Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT TẬP 10 -7




XÂ NGÃ CHẤP

Câu hỏi của Minh Pháp
Hỏi:  Người  khen  mình,  tán  dương chuyện tốt có thật.
1- Trước pháp này xả tâm gì?

2- Tác ý thế nào để không dính  mắc trong

tâm?



Đáp:  Khi được  khen  tặng  ta  nên  xả  tâm

chấp ngã.

Muốn xả tâm chấp ngã, hằng ngày trong những giờ tu Định Niệm Hơi Thở hoặc đi kinh hành tu Chánh Niệm Tỉnh Giác Định ta nên hướng  tâm:  ‚Thân  ngũ  uẩn  này  không  phải  là ta, không phải của ta, không phải bản ngã của



ta. Khi thân ngũ uẩn này chết rồi còn cái gì là ta nữa, khen chê mừng vui đâu còn có nghĩa lý gì với một người đã chết‛.


LÀM SAO ĐỐN ĐƯỢC Ý ĐỐI TƯỢNG

Câu hỏi của Minh Pháp


Hỏi: Làm thế nào Cô đoán trong ý đối tượng mà đập phá, thiện xảo, chỉ bảo, sách tấn, động viên họ?
Đáp:  Cứ  xem  cử  chỉ  và  hành  động  thì đoán được trong ý của đối tượng.
Người thích nói chuyện là người nhiều chuyện,  người  tâm  hay  phóng  dật;  người  hay làm   dáng   là   người   thích   khen,   người   thích khen là người chấp ngã; người có tiếng nói to là người  hay  sân,  người  hay  sân  là  người  chấp ngã;  người  có  tiếng  nói  nhỏ  nhẹ,  ôn  tồn  là người hay ức chế tâm chịu đựng, người hay ức chế  tâm  chịu  đựng  là  người  hay  hờn  mát  khó xả tâm v.v..



Đối với người nhiều chuyện thì nghiêm cấm, sống độc cư, không được giao du với bất cứ người nào...
Đối  với  người  thích  khen  thì đập  phá  la

hét.
Đối với người hay sân thì dùng lời khuyên
nhỏ nhẹ như lời mẹ hiền dạy bảo con.
Đối với người hay ức chế tâm thì dạy thường  tu  quán  tư  duy để  giúp  họ  có  tri kiến giải thoát, không cho tu pháp ức chế tâm như Định Niệm Hơi Thở.


TẤT CÂ MỌI ĐỐI TƯỢNG

Câu hỏi của Minh Pháp
Hỏi: Đối tượng nào cô âm thầm theo dõi mọi hành động để dễ uốn nắn?

Đáp: Tất  cả  mọi  đối  tượng, đối  tượng nào cũng phải âm thầm theo dõi mọi hành động cử chỉ để sửa lại những chỗ tu sai lệch.





NHÂN QUÂ THÂN, KHÈU, Ý

Câu hỏi của Minh Pháp

Hỏi:  Ý(  nhân  và  quả),  THÂN  và  KHẨU

(nhân và quả)

Đáp: Ý khởi niệm là nhân.

Ý  thọ  lạc,  thọ  khổ, thọ  bất  lạc  bất  khổ  là

quả.



Thân hành là nhân.

Thân thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ

là quả.

Khẩu hành là nhân.

Khẩu thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ là quả.
Người  tu  theo  Phật  giáo  là  phải  tu  tập tỉnh   thức   hằng   ngày   trong   mỗi   hành   động Thân, khẩu, ý phải toàn thiện tức là sống đúng đạo đức làm người không làm khổ mình, khổ người, có như vậy mới tìm thấy sự giải thoát chân  thật  của  Phật  giáo,  thì lúc  bấy  giờ  mới tìm thấy được tâm thanh tịnh, vô tham, sân, si của chính mình.
Một  người  tu theo  Phật  giáo mà  không rõ đường đi lối về của nhân quả ở đâu thì khó mà
làm  chủ  sanh,  già,  bệnh,  chết  tức  là  khó  giải thoát làm chủ sự đau khổ của kiếp người.


TỈNH THỨC

Câu hỏi của Minh Pháp
Hỏi:   Kính  xin   Cô   góp   ý   chỉ   dạy   để chúng  con có  chút  kinh   nghiệm  tu  tập  trong cảnh  động  qua  thân,  khẩu,  ý  hằng  ngày  để ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện... để tùy thuận, bằng lòng, nhẫn nhục với nhau, đoàn kết lại từng bước cùng nhau  xây  dựng lại ngôi nhà Phật giáo Nguyên Thủy mà thầy Bổn Sư chúng ta đã khổ công tu luyện để truyền lại cho nhân loại mai sau.
Đáp: Kinh nghiệm bản thân của Út là hằng ngày phải tập tỉnh thức ngay trên mỗi hành động thân, khẩu, ý của mình.
Các chú nên biết thân, khẩu, ý là đường đi của  nhân  quả,  do đó  ta  tu  tập  tỉnh  thức  ngay trên  đó  là  ta  đã  ngăn  ác  diệt  ác,  sanh  thiện tăng  trưởng  thiện,  tức  là  ta  sống  không  làm



khổ   mình,   khổ   người,   sống  không  làm  khổ mình,  khổ người là sống đoàn kết.
Muốn được vậy chỉ có ngăn ác diệt ác mà thôi.  Muốn  ngăn  ác  diệt  ác  thì chỉ  có  tu  tập tỉnh thức  trên những hành động thân, khẩu,  ý như trên Út đã nói.
Vậy  hằng  ngày  chúng  ta  cố  gắng  tu  tập tỉnh thức nhưng phải cảnh giác không khéo chúng  ta  rơi  vào  ức  chế  tâm,  đã   không  tỉnh thức mà lại còn vô minh hơn.





CHÁNH NIỆM  TRONG VIỆC LÀM

Câu hỏi của Minh Pháp


Hỏi:  Chúng  con  cố  gắng  tu  tập  Chánh Niệm Tỉnh Giác trong mọi lúc đi, đứng, nằm, ngồi  và  làm  việc  v.v..  Nhưng  lúc  nói,  lúc  viết, lúc  tư  duy  quan  sát  một  việc  gì  thì  tức  khắc chánh niệm mất ngay. Vậy có phải nói, viết, tư duy lúc này tạm thời không có chánh niệm có đúng không? Điều này xin Cô dạy bảo thật rõ.
Đáp: Các  chú  nên chú  ý  những danh từ:

“Chánh Niệm Tỉnh Giác”, Út xin  giải nghĩa của



những  từ  này  -  Về  pháp  hành:  Chánh  Niệm trong Bát Chánh Đạo là lớp thứ bảy. Chánh Niệm  có  nghĩa  là  niệm  thiện,  niệm  thiện  là niệm không khổ, là niệm không có tham ưu, không  có  phiền  não.  Câu  hỏi  trên  các  chú  đã lầm  chánh  niệm  là  hành  động  suông  là  sai. Luôn  luôn  lúc  nào  hành  thân,  miệng,  ý  đều mang  theo  tính chất  của  nó  có  thiện  hay  ác, chứ  không có  hành động suông không được. Vì thế,  tỉnh  thức  ở  chỗ  thiện,  ác,  chứ  không phải tỉnh thức ở hành động suông, tỉnh thức ở hành động  suông  thì  còn  có  nghĩa  lý  gì  cho  con đường tu tập giải thoát của đạo Phật.
Cho nên lúc nói, lúc viết, lúc tư duy quan sát  mọi  việc làm  thì ta tỉnh thức lời nói  thiện, viết điều  thiện, tư duy quán xét việc làm thiện thì đó là ta đã chánh niệm tỉnh thức chứ không phải có chánh niệm tỉnh thức ở chỗ đang nói, đang viết,  đang làm  mọi  việc  như các  chú  nói. Vì có siêng năng tu tập trong khi nói, trong khi viết  và  trong  mọi  việc  làm  thì ta  ngăn  ác  diệt ác  trong  khi nói,  trong  khi viết  và  trong  khi mọi  việc  làm  đều  dễ  dàng,  do đó  tâm  hồn  ta được   giải   thoát   hằng   ngày,   hằng   giờ,   hằng phút, hằng giây...



Các chú nhớ kỹ tu tập lại cho đúng, tu tập lại  cho  khéo  không  sẽ  lạc  vào  thiền  tà  của ngoại đạo thì rất uổng công vô ích.





XÂ THÂN THỌ

Câu hỏi của Minh Pháp


Hỏi: Thân có bệnh: bị cảm, bị thương, bị đau nhức trong xương trong thịt.
1-            Lúc này xả tâm gì?

2-            Tác ý để xả.

Đáp:   Thân   có   bệnh,   bị   cảm   hoặc   bị thương thì phải xả thân thọ.
Xả thân thọ bằng pháp hướng tâm. Ví dụ: Ta bị  cảm  nhức  đầu,  ta  liền  ra lệnh:  ‚Đừng  có nhức đầu nữa hãy bình thường trở lại‛. Khi hướng  tâm  xong  ta  đừng  nghĩ  đến  nhức  đầu nữa thì lúc bấy giờ phải tập trung vào hơi thở, nếu không có khả năng tập trung tâm vào hơi thở thì tìm một công việc gì làm, làm trong say mê thì nhức đầu sẽ hết liền, còn nếu tập trung tâm  vào  cái  đau thì sẽ  cảm  thấy  đau dữ  dội.



Đây là người mới tu tập pháp hướng tâm, còn người  tu  tập  lâu  về  pháp  hướng  tâm  thì sẽ  có năng lực, chỉ cần hướng tâm là trạng thái thọ khổ  sẽ  lần  lượt  biến  mất  mà  tâm  khỏi  tập trung vào đâu cả.
Tất  cả  những bệnh tật  khác  của thân đều phải  trạch pháp  đúng bệnh trạng thì sẽ  hướng tâm   đúng   bệnh   của   nó   thì  nó   chóng   lành, không còn đau nữa.





CHỮA BỆNH BÌNG TÂM LỰC

Câu hỏi của Minh Pháp


Hỏi:  Cô  chữa  trị  bệnh  bằng  cách  nào? Có dùng thuốc để trị hay không?
Đáp: Khi có bệnh Út thường hay dùng pháp hướng tâm trị bệnh hơn là uống thuốc.
Trị bệnh bằng tâm lực thì không nên uống thuốc vì uống thuốc sẽ không hiệu nghiệm.
Trị bệnh bằng thuốc, khi trị bệnh này hết thì sanh  ra bệnh  khác  còn  trị  bệnh  bằng  tâm lực  thì phải  sống  đúng  đời  sống  đạo  đức  nhân



quả  làm  người,  sống  đúng  đời  sống  nhân  quả làm  người  thì thân  tâm  ít bệnh  tật  nhưng  có bệnh dùng tâm lực trị rất nhanh.
Vì thế, người tu theo  đạo Phật là  làm chủ được  bệnh  tật,  làm  chủ  được  bệnh  tật  là  nhờ nội  lực  tâm  thanh  tịnh  tức  là  tâm  ly dục  ly ác pháp.
Các chú nhớ kỹ tu tập để tự cứu mình,  nếu không tự  cứu  mình  thì không còn ai  cứu mình, phải cố gắng lên các chú ạ?





XÂ TÂM THỌ

Câu hỏi của Minh Pháp


Hỏi: Tâm bệnh: khi gia đình hoặc thân bằng quyến thuộc gặp phải tai nạn buồn khổ, chết chóc, nhớ thương, mất của tài sản, trước những biến cố này ta xả tâm gì? Tác ý để xả?
Đáp:  Thuộc  về  tâm  bệnh  ta  nên  xả  tâm
thọ.



Pháp  hướng  tâm  để  xả  tâm  thọ:  “Thọ  là vô  thường,  là  vô  ngã,  ta  không  nên  dao động tâm trước các cảm thọ của tâm”.
Những  câu  pháp  hướng  dùng  để  xả  tâm

thọ:



“Tâm   thương  nhớ   buồn   phiền   là   ác

pháp phải chấm dứt ngay liền”.

“Tai  nạn  khổ  đau là  do nhân  quả  ác, Ta  chẳng hề sợ hãi và dao động tâm, phải vui  vẻ,  thanh thản  và  an  lạc  để  trả  cho xong món nợ nhân quả”.
“Sự  chết  chóc  là  định   luật  hoại  diệt của nhân  quả  không ai tránh  khỏi,  sao ta lại buồn thương  đau khổ, buồn thương  đau khổ là điều sai, là vô minh là ngu si”.
“Tài sản vật chất do ta làm ra chứ không phải vật chất tài sản làm ra ta. Vậy tài sản vật chất có mất mà ta  buồn khổ là không đúng, là ngu si, là vô minh, ta hãy bình   thường,   an   lạc  và   vô   sự   xem  như không có”.





NGUYÊN THỦY II

Câu hỏi của Minh Pháp

Hỏi:  Xin  Cô  đặt  cho chúng  con một tên của nhóm Phật tử Phan Rang?
Đáp:  Nhóm  phật  tử  Phan  Rang  nên  lấy
tên là “Nguyên Thủy II”.

Út  có  lời  thăm  và  chúc  cho các  chú  mạnh khỏe  đoàn  kết  tu  tập  xả  tâm  tốt  để  sống  một đời  sống  đạo   đức  làm  người  trọn  vẹn  hạnh
phúc.

Kính  thư

Thích Nữ Diệu Quang





NIỆM  VÀ HÀNH CÁC PHÁP  NHƯ THẾ NÀO?

Câu hỏi của Tâm Thanh


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Vì Phật pháp  lúc này, Thầy ra đi chúng con e rằng: Giới luật của đức Phật người ta còn bẻ vụn ra, còn Đường Về Xứ  Phật  của  Thầy,  người  ta phá  đi,  để  đi con



đường  khác  Thầy  ạ!  Do  đó  ước  nguyện  của chúng  con,  muốn  Thầy  vì  Phật  Pháp  trường tồn, vì dìu dắt chúng sanh, một thời gian nữa Thầy hãy ra đi Thầy nhé!
Thưa  Thầy  con nghĩ  rất nhiều, con không thể viết ra được, con không có văn hay, chữ tốt, lỗi  chính  tả  của  con cũng  có,  con mong Thầy cảm  thông  cho con. Sau  đây  con mong  Thầy giải thích  cho con hiểu một số câu hỏi:
Niệm và hành các pháp này như thế nào?

Kính   thưa   Thầy,  ở  miền  Bắc  các  cư  sĩ thường đọc và tụng kinh  sách của Đại Thừa nhiều,  nên  đã  ăn  sâu  vào  tâm  trí của  mọi người.  Đến  nay chúng  con có  phước  duyên  gặp được chánh pháp của Phật, chúng con mong Thầy  giảng  rõ  cách  niệm,  cách  hành  trì và phân  biệt  những  câu  dưới  đây  để  mọi  người hiểu được rõ ràng để khi tu tập cho có kết quả.
A/ Cách niệm thân, thọ, tâm và pháp như thế nào?
B/  Cách  quán  thân,  thọ,  tâm,  pháp  như thế nào?
C/   Cách   niệm   Phật,   niệm   Pháp,   niệm
Tăng, niệm Giới như thế nào?



Ở  miền Bắc nói đến niệm là mọi người cứ đọc:  ‚Nam Mô  A  Di  Đà  Phật‛  hoặc  ‚Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu  Ni  Phật‛  v.v..  Còn niệm Pháp  thì  cứ  nghĩ  tưởng  là  tụng kinh,   họ  đâu biết  kinh  là  lời  Phật  dạy  các  pháp  thiện  hoặc ác  để  mọi  người  tu tập  tránh điều  ác  làm điều lành  để  mọi  người  không  còn  làm  khổ  cho nhau,  đó  là  giải  thoát,  chứ  đâu  có  nghĩ  kinh sách để mà tụng gọi là niệm Pháp. Từ lâu trên thế gian này chúng con có bao giờ được nghe giảng về các pháp này đâu. Vì vậy chúng con ngưỡng mong Thầy  từ  bi  thương  xót chúng con nói   rõ   như  Thầy   đã   giảng   ‚Thất   Giác   Chi‛ trong tập 9 Đường Về Xứ Phật.
Đáp10: Niệm theo lời đức Phật dạy thì không  phải  là  miệng  đọc  thầm  hoặc  đọc  to tiếng một danh hiệu Phật hoặc một câu kinh, câu kệ, câu thần chú v.v..
Niệm có nghĩa là tâm tâm niệm niệm một việc  gì - một  gương hạnh  đạo  đức  cao thượng, một  pháp  môn  tuyệt  vời  để  sống  đúng,  làm đúng, tu tập đúng, không hề làm sai, hành sai,
sống sai v.v.. Chúng ta nên thấy:


10 Chơn Như, ngày 8 thàng 2 năm 2001



A/ Cách niệm thân, thọ, tâm, pháp là luôn luôn  quan  sát  để  ý  trên  bốn  chỗ  này  tức  là thân, thọ, tâm và pháp, hễ khi thấy có chướng ngại  pháp  nào  trên  đó  thì phải  tìm mọi  cách đẩy  lui  chúng  ra khỏi  bốn  chỗ  này,  nhờ  tu  tập như  vậy  mà  tâm  được  giải  thoát  nên  gọi  là  tu tập  Tứ  Niệm  Xứ  hay  gọi  là  cách  niệm  thân, thọ, tâm, pháp và vì vậy còn gọi là niệm bốn niệm xứ.
B/ Quán thân, thọ tâm và pháp là cách tư duy, suy nghĩ về thân, thọ, tâm và pháp. Ví dụ:
- Quán  về  thân  tức  là  tư  duy suy nghĩ  về sự vô thường, sự bất tịnh, sự đau khổ của thân. Thân không phải là ngã, là ta, là của ta, là bản ngã  của  ta,  thân  là  do  nhân  quả  tạo  thành, thân  là  do tứ  đại  hòa  hợp, thân  là  ổ  bệnh  tật, là tai họa, khổ ách v.v..
- Quán  về  thọ,  thọ  cũng  vô  thường,  cũng khổ đau, thọ không phải là ta, là của ta, là bản ngã  của  ta,  thọ  là  do nhân  quả  mà  có,  thọ  là thọ chứ không có người chịu thọ khổ đau như phần  đông  người  ta  tưởng  ‚Có  người  chịu  thọ khổ đau‛.
-  Quán  về  tâm,  tâm  vô  thường,  vô  ngã, tâm là khổ đau, tâm không phải là ta, của ta, không phải là bản ngã của ta, tâm là do duyên



ngũ uẩn tạo thành, tâm là chủ chốt của hành động nhân quả thiện và ác, tâm ham muốn là khổ,  tâm  không  ham  muốn  là  giải  thoát,  tâm ác là khổ, tâm thiện là giải thoát.
- Quán về pháp, các pháp là vô thường, là khổ, là  vô  ngã, các  pháp  không phải là  ta, của ta, bản ngã của ta v.v..
Về  phương  pháp  niệm  Phật,  Pháp,  Tăng và Giới thì ta nên đọc lại Tứ Bất Hoại Tịnh mà Thầy đã  giảng dạy trong bộ sách Đường Về Xứ Phật.
Trong  kinh Nguyên  Thủy  đức  Phật  Thích Ca Mâu  Ni dạy  niệm  Phật  có  nghĩa  là  Phật sống  như  thế  nào  thì chúng  ta  sống  như  thế nấy thì gọi  là  niệm  Phật. Niệm  pháp  có  nghĩa là  pháp  dạy  như  thế  nào  thì chúng  ta  sống đúng như pháp đã dạy thì đó là niệm Pháp. Niệm  Tăng  có  nghĩa  là  chúng  tăng  sống  hòa hợp như thế nào thì chúng ta sống hòa hợp như thế nấy thì đó là niệm Tăng.
Niệm  Giới  có  nghĩa  là  giới  luật  dạy  như thế  nào  thì chúng  ta  phải  sống  đúng  giới  luật không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào thì đó là niệm giới.



Chỉ  tu  tập  theo  đúng lời  dạy trên  đây  thì có  sự  giải  thoát  ngay liền, còn niệm  Phật  theo kiểu  Phật  giáo  phát  triển,  cứ  đọc  tụng  danh hiệu Phật tức là chửi Phật còn có tội chứ chẳng có ích lợi gì cả.
Ví  dụ:  Như  có  ai  cứ  gọi  tên  mình   mãi mình  có buồn giận không?
Chẳng   hạn   người   ta  gọi   tên   con:   “Tâm Thanh  ơi!  Tâm  Thanh  ơi!”.  Như  vậy  con thấy sao?  Gọi  tên  con mà  con giúp  gì  được  cho họ khi mà luật nhân quả đã  công bằng và công lý xử phạt công minh.





THỌ BÁT QUAN TRAI

Câu hỏi của Tâm Thanh


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Thọ  Bát  Quan
Trai như thế nào cho đúng?

Bên  Đại  Thừa  trong  một  tháng  thọ  Bát
Quan Trai  chọn lấy  hai  ngày, ngày  15 và ngày
30, ngày ấy đem kinh  Phạm Võng đến chùa để nghe thuyết giảng và giữ giới.



Bây  giờ  chúng  con được  nghe  Thầy  dạy thọ  Bát  Quan Trai  chúng  con cũng  chọn  lấy  2 ngày  ấy,  nhưng  ngày  đó  gia  đình  có  việc  bận rộn, chúng con có thể thọ vào ngày khác được không?
Đáp: Thọ Bát Quan Trai tức là người cư sĩ phải sống đúng trong một ngày như Phật (tập làm  Phật  trong  một  ngày)  không  hề  vi phạm tám giới, sống trầm lặng độc cư một mình, không nói chuyện tào lao, không làm ồn náo, không nghe thuyết giảng, không ăn uống phi thời, không ca hát và nghe ca hát, không trang điểm  làm  dáng  làm  đẹp,  giữ  tâm  từ  bi  thương xót   chúng   sanh,  không   khởi   tâm   dâm   dục, không  nói  lời  không  đúng  sự  thật,  không uống rượu  và  những  thứ  nghiện  ngập,  không  tham lam trộm cắp.
Suốt trong 12 tiếng chuyên tâm tu tập thường hằng đẩy lui các chướng ngại pháp trên thân, thọ, tâm, và pháp. Tu như vậy mới gọi là Thọ  Bát  Quan Trai.  Còn  tu  tập  Thọ  Bát  Quan Trai theo kiểu Đại Thừa thì tụng kinh niệm Phật nghe pháp ngồi thiền đó là lối giải trí tôn giáo chứ tu tập như vậy không có lợi ích gì cả.
Trong một tháng ta chọn một ngày nào rảnh  thì tu  tập  Thọ  Bát  Quan Trai  để  thu  kết



quả  tốt,  chứ  không  riêng  gì  ngày  15 và  ngày
30, là  cư sĩ  gia  duyên  có  rất  nhiều  việc  không thể bỏ quên trọng trách và bổn phận của mình đối   với   những  người   thân  thương  trong  gia đình?  Như  vậy  đâu  phải  đợi  ngày  15 và  ngày
30 mới  Thọ  Bát  Quan Trai  mà  ngày  nào  cũng tốt  miễn là  được  rảnh công việc. Ngày cố  định (ngày 15 và ngày 30) tổ chức như vậy là tạo thành  ngày  hội  thói  quen để  vui  chơi  giải  trí tôn giáo.
Mặc dù trong kinh sách Nguyên Thủy có dạy ngày 15 và  ngày 30 Thọ  Bát Quan Trai  có nghĩa  là  chia  đều  trong  tháng  cách  15  ngày một kỳ Thọ Bát, nhưng đó là sự chia đều để dễ tu, chứ không phải là trong một ngày tu theo Phật.
Theo Thầy thiết nghĩ ngày nào rảnh rang là ngày đó dễ tu nhất, vì đây là pháp tu xả tâm chứ không phải ức chế tâm, chúng ta cứ suy ngẫm có đúng không?





CÁCH XƯNG HƠ

Câu hỏi của Tâm Thanh


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Trong ngày  Thọ Bát Quan Trai chúng con xưng hô như thế nào cho đúng?
Chúng con thường xưng hô như thế này:

-              ‚Các cô và con – Các đạo hữu và tôi‛?

Chúng  con mong Thầy  từ  bi  lân mẫn  dạy bảo  để  chúng  con biết  cách  xưng  hô  với  nhau cho đúng là người đệ tử của Phật, là người dân Việt Nam mà không bị đồng hóa với dân tộc khác.
Đáp: Chúng ta nên xưng hô với nhau: Người nhỏ tuổi nên gọi người lớn tuổi hơn bằng cụ,  cô,  bác,  anh,  chị  như  tiếng  xưng  hô  ngoài đời,  nhưng  phải  thêm  vào  pháp  danh,  ví  dụ: Thưa  cụ  Minh  Tâm  con muốn  hỏi  một  điều...; thưa cô Liễu Tâm cháu muốn nhờ cô giúp cho...; thưa  bác  Tâm  Như...;  thưa  anh  Từ  Quang...; thưa chị Liễu Hạnh v.v..
Người lớn tuổi  xưng hô  với  người  nhỏ tuổi hơn  bằng  cách  gọi  pháp  danh,  ví  dụ:  Minh Tâm, bác nhờ cháu giúp điều này; Minh Trí,  em



giúp   chị   điều   này;   Liễu   Châu   cô   muốn   nói chuyện với cháu; Liễu  Ngọc, em lấy cho chị cái rổ; Từ Hạnh cháu giúp bác cắm lọ hoa; Từ Đức giúp cô mời cụ Tâm Quang v.v.. Nếu lịch sự hơn một chút thì chúng ta thêm vào vị trí cháu, em đứng trước pháp danh.
Ví dụ: Cháu Diệu Thiện, em Từ Hạnh..

Về   việc   xưng   hô   chúng   ta   đừng   dùng những  danh  từ  hán  ngữ  như:  ‚hiền   tỷ,  hiền muội,  hiền  huynh,  đạo  hữu,  đạo  huynh,  sư tỷ, sư muội, sư huynh,  sư bá, sư thúc v.v..‛
Xưng hô  như vậy (rất là  Trung Hoa) nghe không phải là người Việt Nam, phải không?
Người Việt Nam xưng hô bằng ngôn ngữ Việt  Nam  và  những ngôn ngữ  ấy rất  thân mật và cao đẹp, ngôn ngữ và âm thanh ấy diễn đạt được  đạo  đức  tình thương  thấm  thía  từ  người này cảm thông đến người kia như chia xẻ ngọt bùi  cay đắng  của  kiếp  làm  người  và  cũng  nói lên được  sự  cảm  thông nhau trên đường tu  tập xả  tâm  ly dục ly ác  pháp là  pháp  khó  khăn vô cùng  vô  tận.  Ngôn  ngữ  xưng  hô  của  dân  tộc Việt Nam không thể thua một ngôn ngữ nước nào  trên  hành  tinh này,  nó  nói  lên  đúng  ý nghĩa  tinh thần  tình  cảm  của  dân  tộc  Việt



Nam,  nhờ  thế  chúng  ta không  bị  đồng  hóa  với một dân tộc nào khác phải không?
Dân tộc Việt Nam không thiếu ngôn ngữ xưng hô, thế mà trong tôn giáo lại dùng những ngôn  ngữ  ngoại  lai  xưng  hô  với  nhau,  mà  lại còn hãnh diện, thật là đau lòng, người Việt mà không  biết  dùng  tiếng  Việt  xưng  hô  với  nhau thì có nỗi buồn và xấu hổ nào hơn phải không?





NGƯỜI CƯ SÏ CỊ NHÊP
ĐƯỢC SƠ THIỀN KHƠNG?

Câu hỏi của Tâm Thanh


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Người  cư  sĩ  có nhập được Sơ Thiền không?
Chúng con là những cư sĩ tại gia, cũng ăn trường chay, có người cũng ăn ngày một bữa, không  ăn  uống  phi  thời  và  đang  tu  tập  ly  dục ly  ác  pháp,  nhưng  bổn  phận  và  trách  nhiệm làm người nội trợ gia đình  nên chúng con phải đi mua  các  loại  thịt cá  mà  người  bán  đã  làm sẵn, chúng con chỉ  có  cắt thái  xào  nấu  cho gia



đình  ăn, đó là chúng con tùy thuận gia đình, nhưng  với  tâm  chúng  con thì  không  dính  mắc có  nghĩa  là  chúng  con không  còn  ưa thích  ăn thịt cá  nữa. Với việc  làm  này chúng con tu tập có nhập được Sơ Thiền hay không? Và có tội lỗi gì không? Xin  Thầy vui lòng chỉ dạy cho chúng con được rõ để chúng con tu tập cho có kết quả, chúng con xin biết ơn Thầy.
Đáp: Người cư sĩ vẫn nhập được Sơ Thiền, nhưng  phải  siêng  năng  tu  tập  Thọ  Bát  Quan Trai giữ gìn rất đúng phạm hạnh không hề vi phạm  tám  giới  mà  đã  thọ  thì chuyển hóa được nghiệp gián tiếp sát sanh.
Thầy  sẽ  cố  gắng  làm  nội  trong  năm  này bộ sách Đạo Đức Làm Người ra đời giúp cho tất cả gia đình của các con không còn ưa thích thực phẩm động vật, các con sẽ không còn thấy sự sống chết khổ đau của chúng sanh dưới bàn tay của  các  con  nữa.  Hiện  giờ  tuy  rằng  các  con không tự tay giết hại chúng nhưng còn có người ăn thì còn có người giết hại. Càng suy ngẫm chúng ta lại càng thương tâm trước giờ chết chúng sanh phải chịu nhiều sự khổ đau phải không hỡi các con?



Người  tu  theo  đạo  Phật  không  nỡ  nhẫn tâm nhìn sự đau khổ và chết chóc trước cảnh thảm thương đó.
Người  tu  theo  đạo  Phật  không  nỡ  nhẫn tâm bỏ thịt cá vào miệng nhai nuốt. Nhai nuốt làm  sao được  mỗi  miếng  thịt  cá  là  mỗi  sự  khổ đau giãy dụa kêu la trên dao dưới thớt. Thật là đau xót vô cùng.





TỤNG KINH ËN TÅN GIA
VÀ ĐỈY THÁNG  CHO EM BÉ

Câu hỏi của Tâm Thanh


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Bên  Tịnh Độ  và kinh   sách  Đại  Thừa  dạy:  ‚Nếu  người  nào  về nhà  mới  (ăn  tân  gia)  lập  bàn  thờ  và  có  con cháu đầy tháng thì  mời các cư sĩ đến nhà tụng kinh  cầu  nguyện cho mát mẻ‛, làm  như  vậy  có lợi ích gì không? Kính  thưa Thầy, xin Thầy dạy bảo cho chúng con được rõ.
Đáp: Làm lễ ‚ăn tân gia‛  có nghĩa là khoe nhà mới với bạn bè thân hữu, làm lễ đầy tháng

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP X


cho con tức  là  mừng  đứa  bé  chào  đời  vừa  tròn đầy một tháng (mẹ tròn con vuông).
Đối  với  Phật  giáo  Nguyên  Thủy  những việc làm này như tụng kinh cầu nguyện là một việc làm ngược lại với Phật giáo. Vì Phật giáo không thể cầu nguyện cho một sự khổ đau đang bắt đầu như vậy được.
Một ngôi nhà mới được kiến tạo xây dựng là  một  sự  cực  khổ  bằng sức lao  động trí tuệ  và tay  chân,  mồ  hôi  và  nước  mắt  của  người  gia
chủ.

Một  đứa  bé  chào  đời  vừa  tròn  một  tháng là  báo  động  cho biết  một  kiếp  người  phải  chịu khổ đau bắt đầu từ đây.
Đôi mắt nhân quả của Phật giáo nhìn  ngôi nhà  mới  và  đứa  bé  đầy  tháng  là  một  sự  khổ đau tiếp  nối  của  một  chuỗi  dài  nhân  quả  tiếp
theo.

Thọ Bát Quan Trai là một sự tu tập buông xả   để   học   những   đức   hạnh   của   bậc   Thánh Tăng.
Thọ Bát Quan Trai là để tu tập tâm ly dục ly ác  pháp  trong  một  ngày  để  được  tâm  hồn thanh thản, an lạc và vô sự.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Thọ  Bát  Quan Trai là  một  ngày để tu  tập giúp cho tâm hồn trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không.
Thọ  Bát  Quan Trai  là  một  ngày  tập  sống như  Phật,  là  một  ngày  hạnh  phúc  nhất  trần
gian.

Thọ   Bát   Quan  trai   không  phải  là   một ngày  mừng  tân  gia,  mừng  cháu  bé  đầy  tháng mà là một ngày hết sức quan trọng cho một đời người.
Vì gieo  một  hạt  giống Thọ  Bát  Quan Trai đúng  nơi,  đúng  chỗ,  đúng  lúc  thì ngày  mai  nó sẽ trổ hoa quả giải thoát mà chính người gieo phải được thọ hưởng, nếu hiểu sai đặt không đúng nơi, đúng chỗ, đúng lúc thì hoa giải thoát kia không  bao giờ  nở  và  người  gieo  chỉ  uổng phí công lao mà thôi.
Tóm lại, đừng lấy ngày Thọ Bát Quan Trai mà cầu phúc mừng ngày về nhà mới hoặc mừng cháu  bé  ra đời  đầy tháng  là  sai.  Ngày  thọ  Bát Quan Trai là ngày mà chính  mọi người phải tự gieo hạt giống này chứ không ai gieo cho mình được. Các con nên nhớ lời Phật dạy: ‚Các con hãy  tự  thắp  đuốc  lên  mà  đi,  Ta  không  thể  đi thay  cho các  con được  con đường  ấy,  Ta chỉ  là một người chỉ đường mà thôi‛.

Ø             À             Ù             Ä             Ä


NGƯỜI CHẾT RỒI CỊN
ĐAU ĐỚN NỮA KHƠNG?

Câu hỏi của Tâm Thanh


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Người  chết  rồi còn đau đớn nữa không?
Trong quyển ‚Sống Và Chết‛ con đã được đọc,  trong đó  nói  rằng:  ‚Người  chết  từ  lúc  tắt thở  phải  được  để  yên  không  được  đụng  vào người chết từ 8 đến 12 giờ, nếu đụng vào người ta  đau  đớn  lắm  nhưng  người  ta  không  nói  ra được nữa‛. Có phải thế không thưa Thầy?
Đáp:   Trong  sách   “Sống   và   Chết”   này người  ta  dựa  vào  đâu  mà  dám  bảo  rằng  người đã  tắt thở từ 8 giờ đến 12 giờ mà còn cảm giác đau đớn.  Trong  bệnh  viện  về  khoa  giải  phẩu bác sĩ gây mê cho bệnh nhân thế mà khi mổ bệnh nhân còn không thấy đau đớn huống là một  người  đã  chết,  toàn  bộ  thần  kinh  không còn hoạt  động nữa thì làm  sao người  ta còn có cảm giác đau đớn được? Thật ra người viết cuốn sách  này  sống  toàn  trong  tưởng,  vậy  mà  các con tin được sao?

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Một sự chết của một người là một sự vô thường của một giai đoạn nhân quả trả vay vay trả và tiếp tục những thân khác nữa để nối tiếp ngọn đuốc nhân quả mãi mãi.
Chết   là   toàn   bộ   thân   ngũ   uẩn   tan   rã không  còn  một  uẩn  nào  cả  thì cái  gì còn  cảm giác biết đau? Sách này nói đi ngược lại lời đức Phật dạy. Năm xưa đức Phật dạy rằng: “nếu người  chết  còn  lại  một  chút  xíu  thức  dù như   đất  trong  móng  tay  Ta   thì Đạo  Ta cũng  không  ra đời”.  Lời  nói  này  rất  chân thật,  đức  Phật  dám  lấy  tôn  giáo  của  mình  ra xác  chứng  rằng  không  có  linh hồn,  thần  thức như   kinh  sách   ngoại   đạo   thường   tuyên   bố. Không có thần thức, linh hồn thì cái gì còn biết đau, thật ra những người viết kinh sách không có kinh nghiệm tu hành cứ theo lối mòn của người xưa mà lập lại y khuôn, khiến cho con người  lầm  lạc  lại  còn  lầm  lạc  hơn,  khiến  cho con người bị lừa đảo lại còn bị lừa đảo hơn, cho nên mọi người tiền mất tật mang là phải.
Bởi vậy đức Phật dạy chúng ta 10 điều chớ có tin, và chỉ dạy cho chúng ta tin khi nào điều đó đem lại lợi ích cho mình  cho người.
Thân tứ đại này là cát bụi, chết thì trả về cát  bụi.  Cái  cảm  thọ  đau đớn  kia  của  thân  tứ

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP X


đại này đã  tan rã theo nó còn đâu đau đớn nữa mà  còn  bảo  rằng  người  chết  còn  đau đớn. Biết thì thưa thốt, không biết  thì dựa cột  mà  nghe, không  biết  mà  viết  kinh  sách  như  vậy  là  lừa đảo người thật đáng hổ thẹn. Thật đáng chê trách.





NGƯỜI CHẾT ĐEM THIÊU
CÂM THÇY  NĨNG LÍM

Câu hỏi của Tâm Thanh


Hỏi:   Kính  bạch   Thầy!   Có   người   bảo rằng  nhà  có  người  chết  đem thiêu  xác,  khi  đi gọi hồn, tức là đồng hay cốt về nói là chết nóng lắm,  do đó  mọi  người  và  chúng  con cũng  thấy sợ thiêu Thầy ạ!
Đáp:  Với  đân  tộc  Việt  Nam  tình cảm  rất sâu sắc khi thấy người thân của mình  chết được đem thiêu  đốt,  thì có  một  cảm  giác  như chính bản thân của mình đang bị nóng lắm phải không?  Người  chết  rồi  như một  khúc  cây đã  bị chặt lìa thì còn gì là nóng là đau nữa.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Những người đồng, cốt, những nhà ngoại cảm  là  những  người  sống  trong  tưởng  uẩn nên tưởng  thường  thể  hiện cảm  giác  thấy  nóng  mà nói  ra, nó  là  một  ảo  giác  nóng  chứ  không  thật có nóng.
Người tu theo đạo Phật không nên tin thế giới tưởng, vì thế giới tưởng là một thế giới không thật  có, là một  thế  giới  ảo  giác  do năng lực  của  tưởng  giao  cảm  những  sự  kiện  xảy  ra của  thế  giới  hữu  hình.  Bởi  vì  mọi  sự  kiện  xảy ra của thế giới hữu hình  âm thanh và hình  ảnh còn lưu lại trong không gian và thời gian đó.
Khi năng lực của tưởng bắt gặp âm thanh sắc  tướng  đó,  sự  bắt  gặp  này  giống  như  chúng ta  nằm  mộng  nên  những  nhà  ngoại  cảm  cũng như những người lên đồng, nhập cốt thấy như mình đang sống và sinh hoạt trong thế giới những  người  đã   chết,  chính  lúc  bấy  giờ  nhà ngoại  cảm  cũng  như  đồng  cốt  không  còn  biết mình  là ai đang sống giữa hai cảnh giới thực và ảo, giống như người chết mượn phần xác của người sống để nói lại tình trạng của mình  cách đây 5 năm hay 10 năm.
Bởi  thế  con  người   không  đủ   khả  năng thiền  định  như  Phật  nên  mới  cho rằng  có  thế giới của con người sau khi chết.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP X


Các  loại  thiền  định  của  các  Tổ  và  kinh sách  phát  triển  không  vượt  qua  thế  giới  ảo tưởng này nên mới thấy có Phật Tánh, bản thể vạn hữu, cho nên chúng ta không nên trách con người  bình  thường  làm  sao thấu  rõ  trong  cái thế giới hữu hình.  Khi có  thế giới hữu hình  thì phải có cái bóng dáng của nó mà con người không đủ trí sáng suốt nên mới cho cái thế giới bóng  dáng  đó  là  thế  giới  của  người  sau  khi
chết.

Ví dụ: Một cây cổ thụ kia đang đứng sừng sững  giữa  trời  thì cái  bóng  của  cây  kia luôn luôn cũng sừng sững không lìa nó, khi cây bị chặt  phá  không  còn  nữa  thì  bóng  kia  cũng không còn, nhưng âm thanh, sắc tướng  của cây kia còn  lưu  lại  mãi  trong  không  gian  và  thời gian của nó.
Cho  nên  người  chết  rồi  còn  gì  biết  đau, biết nóng, chỉ là một sự tưởng của người sống mà thôi.



û             õ             Ï


BA NËM CÂI TÁNG

Câu hỏi của Tâm Thanh


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Ngoài  Bắc  có  tục lệ,  người  chết  chôn  ba  năm  lại  đào  lên  bốc xương đem chôn  nơi  khác  thật  là  mất  vệ  sinh làm  ô  nhiễm  môi  trường  sống  và  chật  đất, chúng con mong Thầy dạy bảo để chúng con và mọi người thấu hiểu sự thật cái nào đúng, cái nào  sai  để  chúng con và  mọi  người  sửa lại  cho tốt đẹp và phù hợp hơn.
Đáp:  Việc  ba  năm  cải  táng  là  một  việc làm vừa hao tốn tiền của, vừa làm mất vệ sinh môi trường sống chung.
Ngoài Bắc đã  thành một tục lệ, tục lệ này xuất phát từ đâu? Từ những ông thầy địa lý.
Trong lúc Đinh  Bộ Lĩnh còn là một chú bé chăn  trâu,  có  một  thầy  địa  lý  bên  Trung  Hoa sang Việt  Nam  đi  tìm hàm  rồng  để  cải  táng nắm  xương  tàn  của  người  cha  vào  huyệt  đế vương để con cháu sau này làm nên danh phận. Khi tìm được  huyệt  đế  vương dưới  đáy  hồ,  ông bèn đến nhờ Đinh  Bộ  Lĩnh đem gói xương này bỏ  xuống  đáy  hồ  nơi  có  các  gộp  đá.  Đinh  Bộ

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP X


Lĩnh nhận làm việc này, nhưng ông về cải táng mộ cha mình lấy nắm xương của cha bỏ vào những gộp đá trong đáy hồ, còn nắm xương cha của ông thầy địa lý kia được ném vào chỗ khác, nhờ đó sau này Đinh  Bộ Lĩnh lên làm vua nước
ta.

Nếu chúng tôi xác định không lầm thì tục lệ ba năm cải táng là do các ông thầy địa lý bịa đặt ra để lừa đảo mọi người, làm tiền một cách bất chánh. Cải táng là để chôn vào huyệt đế vương, con cháu  sau này làm  ăn phát  đạt sang giàu,  làm  quan  hoặc  làm  vua, nhưng  mãi  sau này  thành  một  tục  lệ  khó  bỏ.  Người  miền  Bắc bị  phong  tục  này  nên  ba năm  phải  cải  táng, nếu  không  cải  táng  thì thấy  như  mình   còn thiếu sót một việc gì và bị mọi người lên án là bất hiếu. Cũng như bây giờ nhà nào có người chết mà không rước thầy chùa tụng kinh thì coi như thiếu sót một việc gì và cũng bị mọi người lên án là bất hiếu, vì thế người ta quá sợ hãi những  dư luận,  cho nên  ít ai  dám  đi  trên  dư luận  để  đả  phá  đi  những  phong tục  mê  tín lạc
hậu.

Hiện   giờ   người   ta   không   dám   đả   phá những phong tục mê tín lạc hậu, mà lại còn ca

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


ngợi tán thán cho đó là văn hóa dân tộc thật là đáng trách.
Người ta đâu biết rằng sự giàu nghèo và làm quan, vua chúa đều do nhân quả.
Nếu  không  gieo  nhân  làm  vua, làm  quan thì không bao giờ làm vua, làm quan được, nếu không gieo nhân giàu có thì không bao giờ giàu có được. Tất cả đều do nhân quả thiện ác mà có những  điều  trên  chứ  không  phải  đi  tìm huyệt đế vương là con cháu làm vua làm quan; chứ không phải đi tìm huyệt giàu sang mà con cháu sẽ giàu sang, những điều này là những điều mê tín lạc hậu, còn những loại sách địa lý là những loại sách phi đạo đức, muốn ăn không ngồi chơi mà  làm  giàu,  muốn  không  đánh  giặc  mà  làm vua, muốn không học tập mà làm quan thì thật là một điều bất công.
Đứng trên đạo đức làm người ba năm cải táng là một việc làm vô đạo đức:
1- Điều vô đạo đức thứ nhất: ông cha đã chết  đi  được  chôn  cất  yên  mồ  ấm  mả,  bây  giờ con cháu xúm lại móc lên, phải chi móc lên mà được  sống  lại  thì cũng  nên,  móc  lên  để  làm đám ma một lần nữa, giết hại sanh linh, tạo thêm  tội  ác  không những cho những người  còn

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP X


sống mà người đã chết cũng thêm tội, chỉ có ăn uống nhậu nhẹt say sưa chứ chẳng có ích lợi gì.
2- Điều vô đạo đức thứ hai là điều bất hiếu với người đã chết rồi, ba năm để nấm mồ đất lạnh, đó là tội thứ nhất. Nấm xương tàn cuối cùng cũng chẳng yên đó là tội bất hiếu thứ hai. Giết hại sanh linh làm đám gây tạo tội cho người chết đó là tội bất hiếu thứ ba.
3- Điều  vô  đạo  đức  thứ  ba là  làm  mất  vệ sinh, gây nên môi  trường sống ô  nhiễm, khiến cho  những  người  còn  sống  phải  chịu  những bệnh  tật  khổ  đau  tức  là  thiếu  đạo  đức  làm người  làm  khổ  mình,   khổ  người.  Môi  trường sống  của  chúng  ta  hôm   nay  tràn  đầy  sự  ô nhiễm do vô tình mà chúng ta đã  thải ra trong không  gian  biết  bao nhiêu  những  loại  khí  độc, để  rồi  chúng  ta  phải  thọ  chịu  lấy  những  hậu quả của những chất khí  độc đó.
Tóm  lại,  khi trong  nhà  có  người  chết  thì chúng ta nên chôn cất một lần, xây mồ mả cho yên ấm ngay liền, đó là một việc làm tốt đẹp nhất, trong sạch nhất và  đạo đức nhất của con người.  ‚Sống  cái  nhàø  thác  cái  mồ‛,  Thầy  tin rằng mọi người khi hiểu được sự lợi ích này thì những  phong  tục  tập  quán  kia sẽ  được  dẹp  bỏ và  phật  tử  các  con là  những  người  tiên  phong

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


đi trước để xứng đáng là những người con của Phật,  sống  đầy  đủ  đạo  đức  làm  người,  không làm khổ mình, khổ người, luôn luôn phá dẹp những phong tục mê tín lạc hậu khiến cho mọi người không hao tiền tốn của một cách vô lý, khiến cho mọi người không bị những kẻ lừa đảo để rồi ‚tiền mất tật mang‛, khiến cho mọi người không còn bị các tôn giáo lừa đảo bằng sự cúng bái tụng, niệm, ngồi thiền, thần thông, bùa chú v.v.. làm những việc phi đạo đức.





ĐÀN CÍT GIÂI OAN KẾT

Câu hỏi của Tâm Thanh


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Đàn  cắt  giải  oan kết là gì?
Thưa  Thầy,  ở  các  chùa  miền  Bắc  thường hay lập ra đàn cắt giải oan kết cho gia tiên tiền tổ rất là tốn kém.
Cuối  tháng  11 âm  lịch năm  nay,  có  một gia đình  lập  một  đàn  cắt  giải  oan kết  cho các cụ, gồm có cỗ mặn, cỗ chay tụng kinh  lễ bái ba ngày  đêm  tốn  hao trên  30 triệu  đồng,  còn như

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP X


nhà nghèo không có tiền chắc các cụ phải chịu oan kết mãi phải thế không thưa Thầy?
Theo thiển  nghĩ  của  con thấy  là  quá  lãng phí  và  tốn  kém  rất  nhiều  mà  không  có  ích lợi gì, nếu cả đời con nằm mơ cũng chưa bao giờ có số  tiền đó. Con cúi mong Thầy  dạy  rõ cho mọi người khỏi bị lừa gạt bởi những sự mê tín  này, giúp  cho  mọi  người  sau  này  đỡ  tốn  kém  và không mắc nợ vào thân.
Đáp: Trước khi muốn hiểu điều này thì chúng  ta  phải  hiểu  cho rõ  ràng.  Đàn  cắt  giải oan kết là gì?
Đàn có  nghĩa là lập  đàn tràng  nói  rõ  hơn để  dễ  hiểu  là  tổ  chức  một  cuộc  tế  lễ  cúng  bái với một hình  thức mê tín.
Cắt giải oan kết có nghĩa là làm cho đoạn dứt những điều oan ức của những người đã chết.
Những người chết tức, chết tối, chết oan, chết  không  đi  đầu  thai  được,  như những  người tự tử, những người lính chết trận, những người chết bị tai nạn giao thông, chết bị cướp đâm, giặc giết v.v..
Vua Đường Lý Thế Dân đánh Đông dẹp Bắc,  chinh  Nam,  phạt  Tây.  Sau khi bình  định được quê hương xứ sở thì những người chết oan

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


vì  chiến  tranh vô  số  kể,  vì  thế  vua Đường  Lý Thế  Dân cho người  qua Thiên Trúc  thỉnh kinh về lập đàn kỳ siêu giải oan kết.
Tổ  tiên,  ông  bà,  cha mẹ  của  chúng  ta  có làm gì oan kết với ai, có chết đường, chết sá, chết tức, chết  tối  đâu mà  phải lập  đàn cắt  giải oan kết.
Kinh sách  phát  triển  bày  ra nhiều  điều mê tín lừa đảo người làm hao tốn tiền của phật tử mà chẳng có ích lợi thiết thực gì.
Luật nhân quả rất công bằng, trên đời này không có ai chết oan ức, nếu mọi người lái xe cẩn thận đúng luật lệ giao thông thì làm sao có tai  nạn  chết  người  thình lình,  làm  sao có  sự chết tức chết tối.
Nếu con người không có lòng tham lam không vì quyền lợi  thì làm  sao có chiến tranh, không có chiến tranh thì làm sao có người chết.
Bởi con người chết  vì chiến tranh, chết  vì thiên tai hỏa hoạn, chết vì giặc cướp, chết vì buồn khổ  thất  tình, thất  vọng hoặc  tức giận tự tử, chết vì tai nạn giao thông đều do nhân quả tự mình  làm ra rồi tự mình  phải gánh chịu hậu quả đó chứ không phải ngẫu nhiên mà chết.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP X


Đối  với  luật  nhân  quả  thì không  có  ai  là người chết oan cả. Người chết  thế này, kẻ chết thế  khác  đều  do  nhân  quả.  Người  chết  yểu không có nghĩa là chết oan. Người đó vô ý tứ dậm đạp lên chúng sanh khiến vô số loài côn trùng và loài kiến bị chết. Người ấy đã  vô tình gieo  nhân  ác  nên  gặp  người  lái  xe  thiếu  cẩn thận   cũng   vô   tình  gây  tai   nạn  chết   người, khiến  cho người  kia chết  không  toàn  thây,  đó cũng  là  trả  quả,  như  vậy  đâu  có  phải  là  chết
oan.

Một  đứa bé  chơi  bóng, chạy đuổi  theo  quả bóng ra đường bị xe cán chết, chết như vậy đâu có  nghĩa  là  chết  oan, mà  chết  theo  luật  nhân
quả.

Một  người  phụ  nữ  mang  thai  do sự  nông nổi không làm chủ được mình  nên sợ tai tiếng, do đó  phá  thai,  thai  nhi  bị  chết  và  chết  như vậy không có nghĩa là chết oan, mà chết theo luật nhân quả.
Tất  cả  những  sự  sống  chết  khổ  đau của con người  đều  nằm  trong môi  trường nhân quả cả, không một ai thoát ra khỏi định luật của nhân  quả  vì  nhân  quả  chính  là  mình  làm  ra nhân, đến khi hái quả thì quả xử phạt lại chính mình,  do đó làm sao có sự oan kết được.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Vì  thế,  lập  đàn  cắt  giải  oan  kết  là  một việc lừa đảo của kinh sách phát triển mà người phật tử cần phải suy tư chín chắn đừng để kẻ khác lừa gạt mình,  hao tài tốn của vô ích.
Là  đệ  tử  của  Phật  các  con đừng  tin theo những  tà  sư  ngoại  đạo  này  mà  hãy  dẹp  bỏ những  điều  phi   đạo  đức,  không  phải  là  của Phật dạy.





NGƯỜI TU SÏ PHÁ GIỚI

Câu hỏi của Tâm Thanh


Hỏi: Đi tu có được học giới luật không? Nếu  đã  được  học  giới  luật,  sao không  giữ  gìn giới luật mà để vi phạm?
Người tu sĩ sao lại ăn uống phi  thời, ngày ăn ba bốn bữa như vậy có đúng là tu sĩ không?
Người tu sĩ sao lại ăn thịt chúng sanh? Lòng từ bi của họ ở đâu? Sao lại theo đạo từ bi mà không có từ bi chút nào?
Người tu sĩ sao không có oai nghi tế hạnh, đi đứng  nằm  ngôi  nói  năng  không  đúng  cách,

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP X


họ  chẳng  khác  gì  người  cư sĩ  tại  gia,  tại  sao vậy? Xin  Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ.
Đáp:  Theo Phật  giáo  Nguyên  Thủy  trước khi muốn trở thành một tu sĩ của Phật giáo, người cư sĩ cũng như người tu sĩ ngoại đạo phải bốn tháng được sống và học tập giới luật, nếu bốn  tháng  cảm  thấy  sống  thích  thú  với  đời sống phạm  hạnh tức là  không hề  vi phạm một lỗi  nhỏ  nhặt  nào  cả  thì đức  Phật  mới  chấp nhận  trở  thành  người  tu  sĩ  của  Phật  giáo,  Bởi vì giới luật là đạo hạnh của người tu sĩ. Đối với người  tu  sĩ  Phật  giáo  thì không thể  thiếu được đạo  hạnh,  nếu  thiếu  giới  luật  đạo  hạnh  thì người  tu  sĩ  ấy  là  người  tu  sĩ  ngoại  đạo  không phải tu sĩ của Phật giáo. Đức  Phật đã  xác định điều này: ‚Giới luật còn là đạo Ta còn, giới luật mất là đạo Ta mất‛, như vậy một tu sĩ sống không đúng giới luật là không phải tu sĩ của Phật giáo.
Như  vậy  các  tu  sĩ  Phật  giáo  hiện  giờ  dù Bắc Tông hay Nam Tông, Thiền Tông hay Tịnh Độ Tông, Mật Tông hay tất cả Tông nào khác... đều  sống  không  đúng  giới  luật  thì đó  không phải  là  tu  sĩ  của  ngoại  đạo  sao?  Các  phật  tử hãy suy ngẫm  lời  đức  Phật  đã  dạy trên đây để chúng  ta  nhận  xét  tu  sĩ  nào  là  tu  sĩ  Phật  giáo

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


và  tu  sĩ  nào  là  tu  sĩ  ngoại  đạo, không còn  khó khăn nữa phải không quý phật tử?
Bốn tháng thử thách giới luật của một người mới vào tu, không phải là bốn tháng học và sống đúng giới luật sao?
Những  hành  động  sai  phạm  giới  mà  con đã  nêu ở trên, đó là  những tu sĩ  của kinh sách phát triển, những tu sĩ này có xứng đáng làm thầy của cư sĩ các con không?
Họ là những tu sĩ thiếu đạo đức làm người thì nói gì đến đạo đức làm Thánh, họ là những tu sĩ không xứng đáng làm gương hạnh tốt cho người cư sĩ, họ không xứng đáng là tu sĩ để các con  cúng  dường,  đảnh  lễ,  cung  kính   và  tôn trọng.





QUÁN ĂN THỊT NHƯ ĂN RAU

Câu hỏi của Tâm Thanh


Hỏi:  Kính thưa  Thầy!  Dựa  vào  đâu  mà các  sư  thầy  nói:  ‚Quán  ăn  thịt như  ăn  rau‛.  Có một  số  quý  thầy  và  một  số  thượng  tọa  nói  với

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP X


các  phật  tử:  ‚Đi  đâu  họ  làm  cỗ  mặn  ta cứ  quán
ăn thịt như ăn rau là để hòa chúng‛.

Con đọc sách Bảo Đàn Kinh  nói về Lục Tổ Huệ Năng, trong thời gian ẩn dật cùng phường săn  trong rừng,  hằng  ngày  Ngài  hái  rau rừng bỏ vào một góc của nồi thịt, khi ăn Ngài chỉ ăn rau  mà  thôi,  do  đó  khi  đi đâu  con  đều  tùy thuận mọi người làm vui lòng họ con cũng gắp cũng ăn cứ miếng rau, miếng măng, còn miếng thịt miếng cá thì con không gắp, không ăn.
Nhìn  miếng thịt miếng cá con quán tưởng như  thịt của cha mẹ  mình,  vì cha mẹ  mình  đã chết  đi được  tái  sinh  làm  những  con thú  vật này,  bây  giờ  người  ta giết  chết  làm  cỗ  bàn  thì nỡ lòng nào chúng ta ăn thịt được.
Còn  hòa  chúng  như  các  thầy  ăn  thịt  có đúng  không?  Hay  làm  vui  lòng  như  chúng  con là đúng? Kính  xin  Thầy dạy bảo cho chúng con được rõ.
Đáp: Những người tu sĩ này lòng từ bi thương xót chúng sanh không có nên tâm còn tham ăn thịt chúng sanh, vì thế dựa vào tưởng tri để luận ra câu  nói  này chứ  trong kinh sách không có dạy, câu nói này do các Tổ sư Nam Tông đặt  ra đểø  thỏa mãn dục  vọng hung ác  ăn

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


thịt chúng sanh như quỷ La Sát chuyên ăn thịt người.
Người  tu  theo  đạo  Phật  mà  không  hiểu bổn phận trách nhiệm đạo đức làm người làm Thánh thì lấy pháp gì mà giáo hóa chúng sanh, ngoài đạo đức làm người làm Thánh thì còn pháp gì mà dạy chúng sanh tu hành giải thoát. Cho  nên,  người  ta  bỏ  giới  luật  đạo  đức  lấy Thiền, Mật, Tịnh dạy người tu tập cho nên không thành Phật giải thoát mà thành những loại   vi  trùng   truyền   nhiễm   bệnh   phá   giới:
‚quán  ăn  thịt  như  ăn  rau‛.  Đã  đi  tu  mà  còn thèm  thịt  cá  cho nên  quán  thịt  thành  rau  để mà ăn làm như cây rau không còn ai trồng nữa.
Lại  thêm  dùng  miệng  lưỡi  lừa  đảo  người gọi là hòa chúng. Một tu sĩ hòa chúng để trở thành  những  người  phàm  phu tục  tử,  như  vậy đi tu để làm gì? Đi tu để làm Thánh, làm Phật chứ  không  lẽ  đi  tu  rồi  lại  giống  như người  thế tục, giống như người thế tục thì đi tu để làm gì? Không lẽ đi tu chỉ có chiếc áo  cà  sa và  cái  đầu cạo trọc hay sao?
Phật   phải  độ   chúng  sanh  để   được   giải thoát làm Phật, còn quý thầy hiện giờ là Phật, vì hòa hợp với chúng sanh nên bị chúng sanh đồng  hóa  không  giải  thoát  mà  thành  chúng

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP X


sanh  và  còn  tệ  hơn  nữa  thành  ký  sinh  trùng, làm  gánh nặng cho xã hội. Vậy mà  không biết xấu hổ lại còn nói: ‚Quán thịt thành rau  để hòa hợp chúng‛.
Người tu sĩ đạo Phật lấy gương hạnh đạo đức  mà  giáo  hóa  chúng  sanh,  cớ  sao lại  tùy thuận với chúng sanh để phạm giới, phá giới và bẻ vụn giới thì lấy gương đạo đức ở đâu mà giáo hóa như chúng tôi đã nói ở trên, hay chỉ lấy những lời hý luận lừa đảo người.
Phật  giáo  suy thoái  là  do những  tu  sĩ  vô đạo đức này mới có những câu nói: ‚Ăn mặn nói ngay,  ăn chay  nói dối‛
Vì  Phật  giáo  suy  đồi  nên  mới  có  những hạng tu sĩ như vậy. Những hạng tu sĩ này sống được là do những phật tử mê tín, lạc hậu, thiếu trí tuệ kém thông minh họ đã  dựa vào nhau để cùng tồn tại. Vì thế mới tin: ‚Ăn mặn nói ngay, ăn  chay nói  dối  hay quán  tưởng  ăn  thịt thành rau  để hòa hợp chúng‛.



û             õ             Ï


NHỮNG TU SĨPHẠM GIỚI LÀ NHỮNG
TU SÏ NGOẠI ĐẠO ĐANG DIỆT PHẬT GIÁO

Câu hỏi của Tâm Thanh


Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Đệ  tử  của  Phật sao lại nói dối?
Chùa  ngoài  Bắc,  các  thầy  lập  đàn  quy  y cho cư sĩ, bảo chúng con đi chợ mua thức ăn thì nên mua con cá  to đỡ  tội  hơn nhiều  con cá  bé. Có  thầy  còn  lại  nói:  ‚Ăn  mặn  nói  ngay  ăn  chay nói  dối‛.  Theo  như  con  một  người  cư  sĩ  còn không  nói  huống  là  một  tu  sĩ  nói  ra như  vậy còn thể thống gì là tu sĩ. Một người tu sĩ mà ăn nói như vậy là phá giới, phạm giới, là loại quỷ vương  đội  lốt  nhà  tu  để  diệt  Phật  giáo  chứ những hạng người này có tu hành gì đâu.
Nghe chúng  con ăn  trường  chay các  Thầy khuyên:  ‚Các  con  còn  công  việc  nhà  nên  mỗi tháng chỉ ăn mấy ngày thôi‛.
Kính   thưa   Thầy,   chúng   con  ăn   trường chay mấy  năm  nay  rồi,  cơ thể  hơi  gầy  đi một chút,  nhưng  công  việc  gia đình  chúng  con làm tất cả và không thấy ảnh hưởng xấu gì cho đời sống của chúng con.

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP X


Chị Liễu Hương ăn trường chay mà còn ăn ngày một bữa, chị rất khỏe, làm mọi công việc. Chúng con mong Thầy dạy rõ về ăn chay và ăn mặn có lợi và có hại như thế nào để mọi người thấu rõ.
Đáp:  Những  lý  luận  của  các  tà  sư ngoại đạo luôn luôn luận để phá giới luật của Phật đó là một ý đồ diệt Phật giáo trên hành tinh này, các cư sĩ đệ tử của Phật phải tránh xa những ác tri thức này, họ không phải là những người tốt với đạo Phật.
Họ biến ông Phật thành ông thần, họ biến chùa  Phật  thành  cảnh  du  ngoạn  cho  khách hành  hương,  Phật  và  chùa  không  còn  là  cảnh tu hành nữa.
Họ  chỉ  còn  biết  ăn  uống,  xe cộ,  tiền  bạc danh  lợi,  chùa  to,  Phật  lớn  v.v..  chứ  sự  giải thoát không còn nữa.
Phật giáo đến hồi đen tối mới sản xuất ra những  người  tu  sĩ  này,  mượn  chiếc  áo  cà  sa ngồi mát ăn bát vàng, các phật tử nên đề cao cảnh giác  đừng để  mắc  lừa những vị  thầy này. Họ là Ma Ba Tuần trong đạo Phật, họ đang tìm cách  diệt  Phật  giáo  để  cho họ  được  tự  do chay theo  dục  lạc  thế  gian.  Quý  phật  tử  cần  nên  đề cao cảnh giác những người tu sĩ này.

û             õ             Ï


ĐÄO PHẬT  CẦN TRỞ LẠI
NHƯ NGÀY XƯA NỮA KHÔNG?

Câu hỏi của Tâm Thanh


Hỏi:  Kính bạch  Thầy!  Đến  bao giờ  các vị sư là bậc Thánh Tăng?
Đến  bao giờ  đạo  Phật  trên hành  tinh  này mới  trở  về  đúng  nghĩa  như  thời  kỳ  đức  Phật còn tại thế?
Đến  bao giờ  các  vị  sư mới  giữ  gìn  đúng giới luật?
Đáp: Tùy theo phước báo của chúng sanh trên  hành  tinh này  mà  các  bậc  Thánh  Tăng xuất  hiện  ra  đời  để  quét  sạch  những  tà  sư ngoại đạo mạo danh là Phật giáo, chừng đó tất cả  tu  sĩ  Phật  giáo  mới  là  những  bậc  Thánh Tăng.
Khi nào  tu  sĩ  sống  đúng  giới  hạnh  thì Phật  giáo  trên hành tinh này mới  trở  về đúng nghĩa đạo giải  thoát  như thời  kỳ  đức  Phật  còn tại thế.
Khi nào tất cả phật tử thông  suốt đạo đức nhân  bản  nhân  quả  không  làm  khổ  mình,  khổ

ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT – TẬP X


người  của  Phật  giáo  thì các  vị  sư mới  giữ  gìn đúng giới luật.
Khi nào  sự  mê  tín trong  các  chùa  không còn nữa thì các vị sư mới giữ gìn đúng giới luật.
Khi nào  tất  cả  phật  tử  không  cúng  dường trai Tăng cho những vị Tăng phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới thì các vị sư mới giữ gìn đúng giới luật.
Khi nào  chương  trình giáo  dục  đào  tạo tám  lớp  học  Bát  Chánh  Đạo  được  mở  mang khắp nơi để phật tử và tăng ni tham dự những lớp học này thì các vị sư mới giữ gìn đúng giới luật.





TỰ TỬ




Câu hỏi của Tâm Thanh



Hỏi:  Kính bạch  Hòa  Thượng!  Nếu  như
có  một  người  già  ốm  bệnh  hoạn  sống  dở  chết dở,  muốn  tự  mình   hoặc  nhờ  người  giúp  đỡ chấm  dứt  cuộc  sống  của  mình  để  không  khổ mình  và phiền khổ mọi người, vậy người này có phạm  tội tự  sát không?  Có  phải  là trốn nghiệp



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!