ĐƯỜNG VỀ
XỨ PHẬT – TẬP II
III- ĐỊNH VƠ
LẬU CÂU HỮU TỨ CHÁNH CẦN
Trên bốn
chỗ thân, thọ, tâm, pháp của
con, hằng
giây, hằng phút, hằng giờ, hằng
ngày, hằng
tháng, hằng năm lúc nào con cũng
phải quan
sát bốn chỗ này và cảnh giác giữ gìn
không cho
các ác pháp tấn công vào bốn căn cứ
này, nếu
vô ý để chúng tấn công thì mau mau
phải diệt chúng
không để chúng sống trên các
cứ điểm
này dù là một giây một phút nào.
Nếu con
siêng năng tu tập chỉ một pháp
môn này con
cũng làm chủ sự sống chết, chẳng
cần phải
tu những pháp khác. Bởi vì pháp môn
này là
pháp môn tu thiền định đầu tiên của
đạo Phật,
đó là thứ thiền xả tâm giúp cho tâm
con ly tham,
đoạn ác pháp đem lại một nguồn
giải thoát
an vui cho mình cho người, khiến
cảnh thế
gian thành Thiên Đàng Cực Lạc.
“Khi
cưsĩVisakahỏiNiSư
Diandinama:
- Tu thiền
phải lấy pháp gì tu?
Ni Sư Trả
lời:
- Tu thiền
phải dùng pháp Định Tư
Cụ”. Định
Tư Cụ là Tứ Chánh Cần. Vậy chúng
ta tu Định
Vô Lậu câu hữu Tứ Chánh Cần tức
là tu pháp
thiền đầu tiên của đạo Phật như
trên chúng
tôi đã dạy, đó là một loại thiền rất
lợi ích
cho chúng sanh khi tu là có kết quả giải
thoát ngay
liền như đức Phật đã xác định:
“Pháp Ta
thiết thực cụ thể không có thời
gian, đến
để mà thấy”. Ngăn ác, diệt ác pháp
trên Tứ
Niệm Xứ tức là chúng ta ly dục ly ác
pháp, ly
dục ly ác pháp là không làm khổ
mình, khổ
người, đó là một sự tu tập để xây
dựng mình
có một đạo đức nhân bản. Một pháp
môn thiền
định tu tập để làm chủ bốn sự đau
khổ của
cuộc đời sanh, già, bịnh, chết, thế mà
nó cũng
là một pháp môn để cho con người rèn
luyện tu
tập trở thành một con người có đạo
đức, một
đạo đức cao thượng làm người không
làm khổ
mình, khổ người.
Tóm lại,
Định Vô Lậu câu hữu với Tứ
Chánh Cần
là pháp môn có lợi ích rất lớn quét
sạch lậu
hoặc khiến cho người tu hành giải
thoát hoàn
toàn, sống trong thế gian mà tâm
bất động,
đó là một pháp môn cần thiết cho
cuộc sống
mọi người trên hành tinh này.
ĐƯỜNG
VỀ XỨ PHẬT – TẬP II
IV- ĐỊNH VƠ
LẬU CÂU HỮU NHÂN QUẢ
Hằng giây,
hằng phút, hằng giờ, hằng
ngày, hằng
tháng, hằng năm lúc nào chúng ta
cũng quan
sát xem xét tư duy suy ngẫm trên ba
chỗ xuất
phát nhân quả thân hành, khẩu hành
và ý
hành.
Bất kỳ
lúc nào cũng phải cẩn thận ý tứ
cảnh giác
và giữ gìn không để thân hành ác,
khẩu hành
ác, ý hành ác, luôn luôn phải thể
hiện thân
hành thiện, khẩu hành thiện, ý
hành
thiện.
1- Thân
hành thiện: Là thân không giết
hại chúng
sanh, không ăn thịt chúng sanh,
không làm
đau khổ chúng sanh và phải ý tứ để
thân không
vô tình giẫm đạp làm đau khổ
chúng sanh.
Thân hành
thiện là thân không lấy của
không cho
dù là vật nhỏ mọn như cây kim sợi
chỉ, trái
cà, trái ớt, cũng không được lấy.
Thân hành
thiện là thân không tà dâm,
đối với
người cư sĩ, nghĩa là khi có vợ con hoặc
có chồng
con thì không được dâm dục với người
khác, dâm
dục với người khác sẽ làm đau khổ gia đình mình và đau khổ gia đình
người khác,
còn người
tu sĩ thì không nên dâm dục vì dâm
dục tức
là thân hành ác pháp tạo ra sự khổ cho
mình cho
người và làm cho Phật Pháp suy đồi.
2- Khẩu
hành thiện: Là miệng không
nói dối,
luôn luôn phải nói lời chân thật, thấy,
nghe sao
nói vậy không được nói sai sự thật.
Khẩu hành
thiện là miệng không được nói
lời thêu
dệt, chuyện xấu nói tốt, chuyện tốt nói
xấu,
chuyện sai nói đúng, chuyện đúng nói sai.
Lúc nào
cũng phải tránh nói chuyện phiếm,
chuyện tào
lao, chuyện vô ích.
Khẩu hành
thiện là miệng không nói lật
lọng, không
nói ngược ngạo, không vu oan giá
họa cho kẻ
khác.
Khẩu hành
thiện là miệng không nói lời
hung dữ,
không chửi thề, không la mắng to
tiếng, nạt
nộ, hù dọa, v.v..
3- Ý hành
thiện: Là ý không khởi nghĩ
ham muốn
một vật gì cả, ý không sân hận oán
thù, ganh
ghét ai cả, ý không si mê thường
sáng suốt
nhận rõ mọi hành động nhân quả
thiện ác
để luôn luôn ý nghĩ đến điều thiện
không làm
khổ mình, khổ người. Tóm lại, trên đây là tu Định Vô Lậu câu
hữu với
nhân quả tức là tu tập vô lậu trên
đường đi
lối về của nhân quả. Muốn cho các
chướng
ngại pháp không tác động vào thân tâm
sanh ra lậu
hoặc nên thường cảnh giác và giữ
gìn thân,
miệng, ý không cho hành động ác
luôn luôn
phải thực hiện hành động thiện để
tạo cảnh
an vui cho mình cho người, để tạo sự
giải thoát
cho mình và các pháp chướng ngại
không còn
tác động được thân tâm, đó là sự
giải thoát
của Định Vô Lậu câu hữu với Nhân
Quả thiện
ác.
Định Vô
Lậu câu hữu với nhân quả là một
pháp môn
ngăn các ác pháp tuyệt vời, nếu
người nào
siêng năng tu tập thì thân hành, ý
hành, khẩu
hành không bao giờ làm khổ mình,
khổ người,
đó là một hành động đạo đức cao
thượng
nhất trên thế gian này.
Trưởng
lão THÍCH THÔNG LẠC
V- ĐỊNH VƠ LẬU
CÂU HỮU TỨ DIỆU ĐẾ
Quán Tứ
Diệu Đế tức là quán khổ, tập,
diệt, đạo.
Vậy quán khổ, tập, diệt, đạo như thế
nào?
Đây là bốn
chân lý của đạo Phật, từø khi
bắt đầu
có đạo Phật cho đến nay, chưa có ai
dám thay
đổi chân lý này, vì nó là chân lý nên
nó xác
định đời sống của con người rất logique
và khoa
học nên giáo lý này mới được gọi là
chân lý.
Cách đây
mấy trăm năm có một số người
muốn làm
Sư Tổ của Phật giáo bài bác bốn
chân lý
này để sản sanh ra một chân lý mới
trừu tượng
và mơ hồ, đó là chân lý Bát Nhã Ba
La Mật của
Tổ Long Thọ là “Chân Không” để
đả phá
chân lý của đạo Phật “Vô khổ, tập, diệt,
đạo”, kế
tiếp có Vô Trước, Thế Thân, Mã Minh,
v.v.. xúm
nhau để xương minh chân lý này,
nhưng nó
chỉ là một chân lý ảo tưởng, nó
không nói
lên được sự thật của cuộc sống loài
người thì
làm sao là chân lý được của thế giới
hành tinh
này.
Cho nên,
các nhà tôn giáo và các nhà
triết học
đã đưa ra nhiều triết thuyết về chân lý, nhưng tất cả đều nằm trong
những triết
thuyết chân
lý ảo tưởng của tưởng tri con
người, vì
thế, những triết thuyết chân lý đó, chỉ
sống trong
một thời gian ngắn ngủi rồi chết đi,
chỉ vì nó
không thiết thực lợi ích cụ thể đối với
đời sống
của con người, nó chẳng giống như
triết
thuyết chân lý của đạo Phật. Vậy, chúng
ta hãy
lắng nghe chân lý của đạo Phật đối với
con người
trên hành tinh này như thế nào? Mà
nó được
gọi là chân lý của loài người?
CHÂN LÍ THỨ
NHẤT “KHỔ ĐẾ”
Khế kinh
có câu: “Nước mắt chúng
sanh nhiều
hơn nước biển”, lời nói này có
quá đáng
chăng? Chúng ta chưa vội xác định
câu nói
này mà hãy dùng Định Vô Lậu quán
xét tư duy
chân lý thứ nhất, rồi mới xác định
sau. Người
không hiểu biết cho rằng đời là một
hạnh phúc,
nhưng họ không ngờ những khoái
lạc của
cuộc đời đều là giả dối, lừa phỉnh, chẳng
khác gì
như người khát nước mà cứ uống nước
mặn, càng
uống lại càng khát và càng khổ đau.
Cho nên,
những sự vui của cuộc đời chỉ là tạm bợ, hào nhoáng như một lớp
sơn bên ngoài mà
thôi. Bản
chất của cuộc đời là khổ đau. Cõi đời
này là
một biển nước mắt và mồ hôi của loài
người,
trong ấy, mọi người đang bơi lội, hụp
lặn, chìm
nổi, trôi lăn. Nếu ai đã từng nếm mùi
vị của
cuộc đời thì không ai bảo rằng đời là
hạnh phúc,
là sung sướng, người thấy rõ đời
sống là
khổ không ai hơn đức Phật, nên chân
lý của
Ngài đưa ra mọi người đều phải công
nhận, chỉ
có một vài người mang tà kiến mới
cho nó là
“vô khổ, tập, diệt, đạo”, như Long
Thọ, còn
các Tổ sau này chỉ là những người hùa
theo, cho
nên Thiền sư Thường Chiếu bảo:
“Một con
chó sủa, một bầy chó sủa theo”.
Không ai có
thể kể ra hết mọi sự đau khổ
trong thế
gian, nhưng căn cứ vào lời dạy của
đức Phật
thì có ba loại khổ:
1- Khổ khổ
2- Hoại
khổ
3- Hành
khổ
•Khổ khổ:
Cái khổ chồng chất lên cái
khổ; bản
thân đã là khổ mà hoàn cảnh chung
quanh lại
đè lên bao cái khổ khác: đó là khổ
khổ. Chúng
ta quán xét tự thân mình là nạn
nhân của
bao nhiêu cái khổ, cái xấu xa đê tiện;
thân thể
là một bao đựng đầy thịt xương dơ
bẩn hôi
thúi bất tịnh, nếu một vài ngày không
tắm rửa
chăm sóc, thì thối tha không chịu
được. Vả
lại, cái thân của chúng ta rất giòn bở
mong manh;
khát nước độ ba ngày, ngạt thở độ
năm phút,
đứt một mạch máu, bị nhiễm vi
trùng độc…
thế là mạng vong, không còn sống
được nữa.
Lại nữa, cái khổ sống chết bất ngờ
mà không ai
làm chủ, còn biết bao nhiêu cái
khổ khác
nữa chồng chất lên nhau, không sao
tránh khỏi
như: bệnh tật, tai họa đói khát, bão
lụt, chiến
tranh, động đất, hỏa hoạn, chiến
tranh áp
bức, sưu cao, thuế nặng, v.v.. đó là
khổ khổ.
•Hoại khổ:
Thật vậy, vạn vật trong vũ
trụ có
hình tướng đều phải bị hoại diệt vì luật
vô thường
chi phối từng giây từng phút, nên
không có
vật gì được tồn tại mãi, dù cho sắt đá
lâu ngày
cũng phải mục nát, to lớn như đất trời
còn phải
tan hoại. Yếu ớt nhỏ nhoi như thân
người thì
mạng sống như bong bóng nước, như
mây nổi
giữa trời, như hoa phù dung sớm nở tối
tàn, mỗi
phút mỗi giây chúng ta đang sống là
mỗi phút
mỗi giây đang hủy hoại, dù cho chúng ta có sức khỏe, có quyền thế,
có giàu sang, tiền
của, châu
báu, ngọc ngà, vàng bạc có chất đầy
cả không
gian này thì cũng không cản ngăn,
chống đỡ
không cho thời gian hủy diệt đời sống
của chúng
ta được. Chúng ta hoàn toàn bất lực
trước sự
vô thường của thời gian.
“Tấc bóng
thời gian một tấc vàng
Tấc vàng
tìm được không gì khó
Tấc bóng
thời gian khó hỏi han”.
Thật là
khổ sở, tủi nhục, đau đớn cho kiếp
sanh làm
người.
•Hành khổ:
Là chỉ cho mọi hành động
của chúng
ta thương, ghét, giận, hờn, lo lắng,
ưa thích,
ham muốn, v.v.. Vả lại, mỗi hành
động của
chúng ta đều mang theo bản chất
thiện và
ác; ác thì làm khổ mình, khổ người;
thiện thì
không làm khổ mình, khổ người,
nhưng phần
nhiều hành động thân, miệng ý
của chúng
ta thường đem đến sự khổ đau cho
nhau hơn là
đem đến sự an vui hạnh phúc. Bởi
vậy, đức
Phật dạy: “các hành là vô thường,
là khổ”,
lúc thì nó hành như thế này, lúc thì
nó hành
như thế khác, nó không bao giờ đứng
yên lặng
một chỗ. Nếu chúng ta chịu khó quan
sát và sẽ
nhận thấy rõ ràng: thân thì chẳng lúc nào chịu im lặng, không đi thì
ngồi, không ngồi
thì đứng,
không đứng thì nằm, không nằm thì
làm việc
này việc khác, lúc nào thân cũng động
đậy trừ ra
lúc nằm ngủ.
Miệng lúc
nào cũng muốn nói chuyện
không
chuyện này thì nói chuyện khác, nếu
vắng một
lúc không nói là đi tìm người để nói
chuyện, con
người vốn thích động không thích
tịnh, sống
độc cư trầm lặng một mình chịu
không nổi,
cho nên các Tổ quở trách các đệ tử:
“Không chịu
để miệng đóng móc meo”.
Ý thì lăng
xăng nghĩ chuyện này sang
chuyện
khác như con ngựa không cương, như
con vượn
chuyền cây, không bao giờ dừng nghỉ.
Đó là ba
chỗ hành của thân con người, ba nơi
đó nếu
chúng ta không biết dừng nghỉ những
hành động
ác thì sẽ mang lại cho mình và mọi
người biết
bao nhiêu là muôn ngàn thứ đau khổ
xảy ra, cho
nên đức Phật nói: “hành là khổ”
là vậy.
Ba thứ khổ
này chia ra làm tám thứ khổ:
1/ Sanh
khổ: Sanh ở đây có hai nghĩa đời
sống và
sự sanh đẻ.
a) Khổ
trong lúc sanh ra: Người sanh và
đứa bé
được sanh đều khổ. Khi người mẹ mới mang thai đã bắt đầu biếng ăn,
mất ngủ, nôn
oẹ, dã
dợt, bần thần, người gầy ốm trong những
tháng đầu.
Thai nhi mỗi ngày mỗi lớn, thì
người mẹ
mỗi ngày mỗi mệt mỏi, nặng nề, đi
đứng khó
khăn, làm lụng chậm chạp. Khi gần
đến ngày
sanh thì sự đau đớn không sao nói
hết được.
Đến ngày hoa khai nở nhụy, nếu
thuận thai
thì người mẹ cũng đau đớn thập tử
nhất sanh,
khi sanh con ra mẹ phải chịu nhơ
uế nhiều
ngày, yếu đuối nhiều tháng, vì máu
huyết hao
mòn, ngũ tạng suy kém. Còn nghịch
thai thì
người mẹ phải bị mổ xẻ, 100 phần chết
chỉ có
một phần sống mà thôi, đôi khi giải
phẩu người
mẹ và phải chịu bệnh tật suốt đời
khi sinh
con.
Còn đứa
bé từ khi chào đời cũng phải chịu
nhiều điều
khổ sở. Chín tháng mười ngày trong
bụng mẹ
sống trong cảnh tối tăm chật hẹp.
Đến kỳ
sanh nở thì thân còn phải chen qua chỗ
chật hẹp
như bị đá ép bốn bề, nên khi vừa
thoát ra
ngoài vì khổ quá, vả lại còn bị móc
miệng đau
đớn không cùng nên vội khóc thét
lên.
“Thảo nào
lúc mới chôn nhao
Đã mang
tiếng khóc ban đầu mà ra!”. b) Khổ về đời sống: Khổ về đời sống có
hai
phương diện
vật chất và tinh thần:
- Khổ về
vật chất: Cuộc sống của con người
đòi hỏi
những nhu cầu thiết yếu như: món ăn,
thức uống,
y phục, nhà ở, thuốc men. Muốn có
những nhu
cầu ấy, con người phải lao động cần
cù quanh
năm suốt tháng, vất vả, khổ sở mới
đổi lấy
nó được, phải bằng mồ hôi nước mắt và
sức lực
của mình. Nhiều khi, suốt đời làm lụng
cơm không
đủ ăn, nhà ở không đủ ấm.
Chẳng
những đợi đến cảnh đói khát mới
là khổ; ăn
uống thất thường bữa đói bữa no,
thiếu thốn
trước sau cũng đã là khổ. Chẳng lâm
vào cảnh
màn trời chiếu đất, hay ăn lông ở lỗ
mới gọi
là khổ; áo quần không đủ ấm, nhà cửa
không che
được nắng mưa đó cũng là khổ lắm
rồi. Người
nghèo đã khổ như thế thì người giàu
có khổ hay
không?
Muốn có
tiền bạc của cải tài sản, tất phải
thức khuya
dậy sớm, buôn tảo bán tần , đầu tắt
mặt tối
trong công việc, mồ hôi nước mắt đổ ra
biết bao
nhiêu mới có được, chứ đâu phải tiền
bạc, của
cải, tài sản ở trên trời rơi xuống mà
phải bằng
công sức và đầu óc tính toán, nhiều
khi phải
quên ăn, mất ngủ, nhưng khi đã có
của cải
rồi, đâu phải là sung sướng, phải lo giữ gìn bảo vệ nó, nếu một mai
bị trộm cướp, nước
trôi, hỏa
hoạn hoặc bị vua quan sung vào công
quỹ thì
khổ sở vô cùng, có người vì của cải tài
sản mất
mà điên, cũng có người vì của cải mất
mà phải
buồn khổ đến chết, đó là khổ sở về vật
chất.
- Khổ về
tinh thần: Thì không biết bao
nhiêu sự
khổ kể ra làm sao cho hết. Chúng tôi
nêu lên một
vài ví dụ như: thua kém mọi người
từ ăn mặc
đến nhà ở là chúng ta đã khổ, thua
kém từ
học thức đến địa vị trong xã hội là
chúng ta
cũng khổ, khổ từ những lời nói khen
chê của kẻ
khác, khổ vì bị lừa gạt, bị áp bức,
khổ vì
những người thù oán, khổ vì bị kẻ khác
khinh bỉ,
v.v..
Tóm lại,
về vật chất lẫn tinh thần trong
cuộc sống
của chúng ta có biết bao nhiêu là sự
khổ đau,
mà làm con người phải gánh chịu, cho
nên chơn lý
thứ nhất của đạo Phật là “Khổ
Đế”. Khổ
Đế là chỉ cho đời sống của con người
khổ thật,
khổ thật nhưng không phải biết khổ
để mà
trốn khổ, để mà tiêu cực yếm thế bỏ đời.
đức Phật
chỉ cho chúng ta thấy một sự thật
hiển nhiên
của cuộc sống là khổ như vậy để mà
vượt lên
trên những nỗi khổ đó, để xây dựng
cho mình,
cho người có một nền đạo đức nhân bản không làm khổ mình, khổ người
để biến
cảnh thế
gian thành cảnh giới Cực Lạc Thiên
Đàng. Cho
nên, kẻ nào thất tình thất vọng vào
chùa tu
hành để nhờ câu kinh tiếng kệ mà
quên đi sự
đau khổ của cuộc đời là kẻ hèn nhá t
không xứng
đáng là đệ tử của đức Phật, còn kẻ
nào mượn
Phật giáo kinh doanh làm giàu trên
mồ hôi
nước mắt của tín đồ, ngồi mát ăn bát
vàng là
kẻ ăn cướp của đàn na thí chủ, của mọi
người, bày
ra nhiều trò mê tín lừa đảo, những
người còn
vô minh, mang nặng lòng kiến chấp
những phong
tục tập quán lạc hậu. Đó là những
loài ma
vương đội lốt tu sĩ và cư sĩ Phật giáo để
diệt Phật
giáo, chứ không phải là chấn hưng
Phật giáo.
2/ Lão
khổ: Con người đến lúc già, thân
thể hao
mòn, tinh thần suy kém nên thể xác
lẫn tinh
thần đều khổ.
Càng già
khí huyết càng hao mòn, ngày
càng mỏi
mệt, hoạt động một cách yếu ớt, mắt
lờ tai
điếc, tay chân run rẩy, đi đứng khó khăn
làm việc
gì cũng phải nhờ đến kẻ khác, khi trời
trở tiết
thì toàn thân đau nhức, đó là cơ thể già
là khổ như
vậy.
Càng già
thân thể càng suy yếu, trí tuệ
càng lu
mờ, do đó sanh ra lẫn lộn , quên trước quên sau, hành động giống như
kẻ ngây dại có
khi ăn dơ,
uống bẩn mà không biết, nói năng
lặp đi lặp
lại như người mất trí; ăn rồi bảo
chưa ăn,
chưa ăn bảo ăn rồi, có khi nói nhảm
nhí một
mình thật đúng là già khổ.
3/ Bệnh
khổ: Bất luận thân của chúng ta
đau bệnh
gì, từ cái đau lặt vặt như đau răng,
nhức đầu,
mỏi tay, mỏi chân cho đến những
bệnh hiểm
nghèo trầm trọng như ung thư, lao
phổi, hoặc
cùi phong, đái đường, lên máu, sơ
gan cổ
trướng, v.v.. đều làm cho con người phải
đau khổ,
nhức nhối, rên xiết… Nhất là những
bệnh trầm
kha thì lại hành hạ xác thân, đắng
cơm, nghẹn
nước, cầu sống không được, cầu
chết cũng
không xong, oan oan ương ương thật
là khổ
não.
Thân bệnh
đau mà tiền thì không, có
người sau
khi lành bệnh tiền bạc không còn,
của cải
tài sản bán sạch, chỉ còn hai bàn tay
trắng,
sống một đời sống tràn đầy sự khổ đau
bất tận,
cuộc sống là một màn đêm đen tối
hướng về
tương lai.
Đó là về
bản thân phải chịu lấy những
bệnh khổ,
còn về những thân bằng quyến thuộc
thì buồn
rầu lo sợ, cho nên, mỗi khi trong nhà
có người
bị bệnh, thì cả gia đình đều rộn ràng bâng khuâng đứng ngồi không
yên, quên ăn
mất ngủ,
bỏ cả công ăn việc làm, thậ t đúng như
lời đức
Phật dạy: “Bệnh là khổ”. Khổ về tinh
thần và
khổ về thân xác vật chất, cho nên , ai
có thân
bệnh đều sợ cả, không ai mà không sợ
bệnh khổ.
4/ Tử khổ:
Trong bốn cái khổ của đời
người là
sanh, già, bệnh, chết, nhưng chết thì
ai nghe nói
đến cũng đều kinh hãi, nhất là ai
cũng biết
rằng con người sớm muộn gì rồi cũng
phải chết,
nhưng nghe nói chết thì ai cũng sợ,
sợ nhưng
không ai tránh khỏi. Chết là khi cơ
thể tan
rã, nhưng trước khi tan rã hoại diệt nó
đau đớn
từng đốt xương lóng tay, da thịt như ai
đần, ai
bầm rêm cả thân người, nằm không
yên, ngồi
không được, người đời thường gọi đó
là lúc
trăn trở để mà chết, nên trước khi chết,
mọi người
ai cũng phải chịu sự đau khổ tận
cùng, sức
chịu đựng thân mạng này, rồi mới
chết. Cho
nên, đức Phật dạy: “chết là khổ chứ
không phải
chết là hết khổ”.
Người đời
thường nghĩ chết là hết khổ, sự
thật không
phải vậy, chết là một sự nối tiếp sự
khổ. Hiện
tượng người chết quá ư khổ thì khi
họ tái
sanh cũng khổ và còn khổ hơn nữa, ngược lại, người chết không khổ
thì tiếp tục tái
sanh không
khổ.
Ở đây,
chúng ta cần lưu ý, trong thế gian
có bốn
hạng người:
Hạng
người thứ nhất: Chết khổ là hạng
người bị
bệnh đau khổ sở vô cùng, ăn, ỉa, đái
một chỗ,
chịu hôi, chịu thối của xác thân tứ đại,
cho đến khi
chết phải đau nhức trăn trở khổ sở
tậân cùng,
rồi mới chịu chết, đó là hạng người
chết khổ.
Hạng
người thứ hai: Chết ít khổ là
những hạng
người bị bệnh mà không phát hiện
ra, đến khi
thình lình đứt mạch máu não hoặc
rút tay
giựt chân, méo miệng rồi ngã lăn ra
chết,
những người này thời gian thọ bệnh khổ
rất ngắn,
đó là hạng người chết ít khổ.
Hạng
người thứ ba: Chết không khổ là
hạng người
không bị bệnh đau gì cả nằm ngủ
rồi ngủ
luôn, đó là hạng người chết không khổ.
Hạng
người thứ tư: Làm chủ sự sống
chết, họ
muốn sống là sống và muốn chết là
chết, chết
lúc nào cũng tự tại dễ dàng, không
phải chờ
bệnh đau tận cùng rồi mới chết, đó là
hạng người
làm chủ sự sống chết như đức Phật
và các
bậc Thánh Tăng A La Hán. Cho nên, trong đời sống của loài người có
bốn hạng
người như vậy.
□Hạng
người thứ nhất, chuyên làm ác
giết hại
chúng sanh như những người làm nghề
đồ tể, săn
bắn, chài lưới, v.v..và những hạng
người
chuyên lừa đảo thiên hạ buôn thần bán
Thánh,
v.v..
□Hạng
người thứ hai, có làm ác có làm
thiện, nên
chết ít khổ hơn.
□Hạng
người thứ ba, sống chuyên làm
thiện không
làm khổ mình, khổ người.
□Hạng
người thứ tư, là những bậc tu
hành toàn
thiện, toàn định, toàn tuệ đầy đủ
thần lực
làm chủ nhân quả, chấm dứt luân hồi,
nên luật
nhân quả không còn tác động họ được.
5/ Ái biệt
ly khổ: Con người sanh ra ở đời
ai cũng có
lòng yêu thương, loài thú vật cũng có
lòng thương
yêu, chúng cũng biết buồn thương
và khóc,
huống là con người như chúng ta, tình
thương giữa
vợ chồng, con cái, anh em, chị em,
cha mẹ,
quyến thuộc, bạn bè, thân hữu, v.v..
đang thương
yêu mặn nồng thắm thiết mà bị
sự bắt
buộc chia ly, thì thật không có gì đau
đớn hơn khi
kẻ bắc người nam hoặc kẻ còn
người mất.
Sự chia ly chia ra làm hai loại: a) Sanh ly khổ: Một gia đình đang sống
trong cảnh
sum họp, đầm ấm, an vui, bỗng có
một hoàn
cảnh bắt buộc hay vì một thiên tai,
giặc giã,
v.v.. làm cho mỗi người bơ vơ, thất lạc
nhau, kẻ
đông người tây, kẻ nam người bắc, kẻ
góc biển,
người chân trời, nỗi nhớ mong,
thương xót
không cùng. Sự sống mà chia ly
nhau là sự
đau khổ không cùng nên người đời
khổ quá
mới nói ra lời: “Thà lìa tử chứ ai nỡ
lìa sanh”.
b) Tử biệt
khổ: Người ở đời mỗi lần chết là
một lần
vĩnh viễn không còn gặp nhau nữa, dù
là ly biệt
có khổ nhưng còn có ngày hy vọng
gặp lại
nhau, chứ một khi đã chết rồi thì bao
thuở được
sum vầy nữa. Cho nên, trước cảnh
chết, là
một sự ra đi vĩnh viễn, làm người trước
cảnh ấy ai
mà chẳng nức nở, khổ đau, vì thế
trước cảnh
này đã có nhiều người xót thương
rầu rĩ
không còn thích ăn thích ngủ, có người
quá đau
đớn tuyệt vọng vì thương nhớ đến nỗi
phải toan
chết theo người thân thương quá cố
của mình,
có người ôm quan tài của người quá
cố lăn lộn
nức nở nghẹn ngào nước mắt tuôn
rơi lả tả
dường như ai cắt ruột cắt gan mình.
Đó là cái
khổ của tử biệt, mà sanh ra làm người
ai ai cũng
phải biết, và bao lần đứt ruột đứt gan nước mắt đổ xuống vì những
người thân
thương ra đi
vĩnh viễn. Chính bản thân chúng
tôi, khi
người cha thân yêu của chúng tôi ra đi
vĩnh viễn,
nước mắt của chúng tôi đã đổ xuống
chan hòa,
cổ chúng tôi nghẹn ngào, chúng tôi
thầm ước
nguyện: “Con nguyện sẽ tìm cha
cho bằng
được dù bất cứ có gian khổ như
thế nào con
cũng không chùn g bước trước
mọi gian
nguy thử thách trừ ra con chết,
nếu còn
một chút hơi thở dư tàn con cũng
quyết tìm
cha cho bằng được”. Lời nguyện
ước này
cộng thêm sự sách tấn của Hoà Thượng
Thanh Từ:
“Đạo Phật còn là còn một người
tu chứng”.
Những điều này đã tạo thành một
mãnh lực
quyết liệt trong đời tu hành của
chúng tôi
để chiến đấu và chiến thắng từng
tâm niệm
ham muốn các ác pháp trong nội tâm
của mình.
Cuối cùng, chúng tôi đã chiến thắng
và mãn
nguyện.
Còn hiện
giờ, mọi người tu chỉ tu danh, tu
lợi, tu mà
sợ khổ, sợ cực nhọc, sợ đói, sợ khát,
sợ chết,
sợ mất sức, sợ bỏ của cải tài sản, sợ bỏ
vợ bỏ con
tọâi nghiệp, tu mà còn tham muốn
thần thông
phép tắc hơn người, chưa tu được gì
mà vội
muốn làm thầy thiên hạ, vay mượn
kinh sách
của người xưa, nhai đi nhai lại những thứ bã mía lừa đảo người, cho
nên tu
hành chẳng
ra gì.
Tử biệât
sanh ly là nỗi khổ của loài người,
thế mà đã
đi tu, lại không lo giải quyết cho
xong, đã
bao nhiêu lần nước mắt tuôn rơi vì
mất cha,
mất mẹ mà còn không biết, không lo.
Cha mẹ còn
hay mất ở nơi đâu, đi về đâu…? Vậy
mà dám vỗ
ngực xưng tên là con hiếu. Cha mẹ
chết mặc
cha mẹ, cứ mãi lo tiền bạc, danh
vọng, nhà
cửa, chẳng còn ai hay biết gì, nhưng
tiền bạc
danh vọng đó, chết rồi cũng không
mang theo
được, chỉ còn lại nghiệp thiện ác mà
thôi, để
rồi tiếp tục trên con đường khổ đau
như cũ,
quanh quẩn trong vòng luân hồi muôn
đời muôn
kiếp.
6/ Cầu bất
đắc khổ: Người sanh ra ở đời,
ai cũng có
sự hy vọng, sự hy vọng càng nhiều
thì sựï
thất vọng càng to. Bất luận trong tất cả
mọi việc
làm, số người làm được đạt như ý
muốn thì
quá hiếm mà kẻ thất bại thì quá
nhiều, cho
nên gặp thất bại không có người nào
là không
khổ; có nhiều người thất bại quá tự tử;
có nhiều
người thất bại bỏ vào chùa tu; còn
muốn đạt
kết quả tốt đẹp, người ta phải vận
dụng không
biết bao nhiêu là năng lực, lao tâm
tổn trí,
quên ăn bỏ ngủ để đạt được kết quả như
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!