Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Cần thông hiểu các quả tu chứng trong đạo Phật

CẦN THÔNG HIỂU CÁC QUẢ TU CHỨNG TRONG ĐẠO PHẬT
(trích 37 phẩm trợ đạo của Trưỡng Lão Thích Thông Lạc)Thích Nguyên Tánh
Kính thưa quý vị hành giả và đọc giả kính mến!
Vừa qua ngày 06-3-năm Quí Tỵ bản thân tôi đã chứng kiến một trường hợp thật hy hữu:Phật tử Minh Phúc đã nhập vào vô dư Niết Bàn nơi từ trường toàn thiện của chư Phật và các bậc hiền Thánh Tăng cùng với đức Trưỡng Lão Thích Thông Lạc bậc tu chứng đạo như Phật.Tại sao tôi biết được?Xin thưa cùng quý đọc giả,tôi biết được là nhờ quá trình tu học và thực hành liên tục suốt trong 11 năm qua dưới sự chỉ dạy của bậc tu chứng như tôi đã trình bày cùng quý đọc giả trên các trang mạng mà trang mạng truy cập gần đây nhất là trang Phật Tử OLINE mà quý đọc giả đã được đọc.Đó là sự thật một trăm phần trăm đúng như tôi đã trình bày trong bài viết.(Nếu quý vị nào không tin hãy đến nơi địa chỉ tôi cư trú số nhà 12 xóm Tân Trung xã Thạch Trung Thành Phố Hà Tĩnh tỉnh Hà Tĩnh tìm hiểu sẻ biết.)
Xin thưa cùng quý vị!
Sau khi ở tu viện Chân Như về quê với lý do là chiếc máy vi tính xách tay bị lỗi nên tôi phải về nhà để đưa vào tiệm sữa chữa vì máy trong thời gian còn bảo hành.Nhân được tin này Phật tử Nguyên Chân cùng quê cho biết bác Cát pháp danh Minh Phúc đã vào tu viện Chân Như cả hai vợ chồng được Thầy Thông Lạc quy y Tam Bảo năm 2004 nhờ nhận được cuốn ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT tập hai tôi biếu sư Khang lúc đó còn trụ trì tại chùa Long Đàm Hồng Lĩnh Hà Tĩnh (sau này bị giáo hội đuổi ra khỏi chùa được Thầy Thông Lạc quy y đặt pháp danh là Pháp Châu vì Thầy Pháp Châu không thực hành theo giáo lý cầu siêu,cầu an,giải sao hạn như các chùa ở Việt Nam vẩn thực hành)sư Khang thấy Chánh Pháp quá tuyệt vời nên biếu lại cho hai vợ chồng bác Cát.Nay bác Cát lâm bệnh ung thư vì lý do bác chỉ giữ giới được một thời gian sau đó vì bác còn làm trong hội cựu chiến binh nên không thực hành ngũ giới nghiêm chỉnh được mặc dầu bác cũng đã ăn ngày một bữa nhiều ngày.Sau khi lâm bệnh ung thư bác mới hối hận thì đã muộn.
Tuy vậy nhờ lòng tin nơi Chánh Pháp mà một thời gian bác đã hành trì nên khi được tin tôi từ tu viện trên đường về bác bảo con đưa xe riêng đón tôi để gặp nhau trong giờ lâm chung thì bác mới thỏa mãn khi ra đi.Vốn là gia đình theo đạo Phật cả nhà nên con cái đã chiều theo ý của cha mời tôi về cho bằng được.Quý vị có biết không?Khi gặp được tôi thì bác Cát đã thở ô xy không nói được nữa thế mà gặp tôi nét mặt bác bỏng rạng rở hẳn lên!
Là người được Thầy tu chứng có kinh nghiệm chỉ dạy ngoài những lời dạy trực tiếp của Thầy Thông Lạc tôi còn học thuộc lòng giáo án biên soạn của Thầy,chổ nào còn chưa hiểu tôi phải đi hàng ngàn cây số để đến đánh lễ sám hối và xin Thầy chỉ dạy.Ngoài ra tôi còn nghiên cứu bộ đại tạng kinh gồm 37 cuốn trong đó có 25 cuốn của H.T.Minh Châu dịch.Nhờ vậy mà tôi đã có lòng tin tuyệt đối nơi Chánh Pháp của đức Phật qua bậc ân sư tu chứng trực tiếp chỉ dạy tôi đẩy lùi bệnh ung thư và 34 bệnh khác,vả lại tôi đã chứng kiến được tám nỗi khổ như thật trong chân lý thứ nhất Phật dạy từ những khi trên bom dưới đạn nơi chiến trường và bệnh tật trên dường bệnh,tôi đã nhiều lần chết đi,sống lại nên tôi hiểu rất rõ tâm trạng của người lúc lâm chung họ sẻ khổ đau đến mức như thế nào khi phải giả biệt cõi đời này.
Cũng nhờ siêng đọc sách và thưa hỏi Thầy Thông Lạc những chổ chưa thông hiểu,nên tôi hiểu rất rõ kinh nghiệm hộ niệm người lúc lâm chung quan trọng như thế nào và cách hộ niệm ra sao?Nhờ vậy mà khi được con bác cùng Phật tử Nguyên Chân là người cùng được Thầy cho quy y cùng với tôi,là người toàn tâm toàn ý vì Chánh Pháp và cũng có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn trị bệnh ung thư cho một số người và tạo duyên cho họ quay về với Chánh Pháp,chỉ có Chánh Pháp mới giúp con người làm chủ được bốn nỗi khổ sinh,già,bệnh,chết và chấm dứt tái sanh luân hồi mà thôi.
Trước đó hai ngày Nguyên Chân trên đường làm Phật sự ghé vào thăm bác Cát mới biết bác lâm trọng bệnh nên đã trực tiếp hướng dẫn con cháu giữ năm giới và dùng pháp như lý tác ý TÂM PHẢI BẤT ĐỘNG,THANH THẢN,AN LẠC VÔ SỰ không cho niệm buồn,vui,thương nhớ,dận hờn khởi lên,cấm không ai được khóc lóc để cho môi trường trở nên thanh tịnh có như vậy mới tiếp nhận được từ trường toàn thiện của chư Phật luôn hiện hữu trong vũ trụ này.Nhờ vậy mà khi tôi về con cháu đón tiếp rất nồng nhiệt,khi thấy bố mình tỏ thái độ hân hoan các cháu các tin tưởng con đường Chánh Pháp.Đây là điều hết sức quan trọng trong giờ phút lâm chung của kẻ đi người ở mà trong chân lý thứ nhất đức Phật dạy:ÁI BIỆT LY KHỔ để cho những ai theo Chánh Pháp chấm dứt đau khổ ngay liền.
Vì người đời không gặp được Chánh Pháp nên khi có người thân mất đi họ thương nhớ thái quá nên sinh bệnh mà chết.Ngược lại bản thân tôi khi gặp được Chánh Pháp nhờ mẹ tôi mất mà tôi lành bệnh ung thư và 34 bệnh khác,sức khỏe tăng lên gấp hai ba lần so với khi còn hành theo giáo lý của Đại Thừa,Thiền Tông,Mật Tông,Tịnh Độ Tông,Tâm Năng Dưỡng Sinh...mà tôi đã đưa thông tin này lên trang mạng để cho mọi người biết thực hành như tôi là thoát được hai nơi bệnh viện nhà tù mà không mất một xu nhỏ nào hết.Có mấy ai tin được mẹ chết mà cứu con khỏi bệnh ung thư.Thật là chuyện lạ có thật.Như vậy mới gọi đạo Phật là đạo cứu khổ chứ,Phật đâu có dạy cầu siêu,cầu an,xem ngày giờ tốt xấu...những lời dạy này là của đạo Khổng Tử,Lão Tử Trung Hoa không phải của Phật.Vì Chánh Pháp quý như vậy nên đức Phật mới để lại bài kệ cho những ai muốn chấm dứt khổ đau trên thế gian này thì:
"Ai quy y chư Phật
Chánh Pháp và chư Tăng
Ai dùng Chánh Tri Kiến
Thấy được bốn Thánh Đế
Thấy Khổ và Khổ Tập
Thấy sự Khổ vượt qua
Thấy đường đạo Tám Ngành
Đưa đến Khổ não tận
Quy y ấy an ổn
Quy y ấy tối thượng
Có quy y như vậy
Mới thoát khỏi khổ đau"(pháp cú)
Lời Phật là lời vàng.Phật không bao giờ lừa dối chúng sinh,chỉ vì chúng sinh không tin lời Phật dạy nên không thoát được khổ đau.Gia đình Phật tử Minh Phúc trên đây nhờ theo Phật nên mặc dầu cha lâm trọng bệnh mà cả nhà như người vô sự chẳng hề não phiền lo lắng,sợ hãi chút nào.Tại sao vậy?Vì họ hiểu được rằng:Cha,mẹ,vợ,con,anh em,thân bằng quyến thuộc là nợ nần nhân quả,đủ duyên thì hợp,hết duyên thì tan khi họ đã hoàn thành bổn phận với nhau,khi mất thân này có thân khác ngay liền,có gì phải bận tận cho lao tâm khổ trí.
Muốn cho người lâm chung nhập cảnh Niết Bàn thì mọi người trong gia đình là những người cùng duyên nhân quả với nhau phải hướng tâm về cảnh giới niết bàn chư Phật người chết mới tương ưng được.Hay nói cách khác rõ hơn là trạng thái tâm luôn luôn trong bất động thanh thản,an lạc và vô sự.Tâm trong trạng thái này cũng có nghĩa là luôn luôn vui vẻ,mà đã luôn luôn vui vẻ thì làm gì có tiếng khóc la thảm thiết như những đám tang khác.Có như vậy người đi mới an ổn không còn dính mắc các pháp thế gian,người ở lại để báo hiếu cho cha mẹ cần giữ năm giới và thọ bát quan trai giới trước làm cho mình an lạc,sau ước nguyện cho người lâm chung tái sanh cõi lành như trong kinh 17 điều ước nguyện thuộc trung bộ kinh đức Phật chỉ dạy.Như vậy mới đem lại hạnh phúc an vui cho người sống và cả người chết.Có đâu như chư Tổ dạy người chết rồi còn thân trung ấm chưa đi đầu thai được còn vất vưởng đâu đây để chờ cho con cháu mời thầy chùa đến tụng kinh cầu siêu cho đến 49 ngày mới đầu thai được.Ngoài ra chư Tổ chẳng hiểu thế nào là niết bàn,họ hiểu Niết bàn là cảnh giới ngoài tâm con người.Trong khi đó đức Phật định nghĩa rất rõ "niết bàn là trạng thái tâm vị ấy không còn tham chi phối,không còn sân chi phối,không còn si chi phối".Vì rằng tâm tham,sân,si là nguyên nhân gây ra khổ mà chân lý thứ hai Tập Đế đức Phật đã khẳng định.Ví dụ một người trong trạng thái tức dận thì tâm tức dận sẻ lan truyền sang người khác làm cho người khác cũng tức dận theo.Một người trong trạng thái vui vẻ an lạc thì người khác cũng an lạc vui vẻ theo.Đó là pháp pháp sinh pháp mà đức Phật chỉ dạy rất rõ.
Vậy muốn người thân về cảnh giới an vui mà người con ở trạng thái khổ đau,khóc lóc,thương nhớ thì tương ưng với cảnh địa ngục làm sao cha mình nhập niết bàn được.Thầy Thông Lạc đã dạy cho đệ tử Ngài rất rõ chân lý Diệt Đế nằm trong chân lý thứ ba chính là trạng thái của tâm con người mà không ai không có trạng thái này.Nhưng vấn đề là người đó có giữ được lâu không mà thôi.Có người trạng thái này kéo dài được vài phút,có người vài giây.Trước khi lâm chung nếu người chết giữ được tâm bất động này trong vài giây rồi tắt thở thì ngay đó là Niết Bàn rồi.
Với bậc tu chứng thì trạng thái này luôn luôn hiện hữu,khi nào cũng trong bất động,thanh thản,an lạc và vô sự.Có nghĩa là ai nói gì vị ấy vẩn không dận hờn, họ vẩn "thân thiện giữa thù địch,ôn hòa giữa hung hăng,không nhiễm giữa nhiễm trước" chứ không phải tâm vô biệt niệm,hay tâm không niệm thiện,niệm ác.Nghĩa là tâm có niệm nhưng tâm hoàn toàn nghĩ điều thiện mà thôi.Nghĩa là không diệt ý thức mà tâm phải luôn luôn tỉnh thức để cho ý thức hiện hữu trong Chánh Niệm không cho tà niệm(niệm dục sinh khởi).Bởi vậy mà trong kinh pháp cú đức Phật dạy:
"Điều ác không nên làm
Siêng năng làm điều thiện
Tự tâm ý thanh tịnh
Là lời chư Phật dạy"
Chứ Phật đâu có dạy không niệm thiện,niệm ác cho Phật Tánh Chân Như hiện tiền đâu.
Nhờ thông hiểu được như vậy nên tôi đã trực tiếp phân tích lợi ích và nguy hại cho con cháu trong gia đình biết để thực hành cho bằng được.Đặc biệt bác Cát có người vợ có tri kiến rất tuyệt vời,thông hiểu sâu về nhân quả nên khi chồng bệnh bà luôn bên cạnh hộ trợ cho ông bằng pháp như lý tác ý.Vậy pháp như lý tác ý như thế nào?Tiện đây chúng tôi cũng xin trình bày để giúp cho ai chưa hiểu sẽ hiểu biết thực hành là chấm dứt bệnh tật,khổ đau mà đức Phật đã trang bị cho chúng ta .Vừa qua trên mạng Thư Viện Hoa Sen tác giả Hà Duyên có nhả ý nhờ tôi trình bày khi đọc bài "Đôi điều chia sẻ kinh nghiệm tu tập Chánh Pháp"mà tôi chưa có điều kiện đáp ứng được.
Vậy pháp tác ý và như lý tác ý là gì?Xin quý vị xem cuốn 37 phẩm trợ đạo của Trưỡng Lão Thông Lạc quý vị sẻ rõ.Đây là pháp môn cực kỳ quan trọng chỉ có đạo Phật Nguyên Thủy mới có được còn tất cả các tôn giáo trên hành tinh này không tôn giáo nào có pháp môn này cả.Đức Phật mệnh danh nó là chiếc phao vượt biển sinh tử,ai buông nó là buông phao,buông phao là rớt xuống dòng sông sinh tử.Đức Phật dạy:"Chỉ có Pháp này,lậu hoặc chưa sanh sẻ không cho sanh,lậu hoặc đã sanh được đoạn tận đó chính là pháp như lý tác ý".Bài kinh tất cả các lậu hoặc thuộc kinh trung bộ do H.T Minh Châu dịch đã ghi rõ.Tuy vậy nếu ai không được bậc tu chứng có kinh nghiệm chỉ dạy thì khó mà hiểu được.Khi đã không hiểu được thì không thực hành được,không thực hành được thì không thể chấm dứt khổ đau.
Trong kinh này đức Phật dạy có tất cả bảy lậu hoặc."Lậu hoặc" theo nghĩa Hán Việt là khổ đau.Vậy muốn chấm dứt khổ đau thì phải thực hành.Trong kinh "dạy khi tác ý một tướng thì tướng kia bị diệt".Lời dạy này thật là lý thú và hết sức khoa học ví dụ một người đang trong trạng thái đói bụng cồn cào khi có người khác đem tin vui hay tin buồn đến thì cơn đói sẻ cắt đứt(Đói hay no ở đây được đức Phật dùng danh từ là thọ khổ hay thọ lạc)Khi thọ khổ hay thọ lạc đến đức Phật dạy chúng ta cần tỉnh giác để đối diện với nó và nhận chân được bản chất của nó là VÔ THƯỜNG nó không có thật,có nghĩa là khi đang đói nếu ta rõ biết nó là vô thường thọ lạc hay thọ khổ là vô thường cũng có nghĩa bây giờ đói nếu ta chịu đựng được qua cơn đói thì thọ khổ về đói không còn nữa.Vì nó là vô thường,mà cái gì vô thường là khổ,thân này cũng vô thường,bệnh cũng vô thường,bây giờ không đau mai đau...Khi nhận thức được như vậy rồi tâm ta không còn lo lắng sợ hãi kể cả cái chết đến đe dọa.Nhờ vậy mà bệnh nặng thành bệnh nhẹ,bệnh nhẹ thành không bệnh.Bài học "điều kỳ diệu của cuộc sống" mà Thầy Thông Lạc đã đưa ra dạy tu sinh tại tu viện Chân Như đã chỉ rõ điều đó.Bài này do một bác sỹ đã chứng kiến một bà già 102 tuổi bị bệnh ung thư vòm họng thế mà bà cứ bảo "ta không đau,ta chỉ đau sơ sơ ở hàm răng giả mà thôi".Thế mà sáu tháng sau đến bệnh viện khám lại bệnh ung thư đã khỏi hẳn.Trong khi bà bảo ta không đau chính là bà đã dùng pháp tác ý để ám thị do lòng tin của bà ở chổ mình chẳng có bệnh gì cả.Đó cũng là tín lực trợ lực rất mạnh cho cơn bệnh hiểm nghèo của bà nhờ kết hợp với phao vượt biển sinh tử như đã nói ở trên
Rõ ràng là" khi ta tác ý một tướng thì tướng kia bị diệt "cũng có nghĩa là tâm ta đang bị cái chết đe dọa ta tác ý" tâm phải bất động thanh thản,an lạc,vô sự,ta không được sợ hãi,buồn phiền lo lắng,thân này là vô thường,chẳng phải là ta,là của ta,có gì mà sợ hãi ,ta phải vui vẻ chấp nhận để khi bỏ báo thân này mới về được từ trường toàn thiện của chư Phật".Thầy Thông Lạc thường dạy đệ tử trong giờ lâm chung các con đưa tay lên Thầy sẻ dắt các con về với Thầy.Nhưng ít ra cũng phải giữ được tâm bất động một vài tích tắc mới tương ưng với từ trường toàn thiện của Phật và Thầy luôn hiện hữu trong môi trường sống này được.
Khi người hộ niệm luôn bên cạnh người lúc lâm chung có tác dụng rất lớn cho người ra đi.Thứ nhất là làm cho họ hết sức an tâm,không sợ hãi,lo lắng.Thứ đến là làm tâm họ luôn luôn trong tỉnh thức không bị chết trong trạng thái hôn ám(chết trong tưởng hay còn gọi là tâm si).Ví dụ khi lâm chung có người mơ vào trong một bụi rậm nào ngờ họ đã chọn bào thai con kiến trong bụi cỏ để sau này sinh ra con kiến con.Qua đây ta đủ biết người niệm về cõi Di Đà là hoàn toàn cõi tưởng xuất hiện trong giấc mộng thì làm gì có cõi đó mà về.Nếu như thân thể người chết có hồng hàò mềm mại thì đó cũng chỉ do tưởng uẩn của họ xuất hiện mà thôi,còn nghiệp thiện hay ác họ đã gieo trong kiếp sống hiện tại thì họ đã tương ưng vào thai ngay liền khi tắt thở.Chỉ trừ những ai thực hành thập thiện thì khi chết nhờ từ trường thiện bảo vệ nên thân họ không tan rã khi con cái họ chôn họ xuống đất họ vẩn sống trong mộng như người ngủ mơ giống y như mẹ đức Phật mà trong kinh đức Phật chỉ rõ cõi trời chính là cõi tưởng tri chứ không phải liễu tri là như vậy.Khi họ hưởng hết phước báo ở cõi này họ lại tiếp tục tái sinh vào thai người và như vậy cơ thể họ sẻ bị hoại diệt vì không có từ trường thiện bảo vệ nữa.Như vậy về cõi trời vẩn còn tái sinh luân hồi,chỉ có nhập niết bàn mới hết tái sinh.Còn như người làm ác còn chưa giữ được năm giới,10 thiện mà đòi về cõi trời thì mơ một đời cũng không được vì luật nhân quả công bằng không hề thiên vị một ai hết.
Trường hợp của bác Cát tôi đã chú ý theo giõi thấy bác khi nào cũng tỉnh.Mỗi khi mở mắt nhìn tôi cười tôi bảo phải nhắm mắt lại phòng hộ sáu căn để cho tâm quay vào trong và hãy nương vào câu tác ý của tôi hết sức thư thả chậm rãi để cho bác cảm nhận sự an lạc trong từng sát na,luôn luôn chú ý động viên bác để bác khỏi rơi vào trạng thái hôn trầm thùy miên vô ký.Có như vậy mới nhập vào niết bàn được.Đồng thời tôi áp dụng liệu pháp diện chẩn của Giáo Sư Bùi Quốc Châu bấm huyệt giảm đau và kích thích thần kinh não luôn trong trạng thái tỉnh táo.Khi bác đã chuyển sang trạng thái đưa hơi ra tôi biết ngay bác sắp ra đi tôi chuyển sang phương pháp hướng tâm ước nguyện sự gia hộ của chư Phật mười phương và đức Thầy Thông Lạc phóng từ trường thiện trợ giúp bác lúc lâm chung để bác nhập niết bàn càng sớm càng tốt và luôn theo giỏi trạng thái của bác để không cho lọt vào hôn ám.Lúc đó tôi có cảm giác tâm tôi hầu như vào trạng thái thanh tịnh hoàn toàn tôi tin chắc rằng thời gian không lâu nữa bác sẻ xả bỏ báo thân để về từ trường toàn thiện mà tôi đã cảm nhận được.Quả đúng như vậy!Bác ngừng thở trong trạng thái hết sức tỉnh táo có sự chứng kiến của hai đứa con trai và một cháu trai.Vào lúc 1h 20 phút bác ngừng thở tôi thăm mạch vẩn còn đập nhẹ đến 1h 23 phút hơi thở ngưng dần cho đến khi ngừng hẳn.
Tôi không kìm chế nỗi vui mừng,tôi reo lên trước sự chứng kiến của ba người hai con một cháu!Bố,ông của các con đã nhập niết bàn về với chư Phật rồi!Thật là hạnh phúc thay!Ngàn năm có một!Với sự chứng kiến của ba người trong gia đình đúng vào lúc 1 h 23 phút ngày 06 tháng 2 năm Quý Tỵ.
Thế nhưng sau khi đứa cháu đưa sự kiện này lên trang mạng trừ số đệ tử của Thầy Thông Lạc còn các trang khác họ bảo tôi nói như vậy là vọng ngữ,phỉ báng Phật.Đúng vậy,các vị nghi ngờ cũng đúng thôi,trường hợp này chỉ có bậc có Tam Minh như đức Phật,các bậc chứng A La Hán thời đức Phật và Thầy Thông Lạc hiện giờ mới biết chắc chắn cảnh giới tái sinh.Nhưng thưa rằng tôi nhờ thông hiểu được những gì Thầy Thông Lạc chỉ dạy nên theo chủ quan của tôi,tôi kết luận chắc chắn Bác Cát có pháp danh Minh Phúc đã nhập niết bàn.Nếu quý vị không tin tôi xin nêu lên sáu cảnh giới Niết Bàn mà Thầy Thông Lạc bậc tu chứng như đức Phật chỉ dạy trong cuốn ba mươi bảy phẩm trợ đạo để mọi người tham khảo:
Một người tu theo đạo Phật mà không biết các quả tu trong Phật giáo thì cũng giống như người đi đường mà không biết những chặng đường đến đâu. Ví dụ: Đường từ Trảng Bàng về TP Hồ Chí Minh phải đi qua bao nhiêu chặng đường:
1- Chặng đường thứ nhất từ Trảng Bàng đến Suối Sâu.
2- Chặng đường thứ hai từ Suối Sâu đến Suối Cụt.
3- Chặng đường thứ ba từ Suối Cụt đến Củ Chi.
4- Chặng đường thứ tư từ Củ Chi đến Tân Phú Trung.
5- Chặng đường thứ năm từ Tân Phú Trung đến Hóc Môn.
6- Chặng đường thứ sáu từ Hóc Môn đến Trung Chánh.
7- Chặng đường thứ bảy Từ Trung Chánh đến Bà Quẹo.
8- Chặng đường thứ tám từ Bà Quẹo đến Tham Lương.
9- Chặng đường thứ chín từ Tham Lương đến ngả tư Bảy Hiền.
10- Chặng đường thứ mười từ Bảy Hiền đến chợ Bến Thành.
Con đường tu tập theo Phật giáo cũng vậy mỗi chặng đường tu tập đều có kết quả. Cho nên người tu sĩ tu tập phải nhận biết điều này để khi tu tập tới đâu mình đều biết, nếu không biết giống như người mù rờ voi. Vậy chúng ta hãy lắng nghe lời đức Phật dạy: “Này các tỳ-kheo, tại Magadha có người chăn bò vô trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt hái, không quan sát bờ bên này sông Hằng, không quan sát bờ bên kia sông Hằng, đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ không có thể lội qua được. Này các tỳ-kheo, những con bò xô nhau tụ lại giữa dòng sông Hằng và gặp tai nạn tại nơi đây”. Một ví dụ đức Phật đã giúp chúng ta thấy rất rõ ràng vì vô trí của người chăn bò mà bầy bò gặp tai nạn giữa dòng sông Hằng. Cho nên người tu hành để tìm cầu sự làm chủ sinh, già, bệnh, chết thì phải biết tất cả các quả chứng trên đường tu qua những con bò con nhỏ, những con bò con còn bú. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Này các tỳ-kheo thời xưa ấy có con bò còn nhỏ mới sanh, con bò này nhờ chạy theo con bò mẹ, vừa chạy, vừa kêu, sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, cũng qua bờ bên kia một cách an toàn”.
So sánh bầy bò do người chăn bò có trí mà bầy bò qua sông Hằng được an toàn cũng như các con đã tu chứng đạo nên chỗ nào tu bị ức chế tâm chỗ nào bị tưởng họ đều biết rất rõ cho nên họ sẽ hướng dẫn những người tu hành đến đến chốn mà không còn sợ sai lạc. Những điều tu hành ở đây không phải dẹp vọng tưởng mà hãy xem tâm mình còn bị ác pháp tác động hay không?
Nếu tâm không bị ác pháp tác động được thì đó là chứng đạo chứ không phải chứng đạo là tâm không còn vọng niệm. Đức Phật đã dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp sinh thiện tăng trưởng thiện pháp”. Như vậy rõ ràng là tâm còn vọng niệm nhưng vọng niệm thiện chớ không còn vọng niệm ác. Cho nên kẻ nào tu tập ức chế ý thức hết vọng niệm là sai. Phật không có dạy tu tập như vậy. Muốn biết rõ những điều này chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Này các tỳ-kheo, ví như những con bò đực già, đầu đàn, chúng đã lội cắt ngang dòng sông Hằng và qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các tỳ-kheo, các tỳ-kheo là những bậc A-la-hán, đã đoạn trừ các lậu hoặc, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, các hữu kiết sử đã hoàn toàn bị đoạn diệt, đã được giải thoát nhờ chánh trí. Những vị này, sau khi lội cắt ngang dòng sông của Ma vương, đã qua bờ bên kia một cách an toàn”.
Những người tu hành đoạn trừ các lậu hoặc, các kiết sử đã đoạn diệt cho nên không có ác pháp nào tác động đến tâm họ được, họ là người giải thoát hoàn toàn cũng giống như các con bò đực lớn mạnh và được điều khiển chúng đã lội qua dòng sông đến bờ bên kia được bình an. Trên đây là những vị tu hành đã đoạn trừ các lậu hoặc và các hữu kiết sử đã chứng quả A La Hán họ đã đạt được mục đích tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Đạo Phật tu tập đến đây đã hoàn thành không còn tu tập một pháp môn nào nữa cả.
Đây là chặng đường thứ nhất được vào Niết Bàn nếu ai quyết tâm tu tập diệt trừ các lậu hoặc và các kiết sử.
Chặng đường thứ hai cũng được vào Niết Bàn. Vậy chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Này các tỳ-kheo, ví như những con bò đực lớn mạnh, những con bò đực có huấn luyện, sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các tỳ-kheo, những tỳ-kheo sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, ở tại đấy nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại thế giới này nữa. Những vị ấy, sau khi lội cắt ngang dòng sông Ma vương sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn”.
Tu theo Phật giáo nhập vào Niết Bàn không phải khó. Cho nên những bậc đã chứng quả A La Hán vào Niết bàn được thì như lời Phật dạy ở trên chỉ cần diệt trừ được năm hạ phần kiết sử thì khi chết vẫn nhập vào Niết Bàn rất dễ dàng. Năm hạ phần kiết sử gồm có:
1- Thân kiến kiết sử.
2- Nghi kiết sử.
3- Giới cấm thủ kiết sử.
4- Tham kiết sử.
5- Sân kiết sử.
Chỉ cần diệt trừ năm hạ phần kiết sử này thì chết cũng vào Niết Bàn một cách dễ dàng không thua gì một bậc đã tu chứng quả A La Hán.
Trên đây là quả thứ hai của những người được vào Niết Bàn.
Dưới đây là quả thứ ba của những người tu theo Phật giáo chỉ cần diệt trừ ba kiết sử và làm muội lược tâm tham, sân, si thì cũng nhập vào Niết Bàn cũng không phải khó khăn. Vậy ba kiết sử gồm có như sau:
1- Thân kiến kiết sử.
2- Nghi kiết sử.
3- Giới cấm thủ kiết sử.
Đây là chặng đường vào Niết Bàn thứ ba. Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy chặng đường vào Niết Bàn thứ ba: “Ví như, này các tỳ-kheo, những con bò đực con, lớn, những con bò cái con, lớn, những con bò này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các tỳ-kheo, những Tỳ-kheo đã diệt trừ ba kiết sử, làm giảm thiểu tham, sân, si, chứng quả Nhất lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa, sẽ diệt tận khổ đau. Những vị ấy, sau khi lội cắt ngang dòng sông Ma vương sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn”. Đúng vậy chỉ cần diệt trừ ba kiết sử và làm giảm thiểu tâm tham, sân, si thì cũng vào Niết Bàn dễ dàng. Chặng đường vào Niết Bàn thứ tư chỉ cần diệt trừ ba kiết sử:
1- Thân kiến kiết sử.
2- Nghi kiết sử.
3- Giới cấm thủ kiết sử. (giống như trn nhưng khơng cần muội lược tham,sn,si)
Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Ví như, này các tỳ-kheo, những con bò con, nhỏ, những con bò con còn bú, những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các tỳ-kheo, những tỳ-kheo diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, nhất định không còn đọa vào ác đạo, đạt đến chánh giác. Những vị này lội cắt ngang dòng sông Ma vương và sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn”. Chặng đường thứ tư chỉ cần diệt trừ ba kiết sử thì chúng ta cũng nhập vào Niết bàn một cách dễ dàng sau khi bỏ xác thân này.
Dưới đây là chặng đường thứ năm, nếu chúng ta hành đúng pháp là chúng ta cũng vào Niết bàn không có khó khăn. Vậy chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Ví như, này các tỳ-kheo, con bò con còn nhỏ, mới sanh, con bò này nhờ chạy theo con bò mẹ, vừa chạy, vừa kêu, sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các tỳ-kheo, những tỳ-kheo tùy pháp hành, tùy tín hành, những vị nầy sau khi lội cắt ngang dòng sông của Ma Vương sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn”.
Chặng đường thứ năm này tùy theo pháp thiện hay ác mà giữ gìn tâm thanh thản an lạc thì cũng vào Niết Bàn một cách dễ dàng không có khó khăn. Chặng đường thứ năm đức Phật dạy chúng ta không diệt trừ tâm tham, sân, si, mạn, nghi và kiết sử nhưng chỉ có giữ gìn tâm thanh thản, an lạc thì cũng vào Niết Bàn. Như vậy Phật giáo tu tập vào Niết Bàn đâu có khó khăn mệt nhọc chỉ cần biết sống thanh thản, an lạc là vào Niết bàn rồi. Đến đây quý vị có thấy điều dễ dàng này không?
Chặng đường thứ sáu đức Phật dạy chỉ có lòng tin nơi đức Phật mà khéo đối xử với mọi người mọi hoàn cảnh, không làm mình khổ người khác khổ và khổ tất cả chúng sinh thì mình cũng vào Niết Bàn không có khó khăn. Chúng ta hãy lắng
nghe đức Phật dạy: “Này các tỳ-kheo, nay Ta khéo biết đối với đời này, khéo biết đối với đời sau, khéo biết đối với ma giới, khéo biết đối với phi ma giới, khéo biết đối với tử thần giới, khéo biết đối với phi tử thần giới. Những ai nghĩ rằng, cần phải nghe, cần phải tin nơi Ta, thì họ sẽ được hạnh phúc, an lạc lâu dài”. Chỉ cần tin nơi lời Phật dạy, biết đối xử với mọi người không làm khổ mình khổ người và tất cả chúng sinh thì khi bỏ thân này cũng vào Niết Bàn một cách dễ dàng không có khó khăn. Bởi đạo Phật có sáu chặng đường vào Niết Bàn chúng ta muốn đi chặng nào cũng được chỉ tùy vào sức lực, vào khả năng của mình mà chọn lấy nẻo vào Niết Bàn. Xét qua sáu chặng đường tu tập này chúng ta mới thấy đạo Phật tu hành tùy theo căn cơ và trình độ của mỗi người, nhưng người nào cũng được vào Niết Bàn.
Xin trích bài viết sau:
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Bổn Sư Trưởng Lão Thích Thông Lạc!
MỪNG PHẬT TỬ THÍCH MINH PHÚC
ĐÃ NHẬP VÔ DƯ NIẾT BÀN!
Hôm nay vào một ngày xuân nắng ấm
Ngàn hoa đua sắc, chim hót líu lo!
Bác Nguyễn Đình Cát, người lính Cụ Hồ
Người đệ tử Đức Thích Ca pháp danh Minh Phúc
Đã lâm bệnh ung thư nguy kịch!
Được bệnh viện Trung Ương tận tình điều trị
Nhưng vì tuổi già ,sức yếu,lại lâm bệnh hiểm nghèo
Mặc dù bác sĩ và con cháu chăm sóc hết lòng
Nhưng bệnh ung thư bàng quang không sao thoát khỏi!

May cũng nhờ hai ông bà tu hành theo Phật
Gặp được Chánh Pháp của Thầy Thích Thông Lạc
Đã khổ công tu chứng Đạo Mầu
Vào tu viện xin Thầy thọ Ngũ Giới Tam Quy
Chỉ dạy ông bà biết cách làm chủ bốn nỗi khổ trên đời
Khổ từ khi sinh ra, khổ già, bệnh đau và chết!

Nay cụ ông bị lâm trọng bệnh!
Bệnh viện Trung Ương bất lực trả về!
Nhờ nhân duyên gặp được Tỳ Kheo Nguyên Tánh
Là thương binh hạng một trên bốn
Nhờ gặp được bộ” ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT”
Vào tu viện nhập thất hai mươi ngày
Đã được Thầy Thông Lạc trực tiếp chỉ dạy tận tình
Trong hai mươi ngày thực hành nhiệt tâm
Đã đẩy lùi bệnh ung thư cổ và ba tư bệnh khác!
Thấy được Chánh Pháp có lợi ích quá lớn
Nên Nguyên Tánh đã xin Thầy được xuất gia
Trước tự cứu mình sau giúp người thoát khổ!

Nay trở lại quê nhà làm thủ tục vào Chơn Như tu tiếp
Nhận được tin này Phật tử Thích Nguyên Chân
Là Thánh cư sỹ tại gia theo Thầy đã lâu năm
Báo với con cháu của Phật tử Thích Minh Phúc
Đưa xe riêng thỉnh thầy Thích Nguyên Tánh về tại gia
Để hộ trì cho bố lúc lâm chung
Theo lời chỉ dạy của Thầy Thích Thông Lạc
Để cho Phật tử Thích Minh Phúc
Nhập cảnh an toàn nơi từ trường toàn thiện
Của Đức Phật, Chư Hiền Thánh Tăng và Thầy Thông Lạc
Đúng như ước nguyện của gia đình, con cháu!

Chỉ một ngày gần hai đêm thực hành tác ý:
“Tâm phải luôn bất động, thanh thản, an lạc, vô sự”
Cho Phật Tử Minh Phúc đang nằm liệt giường
Cũng nhờ lòng tin chân chính của bác Cát tu hành
Nên được Thầy Nguyên Tánh trở về đúng lúc
Bác Cát trong lòng mừng vui khôn xiết
Vì trong lúc cận tử nghiệp, cận kề đe dọa
Có người đệ tử Phật bên cạnh hộ trì
Trong lòng Bác được vững vàng bình yên không sợ hãi lo âu
Cùng với Cư sĩ Nguyên Chân và con cháu đồng lòng
Giữ tâm bất động an vui tạo thêm từ trường thiện
Thế rồi chỉ một ngày hai đêm hộ niệm
Bác xả bỏ báo thân trong trạng thái tự tại an nhiên
Đúng vào 1h 23phút ngày 26 tháng 2 mùa xuân Quý Tỵ
Bác đã nhập cảnh an toàn
Để về cảnh giới niết bàn nơi Phật và Thầy an trú
Hưởng thọ đúng tám mươi lăm tuổi
Thật hạnh phúc cho bác và cả đại gia đình
Cả nhà đã được sống làm người
Lại gặp được Chánh Pháp Phật tu hành
Là một điều xưa nay hiếm có
Một sự kiện cực kì hi hữu !
Có một không hai trên thế gian này!

Sau khi được Thầy Nguyên Tánh hộ niệm công bố rằng:
“Chồng, Cha, Ông của các con đã nhập Niết Bàn rồi!
Đã trút hơi thở cuối cùng trong trạng thái an vui
Cùng với cháu và con trai vui mừng chứng kiến
Vào lúc đồng hồ chỉ đúng con số
01h 23phút ngày 06 tháng 2 năm Quý Tỵ
Tức là ngày 17 tháng 3 năm 2013 dương lịch
Vào một ngày xuân nắng ấm
Chim hót hoa cười vạn vật khoe tươi
Ông, Cha của các con đã nhập Niết Bàn như Phật!
Cả nhà từ nay hãy vui như tết!
Chỉ biết cười không ai được khóc!
Tự hào cho người chồng, người cha, người ông đã về với Phật!
Trong khi phải mang trọng bệnh hiểm nghèo”!

Thế mới biết rằng Chánh Pháp của Đức Thích Ca
Cao siêu, nhiệm mầu không gì so sánh được!
Thế rồi đám tang được cử hành theo nghi thức
“Báo hiếu và tang lễ đúng chánh Phật Pháp”
Của Thầy Thích Thông Lạc đã từ bi chỉ dạy
Trong cuốn “giáo án tu tập cho người cư sĩ vì chánh Phật Pháp” tập 3
Để thực hành đúng như lời Ngài :
“Không mời thầy chùa gõ mõ, tụng kinh
Không nên trống kèn om xòm inh ỏi
Để cho con cháu tâm luôn luôn trong chánh niệm
Giữ tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự”
Dưới sự hướng dẫn của Thầy Thích Nguyên Tánh
Là người xuất gia điều hành lễ tang
Chỉ dẫn cháu con làm theo Chánh Pháp

Thấy được lợi ích vô cùng to lớn
Cho mình,cho người,cho gia đình xã hội
Con cháu cả nhà vui vẻ làm theo
Một cuộc hội ý chớp nhoáng xong xuôi
Bàn về nội dung điều hành tang lễ
Thế rồi ai nấy theo chủ tang phân công trách nhiệm
Mỗi người một việc im lặng thực hành
Để giải quyết những cấn cái, thắc mắc
Cho cán bộ và làng xóm ở đây thông hiểu
Vì một đám tang lạ lùng xưa nay chưa từng thấy
Thầy Nguyên Tánh đã cho photo nhiều cuốn:
“Báo hiếu và tang lễ đúng Chánh Phật Pháp”
Của Đức Trưởng Lão Thông Lạc dạy trên
Để cho ai còn nghi ngờ, phân vân sẽ hiểu
Lợi ích vô cùng lớn lao, thiết thực, đở tốn bạc tiền
Vừa bảo vệ môi trường tâm luôn được an vui
Không phiền muộn khổ đau như các đám tang truyền thống
Để khỏi mất tiền khói hương, cúng bái...
Làm ô nhiễm môi trường, sinh bệnh ung thư
Không mời thầy chùa gõ mõ, tụng kinh
Không phải thuê nhạc kèn,trống chiêng...
Làm cho đám tang mất trang nghiêm thanh tịnh

Ôi! Một đám tang trên đời xưa nay hiếm có!
Trong nhà có người chết mà cả nhà đều thanh thản an vui!
Chẳng ai than khóc vật vã, kêu gào!
Khó mà tìm được giọt nước mắt khóc than của con cháu!
Chẳng đốt tiền vàng, rắc gạo, muối cho cô hồn thập loại
Không mê tín, dị đoan như những đám tang thường tình
Một đám tang xứng đáng là tấm gương
Cho dân tộc Việt Nam và trên toàn thế giới!
Biết để thực hành là lợi lạc không lường
Mà xưa nay dân tộc Việt Nam
Đã ảnh hưởng của Tà Đạo Khổng Tử Trung Hoa
Một ngàn năm Bắc thuộc giặc Tàu truyền sang
Làm ngu muội nhân dân mất tiền vô ích lợi
Tốn kém ngàn vạn tỷ bạc vào dị đoan,mê tín

Vì Đức Phật và Thầy Thông Lạc dạy rằng
“Con người khi chết rồi thì ngay lập tức
Theo hành động thiện, ác khi còn sống tạo ra
Mà vào thai người hay thai thú vật ngay liền
Thì còn đâu linh hồn quỷ ma, thần thánh
Cái gọi là linh hồn là do 33 vị Tổ Sư Trung Hoa
Cho rằng khi con người chết rồi còn thân trung ấm
Chưa đi đầu thai được còn loẳng ngoẳng đâu đây
Để cho con cháu mời thầy chùa gõ mõ, tụng kinh
Đến 49 ngày mới đi đầu thai được
Đây là một điều hết sức phi lý
Con người còn sống phải ăn, phải uống
Khi đã chết rồi còn ăn uống vào đâu?
Thế mà các Tổ phỉ báng Đức Phật Thích Ca
Họ tưởng tượng ra có linh hồn thần thánh,quỷ ma
để lừa đảo tín đồ
Lấy tiền giải hạn,cầu an,cầu siêu... để sống như Vua Chúa”

Thầy Thông Lạc đã tu chứng dạy rõ:
“Trong 10 tập đường về xứ Phật”
Đã được giáo hội trung ương ấn hành xuất bản
Lời Thầy dạy chính là lời Phật Thích Ca
Đã chỉ rõ trong bộ đại tạng kinh
Do Tiến Sỹ Minh Châu đã dày công phiên dịch
Mà trung ương giáo hội đã cho xuất bản
Để Phật tử bốn phương khỏi bị mắc lừa
Đem tiền cúng cho thầy tu đội lốt
Ở tại các chùa Việt Nam và trên toàn thế giới
Đó là họ đã tạo biết bao tội lỗi
Diệt Đạo Phật mà họ không biết, không hay
Để Phật Giáo mất đi con người chịu khổ đau
Kiếp kiếp đời đời chịu sinh tử luân hồi
Không biết cách làm chủ sinh, già, bệnh, chết!
Theo con đường Bát Chánh đức Phật đã chỉ bày
Là họ sẻ chấm dứt mọi khổ trên đời
Mà trên đây là trường hợp đặc biệt
Bị bệnh ung thư mà chết thật dễ dàng
Chỉ một ngày gần hai đêm hộ niệm cho người lúc lâm chung
Thế mà được nhập Niết Bàn nơi từ trường toàn thiện
Không phải tái sanh luôn hồi chịu khổ đau nhiều kiếp
Một chuyện lạ có thật cả nhà đều biết!
Chúng tôi chẳng dám nói dối bao giờ!
Để cho ai cũng theo bốn chân lý tu hành
Là thoát khỏi hai nơi nhà tù và bệnh viện
Ích nước lợi dân không sao kể xiết

Đây là một đám tang cực kì hy hữu
Khi Đức Phật nhập Niết Bàn đã 26 thế kỉ nay
Lần đầu tiên tại Đức Thọ, Hà Tĩnh, Việt Nam
Thực hành đúng theo con đường Chánh Pháp
Hy vọng nhà nước hãy kêu gọi quần chúng
Theo “Đường về xứ Phật” của Thầy biên soạn
Để mọi người trong nước thực hành là hạnh phúc an vui
Để khi bệnh đau dùng Phật Pháp đẩy lùi
Không phải thuốc men và đi bệnh viện
Muốn sống, muốn chết tùy theo ý muốn
Như Đức Thầy Thông Lạc đã tu chứng chỉ bày
Là đất nước Việt Nam chấm dứt mọi khổ đau.

Tỳ Kheo Thích Nguyên Tánh(012 444 123 67)
(Để tăng thêm lòng tin xin quý vị đọc di chúc của Thích Nữ Liễu Kim là người đã nhập vô dư niết bàn trong cuốn giáo án tu tập cho người cư sỹ vì chánh Phật pháp tập ba sẻ rõ)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!