI
Câu hỏi
của Đào Thị Vinh
Hỏi:Kính
thưa Thầy, người ta bảo trần
sao âm vậy.
Vì người ta từng đi “tem” qua chỗ
tha ma
người ta thấy họ cũng họp chợ lao xao
tiếng nói
như người. Vậy như thế nào? Xin
Thầy dạy
cho chúng con được rõ.
Đáp: Đây
là câu chuyện Liêu Trai mà
người ta
đã chịu ảnh hưởng tư tưởng của Bồ
Tùng Linh.
Những chuyện Ma của Bồ Tùng
Linh là
một tư tưởng phi không gian và thời
gian có
nghĩa là không có sự chết mà chỉ có
một sự
hiện hữu trong cuộc đời này bằng hai
mặt: sắc
và vô sắc.
Với đôi
mắt của Bồ Tùng Linh thế giới
hữu hình
và thế giới siêu hình chỉ là một, chứ
không hai.
Do thế một tiểu thư con gái nhà
quan đã
chết hơn trăm năm mà vẫn thành
chồng vợ
với một cậu thư sinh mới mười tám
tuổi.
Vì thế,
sự họp chợ ngoài nghĩa địa tha ma
là một sự
tưởng tượng phi không gian và thời
gian của
nhà văn Bồ Tùng Linh. Chúng ta phải đứng trong góc độ của ý
thức xây
dựng cho mình mộ t nền đạo đức chân
thật để
mang hạnh phúc an vui cho mình cho
người,
đừng nên sống trong sự tưởng tượng của
Bồ Tùng
Linh, nó không lợi ích thiết thực mà
chỉ là
một giấc mơ ảo huyền, đôi khi còn ám
ảnh tâm
hồn của chúng ta trong thế giới ma.
Nếu chúng
ta không hiểu ý nghĩa của Bồ
Tùng Linh
thì cái thế giới tưởng siêu không
gian và
thời gian này sẽ mang cho chúng ta
một sự mê
tín rất lớn và còn đem tai hại cho
đời sống
của chúng ta nhiều khổ đau hơn là
hạnh phúc.
Là một con
người chúng ta phải sống chân
thật cho
mình, đừng sống trong ảo tưởng, mà
phải sống
trong nền đạo đức nhân bản - nhân
quả, không
làm khổ mình, khổ người, để khắc
phục những
nỗi khó khăn của kiếp làm người.
Những nỗi
khó khăn đó đang chờ đợi chúng ta
ở phía
trước.
SỐNG LÀ
TU
Câu hỏi
của Liễu Thiện
Hỏi:Kính
thưa Thầy, sống là tu, tu là
sống như
thế nào?
Đáp:
Thường người ta quan niệm tu hành,
khác với
cuộc sống. Khi tu phải lìa xa cuộc sống
thế gian,
không có sống chung với người thế
gian, nghĩa
là khi đi tu thì phải cắt ái, ly gia,
bỏ vợ, bỏ
con, bỏ cả sự nghiệp, lìa xa gia đình,
những người
thân, ngay cả cha mẹ và anh em
dòng họ,
v.v.. Người tu hành phải thực hiện các
pháp môn
hằng ngày như: ngồi thiền, tụng
kinh, niệm
chú, niệm Phật, lạy hồng danh chư
Phật, v.v..
Những pháp
môn này không phải của đức
Phật dạy
mà của ngoại đạo khéo lồng vào giáo
pháp của
đức Phật để lừa đảo tín đồ Phật giáo.
Bước vào
Đạo Đế tức là bước vào một chân
lý trong
bốn chân lý của đạo Phật. Mà Đạo Đế
là pháp
hành của đạo Phật dạy chúng ta để
sống trong
cuộc sống với mọi người thì làm gì
có dạy
chúng ta ly gia cắt ái, bỏ vợ, bỏ con, bỏ
cha, bỏ
mẹ, bỏ gia đình sự nghiệp, v.v.. Khi bắt đầu vào tu theo pháp môn của
đạo Phật thì
Ngài dạy
chúng ta phải sống đúng chánh kiến,
nghĩa là
hằng ngày chúng ta phải thấy và hiểu
biết: Cái
nào thiện thì biết là thiện, cái nào ác
thì biết
là ác; biết thiện thì tăng trưởng, vì
thiện không
làm khổ mình, khổ người; biết ác
thì ngăn
ngừa và diệt chúng để không làm khổ
mình, khổ
người. Người thấy và biết sống như
vậy là tu
tập chánh kiến.
Sống không
làm khổ mình, khổ người là
tu, mà
người tu tập phải sống có chánh kiến
như vậy,
mà sống có chánh kiến như vậy tức là
tu tập. Như
vậy đạo Phật không có dạy chúng
ta tụng
kinh, ngồi thiền, trì chú, cúng bái, tế lễ
v.v.. mà
dạy chúng sống đúng Chánh kiến,
sống đúng
Chánh tư duy, sống đúng Chánh
ngữ, sống
đúng Chánh nghiệp, sống đúng
Chánh
mạng, sống đúng Chánh tinh tấn, sống
đúng Chánh
niệm và như vậy chúng ta sẽ sống
đúng Chánh
định tức là Chánh thiền định mà
Chánh
thiền định, tức là bắt đầu từ Sơ Thiền
cho đến Tứ
Thiền, mà Sơ Thiền tức là ly dục ly
ác pháp,
mà ly dục ly ác pháp tức là Chánh
kiến.
Như vậy,
không phải sống là tu hay sao?
Và tu là
sống không làm khổ mình, khổ người thì có đúng không? Cho nên, thiền
định là cuộc
sống mà
tâm bất động trước các pháp và các
cảm thọ,
chứ không phải thứ thiền định lìa
cuộc sống,
“Ngồi thiền”.
Sự tu tập
của đạo Phật không lìa cuộc
sống, kẻ
nào lìa cuộc sống ngồi thiền, tụng
kinh, v.v..
thì tu hành không bao giờ có sự giải
thoát. Xa
lìa cuộc sống mà sống phạm giới, phá
giới, thì
có khác gì cuộc sống của người thế
gian, thì
người đó tu không đúng đạo Phật, mà
đang tu theo
ngoại đạo. Tu theo ngoại đạo thì
sẽ rơi vào
tà kiến, tà niệm, tà thiền, tà định,
thì đời
đời kiếp kiếp sẽ trôi lăn trong sáu nẻo
luân hồi.
CON NGƯỜI TỪ
ĐÅU SANH?
Câu hỏi của
Liễu Thiện
Hỏi:Kínhthưa
Thầy! Con người từ
nhân quả
sanh ra là sao? Nghĩa như thế nào?
Sống trong
nhân quả? Chết trở về nhân quả?
Nghĩa nó
như thế nào? Xin Thầy giảng cho
chúng con
được hiểu. Đáp: Con người từ nhân quả sanh ra có
nghĩa là
con người được sanh ra từ những hành
động nhân
quả thiện ác của môi trường sống.
Đức Phật
dạy: “Vô minh” sanh “hành”,
“hành” sanh
“thức”. Vậy “thức” có được là
nhờ
“hành”, “hành” có được là nhờ “vô
minh”. Do vô
minh mới có những hành động
lúc ác,
lúc thiện; do hành động lúc ác, lúc thiện
mới có
làm khổ mình, khổ người, do hành động
ác và
thiện này mà sanh ra thức, do thức mới
có danh
sắc.
Trên đây là
nói theo kinh sách, nói theo
lời dạy
của đức Phật, còn nói theo thực tế qua
cái nhìn
hiểu biết của ý thức, thì con người từ
môi trường
sống sanh ra. Trong môi trường
sống gồm
có đất, nước, gió, lửa, các chất khí và
các từ
trường, do sự vận hành của các chất khí
và các từ
trường mà tạo ra sự biến dịch thay
đổi không
ngừng của các vật thể, vì thế mà tạo
các duyên
tan hợp, nhờ các duyên tan hợp này
mà vạn
vật sanh ra.
Con người
từ nhân quả sanh ra, chết
trở về
nhân quả, chứ không từ đâu sanh
và cũng
không về đâu. Đó là câu trả lời:
“Con người
từ đâu sanh ra và chết đi về
đâu?”. Câu
trả lời này rất cụ thể và dễ hiểu. Vì
con người
từ cát bụi và không khí (môi trường
sống) sanh
ra thì chết cũng trở về cát bụi và
không khí
(môi trường sống).
Nếu không
có môi trường sống thì con
người không
thể sanh ra được, như mặt trăng,
mặt trời
và các hành tinh khác không có sự
sống thì
không có vạn vật sanh ra.
Sự sanh ra
được vạn vật trong vũ trụ là
nhờ sự
vận hành của các duyên lúc hợp lúc tan;
lúc hợp
lúc tan, tức là có sự thay đổi. Sự thay
đổi ấy
đức Phật gọi các duyên là vô thường, hay
các pháp
vô thường đều có nghĩa này. Do các
pháp vô
thường và biết chắc chắn như vậy nên
đức Phật
xác định: “Mười hai nhân duyên
khi tan rã
thì không còn duyên nào cả,
cũng như
thân ngũ uẩn, khi một người
chết thì
không còn uẩn nào cả”. Do đó, đức
Phật lại
còn xác định thêm: “Nếu các duyên
dù còn
một chút xíu như đất trong móng
tay Ta thì
Đạo Ta không ra đời, vì không
giải khổ
cho ai được hết”. Do tánh chất vô
thường thay
đổi của các pháp, nên con người tu
hành giải
thoát được.
Ví dụ:
Một người chửi mắng chúng ta,
nhưng chúng
ta không chửi mắng lại họ, không buồn tức giận họ, và còn khởi tâm
thương họ,
thì ngay
đó nó đã thay đổi các duyên của các ác
pháp đó
trở thành các duyên cho các thiện
pháp. Do
tánh chất các pháp vô thường thay
đổi như
vậy nên chúng ta thấy được sự giải
thoát một
cách cụ thể và rõ ràng. Nếu các pháp
không vô
thường, cố định, hay nói cách khác là
các pháp
có tánh chất thường hằng thì không
thể làm
thay đổi được ác pháp thành thiện
pháp được.
Ví dụ:
Một người chửi mắng chúng ta thì
chúng ta
phải tức giận và chửi mắng lại họ.
Nếu tánh
chất các pháp thường hằng thì ác
pháp này
không thể thay đổi được, nếu thay
đổi không
được thì con người dù có tu hành
cũng không
thể giải thoát được.
Nếu các
pháp không thể thay đổi được thì
các pháp
phải có bản thể thường hằng, nếu các
pháp có
bản thể thường hằng thì con người
phải có
đời sống sau khi chết, nếu có đời sống
sau khi
chết thì con người phải có linh hồn, có
linh hồn
thì thế giới siêu hình mới có.
Nếu thế
giới siêu hình có thì phải có một
ông vua của
thế giới này, và ông vua của thế
giới này
thì phải là một đấng toàn năng, một
đấng tạo
hóa, một đấng toàn thiện v.v.. Mà là đấng tạo hóa, toàn năng, toàn
thiện khi tạo tác
ra con
người và vạn vật thì con người và vạn
vật phải
là hiền lành không bao giờ giết hại và
ăn thịt
lẫn nhau.
Con người
và vạn vật do đấng toàn thiện
sanh ra thì
phải thương yêu nhau, đùm bọc lẫn
nhau, chứ
có đâu giết hại lẫn nhau mà chẳng
hề xót
thương chút nào...
Do thế,
chúng ta không tin thuyết này vì
nó không
thực tế, mơ hồ, trừu tượng, cho nên
những tôn
giáo xây dựng thế giới siêu hình đã
lỗi thời,
không thể còn lừa đảo được ai nữa, khi
trình độ
hiểu biết của con người được nâng lên
theo sự
tiến bộ của khoa học.
Cho nên,
thuyết “nhân duyên” của Phật
giáo là
phù hợp, là thực tế, cụ thể như khoa
học. Vì
thế, không có một triết thuyết nào bài
bác nó
được, nó là một sự thật hiển nhiên của
vạn vật
trên hành tinh này đều do duyên hợp.
Mà đã do
duyên hợp thì chỉ có môi trường
sống mới
có sanh ra vạn vật, từ loài rong rêu,
cỏ cây cho
đến các loài động vật nhỏ nhất như
vi trùng,
vi khuẩn, v.v..
Con người
cũng là một loài động vật như
bao nhiêu
loài động vật khác nên cũng từ môi trường sống sanh ra. Vì thế ,
chúng ta khẳng
định: “Con
người từ nhân quả sanh ra,
chết trở
về nhân quả”.
TƯỞNG TRI VÀ
THÊT TRI
Câu hỏi của
Liễu Thiện
Hỏi:Kính
thưa Thầy! Tưởng tri và thật
tri nghĩa
như thế nào?
Đáp: Tưởng
tri và thật tri khác nhau
không giống
nhau. Tưởng tri là sự hiểu biết qua
tưởng
thức, thật tri là sự hiểu biết qua ý thức.
Ví dụ:
Một người chưa từng bao giờ thấy
ma, nghe
người ta nói ma, họ diễn tả con ma
hình thù
bằng cách này, bằng cách khác. Do sự
tưởng diễn
tả những hình ảnh của ma. Từ đó
năng lực
tưởng thức của chúng ta mô phỏng
theo hình
dáng đó xuất hiện, khiến chúng ta
nhìn thấy
con ma như thật. Cái thấy con ma
thật sự
như vậy gọi là tưởng tri.
Cho nên,
cái thế giới siêu hình cũng do từ
năng lực
của tưởng tạo ra, chứ không phải có linh hồn người chết nhập vào
người còn sống,
mà chính
người còn sống mới có năng lực tưởng
tri của
mình tạo ra. Chính năng lực tưởng tri
của người
đó đã nói chuyện với người đó.
Vì thế,
các nhà ngoại cảm vẫn thấy có
linh hồn
người chết mượn xác thân mình nói
chuyện với
người còn sống.
Những sự
hiểu biết như vậy qua tưởng
thức như
vậy gọi là tưởng tri.
Còn thật
tri là sự hiểu biết qua ý thức,
chắc quý
vị ai cũng đều rõ. Khi chúng ta phân
biệt mọi
vật trước mắt mà hiểu được mọi vật đó
một cách
rõ ràng và cụ thể thì đó là thật tri.
Thật tri
chính là ý thức của chúng ta đang
sử dụng
hằng ngày trong cuộc sống. Đó là sự
hiểu biết
phân biệt phải, trái, tốt, xấu, trắng,
đen, dơ,
sạch, thiện, ác v.v..
PHẠM HẠNH
Câu hỏi
của Liễu Thiện
Hỏi:Kính
thưaThầy! Thân người do
tâm ham
muốn (dục) mà có. Do ái dục mà có sanh y. Muốn bước lên quả vị
Thánh thì phải
triệt tiêu
ái dục, triệt tiêu ái dục thì phải triệt
tiêu sanh y.
Vậy triệt tiêu sanh y như thế nào?
Xin Thầy
chỉ dạy cho chúng con được rõ.
Đáp: Muốn
triệt tiêu sanh y, tức là phải
sống đúng
đời sống giới luật của Phật, có nghĩa
là sống
đúng Phạm hạnh của một vị Thánh
Tăng. Phạm
hạnh của một vị Thánh Tăng như
thế nào?
Chúng ta
hãy nghe kinh dạy: “Cạo bỏ
râu tóc,
đắp áo cà sa, sống không gia
đình, không
nhà cửa, thiểu dục, tri túc, ba
y một bát,
tâm hồn trắng bạch như vỏ ốc,
phóng
khoáng như hư không”. Đó là một lối
sống triệt
tiêu sanh y, lối sống giới luật, có
sống đúng
giới luật thì tâm mới ly dục ly ác
pháp, tâm
có ly dục ly ác pháp thì mới đoạn
dứt sanh y,
đoạn dứt sanh y thì tâm mới bất
động trước
các ác pháp.
Như vậy
chúng ta thấy rõ ràng, muốn làm
chủ sanh,
già, bệnh, chết thì sanh y là cửa vào
của chúng
ta. Muốn bước vào cửa sanh y thì
phải mở
ống khóa giới luật. Cho nên , giới luật
là một
pháp môn vô cùng quan trọ ng cho người
mới bắt
đầu tu theo đạo Phật. Nếu tu hành theo đạo Phật mà không
nghiêm trì
giới luật, thì tu hành chẳng ích lợi
gì và còn
phí công vô ích, uổng một đời tu chỉ
có hình
thức mà thôi.
Vì thế
người cư sĩ tu theo đạ o Phật, muốn
làm chủ
sanh, già, bệnh, chết thì phải Thọ Bát
Quan Trai,
một tháng ít nhất cũng phải có một
ngày tu
tập làm Phật, tức là một ngày giữ tám
giới trọn
vẹn.
Một ngày
giữ tám giới trọn vẹn là một
ngày lìa
xa sanh y, lìa xa sanh y tức là lìa dục,
lìa ái
dục tức là giải thoát.
Vậy, giới
luật là một pháp môn quan trọng
nhất cho
con đường giải thoát của đạo Phật,
nếu ai tu
theo đạo Phật mà phạm giới, phá
giới, xem
thường giới luật Phật, là tu theo
ngoại đạo,
tu theo tà giáo thì con đường tu tập
để được
giải thoát sẽ còn rất xa và xa biệt mù.
THẾ GIỚI
SIÊU HÌNH KHƠNG CĨ
Bài viết
của giáo sư Trần Phương
Vào ngày
17 tháng 6 năm 2000 chúng
tôi có
nhận được một tài liệu nói về thế giới
siêu hình
do cô Minh Châu đưa về. Muốn làm
sáng tỏ
vấn đề này thì chỉ có những người
nhập được
Tứ Thánh Định và Tam Minh của
đạo Phật
thì mới đủ khả năng giải thích cho
mọi người
rõ.
Dưới đây
là một bài viết của Giáo sư Trần
Phương ghi
lại sự tìm kiếm hài cốt cô em gái
của mình
(một liệt sĩ). Người muốn nói lên
những điều
mắt thấy, tai nghe mà mình đã
chứng kiến
trên bước đường tìm hài cốt đứa em
thân thương
của mình, nhưng không sao giải
thích
được, qua những việc làm của các nhà
ngoại cảm.
Phải chăng
có sự sống sau khi chết?
Nếu có sự
sống sau khi chết, thì thế giới
siêu hình
là có thật. Và sự mê tín của con
người sẽ
không còn là mê tín nữa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!